ubnd thÀnh phỐ ĐÀ nẴng - danangtimes.vndanangtimes.vn/portals/0/docs/130153024-bc doi song...

20
2 UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VIN NGHIÊN CU PHÁT TRIN KINH T-XÃ HỘI ĐÀ N NG CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp Tdo - Hnh phúc S : /BC- VKTXH Đà Nẵng, ngày 24 tháng12 năm 2009 BÁO CÁO Thc trạng đời sống và điều kin làm vic ca công nhân ti các KCN trên địa bàn thành phĐà Nẵng I. Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã hình thành và tập trung phát trin các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, từng bước trthành mt trong nhng trung tâm công nghip ca khu vc min Trung - Tây Nguyên. Tính đến tháng 11/2009, trên địa bàn thành phđã có 6 KCN do Ban Quản lý các khu công nghip và khu chế xuất Đà Nẵng (Ban QLKCN&KCX Đà Nẵng) qun lý vi tng din tích là 1.519 ha, gm nhiu doanh nghip thuc các ngành dt may, sn xut hàng tiêu dùng, công nghip chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sn xut vt liu xây dng, công nghip hóa cht... Sphát trin ca các KCN Đà Nẵng không chđóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, to ngun thu ngân sách cho thành phmà còn gii quyết vic làm cho mt bphận lao động ti chvà lao động nhp cư. Tuy nhiên, bên cnh nhng kết quđạt được vn còn tn ti nhng vấn đề cn quan tâm vđời sống và điều kin làm vic ca người lao động ti các KCN, trc tiếp là công nhân sn xut. Để hiu thêm vthc trng này, Vin Nghiên cu Phát trin Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (sau đây viết tt là Viện) đã tiến hành kho sát đánh giá về thc trạng đời sống và điều kin làm vic ca công nhân ti các KCN trên địa bàn thành phĐà Nẵng. Đối tượng kho sát là công nhân sn xut và các doanh nghip. Mc tiêu chính của báo cáo là đánh giá về thc trạng đời sống và điều kin làm vic ca công nhân tại các KCN trên địa bàn thành phĐà Nẵng. Cuc kho sát được tiến hành vào tháng 10 năm 2009 ti mt sKCN của Đà Nẵng như KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Cm.Tnhững cơ sở dliệu thu được sđề xut mt sgii pháp nhm ci thiện đời sống, cũng như điều kin làm vic ca công nhân trong thi gian ti.

Upload: others

Post on 27-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

2

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

KINH TẾ -XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC- VKTXH Đà Nẵng, ngày 24 tháng12 năm 2009

BÁO CÁO

Thực trạng đời sống và điều kiện làm việc của công nhân

tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

I. Đặt vấn đề:

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã hình thành và tập trung phát triển

các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, từng bước trở thành một trong những

trung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tính đến tháng

11/2009, trên địa bàn thành phố đã có 6 KCN do Ban Quản lý các khu công nghiệp

và khu chế xuất Đà Nẵng (Ban QLKCN&KCX Đà Nẵng) quản lý với tổng diện

tích là 1.519 ha, gồm nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành dệt may, sản xuất hàng

tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu

xây dựng, công nghiệp hóa chất... Sự phát triển của các KCN ở Đà Nẵng không chỉ

đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách cho thành

phố mà còn giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ và lao động nhập

cư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những vấn đề

cần quan tâm về đời sống và điều kiện làm việc của người lao động tại các KCN,

trực tiếp là công nhân sản xuất. Để hiểu thêm về thực trạng này, Viện Nghiên cứu

Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Viện) đã tiến hành khảo sát

đánh giá về thực trạng đời sống và điều kiện làm việc của công nhân tại các KCN

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là công nhân sản xuất và các

doanh nghiệp.

Mục tiêu chính của báo cáo là đánh giá về thực trạng đời sống và điều kiện

làm việc của công nhân tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cuộc khảo

sát được tiến hành vào tháng 10 năm 2009 tại một số KCN của Đà Nẵng như KCN

Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm.Từ những cơ sở dữ liệu thu được sẽ đề

xuất một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống, cũng như điều kiện làm việc của

công nhân trong thời gian tới.

3

II. Tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn thành phố

Hiện tại trên địa bàn thành phố có 6 khu công nghiệp:

Bảng 1: Diện tích đất của các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

KCN Tổng diện

tích đất

Diện tích đất

cho thuê

Diện tích đất

đã cho thuê

Tỉ lệ đất

cho thuê

Diện tích đất

còn lại

Đà Nẵng 50 ha 32 ha 32 ha 100% 0 ha

Hòa Khánh 365 ha 286,1 ha 253,33 ha 88,54% 32,77 ha

Hòa Khánh

mở rộng 207,27 ha 155,73 ha 18,43 ha 11,83% 137,3 ha

Liên Chiểu 307,7 ha 220,8 ha 84,67 ha 38,34% 136,13 ha

Hòa Cầm 125 ha 76,28 ha 50,23 ha 65,76% 26,05 ha

Dịch vụ

thủy sản 57,9 ha 47,21 ha 20,37 ha 47,14% 26,84 ha

Tổng số 1.112,87 ha 818,12 ha 459,03 ha 56,10% 359.09 ha

Nguồn: Ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng

Tính đến tháng 11/ 2009, kết quả thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng là 224 dự án đã khởi công tạo ra giá trị sản xuất cao cho thành

phố. Chỉ tính riêng năm 2009, tổng số vốn đầu tư ước tính đã tăng lên: 65,95 triệu

USD và 3.849,53 tỷ đồng. Trong đó, dự án nước ngoài được cấp mới 05 dự án với

tổng vốn đầu tư 26,95 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn: 04 dự án tăng thêm 39

triệu USD; dự án trong nước được cấp mới 26 dự án với tổng vốn đầu tư 3.703,33

tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn có 12 dự án tăng thêm 146,2 tỷ đồng. 1

Về hiệu quả, trong thời gian qua, các KCN đã thu hút được nhiều dự án đầu

tư, đặc biệt có những dự án quy mô lớn đã thu hút hàng chục ngàn lao động tại Đà

Nẵng và các vùng lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, TT-Huế, Quảng Bình,

Quảng Trị vào làm việc trong các KCN, tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống

cho người lao động, đặc biệt là những hộ dân thuộc diện di dời, giải tỏa tại thành

phố Đà Nẵng.

