danangtimes.vndanangtimes.vn/portals/0/docs/322142613-moi lien he giua ngheo doi va...danangtimes.vn

96
TNG HP VÀ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG TIN HIN CÓ VMI LIÊN HNGHÈO ĐÓI - MÔI TRƯỜNG VÀ TÌM RA LHNG KIN THC CN ĐƯỢC ƯU TIÊN VÀ XÂY DNG KHOCH HOT ĐỘNG CHO NGHIÊN CU CHÍNH Báo cáo I – Tài liu phân tích MI LIÊN HGIA NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG VIT NAM Nhóm khi động Hà Ni, tháng 4/2007 1

Upload: others

Post on 05-Nov-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG TIN HIỆN CÓ VỀ MỐI LIÊN HỆ NGHÈO ĐÓI - MÔI TRƯỜNG VÀ TÌM RA LỖ HỔNG KIẾN THỨC CẦN

ĐƯỢC ƯU TIÊN VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHO NGHIÊN CỨU CHÍNH

Báo cáo I – Tài liệu phân tích

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Nhóm khởi động

Hà Nội, tháng 4/2007

1

LỜI CẢM ƠN Danh sách các chuyên gia tham gia viết báo cáo này

Họ và tên Chuyên môn Tổ chức

Tiến sĩ David Thomas

Phân tích chính sách Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới tại Thái Lan

Tiến sĩ Hoàng Minh Hà

Phương pháp bảo vệ môi trường và Nghèo đói

Trưởng đại diện Trung tâm nông lâm nghiệp thế giới tại Việt Nam

Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh

Giới và di dân Viện Xã hội học Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Kinh tế nông thôn Trung tâm chính sách nông nghiệp - Bộ NN&PTNT

Tiến sĩ Bùi Dũng Thể Kinh tế lâm nghiệp và môi trường

Trường Đại học Nông lâm Huế

Thạc sĩ Nguyễn Lê Hoa

Phát triển nông thôn Trung tâm Chính sách nông nghiệp - Bộ NN&PTNT

Thạc sĩ Phạm Thu Thủy

Chính sách môi trường và quản lý môi trường

Trung tâm nông lâm nghiệp thế giới tại Việt Nam

Thạc sĩ Roi Estévez Pérez

Môi trường và quản lý lâm nghiệp

Trung tâm nông lâm nghiệp thế giới tại Việt Nam

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia tiến hành đánh giá, gồm Tiến sĩ Aron Becker, Tiến sĩ Nguyễn Danh Sơn, Tiến sĩ Lê Thị Kim Dung và các thành viên tham gia hội thảo quốc gia về những đóng góp quý báu của quý vị cho bản dự thảo này.

Chúng tôi cũng đánh giá cao sự cộng tác nhiệt tình và ý kiến đóng góp quý báu của Tiến sĩ Paula Williams – Chương trình Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp, Thạc sĩ Alison Clauson, Tiến sĩ Trần Quang Cử, Tiến sĩ Meine van Noordwijk và các chuyên gia Việt Nam tham gia phỏng vấn về những kiến thức và thông tin mà quý vị đã chia sẻ cho chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện báo cáo này. Báo cáo được dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt bởi Thạc sỹ Nguyễn Chiến Cường. Anh Trần Quốc Thành cũng đã cung cấp cho chúng tôi bức ảnh ở trang đầu của báo cáo.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Thạc sĩ Kim Thị Thúy Ngọc, Ông Nguyễn Hoàng Minh và Ban quản lý dự án của Bộ TN&MT về những hỗ trợ của quý vị trong quá trình làm việc.

2

TỪ VIẾT TẮT 5MHRP: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng

AASSREC: Ủy ban nghiên cứu khoa học xã hội Châu Á

ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á

AusAID: Chương trình hỗ trợ nước ngoài của Chính phủ Úc

CAP: Trung tâm chính sách nông nghiệp

CBNRM: Quản lý TNTN dựa vào cộng đồng

CED: Xã đặc biệt khó khăn

CEM: Uỷ ban dân tộc

CIFOR: Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp thế giới

CPRGS: Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện

DANIDA: Tổ chức phát triển quốc tế của Đan Mạch

DFID: Vụ hợp tác quốc tế

DoNRE: Sở TN&MT

EIA: Đánh giá tác động môi trường

ESCAP: Uỷ ban kinh tế xã hội của Liên hiệp quốc tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

EU: Liên minh Châu Âu

FAO: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc

FIPI: Viện điều tra quy hoạch rừng

FLA: Giao đất lâm nghiệp

FSIV: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

GoV: Chính phủ Việt Nam

GSO: Tổng cục thống kê

GOV: Chính phủ

HEPR: Xoá đói giảm nghèo

ICD: Vụ hợp tác quốc tế

ICEM: Trung tâm quản lý môi trường quốc tế

ICRAF: Trung tâm nông lâm quốc tế (trung tâm nghiên cứu nông lâm quốc tế)

IDRC: Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế

IFAD: Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

IFPRI: Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế

IIED: Viện môi trường và phát triển quốc tế

IoS: Viện xã hội học

3

IUCN: Tổ chức bảo tồn thế giới

MARD: Bộ NN&PTNT

MDGs: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

MoNRE: Bộ TN&MT

MoLISA: Bộ LĐ, TB&XH

MOSTE: Bộ KH, CN&MT

MRDP: Chương trình phát triển nông thôn

MPI: Bộ KH&ĐT

NATCOM: Uỷ ban quốc gia về năng lượng gỗ

NCPFP: Ủy ban quốc gia về dân số và kế hoạch hoá gia đình

NFDS: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam

NICs: Các nước công nghiệp mới

NSEP: Chiến lược bảo vệ môi trường

NTFPs: Lâm sản ngoài gỗ

PELs: Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường

PEP: Dự án Nghèo đói và môi trường

PES: Chi trả phí dịch vụ môi trường

PPA: Đánh giá nghèo đói có sự tham gia

PRSP: Tài liệu chiến lược xoá đói giảm nghèo

RUPES: Thưởng cho người dân vùng cao về dịch vụ môi trường họ mang lại

SCA: Hội đồng khoa học Châu Á

SEDS: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010

SFE: Lâm trường quốc doanh

SIDA: Cơ quan phát triển quốc tế của Thuỵ Điển

SEA: Đánh giá Chiến lược môi trường

RWEDP: Chương trình phát triển năng lượng gỗ tại Châu Á

UN: Liên hiệp quốc

UNEP: Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc

UNFPA: Quỹ dân số liên hiệp quốc

UNDP: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

UNESCO: Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc

UNESCAP: Uỷ ban xã hội và kinh tế của Liên hiệp quốc tại Châu Á và Thái Bình Dương

US EPA: Tổ chức bảo vệ môi trường của Mỹ

VAPEC: Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương tại Hà Nội

4

VASS: Viện khoa học xã hội Việt Nam

VAST: Viện khoa học và công nghệ Việt Nam

VDR: Báo cáo phát triển Việt Nam

WB: Ngân hàng thế giới

WCED: Uỷ ban phát triển và môi trường thế giới

WWF: Quỹ động vật hoang dã thế giới

5

Mục lục LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 2 TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ THÔNG TIN CƠ SỞ .................................................... 8

A. Giới thiệu .................................................................................................................. 8 B. Thông tin cơ sở ........................................................................................................ 9

1. Tiến trình đưa ra khái niệm về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường.......... 9 2. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam ................ 11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN.......................................................................... 13 A. Định nghĩa các khái niệm cơ bản............................................................................ 13

1. Môi trường.......................................................................................................... 13 2. Nghèo đói ........................................................................................................... 13 3. Chính sách: ......................................................................................................... 14 4. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL): ............................................. 17

B. Quá trình và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 17 1. Quá trình nghiên cứu: ......................................................................................... 17 2. Phương pháp....................................................................................................... 17

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH ........................................................................ 19 A. Các chính sách, chương trình và dự án quan trọng vè xoá đói giảm nghèo và môi

trường...................................................................................................... 19 1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS)................... 19 2. Các chính sách và chương trình phục vụ xoá đói giảm nghèo ........................... 20

a. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS)............. 20 b. Các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo........................................ 21 c.Dự án xoá bỏ tận gốc và thay thế cây thuốc phiện.......................................... 22

3. Các chính sách và chương trình vê môi trường.................................................. 22 a. Chương trình nghị sự 21................................................................................. 22 b. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ............................................................................................................ 23

4. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PELs) ....................... 24 B. Vấn đề giới và dân di cư được phản ánh trong các dự án, chương trình và chính

sách ......................................................................................................... 25 1. Vấn đề giới và dân di cư thể hiện trong các chính sách ..................................... 25 2.Vấn đề giới và di cư trong các dự án và chương trình quốc gia.......................... 25 3. Thảo luận ............................................................................................................ 26

C. Tài nguyên thiên nhiên và nghèo đói...................................................................... 28 1. Lâm nghiệp......................................................................................................... 29

a. Mối liên hệ giữa nghèo đói và lâm nghiệp trong chính sách ......................... 29 (1). Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.......... 29 (2). Luật bảo vệ và phát triển rừng ................................................................. 30 (3). Các chính sách khác................................................................................. 30

b. Các chương trình quốc gia về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường..... 31 (1). Chương trình bảo tồn rừng và lâm nghiệp............................................... 31 (2). Các chương trình khác ............................................................................. 32

c. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện trong các dự án, chương trình quốc gia ..................................................................................................... 32 d. Thảo luận về các vấn đề nổi cộm trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong lâm nghiệp................................................................... 34

(1). Các chính sách được xây dựng tốt nhưng thực thi kém........................... 34

6

Thiếu giáo dục cho người nghèo (đặc biệt về các chương trình, dự án). ....... 34 (2). Quy hoạch yếu ......................................................................................... 35 (3). Quản lý rừng bền vững ............................................................................ 37

2. Quản lý đất ......................................................................................................... 38 a. Những thay đổi trong chính sách đất đai và những tác động của nó đến người nghèo .................................................................................................................. 38 b. Giao đất - sự thoả hiệp giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo .................................................................................................................. 39 c. Quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý đất bền vững .................................... 40 d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong công tác quản lý đất .................................................................................................... 41

3. Biển..................................................................................................................... 42 a. Chính sách biển .............................................................................................. 42

(1). Luật thuỷ sản............................................................................................ 43 (2). Chiến lược phát triển kinh tế biển và ven biển đến năm 2020................. 43 (3). Các chính sách quan trọng khác............................................................... 43

b. Các chương trình quốc gia về biển................................................................. 44 c. Các dự án biển ................................................................................................ 45

(1). Dự án “Tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học biểnViệt Nam đến năm 2020” .............................................................................................................. 45 (2). Dự án “Sinh kế bền vững trong và quanh khu vực biển được bảo vệ” do tổ chức tài trợ và Bộ thuỷ sản quản lý. ............................................................... 45 (3). Dự án phát triển và bảo vệ đất ngập nước ven biển (2000-2005)............ 46 (4). Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) ............................................... 46

d. Thảo luận về mối liên hệ giữa Nghèo đói và Môi trường .............................. 46 4. Năng lượng tái tạo .............................................................................................. 48

a. Năng lượng tái sinh – các chính sách liên quan ............................................ 48 b. Các chương trình năng lượng tái tạo ............................................................. 49 c. Các dự án năng lượng tái tạo ......................................................................... 50 d. Thảo luận về mối liên hệ nghèo đói và môi trường ........................................ 52

D. Ô nhiễm, nước sạch, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh................................................ 53 1. Ô nhiễm và nghèo đói......................................................................................... 54

a. Vấn đề ô nhiễm được thể hiện trong các chính sách ...................................... 54 b. Các dự án Đánh giá tác động môi trường (EIA)............................................ 55 c. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và ô nhiễm ..................................... 55

2. Nước sạch, sức khoẻ và vệ sinh môi trường....................................................... 57 a. Nước, sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong các chính sách ......................... 57 b. Các chương trình quốc gia ............................................................................. 58 c. Các dự án........................................................................................................ 58 d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường................................ 59

CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 61 A. Lỗ hổng kiến thức về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL)................ 61 B. Khuyến nghị những vấn đề cần nghiên cứu thêm................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 67 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 74

7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ THÔNG TIN CƠ SỞ A. Giới thiệu

Ban đối tác do Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc tế (ICRAF), Chương trình khu vực Đông Nam Á cùng với Văn phòng tại Việt Nam chủ trì đã hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong vòng 10 tháng, từ tháng 12/2006 đến tháng 11/2007. Tên của nghiên cứu này là “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm mở rộng kiến thức trên cơ sở mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thông qua việc tiến hành 10 nghiên cứu điểm, đánh giá các chương trình quốc gia và xây dựng moo hình chính sách và đầu tư”.

PHẦN 1 (phần giới thiệu) của nghiên cứu có tên gọi “Phân tích và tổng hợp thông tin hiện có về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và tìm ra lỗ hổng kiến thức cũng như xây dựng Kế hoạch hoạt động cho Nghiên cứu chính”. Mục tiêu tổng thể của PHẦN 1 của gói thầu này là hiểu được kiến thức liên quan đến nghèo đói và môi trường tại Việt Nam, đặc biệt mức độ mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được tìm hiểu ra sao, cả về mặt hàn lâm khoa học và trong môi trường chính sách.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

1. Tổng hợp và phân tích chi tiết thông tin hiện có về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam.

2. Cung cấp thông tin cơ sở và giả thuyết cho các nghiên cứu chuyên sâu của 5 chuyên đề và 10 nghiên cứu điểm theo yêu cầu của gói thầu.

3. Xây dựng kế hoạch chi tiết hơn cho các nghiên cứu điểm và chuyên đề, bao gồm cả địa điểm thực hiện, các chương trình/dự án được đánh giá, các đầu mối liên hệ quan trọng và phương pháp.

4. Thống nhất được với PEP và nhóm nghiên cứu trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho các nghiên cứu điểm, đánh giá chương trình/ dự án và các bước tiếp theo cho Phần 3 và 4.

Các hoạt động trong phần mở đầu bao gồm đánh giá tài liệu, thảo luận chi tiết với các bên được thực hiện từ tháng 12/2006 đến đầu tháng 1/2007. Kết quả của giai đoạn khởi động này là 2 báo cáo:

(1) Báo cáo 1, trả lời các câu hỏi của mục tiêu 1 và 2 ở trên

(2) Báo cáo 2, trả lời các câu hỏi của mục tiêu 3 và 4.

Cả hai báo cáo này đều được chuẩn bị trong tháng 1/2007 và sau đó được trình bày tại hội thảo quốc gia tổ chức vào ngày 5 tháng 1 tại Khách sạn La Thành, Hà Nội. Hai báo cáo này đã được hoàn thiện ngay sau hội thảo, trong đó có xem xét đến ý kiến đóng góp của các bên, các cán bộ đánh giá cũng như Đề cương nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn khởi động (PHẦN 1). Kết quả của hoạt động phân tích và tổng hợp chuyên sâu được trình bày trong Báo cáo 1.

8

B. Thông tin cơ sở 1. Tiến trình đưa ra khái niệm về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường

Ý kiến nhận xét chung cho rằng nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường (dẫn chiếu: Jalal, 1993; Duraiappah, 1996). Ví dụ: một trong những kết luận trong Báo cáo của đoàn đánh giá Bruntland được xem là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Kết luận này nói rất rõ là nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về môi trường và cải thiện môi trường của các chương trình về môi trường. Ngân hàng thế giới cũng đồng tình với ý kiến này khi đưa ra báo cáo của mình vào năm 1992. Ngân hàng thế giới nói rằng “các hộ gia đình nghèo phải kiếm sống từng bữa đã khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng cách chặt phá rừng bừa bãi làm chất đốt và không có biện pháp nào bảo vệ đất” (báo cáo ngân hàng thế giới 1992). Cũng về vấn đề này, Jalal (1993), giám đốc bộ phận về môi trường của Ngân hàng phát triển Châu Á nói rằng “nhìn chung vấn đề suy thoái môi trường, tăng dân số nhanh và sản xuất đình trệ có mối liên hệ mật thiết đến nạn nghèo đói đang hoành hành tại các quốc gia Châu Á”.

Khi bàn về vấn đề này Nadkarni (2001) trong đề tài nghiên cứu về Trung Quốc đã chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển và các quốc gia nghèo người nghèo sống dựa trực tiếp vào môi trường tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên. Ông đưa ra câu hỏi là khi người nghèo đang ngày càng làm tổn hại đến môi trường và gây ra các thiên tai thì họ có chịu trách nhiệm về những gì họ gây ra không? Hay nói một cách khác, câu hỏi được đặt ra là liệu người nghèo sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên có sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững không? Nói tóm lại có nhiều quan điểm đồng ý là nghèo đói hay người nghèo là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường vì họ không được đặt trong vị thế là phải sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững (dẫn chiếu Duraiappah, 1996; Prakash, 1997). Từ nguyên nhân suy thoái này có thể dẫn đến tình trạng nghèo đói trầm trọng và từ đó hoàn tất cái gọi là “vòng luẩn quẩn” hay còn gọi là quá trình “Bẫy nghèo”.

Tuy nhiên, Nadkarni biện minh rằng bằng cách nhìn nhận vấn đề trong một thời gian dài chúng ta có thể dễ dàng nhận ra “Vòng luẩn quẩn” dường như bị sụp đổ hoàn toàn. Một thực tế là trước đây khi tỷ lệ nghèo đói ở các nước đang phát triển rất cao nhưng môi trường không bị suy thoá nhiều như ngày nay. Ngày nay tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể nhưng dường như nó không đóng góp nhiều cho việc hạn chế suy thoái môi trường. Các nhân tố khác cũng cần được xem xét cẩn thận vì chúng có thể đóng vai trò quan trọng hơn.

Để biện minh cho việc nghèo đói không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường, Nadkarni đã giải thích rằng nếu người dân ở các quốc gia đang phát triển có mức sống như người dân Mỹ và Châu Âu và với lối sống như vậy thì chất lượng môi trường cũng khó có thể duy trì ổn định. Ví dụ: một quốc gia thì lượng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và việc thải khí các bon chủ yếu là do người giàu. Thậm chí mức tiêu thụ nước uống bình quân, với nguồn nước khan hiếm, thì người giàu tiêu thụ lớn hơn rất nhiều. Người nghèo không cho phép mình sử dụng nước một cách lãng phí. Thậm chí nếu nguồn đất đai của xã hội khan hiếm thì các ông chủ đất không thể làm chủ hàng nghìn mẫu (Anh). Một điều không phải bàn cãi là suy thoái đất liên quan đến nhiều người chứ không chỉ người nghèo. Thậm chí Nadkarni còn cho rằng “nếu xét các trường hợp nêu trên thì có thể rút ra kết luận rằng người nghèo đã và đang cải thiện môi trường”. Đúng là một điều nực cười và đáng phê phán.

9

Kim (2001) ủng hộ quan điểm này bằng việc đưa ra dẫn chứng trường hợp của Hàn Quốc - một quốc gia công nghiệp mới. Ông ta nhận ra rằng nạn nghèo đói ở Hàn Quốc đã giảm rất nhiều trong vòng 40 năm qua. Vấn đề nghèo đói như suy dinh dưỡng kinh niên và hệ thống vệ sinh kém luôn được xem là vấn nạn trước đây ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, xã hội công nghiệp mới của Hàn Quốc lại xuất hiện những vấn nạn mới đó là tội phạm thành phố, tắc nghẽn giao thông, gia đình không hoà thuận và đặc biệt là tình trạng suy thoái môi trường. Vấn đề môi trường ở Hàn Quốc đã xuất hiện từ quá trình công nghiệp hoá, do tác động đô thị hoá chứ không phải từ nguyên nhân nghèo đói.

Về mặt bản chất, nghèo đói không hoàn toàn dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường (DFID, EC, UNDP, WB, 2002). Dẫn chứng là mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường là rất phức tập và cần được phân tích sâu cho từng khu vực cụ thể - nó không đơn thuần là mối liên hệ thông thường. Ở nhiều nơi, các công ty thương mại giàu có và các cơ quan nhà nước lại là nguyên nhân chính gây ra suy thoái môi trường do chặt cây lấy mặt bằng, sử dụng thuốc hoá học trong nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, Đôi khi các nhóm người có quyền trong xã hội đẩy người nghèo vào sinh sống trong các vùng đất khó canh tác mà ở đó họ không thể làm gì được để bảo tồn và áp dụng các biện pháp tái sinh, tập quá sử dụng đất và từ đó làm cho môi trường ở khu vực này đã bị suy thoái lại càng lâm vào tình trạng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ví dụ cho thấy người nghèo bảo vệ môi trường và đầu tư để cải thiện môi trường. Do vậy, nghèo đói có thể đôi khi có liên quan đến vấn đề suy thoái môi trường nhưng nó không hoàn toàn là nguyên nhân trực tiếp như chúng ta thường nghĩ (DFID, EC, UNDP, WB, 2002).

Trên cơ sở xem xét các quan điểm khác nhau về vấn đề này chúng ta có thể kết luận như sau (Hayes and Nadkarni, 2001; Kim, 2001; Jalal, 1993;etc.) mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tập trung vào hai luồng tư tưởng. Ở quốc gia phát triển, dân số có thu nhập thấp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, chất thải, thực phẩm ôi thiu và điều kiện làm việc bị ô nhiễm nhiều hơn mức trung trình (US EPA 1992). Các đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân gần đây được tiến hành tại 14 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin cho biết nhận xét chung của người nghèo là chất lượng môi trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, khả năng kiếm sống, an ninh, cung cấp năng lượng và chất lượng nhà ở (Brocklesby và Hinshelwood, 2001; DFID, EC, UNDP, và WB, 2002). Môi trường có ảnh hưởng lớn đến người dân nghèo. Người nghèo thường sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ của hệ sinh thái. Người nghèo thfương chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nguồn nước bị ô nhiễm, ô nhiễm không khí và các chất hoá học có hàm lượng độc tố cao và đặc biệt họ phải hứng chịu các thảm hoạ môi trường và vấn đề do môi trường suy thoái gây ra. Mặt khác, nhiều quốc gia kém phát triển còn bị lâm vào tình cảnh tồi tệ hơn rất nhiều mà ở đó người dân nghèo không còn cách nào khác phải sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mức cho phép để sống qua ngày; và do cuộc sống bị bần cùng hoá nên môi trường cũng bị bần cùng hoá theo và làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, không được đảm bảo (WCED 1987:27). Tóm lại, nghèo đói vừa là tác nhân và nạn nhân của suy thoái môi trường.

Ngoài ra, một bằng chứng là mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau. Năm 2003, Dasgupta et al. đã tiến hành một nghiên cứu về “Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại Cam Pu Chia và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”. Với việc sử dụng 5 vấn đề môi trường cơ bản: mất rừng, sói lở đất, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, nguồn nước và hệ thống vệ sinh không an toàn họ tìm ra mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong trường hợp Cam Pu Chia cố hạn chế vấn đề môi trường ở cấp độ hộ gia đình với ô nhiễm không khí trong

10

nhà, nguồn nước ô nhiễm và không được tiếp cận hệ thống vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, sói lở đất và ô nhiễm không khí ngoài trời không có liên hệ nhiều đến việc phân bổ dân cư nghèo. Trong khi đó, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường xét trên phạm vi rộng được tìm thấy đối với trường hợp của Lào vì tất cả 5 vấn đề môi trường được xét trong mối tương quan với nghèo đói về mặt không gian. Trong cả hai trường hợp thì phúc lợi xã hội của người nghèo sẽ được tăng cường thông qua việc lồng ghép giữa chiến lược xoá đói giảm nghèo và môi trường.

Tại Việt Nam, theo báo cáo đánh giá chương trình và chiến lược của ADB (2005), các phân tích gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam như sau: (i) các cộng đồng nghèo thường tập trung tại các khu vực có điều kiện môi trường chất lượng thấp, bị suy thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, gồm: khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều nhất vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên - khoảng 70% người dân Việt Nam sống dựa vào đất và do đó họ bị lệ thuộc trực tiếp vào chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên; (iii) các cộng đồng nghèo chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế một khi chất lượng môi trường và số lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm. Về vấn đề này, việc cải thiện chất lượng môi trường dưới mọi hình thức đều có tác động tích cực đến xoá đói giảm nghèo.

Nói tóm lại, có thể nhận ra rằng có 2 luồng quan điểm về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường, đó là (i) nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường và (ii) nghèo đói không gây tác động xấu đến môi trường. Không ai có thể khẳng định (1) là đúng hay sai vì phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy một điều là khi vấn đề nghèo đói được cải thiện sẽ chắc chắn cải thiện được chất lượng môi trường và ngược lại. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và một môi trường không ô nhiễm là điều kiện tiên quyết cho công cuộc xoá đói giảm nghèo lâu dài trong khi đó để xoá đói giảm nghèo được thì phải quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách bền vững. Trên phạm vi rộng, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần được tiến hành hài hoà để đạt được phát triển bền vững.

2. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam Kể từ khi tiến hành Đổi mới ở Việt Nam vào năm 1986 thì Việt Nam đã đạt

được những thành tựu đáng khích lệ về phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, đối ngoại và an ninh quốc gia. GDP tăng trên 2 lần trong khi đó lạm phát giảm xuống mức 1 con số. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ 70% tỷ lệ nghèo đói trong tổng số dân vào giữa những năm 1980 xuống còn 58% vào năm 1993, 37.4% năm 1998 và 29% trong năm 2002. Có được tỷ lệ này là do tăng trưởng kinh tế vào đầu những năm 1990 (giảm từ 8 đến 9%/1 năm) và một phần là do thành công trong hoạt động sản xuất nông nghiệp kể từ cuối những năm 1980. Cùng lúc đó Đảng và Chính phủ cũng đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Trong khi Việt Nam chú trọng đến xoá nghèo đói thì những tác động/ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng kinh tế chưa đến được với toàn bộ người dân. Vẫn còn đó một loạt những trở ngại, thách thức cần phải vượt qua, đặc biệt là mức độ tăng trưởng không đều giữa các vùng. Theo mức chuẩn nghèo của Việt Nam trong giai đoạn từ cuối 2006 đến 2010 (dựa vào thu nhập đầu người) thì có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo trong cả nước (chiếm 26,3% tổng số dân). Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 10%, ở vùng đồng bằng là 42% và miền núi là 48%. Nghèo đói và các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sẽ còn tiếp tục gia tăng tại các vùng nông thôn, miền núi.

Nghèo đói và môi trường vẫn là vấn đề cần phải tranh luận nhiều. Một mặt, có một số người cho rằng nghèo đói trước hết phải được xoá bỏ trước khi chúng ta xem xét

11

đến vấn đề môi trường. Mặc khác, một số cho rằng suy thoái môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói (Hoven, 2006). Ít ra ở một mức độ nào đó thì cả hai mặt này đều đúng. Ngày nay mục tiêu chính của chúng ta trong vấn đề phát triển cộng đồng là giảm nghèo. Hơn nữa, có một số quan điểm nhất trí là môi trường là rất cần thiết để duy trì cuộc sống ổn định. Với quan điểm này, môi trường thực chất là đất trồng cây nông nghiệp; nước để uống, phục vụ sinh hoạt hàng ngày và cây trồng; không khí để thở và là một nơi cung cấp lương thực và dược phẩm. Do đó, một điều rất dễ nhận thấy là bảo vệ môi trường thực chất là bảo vệ hoạt động sản xuất lương thực, sinh kế bền vững và đảm bảo sức khoẻ. Kết quả là, xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và duy trì tài nguyên môi trường phục vụ cuộc sống có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau.

Mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được đề cập nhiều năm qua nhưng việc nhận ra những mối liên hệ này không dẫn đến việc cần phải xem xét lại các chương trình môi trường và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, ở đó các chương trình này chưa được gắn kết với nhau và thậm trí là có các vấn đề trái ngược nhau. Có một số khái niệm về môi trường và nghèo đói đã được biết đến trước đó. Nhiều trong số này tỏ ra khó có thể thay đổi được, trong đó phải kể đến (1) nghèo đói và tăng trưởng dân số là nguyên nhân làm suy thoái môi trường; (2) xoá nghèo phải được thực hiện trước tiên sau đó mới đến cải thiện chất lượng môi trường; (3) bình đẳng và bền vững môi trường cùng tiến hành song song; (4) đầu tư vào môi trường người nghèo trở nên nghèo thêm.

Một số chính sách công và quan điểm của các bên liên quan tiếp tục cho rằng nghèo đói và suy thoái môi trường là một vòng tuần hoàn khép kín (hết nghèo đói lại dẫn đến môi trường suy thoái và ngược lại) do việc tăng dân số quyết định. Ở Việt Nam, việc kế hoạch hoá gia đình đối với các dân tộc thiểu số thường rơi vào tình trạng này (vòng luẩn quẩn). Tuy nhiên, phương thức này lại đang được xem là cách hiểu phổ biến về sinh kế người nghèo và mối liên hệ phức tạp với môi trường.

Do đó, mục tiêu chủ yếu của tài liệu này là để xác định lỗ hổng kiến thức về vấn đề nghèo đói và môi trường trong các phương pháp, chương trình, dự án và chiến lược ở Việt Nam. Đây được coi là thông tin cơ bản cho từng nghiên cứu cụ thể của gói thầu tổng thể này. bản thân tài liệu này đã là một bước khởi đầu để tăng cường mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong công tác quy hoạch và chính sách của Chính phủ.

Trên cơ sở quan điểm (1) các phương pháp nghèo đói được đánh giá và thực hiện ở Việt Nam, (2) các chiến lược và chương trình hiện có ở Việt Nam liên quan đến xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, (3) các số liệu thống kê của Chính phủ và tài liệu (từ cấp trung ương và tỉnh) liên quan đến nghèo đói và môi trường và (4) tài liệu từ các dự án và chương trình tài trợ hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, tài liệu này nhằm tìm ra/phát hiện sự hiểu biết/nhận thức hiện nay và trong thời gian tới về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường, trong đó chú trọng đến mối liên hệ đã được giải thích cặn kẽ cũng như các mối liên hệ chưa được rõ ràng nhưng chưa được giải thích cụ thể trong tài liệu này. Hơn nữa, tài liệu này cũng cố gắng tìm ra các bài học kinh nghiệm từ các phương pháp tiếp cận khác nhau hiện có và sẽ xuất hiện cũng như các lỗ hổng thông tin làm cản trở mối liên hệ được tạo ra giữa các thông số nghèo đói và môi trường.

12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN

A. Định nghĩa các khái niệm cơ bản Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong khuôn khổ nghiên cứu này sử

dụng các định nghĩa về nghèo đói và môi trường như sau. Cần lưu ý rằng có rất nhiều định nghĩa nhưng vấn đề quan trọng là phải đặt nó trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam - một quốc gia hiện đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập với khu vực và toàn cầu.

1. Môi trường

UNESCAP định nghĩa môi trường như sau “môi trường lý sinh cung cấp hàng hoá (tài nguyên thiên nhiên) và các dịch vụ sinh thái được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, năng lượng và các đầu vào sản xuất khác, tiếp nhận chất thải từ hoạt động kinh tế và hoạt động của con người và tái tạo, tạo vẻ đẹp cho con người (UNESCAP, 2003).

Môi trường được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường (do Chính phủ ban hành năm 1993 và sửa lại năm 2005) gồm nhân tố vật chất do con người tạo ra và tự nhiên xung quanh chúng ta và tác động đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh thể sống. Theo luật thì có một số thuật ngữ được định nghĩa như sau:

Các yếu tố cấu thành môi trường là các yếu tố tạo nên môi trường như: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, lục địa, biển, hồ, các sinh vật sống, hệ thống sinh thái, khu vực dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, phong cảnh tự nhiên, các địa danh nổi tiếng, di tích lịch sử và các hình thức vật thể khác.

Bảo vệ môi trường gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ô nhiễm môi trường là việc làm biến đổi tài sản của môi trường, tác động xấu và phá vỡ các tiêu chuẩn môi trường.

Suy thoái môi trường là việc gây tác động xấu đến các yếu tố cấu thành môi trường cả về mặt lượng và chất, tác động xấu đến cuộc sống con người và tự nhiên.

Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người và các sinh vật khác cũng như sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của một nước, một quốc gia và toàn thể nhân loại. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cấp quản lý, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân và các cá nhân trong việc bảo vệ môi trường để bảo vệ sức khoẻ con người, đảm bảo quyền lợi con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm và vì mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia cần đóng góp vào việc bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

2. Nghèo đói Nghèo đói là một phạm trù rất rộng và định nghĩa về nghèo đói có thể được hiểu

không chỉ sự túng thiếu về mặt vật chất. Nghèo đói, theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới là “không chỉ đơn thuần là vấn đề túng thiếu vật chất mà còn liên quan đến rủi ro, tính dễ bị tổn thương, vấn đề xã hội và các cơ hội (WB, 20062). Nghèo đói hiện đang được tiến hành đánh giá tại Việt Nam dựa vào khung sinh kế bền vững. Tổ chức phát

13

triển quốc tế của Úc định nghĩa nghèo đói về mặt đáp ứng những nhu cầu cơ bản, tránh nhiệm do được quyền công dân và sự tham gia, tự do (AusAID, 2001).

Các biện pháp xoá đói giảm nghèo dựa vào thu nhập có thể là sai lầm. Biện pháp này chỉ đơn thuần tập trung vào vấn đề thu nhập và điều đó sẽ dẫn đến việc xem nhẹ vấn đề nghèo đói chỉ là một chức năng của tăng trưởng kinh tế. Để xác định thành tựu của chương trình trong việc xoá đói giảm nghèo, có một số lý do liên quan đến tỷ lệ nghèo đói thực sự cũng như các biện pháp và quá trình xoá đói giảm nghèo1. Cũng như nhiều nước khác, vấn đề nghèo đói ở Việt Nam từ lâu đã được xác định dựa vào chỉ số thu nhập và chi tiêu. Trong khi các mức nghèo đói là biện pháp phù hợp để xác định quyền của cá nhân và khu vực và là biện pháp so sánh trên phạm vi quốc tế thì đây không phải là các chỉ số mạnh về nghèo đói vì nó không phải là công vụ phù hợp để phân tích nghèo đói trong quá trình đô thị hoá. Các mức nghèo đói cơ bản có thể không lý giải được tại sao người dân lại nghèo hoặc cần làm gì để thoát nghèo.

Hoạt động phân tích này không chỉ dựa vào định nghĩa và tính toán của Chính phủ về thiếu lương thực mà còn xem xét vấn đề nghèo đói trên bình diện rộng. mức nghèo đói của Chính phủ đưa ra chính là tỷ lệ chi tiêu tối thiểu cần thiết để thoả mãn nhu cầu cơ bản (như: chất dinh dưỡng, lương thực, nhà ở, quần áo…) để kiểm chứng các đặc tính của nghèo đói. Mức nghèo đói này cũng cho phép so sánh tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam vào các thời kỳ khác nhau một cách thống nhất. các chương trình và chiến lược xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo trong những năm 1990. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng tỷ lệ phúc lợi xã hội cho người dân (Ngân hàng thế giới, 1999, 2003). Những thành tựu này đã góp phần vào công cuộc cải cách kinh tế theo định hướng thị trường, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ đó nâng mức GDP bình quân lên 3 lần trong những năm gần đây. Điều này liên quan đến sự hiểu biết về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường vì tỷ lệ tăng GDP cao có thể đạt được trên cơ sở chi phí môi trường. Một chỉ số GDP phù hợp sẽ được sử dụng cùng với các biện pháp xoá đói giảm nghèo.

