luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

105
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VĨNH LONG CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. TRƯƠNG CHÍ TIẾN HỒNG THANH THÚY MSSV: 4053648 Lớp: Kế Toán TH – K31 Cần Thơ – 2009 www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

Upload: nguyen-cong-huy

Post on 22-Jun-2015

388 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VĨNH LONG CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. TRƯƠNG CHÍ TIẾN HỒNG THANH THÚY

MSSV: 4053648 Lớp: Kế Toán TH – K31

Cần Thơ – 2009

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

i

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..............................................................................2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................3

1.4.1. Không gian ..............................................................................................3

1.4.2.Thời gian ..................................................................................................3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.........................................................................................................................4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................4

2.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng......................................................... 4

2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng.................................................................... 4

2.1.1.2. Phân loại tín dụng..........................................................................4

2.1.2. Vai trò của tín dụng................................................................................5

2.1.3. Một số quy định của NHN0&PTNT Việt Nam về nghiệp vụ cho

vay............................................................................................................................6

2.1.3.1. Nguyên tắc cho vay........................................................................ 6

2.1.3.2. Điều kiện cho vay ...........................................................................7

2.1.3.3. Đối tượng cho vay...........................................................................8

2.1.3.4. Thời hạn cho vay ............................................................................8

2.1.3.5. Lãi suất cho vay ..............................................................................8

2.1.3.6. Mức cho vay ...................................................................................9

2.1.3.7. Phương thức cho vay......................................................................9

2.1.3.8. Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu.......................................................10

2.1.3.9. Quy trình cho vay..........................................................................12

2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng............13

2.1.4.1 Doanh số cho vay ..........................................................................13

2.1.4.2 Doanh số thu nợ ............................................................................13

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

ii

2.1.4.3. Hệ số thu nợ................................................................................. 14

2.1.4.4. Dư nợ tín dụng............................................................................ 14

2.1.4.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ, Nợ xấu trên tổng dư nợ...............14

2.1.4.6. Vòng quay vốn tín dụng ..............................................................14

2.1.4.7. Vốn huy động trên dư nợ ............................................................14

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................15

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu......................................................................15

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................15

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu............................................................16

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN.............17

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN..............................................17

3.1.1 Sự hình thành và phát triển..................................................................17

3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng ..............................18

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh........................................................18

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM CỦA

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN........................................................................21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN.................................................................................27

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN........................................................................27

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG...................................................31

4.2.1. Doanh số cho vay .................................................................................31

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn...................................................32

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế..........................................34

4.2.2. Doanh số thu nợ....................................................................................37

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn.....................................................38

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế............................................41

4.2.3. Doanh số dư nợ.......................................................................................4

4.2.3.1. Doanh số dư nợ theo thời hạn......................................................44

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

iii

4.2.3.2. Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế.............................................47

4.2.4. Doanh số nợ xấu..................................................................................50

4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn...................................................................51

4.2.4.2. Nợ xấu theo ngành kinh tế..........................................................53

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG................56

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI

VỚI NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN..............................................................59

5.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN......................................................................59

5.1.1. Nhu cầu vốn vay tại Ngân hàng........................................................59

5.1.2. Tỷ lệ vốn vay trong tổng nhu cầu vốn của khách hàng...................60

5.1.3. Nguồn thông tin để tiếp cận với Ngân hàng......................................60

5.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA KHÁCH HÀNG............................................61

5.2.1. Những tiêu chí mà khách hàng lựa chọn vay tại Ngân hàng..........61

5.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.......................................63

5.2.3. Khó khăn của khách hàng khi giao dich với Ngân hàng.................69

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................................70

6.1. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN................................................70

6.2. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHO VAY.............................................................72

6.3. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THU HỒI NỢ.......................................................73

6.4. ĐỐI VỚI THỦ TỤC CHO VAY................................................................76

6.5. ĐỐI VỚI THỜI GIAN THỰC HIỆN GIAO DỊCH.................................77

6.6. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG..........................................77

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................79

7.1. KẾT LUẬN..................................................................................................79

7.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................80

7.2.1. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn..............................80

7.2.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long..............................................82

7.2.3. Đối với Chính Quyền địa phương .....................................................82

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0&PTNT CHI

NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM..........................................................22

BẢNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ

ÔN QUA 03 NĂM.................................................................................................28

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI GIAN..32

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ..........................34

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN..........................................38

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ..............................41

Bảng 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN............................................44

Bảng 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ................................47

Bảng 9: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN........................................51

Bảng 10: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ..........................53

Bảng 11: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM..56

Bảng 12: NHU CẦU VỐN VAY CỦA KHÁCH HÀNG.................................59

Bảng 13: TỶ LỆ VỐN VAY TRONG TỔNG NHU CẦU VỐN.....................60

Bảng 14: NGUỒN THÔNG TIN VAY..............................................................60

Bảng 15: TIÊU CHÍ LỰA CHỌN KHI VAY...................................................61

Bảng 16: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG............63

Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG KHI GIAO DỊCH

VỚI NGÂN HÀNG.............................................................................................69

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA

03 NĂM..................................................................................................................23

Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUA BA

NĂM.......................................................................................................................29

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN.......................................33

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ.........................35

Hình 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN..........................................39

Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ.............................42

Hình 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN............................................45

Hình 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ................................48

Hình 9: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN..........................................52

Hình 10: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03

NĂM.....................................................................................................................54

Hình 11: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỦ TỤC VAY TẠI NHN0&PTNT

HUYỆN TRÀ ÔN...............................................................................................64

Hình 12: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ LÃI SUẤT VAY....................................65

Hình 13: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỜI HẠN VAY...................................66

Hình 14: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÁCH THỨC TRẢ NỢ........................66

Hình 15: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHONG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN

VIÊN NGÂN HÀNG...........................................................................................67

Hình 16: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỜI GIAN GIAO DỊCH....................68

Hình 17: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI KHI VAY.....68

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn.

VAC: Mô hình kinh tế Vườn – Ao – Chuồng.

BGĐ: Ban giám đốc.

ĐHCT: Đại học Cần Thơ.

Ngành TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

vii

TÓM TẮT Đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn – Vĩnh Long” được thực hiện

thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp trong thời gian thực tập

tốt nghiệp tại chi nhánh với mục tiêu là Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn qua 3 năm từ

2006 – 2008, đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Phân

tích xu hướng biến động và dự báo doanh số cho vay cũng như phân tích xu

hướng biến động nguồn vốn huy động nhằm xác định khả năng đáp ứng nguồn

vốn của Ngân hàng, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng vay vốn tại chi

nhánh. Đồng thời đề xuất giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động

hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Đề tài gồm có 7 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài.

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu gồm: Khái

niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thương mại; Một số khái niệm về hoạt

động tín dụng và một số quy định chung về tín dụng tại Ngân hàng. Các phương

pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích.

Chương 3: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn gồm: Quá trình hình thành và phát triển; cơ

cấu tổ chức; chức năng; nhiệm vụ của Ngân hàng. Khái quát về hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng qua 3 năm từ 2006 – 2008.

Chương 4: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và

Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn gồm: Khái quát tình hình huy động

vốn của Ngân hàng qua 3 năm từ 2006-2008; Phân tích hoạt động tín dụng tại chi

nhánh thông qua việc phân tích: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ

xấu theo thời hạn tín dụng và theo ngành nghề kinh tế. Đánh giá hiệu quả hoạt

động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm qua các chỉ số tài chính.

Chương 5: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng vay vốn thông qua

số liệu đã xử lý sau khi phóng vấn các khách hàng này.

Chương 6: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi

nhánh.

Chương 7: Kết luận và kiến nghị.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0&PTNT CHI

NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM..........................................................22

BẢNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ

ÔN QUA 03 NĂM.................................................................................................28

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI GIAN..32

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ..........................34

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN..........................................38

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ..............................41

Bảng 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN............................................44

Bảng 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ................................47

Bảng 9: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN........................................51

Bảng 10: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ..........................53

Bảng 11: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM..56

Bảng 12: NHU CẦU VỐN VAY CỦA KHÁCH HÀNG.................................59

Bảng 13: TỶ LỆ VỐN VAY TRONG TỔNG NHU CẦU VỐN.....................60

Bảng 14: NGUỒN THÔNG TIN VAY..............................................................60

Bảng 15: TIÊU CHÍ LỰA CHỌN KHI VAY...................................................61

Bảng 16: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG............63

Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG KHI GIAO DỊCH

VỚI NGÂN HÀNG.............................................................................................69

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn.

VAC: Mô hình kinh tế Vườn – Ao – Chuồng.

BGĐ: Ban giám đốc.

ĐHCT: Đại học Cần Thơ.

Ngành TM, DV: Ngành thương mại, dịch vụ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA

03 NĂM..................................................................................................................23

Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUA BA

NĂM.......................................................................................................................29

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN.......................................33

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ.........................35

Hình 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN..........................................39

Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ.............................42

Hình 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN............................................45

Hình 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ................................48

Hình 9: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN..........................................52

Hình 10: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03

NĂM.....................................................................................................................54

Hình 11: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỦ TỤC VAY TẠI NHN0&PTNT

HUYỆN TRÀ ÔN...............................................................................................64

Hình 12: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ LÃI SUẤT VAY....................................65

Hình 13: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỜI HẠN VAY...................................66

Hình 14: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÁCH THỨC TRẢ NỢ........................66

Hình 15: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHONG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN

VIÊN NGÂN HÀNG...........................................................................................67

Hình 16: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỜI GIAN GIAO DỊCH....................68

Hình 17: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI KHI VAY.....68

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 1 -

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sự phát triển của hệ thống tài chính là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế

của một đất nước. Một hệ thống tài chính phát triển đóng vai trò như mạch máu

lưu thông trong nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, do

thị trường tài chính - tiền tệ chưa phát triển đồng bộ nên hiện nay tín dụng Ngân

hàng đang là một kênh cung cấp vốn quan trọng của các doanh nghiệp. Đặc biệt

trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì Ngân hàng

ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng

là: Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư,

sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu

sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, ngày càng đưa

nền kinh tế đất nước phát triển vững chắc và ổn định.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa –

hiện đại hoá (CNH - HĐH) nông nghiệp nông thôn – Đó chính là một trong

những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta trong công cuộc đổi mới và phát triển đất

nước, hướng tới năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Mặc khác Việt Nam là một nước có mật độ dân số đông, dân cư phân bố không

đồng đều phần lớn tập trung ở các vùng nông thôn. Đời sống nhân dân gặp nhiều

khó khăn, thu nhập thấp, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức về

khoa học kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Để cải thiện đời sống, nâng cao mức

sống cho nhân dân, thực hiện tốt CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì tín dụng

ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam là Ngân hàng Thương mại đóng vai trò chính trong việc cung cấp

vốn cho lĩnh vực Nông nghiệp. Với vai trò là trung gian giữa người thừa vốn và

người thiếu vốn thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng

khẳng định vị trí của mình hơn, Ngân hàng luôn tự đổi mới, hoàn thiện để đáp

ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông thôn thông qua hoạt động tín dụng. Tín dụng

là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả

các Ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô phát triển kinh

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 2 -

tế của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ....Tuy

nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều

rủi ro và những rủi ro này lại bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó phụ

thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường như: Lạm phát, giá cả thị trường, GDP, lãi

suất,…. Để hoạt động kinh doanh ổn định phát triển, đảm bảo có hiệu quả nhưng

hạn chế rủi ro trước tiên phải thông qua việc phân tích tín dụng là mục tiêu không

thể thiếu đối với hoạt động tín dụng của tất cả các Ngân hàng.

Nhận thấy được sự quan trọng của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài:

“Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh Vĩnh Long chi nhánh huyện Trà Ôn” để làm luận văn tốt nghiệp của

mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT huyện Trà

Ôn trong ba năm 2006-2008 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng và đánh giá

mức độ hài lòng của khách hàng vay vốn, từ đó đề xuất những giải pháp.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu sẽ hướng đến các mục

tiêu cụ thể sau:

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Phân tích tình hình huy động vốn.

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

trong Ngân hàng.

Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng vay vốn đối với Ngân hàng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Ngắn hạn tại Ngân hàng.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có đạt hiệu quả không?

Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng như thế nào?

Hoạt động tín dụng ra sao?

Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 3 -

Ngân hàng như thế nào?

Sự hài lòng của khách hàng khi vay vốn tại Ngân hàng như thế nào?

Nên đề ra những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Không gian

Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Trà Ôn – Vĩnh

Long. Số 30B - Gia Long - Thị trấn Trà Ôn và tại các địa bàn sau: Thị Trấn Trà

Ôn, Phú Thành, Thiện Mỹ, Lục Sỹ, Tân Mỹ.

1.4.2.Thời gian

Thời gian thực hiện đề tài là 3 tháng từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009.

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về hoạt động cho vay tại NHN0&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn

– Vĩnh Long, và các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 4 -

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng

2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật,

trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian

nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:

Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,

giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.

Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong

một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ

phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu,

khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng.

Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho

vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc

“đi vay để cho vay”.

2.1.1.2. Phân loại tín dụng

Phân loại tín dụng Ngân hàng là việc sắp xếp lại các khoản vay theo từng

nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay là tiền đề cần

thiết để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả tín dụng

của Ngân hàng.

a. Dựa vào mục đích tín dụng: Gồm có 3 loại

Tín dụng sản xuất kinh doanh: Là loại cho vay mà việc sử dụng vốn vay nhằm

để đầu tư sản xuất hoặc bổ sung vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận không chỉ để

bù đắp chi phí mà nó còn thừa ra một khoản tiền cho người vay.

Tín dụng tiêu dùng: Là loại cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng.

Tín dụng sản xuất nông nghiệp: Là loại cấp phát tín dụng cho hộ nông dân để

họ có vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

b. Dựa vào thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 5 -

xác định phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách

hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại. Tín dụng

ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động

của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm, loại tín

dụng này dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật,

mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng

này được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất

có quy mô lớn.

c. Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Tín dụng có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như

thế chấp cầm cố, hoặc phải có sự bảo lảnh của bên thứ ba, mà việc cho vay .

Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản

thân khách hàng. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh, quản trị

có hiệu quả… thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân

khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần

khi đáo hạn.

Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay cho vay trả góp: là loại cho vay mà

khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.

Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả

năng tài chính của mình để người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

2.1.2. Vai trò của tín dụng

Cung cấp vốn hổ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được phát triển

bình thường liên tục.

Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hoá.

Bổ sung nguồn vốn cho các hộ nông dân tăng gia sản xuất và tăng sức

cạnh tranh.

Đẩy lùi được tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 6 -

Điều tiết được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

2.1.3. Một số quy định của NHN0&PTNT Việt Nam về nghiệp vụ cho vay

2.1.3.1. Nguyên tắc cho vay

Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp

đồng tín dụng.

Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã

được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó

là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh

của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không

được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. việc sử dụng vốn vay sai mục đích

thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản vay. Do đó

tuân thủ nguyên tắc này khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu bắt buột bên

vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát

hành động của bên vay về phương diện này.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay Ngân

hàng. Hiệu quả kinh tế của họat động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay

vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay.

Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của các mối quan

hệ vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm

bảo, một sự cam kết của bên vay vốn. Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa nguyên

tắc này như một trong những điều kiện cho vay được sử dụng làm cơ sở để Ngân

hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạt động của các ngân hàng vay vốn

trong quá trình hoạt động có sử dụng vốn vay của Ngân hàng.

Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả

thuận trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về

vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.

Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong

hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá

trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này

cho ngân hàng với một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng vốn vay.

Nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: Tiền vay phải

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 7 -

được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải được bảo đảm thu hồi đầy đủ và

có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế,

xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế

an toàn và năng động. Nguyên tắc này ràng buộc các ngân hàng không thể an

toàn đối với các khách hàng làm ăn yếu kém, không trả được nợ, gây khó khăn

cho các khách hàng khác.

2.1.3.2. Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng ñối với các bên để làm căn

cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay

cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng

tiền vay.

Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản

sau đây:

Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách

nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam.

o Pháp nhân phải có pháp lực dân sự.

o Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật hành

vi dân sự.

o Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành

vi dân sự.

o Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp

lực và hành vi dân sự.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có

hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp

với quy định của pháp luật.

Thực hiện quy định về bảo ñảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ,

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của Ngân Hàng Nông Nghiệp và

Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tuỳ thuộc vào

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 8 -

đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc

vào môi trường kinh doanh…

2.1.3.3. Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu

thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất

kinh doanh của khách hàng trong một thời kì nhất định.

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để

khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của kháchhàng trong một

thời kì nhất định.

Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa

bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để

đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi sẽ được tính trong giá trị tài sản cố định đó.

Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu).

Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.

Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng vay vốn.

2.1.3.4. Thời hạn cho vay

Ngân hàng cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

Chu kì sản xuất, kinh doanh của đối tượng đầu tư.

Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.

Khả năng trả nợ của khách hàng.

Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

2.1.3.5. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so

với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính

cho năm, quý, tháng.

Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của Ngân Hàng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn cấp trên trong từng thời kỳ.

Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận

nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 9 -

Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa

thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.

2.1.3.6. Mức cho vay

Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn

của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo

đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của

Ngân hàng.

Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:

Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%

trong tổng nhu cầu vốn.

Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối

thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn.

2.1.3.7. Phương thức cho vay

Cho vay từng lần:

Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng

thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay

vay theo thời vụ như cho vay nhập một lượng hàng vào dịp tết, bán xong là trả hết

nợ, cho vay dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ, hết vụ là trả hết tiền vay.

Mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận

một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất

kinh doanh.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:

Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ cam

kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu

vốn để từ chối cho vay. Ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng khác để

giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc

duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 10 -

vay.

Cho vay theo dự án:

Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án

trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ

sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án

phục vụ đời sống.

Cho vay trả góp:

Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận số lãi vay phải

trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:

Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong

phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền

mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lý của tổ chức tín tín

dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách

hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho

khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.

Cho vay hợp vốn:

Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc

phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu

mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

2.1.3.8. Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu.

