lv trÂm hoÀn chỈnh ĐỂ in .doc

172
1 MỤC LỤC Tran g Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Mở đầu 6 Chương 1: Thư viện trường CĐNCKNN với nhiệm vụ giáo dục đào tạo. 13 1.1 Khái quát trường CĐNCKNN 13 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐNCKNN 13 1.1.2 Trường CĐNCKNN trước yêu cầu đổi mới giáo dục 21 1.2 Vai trò của hoạt động thông tin thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐNCKNN 26 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường CĐNCKNN 28 1.2.2. Yêu cầu đặt ra cho thư viện trường CĐNCKNN trong giai đoạn mới 31 1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin tại trường Trường CĐNCKNN 24 1.3.1 Đặc điểm của người dùng tin 34 1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin 38

Upload: tong-vu-ba

Post on 07-Feb-2016

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

1

MỤC LỤC

TrangDanh mục các ký hiệu, các chữ viết tắtDanh mục các bảngDanh mục các hình vẽ, đồ thịMở đầu 6Chương 1: Thư viện trường CĐNCKNN với nhiệm vụ giáo dục đào tạo. 13

1.1 Khái quát trường CĐNCKNN 131.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐNCKNN 131.1.2 Trường CĐNCKNN trước yêu cầu đổi mới giáo dục 21

1.2 Vai trò của hoạt động thông tin thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐNCKNN

26

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường CĐNCKNN 281.2.2. Yêu cầu đặt ra cho thư viện trường CĐNCKNN trong giai

đoạn mới31

1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin tại trường Trường CĐNCKNN

24

1.3.1 Đặc điểm của người dùng tin 341.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin 38

Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện trường CĐNCKNN

47

2.1 Xây dựng và phát triển vốn tài liệu 472.1.1 Công tác bổ sung vốn tài liệu 472.1.2 Công tác tổ chức vốn tài liệu 502.1.3 Chia sẻ nguồn lực thông tin 55

2.2 Tạo lập sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 562.2.1 Công tác xử lý thông tin 562.2.2 Tổ chức hệ thống tra cứu tin 58

Page 2: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

2

2.2.3 Dịch vụ thông tin - thư viện 612.2.4 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin 68

2.3 Các yếu tố đảm bảo cho hoạt động thông tin - thư viện 682.3.1 Nguồn nhân lực 682.3.2 Nguồn tài chính 702.3.3 Trang thiết bị kỹ thuật 71

2.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin thư viện trường CĐNCKNN

71

2.4.1 Những kết quả đạt được 712.4.2 Hạn chế 73

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin – thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

80

3.1 Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin - thư viện 803.1.1 Nâng cao giá trị vốn tài liệu 803.1.2 Phát triển nguồn lực thông tin có định hướng 823.1.3 Mở rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin 84

3.2 Nâng cao chất lượng các SP& DVTT – TV 863.2.1 Hoàn thiện và phát triển hệ thống tra cứu tin 863.2.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ TT – TV 88

3.3 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động TT – TV 913.4 Phát huy nhân tố con người trong hoạt động TT – TV 93

3.4.1 Nâng cao trình độ của cán bộ thông tin thư viện 933.4.2 Đào tạo người dùng tin 95

3.5 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 993.6 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thư viện 100

Kết luận 102Tài liệu tham khảo 105

Page 3: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá

LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội

CĐN CKNN Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

CĐN Cao đẳng nghề

CB CNV Cán bộ công nhân viên

NCKH Nghiên cứu khoa học

CSVC Cơ sở vật chất

HSSV Học sinh sinh viên

SL Số lượng

CDS/ISIS Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin

INTERNET Mạng thông tin toàn cầu

LAN Mạng thông tin nội bộ

NDT: Người dùng tin

NCT: Nhu cầu tin

SP &DVTT - TV Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

Page 4: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng người dùng tin tại thư viện trường CĐNCKNN

Bảng 1.2: Đặc điểm giới tính của người dùng tin

Bảng 1.3: Độ tuổi dùng tin tại thư viện trường CĐNCKNN

Bảng 1.4: Trình độ học vấn của người dùng tin

Bảng 1.5: Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng tài liệu của cán bộ giáo

viên trường CĐNCKNN

Bảng 1.6: Kết quả điều tra về nội dung sử dụng thông tin của HSSV

Bảng 2.1: Số lượng tài liệu bổ sung từ năm 2007 – 2009 của thư viện

trường CĐNCKNN

Bảng 2.2: Thống kê nội dung vốn tài liệu

Bảng 2.3: Cơ cấu loại hình vốn tài liệu

Bảng 2.4: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ

Bảng 2.5: Thống kê số lượng phục vụ bạn đọc từ năm 2007 – 2013

Bảng 2.6: Thống kê lượt bạn đọc mượn về nhà từ năm 2007 – 2013

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá mức độ sử dụng nguồn lực thông tin của thư

viện trường CĐNCKNN

Bảng 2.8: Nơi khai thác thông tin tài liệu của người dùng tin

Bảng 2.9: Thống kê tình hình sử dụng các SP & DV tại thư viện

Bảng 2.10: Đánh giá về chất lượng các SP & DV TT- TV

Page 5: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy trường CĐNCKNN

Biểu đồ: 1.1: Tỷ lệ giữa các nhóm người dùng tin

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ hiển thị lĩnh vực thông tin của CB quản lý, giảng dạy

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ hiển thị lĩnh vực thông tin của HSSV

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nội dung tài liệu

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình vốn tài liệu

Biểu đồ 2.3: Biểu thị ngôn ngữ vốn tài liệu

Page 6: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay thế giới đang ở giai đoạn phát triển toàn diện về thông tin, trong

đó đó có thông tin học, quản trị thông tin, công nghệ thông tin...Chính nhờ sự

phát triển của công nghệ thông tin mà kiến thức của con người hiểu biết thêm,

được nâng lên và phát triển lâu dài, được xử lý và truyền bá nhanh chóng. Thư

viện ngày nay đã trở lên năng động và phát triển hơn.Vai trò của thư viện đối

với xã hội nói chung và đối với học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng được

đánh giá đúng mức. Trong đó, thư viện đã làm nổi bật vai trò là một động lực

đóng góp vào việc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng nói

riêng.

Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi các trường cao đẳng dạy nghề

nói chung và các trường cao đẳng ngành dọc nói riêng phải đổi mới cơ bản, toàn

diện về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy - học, đội ngũ giảng

viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong các yếu tố đó, thư viện là

yếu tố rất đáng được quan tâm vì thư viện là bộ phận không thể thiếu trong việc

cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện.

Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH hóa đất nước: Đó là quá

trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản suất, kinh doanh, dịch vụ

và quản lý kinh tế xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách

phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên

tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công

nghệ. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công của của sự nghiệp

CNH - HĐH đất nước là nguồn nhân lực có trình độ cao, đặc biệt là nguồn nhân

lực khoa học công nghệ. Trong bối cảnh đó giáo dục đào tạo và vấn đề đổi mới

Page 7: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

7

giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng XI

về “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,

hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý,

tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức

lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ

chế tài chính giáo dục…Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp

dạy và học” đang đặt những yêu cầu cao cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta,

nhằm phát huy hiệu quả yếu tố con người góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp

hóa - Hiện đại hóa đất nước.

Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp (CĐNCKNN) tiền thân là

Trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp 1 Trung ương. Đến tháng 1/2007

trường đã được nâng cấp theo quyết định số 77/QĐ-BLĐTB-XH của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội ngày 12/01/2007 và quyết định số 197/QĐ-BNN-

TCCB, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trường có nhiệm là đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật có trình độ cao,

đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động. Tham gia phổ cập nghề

cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Trường đã và đang phấn đấu để trở thành Trường chuẩn quốc tế đứng đầu

trong lĩnh vực đào tạo cả nước về chất lượng và số lượng hướng tới trở thành

một trường đào tạo nghề trọng điểm, một địa chỉ tin cậy trong việc đào tạo, bồi

dưỡng tay nghề phục vụ nguồn nhân lực có kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế

của khu vực phía bắc.

Nhà trường luôn đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi

mới phương pháp học tập theo chương trình đào tạo mới. Một trong những biện

Page 8: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

8

pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là xây dựng, củng

cố và phát triển thư viện, để nơi đây trở thành nơi cung cấp thông tin chủ yếu,

phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập của

nhà trường.

Thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp được đầu tư xây dựng

đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu thông tin trong các lĩnh vực đào tạo, giảng

dạy và học tập của nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay thư viện trường chưa đáp

ứng được nhu cầu cấp thiết trên của người dùng tin vì nguồn lực thông tin còn

nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng, sản phẩm và dịch vụ thông tin còn ít

chưa thuận tiện cho người dùng tin, kỹ năng phục vụ người dùng tin của cán bộ

thư viện còn thụ động dẫn đến hiệu quả của việc đáp ứng nhu cầu thông tin tài

liệu của người dùng tin chưa cao. Với mong muốn tìm ra các giải pháp đổi mới

hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường, tôi đã

chọn đề tài: “Hoạt động Thông tin - Thư viện tại trường Cao đẳng nghề cơ khí

nông nghiệp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Ngày nay hoạt động thông tin thư viện luôn đóng một vai trò quan trọng

không thể thiếu được trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt trong khối các trường Cao

đẳng dạy nghề ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chính vì vậy, vấn đề hoạt

động của thư viện ngày càng thu hút được sự quan tâm của những người làm

công tác quản lý, các nhà khoa học và những người làm trong lĩnh vực thông tin

- thư viện và cho đến nay vấn đề này đã được đề cập đến trong một số công trình

nghiên cứu như:

- Vấn đề này được đề cập đến trong các buổi hội thảo về hoạt động thư

viện: Về mô hình tổ chức hoạt động thông tin thư viện trong các trường đại học,

cao đẳng của Hà Lê Hùng. Góp ý về chính sách liên thông và tiến trình thúc đẩy

hoạt động liên thông thư viện của Lê Ngọc Oánh. Chiến lược Maketinh đối với

Page 9: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

9

hoạt động thông tin thư viện của Phan Thị Thu Nga. Tổ chức dịch vụ thông tin

trong hoạt động thư viện của Nguyễn Vĩnh Hà. Tổ chức thông tin hướng tới

nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện của Bùi Văn Phúc. Hội thảo

kinh nghiệm tổ chức hoạt động thư viện của một số nước trên thế giới được tổ

chức tại Hà Nội tháng 10/2012.

Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ khoa học thư viện: Các biện pháp

tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở thư viện tỉnh Bến Tre. Tăng cường

hoạt động thông tin thư viện phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn ở Quảng Ninh.

Tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở Học viện Tài chính trong thời kỳ đổi

mới đất nước. Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện tại trường Cao

đẳng sư phạm Hà Nội trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nghiên cứu hoàn thiện tổ

chức và hoạt động thông tin - thư viện trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh.

Nhìn chung các đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao

hoạt động thông tin - thư viện của từng đơn vị cụ thể. Tuy nhiên, chưa có đề tài

nào nghiên cứu về hoạt động thông tin - thư viện ở khối các trường dạy nghề, cụ

thể tại trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp.

Liên quan tới hoạt động thông tin - thư viện tại trường cao đẳng nghề cơ

khí nông nghiệp chưa có một công trình nghiên cứu nào. Như vậy đề tài “Hoạt

động Thông tin - thư viện tại trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp” là đề

tài hoàn toàn mới, chưa có đề tài nào nghiên cứu trước đó.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động thông tin thư

viện, điều tra khảo sát nhu cầu tin, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

Page 10: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

10

của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trong giai đoạn phát triển hiện

nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích yêu cầu của đề tài nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao

gồm

- Nghiên cứu vai trò hoạt động thông tin thư viện trong việc nâng cao chất

lượng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

- Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong sự nghiệp đổi

mới giáo dục tại trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thông tin - thư viện phục vụ

công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của nhà trường từ năm 2007 đến nay

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin -

thư viện đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ giáo dục đào tạo nhà trường

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thông tin - thư viện tại trường Cao

đẳng nghề cơ khí nông nghiệp từ năm 2007 đến nay

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được triển khai trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, cùng những quan điểm của Đảng và Nhà nước về

thông tin - thư viện

Page 11: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

11

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

- Quan sát, đối chiếu, so sánh

- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp

- Điều tra bằng phiếu hỏi

6. Ý nghĩa của luận văn

6.1. Về mặt lý luận

Đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức hoạt động thông tin - thư

viện trong hệ thống các trường cao đẳng nghề

6.2. Về mặt thực tiễn

Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động của Thư viện Trường Cao đẳng

nghề cơ khí nông nghiệp và kết quả này làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải

pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động thông tin - thư viện phục vụ cho sự

nghiệp giáo dục đào tạo.

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Nhà trường, thư viện

trong việc quản lý các hoạt động thư viện, tài liệu tham khảo cho sinh viên

ngành Thông tin - Thư viện trong quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu của luận

văn là những gợi mở cho các đề tài nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực thông tin

- thư viện.

7. Giả thuyết nghiên cứu khoa học

Trong những năm qua, Thư viện đã đạt được những thành tích đáng kể

trong công tác phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của thầy và trò trường

Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu cấp bách về

chiến lược phát triển nhà trường cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

Page 12: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

12

nhân lực từ nay đến 2020. Thư viện cần phát triển nguồn lực thông tin cả về số

lượng và chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin, phát huy

nhân tố con người, tăng cường cơ sở vật chất phù hợp với việc nghiên cứu học

tập thì chất lượng và hiệu quả của hoạt động thông tin - thư viện sẽ được nâng

cao, một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà

trường.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục

luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Hoạt động thông tin - thư viện ở trường Cao đẳng nghề cơ khí

nông nghiệp với nhiệm vụ giáo dục đào tạo

Chương 2: Thực trạng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ

khí nông nghiệp

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin -

thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Page 13: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

13

Chương 1:

THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG

NGHIỆP VỚI NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.1. Khái quát trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề cơ khí

nông nghiệp

Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp trực thuộc Bộ NN và

PTNT, tiền thân là Trường Máy kéo Hà Trung thành lập năm 1960 tại Hà

Trung - Thanh Hoá. Tháng 8 năm 1965 Trường chuyển đến xã Trung Mỹ -

huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 4 năm 1966 đổi tên thành Trường

Trung học Cơ khí nông trường, đến tháng 08 năm 1972 đổi tên thành Trường

Công nhân Cơ khí nông nghiệp 1 Trung Ương.

Tháng 1 năm 2007, Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp được

thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Công nhân Cơ khí nông nghiệp 1 Trung

Ương theo quyết định số 77/QĐ-Bộ LĐTB-XH của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội ngày 12/01/2007 và quyết định số 197/QĐ-BNN-TCCB ngày

24/01/2007 của Bộ NN và PTNT về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của

Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp. Qua 55 năm xây dựng và phát triển,

với những thành tích đã đạt được, Nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước

tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất năm 2000, Huân chương độc lập

hạng ba năm 2005; Huân chương lao động hạng nhì năm 2010 và các phần

thưởng cao quý khác. Trường CĐNCKNN đã được Bộ LĐ – TB&XH đã lựa

chọn là 1 trong 40 trường Cao đẳng nghề công lập được nhà nước tập trung đầu

tư để trở thành trường chất lượng cao của toàn quốc đến năm 2020 theo Quyết

định số 784/QĐ-LĐTBXH ngày 21/5/2013.Trường CĐNCKNN có 243 cán bộ

giáo viên, 04 nhà giáo ưu tú, 07 giáo viên được thưởng Huân chương lao động,

Page 14: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

14

10 giảng viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề quốc tế, 28 giảng viên được nhận

bằng khen của chính phủ, 8 giảng viên đạt giải nhất các hội thi giảng viên dạy

nghề toàn quốc và nhiều thầy cô giáo là chuyên gia giỏi trong lĩnh vực sản

xuất.Giáo viên của trường liên tục tham gia Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp

tỉnh, toàn quốc, hội thi kỹ năng nghề khối ASEAN và đạt được nhiều giải cao: 5

giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải ba cấp toàn quốc, 02 giáo viên được cấp chứng nhận

có tay nghề xuất sắc khối ASEAN, 15 giáo viên có thể làm việc trực tiếp với

nước ngoài bằng tiếng Anh, trong đó có 5 giáo viên đã tham gia phiên dịch cho

hội thi tay nghề cấp ASEAN tại Indonesia, 25 giáo viên có chứng chỉ sư phạm

và kỹ năng nghề quốc tế.Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên được nhà

trường luôn luôn chú trọng và quan tâm. Hàng năm nhà trường làm tốt công tác

tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức mới, đảm bảo tiêu chuẩn để bổ sung kịp

thời đội ngũ cán bộ thiếu hụt, nghỉ chế độ. Trong 5 năm qua mỗi năm nhà

trường tuyển dụng trung bình quân đạt 10 - 15 cán bộ giáo viên, công nhân viên,

công tác quy chuẩn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý luôn được quan tâm, số

cán bộ giáo viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ngày càng tăng lên cùng với sự phát

triển chung của nhà trường. ( Theo số liệu phòng Tổ chức hành chính trường

CĐNCKNN năm 2013)

Ngoài ra, trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp không chỉ thực hiện

nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương mà còn hoàn thành và tham

gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương, mẫu mực trong

đời sống mới. Đảng bộ luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, là nòng cốt

trong lãnh đạo nhà trường và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng

thời giai đoạn phát triển của nhà trường. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, Hội sinh viên và các tổ chức đoàn thể luôn được phát huy tốt và không

ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động, thu hút sinh viên tham gia. Các hoạt

động văn nghệ thể thao cũng được coi trọng và đẩy mạnh nhằm nâng cao đời

Page 15: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

15

sống vật chất, tinh thần cho sinh viên. Việc tham gia các hoạt động tập thể như:

sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, phòng chống các tệ nạn xã hội…

được thực hiện thường xuyên, có chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh việc có cơ sở

vật chất đầy đủ phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo và các hoạt động khác, Nhà

trường đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho Thư viện, trang thiết bị đồ dùng dạy

học, các phòng học, xưởng thực hành thiết bị dạy học luôn được chú trọng tăng

cường nhằm đáp ứng các yêu cầu cho sự phát triển của nhà trường. Nhà trường

đang được tiếp tục đầu tư theo dự án “Đầu tư trường chất lượng cao bằng nguồn

vốn ODA của chính phủ pháp”

* Thành tích trong giáo dục đào tạo

Từ năm 2007 đến nay, Nhà trường được Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn cho phép mở rộng một số ngành nghề đào tạo như đào tạo cấp chứng

chỉ sư phạm dạy nghề cho giáo viên, từng bước mở rộng liên thông liên kết đào

tạo, Nhà trường cũng đã phối hợp liên kết đào tạo hệ đại học liên thông với các

trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

Nhà trường đang phấn đấu trở thành 1 trong 5 trường đạt chuẩn quốc tế

theo Quyết định số 579/QĐ-TTg Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển

nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.

Tính đến thời điểm hiện tại năm 2013 Nhà trường luôn giữ vững vị trí của

mình trong đào tạo nghề đã đào tạo được gần 50.000 nhân viên trung cấp kỹ thuật

và công nhân cơ điện nông nghiệp, gần 2.000 giáo viên dạy nghề Cơ khí nông

nghiệp, hơn 400 cán bộ quản lý kỹ thuật nông nghiệp, nâng bậc thợ cho hơn 1.000

công nhân, liên kết đào tạo hơn 800 cử nhân hệ Cao đẳng và Đại học.

Trong những năm gần đây, Nhà trường luôn tăng qui mô đào tạo, năm sau

tuyển sinh cao hơn năm trước, ngành nghề đào tạo luôn được mở rộng, đến năm

học 2013 - 2014 nhà trường có 10 nghề trình độ cao đẳng và 14 nghề trình độ

Page 16: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

16

trung cấp. Ở cả hai loại hình đào tạo chính quy với tổng số 10 khoa đào tạo,

cùng các phòng khoa chuyên môn, 243 cán bộ giáo viên (trong đó cán bộ giáo

viên là 171 người, 72 người là cán bộ nhân viên, trong đó 6 người có trình độ

tiến sỹ chiếm tỷ lệ 2,47%, 159 người có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ lệ 65,43%, 78

người có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 32,1%, Nhà trường đang đào tạo và bồi

dưỡng 4.500 học sinh sinh viên.

Thực hiện nghị quyết TW 2 (khoá VIII), Trường đã đổi mới tư duy trong

mọi mặt hoạt động, mở rộng qui mô, đa dạng hoá đào tạo, đổi mới nội dung

chương trình và phương pháp đào tạo, từ đó nhà trường đã ổn định và chuẩn bị

cho những bước phát triển tiếp theo.

* Thành tích nghiên cứu khoa học

Từ khi thành lập cho đến nay, Trường CĐNCKNN đã hoàn thành nhiều

đề tài cấp Bộ, cấp trường và có ứng dụng cao trong thực tế giảng dạy, hiện nay

nhà trường có 50 đề tài cấp Bộ, gần 253 đề tài cấp trường, đề tài cấp khoa / bộ

môn có 1.254 đề tài. Nhà trường còn đạt nhiều thành tích cao trong nghiên cứu

khoa học.

