kiẾn thỨc Ôn tẬp ngỮ vĂn 8 hỌc kÌ ii

15
TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU T: NGVĂN NHÓM VĂN 8 KIN THC ÔN TP NGVĂN 8 HC KÌ II I/ PHẦN VĂN BẢN: Bài 1 “ nhớ rừng” Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng Câu1. Trong câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối" trong bài thơ Nhớ rừng, thì hình ảnh "đêm vàng" được hiểu như thế nào? A. Đêm màu vàng. B. Đêm trăng sáng nhuộm vàng cảnh vật. C. Đêm của thời hoàng kim mà hổ đã sống. D. Thời gian của đêm quý như vàng. Câu 2. Dòng nào sau đây không nói đúng khi nhận xét về Thế Lữ thơ của ông? A. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ mới. D. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (1932-1945). Câu 3. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước năm 1930. B. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. D. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Câu 4. Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng? A. Lấy tâm trạng con hổ để nói về tâm trạng con người. B. Miêu tả cái cao cả, phi thường. C. Không hòa nhập với thế giới tầm thường, vô nghĩa. D. Nhớ tiếc quá khứ. Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ Nhớ rừng? A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình. B. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu. C. Có tư thế oai phong mà mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể. D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn. Câu 6. Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ rừng? A. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối. (2) B. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn. C. Cả (1), (2) đều đúng. D. Cảnh núi rừng kì vĩ, khoáng đạt và bí hiểm. (1) Câu 7. Hoài Thanh cho rằng: "Ta tưởng chừng thấy những chữ bị đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Nhận xét trên nói về đặc điểm nào dưới đây của bài thơ Nhớ rừng? A. Giàu hình ảnh. B. Giàu nhịp điệu. C. Giàu giá trị tạo hình. D. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt. Câu 8. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng đoạn 3 trong bài Nhớ rừng? A. Ẩn dụ và nhân hóa.

Upload: others

Post on 27-Nov-2021

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

TỔ: NGỮ VĂN

NHÓM VĂN 8

KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

I/ PHẦN VĂN BẢN:

Bài 1 “ nhớ rừng”

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu1. Trong câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối" trong bài thơ Nhớ rừng, thì hình ảnh

"đêm vàng" được hiểu như thế nào?

A. Đêm màu vàng.

B. Đêm trăng sáng nhuộm vàng cảnh vật.

C. Đêm của thời hoàng kim mà hổ đã sống.

D. Thời gian của đêm quý như vàng.

Câu 2. Dòng nào sau đây không nói đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông?

A. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.

C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ

mới.

D. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (1932-1945).

Câu 3. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước năm 1930.

B. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Câu 4. Dòng nào nói đúng về bút pháp lãng mạn của bài thơ Nhớ rừng?

A. Lấy tâm trạng con hổ để nói về tâm trạng con người.

B. Miêu tả cái cao cả, phi thường.

C. Không hòa nhập với thế giới tầm thường, vô nghĩa.

D. Nhớ tiếc quá khứ.

Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài

thơ Nhớ rừng?

A. Có tư thế hùng dũng, kiêu ngạo của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình.

B. Có tư thế ngạo ngược của một kẻ hung hăng, khát máu.

C. Có tư thế oai phong mà mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể.

D. Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lí chốn đại ngàn.

Câu 6. Nhận xét nào nói đúng nhất những cảnh tượng được miêu tả đặc sắc trong bài thơ Nhớ

rừng?

A. Cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường, giả dối. (2)

B. Cảnh đại ngàn bao la, rộng lớn. C. Cả (1), (2) đều đúng.

D. Cảnh núi rừng kì vĩ, khoáng đạt và bí hiểm. (1)

Câu 7. Hoài Thanh cho rằng: "Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức

mạnh phi thường". Nhận xét trên nói về đặc điểm nào dưới đây của bài thơ Nhớ rừng?

A. Giàu hình ảnh.

B. Giàu nhịp điệu.

C. Giàu giá trị tạo hình.

D. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt.

Câu 8. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn 3 trong bài Nhớ rừng?

A. Ẩn dụ và nhân hóa.

Page 2: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

B. So sánh và hoán dụ.

C. Câu hỏi tu từ và so sánh.

D. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ.

Câu 9. Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ Nhớ rừng: cảnh vườn bách thú tù

túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?

A. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.

B. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.

C. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm

trạng của chúa sơn lâm.

D. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.

Câu 10. Hình ảnh nào được tác giả Thế Lữ mượn để sáng tác nên bài thơ Nhớ rừng, đồng thời qua

đó bộc lộ tâm trạng của mình?

A. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm. C. Hình ảnh con hổ

- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Tự luận:

Câu1/ Học thuộc lòng cả bài thơ và nội dung nghệ thuật ở ghi nhớ sgk/7; nắm chắc phần tác giả,

hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Câu 2/ Cảm nhận về sáu câu thơ đầu của bài thơ “ Nhớ rừng”?

Gợi ý:

+ Nghệ thuật : nhân hóa, giọng điệu căm hờn (dẫn chứng)

+ Khắc họa trong hoàn cảnh bị giam cầm vườn bách thú, nhớ rừng tiếc nuối những ngày huy

hoàng của con hổ (Bị giam hãm trong cũ sắt, Căm uất khi trở thành thứ đồ chơi cho loài người;

khinh những loài vật vô tư sống trong tù, ngao ngán cho bản thân mình phải nằm dài trông thời

gian trôi)

Câu 3/ cảm nhận về khổ thơ thứ 2 thơ trong bài thơ ‘nhớ rừng”

Gợi ý:

Cảnh con hổ chốn giang sơn hùng vĩ của nó (Ngày xưa) và Nỗi nhớ thời oanh liệt

- Chúa sơn lâm nhớ về cảnh rừng núi non hùng vĩ:

- nhớ cuộc đời tự do oanh liệt ngày xưa, đầy uy quyền của mình

Câu 4/ cảm nhận về khổ thơ thứ 3 thơ trong bài thơ “nhớ rừng”

Gợi ý:

Nghệ thuật: - sử dụng so sánh, các điệp từ, các câu hỏi tu từ và câu cảm thán bộc lộ trực tiếp nỗi

tiếc nuối quá khứ oai hùng của con hổ.

- Dùng đại từ “ta” thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ của con hổ.

Nội dung: Cảnh con hổ chốn giang sơn hùng vĩ của nó (Ngày xưa)

- Miêu tả 4 nỗi nhớ tuyệt đẹp mà con hổ luôn là trung tâm của bức tranh tứ bình :

+ Con hổ đầy chất nghệ sĩ trong đêm trăng say mồi uống ánh trăng tan- Chàng thi sĩ lãng mạn, hào

hoa.

+ Con hổ mang dáng dấp đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ.

+ Con hổ giống một nhà hiền triết thầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão.

+ Con hổ đầy uy lực – một vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ.

- nhận xét về tình cảm và khát vọng của con hổ và cũng chính là tình cảm của những người

tri thức đương thời.

Câu 5/ cảm nhận về khổ thơ thứ 4 thơ trong bài thơ “nhớ rừng”

Gợi ý:

- Cảnh vườn bách thú được hiện lên một cách cụ thể, sinh động trong khổ 4.

Phép liệt kê “Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối, ...những mô gò thấp

kém, vừng lá hiền lành không bí hiểm, học đòi bắt chước vẻ hoang vu...” thể hiện sự đơn điệu, tù

Page 3: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

túng, nhàm chán, tầm thường, giả dối (chính là cái thực tại của xã hội đương thời đầy sự giả dối,...)

kết hợp với giọng giễu nhại, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập

⇒ Thái độ chán ghét, khinh miệt cuộc sống thực tại; khao khát cuộc sống tự do, chân thật

Bài 2 “ Quê hương”

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?

A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)

B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)

C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)

D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Câu 2: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc

được thống nhất.

C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.

Câu 3: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?

A. Làm muối

B. Đóng thuyền đi biển

C. Đánh cá biển

D. Cả ba nghề trên

Câu 4: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?

A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.

B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.

C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.

D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống

và con người ở quê hương ông ?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê

hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương?

A. Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.

B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.

C. Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Trong hai câu thơ Quê hương, đoạn thứ hai( từ câu 3 đến câu 8) nói đến cảnh gì?

A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.

C. Cảnh đón thuyền cá về bến.

Page 4: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.

Câu 8: Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã-Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt

Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Hoán dụ

B. ẩn dụ

C. Điệp từ

D. So sánh và nhân hóa

Câu 9: Câu thơ nào miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?

A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng-Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ-Khắp dân làng tấp lập đón ghe về.