Khái niệm:

○ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi

đã quá hạn.

○ Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại

Điều 6 hoặc Điều 7 về phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá

chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Phân loại nợ:

○ Nhóm 01 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 11 -

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng

thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các

khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn.

○ Nhóm 02 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã

được cơ cấu lại.

+ Các khoản nợ khác như:

- Trường hợp khách hàng có nhiều hơn 01 khoản nợ với tổ chức tín dụng

mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng

bắt buột phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm 02 này

hoặc nhóm có rủi ro cao hơn.

- Trường hợp các khoản nợ (kể cả trong hạn và cơ cấu lại thời hạn trả nợ

trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh

giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự

quyết định phân loại các khoản nợ đó vào nhóm 02 hoặc các nhóm nợ có rủi ro

cao hơn.

○ Nhóm 03 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời

hạn đã cơ cấu lại.

+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu bị đánh giá có rủi ro cao và không

được xếp vào nhóm 02.

○ Nhóm 04 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu có rủi ro cao và không được xếp vào

nhóm 02 hoặc nhóm 03.

○ Nhóm 05 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 12 -

+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo

thời hạn đã được cơ cấu lại.

+ Các khoản nợ khác ở nhóm 02 nếu có rủi ro cao và không được xếp vào

nhóm 02, 03 hoặc 04.

2.1.3.9. Quy trình cho vay

(1) ; (6) (2) ; (5) (8) (3) (4) (7)

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

(1) Khách hàng đến liên hệ với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn về điều

kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.

(2) Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, kiểm tra tính

hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp; phân tích tính khả thi,

hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng

trả nợ của khách hàng vay vốn; kiểm tra phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay.

Sau đó cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định; chịu trách nhiệm về các kết quả

phân tích, thẩm định trên tờ trình và ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không cho

vay, kế đến chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình đến lãnh đạo phòng Tín dụng xem

xét.

(3) Trưởng phòng Tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp

của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái

thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu

có) và trình giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định.

(4) Giám đốc chi nhánh Ngân hàng hoặc người được ủy quyền sẽ xem xét

lại toàn bộ hồ sơ vay vốn và tờ trình của cán bộ tín dụng. Nếu cần thiết Giám đốc

có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định để thẩm định lại phương án, dự án

KHÁCH HÀNG

GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG TÍN DỤNG

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 13 -

vay. Sau đó, sẽ quyết định vay hay không cho vay và chuyển cho phòng tín dụng.

(5) Nếu không cho vay thì phòng Tín dụng sẽ thông báo với khách hàng

bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ Tín dụng cùng khách hàng lập hợp đồng tín

dụng kèm theo giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp, cầm cố giao dịch đảm bảo tài

sản đồng thời cùng khách hàng thực hiện việc công chứng thế chấp tại cơ quan có

liên quan.

(6) Sau khi xong thủ tục Công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo, khách

hàng chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng. Kế đến hồ sơ này được trình cho

lãnh đạo ký.

(7) Sau đó phòng Tín dụng chuyển hồ sơ đến cho phòng Kế toán.

(8) Bộ phận Kế toán sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Ưu điểm: Thẩm định trực tiếp đến hộ vay vốn, giúp nắm bắt thông tin được

chính xác và kịp thời.

Nhược điểm: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho vay chậm, tốn kém chi phí

cho hộ sản xuất và chi phí ngân hàng để thẩm định đến từng hộ vay vốn.

2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.1.4.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng

phát vay trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó đã thu hồi hay

chưa, thường xác định theo tháng, quý hoặc năm.

2.1.4.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản

cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

2.1.4.3. Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = x 100%

Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay

của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được

trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn

thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 14 -

2.1.4.4. Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện

cho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng phải thu về. Dư nợ

tín dụng là để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng qua các chỉ tiêu so

sánh mức độ tăng giảm qua các năm.

2.1.4.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ, Nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

Tổng dư nợ

Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng

nào có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân

hàng đó cao.

2.1.4.6. Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ

vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính

luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và

đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

2.1.4.7. Vốn huy động trên dư nợ

Vốn huy động Vốn huy động/Tổng dư nợ =

Dư nợ

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp

cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy

động.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 15 -

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu có hệ thống: Là cách chọn mẫu mà mẫu đầu tiên là ngẫu nhiên, sau

đó cứ cách K đơn vị ta lại chọn một phần tử (K=5).

Số lượng mẫu được chọn là 50 và được phân phối như sau:

ĐỊA BÀN SỐ LƯỢNG (Hộ)

Thị Trấn 10

Lục Sỹ 10

Thiện Mỹ 10

Tân Mỹ 10

Phú thành 10

Tổng 50

NHNo&PTNT huyện Trà Ôn giao dịch trực tiếp với các khách hàng ở 05 địa

bàn nói trên còn các địa bàn còn lại trong huyện thì do các chi nhánh cấp 3 giao

dịch trực tiếp.

Và được phân phối theo mục đích sử dụng vốn như sau:

Mục đích sử dụng vốn Số lượng (Hộ)

Trồng trọt 30

Chăn nuôi 10

Thương mại, dịch vụ 5

Tiêu dùng 5

Tổng 50

Phân phối theo tỷ lệ trên là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của vùng chủ yếu

là nông nghiệp, cho vay chủ yếu là hộ nông dân mục đích sử dụng vốn chủ yếu

của họ là chăm sóc ruộng, vườn và chăn nuôi.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Được thu thập trực tiếp từ các bảng báo cáo qua các năm

2006, 2007, 2008 tại phòng Tín dụng của Ngân hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 16 -

Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn và

tiến hành phóng vấn khách hàng vay vốn trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình phân tích, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng

bao gồm:

Phương pháp so sánh:

o So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá

trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.

o So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ

tiêu cùng loại hay khác loại nhưng có liên hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay

giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

T2 – T1

T = * 100%

T1

Trong đó:

+ T1: số liệu năm trước

+ T2: số liệu năm sau

+ T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)

Cụ thể là so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối qua 03 năm 2006, 2007, 2008

qua đó cho thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt

động tín dụng của Ngân hàng.

Phương pháp chỉ số: Là phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính để đo

lường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê là một hình thức trình bày số liệu

thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại

lượng thống kê mô tả chỉ được tính với các biến định lượng.

Các phần mềm được sử dụng: Excel, SPSS.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 17 -

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

3.1.1 Sự hình thành và phát triển

Chi nhánh NHN0&PTNT chi nhánh Huyện Trà Ôn là một trong những Ngân

hàng thương mại trực thuộc sự quản lí của NHN0&PTNT tỉnh Vĩnh Long được sở

Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Vĩnh Long cấp giấy phép vào ngày 26/03/1988 (theo

quyết định số 306324/QĐ – KHĐT), trụ sở tại số 30B Gia Long Thị trấn Trà Ôn,

bao gồm 03 chi nhánh Ngân hàng cấp III đặt ở trung tâm các xã: Hòa Bình; Hựu

Thành; Vĩnh Xuân.

Trong giai đoạn đầu mới thành lập tình hình hoạt động của Ngân hàng gặp

nhiều khó khăn, do cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, dịch vụ chưa phát triển, đa số cán

bộ ở trình độ sơ và trung cấp, tình hình tài chính còn gặp nhiều khó khăn do

nguồn vốn trong giai đoạn đầu tư quá ít, dư nợ còn hạn chế, nguồn vốn cho vay

không đủ đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế mà chỉ trông chờ vào nguồn vốn cấp

trên, mặt khác trong giai đoạn này cơ sở pháp lý chưa đồng bộ, hiện thực pháp

chế thấp...Nên Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Đến nay

NHN0&PTNT huyện Trà Ôn không ngừng hoàn thiện và phát triển góp phần to

lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển huyện nhà.

Trong những năm qua tình hình đầu tư cho vay của Ngân Hàng đã bám sát chỉ

tiêu kế hoạch đề ra, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế như mô hình kinh tế VAC, máy móc công nghiệp,

thực hiện mục tiêu chương trình xóa đói giảm nghèo, trong đầu tư chú trọng đến

chiều sâu cho nên trong các năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng có xu

hướng tăng, đây là một bước chuyển biến tích cực của Ngân hàng cơ sở.

Thông qua Ngân hàng các nguồn vốn đã sử dụng một cách hiệu quả, từng

bước chuyển động vào hoạt động trong một cơ chế thị trường đầy năng động và

những bước tích cực vượt bậc thực sự báo hiệu sẽ là bạn đồng hành gắn bó mật

thiết với nông dân.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 18 -

3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn:

Nhận huy động tiền gửi của các cá nhân, pháp nhân bằng đồng Việt Nam

và ngoại tệ dưới các hình thức.

Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kì hạn, kì phiếu với nhiều thể

thức đa dạng với mức lãi suất phù hợp. Các chứng chỉ tiền gửi được thế chấp dưới

lãi suất ưu đãi.

Nghiệp vụ cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng

Việt Nam đối với tất cả các thành phần kinh tế với mức lãi suất và thời hạn cho

vay phù hợp. Đối tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức cho vay phù

hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh.

Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng:

Thanh toán, dịch vụ Western Union.

Mua ngoại tệ và chi trả kiều hối.

Mua bán các loại trái phiếu kho bạc và các dịch vụ khác...

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh

SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

Giám đốc

P.Giám đốc P.Giám đốc

Phòng tín dụng

Phòng Kế toán & Kho quỹ

Giám đốc chi nhánh cấp III

Kiểm soát viên

P.Giám đốc chi nhánh cấp III

Tổ Tín dụng

Tổ Kế toán & Kho quỹ

Tổ Kế toán & Kho quỹ

Tổ Tín dụng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 19 -

Qua sơ đồ sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0&PTNT huyện Trà Ôn nhìn chung

gọn nhẹ, đảm bảo tính linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết công việc

phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, hiện nay NHN0&PTNT

huyện Trà Ôn gồm 46 cán bộ nhân viên, các cán bộ điều được đào tạo về nghiệp

vụ và về chuyên môn, thường xuyên không ngừng nâng cao cải tiến các thể chế,

quy trình nghiệp vụ và quy tắc điều hành. Các cán bộ luôn được củng cố và phát

huy tinh thần đoàn kết nội bộ nên quá trình công tác rất thuận lợi và nhanh chóng

đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách kịp thời.

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh

theo quyền hạn của chi nhánh mình và là người chịu trách nhiệm cho vay và thực

hiện các công việc sau:

Xem xét nội dung do phong tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay

không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do khách

hàng và Ngân hàng cùng lập.

Quyết định các biện pháp xử lý nợ.

Phó Giám đốc: Có trách nhiệm hổ trợ cùng với giám đốc về các nghiệp vụ

cụ thể trong tổ chức, tài chính, thẩm định, huy động vốn.

Phòng tín dụng, tổ tín dụng:

Trưởng phòng tín dụng: Chịu trách nhiệm về các công việc sau:

o Phân công và kiểm tra cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, thực hiện đầy

đủ quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nước, hướng dẫn của NHN0&PTNT Việt

Nam.

o Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm

định (nếu thấy cần thiết) hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, laic, điều chỉnh kì hạn trả

nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ vay vốn của khách hàng.

o Trường hợp kiêm cán bộ tín dụng thì thực hiện các công việc như cán

bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng: Là người chịu trách nhiệm về các khoản vay do mình

thực hiện và được phân công các công việc như sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 20 -

o Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm

đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp ủy chính quyền địa phương.

o Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định

mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến khách hàng được phân công xây dựng nhu

cầu vốn vay theo địa bàn, ngành hàng, khách hàng, mở sổ theo dõi cho vay, thu

nợ.

o Giải thích về các quy định cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

vay vốn.

o Thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định, lập báo cáo thẩm định

và cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

o Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay không cho

vay sau khi có quyết định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

o Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi vay.

o Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng có nhu cầu đề

nghị gia hạn nợ gốc, lãi hoặc điều chỉnh kì hạn nợ gốc, lãi (gọi là cơ cấu lại nợ).

o Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp xử lý

khi cần thiết, thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định

của giám đốc hoặc của người được ủy quyền.

o Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

Phòng Kế toán và ngân quỹ:

Cán bộ Kế toán chịu trách nhiệm các công việc sau:

o Kiểm tra hồ sơ danh mục pháp lý, hồ sơ vay vốn.

o Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.

o Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc hoặc người

được ủy quyền.

o Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi.

o Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn,

quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kinh tế.

o Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

Cán bộ Ngân quỹ có trách nhiệm:

o Kế toán kiểm tra tiền mặt, ngân phiếu, các chứng từ có giá trong kho

hàng ngày tại đơn vị.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 21 -

o Thực hiện các quy định, các quy chế, nghiệp vụ phát sinh hàng ngày

(thu và giải ngân).

o Quản lý an toàn kho quỹ tại đơn vị và vận chuyển trên đường đi.

Kiểm soát viên: Có trách nhiệm kiểm soát, kiểm tra các chứng từ thu chi trong

hoạt động Ngân hàng và giải quyết các thư từ khiếu nại của khách hàng.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM CỦA

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển không ngừng đã đạt

được rất nhiều thành tựu đáng kể và từng bước đưa Việt Nam hòa nhập vào môi

trường kinh doanh mang tính toàn cầu của thế giới. Chính vì thế sự cạnh tranh

giữa các Ngân hàng càng trở nên gay gắt nhất là đối với các Ngân hàng nước

ngoài.

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và

biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với mức

rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh

doanh của Ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế

thị trường nói chung. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt

mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối

cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất.

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn với chức năng chính là cung cấp vốn

cho nghành kinh tế mà chủ yếu là ngành Nông nghiệp, cũng mong muốn đạt được

mục tiêu kế hoạch đề ra là giảm thiếu chi phí và nâng cao lợi nhuận. Để có thể

thấy rõ được tình hình kinh doanh của Ngân hàng ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 22 -

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NHN0&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Doanh thu 36.176 37.392 52.469 1.216 3,4 15.077 40,3 Thu về hoạt động

dịch vụ 5.102 5.818 7.732 716 14 1.914 32,9 Thu lãi hoạt động

tín dụng 30.610 30.834 44.074 224 0,7 13.240 42,9 Thu khác 464 740 663 276 59,5 (77) (10,4)

Chi phí 23.604 29.443 45.023 5.839 24,7 15.580 52,9 Chi trả lãi 9.673 11.686 22.196 2.013 20,8 10.510 89,9 Chi dịch vụ 4.556 5.762 6.952 1.206 26,5 1.190 20,7 Chi lương 5.965 6.443 7.914 478 8,0 1.471 22,8 Chi dự phòng rủi ro 1.512 3.636 3.856 2.124 140,5 220 6,1 Chi tài sản 948 956 2.966 8 0,8 2.010 210,3 Chi khác 950 960 1.139 10 1,1 179 18,6

Lợi nhuận 12.572 7.949 7.446 (4.623) (36,8) (503) (6,3) (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Trà Ôn)

Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng giảm liên tục trong ba

năm. Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận đạt 12.572 triệu đồng đến năm 2007 chỉ đạt

7.949 triệu đồng giảm 4.623 triệu đồng (tỷ lệ 36,8%) so với năm 2006. Năm 2008

so với 2007 cũng giảm 503 triệu đồng về tỷ lệ giảm 6,3%. Lợi nhuận giảm là do

tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Ta xét biểu đồ

sau:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 23 -

010.00020.00030.00040.00050.00060.000

Triệu đồng

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Doanh thuChi phíLợi nhuận

Hình 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG QUA 03 NĂM

Doanh thu:

Dựa vào hình trên ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua ba năm.

Năm 2006 đạt 36.176 triệu đồng, năm 2007 đạt 37.392 triệu đồng tăng 1.216 triệu

đồng chiếm tỷ lệ 3,4%. Năm 2008 đạt 52.469 triệu đồng tăng 15.077 triệu đồng so

với năm 2007 đạt tỷ lệ 40,3%.

Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có chính sách phù hợp trong công tác

huy động vốn và chính sách cho vay như chính sách về lãi suất, chính sách ưu đãi

khi cho vay, các chương trình khuyến mãi....Bên cạnh đó Ngân hàng còn nâng

cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng

lớn có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ cho vay của Ngân hàng ngày càng

tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng lên, vì khoản thu từ lãi cho

vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

Trong đó, năm 2006 thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 5.102 triệu đồng, năm

2007 đạt 5.848 triệu đồng, tăng 716 triệu đồng đạt tỷ lệ 14%. Năm 2008 đạt 7.732

triệu đồng tăng 1.914 triệu đồng so với năm 2007 chiếm tỷ lệ 32,9%. Các hoạt

động dịch vụ như: Chuyển đổi ngoại tệ, dịch vụ thẻ (ATM, Visa Card,...), chuyển

tiền, bảo lãnh,...tuy có tăng qua các năm nhưng chưa đủ bù đắp lại những chi phí

mà Ngân hàng đã bỏ ra cho các hoạt động này như: Lắp đặt thêm máy ATM, bảo

lãnh du học,...).

Thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng tăng liên tục qua các năm, năm 2007

tăng 224 triệu đồng so với năm 2006 (tỷ lệ 0,7%), năm 2008 tăng so với năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 24 -

2007 là 13.240 triệu đồng (tỷ lệ 42,9%), đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn và là

khoản thu chủ yếu của Ngân hàng. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động

tăng khá cao như vậy là do Ngân hàng đã kết hợp thành công giữa công tác mở

rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay

đúng hạn.

Ngoài ra thu từ hoạt động khác thì tăng giảm không ổn định, năm 2007 tăng so

với năm 2006 là 276 triệu đồng (tỷ lệ 59,5%). Đây là một khoản thu (ví dụ như

thu hoàn nhập dự phòng rủi ro, . . .) chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu

nhập. Tuy nhiên, khoản mục này cũng đóng góp một phần vào lợi nhuận của ngân

hàng, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 77 triệu đồng (tỷ lệ 87,4%) đã làm giảm

một phần doanh thu của Ngân hàng, nhưng do khoản mục này chiếm tỷ lệ nhỏ

nên ảnh hưởng không đáng kể.