3. Chính sách: Một chính sách được xem như là một quyết định hoặc một loạt các quyết định

và chúng ta “xây dựng”, “thực hiện” chính sách vì chúng ta được phép làm điều đó. Giống như một quyết định thì một chính sách bản thân nó không phải là một bức thông điệp và cũng không phải chỉ là một loạt các hoạt động mặc dù với quyết định chúng ta có thể xây dựng thành chính sách của một cá nhân hay một tổ chức xuất phát từ một bức thông điệp hay chỉ đơn giản là anh ta tự làm ra nó, hoặc nếu anh ta không đưa ra bức thông điệp nào hoặc chúng ta không tin vào bức thông điệp của anh ta vì anh ta nói một đằng làm một nẻo. Tuy nhiên, công bằng mà nói chúng ta có thể khẳng định rằng một bức thông điệp hoặc một loạt các hoạt động là không hoàn toàn chính xác và không phản ánh được một chính sách “đích thực” (Sanford, 1987).

Nói một cách khác, một chính sách không giống như một quyết định. Thuật ngữ chính sách thường để chỉ một mục tiêu dài hơi cho một vấn đề lớn (như: Hưởng dụng đất). Nó không phải là việc phán đoán các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta hiểu chính sách không phải là mục tiêu có định hướng mà là tập hợp các phản hồi cho một vấn đề nào đó được đưa ra. Trong phạm vi các hoạt động phát triển của chính ohủ, 1 Cần lưu ý rằng ngưỡng nghèo và các biện pháp tương tự áp dụng đối với đói nghèo dựa vào thu nhập có thể là một sai lầm lớn. Các phương pháp này làm cho khi xem xét đến xoá đói giảm nghèo ta chỉ nghĩ nó đơn thuần là vấn đề thu nhập, từ đó dẫn đến việc đơn giản hoá quan điểm cho rằng xoá đói giảm nghèo chỉ đơn thuần là một chức năng của tăng trưởng kinh tế. Điều này chưa từng thấy ở các quốc gia trong khu vực Đông Á.

14

các chính phủ xây dựng chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án và các nội dung này (theo thứ tự) mang tính ngắn hạn, cụ thể hơn và mất nhiều thời gian hơn so với trước đây và từng nội dung mang tính khả thi hơn hoạt động xây dựng luật nói chung. Trên cơ sở đó chúng ta có thể định nghĩa chính sách như là một loạt các quyết định nhằm hướng tới một mục tiêu dài hạn hoặc một vấn đề cụ thể nào đó. Các quyết định do chính phủ ban hành thường được thể hiện trong luật và được áp dụng trên toàn quốc (chứ không chỉ một vùng, khu vực nào đó) (Sanford, 1987).

Việc phân biệt được sự khác nhau giữa 3 chức năng của chính sách là rất hữu ích.

Trước hết là xây dựng chính sách để từ đó đưa ra hoạt động xây dựng các quyết định liên quan và xây dựng chính sách về mặt bản chất chính là đặc quyền của các cán bộ cao cấp - làm thế nào để họ dựa vào tầm quan trọng của chính sách liên quan.

Thứ hai, thực hiện chính sách – các hoạt động được tiến hành để triển khai quyết định đưa ra.

Thứ 3 là phân tích chính sách - việc xác định các chính sách khác nhau và kiểm nghiệm tác động thực sự của các chính sách được lựa chọn này để biết được mức độ thành công so với mục tiêu đề ra. Xây dựng chính sách, thực thi chính sách và phân tích chính sách có thể cùng do một người tiến hành. Tuy nhiên, ở các quốc gia phát triển thì việc thực thi và phân tích chính sách là do các nhóm chuyên gia tiến hành. Họ tư vấn và tiếp nhận hướng dẫn từ các nhà hoạch định chính sách cấp cao. Việc tách bạch khái niệm có và xây dựng chính sách chính là việc một ai đó lựa chọn chính sách này hoặc một số các chính sách khác. Trong thực tế, nếu không có nhiều sự lựa chọn thì có thể cũng không có chính sách nào. Tuy nhiên, khi cân nhắc các phương án lựa chọn sẽ giúp ta phân biệt được từng phương án trên cơ sở mục tiêu mà chính sách đề ra – bao gồm cả mục tiêu vượt qua một vấn đề nào đó đã phát sinh và lựa chọn giữa các công cụ khác nhau như: phương pháp và bằng cách này ta có thể đạt được mục tiêu đề ra. Các mục tiêu và công cụ về mặt khái niệm nó vừa khác nhau nhưng lại thống nhất gắn kết với nhau để xây dựng một chính sách mặc dù một vài tác giả (như Thomson và Rayner, 1984) giới hạn phạm vi của thuật ngữ công cụ chính sách.

Các mục tiêu và công cụ chỉ có thể được giải thích một cách dễ hiểu nhất bằng việc đưa ra ví dụ. các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn mục tiêu và công cụ. những phương án lựa chọn này không phải là tất cả, ví dụ: một ai đó không muốn đạt được một mục tiêu mà quên đi các mục tiêu khác. mặt khác, các mục tiêu khác nhau có thể và thường là xung đột nhau. Nếu các nhà hoạch định chính sách có thể chắc chắn đâu là ưu tiên của họ trong hàng loạt các mục tiêu chính sách thì rất dễ lựa chọn công cụ phù hợp để đạt được mục tiêu này một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, các cuộc thảo luận về nội dung chính sách của các nước đang phát triển và các nước phát triển thường không phân biệt được đâu là công cụ và đâu là mục tiêu hoặc các vấn đề mà một chính sách đưa ra để giải quyết. Việc đảm bảo quyền lợi giữa các nhóm người không có ưu tiên thực sự nào về vấn đề xã hội, kinh tế và thậm chí là chính trị nhưng lại có hiểu biết có thể đảm bảo đặc quyền đặc lợi của họ - có tác động rất lớn đến toàn xã hội và một chính sách có phương pháp tiếp cận rõ ràng sẽ tránh được đặc quyền đặc lợi này.

Ở Việt Nam, Chính phủ thường xuyên ban hành các chính sách dưới nhiều hình thức khác nhau như: Luật, quyết định, nghị định, chiến lược, chương trình.… Trong khuôn khổ báo cáo này, để đáp ứng được mục tiêu đề ra, chúng rôi lựa chọn một số luật, chiến lược, chương trình và dự án tiêu biểu của Chính phủ liên quan đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường để đánh giá. Các tài liệu này là một trong những chính

15

sách quan trọng nhất của Chính phủ, không chỉ về mặt nghèo đói và môi trường mà còn về các khía cạnh khác của mặt kinh tế xã hội.

Về mặt khái niệm thì luật được định nghĩa như là các quy định do Chính phủ ban hành để thiết lập và duy trì sự tồn tại nói chung một cách có kỷ luật. Nói chung, luật được chia làm một dạng, gồm: Luật tập quán (được xây dựng trên cơ sở phong tục tập quán), luật của các quốc gia, luật nhà nước và luật dân sự.2 Chiến lược có thể được xem là kế hoạch hành động dài hạn. Nó được xây dựng để đạt được mục tiêu3. Chương trình được định nghĩa như là một hệ thống các dự án hay dịch vụ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và là một loạt các bước được tiến hành hay các mục tiêu được hoàn tất4.

Đối với trường hợp của Việt Nam và cũng là trường hợp của nghiên cứu này thì chiến lược và chương trình của Chính phủ thường được biết đến như là chiến lược và chương trình quốc gia. Chương trình quốc gia chính là tổng thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải phát kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, chính sách và thể chế, tổ chức để thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định nào đó.5 Mộ chương trình quốc gia bao gồm rất nhiều dự án được thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình. Một dự án của một chương trình quốc gia chính là các hoạt động được thực hiện để đạt được một hay nhiều mục tiêu của chương trình trên cơ sở ngân sách và kế hoạch được phân bổ. Sơ đồ 1 dưới đây cho thấy sự khác nhau giữa chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án.

Biểu đồ 1. Sự khác biệt giữa luật, chiến lược/chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án

Strategy/

Policies

2 http://www.lectlaw.com/def/l009.htm3 http://www.investorwords.com/4775/strategy.html4 WordWeb 5 Quyết định 38/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình quốc gia, ngày 24/32000

=======

Orientation

(Policy options)

Plans:

20 years

10 years

5 years

3 years

=======

National program/project

Target with resources

schedule

Program

Program 1

Dự án 3

Project 1

Law

=======

Rule of Game

Degree

Circular

Decision

/l

Chiến lược/

Chínhsách =======

Định hướng(lựa chọnchính sách)

Kế hoạch

20 năm10 năm5 năm3 năm=======

Chươngtrình /dự án quốc gia

Mục tiêu nguồn lựcKế hoạchthực hiện

Chương trình2

Chương trình1

Dự án

Project 1

Dự án 2

Dự án 1

Luật=======

lLuật chơiNghị địnhThông tưQuyếtđịnh

Cấp tỉnh/Cấp vùng

16

4. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL): Như đã thảo luận ở trên, có hai luồng quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa

nghèo đói và môi trường, đó là (i) nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường và (ii) nghèo đói không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường. Một điều dễ nhận thấy là việc cải thiện nghèo đói sẽ có tác động tích cực đến chất lượng môi trường và ngược lại. Đó là điều không phải bàn cãi. Việc tiếp cận tài nguyên thiên nhiên và một môi trường không bị ô nhiễm là điều kiện tiên quyết cho chiến lược xoá đói giảm nghèo dài hạn, trong khi đó xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong nghiên cứu này chúng tôi không đưa quan điểm về vấn đề này là đúng hay sai. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường được nhận định thông qua phân tích tác động của nghèo đói tới môi trường và ngược lại và thông qua việc kiểm nghiệm xem làm thế nào để mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường được giải quyết ở các cấp khác nhau tại Việt Nam.

B. Quá trình và phương pháp nghiên cứu 1. Quá trình nghiên cứu:

Quá trình tiến hành nghiên cứu này chia làm 2 giai đoạn: (i) nghiên cứu tài liệu và tư vấn của chuyên gia, (ii) hội thảo quốc gia và (iii) tổng hợp kết quả và hoàn tất báo cáo.

Nghiên cứu tài liệu và tham vấn chuyên gia: Việc nghiên cứu tài liệu cho phép nhóm công nghệ thông tin (IT) có được cái nhìn sâu sắc về kiến thức liên quan đến môi trường và nghèo đói hiện nay ở Việt Nam, và đặc biệt là mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được tìm hiểu như thế nào, cả về mặt hàn lâm khoa học và môi trường chính trị. Các hoạt động chính trong giai đoạn này là nghiên cứu các văn bản pháp quy quan trọng nhất về môi trường, nghèo đói và các chương trình, dự án liên quan (Phụ lục 1), và tham vấn với chuyên gia - những người có kiến thức chuyên môn về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại Việt Nam và đối thoại với các chuyên gia trong nước về trong khuôn khổ ban đối tác và các bên liên quan (Phụ lục 2 và 3). Trong giai đoạn này chúng tôi tìm hiểu mức độ hiểu biết của các bên về các quá trình giữa nghèo đói và môi trường và đánh giá những nhận xét về môi trường. Chúng tôi cũng tiến hành xem xét hình thái và mức độ mà các vấn đề môi trường hiện đang được lồng ghép trong hoạt động xoá đói giảm nghèo; tìm ra lỗ hổng kiến thức và thông tin cũng như phương pháp tiến hành. Kết quả đầu ra của Giai đoạn 1 là một dự thảo báo cáo.

Hội thảo quốc gia: Tổ chức một hội thảo quốc gia tại Hà Nội với sự tham gia của các bên, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia. Toàn bộ kết quả có được từ giai đoạn 1 được trình bày vào cuối hội thảo.

Tổng hợp kết quả và hoàn tất báo cáo: Nhóm IT đã tổ một số nhóm làm việc để tổng hợp thông tin, các nội dung và kết quả từ hội thảo quốc gia; chỉnh sửa lại Báo cáo dự thảo trên cơ sở Đề cương nhiệm vụ, ý kiến góp ý và gợi ý của các thành viên tham dự hội thảo.

2. Phương pháp

Khung phân tích Kiểm tra 5 chuyên đề của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường về mặt

chính sách và thực thi ở các cấp: trung ương và địa phương (Biểu đồ 2). Các mối tương tác đa chiều được thảo luận và phân tích.

17

Biểu đồ 2. Khung phân tích

Poverty and EnvironmentPoverty and Environment

Policy

National programs/projects

Provincial projects

Issues on Gaps of P and E

linkage

NRM and Poverty

WTO Macro - Economy

Migration, Genderand Poverty Environment Health

Land degradation

Forestry and Poverty

Pollution&Poverty Sanitation

Industrial Impact

Agriculture Impact Safe water

Poverty and Environment

Nghèo đói và Môi trường

Chính sách

Chương trình /dự án

quốc gia

Dự án cấp tỉnh

Các vấn đề vềlỗ hổng trong

mối liên kết P-E

NRM và nghèo đói

WTO Kinh tế- vĩ mô

Di cư, giớivà đói nghèo

Sức khoẻ môi trường

Suy thoáiđất đai

Lâm nghiệpvà nghèo đói

Ô nhiễm& nghèo đói VSMT

Tác động công nghiệp

Tác động nông nghiệp Nước sạch

Tập hợp thông tin và số liệu:

Nguồn thông tin và các bên liên quan tham gia phỏng vấn (Phụ lục 2 và 3) gồm:

• Các bộ ngành phụ trách vấn đề nghèo đói và môi trường (VD: Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ LĐTBXH).

• Các cơ quan của Chính phủ hoạt động nghiên cứu nghèo đói và môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học quốc gia).

• Tài liệu, chương trình và dự án làm về chính sách do các nhà tài trợ cung cấp (Ngân hàng thế giới, UNDP, DANIDA, SIDA, ADB, DfID), tập trung vào thông tin do Thư viện nghiên cứu của UNDP cung cấp.

• Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo

Đóng góp ý kiến

Kỹ thuật này đã được sử dụng để phân tích và tổng hợp số liệu. Sau khi xác định vấn đề liên quan đến các chủ đề nghiên cứu nhóm IT sau đó tự thảo luận và hỏi và đưa ra bằng chứng để ủng hộ hoặc phủ nhận các nhận định đưa ra về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường. Bàng việc sử dụng bảng ma trận để trả lời các câu hỏi quan trọng trong khi thảo luận đã giúp nhóm IT xem xét đi xem xét lại một vấn đề liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau một cách dễ dàng.

18

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH A. Các chính sách, chương trình và dự án quan trọng vè xoá đói giảm nghèo và môi trường 1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS)

Mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá xã hội và tinh thần của người dân; làm cơ sở để đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá theo hướng hiện đại vào ănm 2020. Mục tiêu của Chiến lược là đảm bảo nguồn nhân lực, năng lực khoa học, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tiềm năng kinh tế, an ninh được tăng cường, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông tin chi tiết có thể tham khảo trong Phụ lục 1.6.

Chiến lược này nhằm đảm bảo rằng đến năm 2010, GDP sẽ ít nhất tăng gấp hai so với năm 2000 và nâng cao chỉ số phát triển con người một cách ổn định. Ngoài ra, chiến lược còn đề cập đến năng lực công nghệ, khoa học để ứng dụng công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế và tự vận động phát triển một số lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, chất liệu mới và công nghệ tự động. Hạ tầng cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc gia để tạo đà tiến lên phía trước. Hơn nữa, vai trò chủ đạo của ngành kinh tế được tăng cường, quản lý các lĩnh vực quan trọng của nền kinh kế; doanh nghiệp nhà nước được cơ cấu lại cho phù hợp hơn và phát triển để đảm bảo sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả. Ngành kinh tế nhà nước, ngành kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nhỏ, ngành kinh tế tư bản tư nhân, ngành kinh tế tư bản nhà nước và ngành kinh tế đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh mẽ và bền vững. các tổ chức của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và vận hành tốt, có hiệu quả.

Chiến lược này có đề cập đến người dân tộc thiểu số. Ngoài việc đặt ra mục tiêu cho từng vùng thì chiến lược còn đề cập đến chính sách cho người dân tộc thiểu số để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Chiến lược cũng xem xét đến mục tiêu thực hiện chính sách cho người dân tộc thiểu số, định canh và định cư bền vững cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống gần gũi với môi trường thiên nhiên nhất, do vậy họ cần được đề cập trong chiến lược. Họ có mối liên hệ mật thiết với vấn đề nghèo đói và môi trường.

Thực tế, chiến lược tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nhằm giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống và thoát nghèo. Chỉ có một mối liên hệ duy nhất với vấn đề môi trường được đề cập trong chiến lược.

Trước hết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước và rừng kết hợp với bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, các mục tiêu khác là nâng cao năng lực và hiệu quả của ngành đánh bắt hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và ổn định hoạt động đánh bắt hải sản ven biển; nâng cao năng lực chế biến và bảo quản hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu và mở rộng, cải thiện cơ sở vật chất ngành đánh bắt cá và dịch vụ mà vẫn bảo vệ được môi trường nước, song, biển đảm bảo năng lực tái sản xuất và phát triển nguồn thuỷ sản.

Về mặt tài nguyên rừng, dự kiến tăng độ che phủ rừng lên 43% và hoàn thành nhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp bền vững và lâu dài để hướng tới xã hội hoá

19

công tác phát triển rừng và áp dụng các chính sách đảm bảo sinh kế dựa vào rừng của công nhân lâm nghiệp.

Ngoài ra cũng có sự kết hợp giữa lâm nghiệp và nông nghiệp và thực hiện các chính sách nhằm tạo thuận lợi cho định canh định cư giúp ổn định và cải thiện đời sống người dân miền núi.

2. Các chính sách và chương trình phục vụ xoá đói giảm nghèo

a. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện do Chính phủ ban hành

gồm 6 hợp phần. Mục tiêu tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và văn hoá xã hội cho người dân, tạo tiền đề để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, xây dựng một quốc gia giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và thiết lập một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá dân tộc cho thế hệ sau (Xem chi tiết trong Phụ lục 1.7.). Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo thì Chiến lược này còn tìm ra mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động để giải quyết vấn đề này.

Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường được thể hiện trong Chiến lược kà tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ xã hội, bình đẳng và bảo vệ môi trường để tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động xã hội đang ngày càng gia tăng, nâng cao sức khoẻ người dân, xoá đói, giảm nghèo và hạn chế các vấn đề xã hội một cách kịp thời và hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo động lực xoá đói giảm nghèo. Chiến lược cũng đề cập đến mối liên hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường để đảm bảo rằng mọi người dân được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm.

Có thể thấy ưu tiên của Chiến lược này là xoá đói giảm nghèo. Do đó, hầu hết nội dung của Chiến lược đều hướng đến mục tiêu này. Vai trò của người nghèo được coi trọng trong Chiến lược. Thu nhập của hầu hết người dân chỉ ở mức trên ngưỡng nghèo và rất dễ bị tái nghèo nếu có thiên tai, mất việc làm, ốm và giá nông sản biến động. Sức khoẻ không đảm bảo, nền giáo dục thấp và điều kiện vệ sinh kém cũng như suy thoái môi trường đang gây khó khăn cho người nghèo trong nỗ lực cải thiện tình hình hiện nay của họ để thoát nghèo. Chiến lược gợi mở những tiến bộ đáng kể trong công tác xoá đói giảm nghèo: tăng trưởng phải gắn với các biện pháp mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có nhiều cơ hội cải thiện đời sống của mình; bản thân người nghèo phải tự họ nỗ lực để thoát nghèo. Xoá đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề phân bổ lại thu nhập dưới dạng thụ động mà còn tạo động cơ tăng trưởng -một quá trình mà người nghèo chủ động cải thiện tình hình của họ để thoát nghèo. Đồng thời, xoá đói giảm nghèo không phải là một cách duy nhất bằng việc tăng trưởng kinh tế để tạo điều kiện hỗ trợ người bị thiệt thòi mà bản thân nó là một nhân tố quan trọng để tạo nền tảng phát triển, tạo thêm nhiều nguồn và đảm bảo tính ổn định trong quá trình phát triển kinh tế.

Dựa vào Chiến lược ta có thể nhận ra một điều là cần phải thu hẹp khoảng cách phát triển xã hội giữa các vùng và nhóm dân số, giảm khả năng dễ bị tổn thương của người nghèo và các nhóm bị thiệt thòi; tạo bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; mở rộng mạng lưới an toàn xã hội và bảo vệ xã hội; phát triển hệ thống phản ứng nhanh có hiệu quả; mở rộng sự tham gia và tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong nước và tổ chức phi chính phủ trong quá trình xây dựng và thực thi mạng lưới an toàn xã hội.

20

Việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện được xem là trọng tâm với sự phối hợp của các cơ quan nhà nước. Hệ thống các chỉ số giám sát đánh giá Chiến lược gồm: chỉ số giám sát và đánh giá đầu vào, chỉ số giám sát và đánh giá tính hiệu quả của nguồn lực đầu tư vào chiến lược; chỉ số đánh giá tác động của từng chương trình hay chiến lược tới người nghèo và xã hội nói chung. Các chỉ số này sẽ được phát triển như sau: theo khía cạnh thành thị hay nông thôn, vùng, địa phương, giới, thiểu số.… Các Bộ, Ngành và địa phương chịu trách nhiệ, thu thập thông tin để giám sát đánh giá tuỳ theo cấp độ mình quản lý về cả mặt lượng và chất. Các tổ chức nghiên cứu độc lập (tổ chức phi chính phủ, các viện, trường đại học…) sẽ tổ chức thu thập ý kiến người dân, thu thập và phân tích số liệu để đánh giá điều kiện, xu hướng tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo hiện nay.

b. Các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo Năm 1998, Chính phủ đưa ra hai chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo đó là

Xoá đói giảm nghèo (HEPR – Quyết định 133) và Các xã nghèo miền núi và vùng sâu vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn (PCED – theo Quyết định 135). Cả hai chương trình này được xem là các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Bộ LĐTBXH là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 133 và Uỷ ban dân tộc miền núi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 135. hai chương trình này đều sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành nhằm cải thiện nguồn nước sinh hoạt, cải tiến công tác giáo dục, năng lực sản xuất, kiến thức văn hoá xã hội, hạ tầng cơ sở, giao thông và truyền thông, đào tạo cán bộ cơ sở và tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Chính phủ đã cụ thể hoá các bộ, ngành liên quan như: Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế.

• Quyết định 133 có hiệu lực từ 1998-2000 và nay đổi tên thành Quyết định 143 áp dụng cho giai đoạn 2001-2005. Quyết định này áp dụng cho các đối tượng là cộng đồng nghèo, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu xa và hẻo lánh trên cơ sở danh sách 1.715 xã nghèo thống kê trên toàn quốc. Các hợp phần của quyết định gồm: hoạt động khuyến lâm tạo thu nhập thông qua hoạt động nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng năng lực cho các xã nghèo về xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ các dân tộc thiểu số sống trong điều kiện đặc biệt khó khăn. Mục đích là làm giảm tỷ lệ hộ nghèo sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia xuống dưới 10% vào năm 2005. Ngân sách dự kiến để thực hiện Quyết định 133 (Quyết định 133/1998/QD-TTg) là 10 tỷ đồng (tương đương khoảng 700 triệu đô la Mỹ) và 22,6 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ) cho quyết định 143 (VNA, 4/11/2001, cited in Morris et al., 2004).

• Quyết định 135 có hiệu từ 1998-2005. Quyết định này tập trung chủ yếu vào 1000 xã miền núi, vùng sâu vùng xa khó khăn nhất vì thế nó được biết đến như là “các xã đặc biệt khó khăn” (CEDs). Mục tiêu của Chương trình là giảm tỷ lệ hộ dưới mức chuẩn nghèo quốc gia của các xã đặc biệt khó khăn xuống 25% vào năm 2005. Tỷ lệ này hiện này là 91% tại các xã thuộc khu vực Tây Nguyên và 73% với các xã thuộc khu vực phía Bắc (theo báo cáo khảo sát về mức sống Việt Nam năm 1998). Có rất ít thông tin về kết quả của chương trình này. Thành tựu mà chương trình này đạt được đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng - tạo thu nhập và cải thiện vấn đề an ninh lương thực, sức khoẻ, đường giao thông, độ che phủ rừng, công nghệ trong nông nghiệp và chăn nuôi (VNA, 4/11/2000: VNA, 19/4/2001; VNA, 27/12/2001). Tuy nhiên, thông tin đại chúng cũng phê phán chương trình này vì tỷ lệ giải ngân thấp, người dân chưa nhận thức về chương trình, các dự án bị chồng chéo, thuê công ty tư vấn không có trình độ chuyên môn và cuối cùng là chưa đáp ứng

21

được nhu cầu thực sự của người nghèo (VNA, 4/11/2000; VNA, 3/2/2001, VNA, 12/5/2001).

c.Dự án xoá bỏ tận gốc và thay thế cây thuốc phiện Dự án này do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm chính cùng với Uỷ ban dân tộc miền núi, các Bộ, Ngành liên quan và 10 tỉnh. Mục tiêu của chương trình này là xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội để thay thế cây thuốc phiện vì vậy có thể duy trì việc không trồng cây thuốc phiện một cách bền vững và từ đó cải thiện đời sống người dân.

Các nhiệm vụ trên đây tập trung chủ yếu ở các xã thuộc khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa. Để làm được điều này phải tiến hành một số việc như: thay đổi chính sách, nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ cho các xã miền núi và Tây Nguyên; đào tạo cán bộ khuyên nông. ..

Chương trình đã phần nào đạt được mục tiêu đề ra – thay thế cây thuốc phiện bằng các cây nông nghiệp khác. Tuy nhiên, vấn đề sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ nông sản cũng như vấn đề môi trường chưa được tính đến. Vấn đề đặt ra ở đây là mới chỉ chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang tính hình thức: trao quyền và lôi kéo sự tham gia của người nghèo- với tư cách là đối tác.

3. Các chính sách và chương trình vê môi trường

a. Chương trình nghị sự 21 Chương trình nghị sự 21, mục tiêu tổng thể của Chiến lược Việt Nam cho phát

triển bền vững là tạo ra một xã hội mà người dân được hưởng một cuộc sống đầy đủ về văn hoá, vật chất và tinh thần, sống bình đẳng, đảm bảo hài hoà giữa con người và thiên nhiên; vấn đề phát triển là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ của 3 yếu tố: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (Xem Phụ lục 1.1.).

Về mặt kinh tế, mục tiêu phát triển bền vững là đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững với một cơ cấu kinh tế phù hợp, thoả mãn nhu cầu người dân để nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh suy thoái và đình trệ kinh tế trong tương lai, cố gắng tránh bị nợ nần để lại hậu quả xấu cho thế hệ con cháu.

Về mặt xã hội, mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo người dân Việt Nam có đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện; có cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo đói; thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội và nhóm người; xoá được tệ nạn xã hội; nâng cao quyền và trách nhiệm của từng người dân và toàn xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá đa dạng; nâng cao mức sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Về môi trường, áp dụng các biện pháp phát triển bền vững: khai thái hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả; ngăn chặn và kiểm soát được ô nhiễm môi trường;; bảo vệ môi trường sống; bảo vệ các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn và sinh quyển; bảo tồn đa dạng sinh học; tránh được tình trạng suy thoái môi trường và cải thiện được điều kiện môi trường.

Các chỉ số này bao quá các vấn đề như nghèo đói, chênh lệnh trong thu nhập và thất nghiệp. Nó đại diện cho các vấn đề ưu tiên của các nước và cộng đồng thế giới. các chỉ số này được sử dụng rộng rãi, được kiểm nghiệm và tỏ là có hiệu quả trong việc xây dựng các mục đích và mục tiêu phát triển. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội đã chấp nhận mục tiêu giảm tỷ lệ người nghèo ở các nước đang phát triển xuống

22

còn một nửa vào 2015. Chương trình nghị sự 21 đưa ra các chỉ số về nghèo đói và môi trường trong các chủ đề về xã hội và môi trường một cách rõ ràng nhưng thiếu mối liên hệ mật thiết giữa các chỉ số nghèo đói và môi trường.

Chương trình nghị sự cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện và tính toán các chỉ số trên. Theo Chương trình nghị sự, GSO là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quảng bá thông tin số liệu thống kê nên GSO đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp số liệu để sử dụng đánh giá tiến độ thực hiện SEDP. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giám sát SEDP. Trong giai đoạn 2006-2010 các hội thảo về SEDP đã được xây dựng và gắn kết với Bộ KH&ĐT cùng với các Bộ, Ngành liên quan cũng như các địa phương. Tài liệu của Chương trình nghị sự đã được hoàn tất và gửi cho các bên. Các hoạt động tiếp sau chương trình nghị sự sẽ được tiến hành để đảm bảo rằg các cơ quan, tổ chức quan trọng tuân thủ theo nội dung kết luận Hội nghị.

Chương trình nghị sự cũng quan tâm đến nhóm dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, Miền núi phía Bắc và Trung Bộ. Nội dung như sau: Khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ sẽ tập trung tăng cường kinh tế và chính trị cho các khu vực biên giới, lãnh đạo các địa phương cần thực hiện nghiêm túc chính sách về hỗ trợ dân tộc thiểu số để ổn định đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với khu vực Tây Nguyên, do có vị trí chiến lược và có thuận lợi về đất và tài nguyên thiên nhiên nên cần phải mạnh về kinh tế, an ninh quốc phòng. Ngoài ra, khu vực này cũng cần phải đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao bằng việc ứng dụng phương pháp thâm canh các loài cây xuất khẩu; tập trung vào công nghiệp chế biến lương thực, cao su và cà phê; xây dựng hệ thống tưới tiêu; phát triển các nhà máy thuỷ điện vừa và lớn; cải tiến mạng lưới giao thông và tuyến đường nối với nước bạn Lào và Cam Pu Chia; thực hiện tốt các chính sách về dân tộc thiểu số để cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần cho người dân.

b. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Chiến lược này gồm 2 phần: Phần 1 là đánh giá môi trường trong những năm gần đây. Trên cơ sở chiến lược đã xây dựng Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 và từ đó đã đạt được những kết quả chính đề ra. 10 năm qua, Việt Nam đã làm được những việc mà các nước khác đã từng làm trong cùng điều kiện như vậy 20-30 năm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhận định này đã chỉ ra thành công trong việc xác định kế hoạch chiến lược đầu tiên về môi trường cho đất nước mà trước đây chưa từng có. Qua thời gian, đã xây dựng được một hệ thống thể chế bảo vệ môi trường có khuôn khổ pháp lý tương đối tốt và phù hợp. Những kết quả này chính là nhân tố quyết định quan trọng và là điều kiện tiên quyết cho các thời kỳ tiếp theo. Một mặt, các thành tựu về quản lý môi trường đã giúp giảm ô nhiễm và các biến cố khác. Mặt khác, nó giúp cải thiện đáng kể chất lượng môi trường. Một số vấn đề môi trường đã được giải quyết thành công. Độ che phủ đã tăng, hệ thống sinh thái phục vụ công tác bảo tồn và là môi trường sống của các loài động thực vật quý hiến được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức đầu tư ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, xây dựng hạ tầng xử lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường.

Đến năm 2010, môi trường của Việt Nam sẽ gặp phải một số thách thức xuất phát từ cả hai phía chủ quan và khách quan. Để giải quyết những thách thức này và thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cần đưa ra quan điểm hướng dẫn cho phần hai của Chiến lược. Nhìn chung, chiến lược đã cho thấy điểm yếu trong mối liên hệ với nghèo đói, không chỉ đối với nhóm người nghèo mà còn cả

23

nhóm dân tộc thiểu số. Thế vào đó chiến lược thiên về các mục tiêu liên quan đến môi trường. Hơn nữa, dường như mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2010 và 2020 là quá nhiều trong khi đó lại thiếu hướng dẫn đào tạo người trực tiếp thực hiện chiến lược.

4. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PELs)

Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện - CPRGS Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện đã nhận thấy tầm quan

trọng của môi trường đối với người nghèo nhưng cụ thể những vấn đề môi trường sẽ được lồng ghép với mục tiêu xoá đói giảm nghèo như thế nào thì vẫn còn bỏ ngỏ và chưa chắc chắn. Chiến lược xoá đói giảm nghèo và các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo gần như không đề cập đến vấn đề môi trường trong hoạt động (đa ngành) xoá đói giảm nghèo. Với việc chỉ đưa ra chỉ số về độ che phủ rừng không chỉ không đủ cho xoá đói giảm nghèo mà còn không giải quyết được vấn đề đa dạng sinh học rừng và các vấn đề khác. Ngoài ra, cũng cần hiểu cụ thể hơn về việc làm thế nào để các thành tựu kinh tế ở các mức độ khác nhau gắn kết/liên hệ với các hình thức sử dụng rừng, sự phụ thuộc vào rừng và chất lượng rừng khác nhau.

Thực tế, xu hướng của tài nguyên rừng là sự kết hợp giữa kết quả của việc chính quyền địa phương, lâm trường, dân di cư và hộ gia đình, đặc biệt là các nhóm dân tộc ít người tương tác lẫn nhau (Ngân hàng thế giới 2006). Sunderlin (2005) giải thích các vấn đề chính như tham nhũng có thể làm cho người nghèo mất quyền mà đáng lẽ họ phải có và hoạt động giám sát. Khi đó rất khó tìm ra biện pháp ở cấp quốc gia và địa phương để giúp cộng đồng xây dựng thể chế và đối tác tốt hơn với người nghèo.

SEDS Một mặt, chiến lược SEDS đề cập đến tính liên tục trong phát triển và hoàn thiện

hệ thống bảo vệ nguồn nước để bảo vệ khỏi bị kết tinh thành muối, bảo vệ nguồn nước sạch và kiểm soát lũ lụt, đảm bảo an toàn cho hệ thống mương máng tưới tiêu và hệ thống thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (gồm: các cây công nghiệp và thuỷ sản) và sinh kế của người nông dân. Đối với các khu vực luôn bị bão và lũ lụt, cùng với việc sử dụng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra thì cần khoanh vùng dân cư và vùng sản xuất để đối phó với điều kiện tự nhiên.

Chương trình nghị sự 21

Trong chương trình nghị sự 21, có một số chỉ số vẫn chỉ mang tính hình thức và không khả thi, do đó ít nhiều cũng tác động đến quá trình xây dựng và thực hiện. Ví dụ: làm thế nào để gắn kết tốt hơn người dân tộc thiểu số vào quá trình xây dựng hay làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào các chương trình phát triển thôn, bản? Đối với các chỉ số xã hội, các chỉ số này đã được đưa vào và có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tính chính xác của các chỉ số này lại không cao vì mỗi người hiểu các khái niệm này theo một cách khác nhau. Các chỉ số về môi trường ít về số lượng và khó tính toán chất lượng. Hệ thống số liệu thống kê của Việt Nam không chú ý nhiều đến các chỉ số này vì thực tế là chủ đề môi trường không được đưa vào trong SNA từ đầu. Số liệu về môi trường thường được thu thập thông qua các cuộc khảo sát quy mô nhỏ, tài liệu nghiên cứu, các biện pháp tính toán mức độ ô nhiễm tại các trung tâm đô thị, khu công nghiệp. Kết quả là chỉ có rất ít chỉ số môi trường có số liệu cập nhật liên tục.

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Những hạn chế chính được xác định khi đánh giá các chương trình và chính sách

về môi trường là: (i) sự tham gia của người nghèo trong quá trình xây dựng chính sách

24

môi trường còn rất yếu; (ii) không có số liệu mang tính định lượng để cho phép xác định chính xác và đầy đủ mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường có thể được sử dụng để tác động đến quá trình xây dựng chính sách môi trường một cách có hiệu quả; (iii) các chính sách về môi trường mới chỉ nhìn nhận vấn đề nghèo đói trên góc độ lý thuyết và hàn lâm mà chưa có hoạt động cụ thể để lồng ghép vấn đề nghèo đói vào các dự án và chương trình về môi trường, và (iv) khung giám sát đánh giá vấn đề nghèo đói trong bối cảnh thực hiện chính sách môi trường còn yếu, nghĩa là số liệu về tác động thực sự của việc thực thi chính sách môi trường đối với người nghèo còn hạn chế.

