luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

67
1 CHƯƠNG 1 GII THIU 1.1. SCN THIT NGHIÊN CU Trong xu thế hi nhp vkinh tế hin nay, scnh tranh din ra gay gt, để tn ti và phát trin, các doanh nghip phi đối mt vi rt nhiu khó khăn. Đứng trước nhng cơ hi và thách thc ca xu thế hi nhp như hin nay, các doanh nghip phi không ngng hoàn thin, nâng cao hot động kinh doanh ca mình, đồng thi phi có nhng chiến lược kinh doanh để thích ng cho mi giai đon phát trin. Chính vì vy, vic phân tích thường xuyên hot động kinh doanh ca công ty sgiúp cho các nhà qun trđánh giá đầy đủ, chính xác mi din biến và kết quhot động sn xut kinh doanh, biết được nhng mt mnh, mt yếu ca công ty trong mi quan hvi môi trường xung quanh, đồng thi biết được các nhân tnh hưởng, mc độ và xu hướng tác động ca tng nhân tđến kết qukinh doanh. Có như thế doanh nghip mi đứng vng và phát trin trong môi trường cnh tranh gay gt, khc lit trong nước và quc tế hin nay. Bên cnh nhng lý do nêu trên kết hp vi điu kin thc tế ca công ty nên em chn đề tài “ Phân tích hiu quhot động kinh doanh ti Công ty Cphn Vn ti Xăng du Đồng Tháp” làm đề tài tt nghip cho mình. 1.2. MC TIÊU NGHIÊN CU 1.2.1. Mc tiêu chung: Phân tích hiu quhot động kinh doanh ca đơn vtrong ba năm gn đây tnăm 2006 đến năm 2008. Trên cơ sđó thy được nhng kết qumà công ty đã đạt được cũng như nhng đim mnh và đim yếu trong quá trình hot động kinh doanh ca công ty, tìm hiu nhng thun li và khó khăn làm cơ scho vic thc hin các chiến lược mi nâng cao hiu quhot động kinh doanh ca công ty. 1.2.2. Mc tiêu cth: Để phân tích hiu quhot động kinh doanh ca Công ty thì đề tài hướng đến nhng mc tiêu cthsau: - Đánh giá chung tình hình hot động ca Công ty trong 3 năm (2006- 2008). www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net

Upload: nguyen-cong-huy

Post on 21-May-2015

1.370 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt,

để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Đứng trước những cơ hội và thách thức của xu thế hội nhập như hiện nay, các

doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao hoạt động kinh doanh của

mình, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh để thích ứng cho mỗi giai

đoạn phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh

của công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn

biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh, mặt

yếu của công ty trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, đồng thời biết

được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến

kết quả kinh doanh. Có như thế doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển trong

môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt ở trong nước và quốc tế hiện nay.

Bên cạnh những lý do nêu trên kết hợp với điều kiện thực tế của công ty

nên em chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ

phần Vận tải Xăng dầu Đồng Tháp” làm đề tài tốt nghiệp cho mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm gần đây

từ năm 2006 đến năm 2008. Trên cơ sở đó thấy được những kết quả mà công ty

đã đạt được cũng như những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động

kinh doanh của công ty, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở cho việc

thực hiện các chiến lược mới nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

ty.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thì đề tài hướng

đến những mục tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty trong 3 năm (2006-

2008).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 2: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

2

- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng

đến sự biến động các chỉ tiêu này.

- Thông qua một số tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động kinh

doanh của đơn vị .

- Tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Công ty.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đồng Tháp, tên viết tắt

là Dopetco.

1.3.2. Phạm vi thời gian : Đề tài sử dụng những số liệu trong các báo cáo tài

chính của Công ty từ năm 2006 đến năm 2008 để phân tích.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 3: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

3

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quá trình phân tích

2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ

sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế để thực hiện

các mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, hiệu quả hoạt động kinh doanh là lợi ích tối

đa thu được trên chi phí tối thiểu, hay là kết quả đầu ra tối đa trên nguồn lực đầu

vào tối thiểu.

Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ cho

biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào, mà còn cho phép các nhà quản trị phân

tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện

tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.

Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực

sản xuất: Trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất càng cao, doanh nghiệp càng

có khả năng tạo ra kết quả cao trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ

tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng các việc sử dụng các nguồn lực đầu vào.

Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đạt mục tiêu lợi nhận tối đa. Do đó

xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh

đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm

ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt được mục

tiêu lợi nhuận tối đa.

2.1.1.2. Khái niệm doanh thu:

Doanh thu là số tiền thu về được tính trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra

trong một thời gian nhất định. Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận

của đơn vị sản xuất kinh doanh. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện để

tăng lợi nhuận và ngược lại.

Công thức tính Doanh thu:

Doanh thu = Giá của hàng hóa dịch vụ x Sản lượng bán ra.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa thì:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 4: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

4

Doanh thu = Giá cước vận chuyển x sản lượng vận chuyển.

*) Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phNm hàng hoá thuộc

những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho

khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp.

*) Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:

- Doanh thu do liên doanh, liên kết mang lại.

- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền

lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu

tư trái phiếu, cổ phiếu.

- Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã

chuyển vào thiệt hại.

- Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản

cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh,

sáng chế, tiêu thụ những sản phNm chế biến từ phế liệu, phế phNm.

Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu:

- Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và

cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ

gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.

- Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ

khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.

2.1.1.3. Khái niệm chi phí:

Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các

hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh gnhiệp đã bỏ ra trong

một kỳ kinh donah nhất định (tháng, quý, năm). Thuộc chi phí kinh doanh bao

gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau trong kinh doanh. Bởi vậy, để

thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, chi phí kinh doanh thường được

phân loại theo nhiều hướng. Chẳng hạn, có thể chia chi phí ra làm hai loại: chi

phí sản xuất và chi phí thời kỳ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 5: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

5

a). Chi phí sản xuất:

Những khoản mục chi phí phát sinh tại nơi sản xuất được tập hợp như là chi

phí sản xuất

*). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm những loại nguyên liệu, vật liệu chính

tạo ra thực thể của sản phNm. Chỉ những loại nguyên liệu, vật liệu được người

công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất mới được xem là nguyên vật

liệu chính. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí của nguyên liệu, vật

liệu chính do người công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra

sản phNm. Nguyên liệu thép trong sản xuất ôtô là một ví dụ về chi phí nguyên

liệu trực tiếp. Như vậy, không phải tất cả các loại nguyên liệu được sử dụng

trong quá trình sản xuất đều được xem là chi phí nguyên liệu trực tiếp. Những

nguyên liệu, vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất và không phải do

người công nhân trực tiếp sản xuất sử dụng đều được xem là chi phí sản xuất

chung.

**). Chi phí nhân công trực tiếp:

Tiền lương và các khoản phụ cấp liên quan đến người công nhân trực tiếp

sản xuất được tập hợp như là chi phí nhân công trực tiếp. Không phải tất cả tiền

lương của các công nhân làm việc tại nơi sản xuất đều trở thành chi phí nhân

công trực tiếp. Tiền lương và các khoản phụ cấp liên quan đến người công nhân

phục vụ sản xuất trở thành chi phí tiền lương gián tiếp và được tập hợp vào tài

khoản chi phí sản xuất chung.

***). Chi phí sản xuất chung:

Tất cả những khoản mục chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng

mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp thì được

xem là chi phí sản xuất chung. Đây là một khoản mục chi phí gián tiếp, chúng

phải được phân bổ theo những tiêu chuNn phân bổ thích hợp.

b). Chi phí thời kỳ:

Những chi phí phát sinh ngoài nơi sản xuất hay phân xưởng sản xuất được

tập hợp như là chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ bao gồm hai bộ phận:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 6: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

6

*). Chi phí bán hàng:

Những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình đem sản phNm đến người

tiêu dùng được gọi là chi phí bán hàng. Phạm vi xác định của chi phí bán hàng

được tính từ lúc sản phNm đã rời khỏi nơi sản xuất cho tới khi chuyển đến người

tiêu dùng. Nói cách khác, những chi phí ngoài quá trình sản xuất mà không phải

là chi phí quản lý được xem là chi phí bán hàng.

**). Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Những chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp

khi tiến hành hoạt động kinh doanh được xem là chi phí quản lý. Chi phí tiền

lương của nhân viên kế toán, chi phí khấu hao văn phòng là hai ví dụ về chi phí

quản lý.

2.1.1.4. Khái niệm lợi nhuận:

Lợi nhuận của xí nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phNm thặng

dư do kết quả lao động của người lao động mang lại.

- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình

sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt

động của xí nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất

như lao động, vật tư, tài sản cố định…

- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền

kinh tế quốc gia và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu

nhập của ngân sách nhà nước, thông qua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó giúp

cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác, được để

lại xí nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao

đời sống cán bộ công nhân viên.

Lợi nhuận là một đòn bNy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích

người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh của xí nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.

Từ những nội dung trên việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất

quan trọng, chỉ có qua phân tích mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng

nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 7: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

7

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phong phú và đa

dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình

thành lợi nhuận của xí nghiệp bao gồm các bộ phận sau:

a). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ

sản phNm, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Đây là bộ

phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tòan bộ lợi nhuận.

LN = ∑=

n

i

QiGi1

- ( Qi.Zi + Qi.CPi + Qi.Ti)

Trong đó:

- LN là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

- Qi, Gi, Zi, CPi, Ti lần lượt là khối lượng sản phNm tiêu thụ, giá bán đơn

vị, giá thành hay giá vốn hàng bán, chi phí quản lý và bán hàng, thuế doanh thu

của sản phNm thứ i.

Dựa vào công thức trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chịu

ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Khối lượng sản phNm tiêu thụ;

+ Giá bán đơn vị sản phNm;

+ Giá thành sản xuất hay giá vốn hàng bán;

+ Chi phí quản lý và chi phí bán hàng;

+ Tỷ suất thuế.

b). Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

Đây là bộ phận lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản

thu và chi về hoạt động tài chính bao gồm:

- Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh.

- Lợi nhuận về hoat động đầu tư, mua, bán chứng khoán ngắn hạn,

dài hạn.

- Lợi nhuận về cho thuê tài chính.

- Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.

- Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân

hàng.

- Lợi nhuận cho vay vốn.

- Lợi nhuận do bán ngoại tệ…

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 8: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

8

c). Lợi nhuận bất thường (còn gọi là thu nhập đặc biệt):

Là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có

dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang

tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan

đơn vị hay khách quan đưa tới.

Thu nhập bất thường của doanh nghiệp gồm:

- Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng;

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ;

- Thu các khoản nợ không xác định được chủ.

- Các khoản thu nhập của năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế

toán năm nay mới phát hiện ra…

Các khoản thu trên sau khi trừ các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi

nhuận bất thường.

2.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

trong Công ty

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và

phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả

cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định

phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về

các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm được các

nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả

kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh.

Như chúng ta đã biết: mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều năm

trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích các

hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các nhà doanh

nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực

của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các

mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - tài chính của

doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay

không hoàn thành giữa các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng.

Mặt khác, qua phân tích kinh doanh, giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra các

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 9: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

9

biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế nhằm huy động mọi khả

năng tiềm tàng về tiền vốn, lao động và đất đai…vào quá trình sản xuất kinh

doanh, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu của phân

tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự

báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong Công ty

2.1.3.1. Các tỷ số khả năng thanh toán

- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR): Còn gọi là hệ số thanh

toán hiện hành hay hệ số thanh khoản. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả.

CR = Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn

hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại;

hệ số này mang ý nghĩa là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn

hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1

chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Khi các khoản nợ hoặc vay ngắn hạn tăng lên sẽ làm cho hệ số thanh tóan

hiện hành giảm thấp đi. Hệ số thường được các ngân hàng chấp nhận cho vay

theo hình thức tín chấp là bằng 2.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR): Cho thấy khả năng thanh toán

nhanh nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thanh khoản cao của một doanh nghiệp.

Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền, các khoản đầu tư

chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu của khách hàng.

QR = Tiền + Đầu tư chứng khoán ngắn hạn + Khoản phải thu khách hàng

NNH

Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy

nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung

quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn, có thể không hiệu quả.

Về nguyên tắc,bất kỳ khoản tài sản lưu động nào có khả năng chuyển hóa

nhanh thành tiền đều nói lên khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Vì vậy, hệ số thanh toán nhanh có thể viết lại là:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 10: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

10

QR = TSLĐ - TK

NNH

Trong đó: TSLĐ – Tài sản lưu động

NNH - Nợ ngắn hạn.

