ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. t

12
1 LI MĐẦU 1. Tính cp thiết ca đề tài lun án Sau hơn 20 năm ktkhi ban hành Lut ĐTNN đầu tiên, ngun vn đầu tư trc tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phn thc hin mc tiêu tăng trưởng và phát trin kinh tế xã hi ca Vit Nam. Thành tu ca hot động FDI không thphnhn nhng cgng ci thin môi trường đầu tư (MTĐT) ca chính ph. Trong bi cnh hu khng hong, nn kinh tế thế gii vn còn du hiu bt n, dòng vn FDI toàn thế gii có xu hướng gim đi so vi giai đon trước khng hong. Trong khi đó, cnh tranh thu hút FDI gia các quc gia ngày càng gay gt. Mt quc gia chcó ththu hút được ngun vn FDI khi quc gia đó có MTĐT hp dn. Tuy nhiên, Vit Nam hin vn còn mt srào cn nh hưởng tiêu cc đối vi vic thu hút và sdng ngun vn FDI như yếu kém vcơ shtng kinh tế, khan hiếm lao động có tay nghvà cán bqun lý tiên tiến, TTHC còn nhiu phc tp... Do đó, cn có nghiên cu để hthng li quá trình ci thin MTĐT, nhng nh hưởng ca MTĐT đến FDI, và đưa ra gii pháp để tiếp tc ci thin MTĐT để thu hút hiu quFDI. Đó là lý do tác gichn đề tài: Môi trường đầu tư vi hot động thu hút đầu tư trc tiếp nước ngoài vào Vit Nam”. 2. Tng quan tình hình nghiên cu Ti Vit Nam và trên thế gii, có nhiu công trình nghiên cu vFDI và MTĐT. Các công trình chú trng vào tình hình thu hút ngun vn FDI ti mt quc gia, vùng, khu vc, tình hình thc hin ngun vn FDI, vai trò ca ngun vn FDI đến nước chđầu tư và nước nhn đầu tư, nh hưởng ca mt skhía cnh ca MTĐT đến thu hút FDI, và xúc tiến đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Mt scông trình liên quan ti đề tài lun án mà tác giđược biết, gm: Tài liu “Tng kết 17 năm thi hành Lut đầu tư nước ngoài ti Vit nam” ca Ban Biên tp Lut đầu tư chung đề cp ti tình hình thu hút và sdng vn FDI ktcui năm 1987 cho đến năm 2004, đồng thi đưa ra nhng kết quđạt được và tn ti ca tình hình thu hút và sdng ngun vn FDI để làm tài liu tham kho cho vic ban hành Lut đầu tư chung. Tài liu không chú trng ti các yếu tca MTĐT, và nh hưởng ca MTĐT đến FDI. Tiếp theo, “Tài liu tho lun chính sách vVic áp dng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trc tiếp nước ngoài”, 2004 ca FIAS (Bphn dch vtư vn đầu tư nước ngoài) đề cp đến các ưu đãi đầu tư và tác dng ca ưu đãi đầu tư đến thu hút đâu tư trc tiếp nước ngoài. Tài liu không đề cp đến các yếu tkhác ca MTĐT có nh hưởng đến cthu hút và thc hin vn FDI. Lun án tiến sĩ "Mt sbin pháp thúc đẩy vic trin khai thc hin các dán FDI ti Vit Nam" ca tác giBùi Huy Nhượng bo vnăm 2006 ti Trường Đại hc Kinh tế quc dân Hà ni. Ngoài lý thuyết và thc trng vthu hút FDI, lun án đã tp trung trình bày vtình hình trin khai thc hin các dán FDI và đưa ra gii pháp nhm thúc đẩy trin khai thc hin các dán FDI. Lý thuyết và thc trng vMTĐT cũng như nh hưởng 2 ca MTĐT ti thu hút FDI không thuc phm vi lun án nên tác gikhông tp trung trình bày. Nghiên cu “Impact of government policies and Investment agreements on FDI inflows” ca tác giRashmi Banga do Uban ca n Độ nghiên cu các quan hkinh tế quc tế xut bn năm 2003 đề cp ti đầu tư trc tiếp nước ngoài ca 15 nước Đông, Nam, và Đông Nam Á và lượng hoá tác động ca chính sách đầu tư và MTĐT quc tế ti dòng chy vn FDI vào các nước ti năm 2001. Ngoài chính sách đầu tư, nghiên cu này không chú trng ti các yếu tkhác ca MTĐT ca nước nhn đầu tư. Đề tài cp bTác động ca minh bch hoá hot động kinh tế đến đầu tư trc tiếp nước ngoài vào Vit Nam” do TS. Phm Văn Hùng chnhim, bo vnăm 2008 đề cp đến lý thuyết, thc trng minh bch hoá hot động kinh tế và tác động ca nó đến thu hút FDI ca Vit Nam. Tđó, đề tài đưa ra gii pháp tăng cường minh bch hoá hot động kinh tế nhm thu hút có hiu qungun vn FDI. Cun sách “Thc hin đầu tư trc tiếp nước ngoài sau khi Vit Nam gia nhp WTO. Kết quđiu tra 140 DN có vn đầu tư nước ngoài” do TS. Đinh Văn Ân và TS. Nguyn ThTuAnh đồng chbiên. Cun sách nhn dng các các yếu thai nhóm yếu tnh hưởng đến trin khai thc hin và hot động ca dán sau khi Vit Nam gia nhp WTO gm (1) nhóm yếu tđến tthc hin cam kết WTO và (2) mt syếu tni ti ca nn kinh tế. Các yếu tni ti ca nn kinh tế nh hưởng đến thc hin dán đầu tư được đánh giá thông qua kết quđiu tra 140 DN có vn ĐTNN nhm nhn dng mt syếu tgây trngi đến thc hin dán FDI. Báo cáo “Đánh giá hiu quđiu chnh chính sách đầu tư trc tiếp nước ngoài Vit Nam” ca TS. Nguyn ThTuAnh đánh giá hiu quđiu chnh chính sách đến vn FDI. Tđó, báo cáo đánh giá đóng góp ca khu vc có vn FDI vào kết quphát trin kinh tế xã hi Vit Nam, đây được coi là hiu qucui cùng ca vit điu chnh chính sách. Các nghiên cu đã đề cp đến mt syếu tca MTĐT và nh hưởng ca yếu tnày đến dòng FDI vào mt nước, mt khu vc. Tuy nhiên, trong các tài liu tác githam kho, chưa có nghiên cu nào hthng hoá nhng vn đề lun vmôi trường đầu tư ca nước nhn đầu tư nh hưởng ca môi trường đầu tư ti dòng chy FDI vào mt quc gia, nht là quá trình ci thin MTĐT Vit nam, nh hưởng ca MTĐT đến dòng FDI vào Vit Nam. Do vy, vi đề tài Môi trường đầu tư vi hot động thu hút đầu tư trc tiếp nước ngoài vào Vit Nam”, tác gimong mun hthng hóa lý lun vMTĐT, vnh hưởng ca MTĐT đến FDI, quá trình ci thin MTĐT Vit Nam, nh hưởng ca sthay đổi các yếu tca MTĐT đến FDI và rút ra tn ti gây trngi ti FDI nhm đưa ra gii pháp nhm tiếp tc ci thin các yếu trào cn ca MTĐT đến quá trình thu hút và gii ngân ngun vn này. 3. Mc đích và nhim vnghiên cu ca lun án Mc đích nghiên cu ca lun án là đánh giá quá trình ci thin MTĐT và phân tích nh hưởng ca MTĐT ti quá trình thu hút và trin khai thc hin các