Chi phí:

Để đạt được mức thu nhập như trên Ngân hàng cũng đã bỏ ra rất nhiều chi phí

và tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập rất nhiều làm cho lợi

nhuận của Ngân hàng giảm. Vì chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và

quyết định đến lợi nhuận. Phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta biết được kết cấu các

khoản mục chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý góp phần nâng

cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh

doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà Ngân hàng đã đề ra.

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí của Ngân hàng tăng qua các năm, mà

trong đó chi phí trả lãi vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.

Chi phí lãi vốn huy động: Năm 2006 là 9.673 triệu đồng, năm 2007 là 11.686

triệu đồng tăng 2.013 triệu đồng với tỷ lệ là 20,8%. Năm 2008 là 22.196 triệu

đồng tăng 10.510 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ là 89,9%. Đây là khoản chi

không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng, vì ngân hàng hoạt động chủ yếu là

nhờ vào nguồn vốn huy động, nếu ngân hàng mà không huy động được vốn thì

không thể hoạt động kinh doanh được. Chính vì tính quan trọng của khoản mục

này mà chi trả lãi vốn huy động luôn tăng và đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động

của Ngân hàng.

Chi các hoạt động dịch vụ cũng tăng qua ba năm cụ thể: Năm 2006 là 4.556

triệu đồng, năm 2007 là 5.762 triệu đồng tăng 1.206 triệu đồng tỷ lệ 26,5%, năm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 25 -

2008 tăng 1.190 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ là 20,7%. Ta thấy tốc độ

tăng của các khoản chi dịch vụ giảm do năm 2008 các hoạt động dịch vụ của

Ngân hàng đã giảm hơn so với năm 2007 như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Các khoản chi trả tiền lương cũng tăng và chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong

các khoản chi của Ngân hàng. Năm 2007 tăng 478 triệu đồng so với năm 2006 tỷ

lệ 8%, năm 2008 tăng 1.471 triệu đồng với tỷ lệ là 22,8% so với năm 2007. Các

khoản chi lương của năm 2008 tăng khá cao hơn so với năm 2007 là do năm 2008

Ngân hàng bổ sung thêm 05 cán bộ tín dụng, 04 nhân viên kế toán, 02 bảo vệ để

Ngân hàng được hoạt động linh hoạt hơn.

Chi dự phòng rủi ro: Là khoản chi để trích dự phòng rủi ro các khoản nợ quá

hạn của Ngân hàng. Trong năm 2006 trích dự phòng 1.512 triệu đồng, năm 2007

trích 3.636 triệu đồng tăng 2.124 triệu đồng với tỷ lệ 140,5%, đến năm 2008

khoản chi này là 3.856 triệu đồng tăng 220 triệu đồng so với năm 2007 tăng 6,1%

giảm rất nhiều so với năm 2007. Sở dĩ khoản chi này tăng mạnh vào năm 2007 là

do các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm 2007 tăng cao, nhất là trong

các lĩnh vực nông nghiệp các hộ nông dân không trả được nợ đúng hạn nên Ngân

hàng phải trích dự phòng tương ứng với phần nợ quá hạn này.

Chi tài sản là khoản chi để mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc để hỗ trợ

hoạt động. Năm 2006 chi 948 triệu đồng, năm 2007 chi 956 triệu đồng tăng 8

triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,8%, đến năm 2008 khoản chi này tăng rất lớn là 3.856

triệu đồng tăng so với năm 2007 là 2.010 triệu đồng tương ứng 210,3%. Nguyên

nhân là do trong năm 2008 Ngân hàng xây thêm một phòng máy ATM và lắp đặt

mới 1 máy ATM tại chi nhánh, mua thêm 2 máy đếm tiền tự động, 1 máy in, 2

máy vi tính để hỗ trợ hoạt động của Ngân hàng.

Ngoài ra Ngân hàng còn có các khoản chi khác như chi tiền mua giấy tờ in,

photo, tiền điện, tiền điện thoại, chi quảng cáo, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ

cho nhân viên mới...Năm 2007 tăng 10 triệu đồng tỷ lệ 1,1% so với năm 2006,

năm 2008 tăng 179 triệu đồng với tỷ lệ trên 18% so với năm 2007 là do năm 2008

giá cả của các khoản chi phí này tăng cao hơn so với các năm trước. Mặc khác do

mở rộng quy mô nên các khoản chi phí này cũng ngày càng tăng lên.

Lợi nhuận: Như đã phân tích ở trên, ta thấy thu nhập và chi phí qua các

năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn so với tốc độ tăng của chi

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 26 -

phí làm cho lợi nhuận qua các năm giảm. Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận đạt 12.572

triệu đồng, năm 2007 chỉ đạt 7.949 triệu đồng giảm 4.623 triệu đồng với tỷ lệ trên

36%, năm 2008 đạt được 7.446 triệu đồng giảm 6,3% so với năm 2007. Thực tế

cho thấy doanh thu của Ngân hàng trong năm 2007 tăng 3,4% so với năm 2006

mà chi phí năm 2007 tăng đến 24,7% tăng rất nhiều so với tốc độ tăng của thu

nhập vì thế làm lợi nhuận giảm nhiều hơn so với năm 2008. Nguyên nhân là do

năm 2007 giá cả hàng hóa biến động liên tục do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh

tế toàn cầu nên các cá nhân vay vốn không thể trả lãi và gốc đúng hạn được, đây

là xu thế chung của tất cả các Ngân hàng, vì thế các khoản chi dự phòng rủi ro

tăng cao. Tuy nhiên, năm 2008 Ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều,

doanh thu tăng cao, mở rộng cơ sở vật chất, quy mô hoạt động, nâng cao chất

lượng tín dụng...đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 27 -

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.

Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối trong việc phân phối nguồn

vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của

xã hội. Nhưng như thế nào để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao, phục vụ tốt

cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để làm tốt điều này thì ngoài việc vay vốn

từ Ngân hàng cấp trên, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị

trường để đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên trong điều kiện

như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay

gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chiến lược lãi suất phù hợp thì

mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình. Trong quá trình hình thành

và phát triển NHN0&PTNT huyện Trà Ôn cũng đã gặp không ít khó khăn trong

quá trình huy động vốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình huy động

vốn của Ngân hàng có chiều hướng tăng lên. Có được như vậy là do sự nổ lực của

Ngân hàng không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo được lòng tin cho

khách hàng trong việc huy động vốn. Các dịch vụ của Ngân hàng như: Nhận tiền

gửi có kì hạn và không kì hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn

thông qua giấy tờ có giá như phát hành kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi.... Dưới đây là

kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

- 28 -

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA 03 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

A. VỐN HUY ĐỘNG 156.147 61,63 206.324 72,02 300.150 92,37 50.177 32,13 93.826 45,48 I. VHĐ bằng nội tệ 134.589 53,12 175.055 61,10 267.013 82,17 40.466 30,07 91.958 52,53 1. TG của kho bạc NN 31.125 12,29 39.676 13,85 34.288 10,55 8.551 27,47 (5.388) (13,58) 2. TG của khách hàng 103.464 40,84 135.379 47,26 232.725 71,62 31.915 30,85 97.346 71,91 TG thanh toán 3.330 1,31 4.675 1,63 40.018 12,31 1.345 40,39 35.343 756 TG tiết kiệm 100.134 39,52 130.704 45,62 192.707 59,30 30.570 30,53 62.003 47,44 Không kì hạn 9.817 3,87 10.581 3,69 17.345 5,34 764 7,78 6.764 63,93 Có kì hạn 90.317 35,65 120.123 41,93 175.362 53,96 29.806 33,00 55.239 45,99 II. VHĐ bằng ngoại tệ 2.837 1,12 5.235 1,83 5.599 1,72 2.398 84,53 364 6,95 Không kì hạn 253 0,10 240 0,08 42 0,01 (13) (5,14) (198) (82,50) Có kì hạn 2.584 1,02 4.995 1,74 5.557 1,71 2.411 93,30 562 11,25 III. Phát hành GTCG 18.721 7,39 26.034 9,09 27.538 8,47 7.313 39,06 1.504 5,78 B. VỐN ĐIỀU CHUYỂN 97.208 38,37 80.159 27,98 24.807 7,63 (17.049) (17,54) (55.352) (69,05)

TỔNG 253.355 100 286.483 100 324.957 100 33.128 13,08 38.474 13,43 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

GHI CHÚ: + VHĐ: Vốn huy động

+ TG: Tiền gửi + GTCG: Giấy tờ có giá

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 29 -

Tổng nguồn vốn: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân

hàng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng chậm. Cụ thể, năm 2006 tổng

nguồn vốn là 253.355 triệu đồng, năm 2007 là 286.483 triệu đồng tăng 33.128

triệu đồng tương đương tăng 13,08% so với năm 2006. Năm 2008 là 324.957 triệu

đồng tăng 38.474 triệu đồng tương đương 13,43% so với năm 2007. Nhìn chung,

tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tuy có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp,

là do vốn điều chuyển của Ngân hàng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng của nó

trong tổng nguồn vốn cũng liên tục giảm, ngược lại vốn huy động tăng mạnh qua

các năm cả về chiều ngang và chiều dọc. Đây là dấu hiệu phát triển rất khả quan

của Ngân hàng.

050000

100000150000200000250000300000350000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Vốn huy độngVốn điều chuyểnTổng nguồn vốn

Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM

Vốn huy động:

Về tỷ trọng tăng liên tục qua các năm: Năm 2006 vốn huy động chiếm tỷ trọng

trong tổng nguồn vốn là 61,63%, đến năm 2007 tăng lên 72,02%, năm 2008 tiếp

tục tăng lên 92,37%. Còn về tốc độ tăng trưởng, năm 2006 Ngân hàng huy động

được 156.147 triệu đồng, năm 2007 được 206.324 triệu đồng tăng 50.177 triệu

đồng (tỷ lệ 32,13%), năm 2008 đạt 300.150 triệu đồng tăng 93.826 triệu đồng (tỷ

lệ 45,48%). Đạt được điều này là do trong những năm qua, Ngân hàng luôn mở

rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn huyện nhằm tăng cường công tác huy động

vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Công tác huy động vốn luôn được chú

trọng dưới hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 30 -

khách hàng chọn lựa. Công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng như thực hiện

tốt hơn, vì vậy mà nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong ba

năm.

Vốn huy động bao gồm: Vốn huy động bằng nội tệ, Vốn huy động bằng ngoại

tệ và phát hành các giấy tờ có giá. Trong đó Vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ

trọng lớn (trên 50%) trong tổng vốn huy động của Ngân hàng, là do đây là Ngân

hàng ở huyện nên tỷ lệ giao dịch về ngoại hối chiểm tỷ trọng ít.

Trong vốn huy động bằng nội tệ bao gồm tiền gửi của kho bạc Nhà nước và

tiền gửi của khách hàng.

o Tiền gửi của kho bạc nhà nước: Tăng giảm không ổn định qua 03 năm.

Năm 2006 là 31.125 triệu đồng, năm 2007 đạt 39.676 triệu đồng tăng 8.551 triệu

đồng tương đương tăng 27,47%, năm 2008 là 34.288 triệu đồng giảm 5.388 triệu

đồng tương đương giảm 13,58% so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do năm

2008 huyện tiến hành xây dựng các công trình như: Mở rộng đường xá, xây mới

cầu Trà Ôn nên Kho bạc phải rút tiền về để bổ sung ngân sách chi dự toán cho

công trình.

o Tiền gửi của khách hàng: Khoản mục này tăng mạnh qua các năm. Cụ

thể, năm 2006 đạt 103.464 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,84% trong tổng vốn huy

động bằng nội tệ, năm 2007 đạt 135.379 triệu đồng tăng tỷ trọng 47,26% tăng so

với năm 2006 là 31.915 triệu đồng tăng tỷ lệ 30,85%, năm 2008 đạt 232.725 triệu

đồng chiếm tỷ trọng 71,62% tăng 97.346 triệu đồng tương đương tăng 71,91% so

với năm 2007. Nguyên nhân làm cho tiền gửi của khách hàng luôn tăng qua các

năm là do xu hướng đầu tư của người dân hiện nay là muốn nguồn vốn của mình

không bị ứ đọng mà phải làm cho nó có thêm lợi nhuận dù ở trong thời gian ngắn.

Trong khoản mục tiền gửi của khách hàng thì tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỷ

trọng lớn, là do người dân gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là để tiết kiệm lấy lãi

chứ chưa có xu hướng chi tiêu, thanh toán qua Ngân hàng. Mặc khác, hệ thống

thanh toán qua Ngân hàng chưa thực sự phát huy hết tính tối ưu của nó.

o Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh sự tăng lên của các loại tiền gửi trong

cơ cấu vốn huy động qua các năm, từ bảng số liệu ta thấy việc huy động bằng

cách phát hành các giấy tờ có giá cũng tăng lên. Năm 2006 huy động được 18.721

triệu đồng đến năm 2007 là 26.034 triệu đồng tăng 7.313 triệu đồng tương đương

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 31 -

tăng 39,06%, đến năm 2008 tuy có tăng nhưng tăng nhẹ cụ thể huy động được

27.538 triệu đồng tăng 1.504 triệu đồng tỷ lệ là 5,78% so với năm 2007. Nguyên

nhân là do huy động từ nguồn này Ngân hàng trả lãi cao hơn so với các loại tiền

gửi khác nên thu hút được khá đông lượng khách hàng giao dịch, tuy nhiên khoản

mục này chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động (từ 7%-9%) là do đây là

loại tiết kiệm có kì hạn, có tính thanh khoản thấp, mà khách hàng trong địa bàn thì

họ chỉ có thói quen giao dịch ngắn hạn với Ngân hàng, một phần là do vốn ít, một

phần là do nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Vốn điều chuyển:

Vốn điều chuyển của Ngân hàng liên tục giảm mạnh qua các năm. Cụ thể,

năm 2006 vốn điều chuyển là 97.208 triệu đồng năm 2007 là 80.159 triệu đồng

giảm 17.049 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 17,54% đến năm 2008 tiếp tục

giảm xuống còn 24.807 triệu đồng tương đương giảm 55.352 triệu đồng (tỷ lệ là

69,06%) so với năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động của Ngân hàng.

Vốn điều chuyển ngày càng giảm đồng nghĩa với việc vốn huy động ngày càng

tăng và cung ứng được phần lớn nhu cầu vốn vay của khách hàng.

Tóm lại, mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng không đáp ứng đủ nhu

cầu vốn vay của khách hàng, phải nhận vốn điều chuyển từ cấp trên. Tuy nhiên,

lượng vốn điều chuyển ngày càng giảm, vốn huy động thì ngày càng tăng, vốn

huy động chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ

công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tốt hơn và tạo niềm tin vững

chắc cho khách hàng đến giao dịch.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.1. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức

tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng

của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu

Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so

với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là “đi

vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng

cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm

tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua hoạt động cho vay của

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 32 -

NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã có những bước chuyển tích cực.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI GIAN Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng giảm

không ổn định. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay là 401.280 triệu đồng đến

năm 2007 là 418.635 triệu đồng tăng 17.355 triệu đồng tương đương tăng 4,32%,

nhưng đến năm 2008 doanh số cho vay này giảm xuống còn 336.586 triệu đồng

tương đương giảm 82.049 triệu đồng về tỷ lệ là 19,6%. Nguyên nhân dẫn đến biến

động trên là do: Năm 2006, 2007 Ngân hàng thực hiện theo đúng chủ trương của

Đảng và Nhà nước là hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn của người dân, tuy nhiên đến năm

2008 tình hình kinh tế sụt giảm, giá cả biến động liên tục ảnh hưởng đến khả năng

trả nợ của khách hàng, vì thế Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với nhóm khách

hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả. Vì thế, doanh số cho

vay năm 2008 giảm mạnh.

CHỈ TIÊU

2006

2007

2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ

% Số tiền

Tỷ lệ

% Ngắn hạn 303.110 75,54 324.958 77,62 269.268 80,00 21.848 7,21 (55.690) (17,14)

Trung, dài hạn 98.170 24,46 93.677 22,38 67.318 20,00 (4.493) (4,58) (26.359) (28,14) Tổng 401.280 100 418.635 100 336.586 100 17.355 4,32 (82.049) (19,60)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 33 -

0100.000200.000300.000400.000500.000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Ngắn hạnTrung hạnTổng

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

Xét về cơ cấu doanh số cho vay, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ

trọng cao trong tổng doanh số cho vay (trên 75%) là do khách hàng chính của

Ngân hàng là hộ nông dân với mục đích sử dụng như: Chăm sóc vườn, kinh tế

tổng hợp, chăn nuôi.... Đây là những đối tượng vay vốn ngắn hạn để phục vụ nhu

cầu sản xuất của mình. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro,

thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng,

khả năng thu nợ là rất lớn. Tuy nhiên, khoản mục này tăng giảm không ổn định

qua các năm, tăng vào năm 2007 (7,21% so với năm 2006) đến năm 2008 giảm

xuống 17,14% so với năm 2007. Đối với doanh số cho vay trung và dài hạn giảm

liên tục qua các năm, chủ yếu là cho vay mua máy nông nghiệp, sửa chửa nhà,

phát triển điện nông thôn, xây dựng,... các khoản này vay nhiều vào những năm

trước về sau những đối tượng này vay ít lại, bên cạnh đó giá cả biến động liên tục

nên nhu cầu sửa chửa nhà, xây dựng bị giảm sút.

