bài 8: ng ôn ngữ visual basic

49
Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic I. Giới thiệu 1. Khái niệm Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để liên kết, điều khiển ứng dụng theo nhu cầu riêng thành một hệ thống chương trình mạch lạc, mềm dẻo (có ưu thế hơn là dùng tập lệnh – Macro). 2. Thủ tục (Procedure) Là các đoạn lệnh được viết để thực hiện các thao tác nào đó. Có hai loại thủ tục: Sub Procedures (thủ tục con) và Function Procedures (thủ tục hàm). 3. Thủ tục biến cố (Event Procedure) Là thủ tục sẽ được thi hành để đáp lại một biến cố nào đó, được dùng trong biểu mẫu hoặc báo cáo.

Upload: eli

Post on 24-Jan-2016

65 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic. Giới thiệu Khái niệm Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để liên kết, điều khiển ứng dụng theo nhu cầu riêng thành một hệ thống chương trình mạch lạc, mềm dẻo (có ưu thế hơn là dùng tập lệnh – Macro). Thủ tục (Procedure) - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

I. Giới thiệu1. Khái niệm

Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để liên kết, điều khiển ứng dụng theo nhu cầu riêng thành một hệ thống chương trình mạch lạc, mềm dẻo (có ưu thế hơn là dùng tập lệnh – Macro).

2. Thủ tục (Procedure)

Là các đoạn lệnh được viết để thực hiện các thao tác nào đó. Có hai loại thủ tục: Sub Procedures (thủ tục con) và Function Procedures (thủ tục hàm).

3. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

Là thủ tục sẽ được thi hành để đáp lại một biến cố nào đó, được dùng trong biểu mẫu hoặc báo cáo.

Page 2: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

I. Giới thiệu4. Thủ tục con (Sub Procedures)

Thủ tục con là đoạn chương trình dùng để thực hiện theo các yêu cầu nào đó nhưng không trả về giá trị.

5. Thủ tục hàm (Function Procedures)

Thủ tục hàm là đoạn chương trình dùng để thực hiện theo các yêu cầu nào đó và trả về một kết quả cho chương trình.

6. Cách sử dụng thủ tục

Ta có thể sử dụng thủ tục trong các trường hợp sau: Trong các thủ tục con hoặc các hàm khác. Trong biểu thức tính toán của truy vấn, biểu mẫu, báo

cáo, tập lệnh. Trong điều kiện cho truy vấn hoặc tập lệnh.

Page 3: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng1. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

a. Cú pháp tổng quát của thủ tục biến cố Thủ tục con (Sub Procedures):

[Private | Public] Sub <Tên thủ tục> [<Các tham số>]

[<Các dòng lệnh>]

[Exit Sub]

[<Các dòng lệnh>]

End Sub

Lưu ý: Thủ tục con không trả về giá trị.

Page 4: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng1. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

a. Cú pháp tổng quát của thủ tục biến cố Thủ tục hàm (Function Procedures):

[Private | Public] Function <Tên hàm> [<Các tham số>] [As <Kiểu dữ liệu>]

[<Các dòng lệnh>]

[Exit Function]

[<Các dòng lệnh>]

[<Tên hàm> = <Giá trị trả về>]

End Function

Lưu ý: Hàm luôn trả về giá trị. Giá trị trả về có thể có hoặc không.

Page 5: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng1. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

a. Cú pháp tổng quát của thủ tục biến cố Ý nghĩa:

• Private, Public: (Tùy chọn) khai báo phạm vi hoạt động của thủ tục con hoặc hàm.

• <Tên thủ tục biến cố>: Tên của thủ tục biến cố (kết hợp giữa tên đối tượng và tên của biến cố cách nhau bởi dấu gạch dưới), phần tên bắt buộc phải có.

• <Các tham số>: Danh sách những tham số được truyền vào từ bên ngoài, nếu có từ hai tham số trở lên, chúng sẽ cách nhau bởi dấu phẩy (,).

• <Các dòng lệnh>: Danh sách những câu lệnh sẽ được thực hiện trong thủ tục biến cố.