*Quan hệ quốc tế

Với mục tiêu phát triển trường trở thành trường dạy nghề chất lượng cao

cấp độ quốc tế, nhà trường luôn quan tâm và đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc

tế để từng bước bắt kịp với chuẩn mực đào tạo nghề tiên tiến của các nước trong

khu vực và thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia liên

kết đào tạo nhân lực trong khu vực, hợp tác về chuyển giao công nghệ, các tiến

bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học. Nhà trường đổi mới cơ chế hợp

tác quốc tế, mở rộng quyền tự chủ, có qui chế khuyến khích các đơn vị và cá

nhân về hợp tác quốc tế trong quá trình tham gia liên kết đào tạo với các nước

Page 17: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

17

trong khu vực. Chú trọng các hoạt động liên kết đào tạo cấp bằng quốc tế được

tổ chức đào tạo chủ yếu tại trường, xây dựng đầu mối tuyển sinh du học và xuất

khẩu lao động. Nhà trường đã liên tục cử đội ngũ cán bộ giáo viên đến giao lưu,

học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia như: Malaixia, Hàn Quốc, trường

Adamsmith, trường Barnfield, trường Bradford - Vương Quốc Anh, trường Đại

học Nông nghiệp Thái Lan, trường Brisbane – Australia…

* Chức năng và nhiệm vụ:

Trường CĐNCKNN có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

phục vụ Công nghiệp hoá Hiện đại hoá thực hiện ứng dụng, chuyển giao tiến bộ

khoa học và hội nhập quốc tế, trong đó lấy đào tạo nguồn nhân lực ở các lĩnh

vực như: Cơ điện nông nghiệp, Cơ khí, Động lực, Điện, Sư phạm dạy nghề làm

trọng điểm. Trường Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp

nghề và Sơ cấp nghề theo qui định. Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề

cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và

người lao động. Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và

hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao

trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến

bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của Trường và

chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. Liên kết và hợp tác với

các tổ chức: cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài

nước để kết hợp đào tạo với sản xuất, tăng nguồn thu cho nhà trường. Quản lý tổ

chức, viên chức và tài sản của Trường theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định

của Nhà nước.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, các cấp

các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đang được phục hồi và phát triển mạnh mẽ

trên nhiều mặt. Đào tạo nghề kết hợp chặt chẽ với sản xuất, tạo việc làm trong

Page 18: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

18

nước và xuất khẩu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu

kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động. Với nhiệm vụ được

giao, trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp đổi mới toàn diện để đào tạo

nguồn nhân lực có chất lượng cao; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các

tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất.

* Cơ cấu tổ chức của Trường như sau:

Tổ chức bộ máy nhà trường được thực hiện theo quyết định số 197/QĐ-

BNN-TCCB ngày 24/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chức năng nhiệm

vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp, bao gồm:

Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng

Hội đồng khoa học và đào tạo

Hội đồng khoa học và Đào tạo là tổ chức có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu

trưởng về mục tiêu, chương trình, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về

phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường.

Các phòng/ khoa chức năng của nhà trường.

* Phòng Đào tạo

* Phòng Tổ chức- Hành chính

* Phòng Quản lý thiết bị và vật tư

* Phòng Tài chính kế toán

* Phòng Quản trị đời sống

* Ban quản lý Dự án

* Phòng Quản lý học sinh sinh viên

* Phòng Kiểm định và đảm bảo chất lượng

Các Phòng/ khoa chuyên môn

* Khoa Động lực

Page 19: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

19

* Khoa cơ khí chế tạo

* Khoa Công nghệ thông tin

* Khoa Điện

* Khoa Điện tử

* Khoa Sư phạm dạy nghề

* Khoa Cơ giới

* Khoa Khoa học cơ bản

* Khoa Chính trị - Ngoại ngữ

* Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ việc làm

* Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe các hạng A1, B2, C và nâng cấp

Page 20: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

20

Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp

Sơ đồ 1. 1. Tổ chức bộ máy trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp

PHÒNG KIỂM ĐỊNH & ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

ĐẢNG ỦY

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU

HỘI ĐỒNG TƯ VẤNCÁC ĐOÀN THỂ

KHOA CƠ KHÍ

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

KHOA ĐIỆN

KHOA ĐỘNG LỰC

KHOA CƠ GIỚI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHOA KHOA HỌC CƠ BAN

KHOA SƯ PHẠM DẠY NGHỀ

PHÒNG ĐÀO TẠO

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

PHÒNG QUẢN LÝ HSSV

PHÒNG QUẢN TRỊ ĐỜI SỐNG

KHOA CHÍNH TRỊ - NGOẠI NGỮ

KHOA KINH TẾ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TT ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE

TT TUYỂN SINH & DỊCH VỤ VIỆC LÀM

Page 21: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

21

1.1.2. Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp trước yêu cầu đổi mới

giáo dục

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 chỉ ro

mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện

theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc

tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm giáo dục đạo

đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ,

tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;

đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi

người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.

Với hơn 55 năm xây dựng và phát triển. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục,

Nhà trường từng bước mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhà trường đặc biệt quan tâm và tạo mọi

điều kiện để sinh viên học tập và nâng cao trình độ tay nghề vững vàng để có thể

thích nghi với nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Cùng với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú

trọng và có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trường đã ban hành quy

chế hoạt động của hội đồng khoa học nhà trường. Từ năm 2010 - 2013 đã nghiệm

thu được 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 35 đề tài cấp trường, 60 đề tài cấp khoa.

Thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đáp ứng cho công tác giảng dạy và học tập,

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Nhờ việc phát triển qui mô và nâng cao chất lượng dạy học, đến nay lưu

lượng đào tạo của trường đạt 4.500 HSSV. Nhà trường đã từng bước khẳng định

thương hiệu của mình và được xã hội thừa nhận. Hàng năm, HSSV tốt nghiệp

Page 22: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

22

đạt trên 99%, có những năm đạt 100%, HSSV ra trường gần 100% có việc làm

và thu nhập ổn định tạo được thương hiệu trong khu vực và miền Bắc.

Với vai trò là trường Cao đẳng nghề trọng điểm vùng núi phía Bắc, việc

mở rộng ngành, nghề đạo tạo trong những năm gần đây rất được ban lãnh đạo

của CĐNCKNN quan tâm. Mục tiêu của CĐNCKNN là xây dựng trường đạt

chuẩn đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao nhằm cung cấp cho khu vực miền

núi phía Bắc nói riêng và đất nước nói chung nguồn nhân lực có trình độ chuyên

môn cao về khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực và đất

nước. Bên cạnh mục tiêu cơ bản đó CĐNCKNN còn có nhiệm vụ: Đầu tư đồng

bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng: hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị đào tạo,

đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực của

các nghề:

- Cấp độ quốc tế:

1. Cắt gọt kim loại 4. Hàn

2. Điện tử công nghiệp 5. Công nghệ ô tô

3. Điện công nghiệp 6. Quản trị mạng MT

- Cấp độ quốc gia: Kỹ thuật máy nông nghiệp

Trước những cơ hội và thách thức về nâng cao chất lượng CĐNCKNN đã

đưa ra chiến lược phát triển trường Cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia về đào

tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cả

nước; phát triển thương hiệu "Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp" rộng

rãi trong cả nước, trong khu vực và quốc tế đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo

dục. Trước yêu cầu đó Nhà trường hoạch định một số đối mới như sau:

Page 23: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

23

+ Đổi mới nội dung chương trình:

Đổi mới nội dung chương trình phải được biên soạn theo hướng cập nhật

tiến bộ khoa học, công nghệ, tăng cường năng lực lực thực hành, kĩ năng nghề

nghiệp, tránh mang nặng tính lý thuyết và thiếu gắn bó với đời sống thực tiễn.

Các kiến thức truyền đạt phải đảm bảo ứng dụng được vào đời sống thực tiễn,

lao động sản xuất có khả năng rèn luyện phương pháp tư duy, đáp ứng được nhu

cầu, khả năng đa dạng của người học, đảm bảo cho mỗi cá nhân có điều kiện

phát triển mọi tiềm năng của mình.

Nội dung chương trình đào tạo của các ngành không ngừng được đổi mới,

cập nhật để bám sát với thực tiễn xã hội. Thời lượng dành cho thực tập, thực

hành của các ngành được nâng lên đáng kể. Các trình độ cao đẳng và trung cấp

kiến thức thực hành được chú trọng hơn, do vậy trong chương trình đào tạo thời

lượng giữa lý thuyết và thực hành cũng được bố trí hợp lý nhằm mục đích rèn

luyện kĩ năng tay nghề cho người học. Chính điều này đã tạo điều kiện nâng cao

khả năng làm việc, thích ứng với thực tiễn xã hội cho người học sau khi hoàn

thành khoá học.

Đồng thời, nhà trường cũng luôn khuyến khích, động viên và tạo mọi điều

kiện tốt nhất cho cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu, biên soạn giáo trình và

tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc học tập và giảng dạy đạt chất lượng cao.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo theo tín chỉ cũng đang được nhà trường triển

khai và chuẩn bị đi vào áp dụng nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người học.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục Việt Nam đã ghi ro

“Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng năng lực tự học, tự nghiên cứu,

Page 24: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

24

tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực

hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.

Tiếp cận và từng bước bắt kịp với chuẩn mực đào tạo nghề tiên tiến của

các nước trong khu vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia

liên kết đào tạo nhân lực trong khu vực, hợp tác về chuyển giao công nghệ, các

tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học.

Phương pháp giáo dục đào tạo nghề nói chung khuyến khích sự chủ động

học tập, nghiên cứu, thực nghiệm của người học, trên cơ sở tổ chức hướng dẫn

cảu người dạy. Phương pháp giảng dạy phải thể hiện được nguyên lý giáo dục:

lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, không có

tình trạng dạy chay mà không có thực hành, thực tập.

Thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục, bên cạnh việc đổi mới các yếu tố

trên, trường CĐNCKNN đã tích cực chỉ đạo triển khai vấn đề đổi mới phương

pháp giảng dạy, coi đây là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của quá trình dạy

và học. Song song với việc phát động phong trào đổi mới phương pháp giảng

dạy đến từng khoa, từng cán bộ giảng viên, nhà trường còn tổ chức các buổi hội

thảo về vấn đề này với sự tham gia của đội ngũ các cán bộ giảng viên có trình độ

cao và thâm niên công tác, các chuyên gia công tác ở các lĩnh vực mà nhà

trường có ngành đào tạo.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên

Những năm qua, trường CĐNCKNN đã luôn luôn chú trọng đến vấn đề

chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng viên và

cán bộ quản lý, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm

chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ và làm việc có

tính chuyên nghiệp cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong trong

quá trình đổi mới giáo dục. Đặc thù của một trường dạy nghề lý thuyết đi đôi

Page 25: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

25

với thực hành nên đội ngũ nhà trường không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn giỏi về

kỹ năng nghề nghiệp. Do vậy cùng với sự phát triển về các mặt Nhà trường luôn

tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như thường xuyên động viên, khích lệ tập thể thể

đội ngũ cán bộ giảng viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tích

tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục

vụ cho công tác giảng dạy và học tập, khuyến khích cán bộ giảng viên học tập

và nâng cao trình độ thông qua đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ, việc bồi dưỡng nâng

cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giảng viên cũng được nhà trường

quan tâm đầu tư, nhà trường đã cử 30 cán bộ, giảng viên đi học tập và tiếp thu

những kinh nghiệm cuả các nước như Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm phát

huy thế mạnh của từng cán bộ, giảng viên đáp ứng với yêu cầu phát triển của

nhà trường trong thời kỳ hội nhập.

+ Xây dựng trường đạt chuẩn đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao nhằm

cung cấp cho khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và đất nước nói chung nguồn

nhân lực có trình độ chuyên môn cao về khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát

triển của khu vực và đất nước. Bên cạnh mục tiêu cơ bản đó CĐNCKNN còn có

nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển mô hình trường đào tạo nghề đa ngành, đa

lĩnh vực, chất lượng cao, tiến tới đạt trình độ quốc tế; Ðào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; Nghiên cứu phát

triển khoa học - công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề về thực tiễn do kinh

tế xã hội đặt ra; Góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của

vùng miền núi phía Bắc.

+ Cở sở vật chất

Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố không thể thiếu để tạo nên hiệu

quả của quá trình dạy và học. Trong các yêu cầu về trường chuẩn quốc tế, các

cấp học cũng như tiêu chí thành lập trường, tiêu chí về cơ sở vật chất được coi

như là một trong những yêu tố hàng đầu trong chiến lược phát triển của Nhà

Page 26: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

26

trường. Nhận thức tầm quan trọng của yếu tố vật chất đối với công tác đào tạo

của nhà trường, trường CĐNCKNN đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở

vật chất ngày càng khang trang, hiện đại, xứng tầm với quy mô phát triển của

nhà trường, như: Nhà trường đã xây dựng các phòng học chất lượng cao, các

phòng thực hành cũng được chú trọng bổ sung thêm trang thiết bị mới, đầy đủ,

hiện đại (phòng thực hành tin học, Xưởng thực hành công nghệ ô tô, Xưởng

thực hành cơ khí, xưởng thực hành điện...). Tài liệu và cơ sở vật chất tại thư viện

cũng được đầu tư bổ sung đáng kể, tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu

của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường đạt hiệu quả cao.

Xây dựng Trường Cao Đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp thành một trung

tâm khai thác, ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách

hiệu quả nhất phục vụ đào tạo và NCKH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa;

đảm bảo đầy đủ giảng đường, nhà làm việc; thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học

tập và NCKH là cơ hội và thách thức đối với nhà trường CĐNCKNN. Trước

những yêu cầu về đổi mới đó trường CĐNCKNN đã đưa ra chiến lược phát triển

trường Cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trình độ

cao cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cả nước, phấn đấu là một trong

các trường cao đẳng nghề trọng điểm của toàn ngành và trở thành một trong các

trường đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, tiếp cận khu vực và quốc tế; đào tạo

đa cấp, đa ngành; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đào tạo kỹ sư thực hành, đào

tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn có chất lượng cao, có

thương hiệu trong cả nước, khu vực và quốc tế. ( “Nguồn: Chiến lược phát triển

trường CĐNCKNN năm 2013”)

1.2. Vai trò của hoạt động thông tin thư viện trong việc nâng cao chất

lượng đào tạo của trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, công tác thông tin nói chung và thông tin thư

viện nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh

Page 27: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

27

vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc khai

thác hiệu quả thông tin đã trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Thư viện là

cầu nối giữa thông tin và người sử dụng. Thư viện là một yếu tố căn bản và quan

trọng, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo của

Nhà trường.

Ngày nay, thông tin đã thực sự trở thành yếu tố quan trọng không thể

thiếu trong đời sống xã hội. Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia.

Thông tin giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có những quyết định đúng đắn, hiệu

quả. Không những thế, thông tin còn có vai trò hàng đầu trong sự phát triển

khoa học bởi vì hoạt động NCKH là một hệ tiếp nhận thông tin và tạo ra những

thông tin mới khác với thông tin ban đầu. Trong giáo dục cũng vậy, thông tin là

yếu tố tạo ra hoạt động dạy và học. Bởi vì các hoạt động giảng dạy và học tập

chính là hoạt động truyền đạt thông tin về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội

của người thầy và sự tiếp nhận thông tin của người học. Người thầy, trong lĩnh

vực giảng dạy của mình muốn truyền đạt kiến thức cho học sinh thì phải có

nguồn thông tin đầy đủ và phong phú. Những thông tin đó được người thầy tập

hợp từ nhiều nguồn thông tin tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu được khai thác từ

các tài liệu của thư viện Nhà trường. Với người học cũng vậy, muốn lĩnh hội

những kiến thức từ người thầy để tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực học của mình

cũng sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu có trên thư viện. Chính vì vậy thư viện

trong trường học bao giờ cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm

sinh hoạt văn hóa của Nhà trường, là yếu tố thúc đẩy quá trình học tập giảng dạy

tích cực cho đội ngũ giảng viên và HSSV trong Nhà trường.

Cho tới nay, hoạt động TT - TV được xem là công cụ, là phương tiện giúp

cho cán bộ giáo viên và sinh viên trong trường khai thác các yếu tố thông tin

Page 28: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

28

nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập đặc biệt trong lĩnh

vực thông tin chuyên ngành mà họ đang học. Thư viện có hệ thống các giáo

trình, bài giảng đầy đủ theo các nội dung chuyên ngành học mà nhà trường

giảng dạy. Hầu hết các sinh viên học tại trường đều sử dụng giáo trình và tài

liệu tham khảo do Thư viện phát hành. Tỷ lệ người sử dụng nguồn tại liệu tại

thư viện chính là thước đo chính xác vị trí, vai trò của Thư viện, phản ánh

năng lực và sự ảnh hưởng của Thư viện đối với quá trình phát triển giáo dục

của trường CĐNCKNN.

Xuất phát từ những yêu cầu phát triển không ngừng về thông tin nên hoạt

động Thư viện của trường không ngừng thay đổi và phát triển nguồn tài liệu

theo hướng tăng cường hợp tác, chia sẻ các nguồn lực thông tin, đa dạng hóa các

phương thức phục vụ nhằm nâng cao chất lượng.

Hiện nay, với việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo bước chuyển

biến cơ bản về chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ quốc tế, phù

hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ

cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế, tăng cường đào tạo năng lực thích ứng với ngành nghề và năng

lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, góp phần vào sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí

nông nghiệp

Thư viện trường CĐNCKNN được xây dựng trên một vị trí thuận lợi cho

mọi hoạt động của thư viện, với diện tích 3600m 2, mục tiêu xây dựng thư viện

là nơi cung cấp thông tin tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập. Nhận

thức được tầm quan trọng của thư viện đối với hoạt động giáo dục nói chung và

với sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà trường CĐNCKNN nói riêng. Hàng

Page 29: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

29

năm Nhà trường có kế hoạch từng bước mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng

của hoạt động thư viện. Đến nay, tổng số vốn tài liệu của thư viện Nhà trường

đã có 7.865 đầu sách với 16,702 bản sách, 40 tên báo, tạp chí các loại được bổ

sung hàng ngày nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dùng tin. Chính vì vậy

thư viện trường có chức năng và nhiệm vụ sau:

* Chức năng

Thư viện trường có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào

tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và

quản lý của Nhà trường thông qua việc sử dụng khai thác các loại tài liệu có

trong thư viện.

* Nhiệm vụ

Tham mưu giúp lãnh đạo Nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt

động dài hạn và ngắn hạn của thư viện, tổ chức điều phối hệ thống thư viện

trong Nhà trường;

Bổ sung phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học

tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường; thu nhận

các tài liệu do Nhà trường biên soạn, các công trình nghiên cứu đã được nghiệm

thu, khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của cán bộ, giáo viên, chương

trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Nhà trường,

các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng

hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện thông qua

hình thức phục vụ của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật;

Page 30: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

30

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất

lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác;

Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảo

quản, kiểm kê định kỳ vốn tài tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của

thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư hỏng theo quy

định.

Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi

có yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

Phối hợp với các đơn vị đào tạo trong Nhà trường triển khai các hoạt động

phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin nhằm hỗ trợ công tác đào tạo,

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị.

Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách báo,

tạp chí, giáo trình, tài liệu…phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên

cứu khoa học.

Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại, từng bước

phát triển thành trung tâm thông tin văn hóa khoa học của nhà trường.

Tổ chức các loại hình hoạt động, giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình tư

liệu, chuyên đề…để phục vụ cho các đối tượng bạn đọc, cải tiến công tác phục

vụ bạn đọc theo hướng văn minh, lịch sự và thời gian phục vụ liên tục các ngày

trong tuần.

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mua, tiếp nhận, trao đổi liên kết bổ

sung các loại tài liệu, sách báo mới

Page 31: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

31

* Cơ cấu tổ chức của thư viện

Thư viện trường CĐNCKNN với diện tích 3600m2 gồm có 4 phòng, và

thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phòng bổ sung tài liệu

+ Xử lý nghiệp vụ

+ Phục vụ bạn đọc (tại chỗ và mượn về nhà)

+ Tìm kiếm và tuy cập thông tin (Tin học)

* Phòng bổ sung tài liệu

* Phòng xử lý nghiệp vụ: gồm các bộ phận bổ sung trao đổi, xử lý tài liệu,

làm thẻ mượn và quản lý bạn đọc.

* Phòng đọc tổng hợp: với diện tích 425m2, gần 200 chỗ ngồi với đầy đủ

các sách tham khảo, luận văn, báo tạp chí

- Phòng mượn: với diện tích 215m2 sức chứa 100 chỗ ngồi, gồm có tài liệu

sách giáo trình, tham khảo, các tài liệu tra cứu

* Phòng tin học: với diện tích 35m2, gồm có 35 máy tính phục vụ cho học

tập và thực hành của học sinh.

- Phòng hội thảo có diện tích 100m2 với 01 máy tính, 01 máy chiếu và gần

100 chỗ ngồi, phòng này có nhiệm vụ phục vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên

đăng ký giảng dạy phục vụ các cuộc thi cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Quốc gia, các

hội thảo nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

* Đội ngũ cán bộ thư viện.

Hiện nay thư viện có tất cả 05 cán bộ trong đó bao gồm:

02 người trình độ thạc sĩ chiếm 40%

01 người đang theo học trình độ thạc sĩ chiếm 20%

Page 32: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

32

02 người có trình độ đại học chiếm 40%

1.2.2. Yêu cầu đặt ra cho thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông

nghiệp trong giai đoạn mới.

Thư viện trường CĐNCKNN có chức năng tổ chức quản lý và thông tin tư

liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng

viên, sinh viên trong toàn trường. Thư viện trường CĐNCKNN có quá trình xây

dựng và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà trường đến nay.

Với 55 năm xây dựng và phát triển, trường CĐNCKNN đã đào tạo được hàng

nghìn học sinh sinh viên thuộc các hệ chính quy, ngắn hạn…Trong thành tích

chung của nhà trường có phần đóng góp quan trọng của Thư viện. Những ngày

mới đi vào hoạt động, Thư viện gặp nhiều khó khăn thiếu thốn như: Hệ thống cơ

sở vật chất, trang thiết bị, số lượng tài liệu hạn chế. Mặc dù vậy, các thế hệ cán

bộ thư viện đã có nhiều cố gắng vượt bậc để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường

giao cho. Cùng với sự phát triển chung của Nhà trường, sự nghiệp giáo dục đào

tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo của trường CĐNCKNN vì

thế cũng ngày càng được tăng lên đa dạng về ngành nghề và các hệ đào tạo, do

đó hệ thống thư viện cũng được mở rộng và phát triển. Nhận thức được vai trò

vị trí của Thư viện đối với hoạt động của nhà trường nói chung, đối với việc

nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập nói riêng, 55 năm xây dựng và phát

triển, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà trường luôn dành mọi sự quan tâm cho

hoạt động của Thư viện. Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác phục vụ

bạn đọc, đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo bạn đọc, phục vụ tốt mục tiêu

đào tạo và NCKH của nhà trường.

Hoạt động thông tin thư viện có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện

nay, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc

tế trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ và tay nghề cao đáp ứng

Page 33: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

33

với sự đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp và xã hội hiện nay. Ngoài việc

tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc,

phương tiện dạy học còn có một yếu tố không thể thiếu là mạng lưới cung cấp

thông tin có giá trị chất lượng cao cho cán bộ giáng dạy, các nhà quản lý và

HSSV trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Để tăng cường vai trò

hoạt động của Thư viện trong định hướng phát triển của Nhà trường như hiện

nay, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Xây dựng một đội ngũ cán bộ thông tin, cán bộ thư viện giỏi về trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về các lĩnh vực đào tạo của nhà trường cũng

như các kiến thức xã hội khác để nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu ngày

càng đa dạng của bạn đọc.