Upload: others

Post on 11-Apr-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

1

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sau hơn 20 năm kể từ khi ban hành Luật ĐTNN đầu tiên, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Thành tựu của hoạt động FDI không thể phủ nhận những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư (MTĐT) của chính phủ. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, nền kinh tế thế giới vẫn còn dấu hiệu bất ổn, dòng vốn FDI toàn thế giới có xu hướng giảm đi so với giai đoạn trước khủng hoảng. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Một quốc gia chỉ có thể thu hút được nguồn vốn FDI khi quốc gia đó có MTĐT hấp dẫn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn một số rào cản ảnh hưởng tiêu cực đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI như yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, khan hiếm lao động có tay nghề và cán bộ quản lý tiên tiến, TTHC còn nhiều phức tạp... Do đó, cần có nghiên cứu để hệ thống lại quá trình cải thiện MTĐT, những ảnh hưởng của MTĐT đến FDI, và đưa ra giải pháp để tiếp tục cải thiện MTĐT để thu hút hiệu quả FDI. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về FDI và MTĐT. Các công trình chú trọng vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại một quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn vốn FDI, vai trò của nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh hưởng của một số khía cạnh của MTĐT đến thu hút FDI, và xúc tiến đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Một số công trình liên quan tới đề tài luận án mà tác giả được biết, gồm: Tài liệu “Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam” của Ban Biên tập Luật đầu tư chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI kể từ cuối năm 1987 cho đến năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và tồn tại của tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI để làm tài liệu tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tư chung. Tài liệu không chú trọng tới các yếu tố của MTĐT, và ảnh hưởng của MTĐT đến FDI. Tiếp theo, “Tài liệu thảo luận chính sách về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, 2004 của FIAS (Bộ phận dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài) đề cập đến các ưu đãi đầu tư và tác dụng của ưu đãi đầu tư đến thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài. Tài liệu không đề cập đến các yếu tố khác của MTĐT có ảnh hưởng đến cả thu hút và thực hiện vốn FDI. Luận án tiến sĩ "Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng bảo vệ năm 2006 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng về MTĐT cũng như ảnh hưởng

2

của MTĐT tới thu hút FDI không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tập trung trình bày. Nghiên cứu “Impact of government policies and Investment agreements on FDI inflows” của tác giả Rashmi Banga do Uỷ ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan hệ kinh tế quốc tế xuất bản năm 2003 đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của 15 nước Đông, Nam, và Đông Nam Á và lượng hoá tác động của chính sách đầu tư và MTĐT quốc tế tới dòng chảy vốn FDI vào các nước tới năm 2001. Ngoài chính sách đầu tư, nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu tố khác của MTĐT của nước nhận đầu tư. Đề tài cấp bộ “Tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” do TS. Phạm Văn Hùng chủ nhiệm, bảo vệ năm 2008 đề cập đến lý thuyết, thực trạng minh bạch hoá hoạt động kinh tế và tác động của nó đến thu hút FDI của Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp tăng cường minh bạch hoá hoạt động kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Cuốn sách “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả điều tra 140 DN có vốn đầu tư nước ngoài” do TS. Đinh Văn Ân và TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên. Cuốn sách nhận dạng các các yếu tố hai nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt Nam gia nhập WTO gồm (1) nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và (2) một số yếu tố nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 DN có vốn ĐTNN nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực hiện dự án FDI. Báo cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đến vốn FDI. Từ đó, báo cáo đánh giá đóng góp của khu vực có vốn FDI vào kết quả phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đây được coi là hiệu quả cuối cùng của việt điều chỉnh chính sách. Các nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố của MTĐT và ảnh hưởng của yếu tố này đến dòng FDI vào một nước, một khu vực. Tuy nhiên, trong các tài liệu tác giả tham khảo, chưa có nghiên cứu nào hệ thống hoá những vấn đề lý luận về môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới dòng chảy FDI vào một quốc gia, nhất là quá trình cải thiện MTĐT Việt nam, ảnh hưởng của MTĐT đến dòng FDI vào Việt Nam. Do vậy, với đề tài “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, tác giả mong muốn hệ thống hóa lý luận về MTĐT, về ảnh hưởng của MTĐT đến FDI, quá trình cải thiện MTĐT Việt Nam, ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố của MTĐT đến FDI và rút ra tồn tại gây trở ngại tới FDI nhằm đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện các yếu tố rào cản của MTĐT đến quá trình thu hút và giải ngân nguồn vốn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá quá trình cải thiện MTĐT và phân tích ảnh hưởng của MTĐT tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện các

Page 2: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

3

dự án FDI tại Việt Nam, từ đó rút ra các tồn tại cơ bản của MTĐT nhằm đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trọng yếu của MTĐT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. MTĐT có tác động đến FDI bao gồm: MTĐT ở nước nhận đầu tư, MTĐT ở nước đầu tư và môi trường quốc tế. Trong ba MTĐT thành phần, chỉ có MTĐT nước ngoài là môi trường mà nước nhận đầu tư có thể chủ động kiểm soát khi muốn thu hút vốn FDI. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu MTĐT của Việt Nam. Về phạm vi thời gian, đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư, ảnh hưởng của MTĐT tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khi Việt nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp điều tra và phương pháp Pareto. Đề tài còn sử dụng một số bảng, biểu, sơ đồ để minh hoạ. Về dữ liệu, luận án đã thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Với dữ liệu thứ cấp, luận án sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, của tổ chức trong nước và quốc tế. Với dữ liệu sơ cấp, luận án cũng sử dụng phương pháp điều tra để cung cấp thông tin tham khảo có ích về ý kiến của các DN FDI, phản ánh những rào cản ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của họ, bổ trợ cho những đánh giá về môi trường đầu tư thu được từ các thông tin thứ cấp. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về MTĐT gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của MTĐT các chỉ số MTĐT. Các nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và chưa hệ thống đầy đủ vấn đề lý luận về MTĐT. Tác giả căn cứ vào phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận án để rút ra khái niệm MTĐT và phân tích các khía cạnh của khái niệm MTĐT. Luận án đã mạnh dạn rút ra và phân tích 5 đặc điểm của MTĐT, bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở và tính hệ thống của MTĐT. Ngoài ra, luận án cũng chỉ các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình cải thiện MTĐT: nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của bản thân các quốc gia, xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia, chính sách và khả năng của nhà ĐTNN. Luận án đã đề xuất quy trình vận dụng phương pháp Pareto vào quá trình nghiên cứu luận án nhằm tìm ra yếu tố quan trọng gây trở ngại đến hoạt động FDI (Sơ đồ 1.6). Quá trình cải thiện từng các MTĐT thành phần và MTĐT tổng thể được phân tích căn cứ vào số liệu thứ cấp và kết quả điều tra.

4

Luận án đã phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi các môi trường đến FDI (cả thư hút và thực hiện) từ năm 1988-2009 theo từng giai đoạn, theo cơ cấu ngành, vùng, hình thức đầu tư. Vận dụng phương pháp Pareto kết hợp với chỉ số về MTĐT của năm 2009, luận án chỉ ra những tồn tại trọng yếu của MTĐT có ảnh hưởng nhiều nhất đến FDI: môi trường kinh tế vĩ mô, quy hoạch vùng, ngành, hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư và kinh doanh, TTHC, tham nhũng, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Tác giả đã mạnh dạn đề xuất những quan điểm cần quán triệt trong quá trình cải thiện MTĐT, gồm: cải thiện MTĐT phải đi trước một bước; cải thiện MTĐT hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải thiện từng bước với những bước đột phá; đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình cải thiện MTĐT; cải thiện MTĐT thường xuyên và định kỳ; cải thiện MTĐT cần quan tâm tới lợi ích của nhiều bên: nhà đầu tư, xã hội; cải thiện MTĐT phải phù hợp với điều kiện địa phương và bối cảnh MTĐT quốc tế; xã hội hóa quá trình cải thiện MTĐT; gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện MTĐT với hoạt động xúc tiến đầu tư. Luận án đã ưu tiên các yếu tố trở ngại trọng yếu của MTĐT để đề xuất các giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại này của MTĐT trong thời gian tới nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Việt nam để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Page 3: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

5

CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 1.1.1. Khái niệm Cho đến hiện nay, khái niệm môi trường đầu tư được nhiều tác giả đề cập đến nhưng vẫn còn chưa thống nhất. Khái niệm MTĐT được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xin đưa ra khái niệm MTĐT như sau: Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phát triển kinh tế. Trước hết, MTĐT là tổng hòa của các yếu tố của nước nhận đầu tư. Thứ hai, MTĐT ở khái niệm này chỉ đề cập đến MTĐT của nước tiếp nhận đầu tư, mà không đề cập đến các môi trường bên ngoài quốc gia. Thứ ba, các yếu tố của MTĐT có tác động tới cả chu kỳ dự án FDI, kể từ khi nhà ĐTNN bắt đầu tìm hiểu về MTĐT, nắm bắt cơ hội đầu tư để bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án để đưa ra quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư để có thể đưa các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư vào vận hành, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chấm dứt dự án. Thứ tư, tác giả cũng muốn nhấn mạnh đến khái niệm MTĐT tốt. MTĐT tốt không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân nhà đầu tư, mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư • MTĐT có tính tổng hợp: MTĐT là tổng hòa của các yếu tố, các yếu tố tác động tới tất cả các nhà đầu tư tại một địa phương nhất định, tác động tới các đối tượng khác và tới toàn bộ nền kinh tế. • Tính hai chiều của MTĐT: Giữa chính phủ, MTĐT và nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác với nhau. • MTĐT có tính động: MTĐT có tính động do các yếu tố cấu thành MTĐT luôn vận động biến đổi theo thời gian. • MTĐT có tính mở: MTĐT có tính mở thể hiện sự thay đổi các yếu tố của MTĐT còn chịu ảnh hưởng của MTĐT ở cấp độ cao hơn. • MTĐT có tính hệ thống MTĐT có tính hệ thống vì MTĐT là tổng hòa của các yếu tố có tác động qua lại với nhau và chịu tác động của MTĐT quốc tế. MTĐT mang tính mở, tính cân bằng động. 1.1.3. Phân loại • Theo chức năng quản lý Nhà nước:Nhóm chính phủ có ảnh hưởng mạnh và Nhóm chính phủ ít có ảnh hưởng. • Theo kênh tác động của các nhân tố đến hoạt động đầu tư:Các nhân tố tác động tới chi phí,Các nhân tố tác động tới rủi ro, Các nhân tố tác động tới cạnh tranh.