• Exit Sub, Exit Function: Câu lệnh dùng để thoát khỏi thủ tục con hoặc hàm, câu lệnh này có thể có hoặc không, tùy vào cách xử lý của thủ tục con hoặc hàm.

Page 6: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng1. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

b. Quy trình tạo thủ tục biến cố Để tạo một thủ tục biến cố, sử dụng cửa sổ Properties Click chọn Tab Event, chọn biến cố của điều khiển,

sau đó Click nút , xuất hiện hộp thoại Choose Builder, Click chọn Code Builder, Click OK.

Page 7: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng1. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

b. Quy trình tạo thủ tục biến cố

Trong cửa sổ Microsoft Visual Basic, nhập lệnh cho thủ tục tại vị trí con trỏ.

Page 8: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng1. Thủ tục biến cố (Event Procedure)

b. Quy trình tạo thủ tục biến cố

Ví dụ: Viết thủ tục để đóng biểu mẫu (giả sử nút lệnh có tên là cmdClose). Sử dụng biến cố On Click, ta gõ lệnh:

Private Sub cmdClose_Click()

On Error GoTo Err_cmdClose_Click

DoCmd.Close

Exit_cmdClose_Click:

Exit Sub

Err_cmdClose_Click:

MsgBox Err.Description

Resume cmdClose_Click

End Sub

Page 9: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)

a. Tạo mới thủ tục con hoặc hàm Cách tạo: Trong cửa sổ soạn thảo của Microsoft

Visual Basic, Click chọn Menu Insert Procedure. Hộp thoại Add Procedure xuất hiện

Page 10: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)a. Tạo mới thủ tục con hoặc hàm

Nhập tên của thủ tục con hoặc hàm trong khung Name.

Chọn kiểu thủ tục con (Sub) hoặc hàm (Function) hoặc thuộc tính (Property) trong phần Type (Property dùng để tạo ra các thuộc tính).

Chọn phạm vi ảnh hưởng cho thủ tục con hoặc hàm:• Public: Toàn bộ CSDL.• Private: Riêng cho Module này (Module là tập

hợp các khai báo và các thủ tục trong cùng một nơi).

Page 11: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)

a. Tạo mới thủ tục con hoặc hàm

Ví dụ: Tạo hàm nối hai chuỗi như sau:

Public Function NoiChuoi (v_strChuoi1 As String, _

v_strChuoi2 As String) As String

' Khai báo biến tên 'strTemp' kiểu chuỗi

Dim strTemp As String

' Gán giá trị cho biến strTemp

strTemp = Trim(v_strChuoi1) & Space(1) & Trim(v_strchuoi2)

' Gán kết quả việc tính toán cho tên hàm NoiChuoi

NoiChuoi = strTemp

End Function

Page 12: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)

b. Cách gọi thủ tục con hoặc hàm Cú pháp:

[Call] <Tên thủ tục con | hàm> [(<Các đối số>)]

Ý nghĩa:

• Call: Có thể có hoặc không

• <Tên thủ tục | hàm>: Bắt buộc phải có.

• <Các đối số>: Có thể có hoặc không, tùy vào sự khai báo của thủ tục con hoặc hàm.

Page 13: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)

b. Cách gọi thủ tục con hoặc hàm Ví dụ: Để gọi hàm NoiChuoi, ta có các cách sau:

• Trường hợp sử dụng câu lệnh Call: Phải sử sụng cặp dấu ngoặc đơn.

Call NoiChuoi (“Info”, “world”)

Page 14: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)

a. Cách gọi thủ tục con hoặc hàm Ví dụ: Để gọi hàm NoiChuoi, ta có các cách sau:

• Trường hợp không sử dụng câu lệnh Call: Không được sử dụng cặp dấu ngoặc đơn trừ khi hàm hoặc thủ tục chỉ có một đối số.

NoiChuoi “Info”, “world”

Page 15: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

II. Cách xây dựng2. Thủ tục con (Sub Procedures), thủ tục hàm (Function

Procedures)

a. Cách gọi thủ tục con hoặc hàm Ví dụ: Để gọi hàm NoiChuoi, ta có các cách sau:

• Gọi hàm và gán kết quả trả về cho biến strNoiChuoi: Phải sử dụng cặp dấu ngoặc đơn. Trong trường hợp này không được sử dụng câu lệnh Call.