Yêu cầu của bạn đọc đối với cán bộ thư viện không chỉ là những thao tác

đơn thuần và truyền thống như trước kia, họ cần được cung cấp những thông tin

mới nhất, có chọn lọc trên những phương tiện hiện đại. Mặt khác, nguồn tin

ngày càng đa dạng, việc lựa chọn, khai thác thông tin đòi hỏi phải có tri thức và

kỹ năng cao. Do vậy cán bộ thư viện phải thực sự có năng lực kiến thức rộng về

các vấn đề mà NDT quan tâm, từ đó mới kích thích nhu cầu tin của họ.

+ Khai thác triệt để mọi nguồn lực thông tin nhất là các nguồn tin về các

lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của nhà trường để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ

thông tin chất lượng cao.

+ Với quan điểm người dùng tin và nhu cầu tin là nhân tố quan trọng cho

sự phát triển các hoạt động thông tin thư viện, thư viện trường Cao đẳng nghề cơ

khí nông nghiệp muốn hoạt động tư viện đạt chất lượng và hiệu quả thì Thư viện

cần coi trọng việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của bạn đọc. Các sản phẩm và dịch

vụ thông tin là mục tiêu khai thác của bạn đọc khi đến thư viện.

Page 34: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

34

+ Người dùng tin (NDT) cần được khai thác chúng dưới dạng sản phẩm

như: thư mục chuyên ngành, thư mục tóm tắt, thư mục toàn văn, các bản tin…

như vậyn tiết kiệm được thời gian và công sức đem lại hiệu quả chất lượng

thông tin cao.

+ Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nghiệp vụ thông

tin thư viện qua việc triển khai áp dụng có hiệu quả phần mềm quản lý thư viện

điện tử nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu tin của người dùng tin.

Mục tiêu làm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin là tiêu chí phấn đấu

để thư viện tồn tại và phát triển. Thư viện cần nghiên cứu NDT và nhu cầu của

học để từ đó đưa ra những biện pháp, những phương hướng hoạt động thích hợp

nhằm thoả mãn cao nhất về nhu cầu thông tin của họ, đáp ứng mục tiêu đào tạo

của nhà trường CĐNCKNN trong giai đoạn phát triển hiện nay.

1.3 Người dùng tin và nhu cầu tin tại trường Trường Cao đẳng nghề

cơ khí nông nghiệp

Người dùng tin (NDT) và nhu cầu tin (NCT) là cơ sở quyết định chức

năng, nhiệm vụ và định hướng các hoạt động của thư viện. Nghiên cứu NCT và

NCT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Thư viện, với mục đích là

không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT. Người

dùng tin và nhu cầu tin trở thành một cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động

của cơ quan Thông tin - Thư viện. Muốn cho hoạt động của Thư viện có hiệu

quả và chất lượng cao thì cơ quan Thông tin - Thư viện phải nắm vững đặc điểm

của NDT và NCT để nâng cao chất lượng hoạt động Thông tin - Thư viện.

1.3.1 Đặc điểm của người dùng tin

Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp (CĐNCKNN) đặc thù là một

trường dạy nghề, trên cơ sở tính chất công việc và có đặc điểm riêng nên đối

Page 35: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

35

tượng người dùng tin và nhu cầu tin (NCT) tại CĐNCKNN bao gồm: Các cán

bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, học sinh sinh viên. Sự đa dạng của NDT và NCT

thể hiện trong sự khác biệt về nhu cầu, khả năng chuyên môn và trình độ hiểu

biết của từng đối tượng. NDT dù là cá nhân hay tập thể cũng đều tiếp nhận, sử

dụng thông tin phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu chuyên môn của mình.

Đồng thời học cũng chính là những người tạo ra các thông tin mới về khoa học

kỹ thuật cho xã hội.

Hiện nay, Thư viện Nhà trường đang phục vụ 243 cán bộ giáo viên, công

nhân viên trong nhà trường và số lượng HSSV chính quy học tại trường là 4.500

sinh viên, và các học sinh liên thông cao đẳng và đại học.

Bảng 1.1: Số lượng người dùng tin tại thư viện

Nhóm người dùng tin Số lượng Tỷ lệ %

Cán bộ, giáo viên, nhân viên 243 5,12

Học sinh sinh viên 4.500 94,88

Tổng 4.743 100

Cũng như hầu hết các thư viện khác trong cả nước, Thư viện trường

CĐNCKNN có những đặc điểm riêng về trình độ học vấn, lứa tuổi, khả năng

khai thác thông tin...

Bảng 1.2: Đặc điểm giới tính của người dùng tin

Nhóm cán bộ, giáo viên Nhóm học sinh sinh viên Tổng

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

148 60,91 95 39,09 2.957 65,71 1.543 34,29 3.105 65,46 1.638 34,54

Page 36: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

36

Như vậy, qua số liệu trên ta thấy rằng số lượng người dùng tin tại thư viện

là nam, lý do là đặc thù trường dạy nghề nên số lượng Nam giới có tỷ lệ cao hơn

nữ.

Người dùng tin của CĐNCKNN phần lớn là học sinh sinh viên với tuổi

đời còn rất trẻ, thích khám phá những điều mới mẻ có tính sáng tạo. Đội ngũ cán

bộ, giáo viên nhân viên trong Nhà trường cũng khá trẻ, yêu nghề nhiệt tình hăng

say trong học tập, giảng dạy và công tác.

Bảng 1.3: Độ tuổi của người dùng tin tại thư viện trường CĐNCKNN

Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ

16 - 23 4.500 94,88

24 – 40 107 2,26

41 – 50 95 2,00

51 - 60 41 0,86

Trong độ tuổi này, phần lớn NDT của trường là học sinh sinh viên với

trình độ trung cấp, cao đẳng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ giáo viên,

công nhân viên có trình tiến sĩ, thạc sĩ và đại học.

Bảng 1.4: Trình độ học vấn của người dùng tin

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %

Trung cấp 1.851 39,03

Cao đẳng 2.649 55,85

Đại học 78 1,64

Thạc sĩ 159 3,35

Page 37: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

37

Tiến sĩ 06 0,13

Tổng 4.743 100

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của con người nhằm đảm

bảo duy trì và thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn xã hội. Các hoạt động

thông tin của nhóm, tập thể hay cá nhân cũng đều xuất phát từ nhu cầu tin và

nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của các đối tượng đó. Do vậy nhu cầu tin luôn gắn

chặt với nhu cầu nhận thức của con người, nhu cầu nhận thức càng cao thì nhu

cầu tin đòi hỏi càng lớn. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu

phục vụ công tác giảng dạy của CĐNCKNN có thể phân chia NDT và NCT của

Nhà trường theo ba nhóm sau:

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm cán bộ, giáo viên

Nhóm học sinh, sinh viên

Nhóm cán bộ quản lý: Nhóm này bao gồm Ban Giám hiệu và các thành

viên, Giám đốc các trung tâm, các trưởng phó các phòng/ khoa bộ môn. Nhóm

này tuy số lượng không lớn nhưng đặc biệt quan trọng, họ vừa là NDT, vừa là

chủ thể thông tin. Họ vừa thực hiện các chức năng quản lý công tác giáo dục đào

tạo, vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển của CĐN.

Đối với họ thông tin là công cụ của quản lý vì quản lý là quá trình biến

đổi thông tin thành hành động. Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng

đạt kết quả cao. Do vậy thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang tính

chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các lĩnh vực về khoa học cơ bản, khoa học

xã hội và nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các văn bản, chỉ thị, nghị

Page 38: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

38

quyết của Đảng và Nhà nước. Khi ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động

giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của CĐNCKNN, họ chính là những

người cung cấp thông tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần khai thác

triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cường

nguồn thông tin cho công tác thông tin thư viện.

Nhu cầu tin của nhóm này rất phong phú. Do cường độ lao động của

nhóm này cao nên việc cung cấp thông tin phải cô đọng, súc tích. Hình thức

phục vụ thường là các bản tin nhanh, các tin vắn tắt, tóm tắt tổng quan, tổng

luận. Phương pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này là phục vụ từ

xa, cung cấp đến từng người theo những yêu cầu cụ thể.

Phần lớn cán bộ quản lý của CĐN, ngoài công tác lãnh đạo quản lý họ còn

tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngoài những thông

tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì nhóm này cũng rất cần

các thông tin, tài liệu có tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn như

các cán bộ giảng dạy khác.

Nhóm cán bộ, giáo viên

Nhóm này bao gồm đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Đây là

nhóm đối tượng phục vụ quan trọng của thư viện và là nhóm có hoạt động thông

tin năng động và tích cực nhất. Họ thường xuyên cung cấp thông tin qua hệ

thống bài giảng, các công trình nghiên cứu khoa học, các đề xuất, các dự án, các

đề tài, và họ cũng chính là người dùng tin thường xuyên của Thư viện.

Thông tin cho nhóm này có tính chất chuyên ngành, có tính chất lý luận

và thực tiễn. Thông tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học kỹ

thuật, khoa học tự nhiên và xã hội, các thông tin mới về các thành tựu khoa học

kỹ thuật trong và ngoài nước, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các

Page 39: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

39

đề tài đã và đang được tiến hành, những nguồn thông tin khoa học có thể truy

cập được, các hoạt động khoa học kỹ thuật được triển khai. Hình thức phục vụ

nhóm này là các thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới.

Nhóm học sinh, sinh viên

Nhóm người dùng tin là học sinh sinh viên có số lượng đông nhất, họ

không chỉ tiếp thu những kiến thức do giáo viên truyền đạt mà từ những kiến

thức nền tảng đó họ phải tích cực, chủ động tìm kiếm những thông tin liên quan

nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, áp dụng những kiến thức vào

trong thực tiễn xã hội

Đối với sinh viên: nhóm đối tượng này thực sự đông đảo và có nhiếu biến

động, nhu cầu tin của họ rất lớn. Hiện nay, với việc đổi mới phương pháp dạy

học đã góp phần làm thay đổi về phương pháp học tập của sinh viên. Bên cạnh

những giờ học trên lớp thì phương pháp tự học, tự nghiên cứu đang được chú

trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên trong CĐNCKNN Với đối tượng

sinh viên này thì ngoài thông tin về chuyên ngành đang học, sinh viên còn cần

những thông tin khác, trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội để mở mang sự hiểu

biết và nâng cao trình độ. Nhìn chung sinh viên cần những thông tin cụ thể, chi

tiết và đầy đủ. Do vậy tuỳ theo từng chuyên ngành học mà những thông tin, tài

liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng như cấp học của nhóm đối tượng này.

Ngoài việc sử dụng thông tin để phục vụ cho mục đích học tập và tự

nghiên cứu, sinh viên còn sử dụng thông tin cho mục đích giải trí nhằm nâng cao

đời sống tinh thần của bản thân

Hình thức phục vụ cho nhóm đối tượng này chủ yếu là thông tin phổ biến

về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo

Page 40: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

40

hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, luận văn, báo cáo tốt nghiệp có tính chất

cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và ngành học đào tạo của họ.

Người dùng tin tại trường CĐNCKNN có nhu cầu cao về các tài liệu

chuyên ngành, giúp họ trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng tay nghề vững

vàng, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và các lĩnh vực mang

tính giải trí...Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã khảo sát để tìm hiểu nhu cầu

sử dụng thông tin của người dùng tin tại trường và thu được kết quả nhất định.

Phiếu điều tra được gửi đến Ban giám Hiệu, lãnh đạo, các phòng/ khoa chuyên

môn và HSSV trong trường. Số phiếu gửi đi là 300 phiếu, trong đó có 15 phiếu

gửi đến lãnh đạo, quản lý, 70 phiếu gửi cán bộ giảng dạy, 215 phiếu gửi học

sinh sinh viên. Số phiếu đã thu về là 278 phiếu đạt (92,67%), trong đó có 13

phiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý (đạt 86,67%); 65 phiếu của cán bộ giảng dạy (đạt

92,86%); 200 phiếu của học sinh sinh viên (đạt 93,02%).

Qua số liệu thu nhận được từ khảo sát nhu cầu tin của người dùng tin tại

thư viện trường CĐNCKNN, tác giả có một số nhận xét như sau:

Bảng 1.5: kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng tài liệu của cán bộ, giáo

viên

Lĩnh vực tri thức Số lượng Tỉ lệ (%)

Công nghệ thông tin 61 78,20%

Động lực 65 83,33%

Kinh tế 20 25,64%

Cơ khí 48 61,54%

Điện tử, điện lạnh 33 42,30%

Điện dân dụng 40 51,28%

Page 41: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

41

Điện công nghiệp 37 47,43%

Máy nông nghiệp 30 38,46%

Toán 23 29,49%

Lý 15 19,23%

Hóa học 17 21,79%

Sinh vật 19 24,36%

Văn học 22 28,20%

Ngoại ngữ 16 20,51%

Chính trị, pháp luật 23 29,49%

Giáo dục thể chất 9 11,54%

Các tài liệu khác 42 53,85%

Page 42: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

42

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ hiển thị lĩnh vực thông tin của cán bộ quản lý, giảng dạy

Page 43: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

43

Số liệu điều tra cho thấy có 53,85% nhu cầu tin về các lĩnh vực thông tin

tài liệu khác, điều đó thấy rằng ngoài nhu cầu về các tài liệu chuyên môn đào tạo

của nhà trường thì cán bộ giáo viên có nhu cầu sử dụng tin rất rộng về các lĩnh

vực khác để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

Loại hình tài liệu mà cán bộ giáo viên quan tâm nhiều là: giáo trình chiếm

58,97%, tài liệu tham khảo chuyên ngành cũng vậy chiếm tỷ lệ 70,51%, báo, tạp

chí chiếm 93,59%.

Hầu hết cán bộ giáo viên được hỏi khi sử dụng tài liệu thường đọc loại tài

liệu bằng tiếng việt hay tiếng tiếng nước ngoài, thì kết quả cho thấy họ thường

xuyên sử dụng loại tài liệu bằng tiếng việt vì nó dễ đọc và thông dụng, chỉ có

38,46% có nhu cầu đọc bằng tiếng Anh, và 8,5% nhu cầu đọc về tài liệu ngôn

ngữ khác. Đây cũng là một vấn đề dặt ra cho thư viện nhà trường trong viêc xây

dựng kế hoạch bổ sung tài liệu, lý do các sách chuyên ngành bằng tiếng việt còn

hạn chế trong khi đi sung vì những tài liệu này không tái bản nên gặp khó khăn

cho công tác bổ sung.

Hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ của thư viện được cán bộ giáo viên trả

lời thông qua phiếu điều tra, hình thức mượn tài liệu về nhà được sử dụng nhiều

vì họ không có nhiều thời gian để lên thư viện đọc, hơn nữa khi mượn tài liệu về

nhà họ mới có thời gian để nghiên cứu tài liệu, hình thức này có 71/78 người trả

lời chiếm tỷ lệ 91,02%, đọc tại chỗ có 53/78 người chiếm tỷ lệ 67,95%, phô tô

tài liệu có 22/78 người thích loại dịch vụ này chiếm tỷ lệ 28,20%. Có 20/78

người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ internet tại thư viện, nguyên nhân là do

hiện nay cán bộ giáo viên đều trang bị cho mình máy tính sách tay để làm việc,

nếu cần thông tin gì họ có thể tìm được thông tin trên máy tính của mình, vì vậy

họ thường ít có thời gian lên thư viện.

Page 44: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

44

* Khảo sát nhu cầu về lĩnh vực sách được của học sinh sinh viên quan

tâm.

Thực hiện khảo sát như sau: đối tượng hs cđn 100

Nội dung nhu cầu thông tin của học sinh, sinh viên tập trung vào các lĩnh

vực chuyên ngành đào tạo và các lĩnh vực khoa học xã hội khác, qua điều tra

cho thấy:

Lĩnh vực được quan tâm Hệ đào tạo Số lượng Tỷ lệ %

Công nghệ thông tin Hệ Cao đẳng 69 34,5

Hệ Trung cấp 57 28,5

Động lực Hệ Cao đẳng 124 62

Hệ Trung cấp 82 41

Kinh tế Hệ Cao đẳng 31 15,5

Hệ Trung cấp 0 0

Cơ khí Hệ Cao đẳng 55 27,5

Hệ Trung cấp 41 20,5

Điện tử, điện lạnh Hệ Cao đẳng 53 26,5

Hệ Trung cấp 39 19,5

Điện dân dụng Hệ Cao đẳng 35 17,5

Hệ Trung cấp 31 15,5

Điện công nghiệp Hệ Cao đẳng 37 18,5

Hệ Trung cấp 33 42,31

Máy nông nghiệp Hệ Cao đẳng 16 8

Page 45: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

45

Lĩnh vực được quan tâm Hệ đào tạo Số lượng Tỷ lệ %

Hệ Trung cấp 25 12,5

Toán Hệ Cao đẳng 11 5,5

Hệ Trung cấp 22 11

Lý Hệ Cao đẳng 0 0

Hệ Trung cấp 15 7,5

Hóa học Hệ Cao đẳng 0 0

Hệ Trung cấp 12 6

Văn học Hệ Cao đẳng 0 0

Hệ Trung cấp 16 8

Ngoại ngữ Hệ Cao đẳng 53 26,5

Hệ Trung cấp 32 16

Chính trị pháp luật Hệ Cao đẳng 10 5

Hệ Trung cấp 8 4

Giáo dục thể chất Hệ Cao đẳng 7 3,5

Hệ Trung cấp 6 3

Các tài liệu khác Hệ Cao đẳng 97 48,5

Hệ Trung cấp 78 39

Bảng 1.6. Kết quả điều tra về nội dung sử dụng thông tin của HSSV

( Vẽ lại nhìn không rõ)

Page 46: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

46

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ hiển thị lĩnh vực thông tin của HSSV

Qua điều tra về nhu cầu sử dụng tin của sinh viên ở hai hệ đào tạo của nhà

trường là Cao đẳng và trung cấp cho thấy, ngoài các tài liệu chuyên ngành đào

tạo mà họ đang theo học thì các tài liệu khác cũng được HSSV khai thác hiệu

quả để hiểu biết thêm bổ trợ cho ngành học của mình có tỷ lệ 48,5% hệ cao đẳng

và 39% hệ trung cấp.

Loại hình tài liệu có sự khác biệt giữa nhóm người dùng tin là cán bộ giáo

viên và HSSV. Loại tài liệu được nhóm HSSV sử dụng nhiều là các báo cáo

thực tập tốt nghiệp có 132/200 phiếu trả lời chiếm tỷ lệ 66%, tiếp đến là sách

tham khảo có 110/ 200 phiếu chiếm 58%, giáo trình có 107/200 phiếu chiếm

53,5%, báo, tạp chí có 92/200 phiếu chiếm 46%. Căn cứ vào các số liệu điều tra

được thư viện trường CĐNCKNN có định hướng xây dựng kế hoạch phát triển

nguồn lực thông tin trong thời gian tới.

Page 47: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

47

Hầu hết số HSSV trong Nhà trường sử dụng tài liệu bằng tiếng việt, chỉ có

27,5% có nhu cầu sử dụng bằng tiếng Anh, số học sinh sinh viên có nhu cầu sử

dụng tiếng Anh là những sinh viên giỏi, khá tham dự các kỳ thi tay nghề khối

ASIAN tại Indonesia, Thái Lan.

Nhóm người dùng tin là HSSV cũng có nhu cầu cao về dịch vụ mượn tài

liệu về nhà, vì đặc thù là trường dạy nghề nên ngoài thời gian đi học trên lớp

HSSV còn phải đến các xưởng, phòng thực hành để nâng cao tay nghề có

185/200 phiếu trả lời chiếm tỷ lệ 92,5%, mượn đọc tại chỗ có 127/200 phiếu trả

lời chiếm 63,5%, sao chụp tài liệu có 75/200 phiếu chiếm 37,5%. Sự khác biệt

giữa nhóm người dùng tin là cán bộ giáo viên và HSSV ở chỗ có tới 142/200

phiếu trả lời thích đến thư viện để sử dụng mạng internet chiếm 71%

Page 48: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

48

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP

2.1. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

2.1.1. Công tác bổ sung vốn tài liệu

Thư viện trong Nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó có tác

động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của Nhà trường, bao gồm điểm

số, khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức của sinh viên, sự hợp tác,

kết hợp giữa giáo viên và một số cán bộ thư viện có ảnh hưởng tích cực đến việc

học tập của học sinh, đặc biệt là sự chuẩn bị về mặt giáo trình, bổ sung tài liệu

của thư viện. Nhiều nhiên cứu đã chỉ ra rằng: Một môi trường phong phú về tài

liệu có chất lượng sẽ dẫn tới việc học sinh chăm chỉ đọc hơn một cách tự giác và

đem lại kết quả khả quan hơn trong học tập. Số lượng tài liệu mượn từ thư viện

có liên quan mật thiết đến khả năng đọc của NDT. Việc lồng ghép chương trình

giảng dạy về kiến thức thông tin vào chương trình học của sinh viên sẽ giúp cải

thiện, nâng cao nhận thức và khả năng tìm kiếm thông tin.

Để công tác bổ sung tài liệu được tốt và thực sự phát huy hiệu quả, hàng

năm Thư viện nhà trường phối hợp với các phòng/ khoa chuyên môn trong toàn

trường lựa chọn những tài liệu chuyên ngành phù hợp với chương trình đào tạo

của nhà Trường, phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng

viên và sinh viên trong toàn Trường. Để làm được việc này, thư viện cũng cần

được xây dựng được vốn tài liệu một cách đầy đủ, phù hợp với nhu cầu giảng

dạy, học tập và giải trí của giáo viên và học sinh sinh viên. Vì thế, công tác

bổ sung vốn tài liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của thư

viện, quyết định tới khả năng đáp ứng hay không đáp ứng được nhu cầu tin

của cán bộ giáo viên cũng như học sinh sinh viên của trường. Muốn vậy, Thư

viện phải có kế hoạch bổ sung tài liệu cụ thể. Công tác bổ sung tài liệu của

Page 49: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

49

thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp được thực hiện: Mua bằng

nguồn kinh phí của nhà trường, nhận biếu, tặng từ các tổ chức cá nhân, nhận

tài liệu nôi bộ từ cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên trong nhà trường.