6

• Căn cứ vào yếu tố cấu thành:Môi trường tự nhiên, Môi trường chính trị, Môi trường pháp luật, Môi trường kinh tế, Môi trường văn hoá, xã hội. • Theo phạm vi: MTĐT cấp quốc gia, MTĐT cấp vùng, MTĐT cấp tỉnh. • Căn cứ vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư: MTĐT nước ngoài gồm các yếu tố của giai đoạn thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp vốn đầu tư nứơc ngoài. • Theo nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn đầu tư: Yếu tố đẩy và Yếu tố kéo. • Theo hình thái vật chất: MTĐT cứng và MTĐT mềm. • Căn cứ vào nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư: Khung chính sách đối với hoạt động FDI,Nhóm nhân tố kinh tế, Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh. 1.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Luận án trình bày từng yếu tố cấu thành MTĐT và ảnh hưởng của yếu tố đó tới hoạt động thu hút FDI. 1.3. CHỈ SỐ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 1.3.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 1.3.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia 1.3.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng 1.3.4. Xếp hạng kinh doanh 1.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN FDI 1.4.1. Lý thuyết chiết trung: Lợi thế địa điểm hay lợi thế của quốc gia, địa phương nhận đầu tư có ảnh hưởng tới thu hút và thực hiện FDI. Quốc gia nhận đầu tư có thể chủ động thay đổi lợi thế để có thể thu hút được nhiều hơn FDI. 1.4.2. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên: Quốc gia nào mang lại lợi nhuận cận biên cao hơn sẽ thu hút được nhiều FDI. 1.4.3. Lý thuyết quy mô thị trường: Quy mô thị trường của một nước có ảnh hưởng đến lượng FDI mà nước đó có thể tiếp nhận. 1.4.4. Lý thuyết lợi thế so sánh: Lý thuyết này cho thấy ảnh hưởng của MTĐT đến cơ cấu FDI thu hút. 1.4.5. Lý thuyết kéo đẩy: Các quốc gia muốn thu hút FDI cần duy trì và phát triển các yếu tố kéo. 1.4.6. Lý thuyết đa dạng hóa đầu tư: FDI đầu tư vào một số nước và một số ngành không những có tỷ lệ lợi nhuận cao, mà còn ít xảy ra rủi ro. 1.4.7. Lý thuyết tổ chức công nghiệp: Lý thuyết này giải thích nguyên nhân TNCs thực hiện FDI và ảnh hưởng của MTĐT đến hình thức đầu tư. 1.4.8. Lý thuyết tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái làm thay đổi chi phí và thu nhập của nhà đầu tư nên khi giá trị đồng tiền tăng lên thì lượng FDI sẽ giảm và ngược lại. 1.5. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ Để đưa ra quyết định đầu tư, nhà ĐTNN đầu tư sẽ tìm hiểu về MTĐT của

Page 4: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

7

nước sở tại. MTĐT có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI thông qua tác động đến chi phí đầu tư, rủi ro đầu tư và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tư. MTĐT có chi phí đầu tư cao thì khả năng sinh lợi sẽ giảm nên lượng vốn FDI thu hút bị giảm. Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức, chi phí không chính thức và thời gian để giải quyết các TTHC. MTĐT gây ra rủi ro với hoạt động đầu tư do sự thay đổi của các yếu tố thuộc MTĐT. Khi nhà đầu tư đánh giá MTĐT có rủi ro cao thì hiệu quả đầu tư dự tính sẽ giảm đi và do đó lượng vốn đầu tư sẽ giảm. MTĐT tạo ra các rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Giảm rào cản cạnh tranh sẽ khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế. 1.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Luận án cũng chỉ các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình cải thiện MTĐT: nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của bản thân các quốc gia, xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia, chính sách và khả năng của nhà ĐTNN. 1.7. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PARETO VÀO NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Phương pháp Pareto là công cụ sắp xếp những yếu tố cần giải quyết theo mức độ trở ngại nhằm tìm ra những yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng tới thu hút và sử dụng vốn FDI để ưu tiên tập trung cải thiện trước nhằm tối đa hóa hiệu quả của quá trình cải thiện MTĐT. Luận án mạnh dạn đề xuất quy trình đánh giá, cải thiện MTĐT và vận dụng cho cho các phần của luận án. Sơ đồ 1.6 chỉ thể hiện các bước áp dụng cho luận án. Bước 5 của quy trình đòi hỏi sau một thời gian triển khai thực hiện giải pháp cần thu thập lại thông tin để đánh giá lại MTĐT nhằm đánh giá những tiến bộ đạt được cũng như tìm ra yếu tố trở ngại mới. Luận án chỉ có thể thực hiện 4 bước đầu tiên của quy trình đánh giá, cải thiện MTĐT này.

Sơ đồ 1.6: Quy trình đánh giá, cải thiện MTĐT bằng phương pháp Pareto, vận dụng cho các phần của luận án.

Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra

Đánh giá hiện trạng MTĐT

Thu hẹp phạm vi yếu tố MTĐT

Giải quyết các yếu tố quan trọng

Thiết kế phiếu điều tra, tiến hành điều tra,thu thập số liệu, xử lý kết quả điều tra

Kết quả điều tra được vận dụng phân tíchlàm rõ các mục 2.1, 2.2.2.3 của chương II

Tại mục 2.4, những yếu tố tồn tại trọng yếu của MTĐT rút ra bằng biểu đồ Pareto

Chương 3 đưa ra giải pháp cải thiện các yếu tố quan trọng

8

CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

2.1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TỪ KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI, MỞ CỬA 2.1.1. Môi trường tự nhiên Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi thu hút các nhà ĐTNN, có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

Giao thông

mức

độ

trở

ngại

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp FDI. Biểu 2.1. Đánh giá các yếu tố của môi trường đầu tư Theo kết quả điều tra, điều kiện tự nhiên của Việt Nam hầu như không gây trở ngại hoặc rất ít đối với hoạt động ĐTNN. Ngoài ra, các yếu tố khác được đánh giá ít trở ngại như cung cấp nước, viễn thông, quy định về lao động, giải quyết tranh chấp và chi phí lao động. 2.1.2. Môi trường chính trị Môi trường chính trị ổn định tạo thuận lợi cho Việt Nam trở thành đích đến an toàn của các nhà ĐTNN. Việt Nam tích cực, chủ động tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao, tổ chức thành công các sự kiện làm các nhà đầu tư yên tâm đầu tư tại Việt Nam, có ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI.