B. Vấn đề giới và dân di cư được phản ánh trong các dự án, chương trình và chính sách 1. Vấn đề giới và dân di cư thể hiện trong các chính sách

Nhận xét chung về nội dung đánh già và tổng hợp được trình bày trong phần này sẽ cho thấy rằng mối quan hệ giữa di cư, nghèo đói và môi trường trong các chính sách hiện nay chưa thực sự được coi trọng. Di cư dường như không được nhắc đến trong các chính sách về môi trường và nghèo đói. Vai trò của việc di cư trong các chính sách và chiến lược tầm vĩ mô liên quan đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường như đã nói ở trên, bao gồm cả CPRGS, SEDS, NSEP, hay chương trình nghị sự 21 … rất ít được đề cập.

Ngoài ra, việc kiểm nghiệm và xử lý vấn đề giới - một vấn đề xuyên suốt trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường cũng chưa được đề cập. Vấn đề giới trong những mối liên hệ này chưa được đưa vào trong các chương trình quốc gia và chính sách hiện nay và nó trở thành lỗ hổng kiến thức đáng kể. mặc dù có thể có những hoạt động và chương trình về giới và nghèo đói, giới và môi trường nhưng việc không đề cập đến các mối liên hệ này đã làm hạn chế nỗ lực của chúng ta để có được nhận định cụ thể về tình hình hiện nay. Hầu hết các dự án làm nghiên cứu tập trung vào bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ (trao quyền cho phụ nữ), giới và nghèo đói, giới và môi trường (Morris et al, 2004; UNESCAP, 2003; Kabeer và Tran, 2006). Cũng giống như vấn đề di cư, vấn đề giới chưa được giải quyết cả trong các chính sách phát triển.

2.Vấn đề giới và di cư trong các dự án và chương trình quốc gia Việc phân bố dân cư theo không gian phát triển được xem là phương thức chủ

đạo ở Việt Nam. Chính phủ từ lâu đã quan tâm đến việc làm thế nào để phân bố đồng đều dân cư (Dang, 1999). Những nỗ lực nhằm kiểm soát hoạt động di dân đã được tiến hành từ nhiều thập kỷ nay. Tỷ lệ tăng dân số thành thị ở mức cao được xem là bất lợi cho công tác quy hoạch và phát triển ổn định. Do đó, chính sách tái phân bổ lao động và dân số của Chính phủ được xây dựng để tác động trực tiếp đến hoạt động di dân và tăng dân số thành thị, tập trung vào thúc đẩy hoạt động di dân từ nông thôn đến nông thôn và tư thành thị về nông thôn chứ không khuyến khích di dân từ nông thôn ra thành thị (MOLISA, 1997). Di dân kéo theo những thay đổi về dân số thành thị, đặc biệt tại các thành phố lớn đã được kiểm soát chặt chẽ bằng các chính sách di dân và hệ thống đăng ký hộ khẩu nhằm kiểm soát sự thay đổi dân số, đặc biệt là dân nhập cư từ nông thôn lên thành thị. Việc di cư từ thành thị về nông thôn và từ nông thôn đến nông thôn luôn được khuyến khích để tránh cái được coi là đô thị hoá quá nhanh.6 Kết quả là có nhiều chính sách về di cư từ nông thôn đến nông thôn ra đời thông qua các chương trình tái định cư và rất ít chính sách về di cư thành thị.

6 State jobs, and the family reunion migrations they occasioned, became the main route to urban life. In practice, this system did not abolish spontaneous migration. It just made it expensive (Dang, 1999).

25

Mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được kiểm nghiệm trong nghiên cứu (Ngân hàng thế giới, 2006; Nguyen và Steward, 2005), nhưng cần hiểu thêm về mối liên hệ giữa di dân và suy thoái môi trường. Thách thức mới của quốc gia đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập thương mại thế giới đã làm cho tình hình sử dụng đất trái phép, khai thác rừng và lâm sản, động vật hoang dã càng xấu đi. Trên bình diện rộng hơn thì dân di cư tự phát, kể cả phụ nữ và nam giới đang sinh sống ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam là do môi trường bị huỷ hoại và nạn phá rừng. thực chất, mối liên hệ còn phức tạp hơn rất nhiều vì tình trạng chặt phá rừng không chỉ đơn thuần lôi kéo dân di cư tham gia mà còn cả dân di cư theo chương trình của Chính phủ và người dân địa phương. Trong bối cảnh phân bổ công việc/thu nhập, đất và lao động theo không gian không đồng đều thì có thể không có nhiều lựa chọn nhưng lại hoàn toàn đối nghịch với nạn di dân và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Các chương trình và dự án trọng điểm liên quan đến tái định cư cho người dân miền núi là nhằm phát triển khu vực vùng cao và phân bố lại lao động cũng như dân số. Thực ra, các chính sách tái định cư đã được xây dựng và xem là cơ hội tốt cho người dân tái định cư thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo nông thôn đang sinh sống tại các khu vực có mật độ dân cư cao. Chính sách dựa vào nông nghiệp trong phát triển vùng kinh tế mới là một chính sách quan trọng của chính phủ trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế và trường học kém, thu nhập thấp và không ổn định tiếp tục làm cho người dân nhập cư rời bỏ vùng kinh tế mới. Mặc dù chính sách tái định cư đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua nhưng quá trình triển khai vẫn rất chậm và chưa đạt được mục tiêu như mong muốn (Desbarats, 1987; Do, 1998). Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình tái định cư nhưng lúc nào cũng vậy và ở chỗ nào cũng thế các chương trình này tổ ra không hiệu quả và đạt được rất ít thành cộng.

Kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (hay còn gọi là Chương trình 327) và các chương trình, dự án di dân đến các vùng kinh tế mới đã góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nó lại tạo ra áp lực về tài nguyên đất và tài nguyên thiên nhiên tại nơi đến như khu vực Tây Nguyên, vùng cao và Đông Nam. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đất lãng phí thường gắn với việc thực thi không hiệu quả các chương trình này; không quan tâm nhiều đến phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số và người dân địa phương. Kết quả đánh giá tài liệu của chúng tôi cho thấy các chương trình di dân từ vùng thấp lên vùng cao với quy mô lớn đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người dân và môi trường do năng lực quản lý kém (Đặng Nguyên Anh, 2005). Theo số liệu chính thức (Bộ NN&PTNT, 2001), trong số 1.410 xã thực hiện chương trình tái định cư thì chỉ có 733 xã có thể thực hiện được chương trình này và 677 xã không thể làm được do không có năng lực quản lý. Hầu hết các xã này là xã nghèo của các huyện miền núi cao, vùng sâu vùng xa có địa hình phức tạp và không có đường đi lại. người dân tái định cư phần lớn là người dân tộc thiểu số nghèo và dễ bị tổn thương.

3. Thảo luận Các chính sách do Chính phủ xây dựng và sử dụng nhằm tác động đến hoạt động

di dân là rất khác nhau về mặt hiệu quả và hiệu quả chi phí (Weiner, 1975; Oberai, 1987). Các chính sách di dân có thể được thực hiện để đạt được mục tiêu phân bổ dân số theo xã hội. Ngược lại, một số công cụ chính sách có thể được đưa ra mà không tính đến việc nó có phù hợp với mục đích của người dân di cư hay không. Hậu quả là, các chính sách vĩ mô nhằm tạo ra một trận đồ tối ưu về mặt xã hội giữa dân số và tài nguyên không thể phù hợp và thậm chí còn xung đột với nguyện vọng của người dân di cư và do đó nó đã hạn chế thành công của các chính sách này.

26

Các quá trình di dân ở Việt Nam như đã nêu trên đây đã tạo ra những trở ngại lớn cho việc xây dựng khung chính sách phát triển đất nước một cách bền vững. Nó không hướng đến việc xây dựng chính sách kiểm soát di dân phù hợp mà xem xét vấn đề di dân là một nhân tố tích cực cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, vai trò của di dân và sinh kế mang tính đa vùng trong xoá đói giảm nghèo chưa được đề cập trong các chính sách, chiến lược và chương trình quốc gia hiện nay về nghèo đói và môi trường. Di dân là một trong số các cơ chế tạo điều kiện cho người dân kiếm việc làm tạo thu nhập hợp lý. Mục đích chính của người dân di cư là kiếm tiền để hỗ trợ các hộ dân nông thôn. Di dân cho phép các hộ dân nông thôn linh hoạt hơn trong việc phân bổ nguồn lực của mình. Các khoản trợ cấp cho người dân di cư sẽ giúp họ ổn định cuộc sống và ít phụ thuộc hơn vào nông nghiệp, rừng để sinh kế hàng ngày. Di cư cũng gíup tạo cơ hội cho phu nữ có được việc làm ngoài việc gia đình và họ có nhiều lựa chọn và sống đỡ bị phụ thuộc. Phụ nữ có cơ hội tìm việc làm và được tự do một phần nào đó, nếu không họ không thể hưởng thụ cuộc sống do vấn đề bất bình đẳng giới.

Tài liệu kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy phần lớn dân di cư có cơ hội tăng thu nhập. Họ kiếm được nhiều tiền hơn so với nơi ở cũ với cùng một công việc (Bộ LĐTBXH, 1997; Philip, 1998; Dang, 1999, 2005). Việc tăng tỷ lệ nữ tại khu vực di dân từ nông thôn ra thành thị là một thực tế. số lao động nữ trẻ và chưa lập gia đình di cư lên thành phố và các khu công nghiệp đã và đang tăng nhanh (GSO & UNFPA, 2004). Điều này cho thấy nhu cầu lao động nữ trẻ tại các thành phố lớn, đặc biệt trong ngành sản xuất và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam. Đứng trên góc độ cung ứng lao động thì việc di dân đến các khu vực này chính là biện pháp để người dân di cư có thể đạt được một số hình thái biến đổi xã hội đồng thời tạo thêm thu nhập cho chính gia đình họ.

Tuy nhiên, đã có thảo luận nhỏ về câu hỏi làm thế nào để chính sách có thể khiến hoạt động di dân giúp ích cho người nghèo. Nạn di dân tự do (dân số không qua đào tạo) từ nông thôn lên thành phố xảy ra ở Việt Nam đã khiến phải đưa ra một số giải pháp chính sách nhằm hạn chế tình trạng di dân lên các thành phố lớn. Mặc dù những biện pháp này chưa được thực thi hiệu quả nhưng có thể do nhận biết được rằng nạn di dân từ nông thôn lên thành thị đang ngày càng gia tăng là không thể tránh khỏi nên nó là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và quan chức Chính phủ. Một nghiên cứu về “phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất” là đặc trưng nổi bật của chính sách tái định cư của Việt Nam hiện nay (tham khảo Nguyên, 1998; NCPFP, 2001).

Về mặt nguyên tắc thì các chương trình phát triển nông thôn giải quyết vấn đề nghèo đói đều liên quan đến luồn dân di cư vì dân di cư là do động lực kinh tế gây ra. Tại sao các chính sách phát triển nông thôn lại không gây tác động đến hoạt động di dân? Tại sao nó có tác động không như mong đợi? Các chính sách này sai ở điểm nào? lập luận cơ sở của hầu hết các chương trình phát triển nông thôn và đặc biệt là các chương trình hạn chế di dân nông thôn là người dân nông thôn muốn sống ở nông thôn. Ngoài ra người xây dựng chương trình giả định rằng nếu người dân nghèo nông thôn có thu nhập hợp lý và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm thì rất có thể họ sẽ thoát được nghèo và xây dựng được cuộc sống khá giả. Tuy nhiên, nếu chúng ta hỏi một người nông dân nghèo ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam là làm nông dân có vất vả không thì câu trả lời chắc chắn là có. Nông nghiệp là một nghề đầy rủi ro. Thu nhập và chi tiêu do giá cả quyết định và người nông dân không thể can thiệp được gì vào quá trình này. Họ phải vất vả để có tiền mua giống, phân bón, nhiên liệu và các đầu vào nông nghiệp khác chỉ với một nguồn thu nhập duy nhất là nông sản làm ra và do vậy họ phải cố gắng để tồn tại. Người dân nghèo nông thôn phải đưa ra nhiều phương án để làm sao thành viên trong gia đình đi làm việc ở nơi khác. Giao thông thuận tiện và mạng lưới xã hội được

27

thiết lập tốt đã làm giảm chi phí cho hoạt động di cư (Đặng Nguyên Anh, 1999; 2000). Các hộ gia đình nghèo hơn có thể tham gia di cư và dùng số tiền có được từ việc di cư để xoá nghèo.

Một vấn đề khác về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường liên quan đến thiên tai và thảm hoạ xảy ra ở khu vực Châu Á và Việt Nam đã gây tác động tiêu cực đến người nghèo, nó không chỉ liên quan đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên khỏi phá hoại của con người mà còn bảo vệ con người khỏi các vụ thiên tai. Mặc dù sau thiên tai người dân được cứu trợ nhưng nhiều hộ trở nên nghèo hoặc tái nghèo. Di cư trở thành một chiến lược quan trọng để giúp các hộ gia đình này thoát nghèo. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã chuyển hướng tập trung vào các nhà máy thuỷ điện tại Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình, Nghệ An và các tỉnh của khu vực Tây Nguyên cùng với việc di dân và tái định cư cho hàng trăm hộ dân địa phương. Tuy nhiên, số hộ dân này không sống được trên vùng tái định cư. Vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, cả vê mặt chính sách và nghiên cứu và đòi hỏi phải có sự kiểm tra tốt tại dự án PEL.

Nhìn về tương lai, tình trạng di dân là một vấn đề lớn của thay đổ dân số liên quan đến tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện đại hoá ở Việt Nam. Là động lực chính của thay đổi dân số, sự chênh lệch và thiếu đất sẽ dẫn đến việc phải phân bổ lại dân số trên quy mô lớn. Chính phủ cần đưa ra các biện pháp chính sách di dân đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và giải quyết được mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường. Bình đẳng giới trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng và các nguồn khác cần phải phát triển bền vững, cả về mặt kinh tế và môi trường. Điều này phụ thuộc nhiều vào vấn đề di dân và giới trong các chính sách và chương trình quốc gia về nghèo đói và môi trường.

C. Tài nguyên thiên nhiên và nghèo đói Trong phần này chúng ta sẽ bàn đến mối liên hệ giữa lâm nghiệp, quản lý đất,

biển và năng lượng tái sinh với nghèo đói.

Trong khi độ che phủ rừng ở Việt Nam nói chung đã và đang tăng dần trong những năm gần đây, từ 28% năm 1990 đến 37.6% thì chất lượng rừng đang ngày càng giảm. Diện tích rừng có độ phép tán kín đã giảm gần như 100% so với 1 thế kỷ trước, chỉ còn khoảng 13%. Trong nhiều trường hợp, sinh kế của người nghèo thường xuất hiện tại các khu vực giáp ranh giữa mục đích bảo tồn và phát triển. Ở Việt Nam, khoảng 85% diện tích rừng phòng hộ nằm ở các khu vực có tỷ lệ nghèo trung bình và cao (ICEM, 2003).

Suy thoái đất được xem là kết quả của việc quản lý đất không bền vững cũng như thảm hoạ thiên tai. Trung du và miền núi là các khu vực thường xuất hiện sói lở đất, đất bạc màu, trong khi đó khu vực ven biển và vùng đất thấp lại thương xảy ra hạn hán và hoang mạc hoá, lũ lụt, lở đất.

Việt Nam có đường bờ biển dài 3,260 km và có diện tích mặt nước biển lớn. Các hệ sinh thái này là nguồn cung cấp lương thực và thu nhập từ thuỷ sản cho người dân Việt Nam (SCA và MOSTE 2005). Hơn 3 triệu hộ dân kiếm sống từ nghề đánh bắt thuỷ sản và các hoạt động liên quan. Tuy nhiên, nhiều nguồn lợi thuỷ sản ven biển đang bị đe doạ do khai thác quá mức (Báo cáo của Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida năm 2005).

Việt Nam là nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng ít. Tuy nhiên, Việt Nam lại có nguồn năng lượng rồi rào, gồm năng lượng từ than đá, khí, than bùn và thuỷ điện, năng lượng khí sinh học. Nhiên liệu khí sinh học như gỗ củi và các sản phẩm thừa từ nông nghiệp là nguồn nănglượng chính của người dân nông thôn và bán thành thị. Năm 1994,

28

mức tiêu thụ gỗ củi là 423 PJ, chiếm khoảng 39% tổng mức tiêu thụ năng lượng (FAO – RWEDP, 2007).

Mối quan hệ giữa môi trường (liên quan đến lâm nghiệp, quản lý đất, biển và năng lượng tái sinh) và nghèo đói sẽ được phân tích cụ thể trong các phần sau.

1. Lâm nghiệp Các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao tập trung ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên

chứ không phải Hà Nội, các khu đô thị khác hay vùng ven biển nhưng chính các khu vực này lại chiếm phần lớn diện tích rừng của cả nước (Sunderlin, 2005). Chỉ duy nhất một trường hợp ngoại lệ là khu vực Tây Bắc Việt Nam giáp biên giới Trung Quốc được xếp vào diện các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao là không có rừng. Đây là khu vực có tốc độ trồng rừng nhanh trong thời gian gần đây (Sunderlin, 2005). Nhiều hộ dân nghèo hiện đang sống dựa vào tài nguyên rừng. Từ năm 1993, khoảng cách giữa tỷ lệ hộ nghèo nhất và giàu có nhất xuất hiện tại các khu vực rừng núi cao.

a. Mối liên hệ giữa nghèo đói và lâm nghiệp trong chính sách

(1). Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020

Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia phê duyệt năm 201 thể hiện mối liên hệ hài hoà giữa nghèo đói và môi trường. Chiến lược này tìm ra các định hướng quan trọng cho quản lý tài nguyên rừng bền vững và phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Chiến lược áp dụng phương thức lâm nghiệp dựa vào người dân và tập trung vào (i) bảo vệ rừng; (ii) phục hồi và phát triển rừng; (iii) bảo tồn đa dạng sinh học; (iv) bảo vệ các loài động, thực vật quý, hiếm; (v) tăng cường hoạt động chế biến lâm sản ở quy mô vừa và nhỏ; (vi) đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo; (vii) cải thiện đời sống người dân miền núi; (viii) xã hội hoá nghề rừng; và (ix) nâng cao vai trò và đóng góp của ngành lâm nghiệp cho phát triển kinh tế xã hội. Với việc áp dụng phương thức dựa vào người dân và đa ngành, chiến lược này hứa hẹn sẽ đưa được vấn đề nghèo đói với bảo về rừng.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2001 (NFDS, 2001-2010) đã được thay bằng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam (2006-2020) mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thông tin chi tiết xem trong Phụ lục 1.4. Chiến lược mới này tập trung vào 3 mục tiêu cụ thể đó là: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và mục tiêu xã hội.

Mặc dù chiến lược lâm nghiệp cũ đưa vấn đề bảo vệ môi trường là ưu tiên hành đầu nhưng chiến lược mới lại đưa ưu tiên hàng đầu là tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp cho phát triển kinh tế và qua đó hy vọng sẽ góp phần tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. (Tuy nhiên, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP, 2006-2010) và kế hoạch 5 năm của Bộ NN&PTNT lại đề cập đến đóng góp của ngành lâm nghiệp trước hết phục vụ bảo vệ môi trường và đóng góp nhiều hơn của ngành nông nghiệp cho phát triển kinh tế.) (Williams, 2007).

Chiến lược mới đã quan tâm đúng mức đến vấn đề về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường. Nội dung trọng tâm nhất của chiến lược là xã hội hoá ngành lâm nghiệp, lôi kéo sự tham gia của các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội khác để phát triển ngành lâm nghiệp. Để nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực có rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được nêu rất cụ thể trong chiến lược. Chính phủ cần hỗ trợ người nghèo và đặc biệt là các dân tộc thiểu số nghèo tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng. Cần xây dựng cơ chế hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo hướng những ai tham gia sẽ được hưởng lợi từ rừng, kể cả dịch vụ môi trường.

29

(2). Luật bảo vệ và phát triển rừng

Luật đưa ra định nghĩa liên quan đến rừng và phát triển rừng, quy định chi tiết phân loại rừng; quyền của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng cho cộng đồng thông bản, giá rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu diện tích rừng trồng sản xuất, thống kê và kiểm kê rừng, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và trách nhiệm đối với việc bảo vệ rừng … (xem Phụ lục 1.8.).

Nhìn chung, có thể thấy rừng nội dung Luật chỉ phần lớn tập trung vào bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường nhưng không rõ ràng. Nội dung chính của Luật này là bảo tồn, thể hiện qua các mặt như bảo vệ hệ sinh thái rừng, động thực vật rừng, chống và phòng chống cháy rừng… Tuy nhiên, một số phần quy định hoạt động khai thác và buôn bán lâm sản cũng được tìm thấy trong Luật. Về phần này, hoạt động khai thác lâm sản phải phù hợp với các quy định quản lý rừng, không làm tổn hại đến mục tiêu bảo tồn rừng và bảo vệ cảnh quan rừng cũng như các quy định khác. Nội dung chi tiết gồm: (i) Cho phép khai thác cây rừng đổ gãy hoặc chết, lâm sản ngoài gỗ, ngoại trừ các thực vật rừng quý hiếm, nguy cấp và đang có nguy cơ tuyệt chủng bị cấp khai thác vì theo Quy định của Chính phủ ban hành cơ chế quản lý và bảo vệ các loài động thực vật rừng quý, hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng và danh mục các loài động, thực vật rừng quý, đang bị đe doạ; (ii) cấm săn bắt, bẫy động vật rừng; (iii) việc khai thác và sử dụng rừng sản xuất phải đảm bảo được diện tích rừng, phát triển các khu bảo tồn rừng và chất lượng rừng và phù hợp với quy chế quản lý rừng; (iv) các cá nhân có hành vi phá hoại rừng, làm cháy rừng và tài nguyên rừng, khai thác rừng trái phép, săn bắn trái phép, bắt và giam giữ động vật rừng trái phép, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép, không tuân thủ các quy định khác trong luật về bảo vệ và phát triển rừng, dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc, sẽ xử phạt hành chính hoặc truy tố theo luật định.

Do luật chỉ nhằm mục đích phụ vụ ngành lâm nghiệp nên nội dung hướng dẫn thực hiện các quy định trong luật về bảo vệ và phát triển rừng ở tất cả các cấp là rất rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, nó chỉ đưa ra định hướng thực hiện ở các cấp chứ không đào tạo cho người thực thi. Theo nội dung hướng dẫn của Luật thì Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức và hướng dẫn thực hiện kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng quốc gia; thanh tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh và thành phố. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh sẽ tổ chức và hướng dẫn thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương mình; thanh tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp dưới. UBND xã, phường, thị trấn sẽ tổ chức và hướng dẫn thực hiện kế hoạch bảo về và phát triển rừng của địa phương mình.

Thông tin chi tiết về Luật này xin xem trên trang web:

www.vietnamforestry.org.vn

(3). Các chính sách khác

Là một phần quan trọng của bảo vệ môi trường, Chính phủ đã công bố hệ thống các khu rừng cần được bảo vệ (rừng phòng hộ). năm 2002, hệ thống các khu rừng cần được bảo vệ gồm: 17 vườn quốc gia, 60 khu dự trữ thiên nhiên và 18 khu bảo tồn phong cảnh (ICEM, 2003). Khu bảo tồn loài/môi trường sống được ban hành theo Quyết định số 08 năm 2001. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có khu bảo tồn loài/môi trường sống nào được thiết lập. Hệ thống các khu vực cần được bảo vệ hiện chiếm khoảng 2.123.354 ha, và Bộ NN&PTNT đã đề xuất tăng số lượng điểm lên 109 khu vực và mở rộng diện tích lên 2.629.188 ha (ICEM, 2003).

30

b. Các chương trình quốc gia về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường

(1). Chương trình bảo tồn rừng và lâm nghiệp

Liên quan đến mối liên hệ giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nghèo đói, hầu hết các chương trình, dự án tập trung vào các lĩnh vực lâm nghiệp và bảo tồn rừng, trong số đó có Chương trình 327 - Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng là các chương trình hiệu quả nhất.

Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc Chương trình 327 là chương trình thí điểm lớn về trồng rừng được triển khai

trong giai đoạn 1992-1996. Chương trình đặt ra mục tiêu thiết lập diện tích rừng để bảo vệ môi trường và cải thiện sinh kế người dân nông thôn. Nội dung và mục đích của chương trình được điều chỉnh lại vào năm 1996. Với việc điều chỉnh này thì các hoạt động trồng rừng cũng hướng đến mục đích bảo vệ và thiết lập diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn và tái sinh, phục hồi rừng đặc dụng. thành tựu chính mà chương trình này đạt được là:

• Khoán bảo vệ rừng 1,6 triệu ha, lôi kéo sự tham gia của trên 466.000 hộ;

• Tái sinh tự nhiên đạt 299.000 ha

• Trồng mới được 397.000 ha.

Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP) Sau Chương trình 327 là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được phê duyệt

năm 1998 và đây vẫn được coi là chương trình chủ đạo của ngành lâm nghiệp. Mục tiêu chương trình đặt ra trước hết là thiết lập 5 triệu ha rừng đến năm 2010 để tăng độ che phủ rừng từ 28% năm 2945 lên 43% trên tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Có một thay đổi lớn về mục tiêu của Chương trình là 1 triệu ha rừng phục hồi tái sinh được thay bằng tái sinh tự nhiên. Trong 5 triệu ha rừng cũng có khoảng 450.000 ha rừng trồng lâm sản ngoài gỗ với các sản phẩm như: quế, nhựa thông, dầu thực vật khác và tre nứa. Năm 2005, chương trình được đánh giá và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.

Liên quan đến cung cấp đất trồng rừng cũng cần lưu ý rằng: (a) Quốc hội đã nhất trí giảm mục tiêu trồng rừng đến năm 2010 xuống dưới 5 triệu ha. Vì thế nó không còn là chương trình 5 triệu ha nữa; (b) việc phân loại lại 3 phân hạng rừng nhằm phân loại lại 3 triệu ha rừng phòng hộ không thực sự quan trọng thành rừng sản xuất để tạo điều kiện quản lý bền vững nhằm mang lại lợi ích cả về mặt kinh tế và môi trường. Chiến lược lâm nghiệp mới tập trung vào quản lý rừng bền vững (Williams 2007)

Chương trình 5 triệu ha đặt ra nhiều mục tiêu liên quan đến:

• Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên đất và nước;

• Tạo ra các vật liệu mới cho ngành công nghiệp dựa vào rừng để thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu;

• Góp phần phát triển ổn định cho các khu vực núi cao, đặc biệt các dân tộc thiểu số và dân tộc vùng cao áp dụng phương thức du canh

• Hỗ trợ các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

Chính phủ đã nhận thấy mối liên hệ quan trọng giữa xoá đói giảm nghèo và bảo tồn rừng. Vì thế nó được thể hiện rất rõ trong các chiến lược và chương trình quốc gia. Chương trình trồng mới 5 triệu ha cố gắng giải quyết các vấn đề này bằng việc hỗ trợ thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo và phát triển vùng cao thông qua các chương

31

trình tạo thu nhập dựa vào rừng, đáng chú ý là hợp đồng khoán bảo vệ rừng và trồng rừng cho Chương trình 5 triệu ha.

Do đó, Chương trình trồng mới 5 triệu ha trước đây được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó có cả mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện trước đây chưa được giám sát tốt nên khó đánh giá tác động kinh tế và xã hội của Chương trình này. Chỉ số “độ che phủ rừng” không phải là chỉ số phù hợp để đánh giá tác động môi trường, như chất lượng đa dạng sinh học. Tuy nhiên, chỉ số này lại được sử dụng khi nói đến Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và, trên phạm vi quốc gia, là Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP, 2006-2010) (Williams 2007).

Chương trình 5 triệu ha quá tham vọng trong mục tiêu tạo thu nhập từ rừng và lâm sản ngoài gỗ. Nhưng câu hỏi đặt ra đối với Chương trình 5 triệu ha là cơ sở nào để đặt ra mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Diện tích “đồi núi trọc” của Việt Nam thường được xem là diện tích dùng để trồng rừng. Diện tích này là diện tích đất bỏ hoang không sử dụng nhưng lại rất quan trọng đối với các hệ thống luân canh và dùng để trồng các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt đối với các cộng đồng nghèo. Các lâm sản ngoài gỗ này có thể là nguồn cung cấp gỗ củi, vật liệu xây dựng, lương thực, dược liệu, thu nhập phụ rất quan trọng, đặc biệt khi thiếu lương thực và bị ốm.

Kinh nghiệm từ dự án lâm sản ngoài gỗ giữa tổ chức IUCN và Bộ NN&PTNT cho thấy các hoạt động thuần hoá lâm sản ngoài gỗ rất hữu ích đối với các gia đình giàu có có đất, lao động và vồn nhưng lại tạo ra nguy cơ đối với các hộ nghèo, phụ nữ và trẻ em những người sống dựa vào các nguồn này và quá trình tái sinh tự nhiên rừng phục vụ hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ (Morris et al,. 2002).

(2). Các chương trình khác

Có các chương trình quốc gia khác như PRGS và HEPR hỗ trợ mục tiêu bảo tồn môi trường. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các chương trình này với mục tiêu bảo tồn môi trường là rất phức tạp. Một thách thức nữa đối với Việt Nam là đảm bảo chất lượng rừng tự nhiên (đặc biệt là đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái) và giải quyết các vấn đề về tiếp cận tài nguyên rừng và lâm sản của người nghèo (Morris et al,. 2004).

c. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện trong các dự án, chương trình quốc gia

Sự tham gia của người nghèo và phụ nữ: Hạn chế của các chương trình trồng rừng là các cộng đồng nghèo và bị đẩy ra ngoài xã hội không được tiếp cận rừng và họ trở thành người làm thuê cho ngành lâm nghiệp. Các chính sách đối với khu rừng ược bảo vệ (ví dụ: Rừng đặc dụng) thường cấm không cho người dân địa phương tiếp cận rừng và khai thác lâm sản, kể cả ở cấp độ nào và sử dụng hợp lý hoặc tiếp cận tài nguyên đất rừng. Các chương trình trồng rừng có thể có tác động giống nhau khi trồng trên diện tích đất nông nghiệp, đất bỏ hoang và đất trồng cây lâm sản ngoài gỗ quan trọng. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến xung đột giữa chủ rừng mới (theo như hợp đồng bảo vệ rừng) và cộng đồng địa phương - hầu hết là các hộ nghèo sống dựa vào đất rừng. Mặc dù lâm sản ngoài gỗ được coi là mối liên hệ tốt giữa rừng và người nghèo nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy làm thế nào để quá trình thương mại hoá (không đề cập đến vấn đề bình đẳng và trao quyền cho cộng đồng) có thể làm giảm nợ và khai thác LSNG cũng như giảm quyền của người nghèo đối với nguồn tài nguyên đất và rừng (Neumann & Hirsch, 2000).

32

Việc phụ nữ nghèo bị hạn chế trong việc tiếp cận thị trường LSNG là mối quan tâm đặc biệt, đặc biệt vì công lao động ngày càng tăng, công nghệ ngày càng trở nên phức tập và trang thiết bị chế biến ngày càng tập trung hơn (Neumann & Hirsch, 2000).

Một khái niệm quan trọng cần được nhắc đến đó là sự tham gia của cộng đồng. Vấn đề này hiển nhiên cần được nghiên cứu kỹ đối với trường hợp bảo tồn rừng để có được số liệu thống kê tin cậy và để cải thiện việc ra quyết định của địa phương. Tuy nhiên, năng lực địa phương trong việc sử dụng phương pháp này cần phải được tăng cường thêm và đây là một phần của chương trình đào tạo và thông tin. Việc chuyển đổi từ kế hoạch sử dụng đất tập trung sang kế hoạch sử dụng đất theo vấn đề và có sự tham gia là rất hữu ích để tăng cường năng lực ra quyết định của cộng đồng địa phương nghèo so với các bên cùng tham gia. Kế hoạch sử dụng đất cũng rất cần để tránh được tác động của môi trường. Cần cân bằng giữa việc xác định các điểm kiểm soát sử dụng đất trong luật đất đai và việc tránh những định hướng chi tiết trong sử dụng đất mà như ta vẫn thấy hiện nay mà bản thân những hướng dẫn này lại không thống nhất với hoạt động tại địa phương (WB, 2006).

Cần có sự chuyển dịch hoạt động để có được các chương trình quản lý tài nguyên tốt hơn, trong đó bao gồm: cải cách quản lý, quy hoạch phi tập trung và cải tiến các cơ chế chia sẻ nguồn lợi, áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận trong quá trình ra quyết định.

Các dịch vụ môi trường: Ngành lâm nghiệp có hai dịch vụ chính đó là: dịch vụ sản xuất và dịch vụ môi trường. Sản xuất rõ ràng là vấn đề có liên quan trực tiếp đến xoá đói giảm nghèo nhưng làm thế nào để môi trường có thể giúp người nghèo kiếm sống thì lại là một câu hỏi khác. Hiện tại, các nhà tài trợ quốc tế (IUCN, WWF, Winrock International) và các Bộ (Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT) đã tiến hành các hoạt động liên quan đến chi trả phí dịch vụ môi trường. Trong khi IUCN tập trung vào các công ước, cấp vĩ mô và chính sách thì WWF tập trung vào thử nghiệm các nguyên tắc và mô hình dưới hiện trường, Winrock làm việc về các vấn đề liên quan đến người cung cấp dịch vụ môi trường, xác định nhu cầu, kỳ vọng và cái mà họ có thể cung cấp, làm thế nào để khách hàng thoả mãn được nhu cầu của họ, cần khung pháp chế gì, vấn đề thể chế và các nội dung hỗ trợ khác để thúc đẩy mối liên hệ giữa người mua và người bán (xem Phụ lục 4 để biết thêm thông tin chi tiết). Tuy nhiên, các dự án này chỉ tập trung vào mục tiêu bảo vệ môi trường mà không tính đến người nghèo.

Nhiều cuộc thảo luận đã được tiến hành bàn về cơ chế chi trả phí dịch vụ môi trường. Nội dung thảo luận là liệu nên “chi trả” hay “thưởng” và vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi. Cần xây dựng các công cụ môi trường để trao quyền cho người người trong quá trình đối thoại chính sách. Một ví dụ điển hình của một dự án cho thấy vấn đề này có thể được tìm thấy trong dự án “thưởng cho người nghèo vùng cao vì các dịch vụ môi trường họ mang lại” (RUPES). Đây là một chương trình khu vực do IFAD tài trợ và ICRAF điều phối. Một ban điều hành quốc tế gồm các tổ chức quốc tế như WWF, IIED, IUCN, Winrock International, CIFOR, và Ford Foundation được thành lập. Đã nhiều năm nay, ICRAF luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu RUPES tại Ấn Độ, Philipin, Nepal, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Indonexia và Sri Lanka. Mọi người tin tưởng rằng các dự án như RUPES, với việc tập trung vào thưởng cho người nghèo nhất trong số các hộ nghèo về dịch vụ môi trường họ mang lại (ES), có thể là môi trường thuận lợi để thúc đẩy người nghèo có thể tác động đến chính sách. Điều này khiến những người nghèo nhất trong số các hộ nghèo từ người nhận hỗ trợ thụ động sang thành người bảo vệ môi trường chủ động. Đây sẽ là một luồn gió mới thổi vào các chương trình xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.