Để tìm hiểu chi tiết hơn ta đi phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

- 34 -

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Nông nghiệp 358.022 89,22 363.584 86,85 278.087 82,62 5.562 1,55 (85.497) (23,52) Trồng trọt 326.481 91,19 326.159 89,71 247.088 88,85 (323) (0,10) (79.071) (24,24) Chăn nuôi 21.268 5,94 24.281 6,68 20.195 7,26 3.013 14,17 (4.086) (16,83) Thủy, hải sản 10.273 2,87 13.145 3,62 10.804 3,89 2.872 27,96 (2.341) (17,81) Thương nghiệp, dịch vụ 10.835 2,70 18.001 4,30 19.421 5,77 7.167 66,15 1.420 7,89 Tiêu dùng 14.647 3,65 15.699 3,75 19.219 5,71 1.052 7,18 3.520 22,42 Khác 17.777 4,43 21.350 5,10 19.859 5,90 3.574 20,10 (1.492) (6,99)

TỔNG 401.280 100 418.635 100 336.586 100 17.355 4,32 (82.049) (19,60) (Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 35 -

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn đầu tư tín

dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù Ngân hàng

mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi ngành kinh tế, nhưng nhìn vào bảng 4 ta

thấy trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh số cho vay trên 80%. Do đây là lĩnh vực cho vay chủ

yếu của Ngân hàng, phù hợp với định hướng chung của Ngân hàng nông nghiệp

Việt Nam là tăng dần tỷ trọng trong cho vay nông nghiệp. Trong đó đặc biệt là

cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao trong cho vay đối với ngành nông

nghiệp (trên 70%), kế đến là ngành chăn nuôi, thủy hải sản.

050.000

100.000150.000200.000250.000300.000350.000400.000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Nông nghiệp

Thương nghiệp, dịchvụTiêu dùng

Khác

Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Ngành nông nghiệp:

Trong lĩnh vực này, NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đầu tư cho vay bao gồm các

loại chi phí: Trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua sắm công cụ, vật tư nông

nghiệp,…Năm 2006 doanh số cho vay đạt 358.022 triệu đồng chiếm tỷ trọng

89%. Năm 2007 là 363.584 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87%, tăng 5.562 triệu đồng

so với năm 2006, hay tăng 1,55% và 278.087 triệu đồng cho năm 2008 chiếm tỷ

trọng là 83%, giảm 85.497 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 23,52%.

Doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong năm 2007 tăng là do số hộ nông dân

đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Đa số nông dân trên địa bàn chăn

nuôi gà, heo, bò, cá...và trồng cây ăn quả. Các hộ nông dân vay để đầu tư thêm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 36 -

vào chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Nắm

bắt kịp thời nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên

doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Chính nhờ sự gia tăng đó

đã góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được

phát triển, phát triển nhanh lượng lương thực đảm bảo cho nhu cầu lương thực

trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Đồng thời còn giúp cho các hộ sản

xuất nông nghiệp trên địa bàn phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi cá và

nuôi heo. Tuy nhiên, trong năm 2007 dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng

xảy ra thường xuyên, giá cả một số hàng nông sản sụt giảm ảnh hưởng đến thu

nhập của các hộ nông dân, bà con không có nguồn thu khác để bù đắp, dẫn đến

nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng bị gián đoạn vì thế năm 2008 Ngân hàng hạn

chế cho vay đối với các đối tượng này.

Thương nghiệp, dịch vụ:

Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng ngày

càng tăng đặc biệt là ngành công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ. Nắm bắt kịp thời

nhu cầu đó Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các ngành này nên doanh số cho

vay các ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay tại chi

nhánh qua các năm chiếm từ 2%-5% và tăng liên tục trong 03 năm. Qua bảng 4 ta

thấy doanh số cho vay đối với ngành Thương nghiệp, dịch vụ qua 3 năm như sau:

Năm 2006 đạt 10.835 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,7%, sang năm 2007 đạt 18.001

triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,3%, tăng 7.167 triệu đồng so với năm 2006, tương

đương tăng 66,15%, năm 2008 đạt 19.421 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 5,77%,

tăng 1.420 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 7,89%. Nguyên nhân

tăng là do sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho ngành thương

nghiệp, dịch vụ mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất

lượng sản phẩm, đây là ngành nghề mang lại lợi nhuận tương đối cao đang thu hút

nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là ngành kinh doanh thương nghiệp và buôn

bán.

Tiêu dùng:

Bên cạnh cho vay sản xuất Nông nghiệp, Thương nghiệp, dịch vụ thì doanh số

cho vay tiêu dùng của Ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng khá cao (từ 3-5%) và tăng

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 37 -

mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 14.674 triệu đồng, năm 2007 tăng 15.699

triệu đồng tương đương tăng lên 1.052 triệu đồng đạt tỷ lệ 7,18% đến năm 2008

tiếp tục tăng 19.219 triệu đồng tương đương tăng 3.520 triệu đồng đạt tỷ lệ

22,42%. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên

nhu cầu tiêu dùng của họ ngày càng lớn như: phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân,

cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ

dùng trong gia đình, sữa chữa nhà….

Ngành khác:

Mấy năm gần đây Ngân hàng còn cho vay các đối tượng khác chủ yếu như là

cho vay xuất khẩu lao động nước ngoài, mua xà lan, mua sắm thêm máy móc thiết

bị phục vụ sản xuất,... trong đó chi phí mua xà lan là rất lớn nên khoản mục nay

cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2006 là 17.777

triệu đồng, năm 2007 là 21.350 triệu đồng tăng 3.574 triệu đồng so với năm 2006,

đến năm 2008 giảm còn 19.859 triệu đồng tương đương giảm 1.492 triệu đồng

với tỷ lệ 6,99% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các đối tượng vay vốn chủ

yếu là vay vốn trung và dài hạn nên các năm trước họ đã đầu tư và trả dần vào các

năm tiếp theo nên nhu cầu vốn bị giảm vào năm 2008.

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm cho

thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đảy mạnh công

tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục rườm rà gây phiền phức và mệt mỏi cho

khách hàng. Trong quá trình cho vay Ngân hàng có nhiều thuận lợi như: Nằm

ngay trung tâm huyện, không có Ngân hàng cạnh tranh nào khác trong địa bàn thị

trấn, mạng lưới giao dịch rộng, có các phòng giao dịch ở tuyến xã thuận tiện

đường đi cho khách hàng đến giao dịch....Vì thế mà doanh số cho vay của Ngân

hàng tăng liên tục qua các năm.

4.2.2. Doanh số thu nợ

Cùng với vấn đề doanh số cho vay thì công tác thu nợ là một vấn đề rất quan

trọng đòi hỏi chi nhánh phải quan tâm. Nó thể hiện rõ hơn khả năng thẩm định,

đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, nó phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt

động của Ngân hàng thể hiện qua sự biến động của doanh số thu nợ, khoản mục

này nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 38 -

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006

2007

2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Ngắn hạn 279.612 75,05 287.069 74,47 264.051 81,08 7.457 2,67 (23.018) (8,02)

Trung, dài hạn 92.951 24,95 98.438 25,53 61.599 18,92 5.487 5,90 (36.839) (37,42) Tổng 372.563 100 385.507 100 325.650 100 12.944 3,47 (59.857) (15,53)

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh số thu nợ qua 03 năm của

Ngân hàng tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ đạt

372.563 triệu đồng đến năm 2007 tăng lên 385.507 triệu đồng tương đương tăng

12.944 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 3,47% so với năm 2006, đến năm 2008 doanh

số thu nợ chỉ đạt 325.650 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 59.857 triệu đồng

tương đương giảm với tỷ lệ 15,53%. Nguyên nhân một phần là do năm 2008

Ngân hàng hạn chế cho vay nên doanh số cho vay giảm kéo theo doanh số thu nợ

của năm này giảm hơn so với năm 2007. Mặc khác, cũng do nguyên nhân giá cả

thị trường biến động liên tục làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Theo phân tích ở doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ

trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm

tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ, điều này là hợp lý. Doanh số thu nợ ngắn hạn

luôn chiếm tỷ trọng cao khoản trên 75% doanh số thu nợ, đây là khoản mục chủ

yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong những năm qua.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 39 -

050.000

100.000150.000200.000250.000300.000350.000400.000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Ngắn hạnTrung hạnTổng

Hình 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN

Nhìn vào hình trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng vào năm 2007

nhưng đến năm 2008 lại bị giảm sút. Cụ thể, năm 2006 thu nợ ngắn hạn được

279.612 triệu đồng chiếm tỷ trọng trên 75% đến năm 2007 thu được 287.069 triệu

đồng chiếm tỷ trọng 74% tăng 7.457 triệu đồng tương đương tỷ lệ 2,67% so với

năm 2006, năm 2008 chỉ còn 264.051 triệu đồng tương đương giảm 23.018 triệu

đồng tương ứng tỷ lệ giảm 8,02% so với năm 2007. Nhìn chung nếu xét theo cơ

cấu doanh số thu nợ thì thu nợ ngắn hạn năm 2008 tăng lên nhưng xét theo tốc độ

tăng trưởng qua các năm thì năm 2008 lại bị sụt giảm, nguyên nhân chính là do

năm 2008 Ngân hàng cho vay ít đi, hạn chế cho vay đối với khách hàng không có

uy tín, thường xuyên để nợ quá hạn. Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng

là rất tốt và có hiệu quả.

Xét về doanh số thu nợ trung và dài hạn thì cũng tăng giảm không ổn định,

khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng tương đối vì vậy cũng gây biến động đến tổng

doanh số thu nợ, năm 2006 thu được 92.951 triệu đồng đến năm 2007 thu được

98.438 triệu đồng tăng 5.487 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,9% so với năm

2006, đến năm 2008 chỉ thu được 61.599 triệu đồng giảm 36.839 triệu đồng so với

năm 2007 tương ứng tỷ lệ 37,42%. Doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm trong

năm 2008 một phần là do doanh số cho vay trung và dài hạn có giảm trong năm

2008 và những món vay trung và dài hạn chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng như

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 40 -

xây dựng, sửa chữa nhà, làm đường dây điện… không có đầu tư sản xuất thu hồi

vốn nên việc thu nợ đến hạn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy có khách hàng không

trả nợ hay chỉ đóng lãi, nợ gốc xin gia hạn dẫn đến không thu được nợ.

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Để xét rõ hơn về tình hình biến động doanh số thu nợ ta đi phân tích doanh số

cho vay theo ngành kinh tế.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

- 41 -

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Nông nghiệp 334.562 89,8 340.788 88,4 269.052 82,6 6.227 1,86 (71.736) (21,05) Trồng trọt 299.168 89,4 301.081 88,3 239.060 88,9 1.913 0,64 (62.021) (20,60) Chăn nuôi 20.118 6,0 21.588 6,3 19.539 7,3 1.470 7,31 (2.049) (9,49) Thủy, hải sản 15.275 4,6 18.119 5,3 10.453 3,9 2.844 18,62 (7.665) (42,31) Thương nghiệp, dịch vụ 9.687 2,6 9.252 2,4 18.790 5,8 (434) (4,49) 9.538 103,09 Tiêu dùng 12.667 3,4 13.878 3,6 18.595 5,7 1.211 9,56 4.716 33,98 Khác 15.648 4,2 21.588 5,6 19.213 5,9 5.941 37,97 (2.375) (11,0)

Tổng 372.563 100 385.507 100 325.650 100 12.944 3,47 (59.857) (15,53) (Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 42 -

050.000

100.000150.000200.000250.000300.000350.000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Nông nghiệpThương nghiệpTiêu dùngKhác

Hình 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Nông nghiệp:

Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng không ổn định, còn

về mặt cơ cấu thì giảm liên tục qua 03 năm. Cụ thể, năm 2006 thu được 334.562

triệu đồng chiếm tỷ lệ 89,8% trong tổng doanh số, năm 2007 thu được 340.788

triệu đồng giảm còn 88,4% và tăng nhẹ so với năm 2006 là 6.227 triệu đồng

tương đương tăng 1,86%, năm 2008 chỉ thu được 269.052 triệu đồng giảm 71.736

triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 21,05% so với năm 2007. Nguyên nhân là do

trong năm 2008 doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm dẫn đến doanh số thu

nợ cũng giảm theo, mặc khác do biến động kinh tế thế giới nông sản, thủy sản của

việt Nam không xuất khẩu được, người dân bị ép giá nên không bán được hoặc

bán được với giá rẻ không đủ tiền để trả nợ cho Ngân hàng.

Thương nghiệp, dịch vụ

Năm 2007 cơ cấu thu nợ của Ngành thương nghiệp, dịch vụ giảm 0,2% đến

năm 2008 tăng lên 3,4% so với năm 2007. Còn xét về tốc độ tăng qua các năm thì

biến động không ổn định. Năm 2006 thu được 9.687 triệu đồng, năm 2007 thu

được 9.252 triệu đồng giảm 434 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 4,49% so với

năm 2006, năm 2008 thu nợ tăng mạnh được 18.790 triệu đồng tăng 9.538 triệu

đồng về tỷ lệ tăng 103,09% so với năm 2007. Doanh số tăng nhanh như vậy là do

Huyện đầu tư nâng cấp và phát triển chợ, mở rộng thị trường hàng hóa đến các

khu lân cận, có các chính sách ưu đãi về thuế, kêu gọi đầu tư và Ngân hàng đã

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 43 -

chấp hành theo chủ trương của Huyện là tăng doanh số cho vay đối với các ngành

thương mại, dịch vụ trong năm 2007 nên đến năm 2008 Ngân hàng bắt đầu thu nợ

đối với các đối tượng này dẫn đến doanh số thu nợ tăng mạnh vào năm 2008. Mặc

khác, hiện nay trong huyện các ngành thương mại dịch vụ là những ngành hoạt

động thu hút nhiều sự đầu tư hơn so với các ngành khác, nhất là trong điều kiện

kinh tế khó khăn như hiện nay, mặc dù lợi nhuận có giảm nhưng vẫn đảm bảo

được khả năng trả nợ Ngân hàng, các khu du lịch sinh thái vườn ngày càng thu

hút được nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

Tiêu dùng

Doanh số thu nợ lĩnh vực tiêu dùng cũng rất khả quan tăng liên tục trong 03

năm cả về tỷ trọng lẫn tốc độ phát triển. Cụ thể, năm 2006 thu được 12.667 triệu

đồng chiếm tỷ trọng 3,4% năm 2007 thu được 13.878 triệu đồng tăng tỷ trọng lên

3.6% tăng so với năm 2006 là 1.211 triệu đồng tương đương tỷ lệ 9,56%, năm

2008 đạt 18.595 triệu đồng tăng tỷ trọng 5.7% tăng 4.716 triệu đồng tương đương

tăng tỷ lệ 33.98%. Nguyên nhân tăng là do trong 02 năm 2007, 2008 doanh số cho

vay của Ngân hàng trong lĩnh vực tiêu dùng tăng liên tục, như vay xây nhà, sửa

chửa nhà, mua sắm phương tiện đi lại....

Ngành khác

Ngân hàng cho vay các đối tượng như xuất khẩu lao động sang nước ngoài,

mua xà lan, cà cuốc.... tăng mạnh trong năm 2007, đến kì thu nợ các đối tượng

này trả nợ khá tốt trong năm nhưng đến năm 2008 doanh số thu nợ bị sụt giảm.

Cụ thể, năm 2006 thu được 15.648 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,2%, năm 2007 thu

được 21.588 triệu đồng tăng 5.941 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 37,97% chiếm tỷ

trọng 5,6%, đến năm 2008 chỉ thu được 19.213 triệu đồng giảm so với năm 2007

là 2.375 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 11% nhưng xét về tỷ trọng thì tăng lên

5,9%. Ta thấy năm 2007 doanh số thu nợ tăng mạnh hơn doanh số cho vay

(73%/35%) nhưng năm 2008 doanh số thu nợ lại giảm mạnh hơn doanh số cho

vay (27%/12%). Nguyên nhân là do trong năm 2007 các đối tượng này đã vay

vốn trước đó nên trả nợ và những năm tiếp theo, đến năm 2008 do nền kinh tế thế

giới biến động liên tục các đối tượng xuất khẩu sang nước ngoài một số lao động

bị trả về nước một số khác không tìm được việc làm giống như hợp đồng nên khả

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 44 -

năng thu nợ của Ngân hàng bị giảm sút, mặc dù đã giới hạn doanh số cho vay đối

với các đối tượng này.

4.2.3. Doanh số dư nợ

4.2.3.1. Doanh số dư nợ theo thời hạn

Bảng 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Ngắn hạn 161.817 63,87 199.706 69,71 204.923 68,90 37.889 23,41 5.217 2,61

Trung, dài hạn 91.538 36,13 86.777 30,29 92.496 31,10 (4.761) (5,20) 5.719 6,59 Tổng 253.355 100 286.483 100 297.419 100 33.128 13,08 10.936 3,82

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm

thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả

do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá

hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý

nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của Ngân hàng,

do đó chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Trà Ôn luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các

năm. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời

điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ

khách hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 45 -

0

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

300.000Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Ngắn hạnTrung và dài hạnTổng

Hình 7: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN

Xét về tổng doanh số dư nợ qua 03 năm của Ngân hàng đều tăng tuy nhiên

vào năm 2008 tăng với tốc độ ít hơn so với năm 2007/2006. Cụ thể, năm 2006 dư

nợ là 253.355 triệu đồng, năm 2007 được 286.483 triệu đồng tăng 33.128 triệu

đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ 13,08%, năm 2008 dư nợ là 297.419 triệu

đồng tăng 10.936 triệu đồng tương đương tỷ lệ 3,82% so với năm 2007. Nhìn

chung doanh số dư nợ của Ngân hàng qua 03 năm đều tăng. Cho thấy quy mô

hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Mặc khác, do năm 2007

doanh số cho vay và doanh số thu nợ tuy có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số

thu nợ chậm hơn làm cho dư nợ của năm 2007 tăng lên và đến năm 2008 tốc độ

tăng của doanh số thu nợ cũng chậm hơn. Trong đó doanh số dư nợ ngắn hạn

chiếm tỷ trọng trên 60% và tăng liên tục qua các năm, năm 2006 dư nợ là 161.817

triệu đồng chiếm tỷ trọng 63,87%, năm 2007 dư nợ tăng lên 199.706 triệu đồng

chiếm tỷ trọng 69,71% tương đương tăng 37.889 triệu đồng về tỷ lệ là tăng

23,41% so với năm 2006, năm 2008 dư nợ là 204.923 triệu đồng giảm về tỷ trọng

(68,9%) nhưng tăng so với năm 2007 là 5.217 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 2,61%.