Page 5: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

9

2.1.3. Môi trường chính sách, pháp luật a. Giai đoạn 1987-1990 Luật ĐTNN 1987 đã tạo đà cho dòng vốn ĐTNN chảy vào Việt Nam. Luật ĐTNN 1987 thể hiện sự dè dặt trong hợp tác đầu tư với nước ngoài và thể hiện mong muốn thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất là thông qua liên doanh để được nhiều lợi ích của ĐTNN. Luật ĐTNN sửa đổi 1990: mở rộng hình thức ĐTNN, cho phép tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế được hợp tác đầu tư với nước ngoài, hình thức liên doanh được mở rộng. b. Giai đoạn 1990-1996 Luật ĐTNN sửa đổi 1992 tiếp tục tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà ĐTNN: tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác, phương thức đầu tư, tăng thời hạn đầu tư, giảm thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư từ 3 tháng xuống 60 ngày. Số văn bản pháp quy ở giai đoạn này tăng lên rõ rệt. c. Giai đoạn 1996-2000 Luật ĐTNN 1996: tiếp tục mở rộng thêm, những vấn đề phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí được thu hẹp, chính phủ quy định việc cấp giấy phép đầu tư của Bộ kế hoạch đầu tư, phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có đủ điều kiện, quy định cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Luật ĐTNN 1996 đã từng bước xóa bỏ dần khoảng cách giữa khung pháp luật về ĐTNN và đầu tư trong nước. d. Giai đoạn 2000-2004 Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 tiếp tục tăng cường khuyến khích đầu tư: thời gian thẩm định cấp giấy phép giảm xuống còn 45 ngày, những vấn đề phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí tiếp tục được thu hẹp…Khung pháp luật chính sách giai đoạn này được xây dựng nhằm từng bước tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa ĐTNN và đầu tư trong nước, nhà ĐTNN được tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn, các hạn chế đối với ĐTNN cũng từng bước được loại bỏ, chế độ hai giá từng bước xóa bỏ. Phân cấp cấp giấy phép được đầu tư được mở rộng cho các UBND tỉnh, thành phố. e. Giai đoạn 2005-2009 Nhằm tạo ra môi trường pháp luật về đầu tư bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Luật đầu tư chung chỉ tập trung vào bảo đảm đầu tư và chính sách khuyến khích đầu tư. Nhà đầu tư được đầu tư vào các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Luật đầu tư năm 2005 phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý đầu tư cho địa phương. Tóm lại, hệ thống chính sách và pháp luật về hoạt động đầu tư nói chung

10

và FDI nói riêng đã và đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, hệ thống pháp luật và chính sách vẫn bị nhà đầu tư đánh giá có trở ngại cao trong các yếu tố của MTĐT (Biểu 2.1. 2.1.4. Thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) ở Việt Nam được tiến hành từ nhiều năm với mức độ ngày càng sâu rộng hơn, từ thấp tới cao. Theo kết quả điều tra, 59% doanh nghiệp FDI đánh giá mức độ công khai mọi quy định về TTHC là tăng lên. Kết quả này cho thấy, những cố gắng cải cách hành chính của chính phủ đã được các doanh nghiệp FDI ghi nhận và đánh giá tích cực. Tuy nhiên, số TTHC vẫn còn nhiều, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, và doanh nghiệp, ảnh hưởng cả tới việc thu hút và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra, 67% các doanh nghiệp FDI đánh giá mức độ chồng chéo và mâu thuẫn của các TTHC hiện nay còn khá cao, TTHC với mức trở ngại cao nhất. TTHC phức tạp, thái độ phục vụ của công chức kém làm mất thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI cho rằng mức độ công khai của thủ tục hành có ảnh hưởng tương đối nhiều tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại Việt Nam. 2.1.5. Môi trường kinh tế Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt nam đã được thành tựu to lớn về kinh tế. tốc độ tăng trưởng bình quân năm thuộc hàng các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, bất ổn kinh tế vĩ mô của 2 năm 2008 và 2009 vẫn khiến doanh nghiệp FDI lo ngại. Môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định là yếu tố doanh nghiệp FDI đánh giá có điểm trở ngại cao thứ hai sau TTHC (Biểu 2.1. ). Môi trường vĩ mô thiếu ổn định cũng bị coi là yếu tố gây trở ngại lớn và gây rủi ro nhiều cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp . 2.1.6. Cơ sở hạ tầng 2.1.6.1. Hệ thống giao thông vận tải • Nhờ sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, năng lực vận tải của ngành GTĐB ngày càng tăng. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển, còn bất cập so với nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chất lượng của các con đường nhìn chung còn kém và tỷ lệ đường cao tốc còn quá bé so với nước trong khu vực. • Mạng lưới đường sắt, cầu, hầm có chất lượng thấp, nhiều đoạn xuống cấp, tiêu chuẩn lạc hậu. • Dù được nâng cấp cải tạo song cơ sở vật chất kỹ thuật hầu hết các sân bay đều lạc hậu và thiếu đồng bộ, hầu hết các sân bay đều có quy mô nhỏ bé, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp lại thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng. • Hệ thống cảng biển đang được quan tâm đầu tư và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cơ cấu cảng biển Việt Nam chưa hợp lý. Số lượng bến cảng tổng hợp và bến cảng chuyên dùng chiếm chủ yếu, bến container chiếm rất ít, trong khi xu

Page 6: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

11

hướng vận chuyển hàng hoá bằng container và nhu cầu sử dụng bến container đang tăng. Thứ hai, quy mô cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam còn nhỏ bé, trang thiết bị lạc hậu, năng lực còn hạn chế, nên năng suất thấp, giải phóng tàu chậm. Thứ ba, khả năng tiếp nhận của cầu bến với trọng tải cao còn quá ít. Chính do các tồn tại trên làm chi phí vận tải đường biển của Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực, là một hạn chế của Việt Nam trong thu hút đầu tư. 2.1.6.2. Hệ thống điện:Tổng công suất nguồn điện tăng lên qua các năm, giá điện là yếu tố có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện vẫn tồn tại do nhu cầu điện tăng cao hơn so với nhịp tăng của hệ thống điện. Hệ thống truyền tải điện còn chưa tương thích với nguồn phát điện nên khả năng tận dụng tối đa các nguồn phát điện giữa các vùng của cả nước bị hạn chế bởi công suất của đường dây. 2.1.6.3. Hệ thống cấp, thoát nước:Hệ thống thoát nước quá tải, lạc hậu, xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thoát nước. 2.1.6.4. Bưu chính viễn thông: Dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ càng được cải thiện, giá dịch vụ ngày càng hạ. Tóm lại, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn luôn là một trong những rào cản đối với quá trình thu hút và thực hiện FDI. Theo kết quả điều tra, trong các loại cơ sở hạ tầng, đường bộ, hải cảng, điện là 3 yếu tố gây trở ngại lớn nhất và cần thay đổi nhất nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp FDI. 2.1.7. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực Việt Nam tương đối dồi dào, chi phí lao động thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam luôn có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tiềm năng này là thuận lợi lớn cho việc thu hút FDI cả về quy mô và cơ cấu FDI. Nhà ĐTNN lựa chọn những lĩnh vực đầu tư có thể lợi dụng lợi thế chi phí lao động thấp như chế biến, lắp ráp. Tuy nhiên, lực lượng lao động Việt Nam vẫn thiếu hụt lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, thiếu những kỹ năng làm việc cần thiết làm chi phí doanh nghiệp FDI trả cho lao động này cao so với các nước khác. Theo kết quả điều tra, trình độ lao động được doanh nghiệp FDI là yếu tố có mức độ trở ngại cao trong khi chi phí lao động chỉ trở ngại thấp. 74% doanh nghiệp FDI được điều tra cũng cho rằng chất lượng lao động của Việt Nam có ảnh hưởng tương đối và nhiều đến hoạt động đầu tư của họ. 2.2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM. Trong những năm, Việt Nam đã nỗ lực cải thiện MTĐT nhằm thu hút và tạo thuận lợi cho hoạt động của nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp đều đánh giá MTĐT của Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Nhận định này cũng thể hiện thông qua các chỉ số sau: 2.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia Xếp hạng năng lực cạnh tranh có vẻ ngày càng cao, do có nhiều nước được