33

Hoạt động tiên phong giống như RUPES như đề cập trên đây cần được chi tiết và nâng cầm quy mô trong các hệ thống sinh thái xã hội khác. Việc đánh giá các dự án tiên phong này và các hoạt động khác để rút ra bài học kinh nghiệm sẽ rất hữu ích cho việc lập kế hoạch các chương trình trong tương lai để bảo vệ môi trường và đồng thời xoá đói giảm nghèo.

d. Thảo luận về các vấn đề nổi cộm trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong lâm nghiệp

Kết quả đánh giá của chúng tôi cho thấy vẫn còn xuất hiện lỗ hổng kiến thức rất lớn về xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam và về vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. mảng kiến thức lồng ghép cả hai vấn đề này còn rất hạn chế. Xuất hiện lỗ hổng kiến thức/hiểu biết về mối liên hệ giữa nghèo đói và lâm nghiệp cũng như cách thức hoà giải giữa vấn đề xoá đói giảm nghèo và bảo vệ rừng. Có một số nghiên cứu quan trọng về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường mà các nghiên cứu trong thời gian tới cần giải quyết:

(1). Các chính sách được xây dựng tốt nhưng thực thi kém

Như đã đề cập trên đây về các chính sách, chương trình và dự án, ở Việt Nam tầm quan trọng của rừng đối với đời sống người dân nghèo và công cuộc xoá đói giảm nghèo được đánh giá rất cao. Chính phủ và chính quyền các cấp đã nỗ lực rất nhiều để giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng, cố gắng hài hoà giữa xoá đói giảm nghèo và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, có một điều là quá trình thực hiện các chính sách này chưa được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Ví dụ, Chương trình 135 cho 1.100 xã đặc biệt khó khăn tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở (gồm: hệ thống tưới tiêu cải tạo đất để nâng cao năng suất cây trồng) và đời sống người dân. Chương trình trồng mới 5 triệu ha được triển khai theo Quyết định số 661 ban hành năm 1998 tập trung vào bảo vệ diện tích rừng hiện có và tăng độ che phủ rừng lên 5 triệu ha trong vòng 10 năm đồng thời tạo thu nhập cho người dân.

Hơn nữa, hiệu của của việc thực hiện các chính sách liên quan đến lâm nghiệp vẫn còn là một câu hỏi. mặc dù diện tích rừng được bảo vệ tăng cũng như độ che phủ rừng tăng nhưng việc bảo vệ các diện tích rừng này lại thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng (các ban quản lý), thiếu vốn và năng lực cán bộ yếu. Việc quản lý diện tích rừng được bảo vệ ngày càng tăng liến quan đế (i) năng lực của tỉnh như thế nào? (ii) hiệu quả của các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo như thế nào? Vấn đề ở chỗ năng lực của cán bộ địa phương trong việc quản lý, thực thi ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Điều này có thể là do việc áp dụng phương thức quản lý tập trung, tổ chức thực hiện yếu kém, các khu sinh thái chưa được quan tâm đúng mức và người dân thiếu hiểu biết (về chương trình).

Tổ chức thực hiện yếu kém

Chính phủ dự tính các đơn vị thực hiện gồm: cấp huyện và các lâm trường quốc doanh, đã sử dụng sai mục đích trên 50% tổng số tiền đầu tư vào chương trình 327. Cụ thể là trường hợp của tỉnh Đắk Lắk, phí bảo vệ rừng không thanh toán thuế, phí và trước đó người dân cũng chưa trả các khoản này (Sunderlin, 2005). Nguyen Thi Dzung, (2006) đưa ví dụ làm thế nào mà lâm trường Sông Đà có thể ký hợp đồng bảo vệ rừng với các cá nhân trên diện tích núi đá rộng 992 ha. Thực tế là như vậy, toàn bộ khu vực này đã được giao cho các hộ dân và hạt kiểm lâm Kỳ Sơn trước đó đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.

Thiếu giáo dục cho người nghèo (đặc biệt về các chương trình, dự án).

34

Duc Thuan (2005) nêu lên các vấn đề quan trọng nhất về thiếu giáo dục liên quan đến việc thực thi không hiệu quả:

Các nghiên cứu và thí nghiệm về các giống và công nghệ mới rất ít được triển khai xuống cho người nghèo. Việc lựa chọn các hộ để xây dựng mô hình trình diễn thường chỉ tập trung vào các hộ khá giả. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo cho người nghèo cũng chưa nhiều. Đào tạo không tập trung vào người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn thường thấp. Người nghèo thường là người dân tộc thiểu số, họ gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và phong tục trong việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo và khuyến lâm.

Giáo dục cấp cơ sở là một trong những hạn chế nghiêm trọng nhất trong quá trình thực hiện. Thậm chí nếu tất cả các hệ thống làm việc tốt thì người cuối cùng chính là người tiếp nhận và sở hữu thực sự những kiến thức này. Thông tin và giáo dục tốt chính là nền tảng cơ bản dù được hiểu theo cách nào.

Thiếu phương pháp ứng dụng phù hợp

Đâu là mặt hạn chế của các phương pháp hiện đang được áp dụng để đánh giá mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam? Liệu khung DPSIR (người lái – áp lực – thực hiện/trình bày – tác động – phản hồi) có phù hợp để kiểm chứng mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam không? Nếu đúng thì cần hỗ trợ năng lực gì để ứng dụng được khung này?

Người nghèo tiếp cận các công cụ sử dụng hiện nay

Về mặt tiếp cận các chương trình (FLA, 5MHRP…) thì còn thiếu trang thiết bị cho người nghèo. Nhìn chung, dường như người nghèo còn thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng (MDRP 2000). Thông thường người nghèo tham gia được nhận tài liệu không chính thống và không chắc chắn về ranh giới diện tích đất mình làm và lợi ích họ có được từ việc quản lý diện tích đó (Sunderlin, 2005). Điều này dẫn đến hai hậu quả sau: (i) mất quyền lợi. Điều này đã làm giảm sự nhiệt tình và tham gia của một số người trong hoạt động trồng rừng và quản lý rừng; và mất đi nguồn thu nhập (Sunderlin, 2005). (ii) Một trong những kết quả không mong đợi của chương trình trồng mới là nới rộng khoảng cách giữa hộ nghèo và giàu. Các hộ giàu có thì luôn sẵn sàng tham gia dự án vì đất của họ có địa thế phù hợp. Một điều khá phổ biến là các hộ được chọn để ký hợp đồng bảo vệ rừng thường dựa trên mối quan hệ cá nhân (Sunderlin, 2005).

Từ việc thực hiện các chương trình, dự án cho ta thấy người nghèo nhất không thể tiếp cận nguồn vốn vay và vốn tín dụng. Ở một số địa phương ngân hàng thậm chí không cho người nghèo vay tiền vì họ nghèo nên không thể trả đúng hạn. Điều này xuất phát từ hai lý do như đã được Ông Đức Thuận giải thích ở trên (2005); (i) theo luật định, các hộ phải có kế hoạch nếu muốn vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trồng rừng; (ii) dòng tiền cung cấp cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi là từ tiền tiết kiệm nhàn rỗi của người khác. Mặt khác, thời gian vay dựa vào chu kỳ mùa vụ. Điều này dẫn đến việc tiền vay phải trả cho ngân hàng trước khi thu hoạch. Kết quả là sử dụng diện tích đất rừng cho thâm canh không hợp lý vì thế người dân bỏ đất hoang vì không có tiền trồng rừng (Duc Thuan, 2005).

(2). Quy hoạch yếu

Làm thế nào để giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong quá trình lập kế hoạch ở cấp tỉnh và địa phương? Cần năng lực như thế nào để lồng ghép hiệu quả vấn đề nghèo đói và môi trường vào phát triển nói chung trong từng cấp lập kế

35

hoạch (cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương)? Cần hướng dẫn gì để có thể lập kế hoạch cho từng cấp?

Cách tiếp cận từ trên xuống (kế hoạch hoá tập trung)

Có nhiều ví dụ từ các địa phương cho thấy cách tiếp cận từ trên xuống trong các dự án và chương trình quốc gia đã không đạt kết quả như mong đợi. Ví dụ: Chương trình 327 bị phê bình rất nhiều từ các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong nước và một vài cán bộ chính phủ vì không đạt được mục tiêu đề ra, ít có sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện và thúc đẩy trồng rừng trên diện tích đất quan trọng đối với an ninh lương thực của địa phương (Sunderlin, 2005).

Một số báo cáo đã phê bình phương pháp tiếp cận mà các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch áp dụng cho ngành lâm nghiệp. mặc dù mùa vụ của cây rừng cần phải có kế hoạch dài hơi hơn thu hoạch cây nông nghiệp nhưng việc quy hoạch lâm nghiệp lại thường sử dụng phương thức áp dụng trong nông nghiệp (Sunderlin, 2005). nếu xem xét ta thấy đây là cách tiếp cận từ trên xuống rất nguy hiểm và nó sẽ gây tác động xấu đến quá trình thực hiện các chương trình và dự án. Đó là nhưng ví dự về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ rừng, Làm thế nào mà cách tiếp cận này khiến cho dự án không thành công là do sự không am hiểu tận tường vấn đề. Ví dự khu vực phòng hộ đầu nguồn Sông Đà tại xã Thung Nai (huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình), theo số liệu thống kê của phòng địa chính huyện thì Thung Nai có 283 ha diện tích rừng sản xuất tự nhiên nhưng không một cán bộ nào của huyện biết được con số này. Họ không biết xuất xứ cũng như địa điểm của khu rừng này. Lâm phận không rõ ràng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa được chính thức hoá cùng với việc thiếu cơ chế chia sẻ nguồn lợi hợp lý là mối hiểm hoạ đối với công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Thi Dzung, 2006).

Các khu vực sinh thái chưa được tính đến

Nghiên cứu về đặc điểm địa phương là cơ sở để xây dựng chương trình tốt. Kế hoạch khuyến khích canh tách các loài cây lấy gỗ có giá trị dự kiến triển khai nhưng không thử nghiệm thực tế nhiều lần và tham vấn với nông dân. Đôi khi hoạt động canh tác được phát động mà không tham khảo thị trường đã dẫn đến việc thừa cung, thiếu cầu (Sunderlin, 2005)

Tác giả cuốn sách Xoá đói giảm nghèo mang tính địa phương ở Việt Nam (Hainsworth 1999) giải thích rằng các nhà nghiên cứu tìm ra các cơ chế can thiệp hiệu quả nhưng không thể đưa vào áp dụng nếu vai trò và tầm quan trọng của lâm nghiệp trong hệ sinh kế nông thôn không được đánh giá đúng. Một điều rất rõ ràng là các hình thức số liệu này về các vùng sinh thái nông nghiệp quan trọng của Việt Nam là rất hữu ích.

Làm thế nào để tự do hoá thương mại có thể tác động đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường, các chiến lược của người nghèo và tác động của nó đến môi trường?

Những thay đổi liên tục của Chiến lược dẫn đến tình trạng dự án không triển khai được cũng như dự án thực hiện không thành công. Bên cạnh đó, nó còn làm cho hệ thống hành chính trở thành quá phức tạp. Vấn đề này là hoàn toàn logic và nó cũng xảy ra đối với chính sách. chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam được thay đổi trươớ khi đạt được mục tiêu đề ra, chuyển từ đưa ưu tiên cao nhất cho hoạt động bảo vệ môi trường thành tăng cường đóng góp của ngành lâm nghiệp để phát triển kinh tế. Đây quả là một thay đổi lớn. Điều đó có nghĩa là trong vòng chưa đến 10 năm (là khoảng thời gian ngắn đối với lâm nghiệp) thì công tác quản lý sử dụng đất đã thay đổi. Đó cũng là trường hợp của các chính sách thị trường. Như nhận dịnh của Thu Ba (2002:24), một vấn đề cản trở việc phát triển lâm nghiệp hộ gia đình là những thay đổi thường xuyên

36

của chính quyền địa phương về mục tiêu kinh tế xã hội và từ đó làm thay đổi loại cây trồng. Ở cấp tỉnh, báo cáo cho thấy những thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp diễn ra khá thường xuyên và điều này đã làm cho các hộ phải điều chỉnh lại kế hoạch của họ để đối phó với những thay đổi không được dự báo trước. kết quả là, đất bị bỏ hoang hoặc sử dụng vào mục đích khác (Sunderlin, 2005)

Sự cách ly

Rất có thể việc bảo vệ rừng nhằm mục đích môi trường có thể gây ra những hậu quả xấu cho người nghèo - những người đã sinh sống ở khu vực đó từ lâu đời nay? Việc phân bổ lại dân cư hoặc hoạt động của họ để giảm áp lực lên môi trường ở một khu vực nhất định có làm tăng suy thoái môi trường ở khu vực mới hay không? Cần hiểu kỹ hơn và đưa vấn đề nghèo đói vào hoạt động bảo tồn các diện tích cần được bảo vệ.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này là một câu hỏi lớn cần xem xét thận trọng nhiều khía cạnh khác nhau. bảo vệ diện tích rừng cho mục tiêu bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu nhưng có thể gây ra hậu quả xấu cho người nghèo - những người đã sống ở khu vực này từ bao đời nay liệu có khả thi không? Ví dụ: đưa người sampan đến định cư ở khu vực khác có thể là một biện pháp để bảo vệ môi trường và đồng thời giúp họ có được chỗ ở ổn định. Tuy nhiên, để làm được vấn đề này thì cần phải tạo việc làm mới, nếu không họ sẽ quay trở lại chỗ cũ và như thế mọi nỗ lực của chúng ta sẽ trở về con số không. Vấn đề này cũng xảy ra tại các vùng đệm của vườn quốc gia theo như kết quả nghiên cứu tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. Tại đây đất sản xuất của các hộ dân trong làng không còn. Nghiên cứu hiện trường tại vùng đệm Vườn quôố gia Ba Bể cho thấy việc thiết lập và ở rộng Vườn quôố gia (năm 1995) đã làm mất đất canh tác của các hộ nghèo tại đây (Duc Thuan, 2005).

Also Rugendyke (2005) lý giải tại sao, để nói đến mối liên hệ về áp lực dân số lên tài nguyên vườn, ở Vườn quốc gia Cúc Phương việc tái định cư cho một số cộng đồng ra khỏi khu vực vùng đệm của Vườn lại được thực hiện tốt vào năm 1986. Vào cuối năm 1990, 650 người thuộc 6 thôn được di rời ra khỏi khu vực thung lũng trung tâm cũng như trường hợp di rời 2 làng từ sông Bưởi. Vào năm 1995, tổng cộng 233 hộ đã được tái định cư thu được 800 ha đất để cải tạo. Cũng có nhiều kế hoạch tái định cư người dân sống trong khu vực vườn quốc gia.

Ngoài ra, quá trình làm giảm áp lực lên môi trường được thực hiện ở một nơi có thể làm tăng suy thoái môi trường ở nơi mới. Do đó, cần phải am hiểu và đưa vấn đề nghèo đói vào hoạt động bảo tồn diện tích rừng cần được bảo vệ.

(3). Quản lý rừng bền vững

Tác động lâu dài của chương trình bảo vệ rừng trên phương diện cải thiện dịch vụ môi trường hiện chưa được đánh giá. Hầu hết các tài liệu đều tập trung chủ yếu vào tác động thu nhập của hoạt động bảo vệ phát triển rừng đến người nghèo. Thậm chí nếu thử nghiệm một số mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng thì chỉ có một số ít được đánh giá về mặt tác động ính kế và môi trường (Vu Huu Tuynh 2001, Bui Dung The et al. 2004). Một số ví dự từ các dự án tỉnh có thể được sử dụng để tham khảo như mô hình mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường của các dự án thuộc Bộ NN&PTNT, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào lâm nghiệp cộng đồng, CRNRM (Thua Thien Hue). Có thể tham khảo các dự án khác như dự án Sida và Bộ KH&ĐT thực hiện tại 5 tỉnh phía Bắc hay dự án chia sẻ - MRDP, IFAD, IUCN, WWF, Rupes/ICRAF-CIFOR, MONRE, và đánh giá rừng do MOST tài trợ do Viện Khoa học Lâm nghiệp triển khai. Cần tiến hành đánh giá lợi ích môi trường đối với người nghèo từ chương trình quản lý đất và

37

bảo vệ rừng. Liệu chi trả dịch vụ môi trường (PES) có giúp chúng ta đạt được cả hai mục tiêu: bảo vệ môi trường và môi trường không?

Ngoài ra, trong luật bảo vệ và phát triển rừng, cần lưu ý đến nội dung Đánh giá rừng và chi trả dịch vụ môi trường. Làm thế nào để sử dụng các cơ chế hỗ trợ người nghèo cẫn còn bị bỏ nhỏ.

Ở Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, cải thiện sinh kế đạt được một phần thông qua việc chuyển mục tiêu độ che phủ rừng thành các mục tiêu khác. Nghiên cứu về rừng và lâm nghiệp cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đối với người dân, đặc biệt là người nghèo. Có nhiều trường hợp thành công là do cộng đồng nghèo vùng cao tham gia tích cực vào các dự án trồng rừng và khoán bảo vệ rừng. "Ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số (VD: tỉnh Bắc Kạn, đối với các hộ gần đây được đưa vào danh sách nghèo thì thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp của họ chiếm 32,8% tổng thu nhập, trong khi đó các hộ khá giả thì tỷ lệ này chỉ là 16,8% thu nhập từ lâm nghiệp; tại khu vực Tây Nguyên, thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ khá giả chiếm gần 40%, trong khi đó các hộ nghèo là 17%); hầu hết nhu cầu gỗ và gỗ nhiên liệu trong nước có thể được đáp ứng."(Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020).

Tại sao chúng ta lại muốn giảm diện tích rừng để cải thiện đời sống người dân? Câu trả lời là cả tính liên tục từng phần của bảo tồn rừng và bảo vệ rừng và phục hồi rừng đều có thể và cần đóng góp vào việc duy trì và cải thiện sinh kế. Một trong những thách thức lớn mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải đó là biết được làm thế nào để thấy sự khác biệt giữa hai loại hình sử dụng tài nguyên và làm thế nào để quản lý tài nguyên một cách tối ưu nhất. Các điều kiện mà ở đó xoá đói giảm nghèo và bảo tồn tài nguyên xung đột lẫn nhau cũng cần được xác định. Mục tiêu sẽ là các kết quả đầu ra này có thể được giảm thiểu hoặc tránh được và các điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và mục tiêu bảo tồn được xác định. Do đó, các kết quả đầu ra này có thể được nhân rộng.

2. Quản lý đất Tình hình sử dụng đất hiện nay ở Việt Nam là chính sách quản lý đất thay đổi

liên tục. Từ đó cho thấy mặt tích cực và tiêu cực của tình hình hiện nay đến môi trường và nghèo đói và nội dung này sẽ được kiểm chứng và phân tích kỹ ở phần này.

a. Những thay đổi trong chính sách đất đai và những tác động của nó đến người nghèo

Cùng với việc ban hành Nghị quyết 10 tháng 4/1998, đất được chia lại cho nông dân từ 10 đến 15 năm để sản xuất nông nghiệp và trồng cây hoa màu và để canh tách ổn định lâu dài. Giao đất được tiến hành trên cơ sở phân chia bình đẳng các loại đất khác nhau (đất cho sản lượng cao và thấp) cho các hộ trong xã. Phân chia đều nghĩa là đất được phân trên cơ sở nhu cầu (thường được xác định bằng quy mô hộ gia đình) và cũng có thể là dựa vào năng lực lao động (VD: số thành viên trong gia đình đến độ tuổi lao động). Mặt được của phương pháp này là hộ nông dân trở thành các đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi trả thuế nông nghiệp thì các hộ được hưởng toàn bộ số còn nông sản còn lại và được tự do buôn bán trên thị trường. Những thay đổi này tạo động lực thúc đẩy các hộ dân, đặc biệt trong sản xuất lương thực. Mặt trái là “trong thực tế, dựa vào quy mô xã và sự đa dạng của đất sản xuất, một hộ có thể được nhận nhiều mảnh nhỏ (mỗi hộ có khoảng từ 4 đến 15 mảnh ruộng nhỏ với tổng diện tích khoảng 0,23 ha) phân bố rải rác trên toàn xã mà không mảnh nào liền mảnh nào (IFPRI 1996:

38

13). Với kiểu manh mún như vậy đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiêu quả sản xuất và sản lượng và do đó không tạo ra nhiều thặng dư và cản trở việc trao đổi nông sản.

Luật đất đai ban hành năm 1993 và lần sửa đổi cuối cùng là đầu tháng 11/2004 (Ngân hàng thế giới, 2006) (Xem phụ lục 1.2.). Những thay đổi chính trong Luật là: (i) các hộ sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định, 20 năm đối với đất trồng cây mùa vụ như lúa và 50 năm đối với đất trồng cây công nghiệp và rừng; (ii) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - sổ đỏ có thể được chuyển nhượng, cầm cố, cho thuê, trao đổi và thừa kế. Thay đổi này đã dẫn đến tình trạng tích luỹ đất gây tác động xấu đến người nông dân nghèo. Các biến cố này có thể đây người nông dân vào cảnh nợ nần và thường khiến họ phải cầm cố hoặc bán đi diện tích đất được cấp. Các hộ nông dân này sau đó lại tham gia lực lượng lao động thất nghiệp ra thành phố tìm việc làm hoặc trở thành người làm thuê cho các ông chủ. Ngược lại, các ông chủ này sẽ ngày càng trở nên giàu có vì họ tăng giá cho thuê đất sản xuất. Họ cũng tăng giá thuê đất khi đất có nhu cầu thuê cao, hoặc giảm giá đầu ra của nông dân bằng việc thanh toán trước cho họ. các hộ nông dân nghèo sẽ ngày càng nghèo và có thể phải bán hết đất cho đến khi họ không còn đất để bán.

b. Giao đất - sự thoả hiệp giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo Giao đất lâm nghiệp (FLA) là một tiểu hợp phần quan trọng của chương trình

giao đất với mục đích là khuyến khích bảo vệ và phục hồi diện tích rừng vùng cao. Lý do là vì người dân quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ và quản lý rừng nếu họ có quyền sử dụng đất rừng (Sikor 2001:4-5). Việc giao đất lâm nghiệp được tiến hành với với Chương trình 327 của Chính phủ trong 5 năm 1993 - 1998. Một trong những trọng điểm của Chương trình 327 là bảo vệ rừng và môi trường. Phần lớn diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đều chịu sự quản lý của các lâm trường quốc doanh. Diện tích này cần được ký hợp đồng với công nhân lâm trường và nông dân địa phương để quản lý. Chương trình 327 ký hợp đồng trả 50.000đ cho 1 ha trong một năm. Từ năm 1998 đến nay Chương trình trồng mơớ 5 triệu ha rừng kế tiếp chương trình 327. Đất rừng và rừng được giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. thời gian giao hoặc cho thuê đất cho các tổ chức và giao đất và rừng cho các hộ và cá nhân là 50 năm hoặc lâu hơn. Tiền chi trả cho việc bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ không quá 50.000đ/năm cho toàn bộ 5 năm. Đối với các hợp đồng giúp tái sinh tự nhiên thì khoản này không quá 1 triệu đôồg/ha và chia đều trong 6 năm. Việc trồng rừng và chăm sóc rừng mới là rất cần thiết và các khu vực phòng hộ đầu nguồn thì người chịu trách nhiệm sẽ được trả 2,5 triệu đồng/ha.

Giao đất lâm nghiệp có thể giúp xoá đói giảm nghèo không?

Thu nhập từ hoạt động bảo vệ rừng và trồng rừng không là trọng tâm của họat động sản xuất nông nghiệp và sinh kế của các hộ nghèo vùng cao (Nguyen Xuan Nguyen et al. 1999, ADB, 2000).¨ Do đó, Apel (2000:5) chỉ ra rằng mô hình giao đất lâm nghiệp đã có ảnh hưởng không tốt đến phát triển lâm nghiệp tại các huyện vùng cao vì nó đã làm hỏng hệ thống quản lý tài nguyên truyền thống. Thêm vào đó, diện tích đất chưa sử dụng trong thực tế thường là đã có chủ rồi nhưng Chính phủ ít khi biết được thực trạng này (Nguyen Van San và Gilmour 1999:28). Hơn nữa, ta cũng biêt được rằng chưa tạo ra động lực kinh tế cho các chủ rừng tham gia tích cực vào bảo vệ và phát triển rừng (Bộ NN&PTNT 2002). Tại tỉnh Hà Giang và Yên Bái, nhiều hộ được giao đất trống đồi núi trọc nhưng lại không nhận được dịch vụ khuyến lâm (tư vấn) về việc làm thế nào để trồng cây tại các khu vực này (Hobley et al. 1998:12). Chúng ta cũng biết rằng những người có vốn và có quan hệ tốt kiểm soát hầu hết các hợp đồng lớn trong

39

khi đó các hộ nghèo thường chỉ nhận được diện tích nhỏ hơn rất nhiều hoặc không nhận được gì (Lê Trọng Cúc et al.1996:73).

Một nghiên cứu tại 4 huyện miền núi của Quảng Ninh cho thất năng lực yếu kém của cán bộ lâm nghiệp và cách cư xử vụ lợi của một bộ phận cán bộ địa phương trong quá trình giao đất lâm nghiệp đã dẫn đến việc phân bổ không đồng đều (Le Thi Phi et al.2003:66). Kết quả là, những nông dân nghèo thường được nhận diện tích đất bạc màu hoặc ở xa. Theo Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, tổ chức Oxfam Anh và DFID (1999:8) cho biết diện tích đất trồng cây lâu năm của các hộ khá giả nhiều gấp 6 lần so với các hộ nghèo. Một tài liệu của Bộ NN&PTNT cho biết “giao đất có thể làm cách ly các nhóm người và cá nhân dễ bị tổn thương bằng việc không tiến hành thương lượng về sử dụng đất – đây là nền tảng cơ bản mà các chính sách trước kia dựa vào đó để xây dựng, đặc biệt giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số sống tại các vùng cao” (MARD/ICD 2001:52).

c. Quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý đất bền vững Những thay đổi gần đây trong Luật đất đai do Quốc hội thông qua tháng

11/2003 và có hiệu lực vào tháng 7/2004 sẽ cho phép giao đất cho cộng đồng dân cư (kể cả đất lâm nghiệp), không chỉ giao cho hộ gia đình. Điều này có nghĩa là cộng đồng dân cư thôn, làng có thể được nhận diện tích đất lớn tại các khu vực vùng sâu vùng xa.

Quản lý dựa vào cộng đồng là phương thức thường thấy trong lâm nghiệp. Trong ngành lâm nghiệp thì thay đổi này cùng với quy chế mới về chia sẻ lợi ích sẽ thiết lập một cơ sơ pháp lý vững chắc cho lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam. Lâm nghiệp cộng đồng dự kiến sẽ tăng ở cấp độ thôn và chia sẻ lợi ích dự kiến sẽ tăng nhiều hơn cho cộng đồng. Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho lâm nghiệp cộng đồng vào năm 2004.

Các ví dụ khác về quản lý dựa vào cộng đồng có thể được tìm thấy ở các ngành khác. Một số dự án về quản lý tài nguyên thiên nhiên tổng hợp do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước tài trợ đã được thực thi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước và đây được xem là tín hiệu tốt để cải thiện công tác bảo vệ môi trường thông qua quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng và nông lâm nghiệp bền vững (CBNRM). Việc thiết lập các làng sinh thái là một trong những hợp phần quan trọng của các dự án này để cải thiện điều kiện môi trường nhằm tăng năng lực sản xuất và cải thiện sinh kế người dân. Một số ví dụ về làng sinh thái được xây dựng bởi các dự án ở một số vùng sinh thái ở Việt nam được giới thiệu dưới đây. Các dự án đều nhằm mục tiêu là xoá đói giảm nghèo, đa dạng sinh học và phát triển bền vững (http://www.equatorinitiative.net/files/2002-233_Nom_EcologicalEconomyInstitute_Vietnam.pdf)

Làng sinh thái ở vùng đồi núi

• Làng sinh thái ở vùng đồi núi thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây, nhằm giúp đồng bào thiểu số người Dao phục hồi lại cân bằng sinh thái để tăng đa dạng sinh học và xóa bỏ canh tác nương rẫy, là nguyên nhân dẫn đến phá rừng của vường quốc gia Ba Vì (dự án CCFD,1993– 1997).

• Làng sinh thái ở vùng đồi núi huyện Ba Trại, tỉnh Hà Tây, nhằm giúp đồng bào thiểu số người Mường thay đổi từ độc canh che sang nông nghiệp sinh thái, với đa dạng hóa cây con để nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, và phục hồi môi trường (dự án IUCN-Hà Lan, 1995 – 1998).

40

Làng sinh thái ở vùng cát

• Từ năm 2001, từ thành quả của việc xây dựng sau làng sinh thái ở vùng sinh thái ven biển ở Vĩnh Hoa, Triệu Vân, Triệu Phong, Quảng Trị, UBND huyện Triệu Phong đã đầu tư them kinh phí để nhân kết quả đạt được ra diện rộng. Dự án nhằm giúp các hộ nông dân nghèo sống ở vùng cát đang bị xa mạc hoá do nắng và gió biển, bằng cách cải tạo môi trường nhằm tăng sản xuất lương thực và khí hậu (dự án của bộ khoa học và môi trường, 1993-1997).

• Làng sinh thái ở vùng cat tỉnh Quảng Bình, nhằm giúp ngư dân ở đây xây dựng vườn gia đình để cải tạo cảnh quan và thức ăn hàng ngày (dự án Sida, 1996-1998)

Làng sinh thái ở vùng ngập nước

• Dự án ở Nam Sách, tỉnh Hải Dương ở đồng bằng song Hồng (dự án CCFD, 1998-2000).

• Dự án ở vùng xa mạc hoá và nhiễm măn ven biển ở huyện Tĩnh Gia, tinh Thanh Hoa (dự án CIDA, 1996-1999).

Tại đầm phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế, một nghiên cứu CBNRM do IDRC Canada tài trợ đã được tiến hành trong vòng 10 năm. Tại đây tình trạng khai thác quá mưứ và suy thoái nguồn lợi thuỷ sản đã làm cho đời sống người dân trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, việc mở rộng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch tại đầm phá Tam Giang cùng với nhiều hình thức giao và sử dụng diện tích mặt nươớ và đất khác nhau nên đã làm giảm đáng kể diện tích mặt nước nói chung và dòng chảy, đe doạ và phá huỷ môi trường đầm phá Tam Giang. Các nhóm hộ nghèo không còn cơ hội tiếp cận diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản và tài nguyên thuỷ sản từ bao đời nay.

Dự án nghiên cứu CBNRM tại đầm phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy cải tiến công tác quản lý trong bối cảnh này cần phải hiểu được mối liên hệ giữa các hệ sinh thái và xã hội với việc cải thiện năng lực địa phương về phát triển hướng nghèo. Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (CBNRM) được thực hiện ở nhiều địa phương và cho kết quả khả quan về các mặt như lập kế hoạch địa phương, xây dựng năng lực và phát triển đời sống người dân.

d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và lỗ hổng trong công tác quản lý đất

Theo con số thống kê, đã có nhiều chính sách mới được xây dựng gần đây có thể thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua giao đất lâm nghiệp. Để đưa người nông dân thoát nghèo thì bản thân hoạt động giao đất lâm nghiệp là chưa đủ. Cần thiết lập lại rừng và đồng thời tạo công ăn việc làm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế cho các vùng miền núi để tạo thu nhập cho người dân từ việc trồng rừng (Dao The Anh 1999:111). Vấn đề giao đất có thể có tác động lớn đến việc cải thiện sinh kế người dân nông thôn chỉ khi họ có cơ hội tiếp cận vốn vay tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất nông lâm nghiệp vì bản thân họ không có năng lực tài chính hoặc thậm chí không có tiền (Vu Long et al 1996:19). Ngoài ra, cũng cần cải tiến các hoạt động khuyến khích người dân (như: thông qua hệ thống chia sẻ nguồn lợi) và thị trườn cho các mặt hàng lâm sản. Tran Duc Vien (1999: 169) đưa ra trường hợp là việc giao đất lâm nghiệp chỉ có thể có tác động tích cực tại các khu vực đã ổn định lương thực. Nếu vấn đề này là

41

đúng thì cần lồng ghép tốt hơn vấn đề giao đất lâm nghiệp với các chính sách xoá đói giảm nghèo khác.

Hơn nữa, với chính sách đất đai và hoạt động giao đất như hiện này thì chuyện đất đai được giao một cách manh mún là khó tránh khỏi. Diện tích đất giao cho một hộ dân khác nhau giữa các địa phương. Bình quân mỗi hộ vùng cao được nhận khoảng từ 2 đến 7 ha đất nhưng chia ra làm từ 3 đến 8 mảnh nằm rải rác (Bùi Thế Dũng, 2003; Lê Trọng Cúc, 2003). Để giải quyết vấn đề này gần đây Chính phủ đã khuyến khích các hộ tự thoả thuận với nhau để đổi ruộng. Kết quả dự kiến là mỗi hộ sẽ ít mảnh hơn và diện tích từng mạnh rộng hơn. Làm thế nào để vấn đề này sẽ tác động đến người nghèo là một câu hỏi cần được trả lời. Cuối cùng là mối quan hệ hữu cơ giữa nghèo đói, chia đất manh mún và địa điểm hoặc mất tài nguyên rừng. Vấn đề này phần lớn phụ thuộc vào các cộng đồng dân cư vùng cao có tỷ lệ hộ nghèo lớn. Vấn đề này có chỉ ra rằng người nghèo thiếu nguồn tài nguyên thay thế để sinh kế (i) hay không và an ninh lương thực của họ (ii)?

Quản lý dựa vào cộng đồng nghe có vẻ là cách phù hợp để quản lý đất bền vững. Vấn đề thể chế về việc làm thế nào để lôi kéo sự tham gia của nhiều bên, làm thế nào để trao quyền cho người nghèo trong quá trình hiệp thương ở các cấp vẫn còn là câu hỏi. Tuy nhiên, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. Bài học có được từ CBNRM tại đầm phá Tam Giang cần được xem xét để xác định các mô hình thực nghiệm phù hợp.

Câu hỏi về việc cách quản lý dựa vào cộng đồng sẽ giúp gì cho công tác bảo vệ môi trường từ lâu vẫn chưa được lý giải thoả đáng. Điều này có thể lý giải nếu ta nhìn lại trước khi khi chưa có phương pháp giám sát môi trường phù hợp như đã đề cập trung phần 1.3.5.

3. Biển Vùng bờ biển Việt Nam đi qua một số khu sinh thái và địa lý khác nhau nên mức

độ đa dạng sinh học rất phong phú. Do đó, nguồn lợi hải sản đã và sẽ rất quan trọng đối với sinh kế người dân ven biển Việt Nam, nó đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học và môi trường biển hiện nay đang mất cân bằng, bị tác động hàng ngày do người dân thiếu kiến thức (Bộ Thuỷ sản 2006). Trong khi sản lượng đánh bắt thuỷ sản ven biển tối đa cho phép để đạt độ ổn định là khoảng 600.000 tấn nhưng thực tế con số này lớn hơn rất nhiều (Vietnam news 2005). Sản lượng đánh bắt thực tế cao hơn sản lượng đánh bắt cho phép đã diễn ra hơn 7 năm nay. Do đó, áp lực lên nguồn lợi thuỷ sản là quá cao và điều này đã được dẫn chứng bằng con số thống kê là sản lượng đánh bắt/mã lực giảm từ 0,6 tấn năm 1994 xuống còn dưới 0,4 tấn năm 2004. Duy trì môi trường biển và ven biển tốt là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững các ngành này. Bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển là hai vấn đề phụ thuộc lẫn nhau đối với các khu vực ven biển. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường biển và ven biển, trước hết xuất phát từ hoạt động của con người. Những vấn đề này bao gồm cả huỷ hoại môi trường sống của các loài sinh vật biển, giảm sản lượng đánh bắt, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm ven biển (Bộ Thuỷ sản và tổ chức 2005).

a. Chính sách biển Các chính sách biển hiện nay tập trung vào phát triển kinh tế, phát triển bền

vững, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý vùng bảo vệ biển, quản lý số lượng và chủng loại sinh vật biển, bảo tồn và quản lý đất ngập nước ven biển, kế hoạch đối phó với những vấn đề khẩn cấp liên quan đến tràn dầu và khung pháp lý cho các ngành… thuỷ sản, giao thông biển, phát triển khí và dầu.