TM - Tiền mặt

TK - Tồn kho

2.1.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn:

- Vòng quay tài sản: Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản để

tạo ra được một đồng doanh thu.

VTS = Doanh thu thuần

Tài sản bình quân

+ Vòng quay tài sản cố định: Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào

tài sản cố định để tạo ra được một đồng doanh thu.

VTSCĐ = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân

+ Vòng quay tài sản lưu động: Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào

tài sản lưu động để tạo ra được một đồng doanh thu.

VTSLĐ = Doanh thu thuần

Tài sản lưu động bình quân

Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản lưu động hay sức sản xuất của tài sản lưu

động phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần

hay nó cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay

tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh,

vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá

trình tái sản xuất. ĐNy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải

quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn.

- Vòng quay các khoản phải thu: Cho thấy doanh nghiệp đã thu được tiền

mặt nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng.

LKP

T =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu khách hàng

bình quân

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 11: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

11

Các khoản phải thu khách hàng

bình quân =

KPT đầu kỳ + KPT cuối kỳ

2

Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh

nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt

khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như

bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trường.

2.1.3.3. Phân tích khả năng sinh lời: Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời

gồm:

+ Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS): Là tỷ

số đo lường lượng lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu thu được. Lợi nhuận ròng ở

đây là lợi nhuận sau thuế.

ROS = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận là tỉ lệ giữa lợi

nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp.

+ Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là tỷ số đo lường hiệu quả sử

dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Nó mang ý nghĩa là một

đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

ROA = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

Suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số

vòng quay tài sản. phương trình trên được viết lại như sau:

ROA = Hệ số

X Số vòng quay

lãi ròng tài sản

Hoặc:

ROA = Lợi nhuận ròng

X Doanh thu

Doanh thu Tổng tài sản

Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao

và hệ số lợi nhuận càng lớn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 12: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

12

+Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ( ROE):

Đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra

thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu

nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn

gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.

ROE = Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

� Để phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

ta dùng phương trình Dupont:

ROE = ROA x Đòn b�y tài chính.

Trong đó, đòn bNy tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh

nghiệp.

Đòn b�y tài chính = Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Như vậy phương trình Dupont được viết lại như sau:

Tác dụng của phương trình:

(i) Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu

quả sử dụng tài sản (vốn).

(ii) Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh

lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp thay thế liên hoàn hay số chênh

lệch.

(iii) Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động

khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.

Một số biện pháp tăng ROE là:

- Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí;

- Tăng số vòng quay tài sản;

Thay đổi cơ cấu tài chính: tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn chủ sở hữu.

*) Lưu ý: khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng

nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao. Và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm

ROE = Lợi nhuận ròng

X Doanh thu

X Tổng tài sản

Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 13: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

13

và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ làm ROE giảm đi nghiêm trọng; nghĩa là khi ấy, ROE

sẽ lệ thuộc chủ yếu vào đòn bNy tài chính.

Đòn bNy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính đòn bNy tài chính

lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối

lượng hoạt động giảm.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong

Công ty

2.1.4.1. Các nhân tố bên trong:

a). Lực lượng lao động:

Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể

sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng

lớn cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lực lượng lao động tác

động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác

(máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày nay sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đNy sự phát triển của nền

kinh tế tri thức.

b). Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:

Với cuộc cách mạng công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu

kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày

càng to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm được giải pháp

đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến

của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ

kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo

công nghệ kỹ thuật mới…làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

c). Nhân tố quản trị doanh nghiệp:

Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh thì nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng

cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 14: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

14

Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao, lãnh đạo

doanh nghiệp bằng phNm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc

nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của 1 doanh nghiệp.

Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn

vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản lý cũng như cơ cấu tổ chức

bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

từng bộ phận chức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó.

Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý tới 2 nhiệm vụ chính:

+ Xây dựng tập thể thành 1 hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao

động đạt hiệu quả cao.

+ Dìu dắt tập thể nhân viên hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp một cách

vững chắc và ổn định.

d). Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Với sự phát triển như vũ bão của

cách mạng khoa học, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, thông tin đã trở

thành yếu tố quyết định của quá trình sản xuất. Lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Đây là yếu tố

tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải

hiện đại hóa hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng để nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

e). Nhân tố tính toán kinh tế: Khi tính toán hiệu quả kinh tế, việc chọn đại

lượng để tính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả kinh doanh. Phạm trù

hiệu quả kinh doanh gắn với chi phí kinh doanh. Thực tiễn chỉ ra rằng, chỉ khi

nào các doanh nghiệp triển khai tính toán và quản trị chi phí kinh doanh, khi đó

mới có thể tính toán được hiệu quả kinh doanh với độ chính xác cần thiết.

2.1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài:

- Môi trường pháp lý:

Các nhân tố thuộc môi trường pháp lý chi phối mạnh mẽ đến quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định

là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho

một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh

nghiệp khác hoặc ngược lại.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 15: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

15

Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề

ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp

luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện

chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động

trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì môi trường

pháp lý ảnh hưởng đến mặt sản xuất, kinh doanh… của doanh nghiệp. Không

những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu

thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế…đặc biệt là các doanh nghiệp kinh

doanh xuất nhập khNu.

Tóm lại môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến

hoạt động của doanh nghiệp qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ điều tiết vĩ

mô.

- Môi trường kinh tế:

Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh tế bao gồm: đối thủ cạnh tranh,

thị trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu ngành,

tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư…

- Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng:

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống

thông tin liên lạc, điện, nước…đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc và có trình

độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ

tiêu thụ sản phNm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và do đó

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ

yếu trong các báo cáo tài chính của công ty, từ nguồn internet; đồng thời tham

khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề cần nghiên cứu.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 16: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

16

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế:

Là xem xét các số liệu, các chỉ tiêu thực tế tại công ty trong những năm gần

đây để làm cơ sở cho việc tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh tại công ty.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân

tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm bắt 3

nguyên tắc sau:

a). Lựa chọn gốc so sánh:

Tiêu chuNn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so

sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn

gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá

tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt

hàng…Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…

Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích,

và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng

đến tương lai.

b). Điều kiện có thể so sánh được:

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử

dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa

các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.

*) Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời

gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt sau:

+ Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu.

+ Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.

+ Phải cùng một đơn vị tính.

*). Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và

điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 17: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

17

c). Kỹ thuật so sánh:

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng những kỹ

thuật so sánh sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng

quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết

cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 18: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

18

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG

DẦU ĐỒNG THÁP

3.1. LNCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU ĐỒNG THÁP

3.1.1. Lịch sử hình thành

- Tên công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU ĐỒNG THÁP.

- Tên giao dịch quốc tế:

DONG THAP PETROLEUM TRANSPORTATIONS JOINT STOCK

COMPANY.

- Tên giao dịch viết tắt: DOPETCO.

- Trụ sở chính công ty đặt tại: 452 ấp An Định- xã An Bình- Huyện Cao

Lãnh- Tỉnh Đồng Tháp.

Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu Đồng Tháp là doanh nghiệp được thành

lập dưới hình thức chuyển từ Xí nghiệp vận tải Xăng dầu thuộc Công ty Thương

mại Dầu khí Đồng Tháp, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và

các quy định pháp luật khác.

Căn cứ quyết định số 160/QĐ-UB-TL ngày 10/08/2004 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt phương án cho phép chuyển Xí nghiệp

Vận tải Xăng dầu thuộc Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp thành Công ty

Cổ phần Vận Tải Xăng Dầu Đồng Tháp.

Ngành nghề:

- Vận tải đường sông bằng sà lan, tàu thủy.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Vận Tải Xăng Dầu Đồng Tháp là:

43.705.100.000VNĐ (Bốn mươi ba tỷ, bảy trăm linh năm triệu, một trăm ngàn

đồng Việt Nam).

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 19: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

19

Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 4.370.510 phần bằng

nhau, gọi là cổ phần. Trị giá mỗi cổ phần là 10.000VNĐ, gọi là mệnh giá cổ

phần.

Nguyên tắc hoạt động: Đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm

về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu: Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

trong việc phát triển kinh doanh các loại hình vận tải theo chức năng và ngành

nghề kinh doanh được cấp phép. Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả, đạt được

mục tiêu, thu được tối đa các khoản lợi nhuận hợp lý, tạo công ăn việc làm và thu

nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho

Ngân sách Nhà nước và không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty

Trong giai đoạn sắp tới đơn vị xác định vẫn hoạt động trong lĩnh vực vận

chuyển xăng dầu bằng đường thủy là chính. Ngoài ra, đơn vị còn liên doanh liên

kết với các đơn vị bạn cùng ngành nghề để khai thác thêm nguồn hàng vận

chuyển trong nước cũng như nước ngoài (vận chuyển hàng tạm nhập tái xuất

sang Campuchia). Việc mở rộng loại hình hoạt động trong các lĩnh vực vận tải,

hành khách, hàng hóa khác…phải dựa vào khả năng phát triển của những năm

sau đó.

Từng bước ổn định bộ máy tổ chức, xây dựng quy chế làm việc trên tinh

thần phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên, gắn liền trách nhiệm

và quyền lợi của người lao động. Phấn đấu tăng thu nhập của cán bộ công nhân

viên hằng năm từ 3->5%.

Phấn đấu đưa doanh thu thực hiện hằng năm tăng từ 15->18% và lợi nhuận

tăng từ 12->15%.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 20: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

20

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN

3.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý

BAN KIỂM SOÁT

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Công ty Dopetco

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRN

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG TỔ CHỨC

PKH – KỸ THUẬT

CÁC ĐỘI TÀU

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 21: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

21

3.2.2. Chức năng của các phòng ban

*) ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:

- Thông qua định hướng phát triển của công ty .

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào

bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều

lệ công ty có quy định khác.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội Đồng Quản Trị, thành viên

Ban Kiểm Soát;

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%

tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty.

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây

thiệt hại cho Công ty và Cổ đông Công ty;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.

*) HỘI ĐỒNG QUẢN TRN:

- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hằng

năm;

- Xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên sơ sở các

mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, giám đốc điều hành

hoặc bất kỳ cán bộ quản lý hoặc người đại diện nào của công ty nếu Hội đồng

quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của công ty. Tuy nhiên, việc bãi nhiệm

đó không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm

nếu có.

- Quyết định cơ cấu tổ chức công ty.

- Thực hiện việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu

và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo một giá xác định

trước.

- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức

việc chi trả cổ tức.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 22: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

22

- Đề xuất lại việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định và điều lệ của công ty.

*) BAN KIỂM SOÁT:

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng và hàng quý trước khi

đệ trình Hội đồng quản trị.

- Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán

trước khi bắt đầu kiểm toán.

- Thảo luận về những khó khăn và tồn tại phát hiện từ kết quả kiểm toán

giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn

bạc.

- Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của

Ban quản lý công ty.

- Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi

Hội đồng quản trị chấp thuận.

- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của Ban quản

lý.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ công ty và quyết định

của Đại hội đồng cổ đông.

*) BAN GIÁM ĐỐC:

- Chịu trách nhiệm điều hành công ty theo chức năng, nhiệm vụ và quyền

hạn được quy định theo điều lệ công ty và pháp luật Nhà nuớc.

*) PHÒNG KẾ HOẠCH, KỸ THUẬT:

- Theo dõi hồ sơ, lý lịch tàu.

- Lập kế hoạch khai thác tàu và theo dõi hợp đồng vận chuyển.

- Lập kế hoạch lên đà và kiểm tra định kỳ.

- Theo dõi, kiểm tra định kỳ đăng kiểm, luờng barem, giấy chứng nhận đủ

điều kiện kinh doanh, phòng cháy chữa cháy…

- Điều động tàu (Công tác san mạn và điều động tàu).

- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong các vấn đề về sửa chữa.

- Kiểm tra việc thay nhớt định kỳ.

- Thực hiện một số công việc khác có liên quan đến các vấn đề về kỹ thuật.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 23: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

23

*) PHÒNG KẾ TOÁN:

-Gồm Kế toán truởng, 1 Kế toán viên và 1 Thủ quỹ giúp việc cho Kế toán

truởng.