C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng-Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới-Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Câu 10: Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mã

B. Mảnh hồn làng

C. Dân làng

D. Quê hương

Tự luận:

Câu 1/ Học thuộc lòng cả bài thơ và nội dung nghệ thuật ở ghi nhớ sgk/18 ; nắm chắc phần tác giả,

hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Câu 2/ Cảm nhận về tám câu thơ đầu của bài thơ “Quê hương”?

Gợi ý:

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa và các tính từ, từ ngữ tự nhiên mộc mạc…..

+ Giới thiệu về làng quê làm nghề chài lưới và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá

. Giới thiệu chung về làng biển “vốn làm nghề chài lưới” bằng những lời thơ bình dị.

. Hình ảnh cánh buồm biểu tượng của làng chài

. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên

. Bức tranh lao động đầy hứng khời và dạt dào sức sống….

Câu 3/. Cảm nhận về tám câu thơ ở khổ thứ ba của bài thơ “Quê hương”?

Gợi ý:

Cảnh đoàn thuyền trở về bến

Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng ngôn ngữ ntn?

+ Bức tranh miêu tả cuộc sống lao động và tình yêu mộc mạc của người dân chài:

chính là tình yêu quê hương của tác giả

Bài 3 “ Khi con tu hú”

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Ý nào nói nên đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ.

B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.

C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.

D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.

Câu 2: Bài thơ “Khi con tu hú” nằm trong tập thơ nào của tác giả Tố Hữu?

A. Từ ấy (1937-1946)

B. Việt Bắc (1946 – 1954)

C. Máu và hoa (1972 – 1977)

D. Một tiếng đờn (1979 – 1992)

Page 5: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

Câu 3: Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

A. Việt Bắc

B. Đêm nay Bác không ngủ

C. Sáng tháng năm

D. Mẹ Suốt

Câu 4: Bài thơ “Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Lục bát

D. Song thất lục bát

Câu 5: Câu nào dưới đây nói đúng về Tố Hữu và thơ của ông?

A. Tố Hữu sáng tác thơ để ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

B. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ.

C. Thơ Tố Hữu hầu hết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương và đất nước.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.

B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.

C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.

D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.

Câu 7: Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?

A. Lúa chiêm

B. Trời xanh

C. Con tu hú

D. Nắng đào

Câu 8: Có thể thay thế từ "dậy" trong câu "Vườn râm dậy tiếng ve ngân" bằng từ nào?

A. nhiều B. rộn

C. vang D. nức

Câu 9: ý nào nói đúng nhất tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài

thơ ‘Khi con tu hú’?

A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng

B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù

C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời kêu

D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.

Câu 10: Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả

trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’:

‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’

A. tràn ngập âm thanh

B. Có màu sắc sáng tươi

C. ảm đạm, ủ ê

D. náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu

Tự luận:

Page 6: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

Câu 1/ Học thuộc lòng cả bài thơ và nội dung nghệ thuật ở ghi nhớ sgk/19; nắm chắc phần tác giả,

hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Câu 2/ cảm nhận về sáu câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu

Gợi ý:

- Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù.

Khi con tu hú là thời khắc của mùa hè tràn đầy sức sống .(d/ chứng)

Ở thời điểm đó trí tưởng tượng của tác giả gọi về những âm thanh, màu sắc, hương vị và cảm nhận

về không gian và cuộc sống tự do.

Đặc biệt sự sống tự nhiên trong bài thơ còn có ý nghĩa gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do.

Câu 3/ cảm nhận về bốn câu thơ sau của bài thơ “Khi con tu hú”

Gợi ý:

+ Tâm trạng của người tù cách mạng.

- nghệ thuật: sử dụng kiểu câu cảm thán bộc lộ trực tiếp cảm xúc, động từ....

- Khi con tu hú là thời khắc hiện thực phũ phàng trong tù ngục bị giam cầm, xiềng xích.

-Tác giả bày tỏ tâm trạng bực bội, muốn phá tung xiềng xích, thể hiện niềm khát khao tự do của

người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do.

Bài 4 “ Tức cảnh Pác Bó”

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?

A. Tố Hữu

B. Chế Lan Viên

C. Phan Bội Châu

D. Hồ Chí Minh

Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.

D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?

A. Giọng tha thiết, trìu mến.

B. Giọng vui đùa, dí dỏm.

C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.

D. Giọng buồn thương, phiền muộn.

Câu 4: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?

A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt (?)

C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch

D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?