1 Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 của Ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng

4

Bảng 2: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN

Từ đầu năm 2009 đến nay Dự án trong nước Dự án nước ngoài

- Tổng doanh thu 6.391 tỷ đồng 179 triệu USD

- Xuất khẩu 413 tỷ đồng 162,4 triệu USD

- Nhập khẩu 4,6 tỷ đồng 117,7 triệu USD

- Nộp ngân sách 118 tỷ đồng 10,4 triệu USD

Nguồn: Ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng

Tổng số lao động đang làm việc tại các KCN và Cụm công nghiệp hiện nay

là 50.993 người, lao động nữ là 32.119 người chiếm 63% (lao động nữ nhập cư là

18.833 người) 2; trong đó, lao động nước ngoài là 198 người.

Bảng 3: Quy mô lao động tại các KCN

Đơn vị: Người

TT Tên KCN

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số

lượng

ngoại

tỉnh

Số

lượng

ngoại

tỉnh

Số

lượng

ngoại

tỉnh

Số

lượng

ngoại

tỉnh

1

Hòa Khánh (gồm cả

khu vực mở rộng) 25771 12346 27411 13179 30024 14366 30078 15248

2 Liên Chiểu 2164 479 2159 573 3601 306 2898 927

3 Đà Nẵng 5095 1589 6249 2106 5936 1607 6079 1719

4 Hòa Cầm 4527 1792 4613 1664 7428 2821 8476 3525

5 DVTS Đà Nẵng 1710 919 1878 1062 3462 1019 3462 1019

Tổng 39267 17125 42310 18584 50451 20119 50993 22438

Nguồn: Ban Quản lý KCN và KCX Đà Nẵng

Như vậy, số lượng công nhân tăng lên hàng năm và tập trung chủ yếu tại

KCN Hòa Khánh, gồm cả KCN Hòa Khánh mở rộng; trong đó số lao động ngoại

tỉnh chiếm gần 44% tổng số công nhân tại các KCN trên địa bàn thành phố.

III. Kết quả khảo sát về thực trạng đời sống và điều kiện làm việc của

công nhân tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2 Số liệu của Ban Quản lý các KCN và KCX năm 2009.

5

Trong tổng số 300 phiếu khảo sát công nhân, chúng tôi thu hồi được 299

phiếu hợp lệ, đạt 99,7%. Số phiếu khảo sát dành cho công nhân được chúng tôi

thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong đó:

- 130 phiếu tại KCN Hòa Khánh dành cho công nhân của các doanh nghiệp

thuộc các ngành lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, cơ khí luyện kim, chế tạo dụng

cụ thể thao, hóa chất, chế biến thực phẩm,...

- 74 phiếu tại KCN Hòa Cầm dành cho công nhân của các doanh nghiệp

thuộc các ngành điện tử, cơ khí, đồ gia dụng, dệt, chế tạo đồ chơi...

- 95 phiếu tại KCN Đà Nẵng dành cho công nhân của các doanh nghiệp chủ

yếu là ngành da giày.

Mẫu phiếu bao gồm các câu hỏi về đặc điểm của công nhân, điều kiện làm

việc (thời gian lao động, điều kiện lao động, chính sách đãi ngộ, vệ sinh an toàn

thực phẩm), thực trạng đời sống của công nhân (thu nhập, mức chi tiêu, chỗ ở, đời

sống tinh thần) và kiến nghị của người lao động.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 50 phiếu dành cho doanh

nghiệp và thu được 45 phiếu hợp lệ, đạt 97,8%, trong đó:

- 30 phiếu tại KCN Hòa Khánh dành cho doanh nghiệp thuộc các ngành cơ

khí, lắp ráp linh kiện điện tử, lâm sản, hóa chất, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng,

giấy, nội thất, dược phẩm.

- 05 phiếu tại KCN Hòa Cầm dành cho một số doanh nghiệp thuộc các ngành

lắp ráp điện tử, cơ khí, dệt, đồ chơi.

- 06 phiếu tại KCN Đà Nẵng dành cho một số doanh nghiệp thuộc các ngành

may mặc, bảo hộ lao động, dụng cụ thể thao, giấy, dược, vật liệu xây dựng.

- 04 phiếu tại KCN Liên Chiểu dành cho một số doanh nghiệp thuộc lắp ráp

cơ khí.

Dưới đây là những kết quả khảo sát chủ yếu:

1. Đặc điểm của công nhân ở các KCN

Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài 56% số công nhân địa phương phần còn lại

là lao động ngoại tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa,

Cao bằng, Thái Bình, Bình Định, Bình Thuận, Hải Dương, Huế, Quảng Ngãi và

đông nhất là Quảng Nam chiếm 36,1%.

Riêng trong tổng số công nhân được khảo sát, tỉ lệ nữ công nhân chiếm

83,3% và số người có gia đình là 53,9%. Độ tuổi trung bình của công nhân là 27

6

tuổi, với 66,1% lao động đã được đào tạo tay nghề dưới nhiều hình thức khác nhau

và 33,9% không học qua lớp đào tạo chuyên môn nào về ngành nghề sản xuất.