42

Luật bảo vệ môi trường (xem chi tiết tại Phụ lục 1.5.) đã tạo ra môi trường thuận lợi để bảo vệ môi trường một , trong đó có bảo vệ môi trường biển. Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường đã được công bố và đây được xem là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nhiệm vụ của các bên tham gia bảo vệ môi trường.

(1). Luật thuỷ sản

Luật thuỷ sản ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 hướng dẫn chung và các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn thuỷ sản (Xem phụ lục 1.3.). Luật thuỷ sản, cũng như các văn bản pháp quy khác dưới luật hiện đang được áp dụng, đã cho thấy chủ quyền và quyền tự chủ cũng như nghĩa vụ của Việt Nam, năng lực khai thác, khám phá, bảo tồn và quản lý nguồn sinh vật biển.

Thực tế, hầu hết nội dung của Luật này liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường không được đề cập nhiều trong Luật. Bảo vệ môi trường liên quan đến thuỷ sản được đề cập khá chi tiết nhưng lại không nhắc đến mối liên hệ giữa thuỷ sản và nghèo đói, trong khi đó lại có một nhóm hộ nghèo sinh sống tại các khu vực ven biển và phụ thuộc vào hoạt động đánh bắt thuỷ sản.

Luật này hướng dẫn chi tiết việc thực hiện ở các cấp. Luật có nêu lên vấn đề giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề thuỷ sản nhưng vấn đề giáo dục và đào tạo liên quan đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường lại chưa được đề cập. Hơn nữa, dường như có các số liệu thống kê được nêu trong Luật nhưng cũng không thấy liên hệ đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường vì đó chỉ là danh sách các loài đang có nguy cơ bị đe doạ và vấn đề kỹ thuật.

(2). Chiến lược phát triển kinh tế biển và ven biển đến năm 2020 Mục tiêu chính của chiến lược này là:

• Tăng trưởng kinh tế biển, cải thiện mối liên hệ xã hội với các vấn đề khác của biển

• Thúc đẩy hoạt động điều phối giữa các bên trong công tác quản lý hoạt động biển

• Bảo tồn các hệ thống sinh thái biển và ven biển quan trọng

• Cải tiến khung quy định hiện nay để đưa phương pháp tiếp cận đa ngành vào

• Xác định tính bền vững trong chiến lược phát triển;

• Tiến hành xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư;

• Liên kết phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng và an toàn cũng như các lợi ích chung của quốc gia.

Chiến lược sẽ tạo cơ sở để có các hoạt động can thiệp đến ngành đánh bắt hải sản như: cơ cấu lại hệ thống đăng ký tàu đánh cá, đưa vào một hệ thống giám sát tàu đánh cá, khoanh vùng các khu vực đánh bắt cá và chuẩn bị cho các kế hoạch quản lý hải sản ngoài khơi và đánh đánh bắt cá ven bờ (Vietnam News 2005).

(3). Các chính sách quan trọng khác

Việt Nam cũng đã chuẩn bị Chương trình nghị sự 21 riêng cho mình, tập trung vào các định hướng chiến lược để phát triển bền vững. Hiện tại, giai đoạn thực thi Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm và được triển khai tại 6 tỉnh và 4 ngành ưu tiên, trong đó có ngành thuỷ sản. Ngoài ra, ban hành một số văn bản pháp quy để thực hiện các Luật nêu trên như: Kế hoạch quốc gia về môi

43

trường phát triển bền vững và Môi trường (2000), Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học (1995), Chiến lược bảo vệ môi trường (2010).

Nhìn chung, luật vẫn có kẽ hở vì luật vẫn thiên về hướng dẫn sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Luật chưa xem xét đến mối liên hệ với nghèo đói. Nếu mối liên hệ này chưa được đề cập trong luật thì mục tiêu mà luật đưa ra có thể không được triển khai hiệu quả.

b. Các chương trình quốc gia về biển Hệ thống quy hoạch các khu vực biển cần được bảo vệ (MPAs) của Việt Nam sẽ

được xây dựng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, vấn đề biển đang là ưu tiên cao của Chính phủ và đang nhận được nhiều hỗ trợ từ các nhà tài trợ (xem chi tiết Biểu 1).

Bảng 1: Các chương trình quốc gia được liệt kê theo thời gian.

Năm Tiến độ

1980-1985

Kiến thức và hiểu biết về các khu vực biển cần được bảo vệ ở Việt Nam còn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học biển thông qua các chương trình quốc gia về nghiên cứu khoa học biển

1986-1990

Các nhà nghiên cứu khoa học biển đưa ra danh sách các điểm bảo tồn tại các khu vực có dải san hô ngầm. Năm 1992, cac khu vực biển cần được bảo vệ tại Côn Đảo và Cát Bà được nằm trong danh sách các khu vực tiêu biểu cần được bảo vệ của thế giới được nêu tại Hội nghị Caracas (Hội nghị bàn về bảo tồn các loài sống hoang dã thông qua Giáo dục)

1991-2000

Kế hoạch quốc gia về phát triển bền vững và môi trường (NPESD) và kế hoạch hành động đa dạng sinh học (BAP) được Thủ tướng Chính phủ thông qua năm 1991 và 1995, trong đó có đưa ra các giải pháp nhằm thiết lập và quản lý MPA

1993-1994

Hỗ trợ kỹ thuật Tổ chức WWF cùng với các nhà khoa học Việt Nam đến từ Viện hải dương học tại Hải Phòng và Nha Trang đã tiến hành khảo sát một số dải đá san hô ngầm để đánh giá sự đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên và tiềm năng bảo tồn. Các kết quả này được sử dụng để chuẩn bị hợp phần biển trong kế hoạch hành động về đa dạng sinh học - BAP

1997-

1998

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ Viện Hải dương học tại hải Phòng và Nha Trang để thực hiện dự án “Khảo sát khoa học để thiết lập MPA tại Việt Nam”. Thông qua việc đánh giá thông tin hiện có và tiến hành thêm các cuộc khảo sát, dự án đã cho thông tin chi tiết về đa dạng sinh học của mỗi điểm và tiềm năng thiết lập MPA

1998-

1999

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện Hải dương học Hải Phòng đã tiến hành dự án “Nghiên cứu lập kế hoạch hệ thống MPA của Việt Nam”. Trên cơ sở kết quả của dự án, năm 2000 Bộ đã trình 15 điểm MPA tiêu biểu và quy chế quản lý dự thảo lên Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Bộ Thuỷ sản được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị “Quy chế quản lý và quy hoạch hệ thống MPA cho Việt Nam đến năm 2010” theo Nghị định số

44

2000 111/CP-KG (02/2/2000). Bộ đã chuẩn bị Quy chế này và trình Thủ tướng phê duyệt tại Văn bản số 2863/TS-KHCN (29/9/2000)

2001

Bộ NN&PTNT cùng với Tổ chức Birdlife International xây dựng cuốn sách thống kê các khu vực cần được bảo về hiện nay và đề xuất các khu vực cần được bảo vệ trong thời gian tới của Việt Nam, gồm 15 điểm như đã nêu ở trên và thêm một số điểm khác tại các khu vực ven biển và hải đảo của Việt Nam.

Nguồn: Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida 2005.

Có thể thấy danh sách trước đây chỉ chú trọng đến vấn đề kỹ thuật và không quan tâm đến mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường.

c. Các dự án biển Nhiều dự án đã được thiết lập trong 5 năm qua, do các nhà tài trợ và tổ chức phi

chính phủ quốc tế phối hợp với các cơ quan Chính phủ thực hiện. Các dự án được đánh giá dưới đây là các dự án điển hình nhất vì nó giải quyết vấn đề liên quan đến nhiều bên khác nhau tham gia trong lĩnh vực phát triển bền vững.

(1). Dự án “Tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học biểnViệt Nam đến năm 2020”

Mục tiêu dự án

• Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học diện tích biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

• Thiết lập cơ sở khoa học và phát lý để tăng cường công tác quản lý nhà nước

• Khai thác và sử dụng đa dạng sinh học hiệu quả

• Đề xuất, thiết lập và hoàn tất các hệ thống luật và chính sách

• Củng cố hệ thống tổ chức

• Nâng cao kiến thức quản lý và khoa học cho cán bộ

• Hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật để bảo tồn đa dạng sinh học

Theo nội dung dự án, việc sử dụng và quản lý nguồn lợi biển vẫn còn rất phức tạp và không hợp lý và ảnh hưởng đến năng lực phát triển kinh tế biển. Cần tăng cường cải cách công tác quản lý, quy hoạch và phê chuẩn, xây dựng luật về đa dạng sinh học và đây là một phần của quá trình phát triển bền vững kinh tế biển. Bảo vệ, tái sinh và bảo tồn tài nguyên biển không chỉ đặc biệt quan trọng đối với giá trị kinh tế của các loài sinh vật biển mà còn liên quan đến văn hoá và khoa học.

(2). Dự án “Sinh kế bền vững trong và quanh khu vực biển được bảo vệ” do tổ chức tài trợ và Bộ thuỷ sản quản lý.

Mục tiêu dự án là bảo vệ và phục hồi các loài có giá trị và tính đa dạng sinh học của nó tại các khu vực biển và ven biển Việt Nam không xem xét đến vấn đề sinh kế của cộng động nghèo và dễ bị tổn thương.

Dự án này cũng sẽ tiếp tục và mở rộng hỗ trợ của Đan Mạch để giúp Việt Nam tiếp tục xây dựng mạng lưới các khu vực biển cần được bảo vệ (hiện có 15 điểm). Công việc này dựa vào một hệ thống khung pháp lý mạnh ở cấp quốc gia và hệ thống quản lý hiệu quả ở cấp tỉnh và cơ sở, trong đó nhu cầu sinh kế bền vững của các cộng đồng dân cư sinh sống trong và quanh khu vực MPA cần được cân nhắc thận trọng và hỗ trợ đầy đủ (Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida 2005). Hai điểm MPA làm điểm tại Cù Lao Chàm

45

thuộc tỉnh Quảng Nam và Hòn Mun của tỉnh Khánh Hoà sẽ tiếp nhận được hỗ trợ và một trung tâm đào tạo MPA cấp quốc gia sẽ được thiết lập. Dần dần Trung tâm này cũng sẽ đóng vai trò tư vấn MPA cho các tỉnh khác có MPA thuộc mạng lưới quốc gia. Điều này sẽ tạo cơ hội nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế vào giai đoạn cuối dự án.

Dự án này cũng sẽ xem xét đến nghèo đói và các vấn đề đan chéo như: sinh kế bền vững, công bằng giới và mối liên hệ môi trường.

(3). Dự án phát triển và bảo vệ đất ngập nước ven biển (2000-2005)

Dự án này do Ngân hàng thế giới và Dania tài trợ và Bộ NN&PTNT thực hiện nhằm phục hồi các diện tích rừng ngập mặn tại vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long để bảo vệ ven biển và tăng chức năng chăm sóc thuỷ sản của rừng ngập mặn. Dự án đã khoanh vùng đường ven biển vào một khu gọi là Khu được bảo vệ nghiêm ngặt (FPZ). Tại khu vực này các hoạt động kinh tế hay sinh sống của con người bị cấm triệt để (ngoại trừ hoạt động thu thập các sản phẩm phụ) và một khu vực gọi là Vùng đệm nhằm hỗ trợ hoạt động bảo tồn, hoạt động kinh tế và sinh sống của con người. Dự án cũng tập trung vào việc di rời các hộ sống trong khu vực FPZ ra khu vực vùng đệm và đào tạo cho họ cũng như hỗ trợ kỹ thuật để họ có thể ổn định cuộc sống ở nơi ở mới và sinh kế ổn định, bền vững hơn. Các gia đình tái định cư và một số hộ khác sống trong vùng đệm đã ký hợp đồng bảo vệ rừng ngập mặn FPZ để có thu nhập và đây là một phâầ nỗ lực của Chính phủ để lôi kéo người dân tham gia vào bảo tồn rừng. Rừng ngập mặn cũng là nơi sinh sống quan trọng của nhiều loài tại một số điểm để hình thành nên mạng lưới MPA.

(4). Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM)

Quản lý tổng hợp ven biển (ICM) là một biện pháp mới. Một biện pháp khác hiện đang được áp dụng tại Việt Nam do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ (Bộ Thuỷ sản và tổ chức 2005). Các dự án đang triển khai hỗ trợ công tác quản lý tổng ven biển ở Việt Nam gồm:

i. Dự án IMO/Bộ TN&MT về ICZM tại Thành phố Đà Nẵng (2001-2003 và có kế hoạch triển khai pha tiếp theo)

ii. Dự án NOAA/IUCN/Bộ Thuỷ sản: Khung phát triển toàn diện quần đảo Đông Bắc vịnh Thái Lan: Xây dựng năg lực ICM tại các khu vực ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng (2003-2006)

iii. Dự án Hà Lan/Bộ TN&MT về ICM có tiến hành nghiên cứu điểm tại Nam ĐỊnh, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa Vũng Tàu (2001-2004).

iv. Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (CBNRM) do IDRC của Canada tài trợ được triển khai tại đầm phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên Huế (1996-2006) cũng là ví dụ điển hình về việc làm thế nào để tiến hành lập kế hoạch có sự tham gia để tránh được tình trạng khai thác quá mức và suy thoái nguồn thuỷ, hải sản từ đó ảnh hưởng xấu đến sinh kế (xem chi tiết Phần II.3 ở trên).

d. Thảo luận về mối liên hệ giữa Nghèo đói và Môi trường Có một mối liên hệ rõ ràng giữa thuỷ sản, biển và nghèo đói. Các cộng đồng

sống quan khu vực MPA là các làng chài nhỏ và hầu hết họ sống dựa vào hoạt động đánh bắt cá. mặc dù có nhiều gia đình chài không thuộc diện nghèo nhất (theo tiêu chuẩn Việt Nam) nhưng họ lại rất dễ bị tổn thương vì họ sống dựa vào nguồn tài nguyên

46

biển đang cạn kiệt và thứ hai là đặc thù công việc của họ khác so với người sống trong đất liền hay đô thị. Ngoài ra, khi giá cá nhìn chung tăng do cung giảm thì xu thế này không thể kéo dài thêm (Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida 2005). Mặc dù các hộ dân chài nghèo thường nói rằng thu nhập của họ đã được cải thiện trong 5 năm qua nhưng họ phải đối mặt với nguy cơ rơi vào cảnh nghèo. Do đó, sinh kế bền vững trong và quanh MPA và các hệ thống sinh thái đảo nhỏ có mối liên hệ mật thiết với quản lý bền vững nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là ngành thuỷ sản.

Đã từng tranh luận rằng phát triển bền vững công nghiệp đánh bắt cá phải dựa vào việc bảo vệ loài sinh vật biển và ven biển để hệ thống sinh thái này có khả năng tạo ra sản phẩm một cách bền vững. Có một số ý kiến lại cho rằng, trên phương diện các sinh vật có nguy cơ, thì cần phải bảo vệ các quần thể sinh vật sống xa bờ. Hơn nữa, để đảm bảo rằng các cá thể chưa trưởng thành có khả năng đáp ứng đủ và duy trì số lượng trong khu vực bảo tồn thì các khu vực được bảo vệ phải đủ lớn và được thông với nhau. Tuy nhiên, khó thực hiện được điều này vì hạn chế về mặt kinh tế khiến khó có thể tạo ra được các khu bảo tồn có quy mô lớn và tránh được xâm hại của dân chài và các đối tượng khác. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu sinh kế của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, hầu hết là người nghèo, đạt được. Cần lưu ý rằng các chính sách biển hiện nay tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế và anh ninh quốc gia chứ không đề cập đến mối liên hệ giữa phát triển, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên. (Nguyễn Chu Hồi và Hoàng Nộc Giao 2005). Các phương án khác nhau được đưa ra có thể giúp giảm tác động do nguyên nhân không có thu nhập mà không cần thoả hiệp giữa lợi ích bảo tồn và thuỷ sản là rất quan trọng để đạt đợc mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, các phương án này chưa được nghiên cứu và thảo luận chi tiết.

Một mối quan tâm khác là sự lớn mạnh của ngành đóng tàu thương mại và du lịch có thể là mối đe doạ đối với tài nguyên biển bền vững. Tác động cơ học từ hoạt động đóng tàu cộng với ô nhiễm biển do chất thải của tàu có thể không nhìn thấy được tại thời điểm hiện nay nhưng Việt Nam hiện không có trang thiết bị thu gom chất thải từ hoạt động cảng biển. Tình trạng thải rác và nước thải ra biển là phổ biến (Bộ Thuỷ sản và tổ chức 2005). Toàn bộ nước thải từ hoạt động của nhân dân đều được đổ ra biển không qua xử lý và rác đang là vấn đề nhức nhối. Ví dụ: gần bãi biển thị trấn Hòn Biển, khu đảo chính của Cù Lao Chàm MPA đã xuất hiện chất thải từ nhựa (Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida 2005).

Vấn đề giới cũng có thể được xem là lý do dẫn đến đói nghèo và ngược lại. Khi các hộ nghèo phải bỏ thêm chi phí gửi con đến trường bằng thuyền hoặc hỗ trợ bọn trẻ học thêm hoặc đưa người nhà vào đất liền khám bệnh thì bé gái và phụ nữ ít hơn bé trai và nam giới (Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida 2005). Đặc biệt phụ nữ trẻ rất khó có cơ hội học cao và tìm được việc làm tốt nếu vấn đề này còn liên quan đến chi phí đi vào đất liền (chi phí cao cộng với các yếu tố xã hội khác tác động gián tiếp đến họ). Hậu quả là, nhiều phụ nữ trẻ ở nhà phụ giúp gia đình công việc nhà như: đan lưới, chế biến cá, cho gia súc, gia cầm ăn. Triển vọng lâu dài của họ để có được một việc làm vẫn còn rất mờ mịt.

Có thể nhận thấy một điều là các chính sách biển và thuỷ sản không có tính bao quát vì nó chưa đáp ứng được các yêu cầu trên đây. Nguyễn Chu Hội và Hoàng Ngọc Giao (2005) cho rằng Pháp luật về hoạt động biển còn mang mún, mới chỉ dựa vào ngành và chưa thể hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về phát triển bền vững biển. Chúng chưa tạo ra được một chính sách biển tổng hợp và toàn diện trên cơ sở khoa học và đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững.

47

Hạn chế của luật là thiếu điều phối trên phạm vi quốc gia, tỉnh và cộng đồng. Những hạn chế này đã càng cho thấy cần phải quản lý biển và ven biển hiệu quả, mang tính tổng hợp và được điều phối từ trung ương. Công tác quy hoạch và xây dựng chính sách thường được tiến hành từ trên xuống mà không có sự tham gia của các bên (Nguyễn Chu Hồi và Hoàng Ngọc Giao 2005). Ngoài ra, nó không đánh giá đủ tác động về mặt xã hội. Việc thiếu kinh nghiệm và chuyên môn về phân tích và xây dựng chính sách đã nảy sinh nhiều vấn đề trong vấn đề xây dựng năng lực và cập nhật thông tin. Hiểu biết về chính sách biển tổng hợp trên góc độ chính trị và xã hội còn hạn chế. Nhận thức của Chính phủ và người dân về phát triển bền vững biển và ven biển cũng là một vấn đề.

4. Năng lượng tái tạo Năng lượng có mối liên hệ mật thiết với xoá đói giảm nghèo thông qua việc tạo

thu nhập cho hộ gia đình, sức khỏe, giáo dục, giới và môi trường. Năng lượng tái tạo là một trong những vấn đề mới gần đây được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Đã có nhiều hội thảo bàn về mối liên hệ giữa xoá đói giảm nghèo và môi trường liên quan đến năng lượng tái tạo. Vì thế Chương này sẽ tìm hiểu về tình hình hiện nay của ngành năng lượng tái tạo, đánh giá các chính sách, chương trình, dự án liên quan để đánh giá mối liên hệ giữa năng lượng tái sinh và mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường (nếu có thể). Hy vọng rằng, các cuộc thảo luận trong phần này sẽ cho thấy mặt hạn chế của khung pháp lý và hoạt động hiện nay, nghiên cứu để đưa ra khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo.

a. Năng lượng tái sinh – các chính sách liên quan

Luật điện lực mới của Việt Nam Luật điện lực mới của Việt nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 và đây là luật đầu

tiên được áp dụng để quản lý các hoạt động của ngành điện lực Việt Nam. Luật điện lực được thông qua trên cơ sở Chiến lược phát triển điện lực Việt Nam. Chiến lực này đưa ra mục tiêu khá tham vọng về sản lượng điện đến năm 2020. Luật nhằm mục đích quy định về việc phát triển và đa dạng hoá các hình thức đầu tư vào ngành điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, bảo vệ hạ tầng lưới điện quôố gia và phát triển một thị trường điện cạnh tranh.

Quy hoạch phát triển điện là vấn đề đầu tiên được đề cập trong Luật. Quy hoạch sẽ được tiến hành ở cấp quốc gia và tỉnh. Kế hoạch tổng thể sẽ do Bộ Công nghiệp dự thảo và Thủ tướng phê duyệt. Kế hoạch tổng thể sẽ tính toán phát triển mạng lưới điện trên phạm vi toàn quốc trong vòng 10 năm. UBND các tỉnh cũng sẽ chuẩn bị kế hoạch 5 năm phát triển điện của tỉnh mình dựa vào kế hoạch tổng thể. Các kế hoạch 5 năm này của tỉnh phải được UBND tỉnh phê duyệt và trình lên Bộ Công nghiệp. Đầu tư cho ngành điện phải phù hợp với kế hoạch tổng thể, đồng thời giấy phép sản xuất điện, kinh doanh và phân phối điện phải phù hợp với các kế hoạch này.

Mục tiêu đến năm 2005 sẽ đạt mục tiêu 44bn kWh. Đây là mục tiêu được đề ra trong kế hoạch 5 năm được Quốc Hội khoá IX thông quan tháng 4/2001 và mục tiêu này đạt được vào ngày 10/12/2004, hoàn thánh 1 năm trước kế hoạch (Bộ Công nghiệp, ngày 14/12/2004, Freshfields Bruckhaus Deringer tháng 4/2005). Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mới tham vọng hơn vào cuối năm 2005 là 53bn kWh, 88-93 bn kWh vào năm 2010 và 201-250bn kWh vào năm 2020 như được đưa ra trong Chiến lược phát triển ngành điện ban hành theo Quyết định 176 của Thủ tướng ngày 5/10/2004 quả là một thách thức lớn (Freshfields Bruckhaus Deringer tháng 4/2005).

48

Thống nhất với nội dung Chiến lược, Luật điện lực đưa ra các mục tiêu chính sách về giá điện như sau:

• Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện và thu lợi hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường và năng lượng tái sinh để góp phần phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt vùng nông thôn, miền núi và hải đảo;

• Khuyến khích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn điện;

• Thực hiện và dần dần giảm và xoá bỏ chế độ giá bao cấp giữa các nhóm khách hàng

• Đảm bảo quyền mua bán điện trên thị trường điện của các thành phần kinh tế để họ tự quyết định giá bán điện trong khuôn khổ cho phép theo quy định của pháp luật.

Thị trường điện Việt Nam sẽ vận hành theo nguyên tắc sau:

• Đảm bảo tiếp cận thông tin, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và không phân biệt khách hàng sử dụng điện;

• Tôn trọng quyền của người tham gia mua bán điện để chọn ra đối tượng và hình thức mua bán cho phù hợp, với điều kiện phải lựa chọn phù hợp với quy định nhà nước áp dụng cho từng giai đoạn phát triển thị trường cụ thể;

• Quy định của Nhà nước đảm bảo xây dựng một hệ thống điện bền vững và an toán và cung cấp điện hiệu quả, ổn định.

b. Các chương trình năng lượng tái tạo Chương trình phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng phi truyền thống bắt

đầu từ những năm đầu thập kỷ 80 (UNESCO 2007). Một số chương trình năng lượng tái tạo đã được thực hiện ở nhiều cấp và đạt được nhiều thành tựu lớn (Xem Biểu 1), rong đó có chương trình khí sinh học ở cấp gia đình và cộng đồng, hệ thống đốt nóng bằng năng lượng mặt trời, hệ thống sấy khô bằng năng lượng mặt trời, bếp đun bằng năng lượng mặt trời, bơm quang điện dùng năng lượng mặt trời, bơm chạy bằng sức gió, sạc pin bằng năng lượng gió và máy phát điện có có tác động tích cực đến phát triển và lối sống của nhiều hộ nông thôn. Nhiều dự án đã được xây dựng dành cho phụ nữ và được chính phụ nữ thực hiện. Do đó, bản thân phụ nữ đã trở thành tác nhân làm thay đổi và giảm thiểu sự khổ cực của họ và những tác động xấu đến sức khoẻ thông qua việc sử dụng nhiên liệu không khói hiệu quả (UNESCO 2007).

Chính phủ Việt Nam đã giao cho Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và Viện Năng lượng với tư cách là đơn vị chủ trì thực hiện chương trình phát triển năng lượng tái tạo. Uỷ ban quốc gia về phát triển năng lượng gỗ cùng với Viện Khoa học lâm nghiệp sẽ thiết lập mối liên hệ với các ngành và tổ chức khác. Thư ký/thành viên của Uỷ ban quôố gia về năng lượng gỗ (NATCOM) cùng với Viện khoa học lâm nghiệp dự kiến sẽ tái thiết lập NATCOM phù hợp với mục tiêu RWEDP. Dự kiến các thành viên của NTCOM gồm: Viện khoa học lâm nghiệp (cũng là đại diện cho Bộ Lâm nghiệp), đại diện của các Bộ, Viện năng lượng, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban Kế hoạch nhà nước… Trong thời điểm này Bộ lâm nghiệp và Bộ Nông nghiệp sẽ hợp lại thành một Bộ và làm nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động hợp tác.

49

Bảng 1: Các loại hình năng lượng tái tạo Các loại

hình năng

lượng tái

tạo

HIỆN TRẠNG

• Là một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất

• Chương trình xây hầm khí sinh học cho cộng đồng là một chương trình tạo năng lượng và tái sử dụng chất thải phân huỷ tổng hợp để cung cấp khí nhiên liệu sạch và vệ sinh phục vụ đun nấu của người dân thôn bản.

Khí sinh học

• Hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm làm giảm chi phí xây dựng hầm khí sinh học, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng đến mức tối thiểu, xây dựng các hầm khí sinh học có quy mô nhỏ phù hợp với nông dân nghèo và đạt mức chuẩn cho phép.

Mặt trời • Công nghệ điện quan mặt trời cho phép tạo ra điện trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và đây là một kỹ thuật sử dụng năng lượng mặt trời quan trọng. Công nghệ này rất có tiềm năng và đặc biệt phù hợp với các khu vực vùng sâu, xa không có điều kiện mắc điện lưới quốc gia.

Năng lượng sinh khối

• nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng được sử dụng như là nhiên liệu khí, lỏng, rắn. Đây là một hoạt động chính tạo ra năng lượng của các chương trình phát triển nông thôn Việt Nam.

Thuỷ điện nhỏ

• Có khả năng cung cấp năng lượng cho các khu vực vùng sâu, xa và đặc biệt là các khu vực đồi núi cao.

• Vẫn chưa được khai thác nhưng dự tính rất có tiềm năng đối với người dân tộc thiểu số.

• Các dự án xây dựng và thử nghiệm dựa vào kỹ thuật mới sử dụng thuỷ điện đang được triển khai.

Nguồn: UNESCO.2007. Các ví dụ điển hình nhất về Năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Các nguồn năng lượng tổng hợp

• Là sự kết hợp các nguồn năng lượng tự có của địa phương như, năng lượng sinh học, năng lượng gió… nhằm làm cho làng bản trở nên tự chủ hơn trong vấn đề năng lượng.

• Các hệ thống này dựa trên khảo sát mức tiêu thụ, nhu cầu năng lượng và nguồn năng lượng địa phương tại một khu vực cụ thể có tính đến không chỉ nhu cầu cơ bản tối thiểu mà còn cơ sở vật chất của xã và tiến đến phát triển cộng đồng một cách tổng thể

c. Các dự án năng lượng tái tạo Các dự án năng lượng tái tạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết vấn đề

giới, nghèo đói và môi trường một cách tổng hợp. Các dự án này nhìn chung được thực hiện tại các xã nghèo, sử dụng năng lượng thân thiện mới môi trường và để cải thiện điều kiện sống của phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù các nhân tố này được đưa

50

vào nội dung đề án nhưng các mối quan hệ giữa chúng trong quá trình thực hiện dự án thường bị côi nhẹ và khó đánh giá khi đánh giá dự án. Hầu hết các dự án năng lượng nông thôn được thực hiện ở Việt Nam từ lâu là các hệ thống thuỷ điện nhỏ cho các hộ hoặc cộng đồng sử dụng. Mặc dù nó góp phần vào xoá đói giảm nghèo nhưng lại chưa thực sự giảm được áp lực lên môi trường và chưa rõ nó có mang lại lợi ích cho phụ nữ hay không. Hầu hết các dự án mang lại cho các hộ lợi ích là điện thắp sáng và điều kiện đời sống sinh hoạt được cải thiện. Tuy nhiên, hầu hết các dự án chưa giúp làm giảm mức tiêu thụ gỗ nhiên liệu và thời gian kiếm củi của phụ nữ, ngoại trừ một số dự án tạo khí sinh học phục vụ đun nấu.

Có một số dự án năng lượng nông thôn là những ví dụ tốt để chúng ta nghiên cứu tác động và mối liên hệ qua lại giữa giới, môi trường và nghèo đói. Các dự án này bao gồm:

• Công nghệ phân huỷ sinh học chi phí thấp MEKARN giới thiệu (Hợp tác nghiên cứu về các hệ thống canh tác bền vững dựa vào vật nuôi tại các xã hạ lưu sông Mê Kông). Công nghệ này là một phần quan trọng của phương thức hệ thống canh tác tổng hợp sử dụng phân bón vật nuôi và các chất thải hữu có khác để sản xuất khí mê tan phục vụ đun nấu và sản xuất điện. Chất thải sau khi xử lý phục vụ các mục đích trên còn có thể được sử dụng làm phân bón thức ăn cho cá. Nội dung này của chương trình đạt được cả hai mặt là bảo tồn môi trường và xoá đói giảm nghèo.

• Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại một số tỉnh của Việt Nam từ năm 2002-2005, gồm: Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế và Phú Thọ. Dự án được Bộ NN&PTNT và tổ chức SNV của Hà Lan thực hiện.

• Trạm điện quang mặt trời cung cấp điện cho xã Trung Sơn của tỉnh Phú Thọ do Phân viện Công nghệ năng lượng Hà Nội thực hiện.

• Trạm năng lượng điện quan mặt trời cung cấp điện cho 50 hộ dân tộc Dao của tỉnh Phú Thọ. Dự án do Phân viện công nghệ năng lượng Hà Nội thực hiện.

• Trạm thuỷ điện nhỏ tại thôn Thành Công xã Văn Miếu tỉnh Phú Thọ do Bộ ngoại giao Pháp và Hiệp hội Codev Pháp Việt Nam thực hiện.

• Xã năng lượng mặt trời 11.5-kWp tại Buôn Chàm và Đắk Rông, huyện Ea leo tỉnh Đắk Lắk. Dự án do NRW State của Cộng hoà liên bang Đức (60%) và Chính phủ Việt nam (40%) tài trợ. Dự án được thực hiện từ năm 2002 với tổng vốn đầu tư là US$240.000.

• Dự án điện khí hoá nông thôn sử dụng các nguồn năng lượng của địa phương: năng lượng mặt trời, thuỷ điện nhỏ cho 487 hộ của 9 xã huyện Thượng Sơn tỉnh Phú Thọ. Dự án cho Hiệp hội Codev Phát Việt Nam tài trợ.

Tất nhiên còn nhiều hoạt động tiêu biểu khác nhưngmột trong số đó có thể kể đến ở đây là dự án “hộ nông dân tiến hành vệ sinh môi trường bằng ống khi sinh học và sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chất thải ống khí sinh học” (UNESCO 2007). Mô hình này rất phù hợp với các hộ nông dân chăn nuôi gia súc gia cần và các hộ vùng đồi núi. Sản phẩm thu được từ hoạt động này rất thân thiện với môi trường đồng thời tạo thêm thu nhập. Từ việc đầu tư xây dựng mô hình, người nông dân đang tự họ tạo ra môi trường sống tốt hơn và tạo thêm thu nhập sau 10 tháng. Lợi ích từ sản xuất lúa có thể tăng từ 30-40% (nếu có đủ phân bón). Lợi ích này cũng xuất phát từ việc tăng số lượng đàn vật nuôi và môi trường trong sạch.

51

d. Thảo luận về mối liên hệ nghèo đói và môi trường Mối liên hệ giữa năng lượng và nghèo đói có thể thấy rõ từ thực tế. Cả người

nghèo thành thị và nông thôn đều phải trả giá sử dụng năng lượng cao và do đó họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận năng lượng. Việc không được tiếp cận nhiên liệu mới và điện gây mất bình đẳng giới vì nếu không phụ nữ phải mất nhiều thời gian cho công việc gia đình. Kết quả là, họ sẽ có thể tham gia các hoạt động giáo dục và xã hội. Hơn nữa, do thiếu tiếp cận năng lượng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Bệnh tật có thể xuất phát từ nước uống chưa đun sôi và bệnh hô hấp có thể do nguyên nhân ô nhiễm môi trường sống trong nhà do sử dụng nhiên liệu và bếp đun truyền thống và chính những nguyên nhân này góp phần vào làm tăng bệnh ở trẻ và tỷ lệ tử vong (UN 2005). Thêm vào đó, việc thiếu điện tại các trung tâm y tế, điện thắp sáng ban đêm và những khó khăn hàng ngày do việc không có điện và thơi gian công sức bỏ ra đi kiếm củi có thể gây tác động xấu đến các dịch vụ xã hội cơ bản dành cho người nghèo. Thực tế cho thấy rằng nếu người nghèo có thể tiếp cận điện thì họ có thể được hưởng các dịch vụ y tế công và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Để tạo thu nhập thì người nghèo phải tiếp cận được mới năng lượng. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu cho thấy nhu cầu của người nghèo chưa được đáp ứng với tình trạng cung cấp năng lượng như hiện nay. Theo báo cáo của UN (2005) thì thách thức của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để cải thiện các dịch vụ năng lượng cho người nghèo gồm:

• Tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ năng lượng cho người nghèo thông qua hỗ trợ phát triển tổng thể.

• Tăng cường/cải tiến việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng thân thiện với môi trường.

• Huy động nguồn lực tài chính để mở rộng đầu tư và dịch vụ năng lượng.

• Gắn kết quy hoạch năng lượng với mục tiêu và ưu tiên của các ngành khác và đảm bảo cam kết chính trị để quản lý tốt ngành năng lượng mặt trời.