+ Kế toán truởng:

Thực hiện các công việc của mình theo các quy định về các chế độ kế toán

tổng hợp và thực hiện 1số công việc khác…

+ Các bộ phận còn lại làm việc theo chế độ chuyên viên.

Nhiệm vụ:

- Kế toán thu chi.

- Kế toán tài sản.

- Kế toán công nợ.

- Kế toán ngân hàng…

*) PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH:

- Làm công tác văn thư, lưu trữ.

- Công tác tiền luơng.

- Các chính sách có liên quan đến nguời lao động như trích BHXH, BHYT,

KPCĐ…

3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬN TẢI XĂNG DẦU ĐỒNG THÁP

3.3.1. Thuận lợi

- Thị truờng: Đây là thuận lợi nhất của Công ty, vì thị trường vận chuyển

nội địa luôn luôn ổn định, một mặt do Công ty có mối quan hệ mật thiết với

Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp nên toàn bộ khối luợng hàng hóa của

Công ty Thuơng mại dầu khí Đồng Tháp nhập khNu về đều do đơn vị vận

chuyển. Mặt khác, thị trường vận tải xăng dầu nội địa hiện nay còn rất ít cạnh

tranh nên việc mở rộng thị trường trong nước khá dễ dàng.

- Nhân sự: Hầu hết các thuyền viên là những nguời làm việc lâu năm trong

nghề nên có nhiều kinh nghiệm, am hiểu trong lĩnh vực phương tiện thủy.

- Khi Công ty Thuơng mại dầu khí Đồng Tháp nhập khNu hàng hóa thì buộc

Công ty Dopetco phải huy động các đội tàu đang ở xa về để vận chuyển hàng hóa

đến phân phối cho các đại lý xăng dầu. Nhưng kể từ khi Công ty Thương mại

Dầu khí Đồng Tháp đưa kho Phước Khánh vào họat động thì áp lực huy động đội

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 24: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

24

tàu đã giảm. Hiện tại Công ty đảm nhận vận chuyển toàn bộ khối lượng hàng của

Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp, điều này làm gia tăng đáng kể doanh số

thực hiện.

3.3.2. Khó khăn

- Thị trường vận tải xăng dầu ở nước ngoài hiện có nhiều đối thủ cạnh tranh

có tiềm lực rất lớn nên việc khai thác mở rộng thêm thị trường bên ngoài gặp

nhiều khó khăn.

- Do nguồn vốn chưa đủ mạnh nên việc nâng cấp các đội tàu còn gặp nhiều

khó khăn.

- Thị trường vận tải xăng dầu rộng lớn mà phương tiện vận tải còn hạn chế,

hơn nữa hiện nay đội tàu của Công ty có trọng tải còn rất khiêm tốn so với các

Công ty khác trong ngành vận tải xăng dầu.

- Ngành vận tải xăng dầu hiện nay phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như sau:

+ Rủi ro lớn nhất đối với các hoạt động dịch vụ vận tải như Dopetco là rủi

ro về biến động giá cả. Rủi ro này phần lớn là do sự cạnh tranh về giá từ các đối

thủ trong ngành. Chi phí hoạt động vận tải của Dopetco phụ thuộc khá lớn vào

giá cả nhiên liệu như xăng, dầu.

+ Hầu hết các nguyên nhiên liệu có xuất xứ từ các nước sản xuất dầu mỏ

hàng đầu thế giới như Iran, Iraq, Kuwait... Những năm vừa qua, tình hình biến

động về kinh tế, chính trị tại các quốc gia này thường xuyên xảy ra làm ảnh

hưởng rất lớn đến giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới do đó ảnh hưởng đến

kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty.

+ Khi xảy ra lạm phát, chi phí tăng do giá thành nguyên nhiên liệu tăng,

do đó có thể làm giảm lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Dopetco là

vận tải hàng hóa bằng đường sông trong đó mặt hàng vận chuyển là xăng dầu nên

công ty luôn phải đối mặt với rủi ro cháy nổ, hỏa hoạn.

+ Ngoài ra, Dopetco cũng luôn phải đảm bảo tuân theo các qui định

nghiêm ngặt về môi trường, bởi vì các sự cố xảy ra có thể gây những thiệt hại

nghiêm trọng về tài sản, môi trường và ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty.

+ Bên cạnh đó, Dopetco cũng đối mặt với các rủi ro khác như môi trường,

thiên tai,... là những rủi ro bất khả kháng, không thể lường trước được. Nếu xảy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 25: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

25

ra sẽ gây thiệt hại về con người, tài sản và gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 26: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

26

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY DOPETCO QUA BA NĂM

4.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY DOPETCO QUA BA NĂM 2006, 2007, 2008

-5.000

10.00015.00020.00025.00030.00035.00040.00045.000Triệu

đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Năm

Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận trước thuế

Hình 1: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty Dopetco

từ năm 2006 – 2008

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ba năm của Công ty và nhìn

vào hình 1 ở trên ta có thể so sánh và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Công ty qua các năm như sau:

+ Năm 2007: Từ bảng số liệu 1 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2006, lợi nhuận kinh doanh của Công

ty có tăng nhưng không đáng kể. Trong năm 2007 nhờ mối quan hệ của Công ty

mẹ với các công ty đầu mối khác mà Công ty Dopetco có thêm nguồn hàng vận

chuyển, và Công ty cũng đNy mạnh khai thác mảng vận chuyển hàng khô (gồm

gạo, phân bón). Chính vì vậy đã làm cho doanh thu vận tải trong năm 2007 của

Công ty tăng lên một cách đáng kể.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 27: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

27

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOPETCO

TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch (2007/2006)

Chênh lệch( 2008/2007)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Doanh thu thuần 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 23,25 9.198.864 35,68 Giá vốn hàng bán - - - - - - - Lợi nhuận gộp 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 23,25 9.198.864 35,68 Doanh thu tài chính 18.826 37.971 1.385.275 19.145 101,69 1.347.304 3.548,24 Chi phí tài chính 20.488 94.199 4.734.288 73.711 359,78 4.640.089 4.925,84 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (1.662) (56.228) (3.349.013) (54.566) (3.283,15) (3.292.785) (5.856,13)

Chi phí bán hàng 11.895.551 13.565.282 18.175.506 1.669.731 14,04 4.610.224 33,99 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 4.486.585 9.061.191 2.149.679 91,99 4.574.606 101,96

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.681.616 7.670.408 4.391.657 988.792 14,80 (3.278.751) (42,75)

Thu nhập khác 1.625.518 559.002 5.588.360 (1.066.516) (65,61) 5.029.358 899,70 Chi phí khác 1.008.439 - 1.973.360 (1.008.439) (100,00) 1.973.360 - Lợi nhuận khác 617.079 559.002 3.615.000 (58.077) (9,41) 3.055.998 546,69 Tổng lợi nhuận trước thuế 7.298.695 8.229.410 8.006.657 930.715 12,75 (222.753) (2,71) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - 1.152.117 927.062 1.152.117 - (225.055) (19,53)

Lợi nhuận sau thuế 7.298.695 7.077.293 7.079.595 (221.402) (3,03) 2.302 0,03 (Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 28: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

28

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng cao đã làm tăng chi phí vận

chuyển, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lợi nhuận của Công ty Dopetco. Mặc dù

vậy lượng tăng lên của chi phí thấp hơn lượng tăng lên của doanh thu thuần, nên

nó không cản trở được lợi nhuận kinh doanh của Công ty tăng lên, điều này cho

thấy Công ty đã quản lý chi phí tương đối hiệu quả trong năm 2007.

+ Năm 2008: Dựa vào bảng số liệu 1 ta thấy hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty giảm sút rõ rệt hơn so với năm 2007, điều này thể hiện ở

chỗ lợi nhuận công ty giảm mạnh hơn so với năm 2007. Hiệu quả kinh doanh của

Công ty giảm do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là chi

phí hoạt động kinh doanh tăng cao. Do ảnh hưởng của giá xăng dầu tiếp tục tăng

cao trong những tháng đầu năm 2008 nên làm tăng chi phí dầu máy dùng cho vận

chuyển chính vì vậy làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công

ty giảm đáng kể. Mặt khác chi phí tài chính tăng cao cũng làm cho lợi nhuận kinh

doanh của Công ty giảm sút, nguyên nhân khiến cho chi phí tài chính tăng là do

Công ty bị lỗ khi đầu tư chứng khoán và trong năm 2008 khoản chi trả lãi tiền

vay ngân hàng tăng lên. Như vậy trong năm 2008 Công ty đã quản lý chi phí

không đạt hiệu quả bằng năm 2007.

� Nguyên liệu đầu vào mang tính sống còn với ngành vận tải chính là

nguồn nhiên liệu (chủ yếu là dầu). Trong những năm 2006 đến những tháng đầu

năm 2008, giá dầu thế giới biến động bất thường và luôn ở mức cao, điều này

gây bất lợi rất lớn cho những doanh nghiệp vận tải như Dopetco. Để thấy rõ hơn

hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm từ 2006 - 2008, ta tiến

hành phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các

yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 29: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

29

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA

CÔNG TY DOPETCO QUA 3 NĂM

4.2.1. Phân tích chung về tình hình thực hiện doanh thu của Công ty

Dựa vào số liệu thu thập được trong bảng 2 ta nhận thấy tình hình doanh

thu của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2007 so với

năm 2006 tăng lên 3.815.397 ngàn đồng tương đương với 16,91%. Còn doanh

thu năm 2008 tăng lên tới 15.575.526 ngàn đồng tương đương tăng 59,05% so

với năm 2007.

-

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

Triệu đồng

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Năm

Tổng doanh thu

Hình 2: Tình hình thực hiện doanh thu của Công ty Dopetco

từ năm 2006 - 2008

Nhìn chung doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là do sự tăng lên

của doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính là vận tải và doanh thu từ hoạt

động tài chính. Năm 2008 là năm doanh thu của Công ty tăng mạnh nhất, doanh

thu năm 2008 tăng lên 59,05% so với năm 2007 là do phần trăm tăng lên của

doanh thu vận tải, doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 30: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

30

Bảng 2: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY DOPETCO TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch

(2007/2006)

Chênh lệch

(2008/2007)

Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương

đối(%)

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 23,25 9.198.864 35,68

Doanh thu tài chính 18.826 37.971 1.385.275 19.145 101,69 1.347.304 3.548,24

Thu nhập khác 1.625.518 559.002 5.588.360 (1.066.516) (65,61) 5.029.358 899,70

Tổng doanh thu 22.560.079 26.375.476 41.951.002 3.815.397 16,91 15.575.526 59,05

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 31: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

31

91%

2% 7%

Doanh thu vận chuyểnxăng dầuDoanh thu vận chuyểngas

Doanh thu vận chuyểnhàng khô

Hình 3: Cơ cấu doanh thu trung bình từ hoạt động vận tải

của Công ty Dopetco từ năm 2006 – 2008

+ Doanh thu từ hoạt động vận tải:

Nhìn vào hình 3 và bảng số liệu 3 bên dưới ta thấy doanh thu từ hoạt động

vận tải đặc biệt là từ hoạt động vận tải xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 95,61% (tương đương

19.998.381 nghìn đồng) nguyên nhân chính là do sự đóng góp của mảng kinh

doanh vận chuyển hàng khô mà Công ty mới bắt đầu khai thác. Cụ thể trong năm

2006 tỷ lệ doanh thu vận chuyển hàng khô chiếm 4% trong tổng doanh thu vận

chuyển. Sang năm 2007, tỷ lệ này tăng lên 127,52% tương đương tăng 1.169.848

nghìn đồng, chiếm 8% trong tổng doanh thu vận chuyển. Hiệu quả khai thác tàu

chở hàng khô kém hơn so với tàu chở xăng dầu là do đội tàu chưa đủ mạnh để ký

hợp đồng trực tiếp với khách hàng mà phải ký thông qua đại lý vận tải. Tuy nhiên

để nâng cao hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi, tận dụng nguồn nhân lực, vật lực hiện

có thì việc khai thác thêm nguồn hàng vận chuyển hàng khô cũng góp phần làm

tăng hiệu quả chung cho Công ty. Sau 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô

hình công ty cổ phần, bộ máy tổ chức và hoạt động của công ty ngày càng ổn

định, thu nhập năm sau cao hơn năm trước, người lao động thật sự an tâm công

tác đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đặc biệt được sự quan

tâm của Công ty mẹ bằng việc mở rộng thêm thị trường tái xuất xăng dầu sang

Campuchia, thị trường trong nước cũng như thông qua mối quan hệ của công ty

mẹ với các công ty đầu mối nhập khNu xăng dầu khác mà đơn vị có thêm được

nguồn hàng vận chuyển xăng dầu khá ổn định. Cộng với đội tàu đa chủng loại,

anh em thuyền viên có nhiều kinh nghiệm, thương hiệu của công ty trên thị

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 32: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

32

trường vận tải xăng dầu bằng đường thủy ngày càng có nhiều đơn vị biết đến,

giúp công ty có nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thêm nguồn hàng vận

chuyển ngoài công ty mẹ.