Phần lớn lao động nhập cư đến Đà Nẵng sau năm 2000, trong đó có 78.266

lượt lao động đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2001 – 2009. Tỉ lệ công nhân đã từng

làm việc ở doanh nghiệp khác là 34,3%. Thường những lao động tuổi càng lớn thì

có số thâm niên làm việc tại thành phố Đà Nẵng càng cao, điều đó thể hiện xu

hướng gắn bó của lao động nhập cư đối với thành phố.

2. Điều kiện làm việc

2.1. Thời gian lao động

Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ công nhân làm việc theo ca là 47,9%, làm việc

theo giờ hành chính chiếm 41% và 11,1% là làm việc theo cả hai hình thức

trên.(Biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Các hình thức làm việc tại doanh nghiệp

Theo ca:

47.90%

Theo giờ HC:

41%

Kết hợp 2 hình

thức: 11.10%

Trong số công nhân làm việc theo ca, có 47,01% công nhân làm việc ca 1,

38,65% công nhân làm ca 2 và 14,34% công nhân làm việc ca 3. (Biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Tỉ lệ lao động làm theo ca

Ca 3: 14.34%

Ca 1: 47.10%

Ca 2: 38.65%

Thời gian công nhân làm việc trong ngày, chủ yếu là từ 8 – 12 giờ với tỉ lệ

cao nhất là 68,8%, tuy nhiên vẫn còn 0,4% công nhân phải làm từ 12 – 16 giờ

/ngày (Biểu đồ 3)

Biểu đồ 3: Số giờ làm việc mỗi ngày của công nhân

7

8 - 12 giờ:

68.80%

4 - 6 giờ:

2.20%

12 - 16 giờ:

0.40%6 - 8 giờ:

28.60%

Trong số công nhân được điều tra trả lời làm việc từ 8-12 giờ thì người có

gia đình chiếm 67%; trong đó, tỉ lệ công nhân chưa có gia đình làm việc từ 6 - 8

giờ lại chiếm tỉ lệ cao hơn (31% so với 27%). Điều đó cho thấy, nhu cầu làm việc

vì vấn đề kinh tế là chủ yếu và những người có gia đình thường gắn bó với doanh

nghiệp lâu hơn. Vì vậy họ có xu hướng sẽ cư trú dài hạn ở đây và ít di chuyển.

2.2. Điều kiện lao động

* Về điều kiện làm việc:

Có 66,7% công nhân được khảo sát đánh giá là bình thường, 29,9% đánh giá

tốt và rất tốt, chỉ có 3,4% đánh giá là chưa tốt.

Số công nhân có gia đình thường ở độ tuổi cao hơn và cho rằng điều kiện

làm việc của họ tại doanh nghiệp là bình thường chiếm 67%, trong khi chỉ có 61%

công nhân chưa có gia đình trả lời bình thường. Điều đó cho thấy, người lao động

trẻ tuổi có những đòi hỏi cao hơn so với các lứa tuổi khác.

Biểu đồ 4: Điều kiện làm việc của công nhân

Rất tốt: 7.20%Chưa tốt:

3.40%

Bình thường:

66.70%

Tốt: 22.70%

* Về máy móc, thiết bị sản xuất:

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu về cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất

kinh doanh tại các doanh nghiệp dựa trên 2 mẫu phiếu dành cho công nhân và

doanh nghiệp đã cho kết quả khá tương đồng là phần lớn các thiết bị ở doanh

nghiệp là hiện đại hoặc đã sử dụng lâu năm nhưng vẫn vận hành tốt.

Theo kết quả khảo sát công nhân cho thấy, có 61,2% tỉ lệ trả lời là doanh

nghiệp trang bị máy móc thiết bị hiện đại, 36,2% là thiết bị đã sử dụng lâu nhưng

8

vẫn vận hành tốt, 0,4% cho biết thiết bị đã cũ kĩ không sử dụng được và 2,2% là

không sử dụng máy móc. (Biểu đồ 5a)

Biểu đồ 5a: Trang bị máy móc thiết bị

( Theo đánh giá của công nhân)

Trang bị hiện

đại: 61.20%

Không có:

2.20%

Cũ, không sử

dụng được:

0.40%

Đã sử dụng

nhưng tốt:

36.20%

Về phía doanh nghiệp, có 42,6% doanh nghiệp trang bị máy móc thiết bị

hiện đại, 55,6% là máy móc cũ nhưng vẫn vận hành tốt và không có doanh nghiệp

nào sử dụng máy móc cũ không vận hành được, ngoài ra 1,8% doanh nghiệp

không sử dụng máy móc.

Biểu đồ 5b: Trang bị máy móc thiết bị

(Theo đánh giá của doanh nghiệp)

Trang bị hiện

đại: 42.60%

Không có:

1.80%

Đã sử dụng

nhưng tốt:

55.60% *Về đào tạo chuyên môn cho công nhân:

Kết quả khảo sát công nhân cho thấy có 66,1% công nhân đã được đào tạo

chuyên môn trước khi vào làm cho doanh nghiệp. Trong đó có 42,6% công nhân

được học nghề do doanh nghiệp đào tạo, 30,6% công nhân được học việc trong

thời gian thử việc, chỉ có 26,8% công nhân tự học nghề.

Còn kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy 86% doanh nghiệp có tổ chức

đào tạo chuyên môn cho người lao động với 14% đào tạo ngay sau khi tuyển,

44,2% đào tạo trong thời gian thử việc và 41,8% cho cả hai hình thức trên.

* Về trang bị bảo hộ lao động:

Công tác trang bị bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp cũng được quan tâm

chú ý với tỉ lệ 91,6% công nhân trả lời được doanh nghiệp trang bị bảo hộ lao động.