Dim strNoiChuoi As String

strNoiChuoi = NoiChuoi (“Info”, “world”)

Page 16: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số1. Biến (Variable)

Biến là tên của vùng nhớ tạm thời dùng để lưu trữ các giá trị tạm trong chương trình.

Cách khai báo biến: Trước khi dùng các biến, ta nên khai báo chúng ở phần đầu của thủ tục hoặc đầu Module.

Dim <Tên biến> [As <Kiểu dữ liệu>], [<Tên biến>

[As <Kiểu dữ liệu>], …]

Tên biến: Dài không quá 255 ký tự, bắt đầu bằng ký tự chữ, không chứa các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt (. ! @ & $ #), không được trùng tên với các tên biến, thủ tục, hàm khác trong cùng một phạm vi hoạt động và không được trùng với các từ khóa của Visual Basic. Tên biến không phân biệt chữ hoa chữ thường.

Page 17: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số1. Biến (Variable)

Phạm vi ảnh hưởng:

• Nếu khai báo trong vùng Declaration của Module: Có tác dụng trong toàn Module đó.

• Khai báo trong thủ tục: Chỉ có ảnh hưởng trong thủ tục đó mà thôi.

Khai báo biến trong Declaration

Khai báo biến trong Declaration

Khai báo biến trong thủ tụcKhai báo biến trong thủ tục

Page 18: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số2. Kiểu dữ liệu (Data Type)

Dùng để chỉ rõ kiểu dữ liệu nào mà biến sẽ lưu trữ Kiểu dữ liệu cơ bản:

Tên Ý nghĩa Kích thước lưu trữ Miền giá trị

Byte Số nguyên dương 1 Byte 0 đến 255

Boolean Logic 2 Bytes True hoặc False

Integer Số nguyên 2 Bytes -32,768 đến 32,767

Single Số thực 4 Bytes Âm: -3.402823E38 đến -1.401298E-45

Dương: 1.401298E-45 đến 3.402823E38

Page 19: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số2. Kiểu dữ liệu (Data Type)

Kiểu dữ liệu cơ bản:

Tên Ý nghĩa Kích thước lưu trữ

Miền giá trị

Decimal Số thập phân 14 Bytes +/79.228.162.514.264.337.593.543.950.335 không có phần thập phân.

+/-7,9228162514264337593543950335 với 28 chữ số thập phân.

Số nhỏ nhất khác 0: +/-0,0000000000000000000000000001

Currency Tiền tệ 8 Bytes -922,337,203,685,477.5808 đến 922,337,203,685,477.5807

Date Ngày 8 Bytes 1/1/100 đến 31/12/9999

Page 20: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số2. Kiểu dữ liệu (Data Type)

Kiểu dữ liệu cơ bản:

Tên Ý nghĩa Kích thước lưu trữ

Miền giá trị

Double Số thực 8 Bytes Âm: -1.79769313486231E308 đến - 4.94065645841247E-324

Dương:

4.94065645841247E-324 đến 1.79769313486232E308

Object Đối tượng 4 Bytes

String

(Biến)

Chuỗi 10 Bytes + Chiều dài chuỗi

Tối đa 2 tỷ ký tự

Page 21: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số2. Kiểu dữ liệu (Data Type)

Kiểu dữ liệu cơ bản:

Tên Ý nghĩa Kích thước lưu trữ

Miền giá trị

String

(giá trị cố định)

Chuỗi Chiều dài chuỗi

Từ 0 đến 65,400 ký tự

Variant Chuỗi Chiều dài chuỗi

Từ 0 đến 65,400 ký tự

Variant Kiểu chuỗi 22 Bytes + Chiều dài chuỗi

Giống kiểu String (Biến)

Page 22: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số2. Kiểu dữ liệu (Data Type)

Kiểu dữ liệu cơ bản:

Ví dụ:

Dim bytTuoi As Byte, sngTyGia As Single

Dim dtNgayBD As Date, dtNgayKT As Date

Dim vntDateTmp As Variant, vntStringTmp As Variant

bytTuoi = 18

sngTyGia = 15550.50

dtNgayBD = #15/07/2005#

dtNgayKT = #15/08/2005#

vntDateTmp = #15/08/2005#

vntStringTmp = “Toi da khoang 2 ty Bytes.”