Nguyên nhân là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ của cả năm 2007 giảm

dẫn đến dư nợ năm 2007 tăng lên, đến năm 2008 doanh số dư nợ tăng nhưng tăng

ít do năm 2008 doanh số thu nợ giảm ít hơn doanh số cho vay mặc dù cộng dồn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 46 -

thêm doanh số dư nợ cuối năm 2007 chuyển sang. Xét về dư nợ trung và dài hạn

thì năm 2007 giảm so với năm 2006 là 4.761 triệu đồng tương đương tỷ lệ 5,2%,

đến năm 2008 doanh số dư nợ lại tăng lên 5.719 triệu đồng tương ứng tỷ lệ

6,59%. Qua phân tích trên cho thấy Ngân hàng cho vay các đối tượng vay vốn

ngắn hạn hiệu quả hơn các đối tượng vay vốn trung và dài hạn do các đối tượng

vay vốn trung và dài hạn thường vay với số vốn lớn và trả theo phương thức từng

lần và do vốn đầu tư lớn nên khi phương án sản xuất gặp khó khăn thì họ sẽ

không đủ khả năng trả nợ được cho Ngân hàng đúng hạn, nhất là trong điều kiện

kinh tế khó khăn như hiện nay chủ yếu là các hộ vay kinh tế tổng hợp, mua sắm

các thiết bị sản xuất có vốn cao như xà lan, cà cuốc....

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

- 47 -

4.2.3.2. Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế

Bảng 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Nông nghiệp 223.966 88,40 246.762 86,13 255.797 86,01 22.796 10,18 9.035 3,66 Trồng trọt 204.204 91,18 229.282 92,92 237.310 92,77 25.078 12,28 8.028 3,50 Chăn nuôi 13.681 6,11 16.374 6,64 17.030 6,66 2.693 19,68 656 4,01 Thủy, hải sản 6.081 2,71 1.107 0,45 1.458 0,57 (5.221) (85,87) 1.044 121,48 Thương nghiệp, dịch vụ 7.094 2,80 15.843 5,53 16.474 5,54 8.749 123,33 631 3,98 Tiêu dùng 8.614 3,40 10.435 3,64 11.059 3,72 1.929 22,39 5.964 56,57 Khác 13.681 5,40 13.443 4,69 14.088 4,74 13.134 259,74 9.976 35,05

Tổng 253.355 100 286.483 100 297.419 100 33.128 13,08 10.936 3,82 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 48 -

050.000

100.000150.000200.000250.000300.000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Nông nghiệpThương nghiệp, dvụTiêu dùngKhác

Hình 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Qua hình 8 ta thấy dư nợ của các ngành kinh tế tăng liên tục qua các năm.

Trong đó dư nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng

trên 86% và giảm dần qua 03 năm đặc biệt là dư nợ trong ngành trồng trọt

(chiếm trên 80% dư nợ ngành nông nghiệp) vì đây là một trong những đối tượng

chủ yếu mà Ngân hàng đã cho vay với số lượng khá lớn và đây chính là khách

hàng truyền thống của Ngân hàng. Cụ thể như sau: Năm 2006 dư nợ ngành nông

nghiệp là 223.966 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 88,4%. Sang năm 2007 dư nợ là

246.762 triệu đồng, tăng 22.796 triệu đồng tương đương tăng 10,18% so với năm

2006, với tỷ trọng là 86,13%. Đến năm 2008 dư nợ của ngành nông nghiệp là

255.797 triệu đồng, tăng 9.035 triệu đồng so với năm 2007, tương đương giảm

3,66%, nhưng tỷ trọng thì giảm xuống còn 86,01%. Ta thấy, xét về tỷ trọng thì

dư nợ ngành nông nghiệp giảm liên tục qua 03 năm nhưng xét theo tốc độ tăng

trưởng thì tăng. Do năm 2006 các hộ nông dân mở rộng thêm quy mô sản xuất và

ngành nông nghiệp lâu nay vẫn là khách hàng truyền thống cho vay của Ngân

hàng vì vậy mà Ngân hàng luôn giữ cho tổng dư nợ trong ngành này cao, năm

2007, 2008 dư nợ đều tăng nhưng tăng ít và tỷ trọng trong tổng dư nợ của ngành

này giảm xuống do trong năm Ngân hàng hạn chế cho vay đối với các hộ nông

dân làm ăn không hiệu quả, có nợ quá hạn trên 06 tháng, không có dự án sản xuất

kinh doanh khả quan, tăng vốn cho vay đối với các ngành khác.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 60: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 49 -

Đối với ngành thương nghiệp và dịch vụ thì dư nợ tăng liên tục qua 03 năm.

Cụ thể, năm 2006 dư nợ là 7.094 triệu đồng, năm 2007 là 15.843 triệu đồng tăng

8.749 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 123,33% so với năm 2006. Ta thấy

doanh số dư nợ của năm 2007 là rất cao là do năm 2007 doanh số cho vay tăng

trên 60%. Đến năm 2008 dư nợ là 16.474 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 631

triệu đồng tương ứng tỷ lệ 3,98%, trong năm này doanh số dư nợ tăng nhẹ do

năm 2008 công tác thu nợ đạt hiệu quả cao tăng trên 103%. Ta thấy, trong năm

Ngân hàng mở rộng quy mô cho vay đối với các đối tượng này.

Dư nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng cũng tăng liên tục qua 03 năm. Cụ thể, năm

2006 đạt 8.614 triệu đồng đến năm 2007 đạt 10.435 triệu đồng tăng 1.821 triệu

đồng tương ứng tỷ lệ 21,14% so với năm 2006, năm 2008 tăng nhẹ lên 11.059

triệu đồng tăng so với năm 2007 là 624 triệu đồng tương đương tỷ lệ 5,98%. Ta

thấy, dư nợ của ngành tiêu dùng cũng tăng qua các năm do các đối tượng này là

khách hàng có uy tín không để nợ quá hạn quá lâu, trả nợ mau lẹ nên Ngân hàng

tăng doanh số cho vay đối với các đối tượng này. Mặc khác, do nhu cầu tiêu

dùng cầu tiêu dùng của người dân ngày càng phát triển nên họ sẵn sàng vay vốn

Ngân hàng để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Các đối tượng vay vốn khác như: Vay xuất khẩu lao động, mua xà lan, cà

cuốc,... Dư nợ tăng giảm không ổn định qua các năm, năm 2006 dư 13.681 triệu

đồng, năm 2007 giảm xuống còn 13.443 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 238

triệu đồng tương đương tỷ lệ là 1,74%. Nguyên nhân là do trong năm doanh số

cho vay tăng và doanh số thu nợ trong năm này cũng tăng nhưng với tốc độ cao

hơn chứng tỏ ngành này làm ăn rất có hiệu quả. Đến năm 2008 dư nợ tăng lên

14.088 triệu đồng tương đương tăng 645 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ

4,8% do công tác thu nợ trong năm 2008 bị giảm do các đối tượng này làm ăn

không được hiệu quả cho lắm, cụ thể các đối tượng vay xuất khẩu lao động

không tìm được việc làm tốt như trong hợp đồng hoặc bị thất nghiệp, còn các đối

tượng mua xà lan, cà cuốc một phần do vốn quá lớn một phần do trong năm

không ai thuê họ hoặc thuê chịu nên không tìm được nguồn thu trả nợ Ngân hàng

dẫn đến dư nợ tăng.

Nhìn chung, dư nợ qua 3 năm tại Ngân hàng chỉ có dư nợ ngành nông nghiệp

và thương nghiệp dịch vụ luôn tăng, dư nợ các ngành khác biến động không ổn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 61: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 50 -

định. Nguyên nhân là do doanh số cho vay một số ngành trong năm 2007 giảm

dẫn đến dư nợ giảm. Nhưng tổng dư nợ qua các năm đều tăng do năm 2007 Ngân

hàng tăng những món vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa

phương. Có được điều đó là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu

như thực hiện tốt chính sách ưu đãi về vốn, đa dạng hoá đối tượng cho vay. Mặt

khác, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mà

chi nhánh có thể có với khả năng của mình nên hoạt động kinh doanh của chi

nhánh từng bước tăng trưởng một cách ổn định trong bối cảnh cạnh tranh giữa

các Ngân hàng thương mại hiện nay.

4.2.4. Doanh số nợ xấu

Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được chi

nhánh đặt lên hàng đầu. Nhìn chung khách hàng có quan hệ tín dụng với chi

nhánh làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta

đang trong quá trình chuyển đổi nên tác động rất lớn đến hoạt động của Ngân

hàng, mặt khác giá cả hàng hoá luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho

nông dân, đặt biệt là đầu ra của hàng nông sản, thuỷ sản còn quá bấp bênh làm

ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng

đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng

cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để

hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với

nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Nợ xấu theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 thì

nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, là những khoản nợ đã

đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển

sang các nhóm nợ xấu. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn

trong việc duy trì và mở rộng tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng

phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 62: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 51 -

4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn

Bảng 9: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch

2008/2007 Số

tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Tỷ lệ

% Ngắn hạn 1.364 58,45 1.045 61,85 1.585 64,82 (320) (23,43) 540 51,71

Trung, dài hạn 970 41,55 644 38,15 860 35,18 (325) (33,56) 216 33,49

Tổng 2.334 100 1.689 100 2.445 100 (645) (27,63) 756 44,76 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

Nhìn vào bảng 10 ta thấy doanh số nợ xấu của NHN0&PTNT huyện Trà Ôn

biến động không ổn định. Cụ thể, năm 2006 nợ xấu là 2.334 triệu đồng, năm 2007

giảm còn 1.689 triệu đồng tương đương giảm 645 triệu đồng so với năm 2006 với

tỷ lệ là 27,63% đến năm 2008 lại tăng lên là 2.445 triệu đồng tương đương tăng

756 triệu đồng về tỷ lệ tăng 44,76% so với năm 2007.

0

500

1000

1500

2000

2500Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Ngắn hạnTrung, dài hạnTổng

Hình 9: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 63: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 52 -

Trong đó nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng nợ xấu và

tăng giảm không ổn định qua 3 năm, giảm trong năm 2007 và tăng trong năm

2008, và nợ xấu trung, dài hạn cũng tăng giảm không ổn định qua 3 năm, nguyên

nhân là do năm 2008 khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khối lượng

thanh toán hợp đồng chậm, giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn

biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo

theo sự trễ nãi trong việc trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên do những năm qua Ngân

hàng cũng đã thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra, theo dõi

việc sử dụng vốn vay của khách hàng để hạn chế nợ xấu.

Xét về tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn tăng liên tục qua 03 năm, còn nợ xấu trung

và dài hạn thì giảm liên tục. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh có thể là do trong công

tác thẩm định cho vay ngắn hạn trong những năm trước còn chủ quan, thực hiện

đơn giản nên phát sinh nợ xấu ngắn hạn cao. Một phần là do phía người vay gặp

rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ

xấu tăng. Những món vay nợ trung hạn với thời gian dài hơn thường chứa đựng

nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên với lượng nợ xấu thấp như vậy cũng không làm ảnh

hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng đã đề ra.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 64: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

- 53 -

4.2.4.2. Nợ xấu theo ngành kinh tế

Bảng 10: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền Tỷ lệ

% Số

tiền Tỷ lệ

% Số tiền

Tỷ lệ % Số tiền

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

Nông nghiệp 1.951 83,58 1.385 81,99 1.934 79,10 (566) (29,01) 549 39,64 Trồng trọt 1.760 90,21 1.217 87,87 1.743 90,12 (543) (30,85) 526 43,22 Chăn nuôi 122 6,25 100 7,22 142 7,34 (22) (18,07) 42 42 Thủy, hải sản 68 3,49 68 4,91 49 2,53 (0,15) (0,22) (19) (28,07) Thương nghiệp, dịch vụ 142 6,07 85 5,03 137 5,61 (57) (40,03) 52 61,45 Tiêu dùng 91 3,90 95 5,62 135 5,51 3,9 4,28 40 41,93 Khác 151 6,45 124 7,36 239 9,78 (26) (32,03) 115 141,01

Tổng 2.334 100 1.689 100 2.445 100 (645) (27,63) 756 44,76 (Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 65: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 54 -

0200400600800

100012001400160018002000

Triệu đồng

2006 2007 2008 Năm

Nông nghiệpThương nghiệp, dvụTiêu dùngKhác

Hình 10: DOANH SỐ NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03 NĂM

Nhìn vào hình trên ta thấy doanh số nợ xấu theo các ngành cũng tăng giảm

không ổn định qua 03 năm. Trong đó ngành nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ

trọng cao khoảng 80% nhưng cũng giảm liên tục, cụ thể năm 2006 nợ xấu là

1.951 triệu đồng với tỷ trọng 83,58%, năm 2007 là 1.385 triệu đồng giảm 566

triệu đồng tương đương tỷ lệ 29,01% so với năm 2006 và tỷ trọng cũng giảm còn

81,99% đến năm 2008 nợ xấu tăng lên 1.934 triệu đồng tăng 549 triệu đồng về tỷ

lệ tăng 39,64 triệu đồng so với năm 2007 nhưng về tỷ trọng lại tiếp tục giảm còn

79,1%. Nguyên nhân nợ xấu tăng vào năm 2008 là do trong năm tình hình thiên

tai dịch bệnh đang lan rộng trên địa bàn huyện mặc khác, giá nông sản cũng giảm

mạnh nên lợi nhuận của nông dân giảm làm mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng

làm cho nợ xấu tăng lên. Những năm gần đây tình hình diễn biến dịch cúm gia

cầm, bệnh lỡ mồm long móng ở gia súc xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ của khách hàng, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu

quả, một số hộ kinh doanh đầu tư vốn cố định, chưa phát huy hiệu quả do sản

phẩm làm ra bị cạnh tranh, phải gia hạn - điều chỉnh nhiều lần.

Ngành thương nghiệp và dịch vụ cũng tăng giảm không ổn định. Năm 2006

giảm được 40,03% tức là giảm 57 triệu đồng so với năm 2006 đến năm 2008 lại

tiếp tục tăng lên 52 triệu đồng tương đương tỷ lệ 61,45%. Nguyên nhân là do

trong năm 2008 nền kinh tế gặp khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 66: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 55 -

động của các nhà doanh nghiệp, ngành dịch vụ cũng gặp khó khăn do lượng

khách du lịch bị giảm sút.

Ngành tiêu dùng thì tăng liên tục qua 03 năm do đây là lĩnh vực đầu tư không

sinh lời của người đi vay, và họ trả nợ bằng tiền tích lũy qua các năm nên nợ quá

hạn thường ở mức cao.

Cho vay lĩnh vực khác thì giảm vào năm 2007 là 26 triệu đồng tương ứng

32,03% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại tăng mạnh đột biến lên đến

115 triệu đồng tức 141,01% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do những

lĩnh này vay với vốn lớn nên khi gặp khó khăn trong kinh doanh thì sẽ không có

khả năng trả nợ dẫn đến gia hạn nợ và nợ xấu lại tiếp tục tăng cao.

Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tình trạng tồn tại nợ xấu là không

thể tránh khỏi, mức nợ xấu quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng vì

nó làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng tùy theo

qui mô và tình hình vốn của từng Ngân hàng mà nợ xấu sẽ phát sinh mức rủi ro

khác nhau và Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên làm sao cho chỉ số nợ xấu

trên tổng dư nợ không vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 67: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 56 -

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG

Trong thời gian qua, chi nhánh luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được đề ra

nhất là nhiệm vụ sử dụng vốn nhờ được sử hỗ trợ kịp thời của các phòng ban

nghiệp vụ, bám sát đường lối chủ trương chính sách phát triển kinh tế trên địa

bàn, chủ động lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư, chủ động làm

việc với các doanh nghiệp để nắm bắt kế hoạch xây dựng, mở rộng thị phần trọng

tâm, để mở rộng hoạt động sử dụng vốn, đồng thời giữ vững các khách hàng

truyền thống tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên

địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải

đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau:

Bảng 11: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA

NĂM (2006-2008)

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Năm 2006 2007 2008

Vốn huy động Triệu đồng 156147 206324 300.150 Doanh số cho vay Triệu đồng 401280 418.635 336.586 Doanh số thu nợ Triệu đồng 372563 385507 325.650 Dư nợ tín dụng Triệu đồng 253355 286.483 297.419 Hệ số thu nợ % 92,84 92,09 96,75 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 2,08 1,21 1,22 Nợ xấu trên tổng dư nợ % 0,92 0,67 0,82 Dư nợ trên vốn huy động Lần 1,62 1,39 0,99 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,48 1,43 1,12

(Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0&PTNT huyện Trà Ôn)

Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ năm 2006 là 92,84%; năm 2007 là 92,09%;

năm 2008 là 96,75%. Hệ số thu nợ qua ba năm không ổn định năm 2006 giảm

xuống, nhưng sang năm 2008 hệ số này lại tăng lên. Nguyên nhân trong năm

2008 tăng lên là do chi nhánh làm tốt công tác thu nợ đến hạn mặc dù trong năm

doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm hơn so với năm 2007 nhưng xét theo

tỷ lệ hai doanh số này thì tăng mạnh so với hai năm trước, trong năm này do điều

kiện tự nhiên thuận lợi, một số ngành nghề làm ăn có lời nên đã trả nợ trước hạn.

Bên cạnh đó cũng nhờ trình độ của cán bộ trong công tác thẩm định trước khi

cho vay và đôn đốc khách hàng trả tiền khi đến hạn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 68: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 57 -

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Đây là chỉ số quan trọng đo lường chất

lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp

cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Năm 2006, chỉ số này là 2,08% sang năm 2007 giảm xuống còn 1,21% đến

năm 2008 tăng nhẹ lên 1,22%. Ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng

ngày càng giảm, cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng cao, hoạt

động cho vay của Ngân hàng là có hiệu quả.