Theo số liệu trong bảng 3 doanh thu vận tải năm 2008 so với năm 2007 tăng

lên 9.198.864 ngàn đồng tương đương 35,68%. Sự tăng lên đó 1 phần là do có sự

đóng góp của mảng vận chuyển gas, năm 2008 Công ty đã đưa vào sử dụng 1

tàu vận tải gas 150 tấn, bắt đầu phát triển mảng phân phối gas và đạt được kết

quả khả quan. Doanh thu từ vận tải gas chiếm 4% trong tổng doanh thu vận tải

tương đương 1.466.360 nghìn đồng. Trong khi đó năm 2008 là năm Công ty gặp

rất nhiều khó khăn do giá dầu Do tăng cao, chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh

tăng giá dầu, kéo theo chi phí dầu máy tăng, chi phí sửa chữa và vật tư khác cũng

tăng theo. Nhưng công ty vẫn mạnh dạn mở rộng ngành nghề hoạt động kinh

doanh nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty, đó là một điều đáng khích lệ.

83%

13% 4% Vận chuyển xăng dầutrong nước

Vận chuyển xăng dầuCampuchia

Vận chuyển ngoài côngty mẹ

Hình 4: Cơ cấu doanh thu vận chuyển xăng dầu

trung bình từ năm 2006 – 2008

Trong doanh thu vận chuyển xăng dầu thì vận chuyển nguồn hàng trong

nước cho Công ty mẹ là Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp chiếm tỷ trọng

cao nhất. Bên cạnh đó được sự quan tâm của Công ty mẹ là mở rộng thêm thị

trường tái xuất xăng dầu sang Campuchia và thông qua mối quan hệ của Công ty

mẹ với các Công ty đầu mối nhập khNu khác mà Công ty Dopetco có thêm nguồn

hàng vận chuyển, góp phần tăng thêm doanh thu. Dựa vào hình 4 ta thấy vận

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 33: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

33

chuyển xăng dầu tái xuất sang Campuchia chiếm tỷ trọng cao thứ hai, sau vận

chuyển xăng dầu nội địa.

Năm 2007 vận chuyển xăng dầu tái xuất sang Campuchia tăng 97,06%

tương đương tăng 1.676.565 nghìn đồng so với năm 2006. Vận chuyển cho các

khách hàng khác ngoài Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp tăng khá tốt với

doanh thu 1.945.028 nghìn đồng chiếm gần 8% tổng doanh số. Năm 2007 tình

hình chung hoạt động vận chuyển xăng dầu trong nước tuy tăng mạnh về số

lượng nhưng doanh thu vận chuyển của Công ty tăng rất ít do khối lượng hàng

vận chuyển từ các kho TP. HCM về các kho Vũng Tàu, Đồng Nai tăng nhưng

vận chuyển về các kho trung chuyển miền tây giảm.

Năm 2008 tổng doanh thu vận chuyển xăng dầu tăng lên khá khả quan. Mặc

dù nguồn hàng vận chuyển cho các khách hàng khác ngoài Công ty mẹ giảm

xuống so với năm 2007, nhưng với sự tăng lên của sản lượng vận chuyển xăng

dầu trong nước và tái xuất sang Campuchia vẫn làm tăng tổng doanh thu. Năm

2008 là một năm có nhiều khó khăn cho nền kinh tế trong nước nói chung và cho

đơn vị nói riêng đó là do giá dầu Do tăng cao, chính phủ nhiều lần điều chỉnh

tăng giá dầu. Tuy nhiên với sự hỗ trợ về mọi mặt của Công ty mẹ, đặc biệt là việc

điều chỉnh giá cước theo giá thị trường đã giúp đơn vị giảm bớt được phần nào

những khó khăn và đạt được những kết quả khả quan. Bằng chứng là doanh thu

vận chuyển xăng dầu trong nước tăng 35,83% tương đương tăng đến 6.571.161

nghìn đồng so với năm 2007. Doanh thu vận chuyển xăng dầu tái xuất sang

Campuchia tăng đến 38,93% tương đương tăng 1.325.144 nghìn đồng so với năm

2007.

Qua những phân tích ở trên ta thấy Công ty có xu hướng mở rộng thêm

ngành hàng kinh doanh sang vận tải nhiều nguồn hàng khác ngoài xăng dầu để

nâng cao doanh số. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển của mình, Dopetco

khẳng định hoạt động vận tải xăng dầu sẽ vẫn là hoạt động kinh doanh truyền

thống và nòng cốt của Công ty. Việc triển khai thêm các ngành vận chuyển khác

chỉ là giải pháp tạm thời nhằm gia tăng nguồn thu nhập trong ngắn hạn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 34: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

34

Bảng 3: DOANH THU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY DOPETCO TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1.000 VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

(2007/2006)

Chênh lệch

(2008/2007)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương

đối(%)

Tổng doanh thu vận chuyển xăng dầu 19.998.381 96 23.691.301 92 30.971.104 89 3.692.920 18,47 7.279.803 30,73

Doanh thu vận chuyển xăng dầu

Vận chuyển trong nước cho Công ty mẹ

18.271.008 88 18.342.335 71 24.913.496 71 71.327 0,39 6.571.161 35,83

Campuchia 1.727.373 8 3.403.938 13 4.729.082 14 1.676.565 97,06 1.325.144 38,93

Vận chuyển cho các công ty khác

- 0 1.945.028 8 1.328.526 4 - - (616.502) (31,70)

Doanh thu vận chuyển gas - 0 - 0 1.466.360 4 - - 1.466.360 -

Doanh thu vận chuyển hàng khô 917.354 4 2.087.202 8 2.539.903 7 1.169.848 127,52 452.701 21,69

Tổng doanh thu vận tải 20.915.735 100 25.778.503 100 34.977.367 100 4.862.768 23,25 9.198.864 35,68

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 35: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

35

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: chủ yếu là doanh thu từ lãi tiền gửi năm

2007 so với năm 2006 tăng lên 19.145 ngàn đồng tương đương 101,69%. Doanh

thu từ hoạt động tài chính năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 1.347.304 ngàn

đồng tương đương 3.548,24%, vì trong năm 2008 có khoản lãi do mua bán chứng

khoán và thu lãi cổ tức nên làm cho doanh thu từ hoạt động tài chính tăng lên

đáng kể.

+ Về doanh thu từ hoạt động khác: bao gồm doanh thu từ nhượng bán tài

sản, bán phế liệu, thu tiền hoa hồng, thu tiền lai dắt tàu ngoài,…Mặc dù các

khoản thu nhập khác năm 2007 có giảm đi 1.066.516 ngàn đồng tương đương

giảm 65,61% so với năm 2006 nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên

của tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006. Thu nhập khác năm 2008 so với

năm 2007 tăng lên 5.029.358 ngàn đồng tương đương tăng 899,70%, chủ yếu là

thu nhập từ hoạt động nhượng bán các tàu Sông Tiền 09, Sông Tiền 11 và Sông

Tiền 21 cho Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Công ty mẹ) và các Công

ty thành viên thuộc Công ty mẹ.

Qua phân tích trên ta nhận thấy càng về sau này doanh thu thực hiện của

công ty Dopetco càng tăng lên so với năm trước một cách đáng kể. Nguyên nhân

chính là trong giai đoạn 2005 – 2010 nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam

tăng rất mạnh (khoảng 6%/năm). Do đó cùng với tốc độ tăng tiêu thụ xăng dầu

trong nước, nhu cầu về vận tải xăng dầu nội địa cũng sẽ tăng tương ứng. Vì thế

sẽ hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho Công ty Dopetco.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 36: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

36

4.2.2. Phân tích về tình hình chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của

công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi

nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức

cNn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp

nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt

động của công ty.

4.2.2.1. Phân tích chung tình hình chi phí qua các năm:

-

10.000

20.000

30.000

40.000Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm

Tổng chi phí

Hình 5: Tình hình chung chi phí của công ty Dopetco từ năm 2006 – 2008

Nhìn chung tổng chi phí của đơn vị cũng tăng dần qua các năm. Năm 2007

so với năm 2006 thì chi phí tăng 2.884.682 ngàn đồng tương đương tăng 18,9%.

Chi phí năm 2008 tăng 15.798.279 ngàn đồng tương đương tăng 87,06%.

4.2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí của công

ty từ năm 2006 đến năm 2008:

Tổng chi phí của đơn vị năm 2007 tăng lên 2.884.682 ngàn đồng tương

đương tăng 18,9% so với năm 2006, tổng chi phí tăng lên như vậy là do sự tăng

lên của chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2008

so với năm 2007 thì tổng chi phí của đơn vị tăng lên 15.798.279 ngàn đồng tương

đương tăng 87,06% vì sự tăng lên của chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán

hàng và phát sinh những khoản chi phí khác.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 37: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

37

Bảng 4: TÌNH HÌNH CHUNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TY DOPETCO QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1000 VNĐ

(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch

2008/2007

Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương

đối(%)

Chi phí bán hàng 11.895.552 13.565.282 18.175.506 1.669.730 14,04 4.610.224 33,99

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 4.486.585 9.061.191 2.149.679 91,99 4.574.606 101,96

Chi phí hoạt động tài chính 20.488 94.199 4.734.288 73.711 359,78 4.640.089 4.925,84

- Lỗ do bán chứng khoán - - 3.825.068 - - 3.825.068 -

- Chi phí lãi vay - 94.199 888.114 94.199 - 793.915 842,80

- Các khoản phí khác 20.488 - 44.600 (20.488) 0 44.600 -

Chi phí khác 1.008.439 - 1.973.360 (1.008.439) (100,00) 1.973.360 -

- Chi phí nhượng bán tài sản - - 1.971.325 0 - 1.971.325 - - Tiền nộp phạt 1.008.439 - 2.034 (1.008.439) 0 2.034 -

Tổng chi phí 15.261.384 18.146.066 33.944.345 2.884.682 18,90 15.798.279 87,06

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 38: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

38

- Chi phí hoạt động tài chính: Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi

hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, bắt buộc Công ty

phải đi vay một phần vốn nào đó để đNy mạnh các hoạt động kinh doanh của

Công ty. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay của Công ty cũng tăng dần theo từng

năm. Trong năm 2007 Công ty đã vay Công ty tài chính Dầu khí nên so với năm

2006 thì chi phí hoạt động tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) năm 2007 tăng

73.711 ngàn đồng tương đương tăng 359,78%. Có thể nói năm 2008 là năm Công

ty cần nhiều nguồn vốn để đầu tư vào Công ty nhiều nhất nên phải đi vay ngân

hàng vì thế chi phí lãi vay năm nay cao hơn rất nhiều so với năm trước. Cụ thể là

chi phí tài chính năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 4.640.089 ngàn đồng tương

đương tăng 4.925,84%. Mặt khác trong năm 2008 Công ty còn bị lỗ do bán

chứng khoán nên làm cho chi phí tài chính tăng khá cao so với năm 2007.

- Chi phí khác: Mặc dù năm 2007 không có phát sinh những khoản chi phí

khác như năm 2006 nhưng vẫn không làm cho tổng chi phí năm 2007 giảm

xuống so với tổng chi phí năm 2006. Đến năm 2008 cùng với việc phát sinh các

khoản chi cho hoạt động nhượng bán tài sản 1.971.325 ngàn đồng đã làm cho

tổng chi phí năm 2008 tăng lên so với năm 2007.

- Chi phí bán hàng: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi

phí hoạt động của Công ty và nó được xem như chi phí hoạt động vận chuyển.