Trong đó, 54% số công nhân được khảo sát trả lời, các doanh nghiệp đã trang bị

bảo hộ lao động tốt và đảm bảo chất lượng, số lượng đầy đủ cho họ. Tuy nhiên,

9

40,20% tỉ lệ công nhân được khảo sát cho biết, mặc dù đã được trang bị bảo hộ lao

động đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn không đầy đủ.

Biểu đồ 6: Trang bị bảo hộ lao động

Tốt, đảm bảo

chất lượng,

đầy đủ: 54%

Đạt tiêu chuẩn

nhưng không

đầy đủ:

40.20%

Không đạt tiêu

chuẩn: 0.80%Đồ cũ: 5%

Có 88,5% công nhân được khảo sát trả lời có được phổ biến học bảo hộ lao

động. Tuy nhiên, chỉ có 93,8% công nhân có nhớ các quy định an toàn lao động

khi làm việc. Mặc dù có 93,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết những quy

định về bảo hộ lao động là quan trọng nhưng chỉ có 91,1% doanh nghiệp có bố trí

cán bộ theo dõi, kiểm tra an toàn lao động và kỉ luật lao động.

Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo hộ và an toàn lao động cho

công nhân được các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: mở

lớp hướng dẫn, phát thanh, phát tờ rơi, dán ở bảng tin, thông báo trên các thiết bị

an toàn lao động. (Bảng 4)

Bảng 4: Các hình thức phổ biến bảo hộ lao động và an toàn lao động

Tiêu chí Tỉ lệ

Phổ biến bảo hộ lao động cho công nhân 97,8%

Mở lớp hướng dẫn 47,7%

Phát thanh 9,1%

Phát tờ rơi 11,4%

Dán ở bảng tin 68,2%

Dán trên các thiết bị an toàn lao động 50%

Tuy nhiên theo quan sát trực tiếp của nhóm nghiên cứu tại các doanh nghiệp,

mặc dù đã được trang bị đồ bảo hộ lao động nhưng một số người lao động vẫn

không sử dụng. Đơn cử như tại các xưởng may, người lao động không sử dụng

khẩu trang; hoặc công nhân tại nhà máy cơ khí không sử dụng găng tay và ủng.

10

* Về trang thiết bị an toàn lao động:

Trong số 45 doanh nghiệp trả lời về việc trang bị các thiết bị an toàn lao

động cho công nhân, có 55,6% doanh nghiệp có trang bị chống ồn cho môi trường

lao động của công nhân; 83,3 % doanh nghiệp có thiết bị chống bụi và 97,8% có

trang bị thiết bị chống nóng, chủ yếu là quạt cây (90,9%), quạt thông gió (65,9%),

quạt treo tường (38,6%).

2.3. Việc thực hiện Pháp luật lao động

* Về kí kết hợp đồng lao động:

Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, việc kí kết hợp đồng lao động

(HĐLĐ) được các doanh nghiệp tuân thủ khá nghiêm túc, thể hiện qua tỉ lệ 97,9%

số công nhân được khảo sát trả lời “có” giao kết. HĐLĐ được thực hiện dưới nhiều

hình thức khác nhau tùy từng doanh nghiệp, tùy vào năng lực, trình độ và thời gian

cống hiến cho doanh nghiệp của công nhân. Trong đó, phần lớn là HĐLĐ có thời

hạn 1 năm (34%) và HĐLĐ không xác định thời hạn (34,7%).

Khi được kí kết HĐLĐ với doanh nghiệp, công nhân được tham gia các lớp

đào tạo nghề chính quy đúng với vị trí được tuyển dụng do doanh nghiệp tổ chức

chiếm 43,8% và qua thời gian thử việc tại doanh nghiệp chiếm 31,5% (số liệu điều

tra từ công nhân). Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy, có 86% doanh nghiệp

được điều tra tham gia tổ chức đào tạo nghề cho người lao động sau khi kí kết hợp

đồng.

* Về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

Sau khi kí HĐLĐ, số công nhân được khảo sát cho biết, được đóng bảo hiểm

y tế chiếm 97,3% và bảo hiểm xã hội chiếm 96,2%. Đáng chú ý, các doanh nghiệp

được khảo sát còn tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với tỉ lệ

là 66,7% và bảo hiểm tai nạn là 11,1%.

Khám sức khỏe định kì cho công nhân cũng là một trong những vấn đề được

doanh nghiệp quan tâm. Qua phỏng vấn sâu một số doanh nghiệp và người lao

động, nhóm nghiên cứu được biết, trước khi vào làm việc tại doanh nghiệp, công

nhân đã được tổ chức khám sức khỏe và sau đó là khám định kì mỗi năm 1 lần.

2.4. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp được điều tra đều có căng tin dành

cho công nhân với số liệu khảo sát từ công nhân là 92,1% và từ các doanh nghiệp

là 84,4%. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) cũng được các công nhân

đánh giá khá tốt với 15,3% là đảm bảo và tốt cho sức khỏe, 31,3% là đảm bảo,

48,5% là bình thường và chỉ có 4,9% là không đảm bảo.

11

Tuy nhiên, đa số công nhân được điều tra cho biết, thực phẩm tại căng tin

của doanh nghiệp mình rất hạn chế về chủng loại và chưa đảm bảo đầy đủ giá trị

về dinh dưỡng.

Biểu đồ 7: Mức độ bảo đảm an vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo:

31.30%

Đảm bảo và

tốt:15.30%

Không đảm

bảo: 4.90%

Bình thường:

48.50%

* Về khu vực nghỉ ngơi:

Chỉ có 45,7% công nhân được khảo sát trả lời là doanh nghiệp có khu vực

nghỉ ngơi cho công nhân, trong đó 25,8% đánh giá là tốt trở lên, 59,1% đánh giá là

bình thường và 15,1% đánh giá là chưa tốt.