12

WEF đưa thêm vào danh sách nhưng khoảng cách đến nước có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất thì có xu hướng ngày càng xa. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng như MTĐT có sự cải thiện nhất định. 2.2.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia Nếu điểm rủi ro tổng hợp càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp. Điểm rủi ro tổng hợp của Việt Nam ngày càng tăng, năm 1991 là 44,0, năm 2004 là 69,8, đến tháng 2/2008 là 72,3, đến tháng 1/2009, điểm rủi ro của Việt Nam còn 67,3. Xu hướng tăng điểm rủi ro tổng hợp cho thấy MTĐT đã có những cải thiện đáng kể. 2.2.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam đã có tăng chút ít với 2,4 điểm vào năm 2005, lên 2,6 điểm năm 2006, 2007 và 2,7 điểm năm 2008. 2.2.4. Xếp hạng kinh doanh Trong khi số quốc gia được xếp hạng ngày càng tăng, thì Việt Nam có xếp hạng kinh doanh tương đối ổn định. Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam đã tích cực, chủ động cải cách các quy định kinh doanh trong suốt thời gian qua. 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 2.3.1. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới thu hút vốn FDI giai đoạn 1988 – 2009 2.3.1.1. Tác động của môi trường đầu tư đến quy mô vốn FDI đăng ký • Giai đoạn 1988-1990: thu hút được 214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,58 tỷ USD. MTĐT có ảnh hưởng tới lượng vốn FDI thu hút chưa cao ở giai đoạn này.Thứ nhất, đây là những năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới, nhà ĐTNN đang tìm hiểu về MTĐT Việt Nam, còn dè dặt khi ra quyết định đầu tư vào Việt Nam. Thứ hai, Luật ĐTNN 1987 còn nhiều bất cập, tạo ra một rào cản đối với các nhà ĐTNN. Thứ ba, dù Luật ĐTNN đã ban hành nhưng các văn bản pháp luật khác còn thiếu và không đồng bộ. Thứ tư, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu. Thứ năm, TTHC liên quan đến hoạt động ĐTNN còn rườm rà, phức tạp. Hơn nữa, những bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa cũng dẫn đến tâm lý e ngại của các nhà đầu tư. • Giai đoạn 1991-1996: vốn FDI đăng ký tăng lên mạnh mẽ với tổng vốn đăng ký là 28,8 tỷ USD. Vốn FDI thu hút giai đoạn này liên tục tăng và đạt đỉnh vào năm 1996 với 9735.3 triệu USD, đây là mức cao nhất kể từ khi Việt Nam ban hành Luật ĐTNN. Nguyên nhân là do những thay đổi về MTĐT Việt Nam trong giai đoạn này. Thứ nhất, Luật ĐTNN tiếp tục sửa đổi và bổ sung vào các năm 1990, 1992 tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hơn, làm các nhà ĐTNN yên tâm hơn khi bỏ vốn ở Việt Nam. Thứ hai, kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này là 8,4%. Tình hình chính trị, an ninh ổn định. Thứ ba, Việt Nam có quy mô dân số lớn, là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn và mới mẻ nên các nhà đầu tư muốn nhanh chân nhảy vào khai thác, là nguồn cung lao động dồi dào. Thứ tư, nỗ lực của chính phủ Việt

Page 7: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

13

Nam trong quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế làm MTĐT hấp dẫn hơn. • Giai đoạn 1997-2004: Sự giảm sút FDI trong 3 năm đầu giai đoạn và hồi phục chậm từ 2000 đến 2004 là do ảnh hưởng của MTĐT. Thứ nhất, môi trường pháp luật tiếp tục được cải thiện với Luật ĐTNN năm 1996, Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động FDI. Thứ hai, TTHC rắc rối làm MTĐT trở nên kém hấp dẫn hơn trước. Thứ ba, nền kinh tế giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này là 6%, thấp nhất trong các giai đoạn, với điểm đáy là 4,77% vào năm 1999. Thứ tư, từ năm 2000, các địa phương trong cả nước tích cực cải cách TTHC, đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, làm dòng vốn FDI phục hồi. • Giai đoạn 2005-2009: vốn FDI đăng ký tăng mạnh mẽ. Những thành tựu thu hút FDI giai đoạn này do tích cực cải tiến MTĐT của chính phủ Việt Nam. Thứ nhất, Chính phủ tích cực cải thiện môi trường pháp luật bằng việc ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp tạo ra hành lang pháp lý chung cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, làm cho dòng vốn ĐTNN chảy mạnh vào Việt Nam. Thứ hai, nguyên tắc nhất trí, chính sách hai giá không còn tồn tại. Thứ ba, việc phân cấp triệt để cấp GCNĐT góp phần thu hút mạnh FDI. Thứ tư, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực. 2.3.1.2. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới cơ cấu vốn FDI thu hút giai đoạn 1988 – 2009 • Đến cơ cấu FDI theo ngành: Việt Nam với tiềm năng lao động dồi dào và chi phí lao động thấp là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI, nhất là vào ngành sử dụng nhiều lao động như công nghiệp lắp ráp, chế biến, ngành dệt may. Đến ngày 15/12/2009, số vốn đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 50,17% tổng vốn đăng ký. Ngành nông nghiệp do có rủi ro đầu tư cao nên số vốn thu hút vào ngành này còn thấp chỉ chiếm 1,7% vốn đăng ký. Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường đối với ngành dịch vụ nên tỷ trọng vốn đăng ký còn thấp. Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ có tỷ trọng vốn đăng ký là 0,7%, còn ngành thông tin và truyền thông là 2,64%. • Đến cơ cấu FDI theo vùng: Đến ngày 15/12/2009, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều FDI nhất. Vốn FDI đăng ký tập trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm, ở các thành phố trực thuộc Trung ương, vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng lợi thế về vị trí địa lý, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, quy mô thị trường. Các doanh nghiệp FDI điều tra đánh giá MTĐT của các tỉnh phía Nam có mức độ hấp dẫn cao hơn các tỉnh phía Bắc. Vốn FDI đăng ký tại các tỉnh phía Nam cao hơn hẳn so với các tỉnh phía Bắc. Vậy, ngoài lợi thế cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận thị trường, tài chính thì chi phí đầu tư và vai trò của chính quyền địa phương ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. • Đến cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Kể từ khi luật ĐTNN 1987 có hiệu lực cho đến giữa những năm 90, hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng lớn và sau

14

đó có sự chuyển đổi mạnh mẽ về hình thức đầu tư. Do vậy, đến hết ngày 15/12/2009, các dự án FDI đăng ký theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 77,7% về số dự án, 62,6% tổng vốn đăng ký. Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu hình thức đầu tư do ảnh hưởng của quá trình cải thiện MTĐT. Thứ nhất, Luật ĐTNN 1987 và Luật ĐTNN sửa đổi 1990 khuyến khích FDI theo nhận thức hình thức liên doanh. Thứ hai, môi trường kinh tế trong thời kỳ trước năm 1990 còn nhiều bất ổn nên hình thức liên doanh được coi là hình thức đảm bảo an toàn nhất cho nhà ĐTNN. Thứ ba, Việt Nam vừa mới mở cửa, nhà ĐTNN chọn liên doanh nhằm bù đắp thiếu hụt về hiểu biết MTĐT Việt Nam. Những năm tiếp theo hình thức đầu tư 100% được lựa chọn nhiều hơn là do đến Luật ĐTNN sửa đổi 1992, thì xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng các ưu đãi về thuế và được chuyển lỗ như xí nghiệp liên doanh. Hơn nữa, những rắc rối gặp phải trong quản lý liên doanh làm cho hình thức này trở nên kém hấp dẫn hơn. Các hình thức công ty cổ phần, Hợp đồng BOT, BT, BTO và công ty mẹ con chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vì Việt Nam gần đây mới cho phép nhà ĐTNN được hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp này. 2.3.2. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới triển khai thực hiện các dự án FDI giai đoạn 1988 – 2009 Trong thời kỳ 1988-2009, vốn FDI thực hiện của Việt Nam đạt 68,1 tỷ USD, chỉ bằng 36% vốn đăng ký. 2.3.2.1. Đến quy mô vốn FDI thực hiện • Giai đoạn 1988-1997: Vốn đăng ký còn thấp nên vốn thực hiện 1988-1990 không đáng kể do nhà đầu tư còn phải thực hiện các thủ tục để triển khai dự án. Giai đoạn 1991-1997, quy mô vốn thực hiện ngày càng tăng và cao nhất vào năm 1997 (3218 triệu USD) là do độ trễ của quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI đăng ký, sự tăng lên của dòng vốn FDI thực hiện chính là do quy mô thị trường Việt Nam lớn và còn nhiều khoảng trống mà nhà đầu tư muốn nhảy vào để chiếm lĩnh. Sự dồi dào về lao động cũng góp phần làm giảm chi phí cho nhà đầu tư. • Giai đoạn 1998-2004: Vốn thực hiện trong từng năm của giai đoạn 1998-2004 không cao hơn so với vốn thực hiện năm 1997 nhưng tỷ lệ giải ngân là 78%, cao hơn so với giai đoạn trước. Nguyên nhân là do tác động của các yếu tố của MTĐT làm cho mức vốn đăng ký giảm nhanh, nhưng nhiều dự án đã đăng ký các năm trước mới đang triển khai thực hiện đầu tư. Bắt đầu từ năm 2001, vốn thực hiện có chiều hướng phục hồi do các địa phương đã tích cực cải cách TTHC, thậm chí đưa ra nhiều ưu đãi “xé rào” để thu hút đầu tư. • Giai đoạn 2005-2009: vốn FDI thực hiện là 36,93 tỷ USD, bằng 54% vốn thực hiện của cả giai đoạn 1988-2009, nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất trong các giai đoạn. Nguyên nhân là do Việt Nam tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư. Thứ hai, với chính sách phân cấp cấp GCNĐT, các địa phương tích cực chủ động thu hút FDI. Thứ ba, MTĐT làm khả năng hấp thụ vốn FDI đăng ký