A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.

D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 6: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh” ?

A. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn.

B. ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.

C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.

D. ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.

Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối

“Cuộc đời cách mạng thật là sang” ?

A. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.

Page 7: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ

D. Gồm cả ba ý trên.

Câu 8: Trung tâm của bức tranh Pác Bó trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”là:

A. Bàn đá chông chênh.

B. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng.

C. Cảnh thiên nhiên với non xanh nước biếc.

D. Cả A,B,C.

Câu 9: Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” ngắt nhịp như thế nào?

A. Nhịp 2/2/3

B. Nhịp 2/2/1/2

C. Nhịp 4/3

D. Nhịp 4/1/2

Câu 10: Trong bài thơ, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?

A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.

B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.

C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống

sang trọng.

D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.

Tự luận:

Câu 1/ Học thuộc lòng cả bài thơ và nội dung nghệ thuật ở ghi nhớ sgk/30; nắm chắc phần tác giả,

hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Câu 2/ phân tích tâm trạng của Bác Hồ ở trong bài thơ “ Tức Cảnh Pác Pó”

Gợi ý:

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của

cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại

và hòa hợp với tự nhiên.

Câu 3/ Vì sao trong bài thơ “ Tức Cảnh Pác Pó” Bác Hồ lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “

thật là sang” ?

Gợi ý:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

Bài 5 “ Ngắm trăng”

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung

Quốc).

C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì ?

A. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ

B. Chữ Nôm D. Chữ Pháp

Câu 3: Tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào?

A. Gồm 143 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

B. Gồm 133 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

Page 8: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

C. Gồm 134 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát.

D. Gồm 135 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 4: Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ “Nhật kí trong tù” là gì?

A. Để tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.

B. Để giác ngộ cho các tầng lớp thanh niên, nâng cao trình độ hoạt động cách mạng cho họ.

C. Để lên án sự cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân

thế giới.

D. Để giải khuây trong những ngày ở tù.

Câu 5: Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?

A. Lục bát C. Song thất lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú

Câu 6: Trong những bài thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh

trăng ?

A. Tin thắng trận C. Cảnh khuya

B. Rằm tháng giêng D. Chiều tối

Câu 7: Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” là kiểu câu gì ?

A. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến

B. Câu nghi vấn D. Cả A, B, C đều sai

Câu 8: " Minh nguyệt " có nghĩa là gì ?

A. Trăng sáng

B. Trăng đẹp

C. Trăng soi

D. Ngắm trăng

Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” ?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Câu 10: Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi

gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

A. ẩn dụ C. So sánh

B. Hoán dụ D. Đối xứng

Tự luận:

Câu 1/ Học thuộc lòng bản dịch thơ và nội dung nghệ thuật ở ghi nhớ sgk/38; nắm chắc phần tác

giả, hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Câu 2/ phân tích tâm trạng của Bác Hồ ở trong hai câu thơ đầu

Gợi ý:

- Trong tù không rượu cũng không hoa nhằm nói lên cảm giác thiếu thốn hoa của người tù, nhớ

tới rượu và hoa là muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.

→ Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

- Trước cảnh trăng đẹp Người bối rối, xốn xang "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"

+ Người yêu thiên nhiên say mê, rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của tạo hóa.

→ Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những ách vật chất nặng nề, tâm hồn vẫn tự do,

ung dung thưởng trăng đẹp.

Không chỉ là nhà cách mạng, chiến sĩ yêu nước mà Người còn là nghệ sĩ đích thực với những

rung động của tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên.

Câu 3/ Cảm nhận hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong bài thơ như thế nào?

Gợi ý;

+ Nổi bật tâm hồn thi sĩ lãng mạn, tinh tế.

+ Người tù- người chiến sĩ với sức mạnh tinh thần quả cảm, lạc quan.

Page 9: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

+ Sau những vần thơ là tinh thần thép, tự do tự tại, phong thái ung dung vượt trên sự kìm kẹp của

nhà tù.

→ Người tù cách mạng không màng tới những đói rét, xiềng xích… của nhà tù, trái lại, tâm hồn

lãng mạn, thăng hoa cùng với vẻ đẹp của tự nhiên.

Bài 6“ Đi đường”

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Bài thơ “Đi đường” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển

từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.