Page 23: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số2. Kiểu dữ liệu (Data Type)

Kiểu dữ liệu đối tượng (Object): Dùng để lưu trữ các đối tượng như CSDL, bảng (Table), truy vấn (Query), …

Ví dụ cách khai báo:

' Khai báo biến db để lưu địa chỉ của CSDL

Dim db As DAO.Database

' Khai báo biến tblSinhVien để lưu trữ bảng DS SINH VIEN

Dim tblSinhVien As DAO.Recordset

' Gán CSDL hiện hành cho biến db

Set db = DBEngine.Workspaces(0).Databases(0)

' Mở bảng DS SINH VIEN

Set tblSinhVien = db.OpenRecordset("DS SINH VIEN", _

DB_OPEN_DYNASET)

Page 24: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số3. Hằng số (Const)

Dùng để chứa những dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt thời gian chương trình hoạt động.

Cách khai báo hằng:

[Public | Private] Const <Tên hằng> [As <Kiểu dữ liệu>] = <Biểu thức>

Ý nghĩa: Biểu thức: Không được dùng biến, hàm người

dùng tự định nghĩa hoặc các hàm của VB (như Chr),… Được phép dùng các hàm chuyển đổi như CInt, CDate, …

Page 25: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

III. Làm việc với biến, kiểu dữ liệu và hằng số3. Hằng số (Const)

Ví dụ cách khai báo:

Const PI = 3.1416

Const MAX_AGE = 60

Const MAX_DATE = #01/01/2006# 1

Page 26: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

IV. Một số hàm chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu thường sử dụng

Tên Hàm chuyển đổi Đổi sang kiểu

1 CBool Boolean

2 CByte Byte

3 CCur Currency

4 CDate Date

5 CDbl Double

6 CDec Decimal

7 CInt Integer

8 CLng Long

9 CSng Single

10 CStr String

11 CVar Variant

Page 27: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

IV. Một số hàm chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu thường sử dụng Ví dụ:

Dim dblDouble As Double

Dim nInt As Integer

dblDouble = 2345.5678 ' dblDouble thuộc kiểu Double

nInt = CInt (dblDouble) ' nInt = 2346

Page 28: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic1. Quy tắc đặt tên biến và hằng số

a. Đặt tên biến Tên biến có thể tuân theo cấu trúc sau: Một số hàm

chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu thường sử dụng

<Prefix><Body><Qualifier>

Prefix: Miêu tả phạm vi hoạt động và mục đích hoặc kiểu dữ liệu của một biến hoặc thủ tục.

Page 29: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic1. Quy tắc đặt tên biến và hằng số

a. Đặt tên biến Miêu tả phạm vi hoạt động:

Prefix Phạm vi và mục đích

g Toàn cục (Global), được khai báo Public trong Module chuẩn hoặc Module của biểu mẫu

m Cục bộ (Local to module or form), được khai báo Private trong Module chuẩn hoặc Module của biểu mẫu

st Biến kiểu Static

(no prefix) Không phải kiểu Static; biến cục bộ trong thủ tục

v Biến được truyền theo tham trị (by Value)

r Biến được truyền theo tham chiếu (by Reference).

Page 30: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic1. Quy tắc đặt tên biến và hằng số

a. Đặt tên biến Miêu tả kiểu dữ liệu:

Prefix Kiểu dữ liệu

b Boolean

d Double

db Database

dt Date / Time

i Long

n Integer

s String

vnt Variant

a Array

(no prefix) User defined type (Biến người dùng tự định nghĩa)

Page 31: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic1. Quy tắc đặt tên biến và hằng số

a. Đặt tên biến Body:

• Phần thân của biến nên dùng ký tự in hoa đầu mỗi từ và ký tự thường, đủ dài để miêu tả được mục đích sử dụng. Tên của biến hoặc hàm nên được bắt đầu với một động từ. VD: InitNameArray, CloseDialog.