* Nguồn mua

Trong kế hoạch quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ của nhà trường,

mỗi năm có một khoản kinh phí dành cho hoạt động thư viện (bổ sung tài

liệu, báo, tạp chí) số tiền này khoảng hơn 100 triệu đồng. Công tác này được

thực hiện theo từng quý hoặc vào đầu năm học mới, Thư viện lập kế hoạch bổ

sung tài liệu với mục tiêu bám sát vào nội dung chương trình môn học kết

hợp lấy ý kiến bổ sung từ các phòng / khoa chuyên môn. Sau khi tổng hợp

hoàn thiện danh mục tài liệu cần bổ sung, trình Ban giám hiệu Nhà trường

xem xét, duyệt và cấp kinh phí bổ sung. Tài liệu được bổ sung là sách giáo

khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo tạp chí, tài liệu được mua của các nhà

xuất bản, các công ty phát hành sách…Các cơ quan đơn vị tổ chức hoạt động về

sách có uy tín.

Bảng 2.1: Số lượng tài liệu bổ sung (từ năm 2007 – 2013)

Năm bổ sung Số lượngtên sách

Số lượngbản sách

Kinh phí(triệu đồng)

2007 98 875 69.000.000

2008 139 1.041 80.000.000

2009 200 4.819 85.000.000

2010 214 5.154 93.000.000

2011 435 6.367 95.000.000

2012 798 8.450 94.000.000

2013 1.751 11.408 97.000.000

(Theo Báo cáo tổng kết công tác thư viện trường CĐNCKNN năm 2013)

Page 50: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

50

Thiếu hình vẽ

Qua số liệu ta thấy rằng vốn tài liệu bổ sung hàng năm của Thư viện

tăng lên cùng với quy mô đào tạo của nhà trường. Trong thời gian tới, để phát

triển có hiệu quả vốn tài liệu, thư viện có phương thức đổi mới hoạt động: bám

sát nội dung chương trình đào tạo, hiểu ro và nắm vững nhu cầu thông tin sử

dụng của người dùng tin để có thể lập kế hoạch bổ sung những tài liệu phù hợp

với ngành nghề và chương trình đào tạo của nhà trường.

* Nguồn biếu tặng tài liệu

Đây là một hình thức bổ sung tài liệu có hiệu quả và tiết kiệm được kinh

phí, Thư viện đã nhận được khá nhiều tài liệu ở các dạng khác nhau từ các cơ

quan, tập thể, tác giả cá nhân. Năm 2012 thư viện Nhà trường nhận một số

lượng sách từ tác giả cá nhân và 120 bản sách tiếng anh chuyên ngành công

nghệ ô tô, điện công nghiệp, công nghệ thông tin của Malaixia. Số lượng tài liệu

Page 51: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

51

từ nguồn này đều có giá trị cao góp phần không nhỏ vào tổng số vốn tài liệu của

Thư viện.

* Nguồn tài liệu từ cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên nhà trường

Tài liệu được bổ sung ở hình thức này là các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các

nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo tốt nghiệp của học

sinh sinh viên. Theo quy định chung của nhà trường đưa ra, cán bộ, giáo viên

sau khi bảo vệ thành công tại các trường có trách nhiệm nộp về Thư viện 01

quyển để lưu và làm tài liệu nghiên cứu phục vụ cho người dùng tin.

+ Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của trường là: 489 cuốn chiếm 74,77%

+ Các luận án tiến sĩ: 06 cuốn chiếm 0,92%

+ Luận văn thạc sĩ: 159 cuốn chiếm 24,31%

Nguồn tài liệu này rất có giá trị trong thực tế và rất có ích cho các nhà

quản lý, cán bộ giảng dạy, các sinh viên trong quá trình nghiên cứu về các lĩnh

vực ngành học của mình. Loại tài liệu này được thư viện lưu trữ và phục vụ bạn

đọc tài phòng đọc của thư viện.

2.1.2 Công tác tổ chức vốn tài liệu

Khi mới hoạt động vốn tài liệu của Thư viện nhà trường còn nghèo nàn về

nội dung và chất lượng. Đến nay Thư viện đã có vốn tài liệu tương đối phong

phú: Thư viện có 7.865 tên sách tương ứng với 16.702 bản sách gồm: Sách giáo

trình, sách tham khảo, bài giảng, chương trình đào tạo các nghề, luận án, luận

văn, nghiên cứu khoa học, tài liệu tra cứu và các loại báo, tạp chí chuyên ngành

đáp ứng được phần lớn nhu cầu tìm kiếm thông tin của NDT tại trường.

* Theo cơ cấu nội dung vốn tài liệu

Nội dung vốn tài liệu là: Tài liệu về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa

học tự nhiên, khoa học Mác Lê Nin, Chính trị pháp luật…

Hiện nay thư viện có 7.865 tên tài liệu với 16.702 bản sách

Page 52: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

52

Bảng 2.2: Thống kê nội dung vốn tài liệu

TT Nội dung vốn tài liệu Số

lượng

tên sách

Tỷ lệ

%

Số

lượng

bản sách

Tỷ lệ

%

1 Khoa học kỹ thuật 2.595 33 4.732 28,33

2 Khoa học tự nhiên 1.762 22,4 3.560 21,31

3 Khoa học Mác Lê Nin 974 12,38 2.236 13,39

4 Chính trị, pháp luật 850 10,81 2.480 14,85

5 Các tài liệu khác 1.684 21,41 3.694 22,12

Tổng 7.865 100 16.702 100

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nội dung tài liệu

+ Tài liệu về khoa học Mác Lê Nin bao gồm các tài liệu, giáo trình, sách

tham khảo về Lịch sử Đảng, triết học,.. và các tuyển tập Mác Ăng ghen, Lê Nin

có 974 tên sách với 2.236 bản sách chiếm tỷ lệ 13,39%

Page 53: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

53

+ Tài liệu khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao có 1.762 tên sách với

3.560 bản sách chiếm tỷ lệ 21,31%, bao gồm các loại giáo trình, sách tham khảo

về tin học, toán học, hóa học và vật lý

+ Tài liệu về chính trị, pháp luật có 850 tên sách với 2.480 chiếm tỷ lệ

14,85%.bao gồm các tài liệu về chủ trương đường lối nghị quyết chỉ thị của

Đảng và Nhà nước, những vấn đề liên quan đến pháp luật.

+ Tài liệu về khoa học kỹ thuật có 2.595 tên sách với 4.732 bản sách bao

gồm các loại giáo trình, sách tham khảo về khoa học kỹ thuật và có tính chất

chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,33%.

+ Các loại tài liệu khác có 1.684 tên sách với 3.694 bản sách chiếm tỷ lệ

22,12%.

* Theo cơ cấu loại hình vốn tài liệu

Theo loại hình tài liệu thư viện có các tài liệu như: Giáo trình, Tài liệu

tham khảo, báo, tạp chí, Luận văn, luận án, NCKH, tài liệu tra cứu…

Bảng 2.3: Cơ cấu loại hình vốn tài liệu của Thư viện

STT Nội dung vốn tài liệu Tên tài liệu Số lượng bản sách

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Giáo trình 708 9,0 8.120 48,61

2 Tài liệu tham khảo 6.158 78,3 6.512 38,99

3 Báo, tạp chí 40 0,50 678 4,06

4 Luận án, luận văn, NCKH 654 8,32 654 3,92

5 Tài liệu tra cứu 305 3,88 738 4,42

Page 54: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

54

Tổng 7.865 100 16.702 100

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình vốn tài liệu

Từ biểu đồ cơ cấu loại hình vốn tài liệu của thư viện trường CĐNCKNN

ta thấy:

* Giáo trình: có 608 tên sách với 8.120 bản sách chiếm tỷ lệ 48,62%.

Sách, Giáo trình của thư viện chủ yếu là do giáo viên các khoa trong trường biên

soạn. Đó là các tài liệu chuyên ngành được đào tạo trong trường như: Điện tử,

cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin Động lực,... Ngoài giáo trình nhà trường

biên soạn, thư viện cũng mua giáo trình của các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản

giáo dục, chính trị quốc gia, Đại học Bách khoa,...Đó là các tài liệu thuộc các

ngành khoa học cơ bản như: chính trị, chủ nghĩa xã hội, khoa học kỹ thuật.

* Tài liệu tham khảo: có 6.158 tên sách với 6. 312 bản sách chiếm tỷ lệ

37,79%. Các tài liệu tham khảo được sắp xếp tại phòng của đọc và mượn, tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản và phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin

của người dùng tin tại thư viện trường CĐNCKNN.

Page 55: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

55

* Báo, tạp chí: Gồm có 40 loại chủ yếu là các lĩnh vực khoa học kỹ thuật,

văn hóa xã hội, báo, tạp chí tập trung vào các ngành nghề đào tạo của nhà

trường như: Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện, Công nghệ ô tô… các loại báo,

tạp chí đều được sắp xếp và bố trí tại phòng đọc tạo điều kiện thuận lợi cho

người dùng tin.

* Luận án, luận văn: có 165 bản là những tài liệu do đội ngũ cán bộ giáo

viên của nhà trường đã bảo vệ thành công tại các cơ sở đào tạo trong nước nộp

về Thư viện, các luận án, luận văn chủ yếu về lĩnh vực khoa học kỹ thuật như:

Cơ khí, động lực, điện tử, công nghệ thông tin, quản lý giáo dục, ngoại ngữ và

một số luận văn nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học cơ bản như: Toán, vật lý,

hóa học. Loại tài liệu này thường được nhóm người dùng tin là đội ngũ cán bộ

giảng viên sử dụng làm tài liệu tham khảo cho bản thân trong quá trình giảng

dạy.

* Đề tài NCKH: có 489 bản đây là loại tài liệu quan trọng có tính chuyên

sâu nó thể hiện được các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường và

được người dùng tin là đội ngũ cán bộ giảng viên trong nhà trường tham khảo

phục vụ cho mục đích giảng dạy, loại tài liệu này được bổ sung hàng năm vào

thư viện với sổ lượng không nhiều nhưng cũng đóng góp vào việc nâng cao vốn

tài liệu cho thư viện.

* Tài liệu tra cứu có 938 bản chiếm tỷ lệ 5,62% gồm có các loại: bách

khoa toàn thư, từ điển, cẩm nang, sổ tay đề cập tới mọi lĩnh vực, vấn đề khác

nhau trong đời sống kinh tế, xã hội.

* Cơ cấu về ngôn ngữ của vốn tài liệu

Bảng 2.4: Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ

TT Ngôn ngữ Tên tài liệu Số lượng bản

Page 56: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

56

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Tiếng Anh 598 7,6 1.906 11,41

2 Tiếng Việt 7.247 92,14 14.209 85,07

3 Tài liệu khác 20 0,26 587 3,52

Tổng 7.865 100 16.702 100

Biểu đồ 2.3: Biểu thị ngôn ngữ vốn tài liệu ( Xem lại)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy

+ Sách tiếng Việt có 7.247 tên sách và 14.209 bản sách chiếm tỷ lệ

85,07% chiếm số lượng lớn trong tổng vốn tài liệu của thư viện

+ Sách tiếng Anh có 598 tên sách và 1.906 bản sách chiếm tỷ lệ 11,41%

+ Các tài liệu về ngôn ngữ khác có 20 tên sách và 587 bản sách chiếm tỷ

lệ thấp 3,52%.

Page 57: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

57

2.1.3. Chia sẻ nguồn lực thông tin

Trong điều kiện nhu hiện nay thông tin khoa học kỹ thuật phát triển với

tốc độ cao, bất kỳ một thư viện nào bản thân cũng không thể có đủ nguồn lực

thông tin để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin. Chia

sẻ nguồn lực, tri thức, cơ sở dữ liệu và dịch vụ được xem như phương tiện hợp

tác có hiệu quả của các Thư viện và trung tâm thông tin, nhằm tối đa hóa khả

năng phục vụ thông tin, tối đa hóa nguồn lực sẵn có của mỗi thư viện.

Chia sẻ nguồn lực thông tin là một giải pháp thiết thực để tiết kiệm kinh

phí, tạo ra mức độ đầy đủ cho nguồn lực thông tin.

Hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện với nhau cũng sẽ

làm phong phú nguồn tài liệu của thư viện. Trong những năm qua, hoạt động thư

viện nhà trường đã có mối quan hệ với nhiều cơ quan thông tin thư viện như:

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm thông tin thư viện trường Đại học sư phạm

Hà Nội 2, Thư viện trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc, Thư viện trường Cao

đẳng nghề Việt Đức…Thư viện đã chủ động khai thác tư liệu của các đơn vị

khác thông qua phương thức mua, trao đổi và tìm kiếm các thông tin quý giá.

2.2. Tạo lập sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

2.2.1. Công tác xử lý thông tin

Trong hoạt đông thông tin thư viện, công tác xử lý thông tin có vai trò cực

kỳ to lớn, giúp người dùng tin nắm bắt được thông tin về mọi mặt của tài liệu.

Mỗi tài liệu khi đưa vào thư viện phải qua quá trình xử lý gồm các công đoạn

sau.

* Công tác xử lý sơ bộ.

Page 58: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

58

Công tác xử lý nghiệp vụ sơ bộ được thực hiện ngay sau khi tài liệu được

bổ sung về thư viện. Việc đầu tiên của công tác xử lý sơ bộ là đăng ký tài liệu,

sau khi vào sổ đăng ký cá biệt, cán bộ nghiệp vụ tiến hành đóng dấu thư viện,

dán nhãn, định ký hiệu và xếp giá cho các loại hình tài liệu theo: Kho sách giáo

trình, kho sách tham khảo. Mỗi tài liệu đều được đóng dấu riêng của thư viện ở

trang tên sách và trang 17 của cuốn sách.

* Mô tả tài liệu

Mô tả tài liệu là ghi lại một cách đầy đủ, ngắn gọn các chi tiết của một

quyển sách đó theo những quy tắc nhất định, giúp cho bạn đọc có khái niệm về

quyển sách trước khi tiếp xúc trực tiếp với quyển sách đó. Nội dung mô tả gồm

các yếu tố chính của một quyển sách được chia thành sáu khu vực, ngăn cách

bởi một số dấu hiệu quy ước bắt buộc.

Khu vực 1: Tên sách và khoản ghi tác giả

Khu vực 2: Lần xuất bản

Khu vực 3: Địa chỉ xuất bản

Khu vực 4: Chi tiết số liệu

Khu vực 5: Tùng thư

Khu vực 6: Phụ chú

* Phân loại tài liệu

Hiện nay thư viện dang sử dụng “Bảng phân loại dùng cho các thư viện

khoa học tổng hợp” được Thư viện Quốc Gia Việt Nam biên soạn mở rộng, bổ

sung, sửa đổi nhiều lần lên tới 19 lớp cơ bản, bảng sử dụng hệ thống ký hiệu và

chữ số Ả rập và chữ tiếng việt trong ký hiệu chính và trợ ký hiệu địa lý.

Đối với các ngành khoa học kỹ thuật cũng được chú ý bằng cách đưa

thêm vào những khái niệm khoa học mới thuộc một số ngành có nhiều học sinh

Page 59: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

59

và tốc độ phát triển nhanh như Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, điện tử, tin

học…[9,tr.153]

* Làm chú giải và tóm tắt

Khi làm chú giải và tóm tắt, cán bộ thư viện xử lý ngữ nghĩa và viết thành

văn bản tóm tắt nội dung của tài liệu nào đó. Làm chú giải là quá trình lựa chọn

những thông tin ngắn gọn đặc trưng cho tài liệu về nội dung, đối tượng, hình

thức và các đặc điểm khác mà kết quả của nó là thu được bài chú giải.

* Định từ khóa

Định từ khóa tài liệu là quá trình phân tích nội dung tài liệu và mô tả nội

dung chính của tài liệu bằng một hay nhiều từ khóa nhằm mục đích lưu giữ và

tìm tin tự động hóa. Mỗi từ khóa là một điểm tiếp cận tìm tin độc lập. Cán bộ

thư viện đã định từ khóa cho tài liệu theo các bước sau:

- Phân tích nội dung tài liệu

- Xác định các khái niệm đặc trưng bằng từ khóa

- Sắp xếp các từ khóa và đưa vào biểu ghi

Qua công tác xử lý thông tin, Thư viện có được các sản phẩm thông tin và

góp phần quan trọng để hình thành các dịch vụ thông tin phục vụ nhu cầu sử

dụng thông tin của người dùng tin.

2.2.2. Tổ chức hệ thống tra cứu tin

Hệ thống tìm tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin do một cá nhân

hoặc một tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin. Hệ

Page 60: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

60

thống tìm tin ở thư viện trường CĐNCKNN bao gồm: Hệ thống mục lục truyền

thống, các sản phẩm thư mục.

2.2.2.1 Hệ thống mục lục truyền thống: Là công cụ cơ bản để sử dụng thư

viện có hiệu quả và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm, tra cứu

sách báo, tạp chí tại các thư viện. Hiện nay do thư viện nhà trường chưa tin học

hóa hoạt động thưu viện nên hệ thống mục lục là công cụ tra cứu tài liệu chính

của thư viện trong việc tìm kiếm tài liệu của bạn đọc.

Đây là sản phẩm được tất cả các thư sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích

tra cứu của bạn đọc, nó là chiếc cầu nối giữa người dùng tin và Thư viện. Mục

lục, danh mục tài liệu của thư viện được thể hiện trên các phích được sắp xếp

theo một trình tự nhất định phản ánh vốn tài liệu của thư viện.

Mục lục truyền thống trong thư viện trường CĐNCKNN được phân chia

theo loại hình tài liệu và ngôn ngữ tài liệu. Trong từng loại, dạng tài liệu và ngôn

ngữ đó, các phiếu mô tả được sắp xếp và xây dựng thành hệ thống mục lục

truyền thống: Mục lục chữ cái và mục lục phân loại.

Mục lục chữ cái: là loại mục lục trong đó các phiếu được sắp xếp theo

một trật tự vần chữ cái tên tác giả hoặc tên tài liệu.

Mục lục phân loại: là mục lục trong đó các phiếu mô tả được sắp xếp theo

trật tự môn loại tri thức được trình bày trong tài liệu.

Mục lục chữ cái và mục lục phân loại nhằm mở rộng diện tích tìm kiếm

thông tin, tạo sự thuận lợi dễ dàng cho việc tra cứu của người dùng tin. Khi cần

tìm một tài liệu nào đó người dùng tin biết tên tác giả hoặc tên sách có thể sử

dụng hệ thống mục lục chữ cái được sắp xếp theo tên tác giả hoặc tên sách.

Trường hợp người dùng tin muốn tìm một hay nhiều tài liệu về một lĩnh

vực nào đó có thể sử dụng mục lục phân loại. Mục lục phân loại của thư viện

Page 61: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

61

được sắp xếp theo các môn loại, khoa học của bảng phân loại 19 lớp, dành cho

thư viện khoa học tổng hợp do thư viện quốc gia biên soạn dựa trên bảng phân

loại thập tiến UDC, giúp bạn đọc tìm tài liệu theo nội dung đã được phân chia

khá cụ thể

Hệ thống mục lục của thư viện được tổ chức theo từng vị trí để tạo sự

thuận lợi cho bạn đọc khi tra cứu loại hình tài liệu mà bạn đọc cần. Cụ thể được

bố trí ở hai bộ phận chính: Phòng đọc và phòng mượn.

- Mục lục phòng đọc: Gồm mục lục sách, mục lục luận văn, nghiên cứu

khoa học, mục lục tra cứu

- Mục lục phòng mượn: Gồm mục lục sách tham khảo, sách giáo trình.

Thư viện cũng chưa xây dựng được mục lục báo, tạp chí vì báo tạp chí sau

một năm được thanh lý. Thư viện chỉ lưu lại những báo, tạp chí giáo dục, tạp chí

cộng sản… và tạp chí chuyên ngành. Đây là một hạn chế trong hoạt động thư

viện của nhà trường.

2.2.2.2. Thư mục

Thư mục của thư viện trường CĐNCKNN ngày càng đa dạng về loại hình

và phong phú về nội dung, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và

nghiên cứu khoa học của nhà trường. Hàng năm, thư viện xây dựng kế hoạch,

tích cực chủ động biên soạn nhiều loại hình thư mục phục vụ bạn đọc, thư mục

thông báo sách mới, thư mục chuyên đề, thư mục luận văn.

+ Thư mục thông báo sách mới: Đây là loại ấn phẩm được tổ chức biên

soạn định kỳ theo thực tế sách và tài liệu được bổ sung về thư viện. Nhằm giới

thiệu cho bạn đọc toàn bộ sách mới bổ sung về thư viện đã qua xử lý kỹ thuật.

Qua các bản thư mục, NDT có thể nắm bắt kịp thời các loại tài liệu mới nhập về

thư viện và tra cứu thuận tiện

Page 62: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

62

Các tài liệu của thư mục thông báo sách mới được chia ra theo các nội

dung tương ứng với các đề mục trong bảng phân loại có tài liệu đó, mỗi môn

loại được sắp xếp theo vần chữ cái A,B,C của tên sách.

+ Thư mục chuyên đề: là ấn phẩm được biên soạn không định kỳ tại thư

viện, nó phụ thuộc vào các vấn đề nảy sinh do chuyên môn hoặc phụ thuộc vào

số lượng tài liệu thu thập được để có thể thành một chuyên đề. Loại thư mục này

mang tính chuyên sâu, hỗ trợ chủ yếu cho công tác giảng dạy và NCKH của cán

bộ quản lý và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Các tài liệu của thư mục được sắp xếp theo các đề mục chủ đề mà tài liệu

phản ánh, giúp bạn đọc có thể tìm kiếm tài liệu theo hệ thống đề mục chủ đề

+ Các cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu được coi là sản phẩm thông tin đặc

biệt, đặc trưng cho hoạt động xử lý tài liệu khi được tin học hóa.

Trong quá trình hoạt động nhận thức được vai trò trò và tầm quan trọng

của CSDL, thư viện trường CĐNCKNN hiện nay mặc dù chưa đưa tin học hóa

vào công tác thư viện nhưng trong quá trình xử lý thông tin thư viện đã xây

dựng các biểu ghi, các biểu ghi được sử dụng khổ mẫu biên mục MACR21, các

biểu ghi này được lưu tại phòng nghiệp vụ của thư viện, trong thời gian tới khi

thư viện có phần mềm quản lý thư viện sẽ sẵn sàng sử dụng nhập vào hệ thống

và tổ chức đưa vào sử dụng cho bạn đọc khai thác thông tin.