Nợ xấu trên tổng dư nợ: Đây cũng là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác

thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín

dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách

hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ

cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là dưới 5%.

Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 5% thì hoạt động tín dụng

của Ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng tốt.

Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT huyện Trà Ôn trong 3 năm qua như sau:

Năm 2006 tỷ lệ này là 0,92% sang năm 2007 giảm xuống còn 0,67% và năm

2008 tăng lên 0,82%. Tình hình nợ xấu của chi nhánh được đánh giá là tốt và có

xu hướng giảm qua các năm, tuy năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng vẫn thấp

hơn so với năm 2006, do trong năm 2008 doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm

mạnh dẫn tới nợ xấu cũng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ này là thấp và rất an toàn.

Qua đó cho thấy Ngân hàng ngày càng trở thành người bạn đồng hành đáng tin

cậy của nông dân trong việc cung cấp, đáp ứng yêu cầu về vốn cho sản xuất, góp

phần phát triển kinh tế tại địa phương.

Tổng dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn.

Ta có:

+ Năm 2006 tỷ số này là 1,62 tức trong 1,62 đồng vốn Ngân hàng cho vay

thì có 1 đồng là vốn huy động.

+ Năm 2007 tỷ số này là 1,39 tức trong 1,39 đồng vốn Ngân hàng cho vay

thì có 1 đồng là vốn huy động. Tỷ số này giảm so với năm 2006 do năm 2006

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 69: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 58 -

vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và dư nợ năm này cao

nên tỷ số này cao, mặc dù dư nợ năm 2007 tăng nhưng vốn huy động 2007 tăng

với tốc độ nhanh hơn nên tỷ số này giảm.

+ Năm 2008 tỷ số này là 0,99 tức trong 0,99 đồng vốn Ngân hàng cho vay

thì có 1 đồng là vốn huy động. Tỷ số năm 2008 giảm 0,4 so với năm 2007 cũng

giống như trường hợp trên, trong năm này vốn huy động và dư nợ đều tăng

nhưng nhưng vốn huy động năm này tăng quá nhanh làm cho tỷ số này giảm

mạnh.

Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với

tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động.

Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không

hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng

gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách

có hiệu quả đồng vốn huy động được.

Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển

của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn

chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt. Nhìn chung, vòng quay

vốn tín dụng của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn qua 3 năm đều giảm. Cụ thể, năm

2006 quay được 1,48 vòng, năm 2007 giảm xuống còn 1,43 vòng, đến năm 2008

tiếp tục giảm còn 1,12 vòng. Nguyên nhân là do trong năm 2008 dư nợ cho vay

tăng 291.951 triệu đồng nhưng doanh số thu nợ giảm 325.650 triệu đồng (do

doanh số cho vay năm 2007 giảm còn 336.586 triệu đồng). Mặc khác,

NHNo&PTNT huyện Trà Ôn cho vay chủ yếu là ngắn hạn (12 tháng), đầu tư vốn

trung và dài hạn hàng năm có tăng trưởng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Mặc khác,

vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ngày càng giảm là do công tác thu nợ của

Ngân hàng chưa được hiệu quả cho lắm làm cho vốn của Ngân hàng bị ứ đọng.

Nhìn chung, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng có chiều hướng tốt

thể hiện qua các chỉ tiêu: Dư nợ tăng qua các năm, nợ xấu trên tổng dư nợ giảm,

tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng còn thấp Ngân hàng chưa tối đa hóa được lợi

nhuận trên các đồng vốn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 70: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 59 -

CHƯƠNG 5:

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

5.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI

NHN0&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN.

5.1.1. Nhu cầu vốn vay tại Ngân hàng

Bảng 12: NHU CẦU VỐN VAY CỦA KHÁCH HÀNG

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu điều tra 2009)

Số tiền vay trung bình của khách hàng là 16.390.000 đồng, độ lệch chuẩn là

16.949.000 đồng cho thấy có sự chênh lệch khá cao trong mức tiền đi vay của hộ.

Hộ có tiền vay thấp nhất là 2.000.000 đồng. Trường hợp vay này thường rơi vào các

hộ đi vay nhỏ lẻ để phục vụ cho việc tiêu dùng hàng ngày, hoặc chăn nuôi và họ

thường có diện tích đất thế chấp ít nên không được vay nhiều. Hộ có mức vay cao

nhất là 100.000.000 đồng. Những hộ có mức vay cao như thế này thường là đầu tư

vào mục đích kinh doanh, kinh tế tổng hợp, mua Xà lan... vì hình thức sản xuất này

đòi hỏi chi phí rất lớn.

Số tiền vay ngân hàng

Số mẫu 50

Thấp nhất 2

Cao nhất 100

Trung bình 16,39

Sai số chuẩn 2,397

Độ lêch chuẩn 16,949

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 71: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 60 -

5.1.2. Tỷ lệ vốn vay trong tổng nhu cầu vốn của khách hàng

Bảng 13: TỶ LỆ VỐN VAY TRONG TỔNG NHU CẦU VỐN

Tỷ lệ (%) Tần số Phần trăm

Phần trăm hợp lý

Phần trăm tích lũy

20-39 8 16 16 16

40-59 12 24 24 40

60-79 14 28 28 68

80-90 14 28 28 96

91-100 2 4 4 100

Tổng 50 100 100

(Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu điều tra 2009)

Ta thấy lượng vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nhu cầu vốn của

khách hàng có đến 28 hộ trong tổng 50 hộ điều tra sử dụng nguồn vốn vay để sản

xuất kinh doanh chiếm từ 60-90% trong tổng nhu cầu vốn của mình, nghĩa là vốn

tự có của họ tham gia vào sản xuất rất ít. Điều này mang tính rủi ro rất cao vì nếu

sản xuất kinh doanh của các hộ này gặp khó khăn thì sẽ mất khả năng trả nợ cho

Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. Mặc khác, nguồn vốn sử dụng của họ chủ yếu là

vốn vay thì sẽ làm tăng thêm chi phí làm giảm lợi nhuận.

5.1.3. Nguồn thông tin để tiếp cận với Ngân hàng

Bảng 14: NGUỒN THÔNG TIN VAY

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm (%)

Từ chính quyền địa phương 20 40 Từ cán bộ tín dụng vay 1 2 Người thân giới thiệu 13 26 Qua quảng cáo 1 2 Tự tìm đến Ngân hàng 15 30

Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu điều tra 2009)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 72: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 61 -

Kết quả từ bảng trên cho thấy nguồn thông tin chủ yếu đê các hộ này biết đến

Ngân hàng là từ chính quyền địa phương chiếm 40%, 30% tự tìm đến Ngân hàng

để giao dịch, kế đến là do người thân giới thiệu là 26%, qua quảng cáo và qua

cán bộ tín dụng giới thiệu là rất ít chiếm 2%. Qua đó cho thấy, hoạt động của

Ngân hàng được chính quyền địa phương hỗ trợ rất nhiều như giới thiệu, hướng

dẫn cho nông dân đến vay vốn tại Ngân hàng nhất là ở những địa bàn xa xôi khó

khăn đi lại để giao dịch với Ngân hàng. Các hộ ở gần Ngân hàng thì họ tự tìm

đến để giao dịch do đây là Ngân hàng có uy tín và quen thuộc.

5.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI VAY VỐN TẠI

NGÂN HÀNG

5.2.1. Những tiêu chí mà khách hàng lựa chọn vay tại Ngân hàng

Bảng 15: TIÊU CHÍ LỰA CHỌN KHI VAY

(Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu điều tra 2009)

Qua bảng trên cho thấy kết quả thu thập được như sau:

- Có 84% khách hàng được phỏng vấn đều cho rằng do Ngân hàng ở gần

nhà, thuận tiện đi lại là nhân tố quan trọng nhất để quyết định vay tại Ngân hàng

này. Điều này cũng hợp lý và dễ giải thích, tất cả các khách hàng đi vay đều là

những hộ sống trong địa bàn Huyện, họ thiếu vốn để sản xuất kinh doanh thì đến

Ngân hàng tại địa bàn của mình để giao dịch, đa số các hộ vay vốn này đều là

nông dân nên họ ngại đi xa, ngại tiếp xúc. Mặc khác, trong địa bàn huyện không

có Ngân hàng nào khác muốn vay ở Ngân hàng khác thì phải lên Tỉnh nên các

khách hàng vay vốn ít sẽ không đi để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Uy tín của Ngân hàng 0 0 Lãi suất phù hợp 3 6 Đã vay nhiều lần ở Ngân hàng 5 10 Thủ tục đơn giản 0 0 Gần nhà, thuận tiện đi lại 42 84 Phong cách phục vụ tốt 0 0 Có nhiều chính sách ưu đãi 0 0 Tổng 50 100

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 73: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 62 -

- 10% khách hàng cho rằng do đã vay ở đây nhiều lần nên sẽ tiếp tục vay để

tiết kiệm thời gian, dễ dàng lập hồ sơ hơn.

- Với 6% khác cho rằng quyết định vay ở Ngân hàng này là do lãi suất ở đây

thấp hơn so với các Ngân hàng khác. Các khách hàng này chủ yếu là các doanh

nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên cân nhắc rất nhiều về mặt chi phí lãi

vay.

Còn các chỉ tiêu như: Uy tín của Ngân hàng, thủ tục, phong cách phục vụ, các

chính sách ưu đãi thì không được các khách hàng này chọn khi quyết định đến

giao dịch với NHN0&PTNT Huyện Trà Ôn. Họ cho rằng đây không phải là yếu

tố chính để quyết định đến Ngân hàng giao dịch.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 74: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

- 63 -

5.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Bảng 16: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

(Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu điều tra 2009)

STT Chỉ tiêu

Hoàn toàn không hài lòng

Hơi hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % 1 Thủ tục xin vay 2 4 3 6 14 28 9 18 22 44 2 Mức lãi suất 0 0 9 18 12 24 14 28 15 30 3 Thời hạn vay 0 0 3 6 15 30 13 26 19 38 4 Cách thức trả nợ 0 0 2 4 7 14 25 50 16 32 5 Phong cách phục vụ của nhân viên 0 0 0 0 24 48 24 48 2 4 6 Thời gian thực hiện các giao dịch 1 2 7 14 20 40 22 44 0 0 7 Chính sách ưu đãi khi vay 5 10 6 12 14 28 19 38 6 12

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 75: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 64 -

Thủ tục vay

4% 6%

28%

18%

44%

05

1015202530354045%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hàilòng

Rất hàilòng

Hình 11: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỦ TỤC VAY TẠI NHN0&PTNT

HUYỆN TRÀ ÔN

Nhận xét về thủ tục cho vay của Ngân hàng có 2 trong 50 người hoàn toàn

không hài lòng chiếm 4%, 3 người với tỷ lệ 6% hơi hài lòng, 14 người chiếm

28% bình thường không có phàn nàn, 9 người tương ứng 18% hài lòng và có đến

22 người trong 50 người rất hài lòng về thủ tục cho vay của Ngân hàng chiếm tỷ

lệ 44%. Cho thấy thủ tục cho vay của Ngân hàng là tương đối đơn giản, nhưng

còn một số khách hàng không biết cách viết hồ sơ hoặc do không biết chữ nên

không viết được, một số khác do phải có chứng thực của chính quyền địa ph ương

nên họ thường gặp gắt rối trong thủ tục này như thiếu chứng thực, chữ kí của

người đại diện, người ủy quyền....

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 76: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 65 -

Mức lãi suất vay

0%

18%

24%28%

30%

0

5

10

15

20

25

30%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hàilòng

Rất hàilòng

Hình 12: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ LÃI SUẤT VAY

Có 9 người trong 50 người không hài lòng lắm về mức lãi suất cho vay của

Ngân hàng chiếm 18%, 12 người chiếm 24% có thái độ bình thường, 14 người tỷ

lệ là 28% hài lòng và 15 người chiếm tỷ lệ 30% rất hài lòng với mức lãi suất mà

Ngân hàng cho vay. Đa số họ cho rằng vay ở Ngân hàng lãi suất tương đối phù

hợp, theo biến động của thị trường và Ngân hàng thường có điều chỉnh lãi suất

đối với các hộ nông dân nếu lãi suất thị trường giảm thấp hơn so với lãi suất cho

vay trước đó, các hộ dân tộc thiểu số cũng được hỗ trợ lãi suất. Còn một số ít

doanh nghiệp không hài lòng lắm về mức lãi suất mà Ngân hàng áp dụng cho họ,

vì đây là những đối tượng không được ưu tiên hỗ trợ lãi suất nên lãi suất vay của

họ tương đối cao hơn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 77: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 66 -

Thời hạn vay

0%6%

30%26%

38%

05

10152025303540%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hàilòng

Rất hàilòng

Hình 13: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỜI HẠN VAY

Có 3 người chiếm 6% chỉ hơi hài lòng về thời hạn mà mình được vay, 15

người cho rằng bình thường không quan trọng, 13 người hài lòng và 19 người

chiếm 38% rất hài lòng về thời hạn được vay của mình. Các khách hàng được

phỏng vấn đa số là khách hàng vay vốn ngắn hạn (1 năm), các khách hàng không

hài lòng về thời hạn cho vay vì theo họ cho rằng thời hạn 1 năm là quá ít để họ

xoay vốn trả cho Ngân hàng.

Cách thức trả nợ

0%4%

14%

50%

32%

05

101520253035404550%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hàilòng

Rất hàilòng

Hình 14: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CÁCH THỨC TRẢ NỢ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 78: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 67 -

Có 2 người với tỷ lệ 4% hơi hài lòng về cách thức trả nợ, 7 người chiếm 14%

bình thường, 25 người chiếm 50% hài lòng và 16 người với tỷ lệ 32% rất hài

lòng không có phàn nàn gì cả. Nhìn chung về cách thức trả nợ của Ngân hàng

hiện đang áp dụng rất được khách hàng hài lòng, rất ít sự phàn nàn.

Phong cách phục vụ của nhân viên

0% 0%

48% 48%

4%0

10

20

30

40

50%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hài lòngRất hàilòng

Hình 15: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHONG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN

VIÊN NGÂN HÀNG

Qua đồ thị ta thấy không có khách hàng nào trong 50 người được phỏng vấn

không hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên. Qua đó cho thấy nhân viên

tại NHN0&PTNT Trà Ôn rất được lòng khách nhờ phong cách phục vụ lịch sự,

nhiệt tình và có sức thuyết phục cao. Có 24 người không có ý kiến phàn nàn,

bình thường chiếm 48%, cũng với 48% hài lòng và 4% rất hài lòng. Đây là một

ưu điểm cần được phát huy để góp phần tăng hiệu quả cho vay nói ri êng và hoạt

động kinh doanh của ngân h àng nói chung.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 79: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 68 -

Thời gian thực hiện các giao dịch

2%

14%

40%44%

0%05

1015202530354045%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hàilòng

Rất hàilòng

Hình 16: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THỜI GIAN GIAO DỊCH

Đánh giá về thời gian giao dịch có nhiều khách hàng phàn nàn, không hài

lòng. Cụ thể, 2% hoàn toàn không hài lòng, 14% hơi hài lòng, 40% cho là bình

thường, 44% hài lòng. Đa số các khách hàng đều cho rằng họ phải chờ đợi lâu

khi đóng lãi hoặc trả gốc, hay khi chờ lãnh tiền, họ phải mất cả buổi có khi cả

ngày mới lãnh chờ được tiền vay. Đây là điểm mà Ngân hàng nên chú ý.

Chính sách ưu đãi khi vay

10% 12%

28%

38%

12%

05

10152025303540%

HTkhông

hài lòng

Hơi hàilòng

Bìnhthường

Hàilòng

Rất hàilòng

Hình 17: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI KHI VAY

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 80: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 69 -

Qua hình trên ta thấy có 10% hoàn toàn không hài lòng về các chính sách ưu

đãi mà Ngân hàng áp dụng cho họ, 12% chỉ hơi hài lòng, 28% bình thường, 38%

hài lòng và 12% khách hàng rất hài lòng. Có tỷ lệ này là do Ngân hàng áp dụng

chính sách ưu đãi rất khác nhau đối với các đối tượng như các khách hàng là dân

tộc thiểu số thì được ưu đãi hổ trợ lãi suất, các hộ nông dân được điều chỉnh lãi

suất theo quyết định số 131 của thủ tướng chính phủ. Còn các khách hàng là

doanh nghiệp, dịch vụ các tổ chức đoàn thể thì không nằm trong các đối tượng

được hổ trợ lãi suất và họ cũng chẳng hưởng được ưu đãi gì từ phía Ngân hàng

khi vay.

5.2.3. Khó khăn của khách hàng khi giao dich với Ngân hàng

Bảng 17: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG KHI GIAO DỊCH

VỚI NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu Số lần chọn Tỷ lệ

1 Thủ tục rườm rà 17 34% 2 Không biết làm thê nào để được vay 10 20% 3 Thời gian chờ đợi lâu 20 40% 4 Tốn kém chi phí đi lại 18 36% 5 Không có tài sản thế chấp 2 4% 6 Chi phí lãi quá cao 12 24% 7 Phải có xác nhận của địa phương 20 40% 8 Vốn vay không đủ sử dụng 19 38% 9 Không biết cách viết hồ sơ 30 60%

Tổng 50 296% (Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu điều tra 2009)

Nhìn vào bảng trên ta thấy khi hỏi lần lượt hỏi 50 người thì khó khăn mà các

khách hàng này chọn nhiều nhất là không biết cách viết hồ sơ là 30 lần chọn tỷ lệ

60% và đồng lựa chọn là 2 khó khăn: xác nhận của chính quyền địa phương và

thời gian chờ đợi lâu 20 lần chọn chiếm 40%, kế đến là vốn vay không đủ để sử

dụng 19 lần chọn chiếm 38%, 36% bị tốn kém chi phí đi lại nhiều do nhà xa,

34% chọn thủ tục rườm rà, 24% chi phí lãi Ngân hàng gây khó khăn cho họ, 20%

khác không biết làm sao để được vay vốn Ngân hàng, còn lại 4% gặp khó khăn

khi giao dịch với Ngân hàng là do không có tài sản thế chấp. Đây chính là những

điểm quan trọng mà Ngân hàng cần chú ý và đưa ra giải pháp hợp lí.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 81: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 70 -

CHƯƠNG 6

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TRÀ ÔN

Để đưa ra những giải pháp cụ thể và hợp lí trước tiên ta đi phân tích những

tồn tại mà Ngân hàng chưa khắc phục được để từ đó đưa ra giải pháp.