Biểu đồ 8: Khu vực nghỉ ngơi cho công nhân

Tốt: 20.80%

Rất tốt: 5%Chưa tốt:

15.10%

Bình

thường:

59.10%

Còn theo các doanh nghiệp được khảo sát thì chỉ có 29,5% doanh nghiệp

được khảo sát trả lời là có xây dựng khu vực nghỉ ngơi cho công nhân.

3. Thực trạng đời sống của công nhân tại các KCN trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng

3.1. Thu nhập

Qua khảo sát 299 phiếu công nhân có 275 phiếu trả lời cho câu hỏi tiền

lương của người lao động tại các khu công nghiệp, đạt 92%.

Về hình thức trả lương, có 86,5% công nhân được khảo sát trả lời được trả

lương theo tháng và có 13,5% công nhân được trả lương theo giờ làm việc. Mức

lương của công nhân chủ yếu là từ 1 – 2 triệu đồng/tháng, chiếm 90,8%, mức

lương dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm 1,5%. Trong khi đó, mức lương 2 - 3

12

triệu/tháng chỉ chiếm 7,3% và mức trên 3 triệu đồng/tháng chỉ có 0,4% tập trung

tại các ngành lắp ráp linh kiện điện tử và sản xuất đồ chơi. Ngoài ra, những công

nhân làm việc lâu năm cũng có thu nhập cao hơn tuy không nhiều.

Biểu đồ 9: Tiền lương của công nhân

1 - 2 triệu:

90,80%

Dưới 1

triệu:

1,50%

Trên 3

triệu:

0,40%2 - 3 triệu:

7,30%

Đồng thời, các công nhân còn được nhận khoản trợ cấp hoặc tiền thưởng từ

doanh nghiệp vào các dịp lễ, tết với tỉ lệ công nhân được khảo sát trả lời là 92,4%

và tỉ lệ doanh nghiệp được khảo sát trả lời là 100%.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có trả phụ cấp cho công nhân làm ca 2 và ca

3. Tỉ lệ công nhân được nhận phụ cấp bằng với mức tiền lương bình thường chiếm

44% và 52,6% là tỉ lệ công nhân được hưởng mức lương gấp 1,5 bình thường.

Bên cạnh đó, có 75,6% công nhân được khảo sát trả lời là doanh nghiệp đã

hỗ trợ thêm khi làm ca 2, ca 3.

Biểu đồ 10: Mức tiền lương của công nhân làm ca 2 và ca 3

Giống lương

cơ bản: 44%

Gấp 2 lương

cơ bản:

2,40%1/2 Lương cơ

bản: 1%

Gấp 1,5

lương cơ

bản: 52,60%

3.2 Chi tiêu

13

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu có 282 trên tổng số 299 phiếu trả lời

(đạt 94,3%), trong đó có 45,7% cho rằng với mức lương hiện tại họ không thể

trang trải các chi phí sinh hoạt nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu; còn lại 54,3%

trả lời với mức lương hiện tại có thể trang trải cho bản thân những nhu cầu tối

thiểu của cuộc sống của mình. Tuy nhiên, chỉ có 6,8% công nhân được khảo sát là

có làm thêm, còn lại 93,2% là không làm thêm ở nơi khác.

Biểu đồ 11: Tỉ lệ công nhân đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống

Có: 54,30%

Không:

45,70%

Tiền lương của công nhân chủ yếu trang trải cho các sinh hoạt đời sống hằng

ngày. Chi tiêu gồm có: tiền ăn, thuê nhà, đi lại, điện nước… Trong số 299 phiếu

khảo sát, có 246 phiếu (chiếm 82,35%) trả lời về chi phí ăn uống hàng ngày. Chi

phí này chiếm tỉ trọng khá lớn, tiền ăn của một công nhân mỗi tháng phải chi trả

trung bình là 864.512đồng/người 3, chiếm khoảng 40-50% thu nhập hàng tháng.

Như vậy, nếu kể cả tiền thuê nhà và chi tiêu khác thì số tiền tiết kiệm được là rất

thấp.

Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy 100% doanh nghiệp không có xe

đưa đón công nhận, còn kết quả khảo sát công nhân cũng cho thấy, thời gian trung

bình mà công nhân đi từ nhà đến doanh nghiệp là 20 phút, trong đó có 55,1% lao

động sử dụng xe máy, 18,5% là đi xe đạp và 26,4% là đi bộ.

3.3. Điều kiện chỗ ở

Tổng số 279 phiếu trả lời (chiếm 90,6%), có 93% công nhân trả lời là doanh

nghiệp không có nơi ở dành cho công nhân, chỉ có 7% trả lời doanh nghiệp có chỗ

ở cho công nhân. Do vậy, đã có 62,4% công nhân phải thuê nhà ở, chỉ có 37,6%

công nhân ở nhà riêng. Trong số công nhân phải thuê nhà thì hầu hết (98,3%) là

thuê ngoài, chỉ có 1,7% là doanh nghiệp cho thuê. Chi phí thuê nhà bình quân của

mỗi công nhân là 437.988 đồng/tháng, do tiền lương quá thấp nên công nhân phải

sống chung nhiều người với nhau trong một căn phòng nhỏ. Theo kết quả khảo sát,

có 38,6% ở hai người, 38,1% ở ghép ba người, 11,6% ở bốn người, 3,2% ở năm

người, thậm chí có 0,5% ở sáu người một phòng và số người ở một mình chỉ có

7,9%.

