tÀi liỆu Ôn tẬp ngỮ vĂn 9 - buithixuandn.com

5
1 Họ và tên HS:___________________________________________ Lớp 9 ________ TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 TUẦN 5 I. Ôn tập lý thuyết 1. Sửa bài tập 2. Ôn tập: từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm – trường từ vựng. a. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Ví dụ 1: trái bí – quả bí (đồng nghĩa hoàn toàn) Ví dụ 2: hi sinh – bỏ mạng (đồng nghĩa không hoàn toàn) Bài tập ngắn Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ gạch dưới trong các câu sau: - Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi. - Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về. - Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi. b. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Già – trẻ; xa – gần; cao – thấp; chiến tranh – hòa bình Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ “tươi” là từ nhiều nghĩa, sẽ có các từ trái nghĩa sau: cá tươi – cá ươn; hoa tươi – hoa héo Bài tập ngắn: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: - Chân cứng đá….. - Vô thưởng vô……… - Gần nhà ….. ngõ - Bước thấp bước …… - Mắt nhắm mắt …. - Bên…… bên khinh c. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác a nhau, không liên quan gì với nhau. Ví dụ: Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu. Trong giao tiếp, ta phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Upload: others

Post on 04-Dec-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - buithixuandn.com

1

Họ và tên HS:___________________________________________ Lớp 9 ________

TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9

TUẦN 5

I. Ôn tập lý thuyết

1. Sửa bài tập

2. Ôn tập: từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm – trường từ vựng.

a. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn và những từ đồng nghĩa

không hoàn toàn.

Ví dụ 1: trái bí – quả bí (đồng nghĩa hoàn toàn)

Ví dụ 2: hi sinh – bỏ mạng (đồng nghĩa không hoàn toàn)

Bài tập ngắn

Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ gạch dưới trong các câu sau:

- Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.

- Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.

- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.

b. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Già – trẻ; xa – gần; cao – thấp; chiến tranh – hòa bình

Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ “tươi” là từ nhiều nghĩa, sẽ có các từ trái nghĩa sau:

cá tươi – cá ươn; hoa tươi – hoa héo

Bài tập ngắn:

Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

- Chân cứng đá….. - Vô thưởng vô………

- Gần nhà ….. ngõ - Bước thấp bước ……

- Mắt nhắm mắt …. - Bên…… bên khinh

c. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác a nhau, không liên

quan gì với nhau.

Ví dụ: Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu.

Trong giao tiếp, ta phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Page 2: TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - buithixuandn.com

2

Bài tập ngắn

Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa,

trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

a) Từ lá, trong:

Khi chiếc lá xa cành

Lá không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rợi.

(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.

b) Từ đường, trong:

Đường ra mặt trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong: Ngọt như đường.

d. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Ví dụ: - Trường từ vựng “các bộ phận của tay”: cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, đốt

tay…đều là danh từ. - Trường từ vựng chỉ “hoạt động của tay”: vẫy, cầm, nắm, ôm… đều là động từ.

Bài tập ngắn

Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau:

- Hiền lành, độc ác, cởi mở

- Bút máy, bút bi, phấn, thước, bút chì

- Đá, đạp, giẫm, xéo

II. Luyện tập Đọc – Hiểu

Đề 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. (Chiều xuân – Anh Thơ)

Page 3: TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - buithixuandn.com

3

Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong câu thơ đầu.

Câu 2. Tác giả quan sát, lựa chọn những hình ảnh, chi tiết đặc trưng nào của cảnh vật để phác họa

bức tranh chiều xuân?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Câu 4. Em cảm nhận thế nào về tâm hồn tác giả qua đoạn thơ.

Đề 2

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Vì mỗi người có một năng khiếu khác nhau nên việc tài giỏi ở tất cả các lĩnh vực là điều chẳng

có ý nghĩa gì. Tất cả những gì cần thiết là học hỏi các kỹ năng cơ bản để sống còn trong nền văn

hóa, và sau đó là tập trung vào một kỹ năng cụ thể nào đó để thành công trong

cuộc sống. Những kỹ năng cụ thể này gồm việc làm sao để trở thành người thợ máy, thợ mộc, thợ

làm đồ gỗ, nhà vật lý, bác sĩ, giáo viên, chuyên gia….

(Bảy điều tốt để thiếu niên thông minh noi theo, TS. Linda, Trần Minh Nhật biên dịch)

Câu 1. Vì sao tác giả cho rằng “việc tài giỏi ở tất cả các lĩnh vực là điều chẳng có ý nghĩa gì”?

Câu 2. Muốn thành công trong cuộc sống, điều cần thiết là chúng ta cần học hỏi những gì?

Câu 3. Theo em, kỹ năng của người thợ mộc, thợ máy là gì?

Câu 4. Nêu ý kiến của bản thân về việc làm thế nào để rèn luyện được “những kỹ năng cơ bản để

sống còn trong nền văn hóa”.

Đề 3

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ qua hai câu thơ:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Câu 2. Em hiểu gì về tâm trạng của tác giả qua hai dòng thơ cuối?

Câu 3. Bài thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đêm trăng ở rừng Việt Bắc như thế nào?

Page 4: TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - buithixuandn.com

4

III. Rèn kỹ năng viết

1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh chiều xuân qua đoạn thơ. (đề 1)

2. Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về việc rèn luyện “những kỹ năng cơ bản để sống

còn trong nền văn hóa”.

TUẦN 6

I. Ôn tập lý thuyết

1. Sửa bài tập

2. Ôn tập: từ Hán Việt – từ mượn – biệt ngữ xã hội

a. Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán. Trong

tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là

yếu tố Hán Việt.

Ví dụ: “sơn – hà” là hai yếu tố Hán Việt, tạo thành từ Hán Việt là “sơn hà”

Bài tập ngắn

Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt: quốc – sơn – nhân – sĩ – nghiệp

b. Từ mượn là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ

vựng của ngôn ngữ tiếng Việt. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ

khác tập trung là tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh.

VD:

Tiếng Anh: internet – show – taxi

Tiếng Pháp: café (cà phê) – ballo (ba lô)– fromage (pho mát)– balcon (ban công)

c. Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ

những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

Ví dụ:

Biệt ngữ xã hội mà học sinh, sinh viên hay dùng: trứng ngỗng – chém gió – phao

Bài tập ngắn

Tìm một số từ ngữ của tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến xưa kia.

II. Luyện tập Đọc – Hiểu

Đề 1

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối

xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm

nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…. Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ

ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Page 5: TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - buithixuandn.com

5

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già

giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi

gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)

Câu 1. Những biểu hiện của thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày là gì?

Câu 2. Nêu hậu quả của những biểu hiện thói quen xấu.

Câu 3. Tại sao tạo được thói quen tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ?

Câu 4. Để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội, mỗi người, mỗi gia đình cần nêu cao ý thức gì?

Đề 2

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hãy sống như đời sống để biết yêu cội nguồn

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ sông rộng.

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.

Vì sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Vì sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh đèn đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

(Lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1. Nêu chủ đề của bài hát.

Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài hát.

Câu 3. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

Câu 4. Những câu nào trong bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?