Page 8: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

15

thấpdo thiếu hụt lao động kỹ năng; cơ sở hạ tầng kém chất lượng không đồng bộ; TTHC còn phức tạp; khó khăn trong giải phóng mặt bằng; sức mua thị trường kém; nguyên vật liệu không đáp ứng. 2.3.2.2. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới cơ cấu vốn FDI thực hiện giai đoạn 1988 – 2009 • Đến cơ cấu FDI theo ngành: ngành công nghiệp có vốn thực hiện cao nhất, chiếm tới 68% tổng vốn thực hiện, ngành dịch vụ đứng thứ hai với tỷ trọng 25% và thấp nhất là ngành nông nghiệp với tỷ trọng là 7%. MTĐT có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn FDI thực hiện. Thứ nhất, Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, nên thu hút nhiều công ty lớn có tiềm lực tài chính đầu tư, làm vốn thực hiện lớn. Thứ hai, Việt Nam với dân số đông, quy mô thị trường lớn nên sau khi được cấp phép, những công ty này đẩy mạnh quá trình thực hiện đầu tư nhằm đưa dây chuyền sản xuất hoạt động, tạo ra sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. Thứ ba, lao động giản đơn nhiều, chi phí thấp là nguyên nhân khiến vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện công nghiệp chế biến, lắp ráp chiếm tỷ trọng cao. Thứ tư, trước năm 2006, việc cấp phép ngành dịch vụ còn hạn chế, nên tỷ trọng vốn thực hiện thấp. • Đến cơ cấu FDI theo vùng: Các địa phương dẫn đầu về lượng vốn FDI thực hiện là TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng. Tỷ trọng vốn thực hiện của sáu địa phương đã chiếm 80% vốn thực hiện của cả nước. Các địa phương dẫn đầu về lượng vốn thực hiện đều thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn, là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước, có lợi thế về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường đầu vào và đầu ra. Trong sáu tỉnh đứng đầu, có đến 4 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đều đi tiên phong trong cải cách TTHC, có chỉ số PCI cấp tỉnh cao. Bên cạnh lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, quy mô thị trường, thì TTHC đặc biệt tinh thần trách nhiệm và sự năng động của chính quyền địa phương có ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện đầu tư. • Đến cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Vốn thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng thấp hơn so với vốn đăng ký là 69,9%, đứng thứ hai là hình thức doanh nghiệp liên doanh với tỷ trọng 28,5% cao hơn tỷ trọng vốn đăng ký 19,2%. Chính sự thay đổi của môi trường pháp luật theo thời gian có ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân của các hình thức đầu tư. Đến giữa những năm 90 do chính sách khuyến khích đầu tư theo hình thức liên doanh nên số vốn đăng ký theo hình thức này lớn, đây là những dự án lớn, có tỷ lệ giải ngân cao nên vốn thực hiện của hình thức này là lớn. Đến hết năm 2004, các dự án đăng ký theo hình thức liên doanh chiếm cao nhất (40,6%), theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính chiếm 39,9%, và theo hình thức hợp doanh chiếm 19,5%. Dự án đăng ký theo hình thức 100% vốn nước ngoài mới chiếm ưu thế trong 4 năm gần đây, quy mô vốn đăng ký bình quân một dự án thấp hơn so với hình thức liên doanh. Chính do chính sách khuyến khích đầu tư kết hợp với độ

16

trễ triển khai đầu tư và quy mô vốn đăng ký thấp của hình thức 100% vốn nước ngoài làm tỷ trọng vốn thực hiện của hình thức này thấp so với vốn đăng ký. 2.4. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM Khi xác định 3 yếu tố của MTĐT gây trở ngại lớn nhất, nhiều doanh nghiệp đều coi 4 yếu tố của MTĐT gồm môi trường vĩ mô thiếu ổn định (16%, 15%), TTHC (14%, 15%), trình độ của lao động hiện có (9%, 6%), giao thông (9%, 6%) là trở ngại lớn thứ nhất và lớn thứ hai.,

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Giao thông

Mức

độ

trở

ngại

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Tỷ

lệ tí

ch lũ

y

Biểu 2.13: Yếu tố gây trở ngại đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI. Tổng hợp 3 các yếu tố gây trở ngại lớn nhất, áp dụng phương pháp Pareto, tổng tỷ lệ tích lũy tính theo phần trăm của các yếu tố gây trở ngại lớn từ yếu tố TTHC đến điện đã chiếm 64% các yếu tố gây trở ngại nhất mà doanh nghiệp FDI liệt kê (Biểu 2.13). Phần này chỉ trình bày các yếu tố gây trở ngại lớn đến hoạt động đầu tư bằng cách vận dụng phương pháp Pareto và yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế xã hội của Việt nam cũng như nhà ĐTNN (yếu tố quy hoạch). 2.4.1. Môi trường kinh tế vĩ mô khiến nhà đầu tư quan ngại Thời điểm điều tra lại là tháng 1, 2 năm 2010, nên môi trường vĩ mô thiếu ổn định là yếu tố doanh nghiệp FDI cho là có trở ngại lớn tới hoạt động đầu tư của họ (0). Thậm chí, đa số doanh nghiệp FDI coi môi trường vĩ mô thiếu ổn định là yếu tố gây trở ngại lớn thứ nhất và thứ hai, gây rủi ro nhiều thứ nhất và

Page 9: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

17

thứ hai cho hoạt động đầu tư của doanh. Khả năng tiếp cận các nguồn lực cho thực hiện đầu tư và sản xuất giảm đi, giá cả yếu tố đầu vào tăng, các yếu tố đầu vào nhập khẩu đắt lên do VNĐ giảm giá, khó tiếp cận tín dụng trong khi sức mua giảm. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm quy mô sản xuất, lượng lao động. Hay sự bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình thu hút và thực hiện vốn FDI. 2.4.2. Quy hoạch vùng, ngành có chất lượng chưa cao, thiếu đồng bộ Các quy hoạch còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu sự gắn kết giữa các quy hoạch ngành, giữa quy hoạch địa phương với quy hoạch vùng, quy hoạch vùng và quy hoạch ngành. Chất lượng các dự án quy hoạch còn hạn chế, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, chưa tiên liệu được những tác động của thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ... nên tình trạng thừa thiếu luôn luôn tồn tại. Các quy hoạch vùng, ngành, đô thị đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất còn thiếu công khai. Trong thực hiện quy hoạch, các địa phương chưa tuân thủ quy hoạch ngành, vùng. 2.4.3. Hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và không rõ ràng Các chính sách đầu tư chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, như chính sách phân cấp đầu tư, chính sách thu hút FDI theo ngành. Chính sách phân cấp đầu tư làm các địa phương cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn, nhưng chưa quan tâm đến chất lượng thu hút FDI. Tỷ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện thấp do chưa thẩm tra kỹ khả năng tài chính và năng lực khác của nhà đầu tư. Việc phân cấp triệt dẫn đến hiện tượng cục bộ trong thu hút vốn FDI, thậm chí không chú ý đến quy hoạch vùng, cả nước. Chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể việc phân cấp đầu tư cho chính quyền cấp huyện, xã nên việc phân cấp giữa các địa phương không thống nhất. Chưa phân định rõ quyền, trách nhiệm, chế tài cho mỗi cấp, mỗi cơ quan trong việc quản lý đầu tư làm cho triển khai, phối hợp giữa các cấp, cơ quan chưa đồng bộ. Kết quả thu hút FDI theo ngành không như mong muốn của chính sách thu hút FDI, những ngành Việt Nam mong đợi thu hút chỉ chiếm tỷ trọng thấp như ngành công nghệ cao. Chính sách tăng tỷ lệ nội địa hóa không đạt được. Tỷ lệ nội địa hóa thấp nên tác dụng tràn của FDI không phát huy hiệu quả, công nghệ lạc hậu, công nghiệp phụ trợ không phát triển, giá trị gia tăng thu được thấp. Hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất làm các cơ quan quản lý có thể hiểu theo các cách khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp GCNĐT, cho việc hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Quy định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng, còn mâu thuẫn giữa lộ trình cam kết mở cửa một số lĩnh vực khi gia nhập WTO với thực tiễn khuyến khích FDI trước khi gia nhập như lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng ảnh hưởng đến quy mô vốn FDI thu hút.