Biểu đồ 12: Số công nhân ở ghép trong một phòng trọ

3 Tính trung bình tiền ăn của tổng số công nhân được điều tra

14

2 người:

38,60%

1 người:

7,90%

5 người:

3,20%6 người:

0,50%4 người:

11,60%

3 người:

38,10%

Về điều kiện điện nước, có 64% công nhân trả lời được sống trong điều kiện

bình thường, 21,5% công nhân sống trong điều kiện tốt, 1,9% trả lời rất tốt, còn lại

12,1% sống trong điều kiện không tốt lắm và 0,5% số công nhân sống trong điều

kiện kém.

Biểu đồ 13: Điều kiện điện nước tại nơi ở của công nhân

Không tốt

lắm:

12,10%Kém:

0,50%

Rất tốt:

1,90%

Tốt:

21,50%

Bình

thường:

64%

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát có 37,46% công nhân trả lời sử dụng

nước giếng bơm, 46,29% sử dụng nước máy và 16,25% sử dụng cả nước máy lẫn

nước giếng. Đối với công nhân thuê trọ, chủ yếu họ sử dụng nước giếng bơm để

tiết kiệm chi phí. Đây là vấn đề lớn có ảnh hưởng đến yếu tố sức khỏe người lao

động vì nguồn nước giếng bơm phần lớn không đạt tiêu chuẩn nước sạch cho sinh

hoạt.

3.4. Đời sống tinh thần

Về đời sống tinh thần của công nhân, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát

lấy ý kiến của doanh nghiệp và công nhân trong việc tổ chức và tham gia các hoạt

động ngoài giờ.

Theo khảo sát doanh nghiệp, có đến 85,7% doanh nghiệp thường tổ chức các

hoạt động ngoài giờ làm việc cho công nhân. Tuy nhiên, chỉ có 53,3% công nhân

15

tham gia các hoạt động ngoài giờ. Các hoạt động do doanh nghiệp tổ chức gồm

hoạt động thể thao (48,6%), dã ngoại (54,1%), thiện nguyện (16,2%), học tập

(8,1%), thưởng thức văn hóa - nghệ thuật (40,5%).

Ngoài các hoạt động doanh nghiệp tổ chức, thời gian ngoài giờ làm việc

công nhân còn tham gia các hoạt động xã hội khác. Trong số 299 phiếu điều tra

công nhân, có 34,3% công nhân tham gia các hoạt động xã hội khác, còn lại 65,7%

không tham gia. Trong số công nhân tham gia các hoạt động xã hội ngoài giờ làm

việc kể trên thì hoạt động chủ yếu là các hoạt động tình nguyện 31,3%, các hoạt

động giải trí 54,7%, các hoạt động quản lý (tổ trưởng tổ dân phố, an ninh trật tự…)

chiếm 14%. (Biểu đồ 14)

Biểu đồ 14 : Các hoạt động xã hội ngoài giờ có sự tham gia của công nhân

HĐ tình

nguyện:

31,30%

HĐ giải trí:

54,70%

HĐ quản

lý: 14%

Vào thời gian rảnh rỗi, công nhân còn tham gia các hoạt động khác. Trong

tổng số phiếu điều tra có 59,1% công nhân sử dụng các phương tiện thông tin đại

chúng nhưng chủ yếu là xem ti vi, có 46% thưởng thức các loại hình nghệ thuật

(tuy nhiên loại hình nghệ thuật được thưởng thức phổ biến nhất là nghe nhạc tại

nhà), 4,7% sử dụng các loại hình dịch vụ (chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe…), còn

7,2% tham gia các hoạt động học tập thêm.

Công nhân ngoài giờ làm việc còn tiếp xúc với môi trường sống xung quanh

(Biểu đồ 15). Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số công nhân được điều tra có

51,4% hòa đồng với cộng đồng nơi đang sinh sống, 31,9% bình thường, 16,4% có

mối quan hệ rất tốt và 0,3% không quen ai tại cộng đồng cư trú.

Biểu đồ 15: Quan hệ của công nhân với cộng đồng nơi đang sinh sống

Không quen

ai cả: 0,30%

Bình

thường:

31,90%

Hòa đồng:

51,40%

Rất tốt:

16,40%

16

Kết quả khảo sát còn cho thấy, với thực trạng đời sống và điều kiện làm việc

như trên, có 22,7% công nhân trả lời là cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, 77,3% là tạm

ổn về mặt vật chất và tinh thần.

4. Một số tồn tại và nguyên nhân tồn tại về thực trạng đời sống, điều kiện

làm việc của công nhân

Mặc dù Thành phố đã có những quan tâm và phần lớn các doanh nghiệp

luôn thực hiện đúng những quy định của pháp luật, song công nhân tại các khu

công nghiệp đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là đối

với lao động nhập cư.

Thứ nhất, thời gian làm việc của một bộ phận công nhân bị kéo dài. Tình

trạng tăng ca, tăng giờ, vẫn diễn ra tại một số doanh nghiệp ở phần lớn các ngành

sản xuất, kinh doanh để kịp tiến độ. Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thực

hiện nghiêm túc các quy định về thời gian làm việc, nghỉ phép, nghỉ lễ, nhất là vào

dịp cuối năm. Mặt khác, công nhân đặc biệt là lao động nhập cư sau thời gian làm

việc thường không có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí nên

nhiều công nhân đăng ký tham gia làm tăng ca, thêm giờ để vừa có thêm thu nhập

vừa tránh lãng phí thời gian.

Thứ hai, vấn đề bảo hộ lao động và an toàn lao động chưa được thực hiện

triệt để. Nguyên nhân là do doanh nghiệp trang bị các dụng cụ an toàn lao động và

bảo hộ lao động chưa đầy đủ hoặc công nhân phải sử dụng lại đồ cũ không còn bảo

đảm. Bên cạnh đó, do ý thức của người lao động trong việc tự bảo vệ chưa cao,

nên tuy đã được trang bị đồ bảo hộ lao động nhưng một số công nhân vẫn không

sử dụng.