Qua đó cho thấy nhiều chiến lược năng lượng toàn diện đã được ưu tiên cho người nghèo để họ có thể tiếp cận được. Lý do chính, trong đó có cả sử dụng công, là không hiệu quả và các công ty tư nhân không thấy lợi ích của mình khi phục vụ các nhóm đối tượng này vì họ có thu nhập thấp. Luật điện lực quy định giá điện được đưa ra không tính đến nhóm đối tượng khách hàng. Các dịch vụ chi phí thấp cần được đề cập đến trong các chính sách để đáp ứng nhu cầu năng lượng của người nghèo.

UN (2005) đã kiến nghị là các chính sách và chương trình là rất cần thiết để thúc đẩy và mở rộng phát triển và ứng dụng các công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trong đó có công nghệ các bon. Đối với Việt Nam hiện này thì năng lượng tái tạo có thể là nguồn năng lượng tiềm năng vì những lý do sau:

Trước hết, đã có nhiều hội thảo về vấn đề liệu điện có phải là nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với người nghèo không. Theo UNDP (2005) thì điện và nhiên liệu có thể sản xuất các dịch vụ năng lượng khác nhau và nó có những điểm mạnh riêng của nó. Trong khi điện rất cần cho hoạt động giao tiếp trong thời đại ngày nay, hỗ trợ công nghiệp hiện đại và cung cấp các dịch vụ công như thắp sáng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhiên liệu cho cả người giào và nghèo thì ở Việt Nam cho thấy điện và nhiên liệu quan trọng như nhau đối với người nghèo. Tuy nhiên, do thu nhập thấp nên nhữn nguồn năng lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Năng lượng tái tạo có những điểm mạnh là tạo thu nhập thêm và năng lượng cho người nghèo vì Việt Nam có các nhà máy

52

năng lượng. Vấn đề là ở chỗ, để sản xuất năng lượng tái tạo cải thiện đời sống người nghèo, cần đầu tư tiền và công nghệ. Câu hỏi đặt ra là cần tiến hành nghiên cứu để tìm ra các mô hình hiệu quả nhất. Việc thử nghiệm các mô hình khác nhau và đánh giá tác động của từng mô hình đối với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, là rất cần thiết.

Thứ hai là, sản xuất năng lượng, phân bổ và tiêu thụ năng lượng gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường như: ô nhiễm không khí, suy thoái đất, đất, nước bị axít hoá và thay đổi khí hậu. Các hệ thống năng lượng sạch hơn là rất cần thiết để giải quyết những tác động tiêu cực này và góp phần ổn định môi trường (UN 2005). Tăng cường chức năng môi trường từ hoạt động cung cấp và tiêu thụ năng lượng sẽ giúp người nghèo nhiều hơn do người nghèo là người chịu nhiều tác động nhất khi môi trường suy thoái. Năng lượng tái tạo với nguồn đầu vào chủ yếu từ các yếu tố tự nhiên nên có thể giúp làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Một lỗ hổng hiện chưa được đề cập trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu là năng lượng tái tạo sẽ không có tác động tích cực đến sinh kế và thu nhập người dân thành thị. Người nghèo thành thị sử dụng phần trăm thu nhập của mình nhiều hơn so với các hộ khá giả để mua năng lượng vì thu nhập của họ thường không ổn định và khó đoán trước, thu nhập thấp và đồ điện họ dùng tiêu thụ nhiều điện hơn (UN 2005). Khác với người nghèo nông thôn, người nghèo thành thị không có cơ hội tiếp cận các yếu tố tự nhiên, do đó việc sản xuất năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu của họ là không thực tế.

D. Ô nhiễm, nước sạch, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh Hiện có khoảng một nửa dân số thế giới (tổng số dân hiện nay trên thế giới là 6

tỷ người) sống ở thành phố và đến năm 2030 dân số thế giới dự đoán sẽ tăng lên 8 tỷ, trong đó 60% sống ở thành thị (Anh et al., 2004). Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây đã gây ra những vấn đề về môi trường.

Ngành công nghiệp Việt Nam đóng góp vào GDP từ 36,7% năm 2000 lên 40% năm 2003 (ADB, 2005). Đặc biệt, sự phát triển của các khu và cụm công nghiệp đã gíup tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân nhưng mặt khác nó lại góp phần làm suy thoái môi trường như: gây tiếng ồn, ô nhiễm nước, không khí vì (tiêu chuẩn công nghệ thấp; (ii) giám sát và thực hiện tiêu chuẩn môi trường kém; (iii) quản lý không hợp lý và hiệu quả, một số nơi không quan tâm đến vấn đề môi trường; (iv) thiếu hệ thống chính sách tăng cường hoạt động điều phối giữa xoá đói giảm nghèo và các bên tham gia bảo vệ môi trường và (v) thiếu cán bộ có năng lực và quản lý môi trường, đặc biệt ở cấp cơ sở. Chất lượng không khí được xem là bị suy thoái nghiêm trọng tại các thành phố và khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Sơ đồ 3). Nguyên nhân gây ỗ nhiễm chính là do bụi (theo tính toán từ hệ thống giám sát Tổng số hạt bụi có trong không khí - TSP) hiện cao hơn từ 1-5 lần mức chuẩn cho phép.

Đô thị hoá luôn làm tăng lượng vận chuyển lương thực từ nông thôn lên thành thị và do đó tạo ra nhiều chất thải cho thành phố (Shuiwang et al., 2000). Một nguyên nhân sâu xa của vấn đề môi trường tại các thành phố là quản lý chất thải đô thị kém (Jianming & Huang, 2000). Một lý do khác là thâm canh hoá nông nghiệp với việc chuyển từ các hệ thống sản xuất dựa chủ yếu vào gạo thành dựa chủ yếu vào rau (Richter & Roelcke, 2000). Sử dụng không hợp lý phân bón trong quá trình sản xuất rau thâm canh cũng là nguyên nhân gây ra bạc màu cho đất do sói mòn, rửa trôi, bay hơi và những tác động xấu này có thể gây ra các vấn đề về môi trường (Hoang Fagerstrom et al., 2005). Việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và các hoá chất nông nghiệp khác đã làm huỷ hoại đất canh tác, ô nhiễm nguồn nươớ và mất đa dạng sinh học.

53

Hơn nữa, phần lớn chất thải rắn và bãi rác thải được xử lý và vận hành kém. Vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến các bãi rác thải ở Việt Nam, trong đó có vấn đề sức khoẻ va an toàn là rất đáng báo động với người nhặt rác - họ làm việc tại các bãi rác và thường bị đẩy ra ngoài xã hội, thuộc nhóm bị thiệu thòi và con số này phần lớn là phụ nữ và trẻ em (ADB, 2005). Hậu quả là nguồn cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường vẫn còn là thách thức lớn. Ở Việt Nam, theo báo cáo thì chỉ khoảng 28-30% dân số nông thôn được sử dụng nhà xí vệ sinh nhưng chỉ 40% được sử dụng nước sạch. Phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiễu địa phương và điều này cũng góp phần vào làm ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường (NSEP, 2003).

Do đó, mục đích của Chương này là đánh giá các chính sách, chương trình và dự án quan trọng liên quan đến sức khoẻ và ô nhiễm môi trường được phản ánh trên 3 góc độ: ô nhiễm nước, công nghiệp và nông nghiệp để thấy mối liên hệ giữa chúng với xoá đói giảm nghèo thông qua nước, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh

Sơ đồ 3. Nguyên nhân và tác động của ô nhiễm công nghiệp

Ô nhiễm mạnh nước ngầm và nước bền mặt do thẩm thấu, phát tán vào các chất gây ô nhiễm không khí và vấn đề mùi, sâu bọ, sức khoẻ từ các loại khí và

chất thải, các bệnh lây truyền và bụi, tiếng ồn.

Các nhà máy, xe cộ

Nhà máy năng lượng

Nhiên liệu khí sinh học

Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP (TIẾNG ỒN, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC)

Thải chất thải rắn

Bãi rác được vận hành và duy trì kém

1. Ô nhiễm và nghèo đói a. Vấn đề ô nhiễm được thể hiện trong các chính sách

Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS), đặt ra nhiệm vụ “giảm thiểu mức độ ô nhiễm, tránh không bị suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường” đã chỉ rõ mối liên hệ đến sức khoẻ môi trường. Tuy nhiên, những nỗ lực trong các lĩnh vực này mới chỉ đang trong giai đoạn đầu. Chiến lược dường như chưa đề cập đến tác động ô nhiễm từ các khu công nghiệp và làng nghề. Chiến lược chỉ đề cập đến mục tiêu cần đạt được chứ không nói đến vấn đề đào tạo hay định hướng do đó các mục tiêu về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường có thể được thực hiện tốt trên thực tế. Mối quan hệ và thoả hiệp giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường chưa được thể hiện rõ trong chiến lược này. Việc thực thi các quy định về ô nhiễm nhìn chung không chặt chẽ và do đó không đủ nguồn lực và vật lực để thực hiện, đặc biệt ở cấp tỉnh. Nhận thức được điều này SEDP đưa ra chương trình phát triển thể chế vơớ mục tiêu “tăng cường năng lực các cơ quản quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp, đào tạo cán bộ tham gia bảo vệ môi trường ở các cấp, thiết lập các tổ chức quản lý môi trường tại các bộ, ngành” (Trang 95 của SEDS).

54

Mặc dù thành công bước đầu đạt được trong việc thiết lập khung hoạt động bảo vệ môi trường cho Việt Nam nhưng Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan đến quản lý môi trường. Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh. Các luật quan trọng như luật về không khí sạch, an toàn hoá chất và đa dạng sinh học không có trong khi đó các hướng dẫn thực hiện các luật khác chưa ban hành. hệ thống các cơ quan quản lý môi trường chưa tương xứng. Cán bộ quản lý môi trường chưa đủ về số lượng và yếu về năng lực. Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm chưa rõ ràng, còn chồng chéo và kẽ hở trong quản lý nhà nước về môi trường. Các vấn đề khác như nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường còn kém; đầu tư cho bảo vệ môi trường còn chưa thích đáng, chưa hiệu quả và còn dàn trải; việc áp dụng các công cụ kinh tế đang được đưa vào hoạt động bảo vệ môi trường. Những điểm yếu này cùng với chất lượng môi trường ngày một suy giảm đang là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Việc xây dựng các chính sách và công cụ kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm công nghịêp cũng là một phần trong chiến lược của Chính phủ. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi là khung pháp lý cho cơ chế “tiền bồi thường do gây ô nhiễm”, áp dụng hình phạt đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng và việc sử dụng khen thưởng để khuyến khích sử dụng kỹ thuật sản xuất sạch. Trong thực tế, Chính phủ nhằm mục tiêu “duy trì hoạt động bảo vệ môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cải tiến công tác lập kế hoạch về bảo vệ môi trường” (trang 95). Để làm được việc này không chỉ đơn thuần là tiến hành đánh giá tác động môi trường ở cấp dự án.

b. Các dự án Đánh giá tác động môi trường (EIA) Một số dự án tỉnh do các nhà tài trợ quốc tế tài trợ cho ta bài học kinh nghiệm về

sự tham gia của người nghèo có thể kể ra ở đây gồm:

• Đánh giá môi trường một cách chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thực hiện tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đây là dự án thí điểm do GTZ thực hiện. Dự án tập trung vào xây dựng mô hình để áp dụng rộng rãi trong cả nước. Trong ví dụ này người nghèo được tham gia vào xây dựng chính sách môi trường.

• Đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện do Chính phủ Việt Nam và ADB (nhà tài trợ) thực hiện. Dự án Sơn La là một dự án hạ tầng cơ sở lớn có tác động lớn đến đời sống cộng đồng nghèo cả về mặt tái định cư và thay đổi tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, dự án còn cho phép chúng ta kiểm chứng phương thức mà Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ áp dụng để lôi kéo sự tham gia của người nghèp vào quá trình đánh giá tác động môi trường và thực hiện kết quả đánh giá tác động môi trường. Đây là dự án điển hình trong các dự án về thuỷ điện được Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ thực hiện tại khu vực có nhiều đồng bào dân tộc miền núi.

• Quá trình đánh giá tác động môi trường được tiến hành tại khu công nghiệp thành phố Việt Trì. Đây là ví dụ điển hình trong các khu công nghiệp hiện đang được triển khai trên toàn thành lỗ Việt nam mà có tỷ lệ cộng đồng nghèo sinh sống cao.

c. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và ô nhiễm Cải tiến quy chế quản lý môi trường có thể đạt được tác động về môi trường và

nghèo đói nếu các hoạt động tập trung vào làm giảm tác động ô nhiễm công nghiệp đến

55

sức khoẻ của nhóm có thu nhập thấp. Sức khoẻ môi trường trong mối quan hệ với ô nhiễm công nghiệp có liên quan nhiều đến vấn đề chính sách cho nhóm có thu nhập thấp hơn là xoá đói giảm nghèo. Cần cải tiến khung pháp lý và cùng tiến hành biện pháp cho cả khu vực công nghiệp và khu dân cư. Hiện tại, những thách thức lớn và Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh công nghiệp nghề thủ công đang phát triển cũng tương tự như những thách thức mà Trung Quốc và Hàn Quốc đã và đang gặp phải trong quá trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ.

Vấn đề ô nhiễm từ công nghiệp nghề thủ công: Tác động của công nghiệp nghề thủ công trong và quanh vùng đồng bằng sông Hồng đến sức khoẻ người nghèo cần được quan tâm kịp thời (Ngân hàng thế giới, 2006). Việc phát triển ồ ạt không có kiểm soát của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ sẽ gây ra ô nhiễm nặng nề. Để ngăn chặn tình trạng phát triển tràn lan như hiện này sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc. Trước hết, khung quy định của nhà nươớ về công nghiệp nghề thủ công cần được ban hành và áp dụng. Thứ hai là cơ chế hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất và sử dụng công nghệ tiên tiến cần được áp dụng. Cần quan tâm đến tác động của các hoạt động này đến các nhóm xã hội có thu nhập thấp trong mọi thời điểm. trong khi việc kiểm soát ô nhiễm nước thải từ công nghiệp nghề thủ công là ưu tiên số một thì chúng ta cũng cần chú ý đến các xã và khu vực lân cận bị ảnh hưởng đến nguồn nước giếng đào. Việc giám sát chất lượng nước giếng đào cần đợc mở rộng và cần triển khai các chương trình cung cấp nước sạnh cho người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo.

Ô nhiễm là đặc điểm nổi bật của các làng nghề vì ở đây vấn đề môi trường đang rất được quan tâm. Ô nhiễm công nghiệp trong nhiều trường hợp gây tác động xấu đến mọi người, cả giàu và nghèo nhưng người nghèo có ít phương án đối phói với tác động từ ô nhiễm hơn. Không còn nghi ngờ gì chúng ta chỉ được chọn một trong hai, giữa xoá đói giảm nghèo và chất lượng môi trường trong thập kỷ qua, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Người nghèo thành thị không tham gia nhiều vào các ngành công nghiệp có nguy cơ về bệnh nghề nghiệp cao và liên quan đến ô nhiễm, đặc biệt ngành công nghiệp có quy mô nhỏ. người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị tác động đến sức khoẻ nhất do ô nhiễm gây ra - chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo tại các khu đô thị mới. Ở các thành phố lớn, người nghèo sống tại các khu vực bị ô nhiễm công nghiệp nhiều hơn và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và thảm hoạ thiên tai nhiều hơn.

Nghiên cứu điểm tại xã Chi Dao tỉnh Thái Bình

Xã Chi Dao là xã chuyên làm tái chế pin chì, cả hộ nghèo không làm nghề và hộ giàu làm nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các nguồn ô nhiễm khác nhau. Các hộ làm nghề (chỉ có 25 hộ trong tổng số 500 hộ) sống và làm việc ngay cạnh nguồn nước bị ô nhiễm. Nước thải ở đây đo được có độ chì cao hơn 15 lần mức chuẩn cho phép và được thải ra ao hoặc khu đất cạnh nhà. Người nghèo trong xã thường được các hộ làm nghề thuê để đốt và thu gom chì phế thải và do đó họ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các chất độc thải ra. Chì có trong không khí tại thôn Chi Dao đo được khoảng 4.600 lần so với mức chuẩn cho phép (Tài và cộng sự 2006)

Lỗ hổng: Cơ chế thể chế và hỗ tợ hiện nay của Chính phủ áp dụng cho các làng nghề thủ công vẫn còn yếu. Hiệu quả điều phối giữa các ban ngành địa phương như Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH&CN trong việc hướng dẫn và giám sát quá trình phát triển làng nghề còn yếu.

Các mối liên quan khác chưa được thảo luận trên các diễn đàn bao gồm: Làm thế nàp để bảo vệ môi trường có thể được đưa vào trong quy hoạch phát triển làng nghề? Hạ tầng cơ sở có cần được xây dựng trước khi tiến hành hoạt động làng nghề không? Ở

56

mức thu nhập hoặc tính luỹ vốn nào thì người làm nghề có thể bắt đầu áp dụng phương thức bền vững? Cơ chế thể chế hiện nay là gì và Chính phủ hỗ trợ gì cho các làng nghề? Hoạt động điều phối giữa các cơ quan như Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH&CN trong việc hướng dẫn và giám sát phát triển làng nghề là gì?

Ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng thuốc trừ sâu đã trở thành phổ biến ở Việt Nam, cả các tỉnh nghèo. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2006 thì có 3 lý do chính giải thích sự khác biệt giữa các nhóm có thu nhập khác nhau về việc sử dụng thuốc trừ sâu cần được lưu ý trong quá trình hoạch định chính sách. Trước hết là sự đa dạng phong phú cho thấy sự tương quan với các nhóm thu nhập. Đây là bằng chứng sát thực về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Thứ hai là nhiều sự khác biệt có thể có xu hướng ra tăng. Do các hộ giàu có thể ngày càng tránh không sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều độc tố nên họ có thể vẫn tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc trừ sâu này. Thứ ba là cả hộ giàu và nghèo đều có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ trong một môi trường mà diện tích trồng lúa là chủ yếu. Ô nhiễm bị truyền nhiễm dô khuếch tán có thể là vấn đề lớn đối với những ai sống trong môi trường này.

Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra rằng chính sách hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều độc tố là một chính sách hay vì có tác động tích cực tổng thể đến cả nghèo đói và môi trường. Tuy nhiên, chính sách này có thể chỉ xem xét đến những vấn đề cho người nghèo. Những nông dân nghèo dự kiến sẽ tham gia ít hơn trong hoạt động nông nghiệp trừ khi họ được hưởng một chính sách hợp lý. Trình độ giáo dục cao và khả năng tiếp cận thông tin tốt có thể là cơ hội tạo ra các chương trình thông tin về sử dụng thuốc trừ sâu. Những bức thông điệp này có thể giúp họ thay đổi thái độ và hành vi khi sử dụng thuốc trừ sâu.

So với các gia đình khá giả thì người nghèo thường tiếp xúc nhiều hơn với thuốc trừ sâu. Điều này có phải là do họ không có sự lựa chọn nào khác? (i) không có trang thiết bị an toàn (ii), người nghèo tham gia việc đồng nhiều hơn (iii) hay người nghèo cũng nhận thức như người giàu về vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu nhưng họ thiếu thông tin – cái có thể giúp họ tránh được những mối nguy hiểm?

2. Nước sạch, sức khoẻ và vệ sinh môi trường a. Nước, sức khoẻ và vệ sinh môi trường trong các chính sách

Chiến lược tài nguyên nước: đến năm 2020 Chiến lược này đã được Thủ tướng phê duyệt trước khi có SEDP. Văn kiện này

là một bước đột phá trong việc thiết lập một khung chính sách tổng thể để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước. Phiên bản lúc đầu nội dung này đề cập đến các vấn đề như các nguyên tắc, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện. Chiến lược đưa ra danh sách 18 khu vực ưu tiên tiến hành triển khai, giao trách nhiệm cho các Bộ cho toàn bộ giai đoạn 2006-2010 (VDR, 2007). Vấn đề cơ bản hơn là Chiến lược tài nguyên nước có sự thay đổi cơ bản về phương pháp quản lý và tài chính liênquan đến nước. Việc xem nước như là một sản phẩm kinh tế tạo cơ hội để đầu tư nhiều hơn cho ngành này và thay thế các biện pháp hành chính hiện nay.

Chiến lược bổ sung thêm cơ sở pháp lý cho Nghị định Cấp phép nước đã được ban hành trước đó vào năm 2004. Nghị định này là công cụ quan trọng nhất tính đến thời điểm này về vấn đề quản lý nguồn nước tổng hợp, quy hoạch vùng hạ lưu sông và các hoạt động khác. Nghị định là cơ sở pháp lý cho các tổ chức và cá nhân khai thác và sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, nó đề cập đến quyền hợp pháp cung cấp nước cho một số nơi nhất định cho mục đích cụ thể nào đó trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn

57

lỗ hổng thể chế rất quan trọng trong Nghị định này, đặc biệt trong công tác quản lý nguồn nước tổng hợp. Mối liên hệ sinh thái giữa quản lý và phát triển chất thải từ nước và đất cũng chưa được giải quyết hợp lý.

b. Các chương trình quốc gia

Các chương trình cung cấp nước sạnh và vệ sinh nông thôn Chương trình này được thực hiện dưới sự giám sát của Bộ NN&PTNT. Chương

trình cung cấp nước sạch nông thôn đặt ra các mục tiêu sau: (i) Đánh giá ít nhất 60 lít nước sạch/ngày theo tiêu chuẩn quốc gia, nhà xí vệ sinh và vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường thôn và xã cho tất cả các xã đến năm 2020. (ii) đánh giá ít nhất 60 lít nước sạch/ngày theo tiêu chuẩn quốc gia và đánh giá 70% nhà xí vệ sinh và vệ sinh cá nhân cho toàn bộ người dân đến năm 2010. (iii) nước sạch và nhà xí vệ sinh cho tất cả các nhà trẻ mẫu giáo, trường học và các cơ sở giáo dục khác.

Chương trình đã huy động được 1200 tỷ đồng và xây dựng được 65.000 trạm cung cấp nước sạch (trong đó có 1000 trạm nước sạch công cộng) cung cấp nước sạch cho khoảng 6 triệu người. kết quả này đã giúp tăng tỷ lệ hộ có cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch lên 42% năm 2000 từ mức 38% năm 1998 (tương đương với mức tăng hàng năm là 5%). Vốn ngân sách nhà nước và từ các tổ chức quôố tế được huuy động cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, miền núi và hải đảo. Do đó, các khu vực này đã có tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng từ 12-16%. Ngoài ra, còn nhiều mô hình thử nghiệm về vệ sinh môi trường, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ và phòng ngừa ô nhiễm cảnh quan địa phương cũng đã được tiến hành. Nhiều mô hình công nghệ mới về cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh đã được đưa ra và tổ chức nhiều khoá học cho cán bộ trực tiếp thực hiện dự án. Năm 2000, khoảng 20% số hộ (chiếm 2,8 triệu hộ) sử dụng nhà xí vệ sinh và 15% chuồng trại đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.

c. Các dự án Trong những bài học có được gần đây tại Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Phú Thọ, thông qua

chiến lược nước sạch và vệ sinh nông thôn, cũng như các chương trình tăng cường sức khoẻ đô thị và ven đô và chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ, những bài học sau cần được lưu tâm:

• Cải thiện sức khoẻ cần hài hoà cả phương thức truyền thống và hiện đại để đạt hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong hành vi chăm sóc sức khoẻ. Phương pháp PHAST (chuyển đổi hệ thống vệ sinh và vệ sinh có sự tham gia) giới thiệu phương pháp cùn tham gia để nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các phương pháp lập kế hoạch mục tiêu và hoạt động sức khoẻ của cộng đồng (WHO 1998). Ngoài ra, cón có nhiều bài học kinh nghiệm từ hoạt động tiếp thị xã hội. Cho đến này Phương pháp này đã được sử dụng là phương pháp chính trong đấu tranh với tệ nạn HIV/AIDS. Phương pháp này xem xét cả những rào cản và cơ chế khuyến khích thay đổi hành vi và các điểm có thể truyền thông hiệu quả việc thay đổi hành vi của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng (McKenzie và Smith 1999). Thay đổi diễn ra chậm từng bước một là một phương pháp phổ biến để lên kế hoạch cuộc họp ở Việt Nam và điều này hoàn toàn đúng về mặt duy trì phong tục tập quá có giá trị. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo không thể chờ đến thế hệ sau để tạo ra sự thay đổi.

• Các cộng đồng phải tiếp cận công nghệ phù hợp (cả về mặt tài chính và kỹ thuật) để cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh

58

• Các hộ gia đình – thậm chí cả hộ nghèo – cũng phải tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng để đầu tư vào hạ tầng cơ sở của gia đình mình và cộng đồng. Các chương trình cho vay được thực hiện ở các địa phương trên cả nước thông qua Hội phụ nữ và các tổ chức khác cùng với các cơ chế tín dụng cộng đồng không chính thức đã cho thấy thành công trong vịêc cải thiện trang thiết bị cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh

• Sự tham gia của người dân cần phải là nền tảng, là cơ sở cho lập kế hoạch và thực hiện, trong đó có cả sự tham gia của phụ nữ. Ở Việt Nam chúng ta biết rằng sự tham gia của các tổ chức xã hội là một cách để làm được việc này.

• Vấn đề sức khoẻ, nước và hệ thống vệ sinh là những vấn đề liên quan đến môi trường không không tồn tại độc lập mà phải được đưa vào trong vấn đề phát triển, trong đó có thúc đẩy hợp tác và cộng tác giữa các cơ quan và xây dựng cơ chế tham vấn và lập kế hoạch địa phương.

d. Thảo luận về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường Việt nam có nguồn nước phong phú. Tuy nhiên, để đáp ứng được những nhu cầu

khác nhau của nông thôn và thành thị lại là một vấn đề khó hiện nay. Nhu cầu nước cung cấp cho các nhà máy thuỷ điện, tưới tiêu, thượng nguồn và hạ lưu thường xung đột nhau vào mùa không. Ô nhiễm từ nguồn nước thải chưa qua xử lý, chất thải rắn tại các khu công nghiệp và tái định cư cũng đang tác động đến chất lượng nguồn nước. Một loạt các rủi ro/nguy cơ liên quan đến nước, từ bão nhiệt đới đến hạn hán, đang tạo ra gánh nặng đối với người nghèo. Để giải quyết được những thách thức này cần phải có sự kết hợp giữa cơ chế trị trường và chính sách phát triển hợp lý.

Giống như chương trình 135, Chương trình quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh đang đối mặt với vấn đề không đạt được mục tiêu đề ra. Các chính sách hợp lý có thể dễ dàng đặt ra ưu tiên trong việc cung cấp nước an toán và hệ thống vệ sinh cơ bản cho tất cả những ai chưa được hưởng dịch vụ này. Cơ chế hướng tới các thôn nghèo trong tổng số các thôn này là một vấn đề. Để cải thiện nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh tại các khu vực có độ che phủ rừng thấp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chịu trách nhiệm về hạ tầng cơ sở, dịch vụ y tế và các tổ chức làm về thông tin và giáo dục và một số trường hợp là các tổ chức làm về vấn đề dân tộc thiểu số (Ngân hàng thế giới, 2006)

Có thể trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh có được bài học kinh nghiệm về phát triển nhưng vấn đề bền vững và nhu cầu cần giải quyết vấn đề nghèo đói và giới vẫn cần phải bàn. Những thất bại của các dự án phát triển và bài học kinh nghiệm về sự tham gia xuất phát từ nỗ lực cung cấp nước sạch cho cộng đồng không qua tham vấn với địa phương, tham vấn về vấn đề quản lý, vận hành và công nghệ (Kumar 2000). Nhiều công cụ hiện đang sử dụng có được là từ những bài học kinh nghiệm từ vấn đề nươớ và gần đây là từ các chương trình nước sạch và hệ thống vệ sinh. Ở nhiều địa phương và đặc biệt là Việt Nam thì hệ thống vệ sinh đã được các nhà tài trợ tập trung vào nhà xí. Tuy nhiên, nó không chỉ dừng lại ở đó mà còn bao hàm vấn đề vệ sinh môi trường, trong đó có thể bao gồm cả quản lý chất thải và tránh các tác nhân gây ô nhiễm.

Trong khi các mối liên hệ này có thể bản thân nó là bằng chứng nhưng rất khó tìm thấy một chương trình cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh được thực hiện gần đây ở Việt Nam không giải quyết vấn đề nghèo đói, công nghệ, giới và sức khoẻ. Nghiên cứu điểm về các nghiên cứu này cần tập trung vào làm thế nào để giải quyết được những mối liên hệ này và tìm ra rào cản và lỗ hổng để giải quyết chúng. Các cộng

59

đồng nghèo nhất vẫn dễ bị tổn thương nhất từ việc hưởng lợi từ dự án vì họ không phải là đối tượng hưởng lợi, trong khi đó họ không có tiềm lực kinh tế để mua công nghệ hay khi các cơ chế tài chính còn quá cứng nhắc. Các vấn đề nảy sinh, ví dụ tại các khu ven đô nơi có thể không có cơ hội sử dụng nước máy hay các hệ thống cấp thoát nước tốt hoặc nơi quá đông dân và các toà nhà cao tầng gây cản trở đến việc xây nhà xí. Tương tự như vậy, các hộ gia đình có thể chi trả tiền nước sinh hoạt nhưng họ không thể đóng góp vào để xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước.

Bốn lỗ hổng kiến thức chính có thể tìm thấy từ các chính sách, chương trình và dự án hiện này là: Trước hết, là sự mất cân bằng trong việc tiếp cận nguồn nước an toàn và hệ thống vệ sinh ở Việt Nam vì (i) đầu tư ít vào nước sạch và hệ thống vệ sinh, và (ii) quản lý kém. Một số vùng đất thấp người nghèo sử dụng nguồn nước giếng đào hay nguồn nước bề mặt bị tác động do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bao nhiêu phần trăm là do hạ tầng cơ sở kém? Do giá cao? Hay thu nhập thấp? và các vấn đề này hiện chưa được giải thích thoả đáng trong các nghiên cứu hiện nay.

Thứ hai là vai trò của tính cách sắc tộc là nguyên nhân gây bệnh tật liên quan đến nước và hệ thống vệ sinh là rất rõ nhưng chưa được giải thích đầy đủ. Không có thông tin về bệnh và các biện pháp vệ sinh, không có kiến thức về bệnh và nguyên nhân của nó và chưa nỗ lực điều trị bệnh và tiến hành các biện pháp vệ sinh. Đây là những lỗ hổng chưa được giải quyết trong các tài liệu.

Thứ 3 là các chương trình nước sạch và vệ sinh đang đối mặt với vấn đề không đạt được mục tiêu đề ra. Cạnh tranh để tiếp cận các dịch vụ tốt nảy sinh giữa người giàu và nghèo hoặc giữa các cộng đồng không có năng lực tài chính. Chương trình 135 tập trung vào cấp xã. Làm thế nào để các thôn nghèo nằm trong số các xã này là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình?

Cuối cùng, các giải pháp hướng nghèo cho vấn đề ô nhiễm nước giếng sẽ cần có can thiệp về mặt kỹ thuật. Ô nhiễm do con người và hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương có thể được giải quyết thông qua cải tiến công tác quản lý chất thải. Tuy nhiên, vấn đề không dừng lại ở đó mà lại gặp phải vấn đề do nguyên nhân khuếch tán ô nhiễm công nghiệp và nông nghiệp. Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng người nghèo có thể tiếp cận các giải pháp thay thế nguồn nước giếng đào?

60

CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VÀ KHUYẾN NGHỊ

A. Lỗ hổng kiến thức về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (PEL) Hiểu được mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và hài hoà mối quan hệ này

trong phát triển chính sách và thực thi chính sách là rất quan trọng vì những lý do được nhiều tác giả đưa ra, như: (i) bảo vệ môi trường được hiểu theo đúng nghĩa của nó là bảo vệ sản xuất lương thực, duy trì sinh kế ổn định và bảo vệ sức khoẻ. Do đó, xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và duy trì các nguồn môi trường hỗ trợ cuộc sống có mối liên hệ mật thiết với nhau; (ii) cải thiện điều kiện cuộc sống cho người nghèo chắc chắn sẽ cải thiện chất lượng môi trường và ngược lại. Vấn đề này rất rõ ràng không phải bàn cãi. (iii) Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và một môi trường trong sạch là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo lâu dài đôồg thời xoá đói giảm nghèo là rất cần thiết để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. trên phương diện rộng, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần được tiến hành hài hoà để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. mặc dù mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường đã được xác định tư lâu nhưng sự tồn tại của mối liên hệ này chưa được đưa vào các chương trình môi trường và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam theo đúng nghĩa của nó. Mối liên hệ này trong các chương trình hiện nay chưa gắn kết với nhau và hậu quả là tạo ra sự xung đột. Do đó, mục tiêu chính của tài liệu này là tìm ra lỗ hổng kiến thức về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong các phương pháp, chương trình, dự án và chiến lược của Việt Nam. Đây là nội dung cơ bản cho các nghiên cứu (kế hoạch tiến hành nghiên cứu được nêu trong Báo cáo 2) và bản thân nó là bước đột phá để tăng cường mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong quy hoạch và chính sách của Chính phủ.

1. Lỗ hổng trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở cấp chính sách: a. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ít được đề cập trong các chương trình và chính sách chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu.

Các chính sách xây dựng theo định hướng môi trường chỉ mới nêu vấn đề nghèo đói trên phương diện lý thuyết và hàn lâm chứ chưa có hành động cụ thể để nghèo đói được đưa vào trong các chương trình và dự án môi trường. Ví dụ, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010 (SEDS) nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề môi trường và sinh kế người nông dân nhưng chưa nói cụ thể đối tượng là người nghèo. Trong Chương trình nghị sự 21, các chỉ số về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường chỉ đề cập ở mức độ đưa ra khái niệm. Các chỉ số môi trường còn hạn chế về số lượng và kém về chất lượng. Các chính sách được xây dựng hướng vào người nghèo cũng rất ít đề cập đến vấn đề môi trường. Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường đối với người nghèo nhưng cụ thể làm thế nào để những quan tâm này phục vụ xoá đói giảm nghèo thì vẫn còn mơ hồ và chưa chắc chắn. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện và các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo hầu như chưa đề cập đến vấn đề môi trường trong xoá đói giảm nghèo.

Các chiến lược sinh kế người dân và nghèo đói và môi trường tự nhiên gắn kết mật thiết với nhau cả về mặt không gian và thời gian. Một trong số các mối liên hết này là vấn đề không gian. Vấn đề này có thể đo được bằng việc tiến hành khảo sát hộ gia đình và sử dụng kỹ thuật viễn thám và lập bản đồ sử dụng hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên, có các mối liên kết khác lại rất khó quan sát. Phương pháp khảo sát như Khảo sát mức sống của Ngân hàng thế giới tỏ ra rất hiệu quả trong việc nhận biết được tỷ lệ nghèo tại một thời điểm cụ thể nhưng trên phương diện rộng nó không thể mang lại

61

thông tin về nghèo đói một cách đầy đủ, ví dụ như: tính dễ bị tổn thương và quá trình đẩy ra ngoài lề xã hội hoặc các quá trình có tính động và dài hạn cho thấy xu hướng trong nghèo đói và thịnh vượng qua cả một thời kỳ. Lỗ hổng phát hiện từ những chính sách trên đây có thể giải thích như sau: (i) chưa có tiếng nói của người nghèo trong các chính sách môi trường và phát triển, và; (ii) thiếu số liệu thống kê và số liệu không gian. Các nhân tố này chắc chắn không thể xác định được đầy đủ mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường có thể được sử dụng để tác động đến xây quá trình dựng chính sách về môi trường một cách hiệu quả.