Nhìn chung chi phí bán hàng tăng lên qua các năm. Năm 2008 chi phí bán hàng

tăng cao nhất. Năm 2008 Công ty gặp nhiều khó khăn vì giá dầu Do tăng cao kéo

theo chi phí dầu máy tăng làm tăng chi phí bán hàng. Cũng trong năm này công

ty đã thực hiện chính sách tăng lương cho người lao động nhằm khuyến khích họ

phát huy hết khả năng cống hiến của mình, kết quả là năng suất chất lượng trong

lao động sản xuất và công tác đã được nâng lên rõ rệt. Trong chi phí bán hàng

bao gồm nhiều khoản mục chi phí như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dầu

máy, chi phí dịch vụ mua ngoài,… những khoản mục chi phí này có ảnh hưởng

rất lớn đến tình hình tổng chi phí của công ty.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.149.679

ngàn đồng tương đương tăng 91,99%, nguyên nhân là do giá sắt, thép, giá nhân

công và các loại vật tư khác tăng cao làm tăng chi phí sửa chữa. Năm 2008 chi

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 39: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

39

phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2007 4.574.606 ngàn đồng tương

đương tăng 101,96%.

4.2.2.3. Phân tích từng khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp:

-

5.000

10.000

15.000

20.000Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp

Hình 6: Chi phí hoạt động của Công ty Dopetco từ năm 2006 - 2008

� Đối với chi phí bán hàng (đây là những khoản chi cho các đội tàu):

� Về chi phí nhân viên: bao gồm lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

kinh phí công đoàn, tiền ăn giữa ca cho các thuyền viên. Chi phí này nhìn chung

tăng qua các năm. Một mặt do số lượng thuyền viên tăng lên qua các năm, năm

2006 có 83 thuyền viên, năm 2007 tăng lên 84 người, năm 2008 là 89 người. Mặt

khác tiền lương tăng lên là do chính sách tăng lương của Nhà nước nhằm khuyến

khích tinh thần làm việc của người lao động. Trong những năm qua Công ty luôn

quan tâm đến chế độ lương, thưởng của người lao động bằng chứng là Công ty

luôn thực hiện trả lương đúng thời hạn quy định và ngoài ra còn có chế độ khen

thưởng hàng năm vào những ngày lễ, tết nhằm kích thích tinh thần hăng say làm

việc của anh em thuyền viên.

� Về chi phí dầu máy: nguyên liệu đầu vào mang tính sống còn đối với

ngành vận tải là nguồn nhiên liệu (chủ yếu là dầu). Vì vậy, để duy trì hoạt động

của công ty thì nguồn nhiên liệu này đóng vai trò thiết yếu. Chính vì vậy mà

trong những năm qua chi phí dầu máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí

bán hàng và trong tổng chi phí hoạt động. Cụ thể là năm 2007, chi phí dầu máy

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 40: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

40

chiếm 33,5% trong tổng chi phí hoạt động, năm 2008 tỷ lệ này là 36,2%. Trong

những năm gần đây, giá dầu liên tục tăng và biến động bất thường, khiến cho chi

phí này liên tục tăng trong những năm qua. Hơn nữa, việc mở rộng loại hình kinh

doanh vận tải sang vận tải gas và vận tải hàng khô; cùng với việc mua mới tàu

gas, tàu hàng khô để đưa vào sử dụng cũng làm cho tiêu hao nhiều nhiên liệu dẫn

đến chi phí này cũng tăng lên.

� Về chi phí công cụ, dụng cụ: bao gồm chi mua trang thiết bị phòng cháy

chữa cháy, mua phao cứu sinh. Bởi vì hoạt động kinh doanh vận tải xăng dầu

phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về hỏa hoạn, thiên tai nên hàng năm công tác

phòng cháy chữa cháy ở các đội tàu đều được Công ty quan tâm.

� Về chi phí khấu hao tài sản cố định: đây là chi phí cho việc khấu hao các

tàu. Chi phí khấu hao này tăng lên qua các năm là do công ty có đầu tư thêm vào

việc đóng mới các tàu trong những năm qua, cụ thể như sau : năm 2007 đầu tư

đóng mới 2 tàu chở hàng khô và năm 2008 đưa vào sử dụng 2 tàu chở gas.

� Về chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí điện thoại, chi phí xăng đi lại

cho các thuyền viên. Đây là một khoản chi phí không nhỏ trong chi phí cho hoạt

động vận chuyển. Nhằm để khuyến khích tinh thần làm việc của anh em thuyền

viên thì ngoài việc trả lương cho họ, Công ty còn rất quan tâm đến việc hỗ trợ về

mọi mặt để họ yên tâm công tác.

� Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:

� Về chi phí sửa chữa tàu: đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí

quản lý doanh nghiệp. Chi phí này nhìn chung tăng lên qua các năm, sự tăng lên

này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó do giá cả mặt hàng thép, giá cả

nhân công và các loại vật tư tăng lên trong những năm qua cũng làm tăng chi phí

sửa chữa tàu. Hàng năm Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư cho

việc sửa chữa, nâng cấp đội tàu nhằm nâng cao năng suất hoạt động cho các tàu.

Vì vậy đây là khoản chi không thể thiếu trong công tác quản lý các đội tàu.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 41: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

41

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

CỦA CÔNG TY DOPETCO TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch (2007/2006)

Chênh lệch (2008/2007)

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối Tuyệt đối Chi phí bán hàng 11.895.552 83,6 13.565.282 75,1 18.175.506 66,7 1.669.730 4.610.224

- Chi phí nhân viên 4.216.880 29,6 4.541.028 25,2 4.833.503 17,7 324.148 292.475 - Chi phí dầu máy 4.937.751 34,7 6.038.860 33,5 9.847.099 36,2 1.101.109 3.808.239 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng 105.407 0,7 10.303 0,1 2.978 0,01 (95.104) (7.325) - Chí phí khấu hao TSCĐ 1.562.884 11,0 1.795.091 9,9 1.697.284 6,2 232.207 (97.807) - Chí phí dịch vụ mua ngoài 85.879 0,6 - - - - (85.879) - - Chi phí bằng tiền khác 986.751 6,9 1.180.000 6,5 1.794.642 6,6 193.249 614.642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 16,4 4.486.585 24,9 9.061.191 33,3 2.149.679 4.574.606

- Chi phí nhân viên quản lý 375.215 2,6 417.993 2,3 507.008 1,9 42.778 89.015 - Chi phí vật liệu quản lý 12.037 0,1 25.635 0,1 - - 13.598 (25.635) - Chi phí đồ dùng văn phòng 20.950 0,1 33.464 0,2 29.413 0,1 12.514 (4.051) - Chi phí khấu hao TSCĐ 14.901 0,1 241.836 1,3 890.627 3,3 226.935 648.791 - Thuế, và lệ phí 293.895 2,1 522.467 2,9 538.666 2,0 228.572 16.199 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - - 1.680 0,0 - - 1.680 (1.680) - Chi phí sữa chữa tàu 644.446 4,5 1.223.428 6,8 2.276.726 8,4 578.982 1.053.298 - Chi phí sữa chữa xe con 7.207 0,1 - - 50.616 0,2 (7.207) 50.616 - Chi phí bằng tiền khác 968.255 6,8 2.020.082 11,2 4.768.135 17,5 1.051.827 2.748.053 Tổng chi phí 14.232.458 100 18.051.867 100 27.236.697 100 3.819.409 9.184.830

(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 42: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

42

� Về chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí đăng kiểm, lường Barem tàu,

chi phí điện thoại, điện, nước, công tác phí, chi phí tiếp khách… Chi phí bằng

tiền chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyên nhân chính là do Công ty tiêu hao nhiều chi phí cho Công tác phí và chi

phí tiếp khách hàng năm. Chi phí tiếp khách tăng cao hàng năm vừa là thuận lợi

cũng vừa là bất lợi cho Công ty trong thời gian tới. Bởi vì, chi phí tiếp khách tăng

lên chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến việc tạo mối quan hệ tốt với các đối tác

và với chính quyền địa phương, điều này giúp Công ty có nhiều lợi thế để hoạt

động kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên, chi phí cho tiếp khách quá cao rất dễ

dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong quản lý, hoặc tạo ra những mối quan hệ không

cần thiết. Vì vậy, Công ty cần phải xem xét để có các khoản chi cho hợp lý nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.

Qua phân tích cho thấy tình hình chi phí của công ty Dopetco tăng khá

mạnh và rõ rệt. Mặc dù tình hình tăng chi phí không ảnh hưởng nhiều đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh nhưng bản thân doanh nghiệp muốn ngày càng phát

triển và đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều

đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu

trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào

sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh

có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải

xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp

khách, chi phí dầu máy, chi phí sửa chữa,... đồng thời, Công ty cũng phải có

những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.

4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Dopetco từ năm 2006 -

2008

Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích

đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất

lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận

phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả

của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao

động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 43: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

43

kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

6.500

7.000

7.500

8.000

8.500Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Năm

Tổng lợi nhuận trước thuế

Hình 7: Tình hình lợi nhuận trước thuế của Công ty Dopetco

từ năm 2006 – 2008

Dựa vào bảng số liệu và hình lợi nhuận của Công ty Dopetco ta nhận thấy

tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 930.715 ngàn đồng so với năm 2006

tương đương tăng 12,75%. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm 222.753

ngàn đồng so với năm 2007 tương đương giảm 2,71%. Nguyên nhân khiến cho

lợi nhuận giảm như vậy là do tổng doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng ít

hơn mức tăng của tổng chi phí, cụ thể là tổng doanh thu tăng 15.575.526 ngàn

đồng trong khi đó thì tổng chi phí lại tăng lên 15.798.279 ngàn đồng, chênh lệch

về mức tăng lên của tổng doanh thu và tổng chi phí đã tạo nên sự giảm đi của

tổng lợi nhuận trước thuế là 222.753 ngàn đồng.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế được hình thành từ nhiều

bộ phận lợi nhuận khác nhau, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 44: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

44

Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DOPETCO

TRONG 3 NĂM TỪ NĂM 2006 - 2008

ĐVT: 1.000 VNĐ

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch

(2007/2006)

Chênh lệch

(2008/2007)

Tuyệt

đối

Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương

đối(%)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.681.616 7.670.408 4.391.657 988.792 14,80 (3.278.751) (42,75)

Lợi nhuận khác 617.079 559.002 3.615.000 (58.077) (9,41) 3.055.998 546,69

Tổng lợi nhuận trước thuế 7.298.695 8.229.410 8.006.657 930.715 12,75 (222.753) (2,71)

Lợi nhuận sau thuế 7.298.695 7.077.293 7.079.595 (221.402) (3,03) 2.302 0,03

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 45: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

45

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng 988.792 ngàn

đồng tương đương tăng 14,8% so với năm 2006. Điều đó do ảnh hưởng bởi các

nhân tố sau:

+ Do tổng doanh thu vận chuyển thay đổi: Năm 2007 so với năm 2006 thì

doanh thu từ hoạt động vận chuyển tăng lên 4.862.768 ngàn đồng tương đương

tăng 23,25%, làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên 4.862.768 ngàn

đồng. Nguyên nhân làm cho doanh thu vận chuyển tăng lên như vậy là do trong

năm 2007 Công ty mở rộng thị trường trong nước từ vận chuyển cho công ty mẹ

sang vận chuyển xăng dầu cho các Công ty đầu mối khác và đầu tư nhiều vào tàu

vận chuyển hàng khô nên sản lượng vận chuyển tăng lên.

+ Do lợi nhuận hoạt động tài chính thay đổi: lợi nhuận hoạt động tài chính

năm 2007 giảm đi 54.566 ngàn đồng làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh

giảm đi 54.566 ngàn đồng. Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng

lên 19.145 ngàn đồng nhưng vẫn thấp hơn sự tăng lên của chi phí lãi vay nên làm

cho lợi nhuận tài chính giảm.

+ Do chi phí bán hàng năm 2007 tăng 1.669.731 ngàn đồng so với năm

2006 tương đương tăng 14,04% làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm

xuống 1.669.731 ngàn đồng.

+ Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 2.149.679 ngàn đồng tương

đương tăng 91,99% làm cho lợi nhuận giảm xuống 2.149.679 ngàn đồng.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 46: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

46

Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOPETCO

TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008

ĐVT: 1.000 VNĐ

(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Dopetco )

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch(2007/2006) Chênh lệch(2008/2007)

Tuyệt đối Tương

đối(%) Tuyệt đối

Tương

đối(%)

Doanh thu hoạt động vận chuyển 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 23,25 9.198.864 35,68

Doanh thu tài chính 18.826 37.971 1.385.275 19.145 101,69 1.347.304 3.548,24

Chi phí tài chính 20.488 94.199 4.734.288 73.711 359,78 4.640.089 4.925,84

Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (1.662) (56.228) (3.349.013) (54.566) (3.283,15) (3.292.785) (5.856,13)

Chi phí bán hàng 11.895.551 13.565.282 18.175.506 1.669.731 14,04 4.610.224 33,99

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 4.486.585 9.061.191 2.149.679 91,99 4.574.606 101,96

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.681.616 7.670.408 4.391.657 988.792 14,80 (3.278.751) (42,75)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 47: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

47

So với năm 2007 thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 bị

giảm đi tới 3.278.751 ngàn đồng tương đương giảm đi 42,75%. Lợi nhuận thay

đổi do ảnh hưởng bởi các nhân tố: doanh thu vận chuyển năm 2008 tăng

9.198.864 ngàn đồng tương đương tăng 35,68% làm cho lợi nhuận tăng

9.198.864 ngàn đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh 3.292.785

ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 3.292.785 ngàn đồng, chi phí bán hàng tăng

4.610.224 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 4.610.224 ngàn đồng và chi phí

quản lý doanh nghiệp tăng 4.574.606 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm xuống

4.574.606 ngàn đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận bị giảm đi như vậy là do

lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh và trong năm 2008 Công ty phải đối

mặt với rất nhiều khó khăn, thứ nhất do giá dầu thế giới tăng cao làm cho chi phí

dầu máy tăng lên, thứ hai giá thép, vật tư cũng tăng nên kéo theo chi phí sửa

chữa tăng vượt kế hoạch. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm mạnh do chi phí

tài chính năm 2008 tăng lên đột biến, trong đó là sự tăng lên của chi phí lãi vay

và phần lớn là do trong năm 2008 Công ty bị lỗ do bán chứng khoán.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác năm 2007 giảm 58.077 ngàn đồng

tương đương 9,41% so với năm 2006. Và lợi nhuận này tăng lên đột biến ở năm

2008, cụ thể năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động khác tăng lên 3.055.998 ngàn

đồng tương đương tăng 546,69%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là trong năm

2008 Công ty có nhượng bán một số tài sản cố định nên làm cho thu nhập từ

nhượng bán tài sản tăng lên 5.161.238 ngàn đồng kéo theo sự tăng lên của lợi

nhuận.

Qua phân tích cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn luôn

biến động qua các năm vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố

chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy,

Công ty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa các khoản chi phí

này nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều và đNy mạnh hoạt động

kinh doanh của Công ty trong tương lai.

����Phân tích ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp đến lợi nhuận:

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 48: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

48

Bảng 8: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN CHI PHÍ

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dopetco trong 3 năm từ 2006-2008)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch (2007/2006)

Chênh lệch (2008/2007)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Chi phí bán hàng 11.895.552 13.565.282 18.175.506 1.669.730 14,0 4.610.224 33,99

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.336.906 4.486.585 9.061.191 2.149.679 92,0 4.574.606 101,96

Tổng chi phí 14.232.458 18.051.867 27.236.694 3.819.409 26,84 9.184.827 50,88

Tổng lợi nhuận trước thuế 7.298.695 8.229.410 8.006.657 930.715 12,75 (222.753) (2,71)

Lợi nhuận/ Chi phí bán hàng (đồng)

61,36 60,67 44,05 (0,69) (1,1) (16,61) (27,4)

Lợi nhuận / Chi phí quản lý doanh nghiệp (đồng)

312,32 183,42 88,36 (128,90) (41,3) (95,06) (51,8)

Lợi nhuận/ Tổng chi phí (đồng)

51,28 45,59 29,40 (5,69) (11,1) (16,19) (35,5)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 49: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

49

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí giảm qua các năm,

cụ thể năm 2006 cứ 100 đồng chi phí tạo ra được 51,28 đồng lợi nhuận, sang

năm 2007 tỷ lệ này còn 45,59 giảm 11,1 % so với năm 2006, năm 2008 thì tỷ lệ

này thấp nhất cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra được 29,4 đồng lợi nhuận giảm

35,5% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tổng chi phí qua

các năm tăng rất mạnh trong khi đó lợi nhuận không chỉ tăng rất ít mà lợi nhuận

năm 2008 lại giảm hơn so với năm 2007 là 222.753 ngàn đồng tương đương

giảm 2,71%.

Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí bán hàng năm 2007 giảm hơn so với năm

2006 0,69 đồng có nghĩa là trong năm 2007 cứ 100 đồng tốn kém cho chi phí bán

hàng tạo ra được 60,67 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy năm 2007 doanh

nghiệp quản lý chi phí bán hàng kém hiệu quả. Sang năm 2008 tỷ lệ này cũng lại

giảm xuống khá mạnh cứ 100 đồng chi phí bán hàng bỏ ra chỉ thu được 44,05

đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng năm 2008 tăng lên rất mạnh

trong khi đó lợi nhuận lại giảm làm cho khả năng tạo ra lợi nhuận của chi phí bị

giảm xuống. Cũng trong năm 2008 giá dầu Do tăng kéo theo chi phí dầu máy

tăng lên rất mạnh trong khi đó sản lượng vận chuyển tăng lên rất ít vì vậy Công

ty gặp khó khăn trong vấn đề quản lý chi phí bán hàng và nhất là chi phí dầu

máy.

Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 đạt cao nhất,

cứ 100 đồng chi phí quản lý tạo ra được 312,32 đồng lợi nhuận, do trong năm

2006 chi phí quản lý tốn rất ít. Đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 183,42

đồng lợi nhuận. Sang năm 2008 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 88,36 đồng lợi

nhuận, do chi phí quản lý năm 2008 tăng lên khá mạnh, trong khi đó lợi nhuận

trước thuế lại giảm xuống.

Qua phân tích cho thấy công tác quản lý và sử dụng chi phí của Công ty

chưa đạt hiệu quả. Do đó Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng khoản

mục chi phí cụ thể là chi phí dầu máy và chi phí sửa chữa tàu để mỗi đồng chi

phí tiêu hao đều mang lại mức lợi nhuận cao nhất để từ đó nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh cho Công ty.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là có hiệu

quả nhưng chưa cao. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả trong kinh doanh thì

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 50: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

50

công ty cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa trong việc quản lý và sử dụng

nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế

bớt việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời công ty cần phải tăng cường kiểm soát

chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần

thiết để tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó công ty cũng phải tích cực thực hiện các

biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày

càng có hiệu quả hơn.

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH TRONG CÔNG TY

4.3.1. Các chỉ số khả năng thanh toán

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất khả năng tài chính của doanh

nghiệp, nó thể hiện mối quan hệ giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp và

các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, bao gồm các chỉ tiêu sau:

4.3.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Bảng 9: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN VÀ THANH

TOÁN NHANH NỢ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY DOPETCO

TỪ NĂM 2006 – 2008

(Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán của Công ty Dopetco

năm 2006, 2007 và năm 2008)

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến

hạn phải trả hoặc nó mang ý nghĩa là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối

với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn

hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh

nghiệp. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản

tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tài sản lưu động 1.000 đ 2.983.768 21.288.323 10.090.180 Nợ ngắn hạn 1.000 đ 5.995.904 4.633.168 4.966.159 Tiền mặt 1.000 đ 1.189.680 7.813.835 854.596 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 1.000 đ - 7.937.033 5.009.091 Khoản phải thu khách hàng 1.000đ 1.614.077 2.669.917 1.206.696 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,49 4,59 2,03 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,47 3,98 1,42

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 51: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

51

Qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công

ty năm 2006 là ở mức rất thấp 0,49 lần, điều đó cho thấy Công ty gần như không

đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trả. Tức là công ty đã đầu tư

quá ít vào tài sản lưu động. Do vậy công ty cần phải xem xét lại việc đầu tư vào

tài sản lưu động của mình cho hợp lý thì mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh

cho đơn vị. Sang năm 2007 thì hệ số này lại tăng quá cao đến 4,59 lần, điều này

có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vốn của mình vào tài sản lưu động

so với nhu cầu của doanh nghiệp làm cho số vốn đó không được sử dụng hiệu

quả. Năm 2008 là năm doanh nghiệp đầu tư và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả

nhất. Với sự đầu tư có tính toán đó chẳng những giúp doanh nghiệp có khả năng

thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng rất hiệu

quả số vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

Qua phân tích ở trên cho thấy Công ty cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết

định đầu tư bao nhiêu vốn vào tài sản lưu động để cho số vốn đó được sử dụng

có hiệu quả tạo ra doanh thu cao nhất mà không làm giảm khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn của đơn vị.

4.3.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR):

Hệ số này cho biết, với số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có

thể chuyển đổi nhanh thành tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời

các khoản nợ ngắn hạn hay không. Cũng tương tự như hệ số thanh toán nợ ngắn

hạn thì hệ số này cần phải được giữ ở mức dao động từ 1 đến 2 nếu không hệ số

này quá nhỏ hoặc quá lớn đều không tốt cho doanh nghiệp.

Qua bảng 9 ở trên cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của

Công ty năm 2006 là ở mức rất thấp 0,47 lần, điều đó cho thấy trong năm 2006

Công ty đã gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán công nợ khi đến hạn. Nguyên

nhân là do trong năm 2006 Công ty đã không quan tâm đến việc mua các chứng

khoán ngắn hạn trong khi tài sản bằng tiền và các khoản phải thu khách hàng của

Công ty lại quá ít. Đến năm 2007 Công ty đã chú trọng nhiều đến việc đầu tư vào

các chứng khoán ngắn hạn nên hệ số thanh toán nhanh tăng cao 3,98 lần. Tuy

nhiên điều này lại ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Vì khi đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động đã làm cho vòng quay vốn chậm lại,

hiệu quả sử dụng vốn thấp cụ thể là tài sản lưu động thừa đó không tạo thêm

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 52: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

52

doanh thu. Năm 2008 hệ số thanh toán nhanh là 1,42 lần tương đối tốt so với 2

năm trước. Vì Công ty đã đầu tư ít hơn vào tài sản lưu động vừa đảm bảo khả

năng thanh toán nhanh mà cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đơn

vị.

4.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 10: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY DOPETCO

TỪ NĂM 2006 – 2008

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Dopetco 3 năm 2006, 2007, 2008) Ghi chú: TSCĐ: Tài sản cố định

TSLĐ: Tài sản lưu động KPTKH: Khoản phải thu khách hàng

4.3.2.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng

phổ biến là vòng quay tài sản cố định hay sức sản xuất của tài sản cố định. Chỉ

tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng

doanh thu thuần.

Việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng rất lớn

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua số liệu trên bảng 10

ta thấy vòng quay vốn cố định có tốc độ tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể là năm

2006 vòng quay vốn là 1,13 vòng hay khi Công ty đầu tư vào 1 đồng tài sản cố

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch tăng (giảm)

2007/2006 2008/2007

Doanh thu thuần 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 9.198.864

TSCĐ bình quân 18.498.371 21.916.495 29.245.438 3.418.124 7.328.943

TSLĐ bình quân 3.702.117 12.136.046 15.689.252 8.433.929 3.553.206

Các KPTKH bình quân

1.514.871 2.141.997 1.938.307 627.126 (203.691)

Vòng quay TSCĐ (Vòng)

1,13 1,18 1,20 0,05 0,02

Vòng quay TSLĐ (Vòng)

5,65 2,12 2,23 -3,53 0,11

Vòng quay KPTKH (Vòng)

13,81 12,03 18,05 (1,77) 6,01

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 53: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

53

định đã tạo ra 1,13 đồng doanh thu. Sang năm 2007 số vòng quay là 1,18 vòng

tức là nó đã tăng thêm 0,05 vòng. Số vòng quay này tiếp tục tăng lên ở năm 2008

là 1,2 vòng. Tuy số vòng quay tài sản cố định có tăng nhẹ qua các năm nhưng

qua phân tích ta thấy sức sản xuất của tài sản cố định như vậy là ở mức rất thấp.

Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty không cao, vì vậy

Công ty cần có kế hoạch khai thác tối đa công suất máy móc và các tài sản cố

định khác để góp phần tạo ra doanh thu cao hơn nữa.

4.3.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:

Ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta cũng cần phải phân

tích thêm hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn lưu

động.