6.1. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân ngày càng cao, mặc

dù vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua các năm nhưng Ngân hàng vẫn còn

sử dụng vốn điều chuyển. Chi phí sử dụng vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với

vốn huy động, nên mặc dù hoạt động có hiệu quả nhưng lợi nhuận đem lại chưa

cao lắm.

Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền

kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.

Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc

tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt

chẽ giữa Ngân hàng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng

hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn

huy động của Ngân hàng đã đáp ứng phần lớn cho công tác cho vay, vốn điều

chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên Ngân hàng phải tiếp

tục phát huy và nâng cao hơn nữa để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Muốn thu

hút vốn huy động Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai

thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:

- Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá

nhân rất có ý nghĩa đối với Ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng

của Ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền

gửi này rất thấp, từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Do vậy, Ngân

hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực

hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 82: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 71 -

tác thanh toán hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một

nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản. Phân định rõ khách hàng mục

tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động hoặc

khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản

phẩm dịch vụ Ngân hàng.

- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là khoản tiền đã xác định thời gian

trả lại cho khách hàng vì vậy nó tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, cho phép

Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Để thu hút được lượng tiền gửi tiết

kiệm thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch

quá lớn đối với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự

biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến

động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có

nguồn tiền gửi ổn định. Ngoài ra phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, bởi

vì trong thời gian hiện nay với sự biến động của thị trường và tình hình lạm phát

xãy ra thì mức lãi suất thực tế mà khách hàng nhận được rất thấp, nên Ngân hàng

cần phải quan tâm hơn nữa để đôi bên cùng có lợi.

- Mạnh dạn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hóa hình thức huy

động vốn và đây cũng là công cụ thu hút vốn dài hạn cho Ngân hàng nhằm ổn

định công tác đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng.

- Có quà tặng cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các bộ địa phương, ban ngành, tranh thủ

sự hỗ trợ trong huy động vốn. Chú trọng công tác huy động vốn ở khu vực nông

thôn, khu vực triển khai dự án và trong tổ chức đoàn thể.

- Ngoài ra, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh

có sự cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, việc ứng dụng Marketing

Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng. Marketing đóng

vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công của một Ngân hàng trong một môi

trường cạnh tranh sôi nổi giữa các tổ chức tín dụng, nó được xem là chiến lược

có tính kế hoạch lâu dài của Ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của khách

hàng. Cần phải có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn :

+ Quảng cáo bằng hình thức tờ bướm tiết kiệm và hiệu quả, trong đó

bướm giới thiệu ngắn gọn, đặt biệt chú trọng sự tin t ưởng của khách hàng đối với

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 83: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 72 -

Ngân hàng như: giới thiệu về vốn điều lệ; thời gian hoạt động trưởng thành và

phát triển; giới thiệu các thể thức huy động và các tiện ích phục vụ của Ngân

hàng. Quán triệt nội dung đến từng cán bộ công nhân viên phải làm tốt các mặt

tuyên truyền - quảng cáo - tiếp thị trong công tác huy động vốn.

+ Gởi phiếu trưng cầu ý kiến trong dân, thông qua hình thức thống kê trắc

nghiệm về thu nhập, phương thức phục vụ và nhu cầu phục vụ. Nếu phương thức

thuận tiện và có lợi cho người gửi đã chọn, từ đó quyết định các hình thức huy

động phù hợp với nhận thức của người dân trong từng thời kỳ, từng khu vực và

từng đơn vị.

+ Chủ động mời gọi các cơ quan thực hiện chi trả lương qua Ngân hàng,

tìm kiếm mở rộng quan hệ với các khách hàng được đánh giá là có khả năng tài

chính mạnh, có nguồn tiền gửi nhiều. Khi mà sự cạnh của các Ngân hàng ngày

càng gay gắt nhất là về huy động vốn thì Ngân hàng không thể chỉ bị động ngồi

chờ khách hàng mang tiền đến gửi ở Ngân hàng mình như trước đây mà phải chủ

động tìm đến khách hàng.

+ Ngân hàng cần tuyên truyền các hình thức huy động vốn như: Quan hệ

với đài truyền thanh huyện Trà Ôn để quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu đến

khách hàng các hình thức huy động của Ngân hàng. Có như vậy thì uy tín thương

hiệu của Ngân hàng ngày càng cao, tạo cho người dân có cảm giác an toàn khi

gửi tiền vào Ngân hàng.

6.2. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHO VAY

Qua bảng 3 ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ

75%-80% ) trong tổng doanh số cho vay điều này góp phần làm giảm rủi ro cho

Ngân hàng. Tuy nhiên, Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy

mô kinh doanh, xây dưng mới, mở rộng trang trại càng nhiều thì nhu cầu vốn

trung, dài hạn là thật sự cần thiết do đó Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với

cho vay trung, dài hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở

địa phương.

Qua bảng 4 ta thấy, doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng doanh số cho vay (trên 80%), trong đó tỷ trọng trồng trọt chiếm đa số

(75%). Điều này phù hợp với định hướng kinh doanh của Ngân hàng nông

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 84: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 73 -

nghiệp. Nhưng nông nghiệp luôn chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên nhiên như thiên

tai, lũ lụt, dịch bệnh thường diễn biến bất thường gây ra hậu quả nặng nề đối với

đời sống của người dân đồng thời các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp như

khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chưa triển khai mạnh mẽ dẫn

đến nông dân thường gặp rủi ro và sức cạnh tranh nông sản trên thị trường hàng

hoá thấp. Nông dân giảm thu nhập, khó hoặc không có khả năng trả nợ làm ảnh

hưởng đế công tác thu nợ Ngân hàng. Vì vậy để phân tán rủi ro Ngân hàng cần

tăng nhiều hơn nữa doanh số cho vay đối với những ngành đang dần dần phát

triển ở địa phương như ngành tiểu thủ thương nghiệp và dịch vụ.

6.3. ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THU HỒI NỢ

Tuy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ nhằm giảm thiểu

nợ xấu nhưng trong 3 năm qua nợ xấu vẫn còn cao, nhất là năm 2008 nợ xấu tăng

mạnh, ta thấy nợ xấu trong cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao (40%)

trong tổng nợ xấu, trong khi đó dư nợ trung, dài hạn chỉ chiếm khoảng 35% trong

tổng dư nợ. Qua bảng 11 ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng nhiều nhất vẫn là ở ngành

nông nghiệp nhưng tốc độ tăng vào năm 2008 của ngành này là thấp nhất, tăng

mạnh nhất là các ngành khác tăng trên 40%, các ngành còn lại đều tăng mạnh.

Do đó cần lưu ý khi cho vay đối với các ngành này. Cán bộ tín dụng thường

xuyên bám sát diễn biến thị trường, thẩm định kỹ tình hình tài chính, mục đích

vay vốn của khách hàng trong khâu thu thập thông tin khách hàng trước khi cho

vay để có thể cấp những hạn mức tín dụng thích hợp với nhu cầu kinh doanh của

khách hàng. Mặt khác, đối với những khách hàng có nợ quá hạn nếu xét thấy có

khả năng thu hồi và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả

năng vì cần thêm vốn thì Ngân hàng có thể cho vay thêm để tạo điều kiện cho

khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Hiện nay chi nhánh chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành

nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả

nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, Ngân hàng có

thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ:

Đối với thu nợ theo thời hạn, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường

xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 85: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 74 -

xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng

như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối với một số ngành sản xuất

mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn

của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả

nợ đối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cố định.

Thực hiện công tác luân chuyển địa bàn quản lí tín dụng để phát huy khả năng

khai thác địa bàn của từng cán bộ, kiểm tra đối chiếu nợ từ 50% dư nợ trên địa

bàn tín dụng trở lên nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Khảo sát kiểm tra thực tế từng địa bàn xã, phường để xem xét đánh giá mọi

khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách

hàng.

Tùy trường hợp mà cho khách hàng gia hạn nợ sẽ tốt hơn cho cả 2 bên: khách

hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, phục hồi những biến cố xảy ra, còn

Ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ.

Bên cạnh đó, nợ xấu là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị Ngân hàng

thương mại quan tâm. Bất cứ Ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính

chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ xấu, bởi vì nguy cơ rủi ro

tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Qua phân tích cho thấy nợ xấu của chi nhánh t ương

đối cao nhưng vẫn còn trong mức cho phép của NHNN. Tuy nhiên cũng cần có

những biện pháp để hạn chế nợ xấu đến mức tối đa.

Ta thấy trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh hiện nay còn một số khó khăn

cần khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh:

- Ngân hàng nên giảm việc cho vay các món vay nhỏ có giá trị thấp v ì địa bàn

rộng khi cho vay các món vay nhỏ phải đi thẩm định xa tốn nhiều chi phí trong

khi lãi cho vay ít, cần tập trung vào các món vay lớn có giá trị cao. Ngân hàng có

thể đa dạng hoá hình thức cho vay như thực hiện hình thức tín dụng bao thanh

toán. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì hình thức tín dụng này rất cần thiết.

- Đầu tư tín dụng theo tín hiệu thị trường, theo định hướng của ngành và mục

tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương, theo khả năng quản lí của cán bộ, không

nên chạy theo doanh số. Đồng thời phân loại khách hàng, xác định khả năng

tăng trưởng phù hợp, kiểm soát được chất lượng tín dụng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 86: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 75 -

Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là nguồn lực cán bộ tín

dụng. Ngân hàng nên giao 2 cán bộ tín dụng phụ trách trên cùng một địa bàn

quản lí trong đó một cán bộ chuyên thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra quá

trình khách hàng sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, một cán bộ chuyên làm công tác ở

văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn cho

khách hàng như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người, công việc được giải

quyết nhanh hơn, cán bộ làm công tác thẩm định sẽ nắm rõ địa bàn hơn. Nếu như

một cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn như ở Ngân hàng hiện nay thì có gặp

nhiều phiền hà khi cán bộ này đi thẩm định, hoặc nghỉ phép nếu có khách hàng

đến liên hệ công việc, khách hàng sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần.

Trang bị thêm máy móc thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

nhân viên. Từng bước thực hiện cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản để tạo

thói quen này cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất.

Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm doanh

số cho vay đối với ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng rất tốt vì vậy để đảm

bảo kết quả trên nhằm phù hợp định hướng kinh doanh của Ngân hàng thì Ngân

hàng có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các

lĩnh vực chiến lược như trang trại chăn nuôi, đầu tư cải tạo vườn tạp nhưng cần

phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay để đảm bảo tăng

doanh số cho vay và hạn chế rủi ro.

Mở rộng thêm các đối tượng khách hàng bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp

nhằm tăng doanh số cho vay tại chi nhánh. Hiện nay do kinh tế xã hội ngày càng

phát triển, sản xuất càng tăng trưởng nên nhu cầu về vốn của người dân cũng

ngày càng phong phú. Vì thế, Ngân hàng cần có chiến lược Marketing, tìm hiểu

về các doanh nhiệp, các tầng lớp dân cư để biết được nhu cầu vay vốn của họ

cũng như là hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành nghề mà họ sẽ thực hiện. Từ

đó có thể quyết định cho vay đến các đối tượng một cách phù hợp hơn.

Thành lập bộ phận Maketing để điều tra nhu cầu và thăm dò ý kiến khách

hàng đã, đang và chưa từng vay vốn Ngân hàng nhằm nắm bắt được nguyện

vọng, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng để tăng

doanh số cho vay tại chi nhánh.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 87: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 76 -

Thường xuyên có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để

nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai

phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Đặc

biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến

thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng

Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng với phòng kế toán để theo dõi

tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách

hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng

vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ

đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để

có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn đảm bảo có thể

trả nợ khi đến hạn. Để làm được điều đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động

phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ

cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn, nợ

xấu chiếm tỷ lệ cao.

Chấp hành tốt các quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra

giám sát được món vay. Kiên quyết xử lí các khoản nợ xấu, tránh điều chỉnh, gia

hạn nhiều lần, tác động tiêu cực đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để

có giải pháp thích hợp. Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng theo khả

năng tài chính hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những chính sách ưu đãi

đối với các khách hàng được đánh giá là tốt .

6.4. ĐỐI VỚI THỦ TỤC CHO VAY

Qua hình 11 ta thấy mức độ hài lòng của khách hàng về thủ tục cho vay của

Ngân hàng chưa cao chỉ có 31 người trong 50 người được phỏng vấn hài lòng về

thủ tục vay của Ngân hàng chiếm 62%. Số còn lại không hài lòng là do họ cho

rằng thủ tục vay quá nhiều trong khi họ không biết cách viết và làm như thế nào

để được vay, cần phải có những thông tin gì. Vì vậy Ngân hàng phải tích cực hỗ

trợ khách hàng trong việc hoàn thành thủ tục xin vay để đỡ mất thời gian của cả

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 88: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 77 -

hai bên. Ngân hàng nên lập ra thêm một bộ phận hoặc một phòng với chức năng

hỗ trợ công tác tín dụng như: Phát hồ sơ cho khách hàng, hướng dẫn họ điền

thông tin tại chổ và hoàn thành đầy đủ các thông tin như chữ kí của người đại

diện, người ủy quyền, chứng thực của chính quyền địa phương....và sau đó cũng

chính bộ phận này sẽ nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rồi mới chuyển sang

cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn để thẩm định món vay.

6.5. ĐỐI VỚI THỜI GIAN THỰC HIỆN GIAO DỊCH

Đánh giá về thời gian thực hiện giao dịch của Ngân hàng có rất nhiều khách

hàng phàn nàn về vấn đề này. Qua hình 16 ta thấy chỉ có 22 khách hàng hài lòng

chiếm 44% trong 50 đáp viên, 20 người không có ý kiến, số còn lại phàn nàn các

vấn đề như: Họ phải chờ quá lâu mới lãnh được tiền vay nhất là đối với các

khách hàng vay vốn lần đầu tiên họ phải chờ đến 3-4 ngày có khi cả tuần mới

nhận được tiền, một số khác thì phàn nàn về thời gian chờ đóng lãi quá lâu và

đến khi trả gốc thì họ phải di chuyển và chờ đợi tiếp vì họ nộp sổ vào phòng tín

dụng chờ ký tên sau đó phải đi xuống phòng Kế toán để đóng tiền vì vậy họ lại

phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để chờ ở phòng Kế toán. Để khắc phục

vấn đề này Ngân hàng phải tăng cường thêm cán bộ tín dụng mà cụ thể là một

địa bàn phải có 2 cán bộ tín dụng phụ trách để rút ngắn thời gian giao dịch cho

khách hàng, hai cán bộ tín dụng này phải hỗ trợ lẫn nhau, nếu khi một cán bộ đi

thẩm định thì cán bộ còn lại phải ở lại và thực hiện tiếp các giao dịch với khách

hàng trong địa bàn. Mặc khác, việc thu nợ gốc Ngân hàng nên giao trọn cho

phòng Tín dụng, phòng Kế toán không phụ trách công việc này. Việc này vừa rút

ngắn thời gian giao dịch của khách hàng vừa tạo thuận lợi cho công tác quản lý

và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng địa bàn.

6.6. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG

Nhìn vào bảng 17 ta thấy khó khăn mà khách hàng chọn nhiều nhất là không

biết cách viết hồ sơ (60%), phải có xác nhận của địa phương (40%), thời gian chờ

đợi lâu (40%), thủ tục rườm rà (34%), không biết làm thế nào để được vay

(20%). Những khó khăn này đã được đưa ra những giải pháp phía trên như là :

Lập ra một bộ phận hỗ trợ tín dụng, phân chia lại nhiệm vụ cho giữa hai phòng

ban : phòng Kế toán và phòng Tín dụng. Một số khách hàng gặp những khó khăn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 89: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 78 -

như là số vốn mà Ngân hàng cho họ vay không đủ để sản xuất, kinh doanh

(38%), không có tài sản để thế chấp cho Ngân hàng (4%). Để khắc phục những

khó khăn này của khách hàng thì cán bộ tín dụng địa bàn phải thẩm định cho thật

kỹ các đối tượng khách hàng vay vốn, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

để cung cấp nguồn vốn hợp lý cho khách hàng, không nên chỉ dựa vào giá trị của

tài sản thế chấp mà quyết định hạn mức cho vay.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 90: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 79 -

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc

biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được

những thành tựu to lớn, biến nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương

thực trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo tr ên thế giới.

Điều này khẳng định hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong việc chọn nông nghiệp

là mặt trận hàng đầu để CNH-HĐH đất nước.

Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm

một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi

mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của

Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan

trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân

hàng mà đặc biệt NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT huyện

Trà Ôn nói riêng là hết sức to lớn.

Với chức năng là trung gian tín dụng chi nhánh của NHNo&PTNT huyện Trà

Ôn đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân, các tổ chức kinh tế địa phương

để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất sản

xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản làm tăng thu nhập cho nông dân

và lợi nhuận cho các ngành kinh tế địa phương, ba năm qua NHNo&PTNT huyện

Trà Ôn đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn của bà con nông dân để tăng

gia, mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân và từng

bước góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Từ năm 2006 –

2008 tuy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng giảm không ổn định doanh số

cho vay năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng không đáng kể và đã đáp ứng

được phần lớn nhu cầu vốn của người dân, chi nhánh đang tăng doanh số cho vay

các ngành thương nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu

đầu tư phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, dư nợ của Ngân hàng luôn

tăng qua 3 năm, đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho các doanh

nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân cư đồng thời nhờ đó tác động tích cực

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 91: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 80 -

đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên,

công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng giảm và nợ xấu của Ngân hàng còn

tương đối cao tuy có xu hướng giảm vào năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại tăng

lên và dư nợ cũng tăng liên tục qua ba năm. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt

động của Ngân hàng do quy mô hoạt động ngày càng lớn mà nợ xấu ngày càng

tăng mang tính rủi ro rất cao, Ngân hàng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ,

thẩm định khách hàng.