(1). Điểm yếu trong vấn đề liên ngành

Lý do không có tiếng nói của người nghèo trong chính sách môi trường có thể được khẳng định bằng xung đột giữa cách tiếp cận ngành trong hệ thống chính sách và quản lý của nhà nước và các chiến lược đa ngành cho người nghèo. Một thực tế là các chương trình và dự án này không cân nhắc một cách đầy đủ, chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường mà không tính đến các yếu tố tác động khác như: sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác. Đã có một vài giải pháp chưa hoàn thiện được đưa ra và thảo luận khi triển khai dự án. Tương tự, Tương tự, nhân tố giới và di trú và di cư tự do được xem là những vấn đề quan trọng của các chiến lược xoá đói giảm nghèo nhưng chưa được nêu trong chính sách, các chiến lược và chương trình quốc gia. Điều này dẫn đến hiểu sai nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường và do đó đưa ra các giải pháp sai lệch. Việc đổ lỗi cho dân di cư tự phát diễn ra trên diện rộng xảy ra ở Tây Nguyên Việt Nam là nguyên nhân huỷ hoại môi trường và nạn phá rừng là một ví dụ điển hình. Bằng chứng là mối quan hệ trở nên phức tạp hơn khi nạn phá rừng không chỉ đơn thuần lôi kéo nhiều người dân di cư tham gia mà còn cả người dân di cư hợp pháp và người dân địa phương.

(2). Thiếu số liệu và tính thống nhất giữa các cấp đã được thảo luận trong báo cáo này: (i) Các chỉ số môi trường còn hạn chế về số lượng và kém về chất lượng. Hệ thống thống kê của Việt Nam không chú trọng nhiều đến các chỉ số này do thực tế là chủ đề môi trường chưa được đưa vào Hệ thống kế toán quốc gia (SNA) ngay từ đầu. Số liệu môi trường thường được thu thập thông qua các cuộc khảo sát nhỏ, tài liệu nghiên cứu và các biện pháp tính toán chỉ số ô nhiễm được thực hiện tại các đô thị và khu công nghiệp. kết quả là, có rất ít chỉ số môi trường có số liệu thống kê đầy đủ trong một khoảng thời gian đủ dài; (ii) khung giám sát và đánh giá nghèo đói để thực hiện chính sách môi trường còn yếu, nghĩa là số liệu thực tế về tác động của việc thực thi chính sách môi trường hiện có còn rất hạn chế. Ví dụ: chỉ sử dụng “độ che phủ rừng” để làm chỉ số không chỉ không đủ để đánh giá đóng góp vào xoá đói giảm nghèo mà còn không đủ để xem xét vấn đề đa dạng sinh học rừng và các vấn đề khác. Ngoài ra, cần hiểu cụ thể, chi tiết hơn về việc làm thế nào để các định mức kinh tế khác nhau gắn với các loại hình sử dụng rừng khác nhau, sự phụ thuộc và chất lượng.

b. Lỗ hổng trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở cấp thực hiện Chúng ta tin tưởng rằng mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở cấp thực

hiện sẽ được đánh giá và thảo luận theo từng khu sinh thái nông nghiệp và bối cảnh nông thôn và thành thị. Chiến lược này sẽ thúc đẩy việc gắn kết giữa lợi ích quốc gia được thể hiện thông qua các chính sách, chương trình, dự án với mối quan tâm của địa phương, đặc biệt mối quan tâm của người nghèo nông thôn.

(1). Lỗ hổng về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại các khu vực nông thôn trung du và miền núi

Trong bối cảnh này, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường dường như tập

62

trung vào xoá đói giảm nghiệp trong mối liên hệ với quản lý đất lâm nghiệp, kể cả trồng rừng và giao đất lâm nghiệp. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng ở các cấp nhằm cố gắng hài hoà giữa bảo vệ rừng và xoá đói giảm nghèo. Nghiên cứu đưa ra bài học kinh nghiệm từ các chính sách, chương trình và dự án về lâm nghiệp hướng tới người nghèo ở Việt Nam. Có hai cơ hội được xác định là: (i) Định giá rừng và chi trả dịch vụ môi trường (ES) được nêu trong chính sách. Việc xây dựng cơ chế hỗ trợ người nghèo thông qua dịch vụ môi trường họ mang lại hiện đang được triển khai. (ii) Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) được triển khai do có được nhận thức gần đây về cộng đồng – là một thực thể pháp lý trong hưởng dụng đất lâm nghiệp. mặc dù vậy vẫn còn có một vài lỗ hổng cần được quan tâm hơn trong lâm nghiệp như: (i) người nghèo ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ đào tạo và khuyến lâm do rào cản ngôn ngữ và phong tục tập quán. Người nghèo ở đây là người dân tộc thiểu số; (ii) sự thay đổi trong sự dụng đất lâm nghiệp do ảnh hưởng từ tự do hoá thương mại diễn ra khá thường xuyên và nó đã làm cho các hộ nghèo không kịp điều chỉnh kế hoạch sản xuất của họ để đối phó với những thay đổi không được dự báo trước; (iii) người nghèo bị đẩy ra ngoài lề, cả các khu được bảo vệ, vùng đệm và vườn quốc gia, trong đó có cả tái định cư.

(2). Lỗ hổng về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại khu vực đất thấp Vấn đề đất manh mún là kết quả của chính sách giao đất là những vấn đề nổi

cộm tại các khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp vì nó hạn chế các nhân tố không phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Để đối phó với vấn đề này, gần đây Chính phủ đã khuyến khích trao đổi ruộng giữa các hộ. Điều này sẽ tác động như thế nào đến người người vẫn còn là câu hỏi cần được giải đáp.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng đối với các khu vực ven biển đất thấp là mối liên hệ giữa nghề cá, biển và nghèo đói. Cần lưu ý rằng các chính sách biển hiện nay tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng chứ không đề cập mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa phát triển, bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên. Các phương án lựa chọn khác nhau có thể giúp làm giảm tác động do mất thu nhập mà không có sự thoả hiệp về lợi ích giữa bảo tồn và nghề cá là rất quan trọng để đạt được phát triển bền vững nhưng lại chưa được nghiên cứu và thảo luận rộng rãi. Mối quan tâm khác cũng cần được xem xét là sự lớn mạnh của ngành du lịch và đóng tàu thương mại có thể là mối hiểm hoạ để quản lý bền vững nguồn tài nguyên biển. Những hạn chế của luật cũng là do thiếu điều phối giữa các cấp, từ trung ương xuống địa phương. Những hạn chế này càng khẳng định nhu cầu quản lý biển và ven biển hiệu quả cần được lồng ghép và điều phối tập trung.

(3). Lỗ hổng của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại các khu đô thị và ven đô.

Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tập trung nghiên cứu ở phần này là về mối quan hệ giữa ô nhiễm nông nghiệp và công nghiệp, hệ thống vệ sinh và sức khoẻ của các nhóm có thu nhập thấp. Hiện tại, sức khoẻ môi trường trong mối tương quan với ô nhiễm công nghiệp liên quan nhiều hơn đến chính sách đối với người có thu nhập thấp hơn là vấn đề xoá đói giảm nghèo. Chính phủ khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công và xem đây là giải pháp hiệu quả để cải thiện đời sống người dân nông thôn, trong đó có người nghèo. Tuy nhiên, nhiều vấn đề chưa được thảo luận trên các diễn đàn, như: Làm thế nào để bảo vệ môi trường có thể được đưa vào trong quy hoạch phát triển làng nghề? Ở mức thu nhập nào hoạt động sản xuất của làng nghề có thể bắt đầu hoạt động bền vững? Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN và Bộ TN&MT đã tiến hành những hoạt động điều phối nào để hướng dẫn và giám sát sự phát triển của các làng nghề?

63

Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng chỉ ra rằng các chính sách giảm sử dụng thuốc trừ sâu có nhiều độc tố là một chính sách hay có tác động tích cực tổng thể đến nghèo đói và môi trường. Người nghèo tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhiều hơn người giàu. Vấn đề này là do nguyên nhân gì? (i) không có lựa chọn khác?; (ii) không có trang thiết bị an toàn; (iii) người nghèo tham gia công việc đồng áng nhiều hơn? Hay người nghèo cũng ý thức được mối nguy hiểm của việc sử dụng thuốc trừ sâu như người giàu nhưng họ thiếu thông tin có thể giúp họ tránh được những mối nguy hiểm này?

Quản lý chất thải đô thị kém cũng được xem là nguyên nhân gây ra các vấn đề về môi trường và sức khoẻ nghiêm trọng. Ô nhiễm từ các chất thải rắn và chất thải không qua xử lý đang tăng nhanh tại các khu công nghiệp và khu đô thị mới cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Người nghèo gặp phải một vấn đề lớn là không được công bằng trong tiếp cận nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh. Rất nhiều hộ nghèo vùng thấp sử dụng nước giếng đào hoặc nước bề mặt bị ảnh hưởng do ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là các vấn đề liên quan như (i) do hạ tầng cơ sở nông thôn kém? (ii) giá cao? (iii) thu nhập thấp? chưa được trả lời hoặc đề cập trong các nghiên cứu hiện nay; thiếu thông tin về bệnh tật, các biện pháp vệ sinh, thiêế kiến thưứ về bệnh và nguyên nhân gây bệnh và không điều trị bệnh và tiến hành các biện pháp vệ sinh. Những lỗ hổng này chưa được đề cập trong các tài liệu.

(4). Lỗ hổng của mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong vấn đề nghèo đói và năng lượng

Như đã đề cập ở trên, không có nhiều chiến lược năng lượng tổng thể ưu tiên người nghèo được tiếp cận các dịch vụ này. Nguyên nhân là sở hữu công, không đủ và các công ty tư nhân không thấy lợi ích khi phục vụ những nhóm đối tượng này do họ có thu nhập thấp. Một lỗ hổng chưa được đề cập trong hầu hết các nghiên cứu và tài liệu là năng lượng tái tạo sẽ hầu như không có tác động tích cực đến sinh kế và thu nhập người nghèo thành thị. Người nghèo thành thị sử dụng tỷ lệ % khoản thu nhập của mình trả phí sử dụng năng lượng nhiều hơn % khoản thu nhập mà người giàu bỏ ra vì người nghèo có thu nhập thấp và không ổn định và họ thường sử dụng vật dụng không tiết kiệm điện (UN 2005). Khác với người nghèo nông thôn, người nghèo thành thị không có cơ hội tiếp cận các yế tố tự nhiên, do đó việc sản xuất năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu của họ là không hiện thực.

B. Khuyến nghị những vấn đề cần nghiên cứu thêm Kết quả đánh giá nghiên cứu này cho thấy người nghèo bị ảnh hưởng từ môi

trường bị suy thoái và tác động môi trường của các ngành khác nhau có thể gây tác động rộng lớn hơn so với tác động gây ra tại địa phương. Do đó, cần hiểu rõ về tác động bên trong và bên ngoài của quản lý môi trường đối với người nghèo. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường là mối liên hệ gián tiếp gây ra do các yếu tố kinh tế xã hội và thể chế. Để đưa vấn đề môi trường vào trong nội dung chính sách xoá đói giảm nghèo hiện nay và ngược lại cần hiểu rõ hơn những mối liên hệ này.

Câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu thêm sau giai đoạn khởi động này là:

Có những xung đột nào xảy ra giữa bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo?

Chúng ta có thể thoả hiệp giữa vấn đề bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo không?

Sinh kế của người nghèo có thể được cải thiện trong khi đó môi trường vẫn được

64

bảo vệ không?

Giả định của chúng ta là rút ra được bài học kinh nghiệm về mối liên hệ. Chuẩn bị kế hoạch chi tiết để tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết được trình bày trong Báo cáo 2.

Một số khu vực ưu tiên tiến hành nghiên cứu điểm đã được xác định ở giai đoạn trước của dự án PEP và được nêu trong đề cương nhiệm vụ. Các ưu tiên do PEP xác định trước đó phù hợp với các lỗ hổng trong mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường được phát hiện được tổng hợp. Các nghiên cứu tiếp theo bao gồm:

Hiểu được tiếng nói của người nghèo trong mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường được đưa ra trong phần II của Đề cương nhiệm vụ.

5 nhóm chủ đề được nêu trong Phần III của Đề cương nhiệm vụ và được đề cập dưới đây:

Vấn đề sức khoẻ, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh (hai nội dung sau có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung trước đó) và làm thế nào để những vấn đề này được liên hệ với vấn đề nghèo đói và môi trường.

Vấn đề trao quyền cho người nghèo trong khuôn khổ luật pháp cho phép, đặc biệt là nhu cầu cải thiện hoạt động đánh giá tác động môi trường và đưa ra chiến lược cho người nghèo.

Cải thiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho người nghèo như thế nào để tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Cần có nghiên cứu sâu hơn về tác động của quyết định 134/QĐ-CP về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Làm thế nào để việc sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo có thể vừa cải thiện môi trường và xoá đói giảm nghèo.

Nhóm vấn đề đan chéo của các nghiên cứu điểm gồm 2 phần giới và di dân. Nội dung này bao gồm cả một số vấn đề thường thấy trong các nghiên cứu điểm. Kết quả từ nhóm hoạt động này cần tham khảo thêm thông tin từ các nghiên cứu chuyên đề khác mặc dù chúng cũng có thể cần điều tra cụ thể (đặc biệt đối với trường hợp di dân lên miền núi).

Như đã thống nhất trong đề cương nhiệm vụ, các hoạt động được tiến hành trong từng nghiên cứu chuyên đề gồm xác định và đánh giá các dự án hoặc chương trình liên quan đến chủ đề trọng tâm – làm rõ mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường (xem danh sách các dự án được thực hiện cho mục đích này trong Biểu 2). Mục đích là để tìm ra những hạn chế trong quá trình triển khai dự án, chương trình (ở cấp chính sách và thực hiện), các ví dụ về việc làm thế nào để vượt qua được những hạn chế này và bài học kinh nghiệm rút ra từ cả thành công và thất bại của các chương trình và dự án.

Bảng 2. Một số hoạt động thành công có thể sử dụng làm bài học kinh nghiệm.

Chủ đề Tên dự án/nhà tài trợ Cách tiếp cận

Lâm nghiệp và nghèo đói

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam do ADB tài trợ

Phương pháp cùng tham gia và trao quyền cho người dân địa phương trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

65

Tạo thu nhập IRC – Canada tài trợ để quản lý ven biển, thực hiện tại Thừa Thiên Huế

Làng sinh thái ở vùng cát huyện Triệu Phong, Quảng Tri.

Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

Chi trả phí dịch vụ môi trường

RUPES Cơ chế hưởng lợi và chi trả cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên

Biển với nghèo đói WWF Quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng

Năng lượng tái tạo MEKARN Công nghệ hướng vào người nghèo

Nước và hệ thống vệ sinh

Dự án DANIDA Trao quyền cho người dân địa phương

EIA ADB và GTZ Sự tham gia của người dân địa phương

Di cư và nghèo đói ở Việt Nam

DfID, IIED và VAPEC Sinh kế nhiều nơi

Chính sách di dân tại các khu vực miền núi

Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

Chính sách di dân tổng hợp để cải thiện đời sống người dân địa phương.

Các phương pháp áp dụng cho từng nghiên cứu điểm sẽ khác nhau ở một khía cạnh nào đấy và có thể hoặc không thể được tiến hành song song (Có tỉnh sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu nhưng khác huyện). Dự án sẽ thử nghiệm các mô hình về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại hai tỉnh được lựa chọn (Hà Tĩnh và Hà Tây). Tuy nhiên, các nghiên cứu điểm được lập kế hoạch để rút ra bài học kinh nghiệm trên phạm vi cả nước, đồng thời khám phá các vấn đề liên quan, các giải pháp và bài học kinh nghiệm (xem Báo cáo 2). Thông tin chi tiết của từng phương pháp được áp dụng cho các nghiên cứu điểm được trình bày trong Báo cáo 2 và đây là một phần của kế hoạch hoạt động tổng thể - kế hoạch này là kết quả đầu ra của giai đọan khởi động này (PHẦN 1).

Dự kiến các nghiên cứu điểm sẽ do tư vấn trong nước có nhiều kinh nghiệm làm việc hiện trường tiến hành với hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nước và các Sở TN&MT. Hai nghiên cứu điểm nghiên cứu một loạt các vấn đề như sức khoẻ, nước và hệ thống vệ sinh, tạo thu nhập và quản lý dựa vào tài nguyên thiên nhiên cũng được lên kế hoạch để đào tạo cán bộ địa phương tham gia nhằm tối đa năng lực thu thập số liệu.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ADB. 2000. Nghiên cứu khung chính sách và thể chế quản lý tài nguyên rừng. ADB. hỗ trợ kỹ thuật - TA No. 3255 – VIE. Rome, Italy và Hanoi, Vietnam: Agriconsulting S.P.A.

ADB, 2005. Việt Nam: Country environmental analysis. Strategy and Program Assessment.

Anh, M.T.P., Ali, M., Anh, H.L. and Ha, T.T.T. (2004) Urban and Peri-urban Agriculture in Hanoi: Opportunities and Constrains for Safe and Sustainable Food Production. Shanhua, Taiwan: AVRDC – The World Vegetable Center, Technical Bulletin No. 32, AVRDC Publication 04-601.

Apel, Ulrich. 2000. Forest Protection Regulations as a Precondition for Natural Regeneration in the Song Da Watershed, Northwest Vietnam. Paper at the Workshop “Sustainable Rural Development in the Southeast Asian Mountainous Region” organized by European Committee (EC), SIDA, GTZ. Hanoi, Vietnam.

AusAID 2001, Reducing poverty - the central integrating factor of Australia’s Aid Program

Brocklesby, M.A. and Hinshelwood, E., 2001. Poverty and the environment: What the poor say: an assessment of poverty – environment linkages in participatory poverty assessments. Centre for Development Studies, University of Wales Swansea, United Kingdom.

Bui Dung The, Dang Thanh Ha and Nguyen Quoc Chinh. 2004. “Rewarding Upland Farmers for Environmental Services: Experience, constraints and potential in Vietnam”. World Agroforestry Centre (ICRAF), Southeast Asia Regional Office, Bogor, Indonesia.

Bui Dung The, 2003. Land use system and erosion in the uplands of the Central Coast, Vietnam. Environment, Development and Sustainability 5:461-476.

Dang Nguyen Anh. 2005. Migration Policies in the Socio-economic Development of the Mountainous Provinces. The Gioi Publisher. Hanoi.

Dang, N. A., 2005. “Labor migration and gender in the period of industrialization and modernization in Vietnam” Sociological Review 4(63): 45-56

Dang, N. A., 2000. “Women’s Migration and Urban Integration in the Context of Doi Moi”, Vietnam’s Socioeconomic Development, Institute of Economics, National Centre for Social and Human Sciences, Ha Noi, Autumn, 23: 66-80.

Dang, N. A., 1999. “Market reforms and internal labor migration in Vietnam”. Asian and Pacific Migration Journal 8(3): 381-409

Dao The Anh. 1999. Kinh Te Ho Nong Dan Mien Nui. (Economy-Farmer Households in Mountainous Regions.) A paper at the National Workshop on “Research on Sustainable Development in Mountainous regions in Vietnam.” Hanoi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

Dasgupta, S., Deichmann, U., Meisner, C., and Wheeler, D. 2003. The poverty/environment nexus in Cambodia and Lao People’s Democratic Republic. The World Bank Development Research Group.

Department for International Development, United Kingdom (DFID); Directorate General for Development, European Commission (EC); United Nations

67

Development Program (UNDP)The World Bank, 2002. Linking Poverty Reduction and Environmental Management. Policy Challenges and Opportunities. July 2002

Desbarats, J. 1987. "Population Redistribution in the Social Republic of Vietnam" Population and Development Review 13(1): 43-76.

DFID, EU, UNDP, WB, 2002. Linking poverty reduction and environmental management: Policy challenges and opportunities.

Do, Van Hoa (ed.) 1998. Migration Policies in Asia. Agriculture Pubslisher. Hanoi

Duc Thuan, D. et al, 2005. “Poverty Reduction and Rural Livelihoods in Vietnam”. Ministry of Agriculture and Rural Development. Forest Sector Support Program & Partnership.

Duraiappah, A. 1996. Poverty and environmental degradation: A literature review and analysis. CREED Working Paper Series No.8. Environmental fiscal reform for poverty reduction. DAC Guidelines and Reference Series. 2005.

Duraiappah, A. 1996. Poverty and environmental protection: A literature review and analysis. CREED Working Paper Series No.8, International Institute for Environment and Development, London.

FAO – RWEDP (Regional Wood Energy Development Programme in Asia). 2007. Wood Energy Situation. Available at : http://www.rwedp.org/c_vie.html

Freshfields Bruckhaus Deringer, April 2005. Vietnam – New electricity law. Available at: http://www.mekongsources.com/doc/Briefing%20on%20Vietnam's%20Electricity%20Law%202005.pdf

Government of Vietnam, 2001. Orienting plan for priority programs of environmental protection 2001-2005. 2001. Retrieved from http://www.nea.gov.vn/English/state/VN_Orienting-Plan-2005.htm

Government of Vietnam, 2003. National Strategy for Environmental Protection until 2010 and vision toward 2020 (the Prime Minister of the Government approved this National Strategy for Environmental Protection (NSEP) until the Year 2010 and Vision toward 2020 according to the Government Decision 256/2003/QD-TTg of December 2nd, 2003).

Government of Vietnam, 2003. National strategy for environmental protection until 2010 and vision toward 2020.

Government of Vietnam, 2003. The comprehensive poverty reduction and growth strategy. Retrieved Jan 2007 from http://siteresources.worldbank.org/INVIETNAM/Overview/20270134/cprgs_finalreport_Nov03.pdf

Government of Vietnam, 2003. The comprehensive poverty reduction And growth strategy (CPRGS).

GSO-UNFPA., 2004. Vietnam Migration Survey 2003. Statistical Publishing House. Hanoi.

Hainsworth, Geoffrey B. 1999. “Localized Poverty Reduction In Viet Nam: Improving The Enabling Environment For Livelihood Enhancement in Rural Areas”. Vancouver, B.C., Canada: Center for Southeast Asia Research, University of British Columbia.

68

Hoang Fagerström, M.H, Tran Yem, Pham Quang Ha, Vu Dinh Tuan, Valhed, C.,, Kvamme, K., Nyberg, Y. 2005. Characterization and diagnosis of rural-urban interface farming in the Tu Liem and Thanh Tri districts of Hanoi city, Vietnam. International Journal of Agricultural Sustainability. Vol 3 Issue 3. 177-188.

Hobley, Mary, Ram Sharma and Axel Bergman. 1998. From Protection to Protection through Production: A process for forest planning and management in Ha Giang and Yen Bai provinces. Draft report.

(http://www.equatorinitiative.net/files/2002-233_Nom_EcologicalEconomyInstitute_Vietnam.pdf)

International Centre for Environmental Management. (2003). Protected Areas and Development in Vietnam: Lessons Learned. Retrieved from: www.mekong-protected-areas.org

International Food Policy Research Institute (IFPRI) (1996): Rice Market Monitoring and Policy Option Study.

Jalal, K.F., 1993. Sustainable development, environment and poverty nexus. Occasional Papers No.7 Asian Development Bank.

Jianming Xu and Huang Changyong (2000). Impacts of agricultural non-point source pollution on the water quality of Tiahu Lake, China. China-Australia conference on soil and water quality. Proceedings, Nanjing, People’s Republic of China, 25–29. September 2000.

Kabeer, N. and Tran, T.V.A., 2006. Globalization, Gender and Work in the Context of Economic Transition: The case of Vietnam. UNDP Vietnam Policy Dialogue Paper: Hanoi.

Kim, Y.P., 2001. Poverty and environment in a newly industrialized country: The case of Korea in Le, M. T. and

Kumar, S., 2002. Methods for Community Participation: A complete guide for practitioners, Vistaar Publications, New Delhi.

Law of Electricity.2005. Available to download at: http://www.icon.evn.com.vn/thong_tin_huu_ich/Luat_dien_luc_F/

Le Thi Phi, Tong Van Chung and Le Bang Tam. 2003. Upland Livelihoods and Assistance. Unpublished manuscript.

Le Trong Cuc. 2003. Uplands of Vietnam. In Landscapes of Diversity: Indigenous Knowledge, Sustainable Livelihoods and Resource Governance in Montane Mainland Southeast Asia. Proceedings of the III Symposium on MMSEA 25–28 August 2002, Lijiang, P.R. China. Xu Jianchu and Stephen Mikesell, eds. pp. 113–119. Kunming: Yunnan Science and Technology Press.

Le Trong Cuc et al. (eds). 1996. Red Books, Green Hills: The Impact of Economic Reform on Restoration Ecology in the Midlands of Northern Vietnam. Center for Natural Resources and Environmental Studies, Hanoi University; Southeast Asian Universities/Agroecosystem Network; East-West Center/Program on Environment; University of California at Berkeley.

MARD. 2002. Forestry Development Strategy Period 2001-2010. Translated by 5MHRP Partnership Secretariat. Vietnam: Ministry of Agriculture and Rural Development.

69

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). 2001. Report on Sedentary and Resettlement Programs. Department for Resettlement and Development of Economic Zones. Hanoi

MARD/ICD. 2001. Five Million Hectare Reforestation Program Partnership: Synthesis Report. Hanoi: Ministry of Agriculture and Rural Development, International Cooperation Department.

McKenzie-Mohr, D. and Smith, W, 1999 Fostering Sustainable behaviour: An Introduction to Community Based Social Marketing.

Ministry of Fishery and Danida. 2005. Component Document: Sustainable Livelihoods in and around Marine Protected Areas. Vietnam – Denmark: Development Cooperation in the Environment (DCE)

Ministry of Fishery. 2006. Conference on project establishment “Enhancing the conservation of marine bio-diversity in Viet Nam by 2020”. Available at : http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=2112496&News_ID=4841297

MOLISA, 1997. “Report on the Result of the Survey on Rural Migration in Dak Lak Province”, Project VIE/95/004. MARD: Hanoi.

MONRE, 2006. Environment Protection Law 2006

Morris. J, Le Thi Phi, Ingles. A, Raintree. A and Nguyen, V. D., 2004. Linking Poverty Reduction with Forest Conservation: Case studies from Vietnam. IUCN, Bangkok, Thailand. 74 pp.

Morris, J., Bui Thi An, Nguyen Thi Nghia & Vu Dinh Quang. (2002). Evaluation of Impacts: NTFP Project (1998-2002). NTFP Project: Hanoi.

MRDP. 2000. “Report of the Non Timber Forest Products Study Training and Commune Study in Ha Giang”. Vietnam: Mountain Rural Development Program.

Nadkarni (Eds.) Poverty, environment and development: Studies of four countries in the Asia Pacific region. Association of Asian Social Science Research Councils (AASSREC). UNESCO.

Nadkarni, M.V. (2001). Poverty, environment and development in India. In A.Hayes and M.V. Nadkarni (Eds.) Poverty, environment and development: Studies of four countries in the Asia Pacific region. Association of Asian Social Science Research Councils (AASSREC). UNESCO.

National Committee for Population and Family Planning (NCPFP), 2001. Vietnam Population Strategy 2001-2010..

National Strategy for Environmental Protection (NSEP) until 2010 and vision toward 2020., May 2003. Ministry of Natural Resources and Environment. Socialist Republic of Vietnam. Retrieved from: http://www.nea.gov.vn/luat/luat_eng/.%5Ctoanvan%5CNationalEnvironment.htm

Neumann R.P. & Hirsch, E.H. (2000). Commercialization of NTFP: Review and Analysis of Research. CIFOR: Bogor, Indonesia.

Nguyen Chu Hoi and Hoang Ngoc Giao. 2005. Viet Nam Towards a Integrated Coastal and Marine Policies. Available at : www.globaloceans.org/tops2005/pdf/NguyenChuHoi.pdf

70

Nguyen, Quang and Howard Steward. 2005. The PRSP Process and Environment – the Case of Vietnam. Vietnam Country Review. March 2005.

Nguyen Thi Dzung. et al., 2006. “Gender Issues in the Forestry Sector in Vietnam”. Ministry of Agriculture and Rural Development. Forestry Sector Support Program and Partnership

Nguyen, T. H., 1998. “Population Redistribution Policy and Migration Trends in Vietnam: Past, Present and Future.” pp. 50-76 in Proceedings of the National Conference on Population and Sustainable Development. Hanoi

Nguyen Van San and David Gilmour. 1999. Forest Rehabilitation Policy and Practice in Vietnam. Hanoi, Vietnam: IUCN.

Oberai, A. S. 1987. Migration, Urbanization and Development. Geneva: International Labour Organization.

Philip M., 1998. The Dynamics of Internal Migration in Vietnam. UNDP Discussion Paper No.1, UNDP, Hanoi, Vietnam

Prakash, S., 1997; Poverty and Environment Linkages in Mountains and Uplands: Reflections on the “Poverty Trap” thesis, CREED Working paper Series No 12, IIED, London

Richter, J. and Roelcke, M. (2000) The N-cycle as determined by intensive agriculture – examples from central Europe and China. Nutrient Cycling in Agroecosystems 57, 34–46.

Rugendyke, B. and Thi Son N., 2005. “Conservation Costs: Nature-based tourism as development at Cuc Phuong National Park, Vietnam”. Asia Pacific Viewpoint, vol 46, No. 2

Sanford, S. 1987. Better livestock policies for Africa. FAO

Science Council of the Asia (SCA) and the Science Council of Japan and Ministry of Science Technology and Environment (MOSTE) . 2005. Maritime Security and Vietnamese Perspective. Available at: http://www.scj.go.jp/en/sca/pdf/5thsecuritythao.pdf

Shuiwang Duan, Zhang Shen and Huang Hongyu (2000) Transport of dissolved inorganic nitrogen from major rivers to estuaries in China. Nutrient Cycling in Agroecosystems 57, 13–22.

Sikor, Thomas. 2001. The Allocation of Forestry Land in Vietnam: Did it Cause the Expansion of Forests in the Northwest? Forest Policy and Economics 2:1-11.

Sunderlin, W. D. and Thu Ba, H., 2005. “Poverty Alleviation and Forests in Vietnam”. Center for International Forestry Research (CIFOR). Subur Prinnting. Indonesia

Tai, Nguyen Van, Nguyen Trung Thang, Nguyen Thi Thuy Duong, Nguyen Duc Minh, and Hoang Van Hoa. 2006. "Poverty-Environment Nexus Program, Case study: Poverty and Industrial Pollution in Vietnam." Hanoi: background paper to the PEN study.

Thompson K J and Rayner A J. 1984. Quantitative policy modelling in agricultural economics. J. of Agric. Econ. 35 (2): 161-176.

Thu Ba, H. et al. 2002b. People, Land and Resources Study. Vietnam: WWF Indochina Program.

71

Tran Duc Vien. 1999. Cac To Chuc Xa Hoi va Quan Ly Tai Nguyen Thien Nhien cua Nguoi Tay, Ban Tat, Da Bac. Hoa Binh. Social Organizations and Natural Resource Management of Tay Ethnic Group in Hoa Binh province. A paper presented at the National Workshop on “Research on Sustainable Development in Mountainous Regions in Vietnam.” Hanoi, Vietnam: Agricultural Publishing House.

UN 2005.The Energy Challenge for Achieving the Millennium Development Goals. Available at www.unhabitat.org/downloads/docs/920_88725_The%20Energy%20challenge%20for%20achieving%20the%20millenium%2...

UNDP.2005 Energizing the Millennium Development Goals - A Guide to Energy’s Role in Reducing Poverty. Available at: www.undp.org/energy

UNESCO.2007. Best Practice in Renewable Energy: Vietnam. Available at: http://www.unesco.or.id/apgest/pdf/vietnam/vnam-bp-re.pdf

UNESCAP, 2003. The environment-poverty nexus revisited: linkages and policy options, in Economic and Social Survey of Asia and Pacific 2003. Retrieved at http://www.Unescap.org/pdd/publications/survey 2003/summary.asp

US EPA., 1992. Environmental equity: Reducing risk for all communities. Vols. 1&2. Washington, D.C.

Vietnam Development Report (VDR), 2007. Draft outline, June 22, 2006. Rertrieved from: www.ngocentre.org.vn/file_lib/outline%20for%20vdr%202007.doc

Vietnam News. 2005. Fisheries strategy awaits finalisation. Available at: http://vietnamnews.vnagency.com.vn/showarticle.php?num=02ENV270405

Vietnam News Agency. (February 3, 2001). "Programme 135 helps improve remote communes."

Vietnam News Agency. (April 19, 2001). "Poor should have final say in poverty alleviation."

Vietnam News Agency. (November 27, 2001). "Programme 135 scores early success against poverty."

Vietnam News Agency. (May 12, 2001). "Remote village hails 'magic number'."

Vietnam News Agency. (November 4, 2000). "National anti-poverty programme wins citizens' hearts and minds."

Vu Huu Tuynh. 2001. “Evaluation of the impact of forestry policies in some joint forest management models in Yen Bai and Ha Giang. Recommendations of policies and approaches on community forestry development”. Project Report. MRDP.

Vu Long et al. 1996. Tham Gia Quan Ly Tai Nguyen Rung Duoi Hinh Thuc Khoan Quan Ly va Bao Ve Rung. (Forest Resource Management via Forest Allocation for Management and Protection.) Vietnam: MARD.

Weiner, M. 1975. Internal Migration Policies: Purposes, Interests, Instruments and Effects. Cambridge, Mass.: Center for International Studies.

World Bank, 2006. Poverty and Environment Nexus: Sustainable approaches to poverty reduction in Cambodia, Lao PDR and Vietnam. Environment and Social Development Department, East Asia and Pacific Region, World Bank: Washington, D.C.

72

World Bank, 20061, Vietnam Environment. Retrieved on Jan 18 from http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/COUNTRIES/EASTASIAPACIFICEXT/EXTEAPREGTOPENVIRONMENT

World Bank, 20062, Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty reduction in Cambodia, Lao PDR and Vietnam. Draft Conference Edition.

World Bank. 2003. Global Economic Prospects 2004: Realizing the Development Promise of the Doha Agenda

World Bank, 1992; World Development Report 1992—Development and the Environment, Oxford University Press, New York

World Bank in Vietnam, Oxfam GB and DFID. 1999. Participatory Poverty Assessment Report. Hanoi, Vietnam: The World Bank in Vietnam.

WCED, 1987. Our common future. Oxford: Yale University Press.

Williams, P., 2007. Personal consultation on the case study.

World Health Organization (WHO), 1998. PHAST Step-by-Step Guide: a participatory approach for the control of diarrhoeal disease. Sawyer R., Simpson-Hubert M., and Wood S. WHO/EOS/98.3, Geneva, Switzerland

Xuan Nguyen, N. et al.1999. Overview of Financing Mechanisms for Sustainable Forestry Development in Vietnam. PROFOR Vietnam Issues Paper No. 2. MARD-UNDP. Hanoi-Vietnam

73

PHỤ LỤC Phụ lục 1. Văn bản pháp quy 1. Chương trình nghị sự 21

Chương trình nghị sự 21 do Liên hiệp quốc ban hành ngày 14/6/1992 tại Rio de Janerio, Brazil và được trên 178 chính phủ thông qua

Chương trình nghị sự 21 đưa ra hướng dẫn chung về mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, đó là: thiết lập một xã hội người dân được hưởng cuộc sống sung túc cả về vật chất lẫn văn hoá tinh thần, sống bình đẳng và hoà thuận lẫn nhau, đảm bảo hài hoà giữa con người và thiên nhiên; phát triển là sự kết hợp hài hoà, theo tỷ lệ và chặt chẽ giữa 3 mặt: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Về mặt kinh tế, mục tiêu phát triển bền vững là đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững với một cơ cấu kinh tế phù hợp, thoả mãn nhu cầu người dân để nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh suy thoái và đình trệ kinh tế trong tương lai, cố gắng tránh bị nợ nần để lại hậu quả xấu cho thế hệ con cháu.