2.2.3. Dịch vụ thông tin - thư viện

Dịch vụ thông tin - thư viện là những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu

thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng cơ quan thông tin thư viện.

Nói đến dịch vụ thông tin thư viện là nói đến mối quan hệ chặt chẽ giữa NDT và

cán bộ thư viện. NDT trên cơ sở một nhu cầu nhất định cần phải nhờ cán bộ thư

Page 63: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

63

viện tiến hành một công việc thông qua một quá trình nào đó nhằm đáp ứng yêu

cầu của mình.

Hiện nay, các dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện trường CĐNCKNN

bao gồm: Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, trao đổi thông tin và một số dịch vụ

khác như sao chụp tài liệu

2.2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc:

Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản của các cơ quan thông tin – thư

viện nhằm giúp người dùng tin sử dụng được tài liệu phù hợp với nhu cầu của

mình. Tại thư viện trường CĐNCKNN hiện có hai hình thức cung cấp tài liệu

gốc là: đọc tại chỗ và mượn về nhà.

- Dịch vụ đọc tại chỗ

Dịch vụ đọc tại chỗ là hình thức phục vụ truyền thống, vẫn được sử

dụng và nó không thể thiếu trong hoạt động của các thư viện. NDT tuy phải

mất thời gian để tới phòng đọc sách nhưng lại được đáp ứng nhu cầu tra cứu

tài liệu một cách tổng hợp, đầy đủ nhất với nhiều đầu sách khác nhau, nhiều

chủ đề và nhiều thể loại mà chỉ ở những thư viện mới có thể thoả mãn nhu

cầu tìm kiếm thông tin.

Đọc tại chỗ là hình thức truyền thống từ rất lâu khi thư viện ra đời, nó như

hình thức đặc trưng cho thư viện. Nói tới thư viện là người ta hình dung tới

người đọc với những cuốn sách trong một căn phòng có nhiều bàn ghế, nhiều

người cùng đến và trật tự ngồi đọc sách. Hình thức dịch vụ đọc tại chỗ vẫn thu

hút một lượng độc giả tới thư viện để đọc những tài liệu quý hiếm không được

mượn về nhà. Hình thức phục vụ đọc tại chỗ được thư viện thực hiện ở phòng

đọc tổng hợp và phòng đọc mở.

Page 64: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

64

* Phòng đọc tổng hợp: Phòng có khoảng gần 200 chỗ ngồi dành cho

người dùng tin tại nhà trường đến đọc và tra cứu tài liệu ở các loại hình như:

Sách tham khảo, các luận án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp, các đề tài NCKH,

từ điển, báo, tạp chí.

Phòng đọc mở cửa phục vụ bạn đọc các ngày trong tuần từ thứ 2 đến

thứ 6 theo giờ làm việc, Buổi sáng từ 7h00 - 11h00, buổi chiều từ 13h00 -

17h00. Quá trình thực hiện mượn tài liệu được thông qua phiếu yêu cầu, tại

đây đáp ứng phần lớn tài liệu cho nhu cầu học tập, nghiên cứu giảng dạy của

giáo viên và học sinh sinh viên nhà trường.

Phòng đọc tổng hợp được bố trí 02 máy tính cho bạn đọc tra cứu và 01

máy cho cán bộ làm việc. Theo thống kê bình quân 1 này có khoảng 85 lượt

bạn đọc mượn tài liệu đọc, việc theo doi quản lý mượn trả của bạn đọc được

thực hiện qua sổ ghi chép hàng ngày chưa có máy tính hỗ trợ. Điều này gây

hạn chế tới công việc và chất lượng hoạt động của thư viện.

* Phòng đọc mở: có 100 chỗ ngồi được tổ chức dưới dạng kho mở, tại

đây bạn đọc được tự do tìm tài liệu, tài liệu được sắp xếp theo theo ký hiệu

phân loại, theo chuyên ngành học cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc

trong việc tìm kiếm tài liệu. Ở phòng đọc này tài liệu nước ngoài chiếm tỷ lệ

7,6% kho tài liệu, các tài liệu tra cứu, từ điển và một số sách tham khảo có

giá trị, những giáo trình do đội ngũ giáo viên trong nhà trường biên soạn được

sắp xếp để bạn đọc tham khảo.

Bảng 2.5 thống kê số lượng phục vụ bạn đọc từ năm 2007 – 2013

Số lượt bạn đọc Số lượt Số lượt Số lượt

Page 65: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

65

TT Năm sách báo cáo

tốt

nghiệp

báo, tạp

chí

CB lãnh

đạo,

quản lý

Cán bộ

giáo

viên

HSSV

1 2007 6 106 8.684 9.428 98 7.875

2 2008 8 121 10.205 11.304 116 9.265

3 2009 11 229 11.286 14.286 187 18.702

4 2010 10 231 13.426 19.672 273 22.082

5 2011 12 243 15.820 25.028 496 27.314

6 2012 14 371 14.655 29.196 802 30.194

7 2013 16 493 16.296 32.432 974 31.594

Qua bảng số liệu ta thấy lượt bạn đọc và số lượng sách luân chuyển hàng

năm được người dùng tin sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ ngày càng tăng lên. Năm

2005 là 06 lượt bạn đọc (nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý) 106 lượt nhóm cán bộ

giáo viên, 8.684 lượt nhóm học sinh sinh viên thì đến năm 2013 số lượt này đã

tăng lên tăng lên đáng kể (16.296). Tuy nhiên, số lượt này có sự chênh lệch giữa

3 nhóm, số cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm cán bộ giáo viên đến đọc tại thư

viện chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhóm bạn đọc là sinh viên. Số lượt tài liệu

luân chuyển hàng năm tăng ro rệt, cụ thể năm 2005 có 9.428 lượt sách, 7.875

lượt báo, tạp chí, thì đến năm 2013 số lượt sách tăng lên 32.432 lượt sách, báo

tạp chí tăng lên 31.598 lượt. Chúng ta nhận thấy rằng nguồn vốn của tài liệu

tăng lên kèm theo đó là nhu cầu của bạn đọc cũng ngày càng tăng lên.

Loại hình tài liệu phục vụ đọc tại chỗ tại thư viện chủ yếu tập trung vào

các sách tham khảo, báo, tạp chí chuyên ngành cũng như một số tạp chí về các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Page 66: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

66

- Dịch vụ mượn về nhà

Loại dịch vụ này cho phép người đọc mang tài liệu về nhà sử dụng trong

một thời gian nhất định.

Tại phòng mượn áp dụng đối với các loại tài liệu như: Giáo trình, sách

tham khảo. Dịch vụ cho mượn về nhà rất hữu ích đối với giảng viên, cán bộ và

học sinh, sinh viên.

Trong vài năm trở lại đây do chủ trương tăng cường tài liệu phù hợp với

chương trình đào tạo, giúp sinh viên có đủ sách, giáo trình để học nên phần nào

cải thiện được tình trạng thiếu tài liệu. Đối với cán bộ, giáo thời gian mượn là

một học kỳ và đối với HSSV thời gian 7 ngày.

Hạn chế của dịch vụ này là khó khăn trong việc thu hồi tài liệu. Bạn đọc

đều là cán bộ, giáo viên, công việc chủ yếu liên quan đến nghiên cứu nên việc

NDT thường giữ tài liệu quá lâu, thời gian mượn thường kéo dài gấp đôi thời

gian cho phép. Hàng tháng, thư viện đều có phiếu thu hồi tài liệu đến từng khoa,

từng bộ phận phòng ban. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà trong đó nguyên

nhân chủ yếu là quá trình nghiên cứu vấn đề của đối tượng này thường kéo dài

nên giữ tài liệu rất lâu không đem trả, đặc biệt là các tài liệu như (Luận văn,

sách nghiên cứu chuyên ngành). Điều đó gây ảnh hưởng tới vốn tài liệu và hạn

chế việc đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Tuy nhiên loại dịch vụ này đang giữ một

vai trò quan trọng trọng hoạt động của thư viện nhà trường.

Bảng 2.6: Thống kê lượt bạn đọc mượn tài liệu về nhà từ

năm 2007 - 2013

Số lượt bạn đọc Số lượt sách

Page 67: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

67

TT Năm CB lãnh đạo,

quản lý

Cán bộ giáo

viên

HSSV

1 2007 11 174 10.352 12.617

2 2008 13 225 12.104 11.531

3 2009 15 248 14.236 16.562

4 2010 13 261 13.876 20.637

5 2011 16 257 14.521 25.206

6 2012 15 261 16.843 29.288

7 2013 17 393 18.304 39.121

Bảng số liệu cho ta thấy số lượng bạn đọc sử dụng dịch vụ mượn về nhà

cũng khá cao, điều này chủ yếu là do đội ngũ cán bộ giáo viên, ban ngày còn lên

lớp và làm rất các công việc trong trường, không có thời gian lên thư viện đọc

sách và nghiên cứu, học sinh và sinh viên cũng vậy do đặc thù ngành nghề đào

tạo của trường CĐNCKNN là sinh viên ngoài thời gian lên lớp, còn phải xuống

xưởng để thực hành để nâng cao tay nghề nên HSSV không còn thời gian đến

thư viện đọc tài liệu. Chỉ khi được mượn tài liệu về nhà, thời gian rảnh buổi tối

họ mới có điều kiện đọc sách. Vì vậy, dịch vụ này được cán bộ, giảng viên và học

sinh, sinh viên đánh giá rất cao. Năm 2007 số lượng sách đưa ra phục vụ bạn đọc

chỉ là 12.617 lượt, con số này được tăng lên vào các năm tiếp theo, năm 2013 là

39.121 lượt. Điều này có thể thấy số lượng bạn đọc sử dụng dịch vụ này tăng lên

theo các năm, kết quả điều tra, có đến 100% cán bộ giáo viên thường sử dụng

dịch vụ mượn tài liệu về nhà, nhóm học sinh sinh viên cũng có nhu cầu sử dụng

dịch vụ mượn tài liệu về nhà theo phiếu điều tra nhu cầu tin có 162/ 200 người

Page 68: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

68

chiếm 73% (phụ lục 2 mục 15) điều này cho thấy dịch vụ mượn về nhà được bạn

đọc sử dụng cao hơn các dịch vụ khác tại thư viện.

- Dịch vụ sao chụp tài liệu gốc

Đây là dịch vụ rất phổ biến và cũng không thể thiếu trong hoạt động của

thư viện trường CĐ NCKNN, là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho bạn

đọc. Dịch vụ này phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ đọc tại chỗ, đi kèm

với dịch vụ đọc tại chỗ. Do chỉ được đọc tại chỗ nên đối với nhiều tài liệu chứa

đựng nhiều nguồn thông tin bổ ích mà người đọc không thể ngồi chép trong một

khoảng thời gian ngắn nên đòi hỏi phải có hình thức sao chụp tài liệu để có thể

thu thập thông tin sử dụng lâu dài. Đây là dịch vụ tất yếu, là một trong những

yếu tố tạo nên chất lượng phục vụ bạn đọc và thu hút bạn đọc tới thư viện, sử

dụng nguồn thông tin có trong thư viện.

Dịch vụ đáp ứng được khá cao nhu cầu của bạn đọc, góp phần nâng cao

chất lượng phục vụ của thư viện. Theo kết quả điều tra số người sử dụng dịch vụ

này có tỷ lệ khá cao có 165/278 người chiếm tỷ lệ 59,35%, trong đó có 13,69%

người đánh là đáp ứng được và có hiệu quả, có đến 18,35% là không đáp ứng,

và 4,32% là tạm được.

* Dịch vụ tra cứu tin

Tra cứu thông tin là một hoạt động không thể thiếu, hoạt động bước đầu

để bạn đọc có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin tư liệu mình cần tìm kiếm

qua hệ thống mục lục truyền thống hoặc các dịch vụ tra cứu qua các cơ sở dữ

liệu của thư viện.

Tại phòng đọc tổng hợp có 2 máy tính, phòng tin học có 23 máy tính được

bố trí gần phòng đọc mở phục vụ bạn đọc tra cứu tài liệu.

Page 69: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

69

* Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu

+ Dịch vụ hỏi đáp thông tin: Hỏi đáp thông tin là dịch vụ được thực hiện

nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, tùy theo mức độ hỏi đáp mà cách thức được

thực hiện một cách khác nhau, dịch vụ này cơ bản chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn

tra cứu thông tin, cán bộ thư viện là những người trả lời các câu hỏi của của bạn

đọc tại thư viện khi bạn đọc mượn tài liệu. Nội dung câu hỏi chủ yếu là cách tìm

tài liệu về lĩnh vực chuyên ngành mà bạn đọc cần tìm, các loại báo, tạp chí

chuyên ngành. Cán bộ trả lời câu hỏi phải là những cán bộ có trình độ nghiệp

vụ, nhiệt tình cởi mở, thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ để có thể nắm

chắc được nguồn tin, cách sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin trong thư

viện để hướng dẫn, trả lời chính xác các yêu cầu của bạn đọc. Qua khảo sát 278

phiếu bạn đọc thì có 51 người chiếm tỷ lệ 18,35% thường sử dụng dịch vụ này

và có 9,35% đánh giá dịch vụ này đáp ứng và có hiệu quả.

+ Thông tin có chọn lọc

Dịch vụ này hướng tới đối tượng phục vụ là cán bộ lãnh đạo, quản lý vì

họ không có thời gian đến thư viện để khai thác tìm kiếm thông tin. Thư viện

nhận yêu cầu từ phía các cán bộ lãnh đạo quản lý này và đáp ứng các thông tin

theo nhiều hình thức khác nhau, các bản phân tích tổng hợp thông tin theo yêu

cầu, cung cấp nhiều bản tóm tắt của một số tài liệu hoặc toàn văn của một tài

liệu nào đó theo yêu cầu và nhiệm vụ công việc. Kết quả khảo sát cho thấy có

11/13 phiếu chiếm 84,6% bạn đọc đánh giá chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu.

2.2.4. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đang làm biến

đổi sâu sắc nhiều mặt của cuộc sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực thư

viện. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh

Page 70: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

70

vực thư viện đang phát triển mạnh, nhiều thư viện đầu tư ngày càng mạnh mẽ

vào hệ thống tự động hóa, xây dựng nguồn thông tin điện tử và tổ chức các dịch

vụ trực tuyến cho bạn đọc. Các thư viện ngày càng trở nên phụ thuộc vào công

nghệ thông tin, hệ thống mục lục truyền thống dần được thay thế bằng mục lục

điện tử, nguồn thông tin ở dạng số ngày càng nhiều và các dịch vụ thư viện trên

trang Web trở nên phổ biến. Điều này tác động mạnh mẽ đến phương thức hoạt

động của các thư viện, làm thay đổi nhanh chóng hoạt động thư viện cả về chất

lượng, nhiều vấn đề mới đặt ra trong quản lý thư viện hiện đại.

Thư viện Trường CĐNCKNN hiện nay hình thức tra cứu tài liệu vẫn được

bạn đọc sử dụng là hệ thống mục lục do thư viện chưa có phần mềm quản lý thư

viện. Trong thời gian tới Thư viện nhà trường sẽ đầu tư triển khai ứng dụng

công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện để nâng cao chất lượng.

2.3. Các yếu tố đảm bảo cho hoạt động thông tin - thư viện

2.3.1. Nguồn nhân lực

Yếu tố con người là một trong những yếu tố không thể thiếu, quyết định

đến hiệu quả hoạt động của bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện nào. Để thực

hiện tốt và có hiệu quả cao trong việc phục vụ nhu cầu thông tin của người dùng

tin. Đội ngũ cán bộ thông tin thư viện trường đang góp phần vào việc chuyển tải,

cung cấp những thông tin, tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học

tập của cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên trong trường. Thư viện trường Cao

đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

Số lượng cán bộ thư viện của trường bao gồm có 05 người.

+ Đặc điểm nguồn nhân lực

- Độ tuổi: Đội ngũ cán bộ thư viện ở vào nhiều độ tuổi khác nhau

Từ 25 – 30 tuổi có 2 người chiếm tỷ lệ 40%,

Page 71: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

71

Từ 31 – 40 tuổi có 2 người chiếm tỷ lệ 40%.

Từ 41 – đến 55 tuổi có 1 người chiếm tỷ lệ 20%

Qua số liệu ta thấy số cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn, độ tuổi còn

trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình trong công việc. Đây là yếu tố cơ bản

và thuận lợi cho sự phát triển của thư viện nhà trường trong tương lai.

+ Về trình độ của cán bộ thư viện có 5 người trong đó có:

02 người trình độ thạc sĩ chiếm 40%

01 người đang theo học trình độ thạc sĩ chiếm 20%

02 người có trình độ đại học chiếm 40%

+ Phân công lao động trong thư viện cụ thể như sau:

Phòng nghiệp vụ: Bổ sung, xử lý tài liệu: 02 cán bộ thư viện

Phòng phục vụ bạn đọc: 02 cán bộ thư viện

Phòng tin học: 01 cán bộ thư viện

Các cán bộ thư viện làm việc trong từng bộ phận, ngoài việc thực hiện

nhiệm vụ chuyên môn của mình tại các vị trí đã được phân công, khi cần thiết

phải làm công việc khác theo sự phân công phối hợp công tác với các bộ phận

khác.

2.3.2. Nguồn tài chính

Những năm gần đây, hoạt động thư viện được Ban giám hiệu nhà trường

CĐNCKNN hết sức chú trọng và quan tâm đầu tư về mọi mặt. Nhà trường đã

xác định vai trò của hoạt động thông tin thư viện góp phần tạo nên tiềm lực cho

các giai đoạn phát triển mới của nhà trường là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối

với chiến lược xây dựng và phát triển trường CĐNCKNN trở thành một trường

trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo nghề và đạt chuẩn quốc tế.

Page 72: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

72

Hoạt động thông tin thư viện của trường được đầu tư về kinh phí cho hoạt

động để thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu

khoa học. Năm 2009, nhà trường đã được Bộ nông nghiêp và phát triển nông

thôn duyệt đầu tư dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án này có nhiều hạng mục,

trong đó xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động

giảng dạy và học tập. Trong đề án xây dựng và phát triển nhà trường trở thành

trường trọng điểm có nêu: Thư viện trường phải là thư viện đứng đầu về các tiêu

chí có đủ phòng đọc đủ tiêu chuẩn, đủ chỗ cho sinh viên, cán bộ đến đọc sách,

có phòng thiết bị hiện đại thuận lợi cho việc tra cứu, tuy cập tài liệu, được nối

mạng, có đủ tài liệu.

Từ những mục tiêu trên, trong những năm gần đây, nhà trường đã tạo điều

kiện về kinh phí cho các mảng hoạt động: xây dựng phát triển nguồn vốn tài

liệu, tổ chức tạo điều kiện đào tạo cán bộ, tham quan nâng cao trình độ, học tập

cho đội ngũ cán bộ thư viện phục vụ cho cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên

trong nhà trường.

2.3.3. Trang thiết bị kỹ thuật

Với định hướng phát triển hoạt động thông tin thư viện, trong những năm

qua nhà trường đã có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư

viện. Thư viện có một phòng truy cập thông tin gồm 40 máy tính dùng để dạy

học và thực hành. Các thiết bị như, giá sách, bàn ghế, máy tính… được dùng

trong thư viện đều được trang bị mới hoàn toàn theo các thiết kế phù hợp với

mục đích sử dụng, bước đầu đáp ứng trong việc xử lý kỹ thuật và phục vụ nhu

cầu của bạn đọc.

Page 73: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

73

2.4. Nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin thư viện

trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

2.4.1. Những kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển của nhà trường, thư viện của trường CĐNCKNN

đã đạt được những kết quả nhất định. Ban đầu, thư viện gần như chỉ thực hiện

chức năng lưu giữ, bảo quản các ấn phẩm xuất bản nay đã phát triển thực hiện

song song cả hai chức năng chính của thư viện là bảo quản sách và tổ chức

khai thác, sử dụng tài liệu. Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường

nên thư viện ngày càng được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất. Vì vậy, khả

năng đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện ngày càng cao.

Nguồn lực thông tin của thư viện phát triển có định hướng đáp ứng một

phần nhu cầu tin của người dùng tin. Thư viện đã xây dựng được nguồn lực

thông tin khoa học kỹ thuật tương đối phong phú, nguồn lực thông tin ngày càng

được tăng lên và mở rộng, thư viện đã số lượng tài liệu tương đối lớn so với yêu

cầu của một trường dạy nghề, (có 7.865 đầu sách và 16.702 bản sách) đảm bảo

đáp ứng một phần nhu cầu thông tin phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và

học tập của cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên trong nhà trường.

Số lượng tài liệu chuyên ngành được chú trọng phát triển, có 8.120 bản

trên tổng số 16.702 bản sách của Thư viện là tài liệu về các chuyên ngành đang

đào tạo tại trường. Công tác thu nhận tài liệu bước đầu đã ổn định nhất là các

luận văn đào tạo sau đại học của đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường bảo vệ

thành công tại các cơ sở đào tạo trong nước.

Do vậy mà nguồn lực thông tin của nhà trường đáp ứng được nhu cầu sử

dụng thông tin của người dùng tin trong nhà trường. Qua kết quả điều tra bằng

phiếu cho thấy có 61,15% người dùng tin đánh giá họ đã được đáp ứng một

Page 74: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

74

phần nhu cầu tin của mình, 30,58% cho rằng bản thân đã được đáp ứng thỏa

mãn và đầy đủ.

* Các sản phẩm và dich vụ thông tin

+ Dịch vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà cũng được người dùng tin sử dụng

nhiều, mượn về nhà là loại hình dịch vụ chiếm ưu thế và được đánh giá cao. Cụ

thể: có tới 85/278 người chiếm tỷ lệ 30,85% nhận xét rằng dịch vụ đọc tại chỗ

đã đáp ứng nhu cầu của họ. Dịch vụ mượn về nhà được bạn đọc đánh giá cao

có tới 102/278 người chiếm tỷ lệ 36,69% đánh giá đáp ứng tốt và có chất lượng

+ Dịch vụ sao chụp tài liệu đã và đang thực hiện tại thư viện đảm bảo

cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng tin.