• Sử dụng những chữ viết tắt như: Init (Initialization), Num (Number), Tbl (Table), Cnt (Count), and Grp (Group)… đối với những động từ quá dài. Khi đã khai báo, bạn nên dùng thống nhất trên toàn bộ ứng dụng. Không nên khi dùng Cnt, khi khác lại dùng Count để tránh nhầm lẫn.

• Chiều dài tên không quá 32 ký tự để dễ đọc.

Page 32: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic1. Quy tắc đặt tên biến và hằng số

a. Đặt tên biến Qualifier:

• Miêu tả những tính chất của biến và thủ tục. Chúng được theo sau phần Body để tránh nhầm lẫn.

• Ví dụ: Nên viết strGetRecordFirst thay vì viết strGetFirstRecord

• Cách đặt tên này sẽ làm cho cấu trúc của chương trình có tính Logic và dễ hiểu.

• Các Qualifier thường dùng: First, Last, Next, Prev (Previous), Cur (Current), Min, Max, Save, Tmp (Temp), Src (Source), Dst (Destination), …

Page 33: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic1. Quy tắc đặt tên biến và hằng số

b. Đặt tên hằng Tên hằng được viết bằng chữ in hoa xen kẽ với ký tự

gạch dưới “_”. Tên hằng không có phần Prefix Ví dụ:

USER_LIST_MAX

NEW_LINE

Page 34: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic2. Chú thích khi viết chương trình

Tất cả các thủ tục nên có đoạn chú thích ngắn gọn để giải thích chức năng của nó. Phần chú thích phải miêu tả được mục đích sử dụng, tham số đầu vào.

Ví dụ:

‘ ************************************************

‘ Purpose: Get Value of tag XML

‘ Parameters: Name file xml, name tag xml

‘ ************************************************

Private Function GetValue(v_strFileXML As String, _

v_strTagValue As String) As String

‘…(your code goes here)

End Function

Page 35: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic3. Định dạng chương trình

Nên định dạng chương trình để dẽ quản lý, các khối chương trình lồng vào nhau phải được thụt vào một Tab

Page 36: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic3. Định dạng chương trình

‘ *************************************************************************

' Purpose: Get string after convert substring to Character, and subtract a value random

' Parameters: String, Random, and Step for “For...Next Statement”

‘ *************************************************************************

Public Function GetStrChr(v_strString As String, v_nRan As Integer, v_nStep As Integer) As String

Dim strStrChr As String

Dim strSubStr As String

Dim i As Integer

If (v_strString <> “”) Then

For i = 0 To Len(v_strString) - 1 Step v_nStep

' Subtract a value random

strSubStr = Val(Mid(v_strString, i + 1, v_nStep)) – v_nRan

' Convert Ascii to Character

strStrChr = strStrChr & ChrW(strSubStr)

Next i

End if

GetStrChr = strStrChr

End Function

Page 37: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

V. Một số quy ước đặt tên và cách định dạng khi viết lệnh trong Visual Basic4. Sử dụng các toán tử

Nên sử dụng toán tử “&” khi nối chuỗi và sử dụng toán tử “+” khi làm việc với dữ liệu số.

Nếu dùng toán tử “+” để nối chuỗi có thể gây ra lỗi chương trình khi sử dụng kiểu dữ liệu Variant.

Ví Dụ:

vntVar1 = "10.01“

vntVar2 = 11

vntVar3 = “x4”

vntResult = vntVar1 + vntVar2 'vntResult = 21.01

vntResult = vntVar1 & vntVar2 'vntResult = 10.0111

vntResult = vntVar2 + vntVar3 ’Error

Page 38: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

1. Nêu ứng dụng của Visual Basic trong Microsoft Access?

Visual Basic là ngôn ngữ lập trình dùng để liên kết, điều khiển ứng dụng theo nhu cầu riêng thành một hệ thống chương trình mạch lạc, mềm dẻo (có ưu thế hơn là dùng tập lệnh - Macro).

Page 39: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

2. Nêu khái niệm về thủ tục (Procedure), thủ tục biến cố (Event Procedure), thủ tục con (Sub), thủ tục hàm (Function) và cách sử dụng hàm?