Thứ ba, thu nhập của công nhân còn thấp. Nguyên nhân là do tại các KCN

trên địa bàn Thành phố hiện vẫn còn khá nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong

những ngành công nghiệp nhẹ mang nặng tính gia công như may mặc, giày da, lắp

ráp linh kiện điện tử... sử dụng lượng lớn lao động có trình độ thấp, thậm chí là lao

động chưa qua đào tạo. Với mức thu nhập hằng tháng khá thấp của công nhân và

trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng cao thì chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu,

thiết yếu nhất (ăn, ở, mặc, đi lại) của bản thân công nhân, còn các chi phí cho việc

học tập, vui chơi, giải trí và tích lũy ngày càng giảm sút và mất dần.

Thứ tư, Chỗ ở của công nhân nhìn chung kém chất lượng, không đáp ứng

được nhu cầu thuê nhà giá rẻ của công nhân, và làm xáo trộn tình hình trật tự, an

toàn xã hội tại những địa bàn xung quanh KCN. Vì nhà ở do doanh nghiệp cung

cấp còn rất hạn chế nên công nhân chủ yếu phải thuê nhà trọ do các hộ gia đình, cá

nhân tự đầu tư với phần lớn là nhà tạm, thiếu tiện nghi, điều kiện vệ sinh, môi

trường không đảm bảo, từ đó tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn cho đời sống vật

17

chất và tinh thần cho công nhân. Mặt khác, nhiều công nhân không có chỗ ở ổn

định, thường xuyên phải thay đổi chỗ ở phù hợp với thu nhập và công việc.

Thứ năm, sức khỏe của công nhân chưa thật sự được quan tâm. Người lao

động thường mắc những chứng bệnh nghề nghiệp như: giảm thị lực, giảm thính

giác, bệnh hô hấp, thoái hóa cột sống,… Đặc biệt là phụ nữ trong môi trường bụi

phải ngồi nhiều sẽ dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa. Đó là chưa kể những tai nạn

nghề nghiệp xảy ra tại môi trường sản xuất. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp

chưa chú ý đầu tư các thiết bị an toàn lao động đầy đủ và đặc trưng của một số

ngành nghề có độ ảnh hưởng sức khỏe cao như: may mặc, hóa chất, cơ khí, thủy

sản, điện tử… Bên cạnh đó, do thu nhập thấp và ý thức bảo vệ sức khỏe chưa cao

nên việc chăm sóc sức khỏe của công nhân còn nhiều hạn chế.

Thứ sáu, đời sống tinh thần của công nhân trong tình trạng thiếu thốn. Sau

thời gian lao động dài, mệt mỏi, công nhân cũng không còn nhiều thời gian nghỉ

ngơi. Đồng thời, các KCN thường được xây dựng cách xa trung tâm thành phố và

thiếu những khu vui chơi giải trí dành cho người có thu nhập thấp. Do vậy, phần

lớn thời giờ nghỉ ngơi của công nhân hoàn toàn dành cho nghỉ ngơi thụ động, cuộc

sống bó gọn xung quanh KCN.

Thứ bảy, trình độ học vấn, chuyên môn và kiến thức pháp luật của công nhân

còn hạn chế. Nguyên nhân là do phần lớn công nhân xuất thân từ nông thôn có

trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo cũng như ít có điều kiện tiếp xúc với các

phương tiện truyền thông nên hạn chế hiểu biết pháp luật, thiếu kinh nghiệm trong

sản xuất công nghiệp, tâm lý không ổn định. Vì vậy, nhiều công nhân không biết

tự bảo vệ mình khi bị đối xử không công bằng, thâm chí bị xúc phạm và xâm hại.

Sự hạn chế này cũng dẫn đến việc công nhân thiếu kiến thức cơ bản về chăm sóc,

giữ gìn sức khỏe và các kĩ năng sống.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tuy đã có tổ chức các buổi sinh hoạt giải trí

ngoài giờ làm việc cho công nhân nhưng do các hoạt động này không phải là hình

thức bắt buộc tất cả mọi người tham gia, mà chỉ mang tính tự nguyện vì vậy số

lượng công nhân tham gia không được ổn định.

IV. Một số kiến nghị

Dưới đây là một số kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đề xuất với mong muốn

góp phần cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của công nhân làm việc trong

các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng.

1. Đối với Thành phố

- Ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án

xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, trong đó công nhân làm việc tại các

18

KCN theo hướng tập trung ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

đầu tư phát triển nhà ở cho thuê. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như cho

thuê đất với giá ưu đãi; miễn, giảm về thuế; hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp… để

doanh nghiệp tự xây dựng nhà ở phục vụ công nhân nhằm đảm bảo việc ăn ở sinh

hoạt được tốt hơn.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sớm triển khai việc tham gia trực tiếp đầu tư

xây dựng một tỉ lệ nhà ở xã hội nhất định để cho công nhân thuê nhằm góp phần

hỗ trợ và đóng vai trò phát động, thúc đẩy và định hướng thị trường có nhu cầu rất

lớn này.

- Quy hoạch đồng bộ các khu vui chơi giải trí, chợ, trường học, nhà trẻ, trạm

y tế, khu ăn uống tập trung… xung quanh các KCN; tạo điều kiện và có chính sách

khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các siêu thị, chợ giá rẻ và các khu ăn

uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp công nhân được sử dụng hàng

hóa, thực phẩm có chất lượng và phù hợp với mức thu nhập của người lao động;

Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực xây

dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi (nhà văn hóa, câu lạc bộ, sân bóng…)

để công nhân có nơi sinh hoạt đời sống tinh thần.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thông qua việc đẩy mạnh

xúc tiến đầu tư, thu hút những dự án vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm

lượng kỹ thuật, công nghệ cao; sử dụng lao động lành nghề, lao động kỹ thuật qua

đào tạo nhằm hạn chế và từng bước giảm dần việc làm có thu nhập thấp cũng như

nguồn di dân lao động trình độ thấp về Thành phố.

2. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Ban Quản lý các KCN, Công đoàn các KCN và KCX tăng

cường quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi

phạm hành chính trong việc thực hiện chính sách pháp luật và các chủ trương của

thành phố có liên quan đến ký kết HĐLĐ, chi trả tiền lương, đảm bảo an toàn lao

động, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ, các chế

độ chính sách đối với công nhân nữ… tại các doanh nghiệp nhằm đảm bảo các

quyền lợi mà công nhân được hưởng.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các

Sở, Ban ngành có liên quan để triển khai và kiểm tra, giám sát công tác tuyên

truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các

loại hình doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3. Đối với Ban Quản lý các KCN và KCX

19

- Tổ chức các phong trào thi đua và khen thưởng kịp thời cho doanh nghiệp

trong KCN đã thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn lao động, chi trả tiền lương

và trợ cấp ổn định cho công nhân, tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ, …

- Chủ động phối hợp cùng các doanh nghiệp trong KCN và các cơ sở đào tạo

dạy nghề trên địa bàn thành phố xác định nhu cầu, xây dựng chương trình, ngành

nghề đào tạo. Chú trọng đào tạo các nghề thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên mà

Thành phố đang thiếu và có nhu cầu; đẩy mạnh việc xã hội hoá dạy nghề, huy

động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề

đa dạng của công nhân.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán

bộ quản lý tại các doanh nghiệp.

4. Đối với Công đoàn các KCN và KCX

- Củng cố, kiện toàn và tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động

của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân.

- Phối hợp với Ban Quản lý các KCN và KCX phát động doanh nghiệp trong

KCN thực hiện các chương trình phục vụ công nhân làm việc tại các KCN, như

chương trình cải thiện bữa ăn giữa ca, tổ chức liên hoan Tiếng hát công nhân và

Thi đấu thể dục thể thao khối KCN.

- Phối hợp cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ,

Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn giải đáp những

trao đổi, thắc mắc của công nhân về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, an toàn vệ sinh lao động, hôn nhân gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội… để

nâng cao nhận thức, hiểu biết của công nhân, giúp công nhân giải quyết được

những thắc mắc trong cuộc sống, nhất là về mặt tinh thần, đồng thời trang bị cho

công nhân những kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình.

- Phối hợp với các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động tư vấn, tuyên

truyền lưu động tại doanh nghiệp giúp chủ doanh nghiệp nhận thức rõ hơn việc

thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, đặc biệt là thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội.

- Thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội định kỳ trong doanh nghiệp giữa nhà

quản lý và công nhân nhằm phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn giữa

người sử dụng lao động và công nhân ngay từ khi mâu thuẫn mới phát sinh.

5. Đối với doanh nghiệp trong các KCN

- Phối hợp với các trung tâm đào tạo và trường dạy nghề trong việc bổ sung

nguồn lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

20

- Xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận về tiền lương giữa

người sử dụng lao động và công nhân; quy định rõ việc tăng lương theo định kỳ;

từng bước đưa tiền nhà vào lương để bảo đảm cho công nhân giải quyết nhu cầu

nhà ở bằng chính tiền lương của mình.

- Thường xuyên tổ chức các buổi khám bệnh định kì cho công nhân, nhất là

đối với nữ công nhân.

- Quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của công nhân thông qua tổ chức các

buổi giao lưu văn nghệ cuối tuần, tổ chức các hội thao, các hoạt động dã ngoại,

thiện nguyện để lôi kéo công nhân tham gia vào các hoạt động ngoài giờ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp dành một phần lợi nhuận để hình thành

quỹ phúc lợi tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp có kinh phí

tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ cho người lao động.

V. Kết luận

Xét ở khía cạnh xã hội, những khó khăn trong đời sống và điều kiện làm

việc của công nhân sản xuất tại các KCN trên địa bàn thành phố, đã và sẽ có tác

động ngày càng lớn đến sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng. Những đề

xuất nêu ra trong báo cáo với mong muốn các cấp lãnh đạo, các sở ban ngành,

đoàn thể có liên quan sẽ có những chỉ đạo, triển khai và cùng phối hợp với doanh

nghiệp trong việc tiếp tục cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của công nhân ở

các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Trong dài hạn, nếu vấn đề mức sống và điều kiện làm việc của công nhân

trong các KCN ngày càng được cải thiện, nhất là khi thu nhập của người lao động

được tăng lên và ổn định, thì kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng càng có điều

kiện tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Chính vì vậy, những nghiên cứu

chuyên sâu nhằm tiếp tục phân tích, làm rõ và đưa ra các giải pháp góp phần nâng

cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân tại các KCN trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng là một nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới./.

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo về Đời sống người lao động trong các KCN, KCX trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng của Sở Lao động – Thương binh xã hội thành phố Đà

Nẵng 2008.

2. Báo cáo về Quy mô và cơ cấu nguồn lao động trong các KCN của Ban quản

lý KCN & KCX Đà Nẵng 2006, 2007, 2008.

3. Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2008 của Ban quản lý KCN và

KCX Đà Nẵng.

4. Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2009 của Ban quản lý

KCN và KCX Đà Nẵng.

5. Báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng năm 2008 của Ban quản lý KCN và

KCX Đà Nẵng.

6. Website Ban quản lý KCN & KCX ĐN: www.iza.danang.gov.vn

7. Website Sở Lao động – Thương binh xã hội thành phố Đà Nẵng

http://www.ldtbxh.danang.gov.vn/home.do?language=vi_VN