B. Trong lúc Bác đi chiến dịch biên giới, phải trèo lên núi cao để quan sát.

C. Trong lúc Bác vượt biên giới tìm đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ ở nước ngoài.

D. Trong quá trình bôn ba hơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.

Câu 2: Bài thơ Đi đường được sáng tác theo thể thơ gì ?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thể thơ tự do

C. Song thất lục bát

D. Thể thơ ngũ ngôn

Câu 3: Trong các bài thơ đã học dưới đây, bài thơ nào không được viết theo thể thơ tứ tuyệt ?

A. Ngắm trăng

B. Đi đường

C. Rằm tháng riêng

D. Hai chữ nước nhà

Câu 4: Có thể thay thế từ “gian lao” trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào ?

A. phức tạp C. khó khăn

B. nghiệt ngã D. mệt mỏi

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường ?

A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được

thành công.

B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.

D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Tự luận:

Câu 1/ Học thuộc lòng bản dịch thơ và nội dung nghệ thuật ở ghi nhớ sgk/40; nắm chắc phần tác

giả, hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Câu 2/ Theo em , đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao?

Gợi ý:

- Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

- Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn

nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định

thắng lợi.

- Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

Câu 3/ trình bày được suy nghĩ của em về tác giả HCM qua 3 bài thơ tức cảnh Pác Bó, Ngắm

trăng, Đi đường”

Gợi ý:

- Phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, yêu đời, ý chí vượt gian nan, thử thách Cuộc đời cách mạng

thật là sang, )

- Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên (mặc dù đang bị tù đày nhưng vẫn tâm hồn tràn ngập

thi hứng trước canh đẹp đêm trăng Người đã thốt lên: Đối thử lương tiêu…. Có nghĩa trước cảnh

đep đêm nay biết làm thế nào?)

- Yêu nước, lo lắng cho đất nước, có niểm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (dẫn chứng câu thơ

Trùng san),.

Page 10: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

II/ PHẦN TIẾNG VIỆT: chủ đề: các kiểu câu phân định theo mục đích giao tiếp

Bài 1: Câu nghi vấn:

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:

A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.

B. Có các từ nghi vấn.

C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.

D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.

Câu 2: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:

A. Bố đi làm chưa ạ?

B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?

D. Ai bị điểm kém trong buổi hoc này?

Câu 3: Dòng nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?

A. Dùng để yêu cầu

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để bộc lộ cảm xúc

D. Dùng để kể lại sự việc

Câu 4: Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?

A. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”

B. Lơ lơ cồn cỏ gió đìu hiu / Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

C. Nó thấy có một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng:

- Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại ?

D. Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Câu 5: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?

A. Mẹ đi chợ chưa ạ?

B. Ai là tác giả của bài thơ này?

C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?

D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?

Câu 6: Câu nào là câu nghi vấn?

A. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang / Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

B. Nhớ ai giãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

C. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ.

D. Sao không để chuồng nuôi lợn khác!

Câu 7: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Phủ định

Câu 8: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?

“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể

vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là

chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

A. Hỏi

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Khẳng định

Câu 9: Câu nghi vấn sau dùng để làm gì?

“Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”

Page 11: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

A. Cầu khiến

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

C. Đe dọa

D. Khẳng định

Câu 10: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách

đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng

để làm gì?

A. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

B. Dùng để chào

C. Cầu khiến

D. Đe dọa

Tự luận:

1/ Học thuộc phần Ghi nhớ : SGK/11

2/ Luyện tập:* Làm lại các bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 11,12, 13

.Bài tập củng cố:

1/ Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?

a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li . Vậy thì sự biệt li không chỉ co một

nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?

b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng :

- Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không

? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì

nữa ?

c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :

- Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?

( Em Bé Thông Minh )

d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi :

- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :

- Sao cô biết mợ con có con ?

( Nguyên Hồng )

2/ Viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu nghi vấn khoảng 10 dòng theo chủ đề tự chọn

Bài 2: Câu cầu khiến:

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

A. Sử dụng từ cầu khiến

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than

D. Gồm cả A, B và C

Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)

Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

Page 12: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

C. Yêu cầu

D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

C. Bỏ rác đúng nơi quy định.

D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”

A. Thôi đừng lo lắng

B. Cứ về đi

C. Mụ già sẽ là nữ hoàng

D. Cả A và B

Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Đi nhanh thôi cậu.”

A. Yêu cầu

B. Khuyên bảo

C. Ra lệnh

D. Đề nghị

Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Tự luận:

1/ Học thuộc phần Ghi nhớ : SGK/31

2/ Luyện tập:* Làm lại các bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 31,22, 33

.Bài tập củng cố:

1/ Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau :

a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :

- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .

b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :

- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .

[ ... ]

Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :

- Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý !

[ ... ]

Vua quống quýt kêu lên :

- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !

( Cây Bút Thần )

2/ viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu cầu khiến khoảng 10 dòng theo chủ đề tự chọn

Bài 3: Câu cảm thán:

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán ?

A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.

C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.

D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.

Câu 2: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?

A. Thế thì con biết làm thế nào được!( Ngô Tất Tố)

Page 13: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)

C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)

D. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! ( Tố Hữu)

Câu 3: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?

A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.

B. ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...

C.Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...

D. Ai, gì, nào, à, ư, hả...

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều

Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.

B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

C. Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu 5: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán

A. Thương thay cũng một kiếp người!

B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!

D.Một người đã khóc vì chót lừa một con chó

Câu 6: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?

A. Tôi rất yêu mẹ của tôi.

B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.

D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

Câu 7: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.

A. Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa

B. Cậu có đi cùng tớ xem mặt trời mọc không?

C. Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 8: Từ cảm thán nào có thể điền được vào chỗ trống trong câu sau:

“Cô đơn…… là cảnh thân tù!”.

A. thay

B. hỡi ơi

C. trời ơi

D. ôi

Tự luận:

1/ Học thuộc phần Ghi nhớ : SGK/44

2/ Luyện tập:* Làm lại các bài tập 1,2,3,4 SGK trang 44,45

.Bài tập củng cố:

1. Tìm câu cảm thán trong đoạn trích sau đây và cho biết dấu hiệu hình thức để nhận biết chúng là

câu cảm thán.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ?

Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chắng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai.

Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình

ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn

phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có

phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho

hấn khổ đến nông nỗi nàỵ ? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ

ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết

! Hắn không biếị cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

Page 14: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

(Nam Cao, Chí Phèo)

2. Hãy thêm những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cảm thán.

– Bạn ấy thông minh.

Bài 4: Câu trần thuật:

Trắc nghiệm: Hãy xác định câu trả lời đúng

Câu 1: “Câu trần thuật có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán”

Nhận xét trên đúng hay sai ?

A. Đúng B. Sai

Câu 2: Khi viết câu trần thuật, người viết thường sử dụng dấu gì ?

A. Dấu chấm

B. Dấu hỏi

C. Dấu chấm than

D. Một trong ba loại dấu trên đều đúng.

Câu 3: Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:

A. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

B. Hãy bỏ ngay thuốc lá!

C. Anh có thể tắt thuốc lá được không?

D. Anh tắt thuốc lá đi!

Câu 4: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

A. Để hỏi

B. Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

C. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả

D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Câu 5: Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để?

A. Yêu cầu

B. Đề nghị

C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 6: Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng

ngày ?

A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến

B. Câu cảm thán D. Câu trần thuật

Câu 7: Câu nào dưới không dùng để kể, thông báo ?

A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh)

B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)

C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)

D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh)

Tự luận:

1/ Học thuộc phần Ghi nhớ : SGK/46

2/ Luyện tập:* Làm lại các bài tập 1,2,3,4,5,6 SGK trang 46,47

III/ PHẦN TẬP LÀM VĂN :

ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Ôn tập lý thuyết

1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng

phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

+ Tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

2. Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

Page 15: KIẾN THỨC ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II

+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

3. Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:

+ Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách

vở, truyền thông, thực nghiệm…).

+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

+ Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…

+ Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh

+ Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

4. Những phương pháp thuyết minh được chú trọng:

+ Nêu định nghĩa

+ Giải thích

+ Liệt kê

+ So sánh

+ Dùng số liệu

+ Phân tích

5. Ôn lại phần lí thuyết những thể loại thuyết minh mà em đã học trong chương trình ngữ

văn 8:

+ thuyết minh về một thứ đồ dùng

+ Thuyết minh về một thể loại văn học

+ Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm)

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

II. Thực hành:

Tham khảo và lập dàn ý cho các đề văn sau:

1/ Thuyết minh về cái nón lá

2/ Thuyết minh về thể thơ lục bát của dân tộc Việt Nam

3/ Thuyết minh về cách làm món trứng chiên

4/ Thuyết minh về cách làm món mứt dừa ngày tết

5/ Thuyết minh về Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng

6/ Thuyết minh về Bà Nà Hill