Từ những số liệu thu thập trong bảng trên ta thấy vòng quay tài sản lưu

động năm 2006 là cao nhất ở mức 5,65 vòng. Chứng tỏ năm 2006 là năm Công ty

sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả nhất tức là khi đầu tư vào 1 đồng tài sản lưu

động đã tạo ra 5,65 đồng doanh thu. Sức sản xuất của vốn lưu động liên tục giảm

qua 2 năm 2007, 2008 đây là mặt yếu kém của công ty.

Qua phân tích ta thấy mặc dù doanh thu của Công ty tăng qua các năm

nhưng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty rất thấp. Vì vậy công ty cần có kế

hoạch đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động hợp lý hơn nữa để phát huy

hết hiệu quả sử dụng của chúng trong những năm tiếp theo.

4.3.2.3. Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu cho biết là Công ty đã quản lý và thu hồi nợ

nhanh hay chậm, vòng quay càng cao càng có lợi cho Công ty vì nguồn vốn của

Công ty không bị khách hàng chiếm dụng quá lâu. Theo số liệu phân tích ở bảng

trên ta thấy vòng quay khoản phải thu biến động qua các năm. Năm 2007, số

vòng quay này giảm hơn năm 2006 1,77 vòng. Năm 2008 số vòng quay khoản

phải thu là 18,05 vòng tăng hơn so với năm 2007 là 6,01 vòng. Sự tăng lên của số

vòng quay này thể hiện được sự cố gắng của Công ty trong việc thu hồi những

khoản nợ. Số vòng quay khoản phải thu qua 3 năm tương đối cao, điều này tương

đối tốt vì Công ty không cần đầu tư quá nhiều vào các khoản phải thu. Hơn nữa

nguồn vốn của Công ty thường được thu hồi nhanh, không ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 54: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

54

4.3.3. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 11: BẢNG ĐO LƯỜNG SUẤT SINH LỜI CỦA DOANH THU,

TỔNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY

DOPETCO QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2006 - 2008

ĐVT: 1.000 đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Dopetco 3 năm 2006, 2007, 2008)

Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời gồm:

4.3.3.1. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS):

Là tỷ số đo lường lợi nhuận ròng có trong 100 đồng doanh thu thu được. Qua

bảng số liệu cho thấy suất sinh lời của doanh thu năm 2006 là ở mức cao, năm

2006 trong 100 đồng doanh thu thu được có 34,9 đồng lợi nhuận, đây là năm

Công ty kinh doanh rất có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm ở 2 năm sau đó,

năm 2007 chỉ thu được 27,45 đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu, năm

2008 thu được 20,24 đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu. Nguyên nhân của

sự sụt giảm này là do trong 2 năm 2007, 2008 Công ty phải đối mặt với rất nhiều

khó khăn do biến động giá xăng dầu thế giới tăng cao làm cho chi phí dầu máy

tăng kéo theo khả năng tạo ra lợi nhuận là rất thấp.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tăng (giảm) 2007/2006 2008/2007

(1)Lợi nhuận ròng 7.298.695 7.077.293 7.079.595 (221.402) 2.302 (2)Doanh thu thuần 20.915.735 25.778.503 34.977.367 4.862.768 9.198.864 (3)Tổng tài sản 28.831.922 58.492.316 55.054.135 29.660.394 (3.438.181) (4)Vốn chủ sở hữu 22.805.299 49.263.798 49.817.891 26.458.499 554.093 ROS (1)/(2) (%) 34,90 27,45 20,24 (7,44) (7,21) ROA (1)/(3) (%) 25,31 12,10 12,86 (13,22) 0,76 ROE (1)/(4) (%) 32,00 14,37 14,21 (17,64) (0,16)

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 55: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

55

0,00

10,00

20,00

30,00

40,00

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm

%

ROS

Hình 8: Suất sinh lời của doanh thu (ROS)

4.3.3.2. Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là tỷ số đo lường hiệu quả

sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Nó mang ý nghĩa là một

đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số

vòng quay tài sản. Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài

sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn.

0,00

5,00

10,00

15,00

20,00

25,00

30,00

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Năm

%

ROA

Hình 9: Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA)

Qua bảng phân tích số liệu và hình trên ta thấy năm 2006 Công ty hoạt

động rất hiệu quả vì 100 đồng tài sản tạo ra được 25,31 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này

sang năm 2007 bị giảm sút rõ rệt vì 100 đồng tài sản chỉ tạo ra được có 12,1 đồng

lợi nhuận. Tuy nhiên, sang năm 2008 hiệu quả hoạt động của Công ty tăng lên cứ

100 đồng tài sản tạo ra được 12,86 đồng lợi nhuận. Như vậy càng về sau công ty

càng đầu tư vào tài sản cố định rất có hiệu quả, đó là điều đáng phấn khởi.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 56: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

56

4.3.2.3. Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Chỉ tiêu này đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào

sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.

Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có

(ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian

ba năm (2006-2008) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định

nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời

của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ cao. Qua bảng số liệu cho ta thấy năm 2006

Công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu rất có hiệu quả vì 100 đồng vốn chủ sở

hữu tạo ra được 32 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, 2008 tỷ lệ này có giảm

xuống cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 14,21 đồng lợi nhuận, không đạt

hiệu quả như năm 2006. Vì vậy, Công ty cần phải có một số biện pháp thích hợp

để tăng lợi nhuận của Công ty và giải quyết các vấn đề gây nên giảm phần lợi

nhuận này.

0,00

5,0010,00

15,00

20,00

25,0030,00

35,00

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm

%

ROE

Hình 10: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Kết luận chung về tình hoạt động kinh doanh của Công ty Dopetco qua 3

năm:

Đến đây, ta có thể hình dung được những kết quả đạt được và chưa đạt

được của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng Dầu Đồng Tháp. Nhìn chung 3 năm qua

Công ty hoạt động khá hiệu quả nhưng kết quả của năm 2008 không đạt như 2

năm trước. Trong năm này, tuy doanh số hoạt động vận chuyển tăng so với hai

năm trước nhưng chi phí bỏ ra lại tăng lên đáng kể. Chi phí trong năm 2008 tăng

lên nhiều trên 87,06% so với năm trước đó. Hơn nữa, trong 3 năm phân tích tỷ lệ

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 57: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

57

lợi nhuận so với tổng chi phí năm 2008 là thấp nhất, cho thấy Công ty quản lý chi

phí chưa đạt hiệu quả. Do đó vấn dề cần thiết hiện nay là Công ty phải có kế

hoạch quản lý chi phí hiệu quả để phát huy hết tác dụng của nó nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty trong thời gian tới.

Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh chưa cao nhưng bên cạnh đó Công ty

cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ như sản lượng vận chuyển của

Công ty ngày càng tăng, thị trường vận chuyển ngày càng được mở rộng, nguồn

vốn kinh doanh dần tăng cao.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 58: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

58

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG

DẦU ĐỒNG THÁP

5.1. NHẬN ĐNNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ

THÁCH THỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

5.1.1. Những điểm mạnh

- Được sự quan tâm của Công ty mẹ và nhờ có lợi thế là đơn vị vận chuyển

duy nhất của Công ty mẹ nên toàn bộ nguồn hàng của công ty mẹ khi nhập khNu

đều do Công ty Dopetco vận chuyển nên sản lượng vận chuyển luôn luôn ổn

định, Công ty không gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm nguồn hàng vận

chuyển.

- Công ty có đội ngũ thuyền viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực thủy

nội địa.

- Lãnh đạo Công ty có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, am hiểu thị trường

và có mối quan hệ lâu năm với các đối tác trong ngành dầu khí.

- Công ty đã đa dạng hóa hình thức huy động vốn bằng cách phát hành cổ

phiếu ra thị trường nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh.

- Cơ cấu tổ chức của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt.

- Thương hiệu của Công ty trên thị trường vận tải xăng dầu thủy nội địa

ngày càng có nhiều đơn vị biết đến.

5.1.2. Những điểm yếu

- Công tác quản lý và sử dụng tài sản không đạt hiệu quả cao.

- Đối với hoạt động vận tải thì nguồn nhiên liệu (chủ yếu là dầu) đóng vai

trò quan trọng để duy trì hoạt động của Công ty. Tuy nhiên không thể dự đoán

chi phí dầu máy này phát sinh bao nhiêu vì giá cả nguồn nhiên liệu này phụ thuộc

vào giá cả trên thị trường và sự biến động kinh tế, chính trị ở những quốc gia

cung cấp nguồn nhiên liệu này.

- Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế vì vậy việc mở rộng loại hình kinh

doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 59: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

59

- Đội tàu của công ty có trọng tải còn khiêm tốn so với các đơn vị khác

trong ngành nên áp lực rất lớn trong việc cạnh tranh và cũng gặp khó khăn trong

vận chuyển với số lượng hàng hóa lớn.

5.1.3. Cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu

tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã tạo ra nhu cầu

vận tải xăng dầu khá lớn trong khu vực.

- Có cơ hội mở rộng thị phần sau khi các dự án nâng cấp đội tàu hoàn

thành.

- Khả năng có nguồn hàng vận chuyển nội địa lớn khi nhà máy lọc dầu

Dung Quất được xây dựng hoàn thành.

- Có thể tự nâng cao năng lực tài chính của Công ty mình, huy động nguồn

tài trợ thông qua thị trường chứng khoán nhằm giảm áp lực về lãi vay.

5.1.4. Thách thức

- Giá cước vận tải có xu hướng giảm trong khi giá nhiên liệu đầu vào biến

động theo chiều hướng tăng và duy trì ở mức cao.

- Việc giá xăng dầu liên tục duy trì ở mức cao trong những năm qua và dự

báo tiếp tục ở mức cao thậm chí gia tăng trong thời gian tới cũng sẽ khiến nhu

cầu về tiêu thụ và vận tải xăng dầu bị sụt giảm. Điều này sẽ khiến các công ty

vận tải xăng dầu bị khan hiếm nguồn hàng.

- Khó khăn trong việc mở rộng thị phần vận chuyển ở nước ngoài do các

quy định của luật pháp quốc tế về tiêu chuNn của đội tàu vận tải viễn dương.

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH TRONG CÔNG TY

5.2.1. Biện pháp tăng doanh thu

Doanh thu vận chuyển = Sản lượng vận chuyển x đơn giá vận chuyển

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọng

hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc đầu tiên là phải tìm mọi

biện pháp tăng sản lượng vận chuyển. Ngoài ra thì việc tăng giá cũng làm tăng

doanh thu nhưng đối với công ty thì đây là biện pháp khó thực hiện được vì giá

cả mặt hàng xăng dầu và giá cả dịch vụ vận chuyển do sự điều tiết của giá cả thị

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 60: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

60

trường tùy theo tình hình biến động giá xăng dầu thế giới, Công ty không thể tự ý

tăng giá. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để tăng doanh thu là làm tăng sản

lượng vận chuyển.

Sau đây là một số biện pháp giúp tăng doanh thu vận chuyển:

*) Đ�y mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường vận chuyển cả

trong và ngoài nước.

Công ty Dopetco có lợi thế lớn nhất là toàn bộ khối lượng xăng dầu của

Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp là do Công ty Dopetco vận chuyển. Tuy

nhiên, sản lượng vận chuyển luôn phải phụ thuộc vào công ty mẹ vì vậy mà Công

ty Dopetco luôn phải đối mặt với một thực tế là không điều khiển được doanh

thu. Do đó Công ty Dopetco cần phải chủ động khai thác thêm thị trường để nâng

cao sản lượng vận chuyển. Hiện nay, với ngành vận tải xăng dầu thì thị trường

trong nước còn rất rộng lớn vì ngành vận tải xăng dầu rất ít cạnh tranh, nên Công

ty cần phải tận dụng cơ hội quý báu này để mở rộng thị phần trong nước. Công ty

cần phải có những kế hoạch, những chính sách cụ thể để mở rộng thị phần vận tải

trong nước.

Nhờ sự giúp đỡ của Công ty mẹ mà Công ty Dopetco có thêm thị trường

vận chuyển là tái xuất xăng dầu sang Campuchia. Hiện nay, không chỉ Công ty

Dopetco mà cả ngành vận tải xăng dầu Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh

tranh rất lớn từ phía các Công ty vận tải xăng dầu nước ngoài.Vì vậy, Dopetco

cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường đã tiếp cận

được, làm đòn bNy để thâm nhập vào thị trường nước ngoài rộng lớn.