+ Cơ sở vật chất của thư viện đã được quan tâm hơn so với các năm trước

đây, thư viện được xây dựng trên diện tích 3600m2, rộng rãi và thoáng mát. Các

trang thiết bị được đầu tư như bàn ghế, giá sách, máy tính….đáp ứng bước đầu

trong việc xử lý kỹ thuật và phục vụ nhu cầu của người dùng tin.

+ Đội ngũ cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn và nhiệt tình trong

công việc, nguồn nhân lực của thư viện đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên

môn, có 02 cán bộ trình độ thạc sỹ, 01 cử nhân đang theo học trình độ thạc sỹ,

02 cán bộ có trình độ đại học.

+ Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thư viện tốt đáp ứng với yêu cầu

của NDT. Theo kết quả điều tra cho thấy có tới 205/ 278 người chiếm tỷ lệ

73,74% số người được hỏi đánh giá tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thư

viện là tốt, có 65/ 278 người chiếm tỷ lệ 23,38% đánh giá đạt mức trung bình và

chỉ có 8/278 người chiếm tỷ lệ 2,89% đánh giá là kém. (phụ lục 2 mục 16

Có thể thấy thư viện trường CĐNCKNN đã phần nào đáp ứng được nhu

cầu thông tin của đội nguc cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên trong nhà

Page 75: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

75

trường. Qua khảo sát câu hỏi “Anh (chị) thường khai thác tìm kiếm thông tin ở

đâu”? đã có tới 278/278 người chiếm tỷ lệ 100% người dùng tin trả lời là thường

khai thác thông tin tại thư viện trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp để

phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của bản thân mình.

2.4.2. Hạn chế

Thư viện trường CĐNCKNN bên cạnh những kết quả đã đạt được thư

viện nhà trường còn có những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện cụ thể:

* Nguồn lực thông tin

Thư viện mặc dù đã được đầu tư phát triển về nguồn lực nhưng vẫn chưa

được cân đối giữa các tài liệu chuyên ngành và các tài liệu bổ trợ khác cho

người dùng tin, mức độ cập nhật của thông tin chưa kịp thời, cụ thể tài liệu về

khoa học kỹ thuật chỉ chiếm 28,33% ( thống kê theo lĩnh vực chuyên môn) trong

tổng số nguồn tài liệu, trong khí đó nhu cầu của NDT cao chiếm 50% nhu cầu sử

dụng. Tài liệu về khoa học tự nhiên hiện có 21,31% trong khi nhu cầu sử dụng là

25,76%. Tài liệu về khoa học Mác Lê Nin có 13,39% trong khi nhu cầu là

15,2% Tài liệu về chính trị pháp luật là 14,85% trong khi nhu cầu là 20% Các tài

liệu khác như giáo dục quốc phòng, kỹ năng giao tiếp chiếm 22,12% trong khi

nhu cầu là 24,83%.

- Nhu cầu về loại hình cũng có sự chênh lệch lớn với nguồn tài liệu hiện

có của thư viện, trong khi đó nhu cầu về giáo trình lên đến 70% nhu cầu sử dụng

(phụ lục 2, mục 10) trong khi nguồn vốn của thư viện mới chỉ có 48,62%. Các

loại sách tham khảo chuyên ngành cũng có nhu cầu sử dụng khá cao 55% khi

mà nguồn tài liệu có 37,79%. Các tài liệu tra cứu khác cũng có nhu cầu sử dụng

là 31% mà nguồn vốn tài liệu chỉ ở mức độ thấp 5,62%.

Page 76: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

76

Ngôn ngữ tài liệu, chủ yếu là sách tiếng việt, các loại sách bằng tiếng

nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn tài liệu của thư viện, sách tiếng

Anh chiếm 11,41%, các ngôn ngữ khác chiếm tỷ lệ thấp 3,52% trong tổng số

vốn tài liệu của thư viện, điều này gây ra tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngôn

ngữ của tài liệu làm hạn chế nhu cầu sử dụng tài liệu ngôn ngữ của người dùng

tin.

Tài liệu điện tử là dạng tài liệu có tính thời sự và cập nhật cao, trong thời

gian vừa qua mặc dù đã có sự đầu tư phát triển hệ thống thư viện nhưng loại

hình này chưa được phong phú, mức độ chuyên ngành chưa sát với thực tế, do

vậy vẫn còn là mới chưa được người dùng tin khai thác sử dụng.

Việc phối kết hợp với các phòng/ khoa chuyên môn trong nhà trường để

thu thập tài liệu lưu chiểu chưa mang thính quy định, chưa có quyết định bằng

văn bản cụ thể của Ban Giám hiệu nên chưa thu hồi được một cách triệt để.

Thật vậy, nguồn lực của thư viện nhà trường mặc dù đã được đầu tư về số

lượng chủng loại tài liệu nhưng vẫn chưa đáp ứng được thật đầy đủ nhu cầu tin

của người dùng tin trong nhà trường. Chỉ có 30,58% người dùng tin đánh giá là

đã đáp ứng được nhu cầu, 61,15% NDT nhận xét là mới chỉ đáp ứng một phần

nhu cầu của bản thân khi lên thư viện để khai thác thông tin, còn 8,27% NDT

cho rằng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong đó chủ yếu là nhóm người dùng

tin là đội ngũ giáo viên và nhóm HSSV.

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá mức độ sử dụng nguồn lực thông tin

của thư viện

Mức độ đáp ứng Tổng số Cán bộ quản

Cán bộ, giáo

viên

Học sinh sinh

viên

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Page 77: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

77

Đáp ứng nhu cầu 85 30,58 5 38,46 29 44,62 67 33,5

Đáp ứng một phần

nhu cầu

170 61,15 8 61,54 35 53,84 105 52,5

Không đáp ứng nhu

cầu

23 8,27 0 0 1 1,54 28 14

Tổng số 278 100 13 100 65 100 200 100

Do nguồn lực thông tin chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm kiếm thông tin

của người dùng tin, ngoài thư viện trường là nơi khai thác thông tin chính còn

khác nhiều bạn đọc khai thác từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: mua ở

cửa hàng sách (43,88%), mượn của bạn bè, đồng nghiệp (34,17%) thư viện Tỉnh

(17,98%), các nơi khác (19,06%). Với số liệu điều tra nhu cầu tin của người

dùng tin tại thư viện trường CĐNCKNN là 100% nhưng có thể nhìn nhận một

cách khách quan thì vốn tài liệu còn hạn chế về nhiều mặt, có tới 55,67% số

người dùng tin bị thư viện từ chối khi mượn tài liệu để sử dụng (phụ lục 2 mục

12) với các nguyên nhân: thư viện không có tài liệu chiếm 29,78%, có tài liệu

nhưng đã cho người khác mượn 28,55%.

Bảng 2.8: Nơi khai thác thông tin tài liệu của NDT.

TT Nơi khai thác thông

tin tài liệu

Tổng số Cán bộ quản

Cán bộ, giáo

viên

Học sinh

sinh viên

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1 TV trường

CĐNCKNN

278 100 13 100 65 100 200 100

2 Thư viện Tỉnh Vĩnh 50 17,98 3 23,08 39 60 9 4,5

Page 78: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

78

3 Bạn bè, đồng nghiệp 95 34,17 9 69,23 37 56,92 49 24,5

4 Mua ở cửa hàng sách 122 43,88 11 84,62 59 90,77 52 23,63

5 Các nơi khác 53 19,06 4 30,77 27 41,53 22 10

* Chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

Thư viện nhà trường phần lớn các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện

chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng tin nên chưa đem lại hiệu

quả.

Các sản phẩm và dịch vụ thư viện đã được nhiều người dùng tin sử dụng

khi tìm kiếm thông tin, trong khi các sản phẩm và dịch vụ thông tin khác, hiện

đại có giá trị nâng cao chất lượng hoạt động thư viện chưa được triển khai.

Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc mới chỉ phuc vụ cho đối lượng bạn đọc

là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đối tượng là cán bộ giáo viên, HSSV mức

độ sử dụng của họ cũng chưa cao.

Hệ thống mục lục truyền thống của thư viện cũng có số người sử dụng

khá cao 56,11% có 62,17% người dùng tin đánh giá là đáp ứng nhu cầu nhưng

lại có đến 32,69% là không đáp ứng nhu cầu và 5,13% đánh giá là tạm được,

(Bảng 2,9) ; (Bảng 2.10)

Bảng 2.9: Thống kê tình hình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại thư

viện

Các sản phẩm và

dịch vụ thông tin

Tổng số Cán bộ quản

Cán bộ, giáo

viên

Học sinh

sinh viên

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Page 79: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

79

Đọc tại chỗ 198 71,22 1 12,5 25 50 172 78,18

Mượn tài liệu về nhà 234 84,17 2 25 22 44 212 96,36

Mục lục truyền thống 156 56,11 0 0 32 64 124 56,36

Thông báo sách mới 123 44,24 6 75 24 48 93 42,27

Sao chụp tài liệu 255 80,93 2 25 24 48 201 91,36

Bảng 2.10: Đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư

viện

Đánh giá Đọc tại chỗ Mượn về nhà ML thư viện

truyền thống

Thông báo

sách mới

Sao chụp tài

liệu

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Đáp ứng

nhu cầu

81 40,90 106 45,29 97 62,17 89 72,36 197 77,25

Không

đáp ứng

nhu cầu

98 49,49 101 43,16 51 32,69 11 8,94 54 21,18

Tạm được 19 9,59 27 11,54 8 5,13 3 2,44 4 1,57

* Nguyên nhân của những hạn chế nói trên

Thư viện đã được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở

vật chất và các trang thiết bị cho hoạt động của thư viện, tuy nhiên do việc nhìn

nhận về vai trò của công tác thư viện nên thiếu sự chỉ đạo nhất quán và các giải

pháp quy hoạch phát triển thư viện. Vì vậy, việc liên kết, phối hợp hoạt động thư

viện trong nhà trường chưa có đủ điều kiện để thực hiện.

Page 80: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

80

Số lượng cán bộ thư viện còn ít đã làm ảnh hưởng tới chất lượng phục

vụ người dùng tin, các hoạt động để phát triển thư viện cũng như phát triển các

dịch vụ thư viện còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ thư viện đều có trình

độ đại học trở lên nhưng phần lớn còn yếu về kỹ năng sử dụng công nghệ thông

tin, ngoại ngữ nên hạn chế không nhỏ đến hoạt động của thư viện. Do vậy việc

nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thư viện đáp ứng với yêu cầu của nhà

trường trong giai đoạn phát triển hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách và cần

có các giải pháp cho phù hợp để thực hiện.

Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của thư viện còn chậm chưa

được triển khai áp dụng. Trong hoạt động thông tin thư viện CNTT là một yếu

tố đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả trong các công việc, thúc đẩy sự

phát triển của thư viện. Tuy nhiên mặc dù đã được đầu tư về cơ sở vật chất và

các trang thiết bị nhưng thư viện vẫn chưa áp dụng CNTT vào hoạt động của thư

viện. Đây là khó khăn mà thư viện cần được khắc phục trong thời gian tới.

Kinh phí cho hoạt động của thư viện còn hạn chế, nhất là kinh phí

cho việc bổ sung còn mang tính thụ động, phụ thuộc vào sự cấn đối chi tiêu và

sự phân bổ các nguồn chi của nhà trường theo từng năm.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động thông tin thư viện

của trường CĐNCKNN đã đi vào nề nếp và đã có những bước tiến vượt bậc về mọi

mặt. Bên cạnh việc tổ chức khai thác nguồn thông tin truyền thống, thư viện đang

có gắng từng bước hoàn thiện kế hoạch tổ chức lại các hoạt động thông tin thư

viện, nâng cấp các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện theo hướng ngày

càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NDT, góp phần không thể

thiếu trong việc tạo nên hiệu quả cao trong công tác đào tạo và NCKH, nâng cao

trình độ của NDT.

Page 81: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

81

Tuy nhiên, đây mới là những kết quả bước đầu. Với vai trò và nhiệm vụ

trong giai đoạn mới, mục tiêu tiến tới trở thành trường chuẩn Quốc tế trong lĩnh

vực đào tạo nghề, Thư viện cũng xác định được những yêu cầu đổi mới để có

thể phục vụ nhu cầu thông tin của NDT một cách nhanh chóng, chính xác, kịp

thời và đầy đủ hơn nữa. Muốn vậy, trong quá trình hoạt động và phát triển của

mình, Thư viện cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể đổi mới và nâng cao

chất lượng về mọi mặt, có những giải pháp phù hợp với thực tế và khả năng của

thư viện để có thể khai thác có hiệu quả nguồn thông tin nâng cao chất lượng

hoạt động thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị của thư viện mặc dù đã được đầu tư mới nhưng chưa thực sự đáp ứng

yêu cầu và quy mô phát triển của nhà trường trong quá trình đổi mới và phát

triển

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -

THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP

Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng

nghề cơ khí nông nghiệp tác giả đưa ra những giải pháp nhằm mục đích nâng

cao chất lượng hoạt động của thư viện, thoả mãn tối đa nhu cầu tin của người

dùng tin. Các giải pháp thư viện cần phải tiến hành như sau:

3.1. Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin - thư viện

Page 82: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

82

Ngày nay, một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động

thông tin- thư viện là việc xây dựng một nguồn lực thông lớn, thích hợp có khả

năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Hiệu quả hoạt động của thư viện

phụ thuộc phần lớn vào chất lượng, sự đa dạng, phong phú về loại hình, với nội

dung có giá trị khoa học của nguồn lực thông tin. Nguồn lực thông tin là yếu tố

quan trọng cấu thành nên hoạt động thông tin, đồng thời cũng là yếu tố có tầm

quan trọng đặc biệt trong việc thoả mãn nhu cầu của người dùng tin, tạo nên

chất lượng và hiệu quả của hoạt động thông – thư viện làm tăng giá trị thông tin.

3.1.1. Nâng cao giá trị vốn tài liệu

Nâng cao giá trị vốn tài liệu là một trong các yếu tố quyết định về chất

lượng hiệu quả hoạt động của thư viện và là cơ sở để từ đó phát triển các dịch vụ

nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của bạn đọc. Vốn tài liệu của thư viện của thư viện

trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp ngày càng phát triển về số lượng và

chất lượng, song cần phải tổ chức một cách khoa học và hợp lý hơn. Hàng năm

thư viện bổ sung khoảng trên 40 đầu báo, tạp chí, nhưng chưa được sắp xếp một

cách ngăn nắp. Đối với số báo, tạp chí phục vụ theo hình thức kho mở có rất

nhiều tài liệu xếp lộn xộn, không đúng vị trí, gây khó khăn và mất nhiều thời

gian cho độc giả khi tìm kiếm. Nhiều tạp chí, đặc biệt là tạp chí sử dụng cho

mục đích giải trí đã bị bạn đọc cắt về sử dụng cho mục đích cá nhân làm mất

thẩm mĩ và gây tâm lý không thoái mái cho bạn đọc, Thư viện cần rà soát

thường xuyên sắp xếp lại tài liệu đúng vị trí, chỉnh sửa và thanh lọc những tài

liệu quá cũ nát.

Thư viện còn có loại tài liệu nội bộ ở mức độ hạn chế bao gồm các luận

án, luận văn, các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo tổng kết các đề

tài, công trình cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước của các cán bộ, giáo viên và

sinh viên trong nhà trường. Trong nhiều năm qua, thư viện chưa thực sự chú

Page 83: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

83

trọng thu thập đầy đủ nguồn tài liệu này. Mặc dù theo quy định của nhà trường,

tất các loại tài liệu này sau khi được nghiệm thu đều phải nộp 1 bản cho thư

viện...Do vậy, để có thể thu thập đựơc đầy đủ số lượng tài liệu này, ngoài việc

thư viện cập nhật thường xuyên danh sách các công trình đã nghiệm thu từ

phòng/ khoa chuyên môn, thư viện nên có thông báo đến các khoa và phòng ban

có công trình nghiên cứu về việc nộp lại 01 bản cho thư viện.

Để có thể phục vụ tốt yêu cầu của người dùng tin, thư viện cần tiến hành

xử lý nguồn tài liệu này một cách nhanh chóng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu,

giúp cho việc khai thác và sử dụng đựơc dễ dàng, thuận lợi.

Đối với các loại tài liệu khác nên tiến hành kiểm kê định kỳ tại các kho,

bổ sung những tài liệu đã bị rách, mất hoặc hư hỏng trong quá trình phục vụ, lập

kế hoạch thu hồi những sách mượn quá hạn, cân đối lịch cho mượn tài liệu giữa

các khoa, để đảm bảo HSSV có tài liệu để tham khảo và học tập, phối hợp với

đoàn thanh niên và lớp trưởng các lớp có trách nhiệm với các thành viên trong

lớp mình về việc thực hiện có trách nhiệm trong việc bảo quản tài liệu của thư

viện.

3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin có định hướng

Thư viện trường CĐNCKNN đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của

mình với thời gian không phải là ngắn. Mặc dù thế tiến trình phát triển của

thư viện vẫn còn rất chậm chạp. Hình ảnh của thư viện chưa thực sự là yếu tố

gắn bó với mỗi sinh viên, giảng viên trong trường. Hiệu quả khai thác và sử

dụng nguồn thông tin tại thư viện còn thấp, mới chỉ đáp ứng được phần nào

nhu cầu tin của NDT do thư viện hiện nay vẫn chưa được tổ chức một cách

khoa học. Vì vậy, muốn phát triển thư viện giải pháp đầu tiên cần thực hiện là

phát triển nguồn lực thông tin.

Page 84: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

84

Đảm bảo công tác bổ sung tài liệu phải mang tính chọn lọc cao. Do đặc

thù thư viện trường hầu hết là các đầu sách chuyên ngành theo các chủ đề

giảng dạy trong trường nên không phải tất cả các sách bổ sung vào thư viện

đều tiện ích và có giá trị sử dụng cao. Trường là nôi đào tạo nguồn nhân lực đa

ngành nghề vì thế đòi hỏi bổ sung tài liệu phải là những nội dung liên quan đến

nhiều lĩnh vực đó. Sách chuyên ngành bao giờ cũng phải được ưu tiên lựa chọn

bổ sung đầu tiên. Hiện nay thư viện chưa có phòng cho mượn giáo trình nhưng

xu hướng phát triển tất yếu vẫn phải tổ chức dịch vụ thông tin này. Vì vậy, cán

bộ thư viện cũng cần có kế hoạch chuẩn bị ngay từ bây giờ số lượng giáo trình,

loại giáo trình phù hợp để bổ sung vào kho thư viện.

Để nâng cao chất lượng nguồn thông tin của thư viện, cần phải tiến hành

rà soát lại kho sách và lập danh mục những tài liệu ít còn giá trị sử dụng và

thanh lọc khỏi kho. Việc làm này sẽ tạo điều kiện làm thông thoáng kho tàng

vốn đã rất chật hẹp, loại bỏ được những tài liệu kém chất lượng và thay thế

vào đó là những vốn tài liệu mới được bổ sung phù hợp với ngành nghề đào

tạo của nhà trường.

Việc bổ sung nguồn vốn tài liệu vào Thư viện là công việc đảm bảo cho

sự thích hợp của nguồn thông tin đáp ứng nhu cầu tin của người đọc. Do vậy

trong từng năm, cán bộ thư viện cần lập kế hoạch cụ thể, chi tiết việc lựa

chọn tài liệu để bổ sung trên cơ sở nội dung giảng dạy của các khoa, các bộ

môn để nắm bắt kịp thời xu hướng nhu cầu tin của NDT, tránh tình trạng bổ

sung tài liệu nhiều nhưng lại không được sử dụng do nội dung tài liệu không

phù hợp với nội dung học, nội dung nghiên cứu của NDT. Ưu tiên bổ sung

các sách là giáo trình, sách tham khảo có nội dung liên quan đến các chuyên

ngành đào tạo của nhà trường.

Page 85: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

85

Kho sách của thư viện còn nghèo nàn về nội dung, trong đó sách ngoại rất

ít. Bổ sung tài liệu ngoại văn để tạo điều kiện cho sinh viên, giáo viên có cơ hội

được tiếp cận với tri thức bên ngoài thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các

thông tin từ chính các đầu sách của các nước đó. Việc tiếp cận các sách ngoại

văn còn là cơ sở để cho cán bộ, giáo viên cũng như sinh viên trong trường nâng

cao khả năng học và sử dụng ngoại ngữ của mình.

Kiểm soát, thu thập nguồn tài liệu nội là sản phẩm thông tin rất quý hiếm,

do chính sinh viên tốt nghiệp và các giảng viên, cán bộ trong trường có được

trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các tài liệu như báo cáo khoa học, kết

quả NCKH, kỷ yếu hội thảo, các luận văn luận án này cần được tổ chức giới

thiệu, quảng bá sâu rộng hơn tạo điều kiện cho NDT sử dụng một cách hiệu quả

nhất, vì vậy, cần có sự kiểm soát, theo doi để thu thập đầy đủ.

Các loại báo tạp chí cũng cần có tiêu chí và kế hoạch rà soát nội dung

thông tin để tiện lợi cho việc tổ chức kho và đảm bảo chất lượng của nguồn

tài liệu này, có thể biên mục thêm thư mục bài trích tạp chí để NDT có điều

kiện cập nhật hơn.

Trong tương lai không xa, khi thư viện được mở rộng và có cơ cấu tổ

chức hoạt động độc lập phải tổ chức thêm phòng đọc chuyên ngành theo hình

thức kho mở để phục vụ nhu cầu của NDT.

3.1.3 Mở rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin có thể được tăng lên nhiều lần và phát huy được hết

chức năng nếu được tổ chức, chia sẻ và khai thác rộng rãi trong xã hội.

Trong thời đại bùng nổ CNTT và trong điều kiện kinh phí hạn hẹp trong

một ‘xã hội thông tin’ như hiện nay thì không gì tổ chức hiệu quả hơn bằng việc

nối mạng, chia sẻ nguồn lực thông tin với nhau. Đây cũng là tiền đề để phát triển

Page 86: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

86

và cũng là phương thức hoạt động thông tin chủ yếu của các thư viện. Trong

điều kiện của một cơ quan thông tin thư viện không thể mua đầy đủ các tài liệu

để thoả mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin. Việc chia sẻ nguồn lực thông

tin giữa các thư viện thông tin sẽ giúp người dùng tin khai thác tối đa tài liệu với

nguồn kinh phí cho phép. Đồng thời cũng giúp các thư viện nâng cao hiệu quả

kinh tế trong việc xây dựng vốn tài liệu, tập trung bổ sung những tài liệu cần

thiết, sát hợp nhất với người dùng tin tại thư viện mình, tránh bổ sung nhữg tài

liệu có thể có được thông qua hợp tác thư viện nhằm tiết kiệm kinh phí và lãng

phí. Hiệu quả hoạt động của một cơ quan thông tin phụ thuộc rất nhiều vào chất

lượng và sự đa dạng đầy đủ của nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ

thông tin.

Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin, việc chia sẻ nguồn lực thông tin

là một giải pháp thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là lựa chọn cơ

quan thông tin - thư viện hoặc cơ quan tổ chức có nguồn lực thông tin hoặc một

phần nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu tin của trường để phối hợp hoạt

động, tăng cường khả năng liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư

viện. Để đạt chất lượng và hiệu quả cao Thư viện trường cần thực hiện các biện

pháp:

- Xây dựng mục lục liên hợp về nguồn thông tin hiện có ở các cơ quan

thông tin- thư viện có cùng chuyên ngành đào tạo với trường. Đây sẽ là công cụ

hữu ích cho việc tìm kiếm, khai thác thông tin đối với người dùng tin và cán bộ

thư viện. Trên cơ sở đó, thực hiện dịch vụ cung cấp tài liệu gốc bằng cách sao

chụp hoặc tiến hành chỉ dẫn liên thư viện thông qua sự phối hợp giữa các cơ

quan thông tin- thư viện.

- Xây dựng danh mục tạp chí hạt nhân và ấn phẩm thông tin về các lĩnh

vực mà nhà trường đào tạo và thường xuyên trao đổi với các thư viện trong hệ

Page 87: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

87

thống cũng như các thư viện khác có liên quan, tránh bổ sung chồng chéo, lãng

phí, mở ra khả năng khai thác nguồn thông tin từ xa phục vụ nhu cầu. Nhất là

những tạp chí thuộc các ngành mới đào tạo của trường.

- Đẩy mạnh việc kết nối mạng thông tin, kết nối mạng máy tính hiện có ở

các khoa, phòng ban (trong đó có thư viện) tạo thành mạng thông tin cục bộ,

nhằm tăng cường trao đổi thông tin trong nội bộ trường. Đồng thời kết nối mạng

thông tin giữa thư viện với các cơ quan thông tin- thư viện khác để trao đổi và

chia sẻ nguồn lực (trong thời gian trước mắt, thư viện có thể triển khai trao đổi

nguồn lực với các thư viện gần với thư viện trường và có các ngành đào tạo

tương đồng với nhà trường như thư viện trường Cao đẳng nghề Việt Đức và thư

viện trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc). Muốn đạt được điều này đòi hỏi thư

viện phải nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin thư mục, chuẩn hoá

nghiệp thư viện để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trên.

3.2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện là công cụ cơ bản để thỏa mãn

nhu cầu tin của NDT. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đa dạng tạo điều

kiện cho NDT nhanh chóng truy cập thông tin. Chính vì thể, nâng cao chất

lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện là một trong những giải pháp quan

trọng trong hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện trường CĐNCKNN.

3.2.1. Hoàn thiện và phát triển hệ thống tra cứu tin

Khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu cũng như khả năng

tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị cao được người dùng tin chấp nhận là

Page 88: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

88

sức mạnh của một thư viện. Sản phẩm thông tin thư viện đa dạng phong phú sẽ

giúp người dùng tin nhanh chóng tìm kiếm và truy cập thông tin.

Để tăng cường và nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin, đa dạng các

hình thức phục vụ dịch vụ, trước mắt thư viện cần hoàn thiện và xây dựng một

số dịch vụ sau:

* Hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục hiện nay vẫn là công cụ tra cứu tin chủ yếu của thư viện,

hệ thống mục lục sẽ vẫn là công cụ tìm kiếm thông tin quan trọng và cần thiết

trong hoạt động của thư viện. Để khắc phục được những tồn tại của hệ thống mục

lục này trước hết cán bộ thư viện đối chiếu với thực tế kho sách với các phích

trong hộp mục lục xem có cân đối hay không. Trong thời gian tới khi thư viện áp

dụng theo khung phân loại mới DDC sẽ có thay đổi trong hệ thống các ký hiệu

thể hiện trên tờ phích. Mặc dù việc tra cứu tin trên máy tính đã được triển khai,

nhưng trên thực tế hoạt động này chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Hệ

thống mục lục của thư viện được trang bị ở các phòng như: phòng đọc, phòng

mượn, với hai hệ thống chủ yếu là mục lục chữ cái và mục lục phân loại.

Để nâng cao chất lượng hệ thống mục lục, trước tiên thư viện cần tổ chức

chỉnh lý, kiểm tra là toàn bộ hệ thống phiếu hiện có, thay thế những phiếu bị

mất, rách, cũ nát, bỏ ra những phiếu còn trong mục lục nhưng tài liệu trong kho

không còn.

Hiện nay, tài liệu trong thư viện rất phong phú do việc mở rộng các ngành

nghề đào tạo, vì vậy thư viện nên tổ chức mục lục tra cứu theo chủ đề, các hộp

mục lục cần chia nhỏ tiêu đề tách ra thành các mục theo ngành học của sinh viên

để việc tìm được nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn.

Page 89: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

89

Bên cạnh đó, khi bố trí hệ thống mục, thư viện cần bố trí bàn ghế để tạo

điều kiện thuận lợi cho người dùng tin trong quá trình tra cứu tài liệu. Mặt khác,

để thư viện trường có thể chia sẻ nguồn lực và thực hiện liên thư viện với các

thư viện khác, cán bộ thư viện cần xử lý tài liệu theo chuẩn nghiệp vụ như mô tả

tài liệu theo tiêu chuẩn ISBD cho phù hợp tạo điều kiện cho bạn đọc tra cứu

được dễ dàng và thuận tiện.

- Cán bộ xử lý tài liệu cần thường xuyên tra cứu bộ từ khóa, từ chuẩn để

lựa chọn từ, lập chỉ số cho tài liệu, đảm bảo từ khóa nhập phản ánh đúng nội

dung tài liệu, không nhất thiết phải chi tiết theo trữ lượng thông tin, phải đơn

giản, thuận tiện cho cả người xử lý thông tin và người dùng thông tin,

- Với những điều kiện thuận lợi hiện nay, nhiều đơn vị, cán bộ giảng viên

trong trường soạn bài giảng, giáo trình đề tài nghiên cứu trên máy tính. Đây là một

điều kiện thuận lợi để thư viện tổ chức thu thập tài liệu gốc dưới dạng điện tử.

* Thư mục

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống mục lục, các sản phẩm thông tin khác

cũng được củng cố và phát triển như thưu mục thông báo sách mới, thưu mục

chuyên đề. Thư viện cần phối hợp với các phòng / khoa chuyên môn trong Nhà

trường thường xuyên biên soạn và bổ sung các thư mục chuyên đề phục vụ cho

các ngành nghề đào tạo của Nhà trường.

Theo kết quả điều tra có 112/278 phiếu trả lời thông qua điều tra nhu cầu

tin có 40,28% người dùng tin của thư viện có sử dụng thông báo sách mới, vì

vậy thư viện cần chú trọng phát triển loại hình này.

Hiện tại thư viện mới chỉ dừng lại ở việc biên soạn thư mục thông báo

sách mới, thư viện phối hợp với các phòng/ khoa chuyên môn để biên soạn các

thư mục chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, sản phẩm này còn rất

đơn giản, chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về các tài liệu mới nhập, không

Page 90: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

90

kèm các tóm tắt, chú giải cho từng tài liệu. Công việc này chỉ được giới thiệu và

thông báo khi thư viện bổ sung sách mới vào đầu năm học. Do vậy, để nâng cao

chất lượng của các ấn phẩm thư mục, trong quá trình biên soạn, ngoài việc tập

hợp các các biểu ghi thư mục theo một trật tư nhất định, cần biên soạn thêm

phần tóm tắt, chú giải về tài liệu đó. Đồng thời phải viết lời giới thiệu và hướng

dẫn sử dụng thư mục.

Kết hợp với việc xây dựng thư mục sách mới, thư viện cũng cần xây dựng

thư mục báo, tạp chí chuyên ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong

việc lựa chọn và tìm kiếm thông tin.

+ Xây dựng các CSDL

Trong quá trình phát triển của CNTT như hiện nay, việc xây dựng các cơ

sở dữ liệu của thư viện là rất cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của thư viện.

3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin thư

viện

Sự phát triển của các cơ quan thông tin thông qua khả năng tổ chức và

cung cấp các dịch vụ trông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm có

giá trị tăng cao, đáp ứng đầy đủ và hiệu quả nhu cầu tin của người dùng tin.

Dịch vụ thông tin được bạn đọc sử dụng nhiều vẫn là những dich vụ cơ

bản của thư viện đó là dịch vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà. Các dịch vụ này mặc

dù được bạn đọc sử dụng nhiều chiếm 71,22% đọc tại chỗ và mượn về nhà

chiếm 84,17%. Để phục vụ bạn đọc có hiệu quả và đạt chất lượng tốt hơn, thư

viện nhà trường có những biện pháp khắc phục những tồn tại:

+ Đưa ra quy định trong việc mượn tài liệu thư viện quá thời gian cho

phép, có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp, phạt tiền hoặc thu lại thẻ

thư viện, quy định được áp dụng cho tất cả bạn đọc nói chung.

Page 91: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

91

* Dịch vụ hỏi đáp thông tin: nên được mở rộng với hình thức đa dạng

hơn, thông qua việc trả lời các câu hỏi, cán bộ thư viện giúp NDT hiểu ro hơn

cách thức tìm kiếm tài liệu, cách sử dụng các phương tiện tra cứu, các xác định

từ khóa trong tìm tin. Đồng thời qua đó, cán bộ thư viện cũng nắm bắt được nhu

cầu của NDT, những điểm yếu của người dùng tin trong việc sử dụng thư viện,

những hạn chế của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu bạn đọc…Từ đó có

những điều chỉnh thích hợp trong công tác đào tạo người dùng tin. Để dịch vụ

này đạt được hiệu quả thiết thực, nên tổ chức loại dịch vụ này tại một vị trí riêng

ngay tại các phòng phục vụ để thuận tiện cho bạn đọc. Cán bộ trả lời câu hỏi

phải là những người có trình độ nghiệp vụ, nhiệt tình, cởi mở, thường xuyên

được nâng cao nghiệp vụ để có thể nắm được nguồn tin trong thư viện, để hướng

dẫn, trả lời chính xác các yêu cầu của bạn đọc.

* Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc: Đây là hình thức tổ chức phổ

biến thông tin một cách chủ động, định kì, cho phép NDT nhận thông tin một

cách tự động những thông tin mà họ quan tâm và đăng ký trước với nhà cung

cấp dịch vụ. Đối với NDT là cán bộ, giáo viên trong trường hoặc sinh viên các

năm cuối nhu cầu sử dụng thông tin của họ nhiều và có định hướng ro rệt theo

nhiều vấn đề nhất định, vì vậy trung tâm có thể đưa dịch vụ này vào hoạt động

song song với quá trình sử dụng phần mềm thư viện điện tử tích hợp được cài

đặt. Bên cạnh đó, thư viện thư viện đã được kết nối Internet, vì vậy cần phải đưa

ra để phục vụ người dùng tin nhằm thoả mãn nhu cầu truy cập ngày càng cao

của họ.

* Dịch vụ sao chụp tài liệu: Dịch vụ này có tính chất hỗ trợ cho việc tìm

kiếm, khai thác thông tin và được người dùng tin trong trường sử dụng nhiều.

Nhưng thư viện vẫn không chủ động được dịch vụ này, cán bộ phòng đọc phải

mang tài liệu ra ngoài phô tô làm ảnh hưởng đến nhu cầu tin của NDT. Nếu có

Page 92: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

92

máy phô tô đặt tại thư viện thì hạn chế được khoảng thời gian mang đi phô tô,

như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc hơn.

* Dịch vụ khác như thư điện tử, tra cứu trên internet cũng cần có sự cải

tiến để đạt được chất lượng tốt hơn, dịch vụ thư điện tử cần phải được chỉnh sửa

để đảm bảo sự thông suốt. Thư viện tổ chức các lớp học hướng dẫn sử dụng

internet nên mở rộng phạm vi đối tượng cho sinh viên, đồng thời cung cấp cho

bạn đọc những địa chỉ, nguồn tài liệu sát thực, phù hợp với trình độ sử dụng

cũng như tính chất nghiên cứu của từng nhóm đối tượng. Dịch vụ sử dụng

internet mặc dù có số lượng người dùng tin sử dụng cao chiếm tỷ lệ 66,54% với

mục đích sử dụng khác nhau. Do vậy thư viện cần có những biện pháp bảo đảm

an ninh mạng.

Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện là

một trong những nhiệm vụ cơ bản của bất kỳ một cơ quan thông tin thư viện

nào, nhằm đem lại hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động của thư viện. Căn cứ

vào thực tế sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của bạn đọc và cơ sở vật

chất của thư viện mà phát triển các dịch vụ đó cho phù hợp.

Trước hết cần xác định mục tiêu cơ bản của việc phát triển đa dạng hóa

và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thư viện là nhằm đáp ứng tối đa

nhu cầu tin của người dùng tin. Ngoài ra việc tạo lập các sản phẩm và dịch vụ có

chất lượng ở thư viện cũng làm tăng chất lượng cũng như vai trò của thư viện

trong nhà trường.

3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin -

thư viện

Trong hoạt động TT- TV, công tác xử lý thông tin có vai trò rất quan

trọng. Nó cho phép NDT nắm được thông tin về mọi mặt của tài liệu. Xử lí

thông tin là biến đổi thông tin từ các nguồn tin thành những dạng thức mới

Page 93: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

93

nhằm đáp ứng các nhiệm vụ của hoạt động này. Qua xử lý thông tin, sẽ làm

giảm sự trùng lặp, tản mạn hay nhiễu thông tin. Tuy nhiên, việc xử lý thông

tin nếu làm thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức mà kết quả phục vụ

lại không cao. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự ra

đời của internet sẽ hỗ trợ người làm thư viện khắc phục được vấn đề thời gian

và không gian, do thông tin được lưu trữ lâu dài, tìm kiếm với hiệu quả cao

và truyền đi trong không gian, có thể làm tăng giá trị của nó.

Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học và công nghệ, thời đại của

nền kinh tế tri thức, thông tin giữ vai trò quan trọng. Sự phát triển vượt bậc của

CNTT đã đem lại lợi ích vô cùng to lớn trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống, xã

hội, nghiên cứu khoa học, nó làm cho các thao tác, các quá trình hoạt động trở

nên dễ dàng và thuận lợi hơn, đồng thời cũng làm tăng năng suất và hiệu quả lao

động. Việc ứng dụng CNTT là xu thế tất yếu đã và đang diễn ra mạnh mẽ,

nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

Ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam được ứng dụng vào những năm

80 của thế kỷ 20 và hiện nay đã trở thành xu thế phát triển chung của các cơ

quan thư viện thông tin, là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động

của bất kỳ cơ quan thư viện thông tin nào trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Trong lĩnh vực thông tin thư viện cũng vậy việc ứng dụng công nghệ

thông tin đã được mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng của hoạt động đối

với nhiều công việc chuyên môn như bổ sung, xử lý, (biên mục, phân loại….),

lưu thông tài liệu và quản lý bạn đọc, tra cứu,…Đó là công cụ hữu hiệu giúp cán

bộ thư viện thu thập, xử lý và cung cấp các dữ liệu, tài liệu phù hợp cho NDT

với hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

Page 94: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

94

Việc ứng dụng CNTT làm tăng hiệu quả tìm kiếm và sử dụng thông tin,

làm phong phú và đa dạng nguồn lực thông tin, nâng cao chất lượng xử lý thông

tin là điều phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội hiện nay.

Thư viện trường CĐNCKNN cho đến nay vẫn hoạt động theo phương

thức truyền thống. Từ việc xử lí sách cho tới việc phục vụ bạn đọc đều làm thủ

công rất mất thời gian mà không đáp ứng được kịp thời nhu cầu tin của độc giả.

Chính bởi vậy, phương hướng phát triển của thư viện trong giai đoạn mới là cần

tiến hành ứng dụng ngay công nghệ thông tin vào công tác thư viện. Để bắt nhịp

theo sự phát triển chung của xã hội thông tin và của hệ thống thư viện nói riêng,

việc áp dụng CNTT vào hoạt động thư viện ở Thư viện trường CĐNCKNN

trong thời gian tới cần tích cực triển khai các nội dung:

+ Cơ sở hạ tầng CNTT, đầu tư kinh phí, trang thiết bị, lựa chọn phần mềm

quản lý thích hợp bao gồm nhiều modul đáp ứng các yêu cầu tự động hóa nghiệp

vụ chuẩn thư viện với các chức năng như: Bổ sung, phân loại, tra cứu, quản lý

lưu thông, quản lý mượn trả tài liệu...

+ Từng bước xây dựng các CSDL sách, giáo trình, báo tạp chí, luận văn,

luận án…

+ Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin trong thư viện cùng với việc trang bị

máy chủ, mạng Lan cho hệ thống thông tin trong nhà trường, giữa Thư viện với

các phòng/ khoa chuyên môn, mạng internet.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện để từng bước

hiện đại hóa thư viện nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu được sử dụng các sản

phẩm và dịch vụ thông tin chất lượng cao của NDT, phục vụ cho mục tiêu đào

tạo và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, tạo đà vươn tới không

gian thống nhất, đảm bảo ngôn ngữ tìm tin đồng thời với các tiêu chuẩn, khổ

Page 95: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

95

mẫu trao đổi thông tin và các giao diện liên quan, đảm bảo cho việc tuy cập,

khai thác thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả là mục đích

hướng tới của thư viện trong thời gian hiện nay.

3.4. Phát huy nhân tố con người trong hoạt động thông tin - thư viện

3.4.1 Nâng cao trình độ của cán bộ thông tin thư viện

Với tư cách là chủ thể của hoạt động thông tin thư viện, cán bộ thư viện

đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của bất kỳ một

cơ quan thông tin nào.

Nhân tố con người trong thư viện giữ vai trò quan trọng trong hoạt động

thông tin- thư viện. Năng lực, trình độ của cán bộ thư viện có ảnh hưởng rất lớn

đến chất lượng hoạt động của thư viện. Trong xã hội ngày càng phát triển, khi

CNTT đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của đời

sống xã hội nói chung và hoạt động thông tin thư viện nói riêng thì vai trò của

người cán bộ thư viện cũng có nhiều thay đổi. Họ không chỉ thực hiện đơn thuần

các nhiệm vụ như lưu trữ, bảo quản và phục vụ bạn đọc một cách truyền thống

mà còn biết khai thác, xử lý thông tin theo công nghệ mới, hiện đại, cung cấp

đầy đủ, chính xác nhu cầu thông tin đa dạng của người dùng tin như hiện nay.

Để thực hiện được điều này, đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện cần phải

được nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học. Có như vậy,

cán bộ thông tin thư viện mới có thể vừa là người tổ chức xử lý thông tin vừa

khai thác tìm kiếm thông tin. Vì vậy thư viện cần có chiến lược đào tạo từng

bước, lâu dài, nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ.

Người cán bộ quản lý thông tin thư viện phải là người có đủ năng lực

chuyên môn về quản lý, có năng lực tổ chức thực tiễn và có nghệ thuật trong

quản lý lĩnh vực thông tin thư viện, sao cho đáp ứng yêu cầu quản lý một cách

Page 96: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

96

hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý phù hợp với

cơ chế thị trường hiện nay.

Đối với thư viện của trường cao đẳng nghề là đào tạo đa ngành, đa nghề,

yêu cầu đặt ra đối với cán bộ thư viện là phải thành thạo về chuyên môn ngoại

ngữ, hiểu ro và biết phân tích đánh giá nhu cầu tin đa dạng ngày càng cao của

người dùng tin. Cán bộ thông tin thư viện không những cần được đào tạo về

chuyên môn nghiệp vụ mà đặc biệt cần có kiến thức về lĩnh vực giáo dục và các

ngành học khác có trong chương trình đào tạo, giảng dạy của trường và phải có

lòng yêu nghề để từ đó nắm bắt, bao quát được các lĩnh vực, nội dung nghiên

cứu, xử lý tài liệu và các yêu cầu tin của người dùng tin từ đó giúp thư viện xây

dựng các nguồn tin đúng, phù hợp với yêu cầu NDT cũng như biết tư vấn cho họ

về kỹ năng khai thác thông tin trên các công cụ tra cứu truyền thống và hiện đại.

Khi thư viện được đầu tư lắp đặt phần mềm trong công tác thư viện, cán bộ

thư viện cũng cần phải được hướng dẫn thực hành sử dụng và khai thác phần mềm

chuyên dụng phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ thư viện.

Ngoài ra, mỗi cán bộ thư viện cần phải tự mình trau dồi kiến thức về

nhiều lĩnh vực để có thể xử lý sâu nội dung tài liệu; bồi dưỡng ngoại ngữ là yêu

cầu cấp thiết và lâu dài để phục vụ cho quá trình xử lý sách đối với những tài

liệu là ngôn ngữ nước ngoài và cũng để phục vụ NDT. Sẽ thật thiếu sót nếu

NDT đưa ra yêu cầu về một tài liệu nước ngoài mà thủ thư lại không biết được

đó là tài liệu gì. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng, kho thông tin sách ngoại có

nhưng lại bỏ không trong khi NDT có nhu cầu lại không thể tiếp cận. Cán bộ thư

viện đóng vai trò như là cầu nối thông tin giữa NDT và nguồn thông tin. Vì vậy,

chất lượng khai thác nguồn lực thông tin phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ

chuyên môn của người cán bộ thư viện.

Page 97: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

97

Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ thư viện của trường vẫn còn yếu và số

lượng chưa đủ để đảm trách được những đòi hỏi của công việc đặt ra, kiến thức

về công nghệ thông tin và ngoại ngữ còn hạn chế. Do đó cần có giải pháp thích

hợp để đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ thông tin thư viện để có thể đáp

ứng được công việc và sự phát triển ngày càng đa dạng của hệ thông thông tin

thư viện trong giai đoạn hiện nay.