18

2.4.4. Thủ tục hành chính vẫn khiến nhiều nhà đầu tư mệt mỏi Theo Doing Business 2009, Việt Nam có xếp hạng kinh doanh kém các quốc gia Trung quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan là do phải thực hiện nhiều thủ tục với thời gian dài hơn và chi phí cao hơn. Xếp hạng kinh doanh cho thấy bản thân TTHC của Việt Nam còn quá nhiều, phức tạp làm tốn thời gian và chi phí của nhà đầu tư. 2.4.5. Tình trạng tham nhũng gây trở ngại cho hoạt động đầu tư Các doanh nghiệp FDI đánh giá tham nhũng cũng thuộc nhóm yếu tố gây trở ngại cao cho hoạt động đầu tư (Biểu 2.1. ). Có đến 90% doanh nghiệp FDI vẫn phải chi ở tần suất khác nhau cho các khoản chi không chính thức. Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam có tăng nhưng mức tăng rất nhỏ từ 2,4 điểm vào năm 2005, lên 2,7 điểm năm 2008 và quá thấp so với thang điểm 10. Điều này chứng tỏ tham nhũng còn phổ biến ở Việt Nam. Tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực làm tăng chi phí đầu tư, tạo ra rào cản cạnh tranh nhiều cho hoạt động FDI, làm tốn thời gian và công sức của doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI khi phải giải quyết các giấy tờ, thủ tục. Đến 91% doanh nghiệp FDI vẫn còn gặp khó khăn ở mức độ khác nhau để có đủ các loại giấy phép. 2.4.6. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực vẫn là những rào cản đối với hoạt động FDI Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009-2010 thì Việt Nam thuộc nhóm nước được xếp ở vị trí trung bình thấp. Trong 3 năm gần đây thì xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục giảm. So với các nước trong khu vực, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ cao hơn của Philippin, Campuchia (Lào và Miến Điện chưa có tên trong danh sách xếp hạng), còn thấp hơn các nước khác trong khu vực. Trong các nhóm chỉ số, nhóm những yêu cầu cơ bản bị xếp hạng cao nhất, cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực chủ yếu ở các chỉ số phản ánh yêu cầu cơ bản như: kết cấu hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, Y tế và giáo dục cơ bản và giáo dục và đào tạo bậc cao. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến chi phí và rủi ro của hoạt động đầu tư, kinh doanh. Theo kết quả điều tra, đường bộ, hải cảng và điện là 3 loại cơ sở hạ tầng gây trở ngại nhiều nhất (64%) đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI. Do đó, Việt nam cần ưu tiên cải thiện 3 loại cơ sở hạ tầng này trong thời gian tới. Sự thiếu hụt lao động chất lượng cao đã tồn tại từ lâu, nhưng ngày càng trở nên bức xúc khi vốn FDI chảy vào nhiều, đặc biệt là các quốc gia đều hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức. Theo kết quả điều tra, trình độ của lao động bị các doanh nghiệp FDI xếp vào một trong bốn yếu tố làm tăng chi phí nhiều nhất, gây rủi ro nhiều nhất và ảnh hưởng đến rào cản cạnh tranh nhiều nhất. Trong trường hợp lao động lành nghề của Việt Nam tăng lên thì 66% doanh nghiệp FDI được điều tra sẽ tăng quy mô đầu tư.

Page 10: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

19

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO

VIỆT NAM 3.1. QUAN ĐIỂM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ MTĐT đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hút và triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư trong đó có FDI. Luận án đề xuất các các quan điểm cần quán triệt trong quá trình cải thiện MTĐT. 3.1.1. Cải thiện MTĐT phải đi trước một bước 3.1.2. Cải thiện MTĐT hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải thiện từng bước với những bước đột phá 3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình cải thiện MTĐT 3.1.4. Cải thiện MTĐT thường xuyên và định kỳ 3.1.5. Cải thiện MTĐT cần quan tâm tới lợi ích của nhiều bên: nhà đầu tư, xã hội 3.1.6. Cải thiện MTĐT phải phù hợp với điều kiện địa phương và bối cảnh MTĐT quốc tế 3.1.7. Xã hội hóa quá trình cải thiện MTĐT 3.1.8. Gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện MTĐT với hoạt động xúc tiến đầu tư 3.2. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI CỦA VIỆT NAM 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn FDI đầu tư đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020 Tác giả dự tính nhu cầu vốn FDI đăng ký cả giai đoạn 2010-2020 sẽ là 485,5 tỷ USD và vốn FDI thực hiện sẽ là 169,9 tỷ USD. 3.2.2. Định hướng thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô Để đối phó với bất ổn kinh tế vĩ mô, chính phủ cần phải chủ động, linh hoạt và kịp thời điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Bằng việc đưa ra những chính sách kịp thời đối phó với khủng hoảng, chính phủ duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư, người dân về chính sách hỗ trợ của Chính phủ ứng phó với khủng hoảng. Với chính sách tiền tệ, chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô thông qua lãi suất, tỷ giá hối đoái. Với chính sách tài khóa, chính phủ đối phó với những bất ổn kinh tế thông qua tác động đến các khoản mục thu và chi của ngân sách. Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong xây dựng và điều hành

20

chính sách tài chính, chính sách tiền tệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững làm cơ sở cho ổn định kinh tế vĩ mô. 3.3.2. Giải pháp về qui hoạch Việc xây dựng và quản lý quy hoạch cần thực hiện theo các bước: • Xác định lợi thế của Việt Nam, vùng, địa phương ở hiện tại cũng như sự

thay đổi các lợi thế trong tương lai. • Xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu ở hiện tại và tương lai. • Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch vùng, quy

hoạch ngành, địa phương. • Dự thảo quy hoạch cần tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên

gia trong, ngoài nước, các ngành và công chúng; tránh tình trạng khép kín trong công tác xây dựng quy hoạch.

• Hoàn chỉnh quy hoạch và ban hành. • Công khai tất cả quy hoạch cho tất cả mọi người. • Phải giám sát thực hiện quy hoạch. • Định kỳ đánh giá quy hoạch để sửa đổi, bổ sung, làm căn cứ cho nhà đầu tư

xác định cơ hội đầu tư chung một cách dễ dàng. 3.3.3. Môi trường pháp luật, chính sách. • Để đảm bảo tính đồng bộ của văn bản pháp luật, tránh gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật về hoạt động đầu tư, kinh doanh, Việt Nam cần tiếp tục xem xét, rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để bổ sung, sửa đổi các nội dung không rõ ràng, từ ngữ gây hiểu nhầm, nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành; giữa luật và các văn bản hướng dẫn; giữa văn bản pháp luật và lộ trình thực hiện cam kết WTO. • Cần kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh việc thi hành pháp luật liên quan đến thu hút vốn FDI. • Để đảm bảo lợi ích của cộng đồng, tránh cấp phép cho dự án gây ô nhiễm môi trường, các địa phương cần thực hiện đúng quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cần nghiên cứu và ban hành chế tài xử lý các cá nhân thuộc các chính quyền địa phương không tuân thủ đúng quy trình này. Đối với dự án đã được cấp GCNĐT nhưng có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xã hội thì phải dừng dự án, mọi chi phí nhà ĐTNN đã bỏ ra phải do cá nhân thuộc chính quyền địa phương hoàn trả cho nhà ĐTNN. • Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể việc phân cấp đầu tư cho chính quyền cấp huyện, xã. Cần phân định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong việc quản lý hoạt động đầu tư đặc biệt là hoạt động FDI. Việc đưa ra quy định cụ thể, nêu rõ trách nhiệm trong phân cấp đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý hoạt động của các cấp từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện phối