Nhìn một cách tổng quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và

Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn đã đang đi đúng hướng. Việc cần làm là phát

huy những thành tích đã đạt được khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu

kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng có được sự phát

triển lành mạnh và bền vững.

7.2. KIẾN NGHỊ

7.2.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh

huyện Trà Ôn

Tuy ba năm qua NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã hoạt động rất tốt, góp phần

phát triển kinh tế của huyện, ngày càng có được niềm tin vững chắc đối với

người dân. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình và phục

vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì theo em cần có những bổ sung sau:

- Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay

của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà

chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn

và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả.

- Tiến hành nghiên cứu thăm dò ý kiến của khách hàng về thái độ, cung cách

phục vụ của cán bộ Ngân hàng, sản phẩm của Ngân hàng giúp cho Ngân hàng

nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó Ngân hàng có những biện pháp điều chỉnh

hợp lí, đáp ứng kịp thời nhu cầu, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Ngân hàng cần tổ chức thường xuyên các cuộc hợp giữa ban giám đốc, các

trưởng phòng với các cán bộ tín dụng nhằm để trao đổi thông tin, vấn đề khó

khăn, những khuyết điểm của cán bộ tín dụng. Từ đó giúp cán bộ tín dụng học

hỏi được những kinh nghiệm, khắc phục những sai sót trong quá trình cho vay.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 92: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 81 -

- Năng suất sản xuất nông nghiệp được nâng cao và giá cả hàng nông sản

ngày càng tăng và ổn định. Do đó người dân sẽ mở rộng qui mô sản xuất của

mình, một số hộ sẽ mở rộng trang trại vì vậy Ngân hàng cần xem xét nếu có thể

thì tăng têm số tiền cho vay để người dân mở rộng kinh tế sản xuất, tăng thu nhập

và nâng cao đời sống của họ.

- Thực hiện tiêu chí thưởng, phạt cho cán bộ tín dụng trong việc cho vay và

thu hồi nợ.

- Không nên để một nhân viên giỏi nắm quá nhiều công việc, tạo ra sự cạnh

tranh trong công việc. Ngân hàng nên phát động các phong trào thi đua khen

thưởng trong tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh nhằm nâng cao được

khả năng nghiệp vụ vừa tạo được sự gắn kết trong tập thể công nhân viên.

- Bộ phận nhân sự và các bộ phận nghiệp vụ cần có sự phối kết hợp chặt chẽ

để xác định sớm những nhân viên có ý định nhảy việc để có biện pháp đối phó

hiệu quả. Cần chủ động thực hiện một cuộc phỏng vấ n lưu lại để biết vì sao họ ra

đi và điều gì khiến họ có thể ở lại, và luôn khẳng định họ được đánh giá cao. Còn

khi họ quyết định ra đi cần chủ động bố trí cán bộ thay thế hợp lý, kịp thời.

- Ngân hàng nên xem xét giải quyết nạn quá tải của cán bộ tín dụng tại chi

nhánh hiện nay. Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng được học tập

nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, có khả

năng đánh giá xu hướng biến động tình hình kinh tế xã hội, sẵn sàng thích ứng

nhanh và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng nước

ngoài mạnh về vốn, ưu thế về dịch vụ. Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay

thì “khách hàng là thượng đế” không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn cả

tư cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng, khi chất lượng, mức phí của các dịch

vụ ở các Ngân hàng là như nhau thì khách hàng sẽ chú ý tới tình cảm, cách giao

tiếp, sự nhiệt tình của các nhân viên Ngân hàng.

- Củng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, trước mắt

là cần bám sát kế hoạch đã đề ra để công tác hoạt động đạt được mục tiêu mong

muốn.

- Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương

các tổ trưởng tổ liên doanh, thể hiện bằng vật chất, hiện vật.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 93: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 82 -

7.2.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long

- Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm

soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.

- Trang bị bổ sung cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ cho chi nhánh Ngân hàng

Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Ôn. Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn

nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lổi về kỷ

thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu.

- Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh

với những Ngân hàng khác trên địa bàn.

- Thường xuyên mở những lớp tập huấn về kỹ năng kiểm tra, phân tích các

báo cáo tài chính doanh nghiệp, thẩm định tình hình tài chính khi bộ tài chính có

những văn bản thay đổi về cách thức hạch toán kế toán và cách thức lập các báo

cáo tài chính doanh nghiệp. Có như vậy thì Ngân hàng Nông nghiệp mới có thể

tham gia cạnh tranh với các Ngân hàng bạn và bước vào tiến trình Hội nhập

Quốc tế.

- Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp

thời.

- Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, NHNo&PTNT tỉnh cần đầu tư

cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại. Bởi vì, mô hình này không những

thu hút nguồn lao động dồi dào của tỉnh mà mô hình này còn đạt hiệu quả kinh tế

cao.

7.2.3. Đối với Chính Quyền địa phương

- Tạo điều kiện cho nhân dân khi có nhu cầu vay vốn đem hồ sơ đến chính

quyền chứng nhận, cần giải quyết nhanh, giảm phiền hà đi lại nhiều cho nhân

dân.

- Nhà Nước cần xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ thông tin cho thị

trường, cho công tác thẩm định món vay của hoạt động tín dụng.

- Hỗ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với

những hộ cố tình chay ì không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND Xã,

phường cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp

chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 94: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

LVTN: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Trà Ôn – Vĩnh Long

GVHD: Th.s Trương Chí Tiến SVTH: Hồng Thanh Thúy (4053648) - 83 -

- Thường xuyên có chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất về con giống,

kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

- Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp Ngân

hàng nắm được những thông tin chính xác để cho vay đúng đối tượng, tránh rủi

ro.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 95: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CN Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Ôn – Vĩnh Long MS phiếu: Họ tên PVV: Họ và Tên KH: Địa chỉ: Tuổi: THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH KHÁCH HÀNG

Tên thành viên trong hộ Tuổi Giới

tính Học vấn Nghề chính Nghề phụ

Có quen thân với NV NH không?

1. 2. 3. 4. 5.

(A1). Ông/bà có đến giao dịch với Ngân Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

triển Nông thôn Trà Ôn hay không? PVV hỏi và khoanh code (SA).

Không 1 (A2)(A3) Và ngưng Pv Có 2 (A3)

(A2). Vì sao ông/bà không giao dịch với Ngân hàng?

............................................................................................................................. .....

..................................................................................................................................

(A3). Ngoài ra ông/bà còn giao dịch với Ngân hàng nào khác không?

..................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..... (A5). Ông/bà đến giao dịch với Ngân hàng nhằm mục đích gì? (MA)

Vay vốn ngắn hạn 1 (Code bắt buộc) Vay vốn trung hạn 2 (Code bắt buộc) Gửi tiết kiệm 3 Chuyển tiền 4 Mở thẻ ATM 5 Khác, ghi rõ:........................................... 99

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 96: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

(A6). Vui lòng, cho biết nguyên nhân mà ông/bà chọn giao dịch vay tại NHN0&PTNT Trà Ôn? (MA)

Uy tín của ngân hàng 1 Lãi suất phù hợp 2 NH có chương trình khuyến mãi 3 Đã vay nhiều lần ở NH này 4 Phong cách phục vụ của nhân viên 5 Cơ sở vật chất của NH 6 Thủ tục vay đơn giản, tiết kiệm thời gian 7 Khác (ghi rõ): …………………………………… 99

THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH ĐẤT SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG

(A7). Xin cho biết diện tích đất hiện ông/bà đang sở hữu?

Loại đất đang sử dụng

Tổng số (1.000m2) Diện tích đất có bằng đỏ (1000m2)

1. Đất ruộng 2. Đất vườn 3. Đất thổ cư 4. Diện tích ao nuôi cá 5. Đất khác

Tổng cộng

THÔNG TIN VỀ VAY VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY CỦA KHÁCH HÀNG

(A8). Ông (Bà) vay vốn Ngân hàng để sử dụng vào mục đích gì?

Chỉ tiêu Code Mục đích vay ghi trong đơn

xin vay

Tình hình thực tế sử

dụng vốn vay Trồng trọt 01 Chăn nuôi 02 Tiêu dùng 03 Kinh doanh, buôn bán 04 Khác:..................................... 99

(A9). Ông/bà biết được thông tin cho vay từ nguồn nào?

Từ chính quyền địa phương 1 Từ cán bộ tín dụng cho vay 2 Người thân giới thiệu 3 Từ ti vi 4 Tự tìm đến Ngân hàng 5 Khác (Ghi rõ) 99

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 97: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

(A10). Ông/bà mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho tới lúc

nhận được tiền? ........................................... .............................................................. (A11). Khi vay ông/bà có phải thế chấp loại tài sản gì không?

Có 1 (A12) Không 2 (A15)

(A12). Ngân hàng (tổ chức) cho vay yêu cầu loại tài sản thế chấp nào?

(SA)

Nhà cửa 1 Bằng đỏ quyền sử dụng đất 2 Khác 99

(A13). Giá trị thị trường ước lượng của tài sản thế chấp là bao nhiêu?

....................................................... ....................................................................

..............................................................................................................Triệu đồng

(A14). Giá trị tài sản thế chấp theo đánh giá của ngân hàng? (ĐVT: triệu

đồng)

....................................................... ...........................................................................

(A15). Ông/bà đã đến giao dịch với Ngân hàng bao lâu rồi? Bao nhiêu lần? ..................................................................................................................................................................................................................................................................

(A16). Mỗi lần ông/bà xin vay với số vốn là bao nhiêu?

....................................................... ...........................................................................

(A17). Ngân hàng có giải ngân cho ông/bà bằng với số vốn mà ông/bà xin vay không?

Ít hơn 1 (A18) Bằng 2 (A20)

(A18). Cán bộ tín dụng có giải thích vì sao Ngân hàng cho vay ít hơn không?

Có 1 (A19) Không 2 (A20)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 98: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

(A19). Xin cho biết rõ lí do vì sao?

............................................................................................................................. .....

.............................................................................................................................. ....

............................................................................................................................. .....

(A20). Lượng vốn vay có đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không?

Không 1 (A21) Có 2 (A22)

(A21). Nếu không, ông/bà vui lòng cho biết lượng vốn vay chiếm bao

nhiêu % trong nhu cầu vốn trong năm: ..................................................................................................................................

(A22). Trong thời gian sử dụng vốn vay, có cán bộ tín dụng của Ngân hàng đến kiểm tra việc sử dụng vốn theo mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng không?

Không 1 (A24) Có 2 (A23)

(A23). Họ đã đến bao nhiêu lần trong năm:.............................................lần Ông/bà có tốn chi phí tiếp đón họ không?Cụ thể:.....................(1.000 đồng) (A24). Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cách thức sử dụng vốn vay đối với ông/bà

như thế nào? (SA) Rất cần 1

Cần 2 Tương đối cần 3

Không cần 4

(A25). Khi hết thời hạn vay ông/ bà có trả được nợ vay đúng hạn hay không?

Không 1 (A26) Có 2 (A27)

(A26). Ông/bà vui lòng cho biết lý do chính mà ông/bà không trả nợ đúng

hạn là gì? ....................................................................................................................................................................................................................................................................

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 99: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

(A27). Ông/bà vui lòng cho biết nguồn tiền dùng để thanh toán nợ vay khi

đến hạn?

(A28). Vui lòng cho điểm về mức độ hài lòng của ông/bà đối với các

khoản mục dùng để đánh giá chất lượng của khoản vay tại Ngân hàng

Stt Khoản mục

Hoàn toàn

không hài lòng

Không hài

lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

1. Thủ tục xin vay 1 2 3 4 5 2. Mức lãi suất vay 1 2 3 4 5 3. Thời hạn vay 1 2 3 4 5 4. Cách thức trả nợ 1 2 3 4 5 5. Mức độ an toàn 1 2 3 4 5 6. Phong cách phục vụ của nhân viên 1 2 3 4 5 7. Thời gian thực hiện các giao dịch 1 2 3 4 5 8. Các chính sách ưu đãi khi vay 1 2 3 4 5 9. Khác:................................................ 1 2 3 4 5

(A29). Những khó khăn của ông/bà khi vay vốn ở Ngân hàng.

Thủ tục rườm rà 1 Lãi suất cao quá 6 Không biết thế nào để được vay 2 Phải có xác nhận của địa phương 7 Thời gian chờ đợi lâu 3 Vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng 8 Tốn kém chi phí đi lại 4 Không biết cách viết hồ sơ như thế nào 9 Không có tài sản thế chấp 5 Khác (ghi rõ) 99

PHỎNG VẤN KẾT THÚC.

XIN CÁM ƠN ÔNG/BÀ ĐÃ VUI LÒNG HỢP TÁC!

PVV

Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 Vay mượn của người thân 2 Vay nóng bên ngoài 3 Cầm đồ 4 Khác 99

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 100: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

HỒNG THANH THÚY

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 101: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ BẢNG CÂU HỎI

THÔNG TIN CHUNG

Hinh Thức giao dịch

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Ngắn hạn 45 84.9 90.0 90.0 Trung, dài hạn 5 9.4 10.0 100.0

Total 50 94.3 100.0 Missing System 3 5.7

Total 53 100.0

Nguồn thông tin

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid Từ chính

quyền địa phương

20 37.7 40.0 40.0

Từ cán bộ tín dụng vay

1 1.9 2.0 42.0

Người thân giới thiệu

13 24.5 26.0 68.0

Từ ti vi 1 1.9 2.0 70.0 Tự tìm đến Ngân hàng

15 28.3 30.0 100.0

Total 50 94.3 100.0 Missing System 3 5.7

Total 53 100.0

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 102: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

ĐÁNH GIÁ VỀ NGÂN HÀNG

Thông tin Vay

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid Không hài lòng 2 4.0 4.0 4.0

Hơi hài lòng 3 6.0 6.0 10.0 Bình thường 14 28.0 28.0 38.0 Hài lòng 9 18.0 18.0 56.0 Rất hài lòng 22 44.0 44.0 100.0 Total 50 100.0 100.0

Muc Lãi Suất

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent Valid Hơi hài lòng 9 18.0 18.0 18.0

Bình thường 12 24.0 24.0 42.0 Hài lòng 14 28.0 28.0 70.0 Rất hài lòng 15 30.0 30.0 100.0 Total 50 100.0 100.0

Nguyên nhân giao dịch với Ngân hàng

Frequency

Bieu hien Percent =3/50

Valid Percent

% hop le

Cumulative Percent

% tich luy cong don

Valid

Lãi suất phù hợp 3 6.0 6.0 6.0

Đã vay nhiều lần ở Ngân hàng

5 10.0 10.0 16.0

Gần nhà, thuận tiện đi lại

42 84.0 84.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 103: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

Hinh thuc Trả Nợ Frequenc

y Percent Valid

Percent Cumulative

Percent Valid Hơi hài

lòng 2 4.0 4.0 4.0

Bình thường 7 14.0 14.0 18.0

Hài lòng 25 50.0 50.0 68.0 Rất hài lòng 16 32.0 32.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

Phong cách Phục vụ của nhân viên Frequenc

y Percent Valid

Percent Cumulative

Percent Valid Bình thường 24 48.0 48.0 48.0

Hài lòng 24 48.0 48.0 96.0 Rất hài lòng 2 4.0 4.0 100.0 Total 50 100.0 100.0

Thoi gian Giao dịch Frequenc

y Percent Valid

Percent Cumulative

Percent Valid Không hài

lòng 1 2.0 2.0 2.0

Hơi hài lòng 7 14.0 14.0 16.0 Bình thường 20 40.0 40.0 56.0 Hài lòng 22 44.0 44.0 100.0 Total 50 100.0 100.0

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 104: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

Chính sách ưu đãi khi vay Frequenc

y Percent Valid

Percent Cumulative

Percent Valid Không hài

lòng 5 10.0 10.0 10.0

Hơi hài lòng 6 12.0 12.0 22.0 Bình thường 14 28.0 28.0 50.0 Hài lòng 19 38.0 38.0 88.0 Rất hài lòng 6 12.0 12.0 100.0 Total 50 100.0 100.0

Những khó khăn khi giao dịch với Ngân hàng

Cases Cases

Col Response

% ghep Thủ tục rườm rà 17 17 34% Không biết làm thê nào để được vay 10 10 20% Thời gian chờ đợi lâu 20 20 40% Tốn kém chi phí đi lại 18 18 36% Không có tài sản thế chấp 2 2 4% Chi phí lãi quá cao 12 12 24% Phải có xác nhận của địa phương 20 20 40% Vốn vay không đủ sử dụng 19 19 38% Không biết cách viết hồ sơ 30 30 60% Total 50 50 296%

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 105: luan van tot nghiep ke toan (52).pdf

TÀI LIỆU THAM KHẢO ---o0o---

1. HOÀNG TRỌNG – CHU NGUYỄN MỘNG NGỌC (2008). “Phân tích

dữ liệu nghiên cứu với SPSS”. Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh,

NXB Hồng Đức.

2. TH.S BÙI VĂN TRỊNH, TH.S THÁI VĂN ĐẠI (2005). Bài giảng “Tiền tệ -

Ngân hàng”, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ

3. Th.s THÁI VĂN ĐẠI. Giáo trình “ Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại”

4. VÕ THỊ THANH LỘC. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh

và kinh tế, NXB thống kê năm 2000.

5. Sổ tay tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam

6. PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỜN. “Tín dụng Ngân hàng”. Trường Đại học

kinh tế TPHCM, NXB Thống kê

7. Các báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net