3.4.2 Đào tạo người dùng tin

Người dùng tin là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của bất kỳ hệ

thống thông tin thư viện nào. Họ là người sử dụng và đánh giá chất lượng, hiệu

quả của các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện. Nhu cầu của người

dùng tin càng được thỏa mãn thì càng thúc đẩy hoạt động thông tin phát triển.

Trước sự phát triển đa dạng và ngày càng nhiều các dịch vụ và sản phẩm thông

tin thư viện như hiện nay, việc đào tạo huấn luyện người dùng tin là cần thiết.

Người dùng tin cần phải biết cụ thể mình cần những thông tin gì, tìm kiếm ở đâu

và bằng cách nào để có thể khai thác được chúng. Nhất là trong xã hội phát triển

như hiện nay, khi công nghệ xử ký thông tin ngày càng được phát triển và đa

dạng, phạm vi thông tin ngày càng được mở rộng thì người dùng tin phải biết

được chính xác những thông tin mình cần để khai thác. Mục đích của việc đào

tạo người dùng tin là nhằm giúp họ hiểu và nắm bắt được cơ chế tổ chức của

hoạt động thông tin thư viện và biết sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ

thư viện có hiệu quả.

Không phải người dùng tin nào có nhu cầu tìm kiếm thông tin tới thư viện

cũng có thể thu thập được thông tin như mong muốn. Thư viện là nơi tổng hợp

nhiều sách với nhiều thể loại khác nhau, người dùng tin phải biết cách tra cứu tin

thì mới có thể sử dụng được nguồn tài liệu có trong thư viện. Chính bởi thế, việc

hướng dẫn, đào tạo NDT là một cách làm hiệu quả giúp cho người đọc có thể tự

Page 98: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

98

tìm kiếm được những thông tin mà mình mong muốn mà không phải chờ đợi

thủ thư, có thể tự khai thác được những dữ liệu thông tin hữu ích từ kho sách

của thư viện. Hơn ai hết họ hiểu cặn kẽ nhất nhu cầu thông tin mình muốn là

gì nên họ sẽ tra cứu được sách với nội dung chuẩn xác nhất. Trên thực tế tại

trường CĐNCKNN đã chứng minh, đối với những độc giả thường xuyên lên

thư viện, họ thông thạo việc tra cứu mục lục nên nguồn thông tin mà họ tìm

kiếm bao giờ cũng được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Đối với nhiều trường

hợp, sinh viên lên thư viện lần đầu, chưa biết về thư viện, chưa hiểu cách tra

cứu sách bằng phiếu mục lục vì vậy rất mất thời gian tra tìm, có những lúc

sách được lấy ra rồi nhưng lại không chính xác cuốn sách mà họ cần tìm.

Điều đó làm cản trở hiệu quả sử dụng thư viện của người đọc.

Muốn nâng cao chất lượng phục vụ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu

tin của NDT trong trường, thư viện cần thiết phải có các lớp tổ chức hướng dẫn

khai thác nguồn lực thông tin của thư viện dành cho những ai quan tâm, đặc biệt

là đối với những người lên thư viện lần đầu tiên hoặc những sinh viên năm thứ

nhất mới vừa làm quen với môi trường học tập mới còn rất nhiều bỡ ngỡ. Lớp

hướng dẫn khai thác nguồn lực thông tin sẽ chỉ dẫn cơ cấu tổ chức thư viện,

cách thức sắp xếp các tài liệu, vị trí của các tài liệu đó trong kho sách, chủ đề

của tài liệu. Thông qua đó, NDT có thể xác định được ro ràng tài liệu mình cần

có thể tìm như thế nào, tìm ở đâu. Việc tìm kiếm, khai thác thông tin trở nên đơn

giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Có thể chia ra hai nội dung cốt yếu trong việc

hướng dẫn khai thác: hướng dẫn tổng quát (dành cho những người lần đầu làm

quen thư viện) và hướng dẫn chuyên sâu (dành cho những người muốn tìm kiếm

tài liệu theo nhóm, chủ đề, những người đã biết tới thư viện, sử dụng thư viện

nhưng chưa biết tích hợp các yếu tố để khai thác triệt để nguồn lực thông tin

phong phú và rất giá trị trong kho sách, báo, tạp chí của thư viện.

Page 99: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

99

Ngoài việc mở lớp hướng dẫn khai thác nguồn lực thông tin, thư viện

cũng nên có những bảng hướng dẫn, chỉ dẫn tra cứu mục lục cụ thể bên các tủ

mục lục để giúp người đọc có thể tự học cách tra cứu trong trường hợp không

tham gia được lớp học hướng dẫn. Sau này, khi phát triển hiện đại hoá, ứng

dụng máy móc, thiết bị hiện đại thì cũng sẽ có những nội dung hướng dẫn cụ

thể, chi tiết. Giải pháp thiết thực này sẽ rút ngắn thời gian tìm kiếm và chờ đợi

tài liệu của người đọc mà nguồn thông tin được khai thác tốt hơn nhờ đã tìm

được tài liệu, văn bản chính xác, sát nội dung, đúng chủ đề mà người đọc muốn

sử dụng.

Thư viện đã đang và ngày càng tỏ ro được vai trò quan trọng không thể

thiếu trong nhà trường, đòi hỏi hoạt động TT- TV phải có bước phát triển cả về

chiều rộng và chiều sâu, có như thế thư viện mới có thể đáp ứng được nhu cầu

tin ngày càng phong phú, đa dạng của nhiều bạn đọc.

Ngoài ra, có thể lồng ghép kiến thức thông tin vào các bài kiểm tra cụ thể

trong quá trình học tập của tất cả sinh viên ở mọi trình độ.

Phương thức thực hiện việc lồng ghép kiến thức thông tin vào các môn học

trong nhà trường là việc thông qua sự hợp tác giữa cán bộ giảng dạy của các khoa

và các phòng ban khác của trường đại học, những bộ phận thường có vai trò quan

trọng nhưng hoạt động rời rạc trong vai trò hỗ trợ sinh viên và giảng viên. Để làm

được điều này, không chỉ nội dung và quá trình giảng dạy của một môn học trở

thành phương tiện chuyển tải cho sự phát triển kiến thức thông tin, mà quá trình

lồng ghép kiến thức thông tin vào nội dung giảng dạy sẽ được mô hình hoá cho

những sinh viên thông qua nội dung giảng dạy, các hoạt động học tập và cách

thức giảng dạy môn học. Điều đó được xem giống như là sinh viên sẽ thu nhận và

duy trì các kỹ năng kiến thức thông tin khi những kỹ năng này được lồng ghép

vào môn học của họ thay vì xem nó như một phần bổ sung của môn học. Sự thay

Page 100: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

100

đổi trong phương pháp giảng dạy, giảng viên trên lớp là người định hướng, gợi

mở vấn đề và sinh viên là người tự nghiên cứu vấn đề đó và sẽ có phản hồi lại với

giảng viên thông qua việc trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình dưới dạng

những bài tập nhóm hoặc những bài tiểu luận. Muốn vậy, sinh viên phải tự tìm tòi

tài liệu, nghiên cứu vấn đề. Thông qua cách thức học như thế, sinh viên sẽ dần

tích luỹ được kinh nghiệm trong quá trình xử lý các vấn đề, cụ thể hơn nữa là giải

các bài tập, trình bày các bài tham luận. Chính những kinh nghiệm học tập cơ bản

đó tạo cho sinh viên cơ hội tiếp thu các kỹ năng trong việc thu thập thông tin,

đánh giá sự phù hợp, suy nghĩ một cách có phê phán. Những kỹ năng này có thể

được áp dụng trong nhiều môi trường học tập khác nhau.

Đây là cách thức còn rất mới mẻ nhưng đã đem lại những hiệu quả thực

sự, tạo ra được sự chủ động của sinh viên. Việc làm này kết hợp được vai trò

của nhiều bộ phận trong quá trình tạo ra ý thức độc lập trong học tập của sinh

viên. Cán bộ thư viện tham gia như một trong những thành viên của đội ngũ

giảng dạy, tạo ra những hoạt động nhóm chứ không phải là những bài tập đơn

giản cho sinh viên thông qua việc trình bày và thảo luận về: xác định nhu cầu

tin, xác định các công cụ để tìm các nguồn thông tin phù hợp, xác định sự khác

nhau giữa sách và tạp chí, nhận thức rằng thông tin không chỉ bó hẹp trong

phạm vi các tài liệu truyền thống, nhận thức rằng họ đang tham gia vào một quá

trình học tập mà có thể cho họ biết vai trò tương lai của họ với tư cách là sinh

viên và giáo viên.

Các buổi thảo luận thư viện không cố gắng cung cấp cho sinh viên mọi

thông tin mà họ cần về thư viện và cách tìm kiếm thông tin. Thay vào đó, cán bộ

thư viện tập trung vào cung cấp cho sinh viên kỹ năng phân tích và phê phán

bằng việc khuyến khích họ tự hỏi “vấn đề nằm ở chỗ nào; mình cần làm gì để

giải quyết vấn đề; và mình sẽ giải quyết như thế nào?”.

Page 101: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

101

Thông qua cách làm này, không những tạo ra được sự thu hút các sinh

viên tìm tới và sử dụng thư viện nhiều hơn để nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề,

còn tạo ra được một thói quen tốt cho sinh viên trong việc tìm kiếm các nguồn

thông tin. Và việc làm được lặp đi lặp lại nhiều chắc chắn sẽ giúp sinh viên thực

sự có những kỹ năng thu thập thông tin. Tới lúc đó, thư viện không chỉ đơn

thuần là thư viện với những quyển sách vô tri mà nó thực sự trở thành nơi truyền

tải các kiến thức thông tin thực sự bổ ích cho NDT.

3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị

Để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin thư viện trong

giai đoạn phát triển của CNTT như hiện nay thì việc tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiết bị là yếu tố vô cùng quan trọng. Với vai trò là đầu mối hoạt động

thông tin thư viện trong trường CĐNCKNN, trong xu thế phát triển để tương

xứng với sự phát triển của nhà trường hiện nay vấn đề áp dụng tin học vào hoạt

động thông tin thư viện đang được đặt lên hàng đầu ở Thư viện nhà trường. Với

tổng diện tích sử dụng là 3600 m2, hiện nay về cơ bản các trang thiết bị của Thư

viện thư viện đều được đầu tư mới và đưa vào sử dụng. Bàn ghế, giá kệ, tủ mục

lục... đều được bố trí khang trang, thuận lợi và tạo điều kiện tối đa cho bạn đọc

khi đến Thư viện. Để phát triển thư viện trường CĐNCKNN theo hướng hiện

đại hóa xứng tầm với vai trò của một trường dạy nghề lớn của khu vực miền núi

phía Bắc, trong thời gian tới thư viện cần được tăng cường về cơ sở vật chất

trang thiết bị để nâng cao hiệu quả và chất lượng cụ thể:

+ Trang bị máy tính có cấu hình mạnh cho các phòng xử lý thông tin và

các phòng phục vụ của thư viện

+ Lắp đặt đường truyền internet có tốc độ cao dành riêng cho thư viện để

tổ chức các hoạt động dịch vụ tra cứu mạng

Page 102: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

102

+ Trang bị điều hòa cho phòng đọc tại chỗ

+ Cần thành lập tổ chức và hoạt động độc lập, có nguồn kinh phí hợp lý

độc lập. Việc sử dụng nguồn kinh phí đó phải thực sự có hiệu quả thiết thực.

Mặt khác phải chủ động, tích cực khai thác các nguồn kinh phí khác trong điều

kiện có thể tăng cường, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư

viện đảm bảo tăng cường hoạt động thông tin thư viện của trường trong giai

đoạn phát triển hiện nay.

3.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thư viện

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thư viện là yêu cầu thiết yếu đối với thư

viện trường CĐNCKNN trong giai đoạn trước mắt để có thể thành lập một trung

tâm thông tin thư viện hoạt động độc lập. Cùng với cơ hội đầu tư, đổi mới công

nghệ, hiện đại hóa công tác nghiệp vụ thì đi liền với nó là những thách thức về

cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ.

Trước cơ hội đổi mới, công tác nhân sự là một bài toán khó đối với thư

viện trường CĐNCKNN. Tình trạng cán nghiệp vụ còn hạn chế về ngoại ngữ,

kiến thức về quản trị mạng, kiến thức về internet, những hiểu biết về mô hình

thư viện hiện đại. Thư viện trường CĐNCKNN hiện nay có 05 người, 02 cán bộ

làm công tác nghiệp vụ và bổ sung, 02 cán bộ làm công tác phục vụ thư viện, 01

đồng chí phục vụ phòng tin học. Trong giai đoạn xây dựng phát triển của Nhà

trường đang từng bước nâng cấp và định hướng theo trường chuẩn quốc tế, hoạt

động của thư viện cũng có kế hoạch cụ thể từng bước cải tiến mô hình cơ cấu tổ

chức để có thể hoạt động có hiệu quả, cùng với đó là có kế hoạch bổ sung thêm

đội ngũ cán bộ cho thư viện để đáp ứng được với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho

thư viện Nhà trường trong giai đoạn phát triển như hiện nay.

Page 103: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

103

Trên đây là một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế,

phát huy những mặt mạnh của thư viện trường CĐNCKNN, với mục đích là

cung cấp cho NDT của trường một cách tối đa những thông tin phù hợp với nhu

cầu nghiên cứu của họ, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà

trường CĐNCKNN trong giai đoạn phát triển.

Page 104: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

104

KẾT LUẬN

Để thu hút bạn đọc đến với Thư viện ngày càng đông đảo và gắn bó hơn

nữa trong điều kiện hoạt động của thư viện trường CĐNCKNN hiện nay là một

điều không dễ. Tuy nhiên, xác định được những khó khăn đặt ra và với những

bước đệm đã có, ngay từ bây giờ Thư viện cần xây dựng hoạch định và chiến

lược phát triển để đổi mới hoạt động thư viện. Trong những năm qua Thư viện

trường CĐNCKNN đã có những đóng tích cực cho công tác giáo dục, đào tạo

của nhà trường, có một vị trí quan trọng, có nhiều đóng góp xứng đáng vào

thành tích chung của nhà trường. Tuy nhiên, để phục vụ việc mở rộng, đa dạng

hoá các ngành nghề đào tạo, phục vụ nhu cầu tin ngày càng đa dạng và tăng lên

không ngừng, trong quá trình hoạt động, thư viện còn bộc lộ nhiều hạn chế cần

bổ sung và khắc phục như sự nghèo nàn về loại hình tài liệu, sự mất cân đối

trong thành phần vốn tài liệu, thông tin chưa cập nhật, những hạn chế trong việc

trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin…

Muốn đẩy mạnh hoạt động thông tin thư viện, góp phần hoàn thành tốt

mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà trường đề ra, thư viện cần tiến hành những giải pháp

tích cực như: nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin; đa dạng hoá và nâng cao

hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện; xây dựng bộ máy tra cứu và

tìm tin hiện đại.

Bên cạnh đó cần quan tâm tới việc dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ.

Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ,

tham quan, trao đổi kinh nghiệm. khuyến khích, động viên, khen thưởng cán bộ

bằng cả tinh thần và vật chất.

Ngoài ra, thư viện cần được đầu tư thích đáng về tiềm lực thông tin

(nguồn lực con người và nguồn lực thông tin), tăng cường cơ sở vật chất cùng

Page 105: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

105

các trang thiết bị tiền tiến, hiện đại để hoạt động thông tin – thư viện nói riêng sẽ

có những bước phát triển mới, ngang tầm với sự phát triển của các Trung tâm,

cơ quan thông tin trong và ngoài nước, góp phần xứng đáng thực hiện tốt nhiệm

vụ đào tạo nhân tài cho đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước.

Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện sẽ góp phần quan trọng trong

việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, cung cấp cho xã hội nguồn

nhân lực có đạo đức tốt và trình độ chuyên môn tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu

xây dựng và phát triển đất nước.

Để phát triển các hoạt động của thư viện nói chung và hoàn thiện phát

triển hoạt động của thư viện nói riêng thư viện phải thực hiện một hệ thống giải

pháp đồng bộ nhằm phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của thông tin, phục vụ

có hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, đa ngành,

đa lĩnh vực của CĐNCKNN.

Trước hết, Thư viện cần nâng cao các sản phẩm hiện có như hiệu đính lại

toàn bộ cơ sở dữ liệu của thư viện nhằm giúp NDT khai thác được những thông

tin chính xác, đẩy đủ, toàn diện; Khai thác sâu nội dung tài liệu, mở rộng đối

tượng xử lý thông tin tạo thêm các sản phẩm thông tin có giá trị cao như mục lục

liên thư viện, tổng luận, thư mục chuyên đề... Nâng cao chất lượng các dịch vụ

hiện có và tạo thêm các dịch vụ mới như dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên

đề, mượn liên thư viện,…

Cùng với việc hoàn thiện hoạt động thư viện, nâng cao chất lượng và phát

triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện mới, thư viện cũng cần tăng

cường nguồn lực thông tin có chất lượng và tăng cường đầu tư có hiệu quả về cơ

sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chú trọng ưu tiên đầu tư các công

nghệ mới.

Page 106: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

106

Để có thể nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện hiện đại, cũng như

ngày một nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

tại thư viện cần chú trọng đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ bằng việc

cử đi tập huấn, đi học để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của Thư viện,

nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin

Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác với các thư viện trong hoạt động

của Thư viện và việc thường xuyên giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch

vụ thông tin - thư viện tới mọi đối tượng NDT trong và ngoài CĐNCKNN cũng

góp phần thúc đẩy cho các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện phát triển,

không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ

thông tin - thư viện.

Thật vậy, để hoàn thiện hoạt động thư viện đáp ứng với yêu cầu giáo dục

đào tạo trong giai đoạn phát triển hiển nay cần có sự quan tâm của các cấp lãnh

đạo, các phòng ban chức năng. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư cho

phát triển thư viện nói chung và nâng cao chất lượng các SP & DVTT-TV nói

riêng sẽ là yếu tố đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin, nâng

cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần tạo nên các sản phẩm nghiên cứu

khoa học mang hàm lượng tri thức cao góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo và

nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của trường Cao đẳng

nghề cơ khí nông nghiệp./.

Page 107: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Huỳnh Văn Bàn (2004), Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở trường

Đại học Quy nhơn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, Luận văn

thạc sỹ khoa học thư viên, Hà Nội.

2, Bộ Văn hóa Thông tin (2002), Về công tác thư viện: Các văn bản pháp quy

hiện hành về thư viên., Hà Nội.

3. Bộ Văn hóa thông tin (2002), Về công tác thư viện, Vụ Thư viện, Hà Nội.

4, Nguyễn Huy Chương (2006), “Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam

đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế”, Hội nghị Quốc tế thư viện, TP Hồ

Chí Minh, tr. 1-11.

5, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), “Kỷ yếu khoa học”, Khoa học và thực tiễn

hoạt động thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7, Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết của Trung ương Đảng

(1996-1999), Hà Nội.

8, Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Cính trị Quốc gia, Hà Nội.

9, Nguyễn Minh Hiệp (2003), “Thư viện đại học phía Nam: Năng động trong

quá trình cải tạo và sáng tạo trên bước đường phát triển”, Tạp chí Công

nghệ thông tin - thư viện, (12), tr 7.

10, Nguyễn Thanh Minh (2006), “Thư viện và vấn đề đổi mới giáo dục ở Việt

Nam”, Hội nghị Quốc tế về thư viện, TP Hồ Chí Minh, tr. 75-84.

Page 108: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

108

11, Vũ Dương Thúy Ngà (2004), Phân loại tài liệu, Nxb Đại học Văn hóa Hà

Nội, Hà Nội.

12, PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Người dùng tin. Tập bài giảng dùng

cho sinh viên Cao học chuyên ngành Khoa học thư viện, Trường Đại học

văn hóa Hà Nôi.

13, Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học: Giáo trình, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

14, Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động thư viện: Giáo trình, Nxb.

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), “Bài giảng dành cho sinh viên cao học

Quản lý hoạt động thông tin thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.

16, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002),“Đổi mới phương pháp quản lý thư viện -

thông tin trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1),

tr. 83-86.

17, Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Xây dựng Thư viện đáp ứng yêu cầu nâng

cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí giáo dục, (107), tr.40-42.

18, Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện đại cương, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

19, Bùi Loan Thùy, Đào Hoàng Thúy (1998), Tổ chức và quản lý công tác thông

tin thư viện, Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, TPHCM.

20, Lương Thị Thu Thủy (2006), Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở

trường Cao đẳng tài chính - quản trị kinh doanh trong giai đoạn đổi mới

giáo dục hiện nay, Luận văn Thạc sỹ thư viện, Hà Nội.

21, Thư viện Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp (2013), Biên bản kiểm kê tài

sản năm 2013, Vĩnh Phúc.

Page 109: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

109

22, Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin -thư viện, Trung tâm

TTTLKH & CNQG, Hà Nội.

23, Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, Báo cáo tổng kết năm học 2012

- 2013, Vĩnh Phúc.

24, Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, Báo cáo tổng kết công tác Thư

viện năm học 2013) Vĩnh Phúc.

25, Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp (2013), chiến lược phát triển

trường CĐNCKNN, Vĩnh Phúc.

26, Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27, Lê Văn Viết (2008), “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức

thông tin ở Việt Nam”, Thông tin và tư liệu, (3), tr. 9-13.

28, Lê Ngọc Oánh (2000), “Vai trò của thư viện trong việc đổi mới và phát triển

giáo dục”, Câu lạc bộ Thư viện –Bản tin điện tử, (6), Tr. 1-2.

29, Lục Thị Nga (2003), “Để nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của giáo

viên”, Tạp chí Giáo dục, (54), tr. 32-33.

30, Nguyễn Tiến Hiển (1996), Tổ chức và quản lý công tác thông tin thư viện,

Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.

31, Trần Minh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm

Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

32, Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33, Nguyễn Hữu Hùng (2000), “Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin khoa

học và công nghệ trước thềm thế kỷ 21”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu,

(1), tr.7-1

Page 110: LV TRÂM  HOÀN CHỈNH ĐỂ IN .doc

110

34, Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35, Tạ Bá Hưng (2002), “Liên kết mạng – xu thế tất yếu trong phát triển hệ

thống thông tin khoa học công nghệ quốc gia”, Tạp chí Thông tin và Tư

liệu,(3), Tr. 1-7.