Thủ tục (Procedure): Là các đoạn lệnh được viết để thực hiện các thao tác nào đó, được dùng trong các thủ tục hoặc các hàm khác.

Thủ tục biến cố (Event Procedure): Là thủ tục sẽ được thi hành để đáp lại một biến cố nào đó, được dùng trong biểu mẫu hoặc báo cáo.

Page 40: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

2. Nêu khái niệm về thủ tục (Procedure), thủ tục biến cố (Event Procedure), thủ tục con (Sub), thủ tục hàm (Function) và cách sử dụng hàm?

Thủ tục con (Sub Procedures):

• Thủ tục con là đoạn chương trình dùng để thực hiện theo các yêu cầu nào đó nhưng không trả về giá trị.

Thủ tục hàm (Function Procedures):

• Thủ tục hàm là đoạn chương trình dùng để thực hiện theo các yêu cầu nào đó và trả về một kết quả cho chương trình.

Page 41: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

2. Nêu khái niệm về thủ tục (Procedure), thủ tục biến cố (Event Procedure), thủ tục con (Sub), thủ tục hàm (Function) và cách sử dụng hàm?

Cách sử dụng thủ tục: Ta có thể sử dụng thủ tục trong các trường hợp sau:

• Trong các thủ tục con hoặc các hàm khác.

• Trong biểu thức tính toán của truy vấn, biểu mẫu, báo cáo, tập lệnh.

• Trong điều kiện cho truy vấn hoặc tập lệnh.

Page 42: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

3. Nêu cú pháp tổng quát của thủ tục con và thủ tục hàm? Cú pháp tổng quát của thủ tục con và thủ tục hàm:

• Thủ tục con:

[Private | Public] Sub <Tên thủ tục> [<Các tham số>]

[<Các dòng lệnh>]

[Exit Sub]

[<Các dòng lệnh>]

End Sub

Page 43: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

3. Nêu cú pháp tổng quát của thủ tục con và thủ tục hàm? Cú pháp tổng quát của thủ tục con và thủ tục hàm:

• Thủ tục hàm:

[Private | Public] Function <Tên hàm> [<Các tham số>] [As <Kiểu dữ liệu>]

[<Các dòng lệnh>]

[Exit Function]

[<Các dòng lệnh>]

[<Tên hàm> = <Giá trị trả về>]

End Function

Page 44: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

4. Nêu cách khai báo biến và cách khai báo hằng? Cách khai báo biến và hằng:

• Cách khai báo biến:

Dim <Tên biến> [As <Kiểu dữ liệu>], [<Tên biến>

[As <Kiểu dữ liệu>], …]

• Cách khai báo hằng:

[Public | Private] Const <Tên hằng> [As <Kiểu dữ liệu>] = <Biểu thức>

Page 45: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

5. Muốn viết một đoạn chương trình cho một Button trên Form, ta sử dụng thao tác nào sau đây:

a. Right Click lên Button chọn Build Event, và chọn Expression builder

b. Double Click lên Button đó

c. Right Click lên Button chọn Build Event, và chọn Code Builder

d. Các câu trên đều đúng

Page 46: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

6. Các cách khai báo biến trong chương trình sau, cách khai báo biến nào là đúng:

a. I as Integer

b. I : Integer

c. Dim I As Integer

d. Các câu trên đều sai

Page 47: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

7. Các cách khai báo biến trong chương trình sau, cách khai báo biến nào là đúng:

a. TRIGIA as Currency

b. DONGIA : Currency

c. Dim TT as Currency

d. Các câu trên đều đúng

Page 48: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

8. Muốn gọi một thủ tục ví dụ Sub G (A As Integer) lệnh nào sau đây sai:

a. G(7)

b. Call G(7)

c. Call G 7

d. G 7

Page 49: Bài 8: Ng ôn ngữ Visual Basic

Bài 8: Ngôn ngữ Visual Basic

VI. Tóm tắt Câu hỏi

9. Muốn gọi một thủ tục ví dụ Sub TT (A As String, B As Byte) ta dùng lệnh nào sau đây:

a. TT (A, B)

b. TT A , B

c. Các câu a và b đều sai

d. Các câu a và b đều đúng