Page 11: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

21

hợp giữa các cấp, các ngành để thu hút FDI có chất lượng cao. • Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn FDI để thu hẹp khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và thực hiện, các chính quyền địa phương cần quản lý, hỗ trợ, giải quyết những vấn đề phát sinh của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời, thu hồi GCNĐT đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng không đảm bảo tiến độ, tiến độ kéo dài với chi phí đền bù hợp lý nhằm tạo quỹ đất cho dự án mới. • Cần nghiên cứu và đưa ra các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao. • Cần minh bạch hóa quy trình xây dựng luật và thực thi luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. 3.3.4. Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính Thứ nhất, phải xây dựng cơ sở pháp lý chuẩn về TTHC. Để tránh tình trạng quá nhiều TTHC do nhiều cơ quan ban hành không kiểm soát được, cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền quy định TTHC; loại TTHC mà một cơ quan có thẩm quyền ban hành; cơ quan thực hiện TTHC; các giấy tờ cần thiết để làm một TTHC; thời gian tối đa trả lời, có kết quả; lệ phí làm TTHC cũng như cơ chế giám sát, khiếu nại khởi kiện. Thời gian tới cần tiếp tục rà soát và phân loại TTHC, phải loại bỏ TTHC không phù hợp, không cần thiết, chồng chéo mâu thuẫn. Thứ hai, xây dựng chính phủ điện tử để giải quyết TTHC. Xây dựng hệ thống mạng kết nối từ Trung ương đến địa phương, thiết lập hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng điện tử. Cần công bố tất cả các TTHC của Việt Nam tại một trang web duy nhất. Cần công khai hoá vấn đề xử lý TTHC của doanh nghiệp trên mạng, công chức có trách nhiệm trả lời trực tiếp ý kiến, kiến nghị qua mạng internet làm doanh nghiệp quan tâm hơn đến hoạt động của cơ quan nhà nước. Từng bước tiến tới việc giải quyết TTHC, hạn chế sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp và công chức, giảm thời gian chi phí của doanh nghiệp và tệ nạn quan liêu tham nhũng. Thứ ba, thực hiện mô hình cải cách TTHC “một cửa liên thông” tại tất cả các địa phương trong cả nước. Thứ tư, quá trình cải cách TTHC chỉ có thể thực hiện được nếu công tác quản lý nhân sự tốt, công chức có đủ năng lực và tinh thần, thái độ phục vụ tốt. Thứ năm, để cải cách TTHC thì cần xây dựng cơ quan đặc trách về cải cách hành chính hiệu quả. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở pháp luật chuẩn về TTHC, rà soát TTHC, xây dựng chính phủ điện tử, xác định cơ cấu tổ chức của cơ quan giải quyết TTHC, số lượng công chức và tiêu chuẩn cán bộ công chức giải quyết TTHC. Cơ quan này cũng tiếp nhận những thông tin phản ánh của doanh nghiệp và người dân về quy trình thủ tục không hợp lý, về hành vi tiêu cực của công chức để xem xét xử lý.

22

3.3.5. Tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế Tính minh bạch đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu: Tính công khai; Sự rõ ràng và chính xác; Tính thống nhất; Tính cập nhật; Tính định hướng người nhận; Tính tham gia; Tính tin cậy; Tính trách nhiệm; Tính pháp lý. Để đáp ứng yêu cầu minh bạch của nền kinh tế, cần tăng cường tính minh bạch của môi trường chính sách và pháp luật, quy hoạch, tính minh bạch trong giải quyết TTHC. Trong xây dựng hệ thống chính sách pháp luật cần chú ý đến sự tham gia bày tỏ ý kiến của các chủ thể kinh tế có liên quan trong đó có doanh nghiệp FDI, từ đó giúp hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn không rõ ràng giữa các văn bản pháp luật. Cần công khai và cập nhật thường xuyên tất cả các thông tin về chính sách, pháp luật, các quy hoạch, các số liệu thống kê của cả nước và địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội, về các yếu tố của MTĐT khác để nhà đầu tư có thể dễ dàng phát hiện cơ hội đầu tư, tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định đầu tư và triển khai hoạt động của doanh nghiệp. 3.3.6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực • Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành, vùng, xác định nhu cầu nhân lực cho toàn bộ nền kinh tế trong 5-10-20 năm tới. • Cần xác định kỹ năng từng loại lao động cần phải có kể cả quản lý, kỹ sư và lao động lành nghề. • So sánh nhu cầu lao động và khả năng đáp ứng lao động để dự tính lượng lao động thiếu hụt theo ngành và vùng, làm cơ sở cho việc đào tạo lao động. • Xây dựng kế hoạch đào tạo lao động. • Phát triển hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề, cao đẳng, đại học, tránh từng trạng thừa thầy, thiếu thợ, nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu. Cần đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu cần đáp ứng của các trường đào tạo, thậm chí đưa ra tiêu chuẩn cho mỗi ngành, mỗi cấp đào tạo. • Kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo. • Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo. • Hoàn thiện pháp luật, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong sự thay đổi môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới. Tăng cường việc hỗ trợ, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động để đảm bảo điều kiện lao động, chế độ đãi ngộ với người lao động đồng thời phát hiện những vướng mắc trong công tác quản lý lao động với doanh nghiệp FDI để có biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh thích hợp. • Để thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng thì bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN FDI, cần chú trọng nâng cao trình độ của nhân lực quản lý ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về chuyên môn, về năng lực thẩm định, quản lý dự án để lựa chọn được các dự án có chất lượng, có

Page 12: ng u t v i ho t ng thu hút tr 2. T

23

hiệu quả kinh tế xã hội cao. 3.3.7. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng • Thứ nhất, cần rà soát, điều chỉnh các quy hoạch về kết cấu hạ tầng dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế ngành và vùng. Quy hoạch giao thông vận tải đồng bộ giữa các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; có tính đến xu hướng phát triển công nghệ vận tải trong tương lai; đảm bảo tính liên kết với vận tải quốc tế; và phải tính đến nhu cầu trong tương lai. • Thứ hai, tăng cường thực hiện xã hội hoá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng phương thức đầu tư. Hơn nữa, trong điều kiện nguồn vốn huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế thì cần sắp xếp dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đánh giá hiệu quả tương đối giữa lợi ích kinh tế xã hội thu được của dự án với vốn đầu tư. Kết hợp việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với đa dạng hóa hình thức đầu tư như xây dựng-kinh doanh-chuyển giao, xây dựng-chuyển giao. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý và ban hành cơ chế để thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. • Thứ ba, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. 3.3.8. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư Thứ nhất, Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và điều chỉnh danh mục dự án kêu gọi ĐTNN phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng và nhu cầu đầu tư phát triển trong từng thời kỳ. Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin về MTĐT, định hướng phát triển, cơ hội đầu tư. Thông tin về MTĐT phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi của các yếu tố của MTĐT như môi trường pháp luật, chính sách, TTHC, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường tài chính... để nhà đầu tư có thể nắm bắt kịp thời, từ đó đưa ra quyết định đầu tư, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đầu tư cũng như triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thứ ba, đối với các địa phương có quỹ đất còn lại hạn chế thì cần nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, các đối tác trọng điểm. Thứ tư, vận động XTĐT hiệu quả. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết các tỉnh, thành phố trong công tác XTĐT nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương và cả vùng để tăng cường thu hút đầu tư. Thứ năm, cần tiếp tục tổ chức định kỳ các cuộc gặp doanh nghiệp đã triển khai đầu tư và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để phát hiện và kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng như thông tin về những thay đổi của MTĐT, giới thiệu về cơ hội đầu tư. Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Thứ bảy, cần chú trọng tới công tác nhân sự về XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư.

24

KẾT LUẬN MTĐT bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư. Chính phủ nước nhận đầu tư có thể chủ động cải thiện MTĐT của nước mình để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI. Qua hơn 20 năm đổi mới, Chính Phủ Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện MTĐT ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn. MTĐT của Việt Nam được các doanh nghiệp FDI đánh giá là có xu hướng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, lượng vốn FDI thực sự giải ngân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cũng như tiềm năng của nền kinh do đó cần xem xét các yếu tố của MTĐT ảnh hưởng đến đến thu hút vốn FDI trong những năm qua và tìm ra những rào cản của MTĐT có ảnh hưởng đến thu hút FDI. Để cải thiện MTĐT trong khi nguồn lực cho việc thực thi các biện pháp cùng một lúc là khó huy động nên luận án đã chỉ ra những yếu tố trọng yếu có tác động đến thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI bằng phương pháp Pareto để ưu tiên đưa ra giải pháp khắc phục những yếu tố quan trọng này. Quá trình cải thiện MTĐT được coi là thành công khi mang lại lợi ích cho mọi người, khi thu hút FDI theo đúng định hướng ngành, vùng của nước nhận đầu tư. MTĐT hấp dẫn cũng cần được thông tin tới nhà đầu tư, hay MTĐT cũng cần kết hợp với hoạt động XTĐT tốt để thu hút hiệu quả hơn vốn FDI. Luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện yếu tố trọng yếu của MTĐT để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới bao gồm: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; Giải pháp về qui hoạch; Môi trường pháp luật, chính sách; Nhóm giải pháp về cải cách TTHC; Tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về XTĐT. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đối với người hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, các đồng nghiệp tại Khoa đầu tư, bạn bè và gia đình đã tận tình chỉ bảo, động viên, và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án này.