*) Mở rộng cơ cấu ngành hàng vận chuyển:

Tuy vận tải xăng dầu ở Việt nam không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh,

nhưng với việc chỉ hoạt động kinh doanh đơn thuần trong lĩnh vực vận tải xăng

dầu như vậy sẽ làm cho lợi nhuận Công ty chỉ đạt ở mức trung bình. Vì vậy,

Công ty cần phải có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang vận chuyển thêm các

ngành hàng khác ngoài vận tải xăng dầu. Không những vậy, Công ty phải xúc

tiến đầu tư càng nhiều vào các ngành hàng đó để nâng cao lợi nhuận cho Công

ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 61: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

61

*) Mở rộng loại hình kinh doanh:

Ngoài kinh doanh vận chuyển xăng dầu thì Công ty nên đầu tư thêm vào các

ngành kinh doanh khác như kinh doanh xăng dầu, sửa chữa tàu, vận chuyển xăng

dầu bằng đường bộ…

5.2.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí

Như đã phân tích ở trên, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí

là chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bởi vậy để tiết kiệm chi phí thì Công ty cần hạn chế những chi phí không cần

thiết ở bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Công ty nên lập một kế hoạch phân bổ

chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động

của các phòng ban ở mổi thời kỳ hoạt động. Khi đó các phòng ban sẽ tự quản lý

nguồn ngân sách được cung cấp cho hoạt động của bộ phận mình nằm trong chỉ

tiêu được phân bổ. Như vậy, sẽ làm cho các phòng ban có ý thức, trách nhiệm và

có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về chi phí cho hoạt động của phòng mình có

hiệu quả hơn, ngoại trừ những khoản chi phí lớn vượt quá tầm kiểm soát của

phòng ban phải được kiến nghị lên ban giám đốc công ty, đến cuối kỳ nếu phòng

ban nào làm tốt công tác tiết kiệm chi phí hoàn thành các chỉ tiêu được giao phó

sẽ có những biện pháp khen thưởng thích hợp .

- Chi phí bán hàng (hay chi phí cho hoạt động vận chuyển): Trong năm

2008, với việc lợi nhuận giảm so với năm 2007 thì một phần nguyên nhân cũng

là do chi phí cho hoạt động vận chuyển tăng lên ngoài dự kiến. Nguyên nhân

khách quan là do giá dầu Do tăng mạnh từ năm 2007 đến những tháng đầu năm

2008 dẫn đến chi phí dầu máy tăng làm tăng chi phí bán hàng. Giải pháp cho

ngân sách chi phí bán hàng là công ty nên giảm định mức dầu máy để tiết kiệm

chi phí hoặc căn cứ vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận chuyển để từ đó

đưa ra một tỷ lệ phần trăm chi phí bán hàng trên doanh thu kinh doanh vận

chuyển xăng dầu, có như vậy hoạt động vận chuyển mới đem lại hiệu quả cao

hơn.

5.2.3. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường

Được cổ phần hoá từ công ty Nhà Nước nên nguồn vốn của công ty cũng từ

đó tăng lên rất nhiều, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 62: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

62

công ty, chính vì vậy để dần thích ứng với quy mô hoạt động của mình thì công

ty nên thiết lập một khoản chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, điều này

sẽ giúp công ty phát triển các ngành hàng kinh doanh mới, mở rộng thị trường

hoạt động kinh doanh đồng thời tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh

doanh làm cho công ty ngày càng phát triển lớn mạnh lên.

5.2.4. Phát triển nguồn nhân lực

Con người là một yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hoặc thất bại của

một doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có

hiệu quả thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải được chú trọng đào tạo nâng

cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi về chuyên môn.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần nắm rõ tình hình tài chính để lập kế

hoạch, chiến lược kinh doanh và thường xuyên cập nhật thông tin thị trường

trong và ngoài nước, thông tin vế đối thủ cạnh tranh để có thể nắm bắt được xu

hướng phát triển của thị trường, của ngành nhằm đưa ra phương hướng hoạt động

cho Công ty.

Đối với đội ngũ thuyền viên cần tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy

chữa cháy, bảo vệ môi trường khi có rủi ro hỏa hoạn trên tàu. Bên cạnh đó đội

ngũ thuyền viên cần phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh

vực tàu thủy, có ý thức bảo vệ tài sản của Công ty. Công ty cần hỗ trợ nhiều hơn

nữa cho đội ngũ thuyền viên nâng cao kinh nghiệm và đồng thời có chính sách

khen thưởng hợp lý để khuyến khích và thúc đNy họ làm việc tốt hơn.

Bên cạnh đó Công ty cần phải có biện pháp nhằm giải quyết hài hoà mối

quan hệ đối kháng giữa cổ đông - người quản lý và người lao động. Đây là một

vấn đề nan giải mà hầu hết các Công ty Cổ phần đều mắc phải và cần có phương

hướng cụ thể cho việc giải quyết mối quan hệ này. Những cổ đông không phải là

lao động hay quản lý công ty thì chỉ quan tâm đến lợi tức cổ phiếu, người lao

động và bộ phận cán bộ quản lý ngoài vấn đề lợi tức cổ phiếu còn quan tâm đến

sự phát triển của công ty, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty. Do đó Công ty cần có chế độ bán cổ phiếu hoặc trái phiếu có chuyển đổi cho

người lao động và người quản lý với giá ưu đãi nhằm khuyến khích tinh thần làm

việc của họ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 63: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

63

5.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

5.2.5.1. Đối với tài sản cố định

Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của

công ty tăng qua các năm thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn cố định. Đây là kết

quả rất đáng phấn khởi. Chính vì vậy, công ty cần phải tiếp tục duy trì và nâng

cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định để góp phần nâng cao hiệu quả

kinh doanh.

Trước khi muốn đầu tư trang bị tài sản cố định cần xem xét kỹ công dụng

của tài sản đó, nó có phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty hay không,

nhằm định hướng đúng đồng vốn đầu tư tránh tình trạng đầu tư lãng phí. Do đó

trước khi đầu tư mua sắm tài sản cố định phải tiến hành thNm định dự án, lựa

chọn phương án đầu tư hợp lý.

Tạo lập ra một cơ cấu tài sản tối ưu. Việc làm này giúp công ty nâng cao

hiệu quả sử dụng tài sản cố định, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tránh

được hao mòn vô hình, giảm được định phí trên một đơn vị sản phNm.

Đối với các loại tài sản đã khấu hao hết nên thanh lý hoặc nhượng bán để tái

đầu tư mở rộng sản xuất.

5.2.5.2. Đối với tài sản lưu động

Đối với lượng tiền mặt

Đây là một khoản mục rất nhạy cảm, vì nếu dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ

làm giảm khả năng sinh lời của công ty. Ngược lại nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến

khả năng thanh toán nhất thời của đơn vị. Do đó để có thể đảm bảo mức dự trữ

tiền mặt hợp lý công ty có thể lập bảng thu chi tiền mặt để biết được nhu cầu về

tiền mặt. Trong quá trình theo dõi nếu thấy nhu cầu tiền mặt ít hơn lượng dự trữ

ta có thể gửi ngân hàng số chênh lệch, ngược lại có thể đi vay hoặc tìm nguồn

cung cấp khác để đáp ứng nhu cầu.

� Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty Dopetco trong tương lai. Những biện pháp

đó được rút ra trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được Công ty xem

xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả và

phát triển mạnh mẽ hơn.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 64: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

64

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN

6.1. KẾT LUẬN

Công ty Dopetco là công ty vận chuyển duy nhất của Công ty Thương mại

dầu khí Đồng Tháp nên rất có lợi thế là nguồn hàng vận chuyển luôn luôn ổn

định. Tuy trong 2 năm 2007 và năm 2008 Công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh

hưởng bởi giá dầu thế giới tăng cao nhưng với sự giúp đỡ của Công ty mẹ và sự

nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên nên đã đNy hiệu quả kinh

doanh tăng lên rất đáng kể.

Với kết quả lợi nhuận đạt được như phân tích: Lợi nhuận năm sau luôn cao

hơn năm trước và đều vượt kế hoạch, chứng minh sự phát triển về nhiều mặt của

công ty. Thị trường hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, các sản

phNm vận chuyển ngày càng đa dạng. Không chỉ dừng lại ở kinh doanh vận tải

xăng dầu, công ty còn mở rộng ngành hàng kinh doanh sang vận tải nguồn hàng

khác như vận tải gas, hàng khô, vận tải xăng cho những công ty đầu mối khác

ngoài Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp. Mà những ngành hàng mới này

đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho Công ty.

Trong những năm qua Công ty luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí khi có

thể, tránh trường hợp chi vượt cả thu. Công ty luôn luôn thực hiện tốt nghĩa vụ

đối với ngân sách nhà nước, tình hình thu nhập và tiền lương của cán bộ công

nhân viên luôn được cải thiện.

Nhìn chung Công ty Dopetco đang dần có uy tín và đứng vững trên thị

trường vận tải xăng dầu trong nước, có cơ hội phát triển kinh doanh đều đặn,

đảm bảo nguồn thu ổn định và thậm chí có cơ hội khẳng định vị thế trên thị

trường quốc tế. Mặt khác, do ngành vận tải xăng dầu có vai trò đặc biệt là ngoài

nhiệm vụ phục vụ sự phát triển của đất nước còn phải đảm bảo nhu cầu về an

ninh năng lượng nên Nhà nước đã có nhiều chủ trương thúc đNy sự phát triển của

ngành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh của Công ty.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 65: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

65

6.2. KIẾN NGHN

6.2.2. Kiến nghị đối với Chính quyền địa phương:

- Nhà nước cần quan tâm, tạo mọi điều kiện hơn nữa về nguồn vốn trung-

dài hạn và nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp giúp cho các doanh nghiệp mở rộng

sản xuất kinh doanh phát triển công ty lớn lên tăng cường sức cạnh tranh của

mình trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới.

- Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật về cổ phần

hóa, chúng khoán và thị trường chứng khoán từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh

bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

- Chính quyền địa phương cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các

doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có

hiệu quả.

6.2.1. Kiến nghị đối với công ty:

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì sự phấn đấu của Công ty cũng đóng

vai trò quan trọng. Sau đây là một số kiến nghị về phía Công ty:

� Xây dựng website riêng của Công ty để giới thiệu dịch vụ vận tải đến

khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn; cũng như giới thiệu về tình hình hoạt

động kinh doanh và tiềm lực hiện có của Công ty để thu hút những nhà đầu tư.

Ngoài ra cần phải đNy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền

thông đại chúng như đài truyền hình, báo chí,…

� Mở rộng thêm lọai hình kinh doanh khác ngoài kinh doanh vận tải xăng

dầu như: đại lý kinh doanh xăng dầu và các sản phNm hóa dầu; mua bán vật tư,

thiết bị, phụ tùng ngành vận tải đường thủy; dịch vụ sửa chữa tàu, dịch vụ lai

dắt…

� Quan hệ tốt với các cơ quan, ban ngành trong thành phố và địa phương,

nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách của cấp TW và cơ sở nhằm tận

dụng tốt nhất những cơ hội sẵn có cho hoạt động kinh doanh của Công ty cũng

như có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với chủ trương

của nhà nước và địa phương đề ra.

� Quy định trách nhiệm cũng như quyền hạn cụ thể đối với từng thành

viên trong Công ty, bổ sung thêm đội ngũ nhân viên mới cho tương xứng với qui

mô công việc.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 66: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

66

� Công ty cũng cần đNy mạnh hơn nữa việc khen thưởng cho cán bộ công

nhân viên, những thuyền viên làm việc lâu năm để khuyến khích tinh thần làm

việc của họ.

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net

Page 67: luan van tot nghiep ke toan (56).pdf

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược, (năm 2000). Phân tích hoạt động

kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.

- Huỳnh Lợi, hiệu đính: Võ Văn Nhị, (năm 2006). Kế toán quản trị, Nhà

xuất bản Thống Kê.

- Nguyễn Tấn Bình, (năm 2000). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà

xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Mỵ, Võ Thanh Thu, (năm 2000). Kinh tế doanh nghiệp và

phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.

- Nguyễn Quang Thu, (năm 2007). Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất

bản Thống Kê.

- Phạm Văn Dược, (năm 2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất

bản Thống Kê.

- Phạm Thị Gái- Khoa Kế toán Trường Đại học kinh tế Quốc dân, (năm

2000). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Giáo dục.

Tạp chí kinh tế, báo tuổi trẻ.

Website: ATPvietnam.com.

VietNamNet.vn

www.kinhtehoc.net

http://www.kinhtehoc.net