Về mặt xã hội, mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo người dân Việt Nam có đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện; có cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo đói; thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội và nhóm người; xoá được tệ nạn xã hội; nâng cao quyền và trách nhiệm của từng người dân và toàn xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá đa dạng; nâng cao mức sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Về môi trường, áp dụng các biện pháp phát triển bền vững: khai thái hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả; ngăn chặn và kiểm soát được ô nhiễm môi trường;; bảo vệ môi trường sống; bảo vệ các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn và sinh quyển; bảo tồn đa dạng sinh học; tránh được tình trạng suy thoái môi trường và cải thiện được điều kiện môi trường.

Các chỉ số theo Chương trình nghị sự 21

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Bình đẳng: Bình đẳng xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững, trong đó con người và điều kiện cuộc sống của họ là nội dung trọng tâm. Bình đẳng nói lên mức độ công bằng/vô tư và nguồn tài nguyên nào

Nghèo đói: các chỉ số bao quát các vấn đề của nghèo đói, không công bằng trong thu nhập và thất nghiệp. Các vấn đề này đại diện cho các vấn đề ưu tiên của các quốc gia và cộng đồng thế giới. Các chỉ số được sử dụng rộng rãi, là các biện pháp đã qua kiểm nghiệm và tỏ ra có hiệu quả trong việc xây dựng mục tiêu phát triển. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội đưa muc tiêu giảm tỷ lệ dân số sống ở mức quá nghèo tại các quốc gia đang phát triển xuống còn 1/2 đến năm 2015.

74

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Vấn đề xã hội

được phân bổ, cơ hội và quyết định đưa ra. Nó cũng bao gồm cả cơ hội việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế và luật pháp. Những nội dung quan trọng này lên quan đến thành tựu của công bằng xã hội như: xoá đói ngèo, việc là và phân bổ thu nhập; giới, vấn đề dân tộc và tuổi; tiếp cận nguồn tài chính và tài nguyên thiên nhiên và các cơ hội mang tính đa hệ.

Bình đẳng giới: Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ kêu gọi xoá bỏ phân biệt đối xử trong vấn đề việc làm. Mục tiêu chung là thúc đẩy đạt được sinh kế bền vững và bảo đảm cho phụ nữ và nam giới

75

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Sức khoẻ Sức khoẻ và phát triển bền vững có quan hệ mật thiết với nhau. Cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh, đủ dinh dưỡng và cung cấp lương thực an toàn, các điều kiện sống không bị ô nhiễm, kiểm soát bệnh tật và tiếp cận các dịch vụ y tế - tất cả nhằm góp phần cho dân số khoẻ mạnh. Phát triển không thể đạt được hoặc bền vững nếu tỷ lệ dân bị mắc bệnh và không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cao. Trong thực tế, tăng trưởng và phát triển kinh tế có thể góp phần cải thiện sức khoẻ người dân và mang lại dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Một môi trường trong sạch là rất quan trọng đối với sức khoẻ và đời sống người dân. Tăng trưởng kinh tế không ổn định cùng với mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên không hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái môi trường và tác động đến sức khoẻ con người.

Phát triển đô thị nhanh có thể bỏ xa năng lực bảo vệ môi trường và cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế của xã hội. Ô nhiễm nước và không khí tại các khu đô thị là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong. Các chỉ số quan trọng (từ No5 đến No12) có thể sử dụng để tính toán tiến độ phát triển của quốc gia về mục tiêu sức khoẻ. Cũng cần lưu ý rằng, các chỉ số thuộc các chủ đề khác nói về các vấn đề có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ con người. Các chỉ số này là sự số tạp chất trong không khí đo được tại các khu đô thị, diện tích m2/người và sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

76

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Giáo dục (chỉ số từ No13 đến No15)

Giáo dục là quá trình lâu dài và là điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt được phát triển bền vững. Lĩnh vực này liên quan đến các lĩnh vực khác của Chương trình nghị sự 21, hiện đang là vấn đề nổi cộm để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và đạt được bình đẳng, xây dựng năng lực, tiếp cận thông tin và tăng cường tiềm năng khoa học. Giáo dục được xem là phương tiện thay đổi vấn đề tiêu thụ và sản xuất mang tính bền vững hơn.

Trong khuôn khổ CSD, chủ đề giáo dục mang lại các chỉ số quan trọng để tính toán mức độ giáo dục đạt được và trình độ văn hoá. Đây là hai nội dung liên quan đến chính sách quan trọng của các quốc gia về giáo dục cơ sở.

Nhà ở (chỉ số No16)

Nhà ở hợp lý là một trong những hợp phần cần thiết để phát triển bền vững. Khả năng có một chỗ ở hợp lý góp phần vào điều kiện sống an toàn hơn, công bằng hơn và chỗ ở trong sạch hơn. Điều kiện sống nghèo nàn gắn với nghèo đói, vô gia cư, sức khoẻ kém, tệ nạn xã hội, gia đình không hoà thuận và dễ tan vỡ, bạo lực, suy thoái môi trường và mức độ nhiễm gia tăng (khả năng miễn dịch kém).

Để đánh giá điều kiện chỗ ở và điều kiện sống, các chỉ số quan trọng CSD sử dụng diện tích m2/người là một biện pháp hữu hiện để đánh giá tiến độ liên quan đến chất lượng nhà ở.

An ninh (chỉ số No17)

Xã hội văn minh có chế độ dân chủ và quản lý tốt trên cơ sở công bằng là điều kiện cần thiết để bảm đảm an toàn, ổn định xã hội, hoà bình, nhân quyền và phát triển bền vững một cách ổn định. Một xã hội an toàn và ổn định là cần thiết để hỗ trợ mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đầu tư kinh tế, bảo vệ môi trường, cân bằng giới, hợp tác và sinh kế bền vững

77

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Dân số (chỉ số No18 và No19)

Dân số là một chỉ số quan trọng của phát triển bền vững, từ đó các nhà hoạch định chính sách xem xét đến mối liên hệ giữa con người, tài nguyên, môi trường và phát triển. Thay đổi dân số là một dấu hiệu quan trọng khi các quốc gia đang nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo, đạt được tiến độ phát triển kinh tế, cải thiện bảo vệ môi trường và tiến đến sử dụng và sản xuất bền vững hơn. Tỷ lệ sinh ổn định có thể có tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống. Đô thị hoá đã trở thành một xu thế chủ đạo tác động đến tăng trưởng dân số và di dân có thể làm cho điều kiện sống không an toàn và tăng áp lực lên môi trường, đặc biệt là các khu sinh thái. Nghiên cứu về các điều kiện sống tốt hơn tại các khu đô thị phản ánh tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn; thiếu các dịch vụ xã hội; tìnht trạng thiết đất canh tác; thiên tai, đặc biệt là hạn hán; tình trạng bất ổn xã hội. Các khu đô thị đang ngày càng gia tăng nhưng không an toàn vì thiếu các dịch vụ cơ bản.

Vấn đề kinh tế

Cơ cấu kinh tế (chỉ số từ No39 - No47)

Thương mại và đầu tư là các nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tăng cường tiếp cận thị trường, chuyển vốn và chuyển giao công nghệ và thoát nợ là các vấn đề quan trọng để giúp các quốc gia đang phát triển đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Nghèo đói, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiêu thụ và sản xuất có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu để tăng trưởng kinh tế. Rất khó đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế không dẫn đến mất bình đẳng xã hội và suy thoái môi trường.

GDP bình quân là một biện pháp cơ bản của tăng trưởng kinh tế trong khi đó tỷ lệ % đầu tư vào GDP cho thấy khả năng tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cán cân thương ại trong hàng hoá và dịch vụ cho thấy tính mở và dễ bị tổn thương của một nền kinh tế. Ghánh nặng nợ nần hạn chế khả năng triển khai các ưu tiên môi trường và kinh tế xã hội để đạt được phát triển bền vững của một quốc

78

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

gia. Cam kết ODA là một biện pháp giúp một quốc gia trong cộng đồng quốc tế trong khi đó chuyển vốn ODA cho thấy lòng tin của các nhà tài trợ vào quốc gia đó.

Tiêu thụ và sản xuất (các chỉ số từ No48 đến No52)

Tiêu thụ và sản xuất không bền vững, đặc biệt tại các nước phát triển, là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường toàn cầu. Một điều dễ nhận thấy là trái đất không thể hỗ trợ mức tiêu thụ của các nước công nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, mức tiêu thụ cao như thế sẽ tác động đến các phương án tiêu thụ và sản xuất của các quốc gia đang phát triển hiện tại và trong tương lai.

Chuyển sang phong cách sống bền vững là rất cần thiết để điều phối tốt hơn giữa các quốc gia và nỗ lực của các chính phủ, các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điều này cần tập trung vào việc giảm mức tiêu thụ nguyên liệu nhưng tăng cường cải tiến công nghệ; cần có các cam kết mạnh hơn để giải quyết nhu cầu của người nghèo; và xem xét nguyên nhân của các chi phí môi trường và xã hội cần được xem là trọng tâm của các hệ thống kinh tế. Rất khó đạt được thay đổi này vì hành vi và lòng tin hiện nay là xuất phát từ từng cá nhân.

Một vài chỉ số quan trọng như mức tiêu thụ năng lượng hàng năm/người được kiểm chứng kỹ càng và thường được sử dụng ở cấp quốc gia. Chỉ số sử dụng năng lượng tính đến các vấn đề sau: (1) sử dụng năng lượng trong các ngành thương mại và dịch vụ, (2) sử dụng năng lượng trong giao thông, (3) sử dụng năng lượng vào nhu cầu của công dân, (4) sử dụng năng lượng cho nhu cầu sản xuất và (5) sử dụng năng lượng theo GDP bình quân đầu người

Vấn đề môi trường

Không khí/khí quyển (các chỉ số từ No 20 - No22)

Vấn đề không khí (gồm: thay đổi khí hậu, mất ôzôn ở tầng bình lưu, axit hoá, chất lượng không khí tại các khu đô thị và vấn đề tầng đối lưu) là nguyên nhân trực tiếp gây tác động

79

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

đến sức khoẻ con người, đa dạng sinh học, hệ sinh thái và mất mát về kinh tế. Nhiều tác động kéo dài và diễn ra trên diện rộng và để lại hậu qua sau này.

CSD liên quan đến khí quyển gồm 3 chỉ số: khí thải nhà kính; tiêu thụ các chất huỷ hoại tầng ôzôn và các chất gây ô nhiễm trong không khí tại các khu đô thị. Đây là những biện pháp chính. vấn đề là ở chỗ khi nào cần can thiệp chính sách để phát triển bền vững. Ba chỉ số này có mối liên hệ mật thiết với các chủ đề khác trong khung chỉ số; ví dụ: đất (đất lâm nghiệp và đất đô thị) và tiêu thụ, sản xuất (sử dụng năng lượng và vận chuyển/giao thông).

Vấn đề môi trường

Đất (các chỉ số từ No25 - No29)

Khái niệm “đất” không chỉ về mặt không gian và địa lý mà còn tài nguyên thiên nhiên nhưL đất nông nghiệp, khoáng sản, nước, động, thực vật. Việc sử dụng không đúng nguồn tài nguyên đất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên này cũng như không khí/khí quyển và hệ sinh thái biển. Đất đang trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm, đặc biệt đất nông nghiệp có thể canh tác tốt và bảo tồn hệ sinh thái. Việc tăng mức độ sử dụng đất sai mục đích và giảm diện tích rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ví dụ: nóng toàn cầu và phá vơ chu trình nitơ toàn cầu đe doạ đến tính ổn định và khả năng phục hồi của hệ sinh thái.

Môi trường Đại dương, biển và bờ biển (các chỉ số từ No 30 đến No32)

Các chỉ số quan trọng của CSD gồm 3 chỉ số thuộc các tiểu chuyên đề về khu vực ven biển và nghề cá ở phạm vi quốc gia và trong khả năng của hầu hết các nước. các chỉ số về tổng dân số sinh sống tại các khu vực ven biển và đảo tập trung tại các khu vực ven biển là áp lực đối với tài nguyên ven biển, đặc biệt từ các hoạt động trong đất liền. Chỉ số đánh bắt hàng năm các loài chính là chỉ số quan trọng trong đó số liệu là hoàn toàn có thể thu thập được để tính toán mức độ của hoạt động đánh cá.

80

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Vấn đề môi trường

Nước ngọt/sinh hoạt (các chỉ số từ No33 đến No35)

Nước ngọt là rất cần thiết đối với cuộc sống con người, hệ sinh thái và phát triển kinh tế. Mọi nơi cần nước ngọt, từ cuộc sống con người, sản xuất lương thực, nghề cá, công nghiệp, thuỷ điện, hàng hải và tái sinh.

Các chỉ số nước ngọt trong bộ chỉ số gồm hai yếu tố quan trọng đó là: chất lượng và số lượng. Việc cạn kiệt nguồn nước cho thấy nhu cầu về nước của một quốc gia và tình trạng thiếu nước. Nhu cầu ô xy của các hệ sinh thái cho thấy 2 khía cạnh, đó là sức khoẻ của hệ sinh thái và sức khoẻ con người. 3 chỉ số này là rất quan trọng đối với vấn đề chính sách và là công cụ quan trọng ở cấp độ quốc gia.

Vấn đề môi trường

Đa dạng sinh học (các chỉ số từ No36 –

No38)

Đa dạng sinh học không chỉ nói đến tính đa dạng loài mà còn sự phong phú của gen và số lượng phong phú của loài, môi trường sống và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học gen, loài và hệ sinh thái là các sản phẩm và dịch vụ quan trọng cho cuộc sống sung túc của con người. Bảo tồn đa dạng sinh học giúp đảm bảo trái đất sẽ đảm đương chức năng của mình là duy trì môi trường sinh thái tự nhiên và thoả mãn nhu cầu của tất cả các sinh thể sống. Sự thay đổi, mất mát và suy thoái liên quan đến đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, văn hoá và đạo đức, sinh thái. Trên 40% kinh tế thế giới và khoảng 80% nhu cầu của người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học.

Các chỉ số về đa dạng sinh học được lựa chọn cho thấy phạm vi của các hệ sinh thái quan trọng được lựa chọn, sự phong phú loài và % các diện tích được bảo vệ trong tổng diện tích.

Vấn đề thể chế

Khung thể chế (các chỉ số No53 và No54)

Các công cụ chính sách và pháp luật hợp lý là một môi trường tốt để phát triển bền vững. Việc hài hoà các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường là rất quan trọng trong khung thể chế.

81

Chủ đề của

chương trình nghị

sự 21

Chủ đề nhỏ Nội dung

Việc thực hiện các chiến lược phát triển bền vững và công ước quốc tế sẽ góp phần cải thiện điều kiện môi trường và kinh tế xã hội và giúp giảm xung đột giữa các quốc gia

Các chỉ số quan trọng nằm trong khu thể chế cho thấy sự sẵn sàng của một quốc gia và cam kết chuyển từ cách tiếp cận phân đoạn sang tiếp cận ở dạng chính thể luận, ví dụ tiến đến quá trình phát triển bền vững. Các quốc gia thử nghiệm gợi ý đưa ra 2 chỉ số, chiến lược phát triển bền vững và thực hiện các cam kết quốc tế để phân tích các vấn đề lớn của các quyết định và công ước quốc tế. Cả hai chỉ số này rất dễ xây dựng và chúng cho thấy các hoạt động thể chế cần được tiến hành để hỗ trợ phát triển bền vững một cách toàn diện.

Năng lực thể chế (các chỉ số từ No55 – No58)

Để đạt được phát triển bền vững, một quốc gia cần phải giàu tiềm năng con người và tài nguyên. Tiềm năng của một nước có thể được đo bằng kỹ năng của nguồn nhân lực, mức độ phát triển khoa học và công nghệ, cơ cấu tổ chức, năng lực thể chế và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Năng lực thể chế làm cho công tác lập kế hoạch, thực thi và giám sát trở nên tốt hơn trong quá trình phát triển bền vững. Năng lực tốt hơn sẽ giúp cải thiện kỹ năng của cộng đồng và năng lực giải quyết các vấn đề nổi cộm; đánh giá các chính sách và phương pháp tiếp cận; nhận biết được chính xác các mặt hạn chế.

2. Luật đất đai Luật đất đai được Quốc hội ban hành năm 1993. Luật quy định việc quản lý và

sử dụng đất, quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất. Nội dung Luật gồm:

Chương I: Quy định chung

Chương II: Quản lý nhà nước về đất

Chương III: Quy định việc sử dụng các loại đất

Chương IV: Quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất

Chương V: Quy định việc thuê đất của các cá nhân và tổ chức quốc tế

Chương VI: Quy định về xử lý vi phạm

82

Chương VII: Quy định việc thực hiện

3. Luật thuỷ sản Luật thuỷ sản do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003 gồm những nội dung chính sau:

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Chương III: Khai thác thuỷ sản

Chương IV: Nuôi trồng thuỷ sản

Chương V: Thuyền và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động đánh bắt cá

Chương VI: Chế biến, buôn bán, xuất và nhập khẩu cá

Chương VII: Hợp tác quốc tế trong hoạt động thuỷ sản

Chương VIII: Quản lý nhà nước về hoạt động thuỷ sản

Chương IX: Phạt và khen thưởng

Chương X: Quy định việc thực hiện

4. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 (Do Thủ tướng ban hành và kèm theo Quyết định số 18/2007/QD-TTg, ngày 5/2/2007)

Chiến lược lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là cần thiết, là cơ sở để định hướng phát triển ngành một cách lâu dài. Chiến lược được xây dựng trên cơ sở Chiến lược cũ, giai đoạn 2001 – 2010 được Bộ NN&PTNT phê duyệt và khung Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) và đưa thêm một số điểm và định hướng mới đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Nội dung của Chiến lược gồm 8 phần:

Phần 1: Tình hình hiện nay của ngành lâm nghiệp

Phần 2: Bối cảnh và kế hoạch phát triển

Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

Phần 4: Giải pháp thực hiện

Phần 5: Các chương trình

Phần 6: Thực hiện

Phần 7: Giám sát và đánh giá

Phần 8: Dự kiến nhu cầu tài chính và các nguồn

Nội dung quan trọng của Chiến lược là phần 3 và 5 được đề cập chi tiết dưới đây.

Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái… (như quan định nghĩa về lâm nghiệp đã được trình bày trong phần Mở đầu)

2. Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

83

3. Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.

4. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

II. Mục tiêu và nhiệm vụ đến năm 2020

1. Mục tiêu

• Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.

2. Nhiệm vụ

a) Nhiệm vụ kinh tế

• Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác.

b) Nhiệm vụ xã hội

• Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng; các nhiệm vụ cụ thể là:

• Tạo thêm 2 triệu việc làm mới trong lâm nghiệp (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các làng nghề thủ công mỹ nghệ).

• Tăng thu nhập, góp phần xoá đói và giảm 70% số hộ nghèo trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm;

• Hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trước năm 2010.

c) Nhiệm vụ môi trường

• Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

84

• Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020;

• Đến năm 2010 trồng 0,25 triệu ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;

• Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng. Hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp.

Phần 5: Các chương trình Những mục tiêu và định hướng của Chiến lược phát triển lâm nghiệp sẽ được

thực hiện thông qua các chương trình sau đây.

I. Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững

1. Mục tiêu

• Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia.

2. Nhiệm vụ

• Thiết lập lâm phận quốc gia ổn định cho 3 loại rừng, lập bản đồ và cắm mốc trên thực địa, trong đó quản lý bền vững và hiệu quả toàn bộ diện tích rừng sản xuất ổn định 3,63 triệu ha rừng tự nhiên 4,15 triệu ha rừng trồng (bao gồm rừng trồng nguyên liệu công nghiệp, lâm sản ngoài gỗ và các loại rừng trồng khác);

• Tất cả rừng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê cho các chủ quản lý trước năm 2010.

• Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng và tăng cường năng lực cho các chủ rừng như: các công ty lâm nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

• Sản xuất gỗ ổn định từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây trồng phân tán, đến năm 2010 đạt 9,7 triệu m3 gỗ/năm và đến năm 2020 đạt 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn) và phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

• Cung cấp gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy: đến năm 2010 là 3,4 triệu m3; đến năm 2020 là 8,3 triệu m3;

• Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trung bình đạt 15 m3 gỗ/ha/năm trên cơ sở thực hiện Chiến lược giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020.

• Làm giàu 0,5 triệu ha rừng nghèo kiệt góp phần nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.

• Trồng rừng mới đến năm 2010 đạt 1,0 triệu ha (trong đó trồng rừng sản xuất đạt 0,75 triệu ha, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trồng mới 0,25 triệu ha) và 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau; trồng lại rừng sau khai thác từ 0,3 triệu ha/năm.

• Trồng cây phân tán 200 triệu cây/năm tương đương với 100.000 ha rừng để phục vụ nhu cầu gỗ gia dụng và gỗ củi ở các địa phương.

• Kiểm kê rừng theo định kỳ; củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng và kinh tế xã hội liên quan.

85

• 100% các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng, thực hiện và giám sát, đánh giá phương án điều chế rừng.

• Có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2020.

• Đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công tác quản lý rừng.

II. Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường.

1. Mục tiêu

• Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) một cách có hiệu quả, có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương và tăng cường đóng góp của các dịch vụ môi trường từ rừng.

2. Nhiệm vụ

a) Bảo vệ rừng (Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất)

• Bảo vệ có hiệu quả 16,24 triệu ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp;

• 100% các văn bản quy định về bảo vệ rừng được tuyên truyền phổ biến đến các chủ rừng và người dân trong vùng;

• Nhà nước tiếp tục giao khoán bảo vệ 1,5 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng đến năm 2010.

• Giảm 80% số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

• 100% các chủ rừng, thôn, xã có rừng có lực lượng bảo vệ rừng. 100% cán bộ kiểm lâm địa bàn xã và lực lượng bảo vệ rừng được đào tạo nâng cao năng lực;

• Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi phí hoạt động cho bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy và phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

b) Quản lý hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng

• Xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển và môi trường đô thị) với tổng diện tích khoảng 5,68 triệu ha và hệ thống rừng đặc dụng với tổng diện tích không quá 2,16 triệu ha;

• 100% khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có chủ quản lý (tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc cộng đồng) và có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trung, dài hạn; đến năm 2010

• Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng hình thức quản lý rừng cộng đồng và các hình thức khác (cộng đồng quản lý, công ty cổ phần, hợp tác xã, liên doanh liên kết...).

c) Các dịch vụ môi trường

• Nghiên cứu định giá các dịch vụ môi trường của rừng như bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, chống bồi tụ, hấp thụ CO2, du lịch sinh thái...; xây dựng cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường trong giai đoạn 2006 - 2010;

• Đến năm 2007, xây dựng và triển khai hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

III. Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

1. Mục tiêu

86

• Sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào nguồn gỗ và lâm sản ngoài gỗ nội địa bền vững; áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng công nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp.

2. Nhiệm vụ

• Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.

• Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản để đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

• Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15- 20%; thu hút 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.

IV. Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (RETE)

1. Mục tiêu

• Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp. Lấy khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển ngành, gắn nghiên cứu, đào tạo với sản xuất và thị trường nhằm nâng cao các đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và cải thiện mức sống cho những người dân làm nghề rừng.

2. Nhiệm vụ

a) Nghiên cứu

• Tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ tính chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, nông lâm kết hợp và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt;

• Cải tiến công nghệ và trang thiết bị cho công nghiệp chế biến lâm sản để tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;

• Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các chính sách có tính đột phá trong ngành Lâm nghiệp (sản xuất có lợi nhuận cao, xã hội hoá, phát triển lâm sản ngoài gỗ, định giá dịch vụ môi trường, thu hút vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước...)

b) Giáo dục và đào tạo

• Đào tạo chính quy bình quân mỗi năm khoảng 5.000 sinh viên học sinh trong các trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chú ý đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt;

• Đào tạo nghề cho 50% nông dân làm nghề rừng và khu vực các làng nghề chế biến lâm sản;

• Từ năm 2008, đưa giáo dục bảo vệ môi trường và rừng vào giảng dạy trong tất cả các trường học phổ thông;

87

• 80% cán bộ quản lý rừng ở địa phương được đào tạo về điều tra rừng và xây dựng, thực thi kế hoạch quản lý bảo vệ rừng;

• Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và trang thiết bị cơ bản cho các viện, trường lâm nghiệp;

• Hoàn thiện và cập nhật các chương trình, giáo trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế;

• Tăng cường liên kết giữa hệ thống đào tạo lâm nghiệp với hệ thống khuyến lâm. Đến năm 2020 có từ 1 đến 2 trường đào tạo lâm nghiệp đạt chuẩn quốc tế.

c) Khuyến lâm

• Nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân;

• Thu hút 50% thành phần kinh tế khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động khuyến lâm;

• Bố trí ít nhất 1 cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm cho mỗi xã nhiều rừng; phát triển và tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện;

• Cải tiến và cập nhật nội dung, phương pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc biệt các hộ nghèo và dân tộc ít người;

• Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm và đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản.

V. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp

1. Mục tiêu

• Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động lâm nghiệp theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế, có sự tham gia rộng rãi của khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân; kiện toàn hệ thống tổ chức đồng thời đổi mới công tác lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng và cập nhật hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế lâm nghiệp theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương và phát triển lâm nghiệp bền vững theo định hướng thị trường và xã hội hóa nghề rừng.

b) Xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trong, ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

c) Tổ chức lại và nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo hướng thống nhất chức năng quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức lâm nghiệp các cấp và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ lâm nghiệp.

d) Tổ chức một số công ty lâm nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường tại những vùng lâm nghiệp xa xôi khó khăn mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa sẵn sàng đầu tư; thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp và chế biến lâm sản của nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả.

88

e) Xây dựng, thực hiện và mở rộng các hình thức quản lý bảo vệ rừng cộng đồng.

f) Thiết lập hệ thống khuyến lâm nhà nước các cấp và có cơ chế hỗ trợ tổ chức khuyến lâm tự nguyện cho thôn, xã có rừng.

g) Xây dựng các đơn vị chuyên trách về giám sát, đánh giá gắn với việc kiện toàn hệ thống lập kế hoạch lâm nghiệp các cấp.

5. Luật bảo vệ môi trường Luật do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005. Luật tập trung vào các hoạt động,

chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường.

Đối tượng áp dụng:

• Mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sống trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

• Quy định bảo vệ môi trường:

• Bảo vệ môi trường phải gắn với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường phải phù hợp với bảo vệ môi trường ở cấp vùng và toàn quốc.

• Bảo vệ môi trường là một công việc của toàn xã hội, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân.

• Các hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, ngăn chặn phải đi đôi với chống ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

• Bảo vệ môi trường phải phù hợp với các quy định và đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử và mức độ phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ.

• Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải chịu trách nhiệm đền bù theo Luật.

6. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn 2001- 2010 Mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn

2001-2010 là đưa đất nước tiến lên phát triển, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần và vật chất của người dân; tạo đà để đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá theo hướng hiện đại đến năm 2020 về cở bản. Chiến lược nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, năng lực khoa học kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tiền năng kinh tế, an ninh quốc phòng được tăng cường; Các đơn vị hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thiết lập về cơ bản và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Cụ thể, chiến lược nhằm đảm bảo rằng đến năm 2010, GDP sẽ ít nhất tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và tăng chỉ số phát triển con người (HDI). Bên cạnh đó, chiến lược cũng đề cập đến nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật để ứng dụng thành tựu khoa học mới tiến dần đến tiêu chuẩn quốc tế và tự nỗ lực phát triển một số lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hoá. hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển kinh tế xã hội, anh ninh quốc phòng và tạo ra bước ngoặt. Hơn nữa, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, quản lý các ngành trọng điểm của nền kinh tế; doanh nghiệp tư nhân được cơ cấu lại và phát triển đảm bảo hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển rực rỡ và lâu dài. Các đơn vị của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thiết lập một cách cơ bản và vận hành tốt, có hiệu quả.

89

7. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện được Chính phủ ban

hành gồm 6 phần. Mục tiêu tổng thể của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là nâng cao đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của người dân, tạo đà đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thiết lập thể chế của một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ mai sau. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo, chiến lược còn đề cập mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường và xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề này.

Theo nội dung chiến lược, rất cần thu hẹp khoảng cách xã hội giữa các vùng và nhóm dân số, giảm các mặt hạn chế của người nghèo và các nhóm sống trong điều kiện khó khăn; nhận thức vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ; ổn định và nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số; mở rộng mạng lưới an toàn xã hội và bảo vệ xã hội và phát triển một hệ thống phản ứng nhanh; mở rộng sự tham gia và tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong nước, các tổ chức phi chính phủ trong quá trình xây dựng và thực thi mạng lưới an toàn xã hội.

8. Luật bảo vệ và phát triển rừng Luật đưa ra các định nghĩa liên quan đến rừng và phát triển rừng và các các quy

định chi tiết về phân loại rừng; quyền của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng cho cộng đồng thôn bản, giá rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê và kiểm kê rừng, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và trách nhiệm bảo vệ rừng…

Nội dung chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng, động vật, thực vật rừng, phòng chống cháy rừng… Một số nội dung quy định khai thác và buôn bán lâm sản. theo đó, việc khai thác lâm sản phải tuân thủ các quy định về quản lý rừng, không gây tác động xấu đến mục tiêu bảo tồn rừng và bảo vệ phong cảnh rừng và phù hợp với các quy định sau. Trong đó, cho phép khai thác cây chết và cây đổ, lâm sản ngoài gỗ, ngoại trừ các loài cây rừng quý, hiếm và đang bị đe doạ bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về chế độ quản lý và bảo vệ động, thực vật rừng quý, hiếm, đang bị đe doạ và danh mục các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và đang bị đe doạ. Bên cạnh đó, việc săn, bắt và bẫy động vật rừng cũng bị cấm. Luật nhấn mạnh vấn đề khai thác và sử dụng rừng sản xuất phải đảm bảo duy trì diện tích rừng, phát triển trữ lượng rừng và chất lượng rừng và phù hợp với quản lý rừng. các cá nhân phá hoại rừng, đốt rừng hay làm hư hại tài nguyên rừng, khai thác rừng trái phép, săn, bắt và nhốt động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh hoặc vận chuyển lâm sản hoặc không tuân thủ các quy định của luật về bảo vệ và phát triển rừng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự việc.

90

Phụ lục 2. Danh sách người được phỏng vấn về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường

Tên Tổ chức Chuyên môn Chức vụ

Giáo sư Lê Trọng Cúc Khoa Khoa học môi trường, trường Khoa học tự nhiên Hà Nội

Sinh thái con người

Giảng viên

Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng

Bộ TN&MT Nghiên cứu viên cao cấp

Kim Thị Thuý Ngọc Bộ TN&MT Chuyên viên nghiên cứu và truyền thông

Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Viện văn hoá dân gian Văn hoá Nghiên cứu viên cao cấp

Võ Thành Sơn Trung tâm nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và môi trường (CRES), Trường đại học quốc gia

Địa lý Phó giám đốc

Thạc sỹ Nguyễn Minh Tiến

Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT

Kinh tế Trưởng phòng

Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Quế

Trung tâm chính sách nông nghiệp - Bộ NN&PTNT

Kinh tế nông nghiệp

Phó giám đốc

91

Phụ lục 3. Danh sách các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia đối thoại về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường tại các chương trình và dự án do quốc tế và Việt Nam tài trợ

Chương trình/dự án Chuyên gia/chuyên viên

Địa chỉ

Tiến sĩ Meine van Noordwijk

Jl. CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang, Bogor 16680, Indonesia

Chương trình vùng RUPES tại Châu Á do IFAD tài trợ

Tiến sĩ Minh Ha Hoang

ICRAF/CIFOR

Phòng 302, 17T5- Trung Hoà Nhân chính, Hà Nội

Dự án Rupes Vietnam do IFAD và SIDA tài trợ; dự án MEKARN Hà Nội về khí sinh học

Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh

Vietnam’s Asia-Pacific Center

54/12, Dao Tan street, Ba Dinh, Ha Noi, Viet Nam

Dự án về chính sách di cư trong phát triển kinh tế xã hội các khu vực miền núi do Chính phủ tài trợ

Tiến sĩ Ann Elizabeth Killen

Carl Bro Vietnam

23, Ngõ 193, Đặng Tiến Đông, H à nội

Dự án nước, sức khoẻ và hệ thống vệ sinh do DANIDA tài trợ

Thạc sĩ Alison Clausen

Carl Bro Vietnam

23, Ngõ 193, Đặng Tiến Đông, H à nội

Dự án EIA do ADB tài trợ

Tiến sĩ Terry Sunderland

CIFOR Global Office in Bogor, Indonesia

International NGO

Quản lý rừng cộng đồng

Tiến sĩ Trương Văn Tuyển

HUAF

102 Phùng H ưng, Tp.Huế, Vietnam

Dự án nghiên ncứu CBNRM tại đầm phá Tam Giang tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiến sĩ Ludovic Lacrosse &

Carl Bro Vietnam Các dự án về năng lượng tái tạo 23, Ngõ 193, Đặng Tiến Đông,

H à nội Tiến sĩ Trần Quang Cử

92

Phụ lục 4. Rupes Việt Nam – bài học kinh nghiệm7 Đối với các tổ chức quốc tế tham gia làm việc tại Việt Nam như ICRAF, IUCN,

CIFOR, Winrock International, thì khái niệm Rupes (Hưởng lợi từ dịch vụ môi trường) và PES (Chi trả phí dịch vụ môi trường) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có duy nhất WWF chú trọng đến PES. IUCN và Winrock International dường như không có sự phân biệt giữa Rupes và PES. Còn đối với ICRAF SEA, chúng tôi chú trọng đến nỗ lực của chúng tôi cho Rupes. Khái niệm Rupes ở đây được nêu chi tiết trong phần 2.2.

1. Các hoạt động khen thưởng của ICRAF-CIFOR và các đối tác tại Việt Nam Trong giai đoạn 2002-2005, một ban đối tác gồm ICRAF và CIFOR và một vài

tổ chức trong nước khác đã tiến hành một số nghiên cứu tiền đánhgiá, phỏng vấn các bên liên quan. Hoạt động này đã được đưa ra thảo luận tại hội thảo với các bên tổ chức tại Thừa Thiên Huế ngày 3-4/12/2004. Sau hội thảo với các bên tại Thừa Thiên Huế tháng 12/2004 đã tổ chức một số hội thảo nhỏ tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và tổng hành dinh của CIFOR-ICRAF SEA tại Bogor, Indonesia để đưa ra các hoạt động cụ thể cho Rupes Việt Nam. Nội dung này đã được xây dựng thành đề xuất dự án trình Quỹ uỷ thác cho ngành Lâm nghiệp (TFF) do Văn phòng Điều phối Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP CO) quản lý tháng 11/2005 (ở đây gọi là đề xuất TFF). Các bên tham gia gồm: Cục kiểm lâm, Cục lâm nghiệp, Trường đại học nông lâm Huế, IUCN và WWF, GEF của Bộ TN&MT đã cho ý kiến về ý tưởng dự án tại cuộc họp được tổ chức vào ngày 20/12/2004 tại Viện Khoa học lâm nghiệp cũng như một số cuộc họp không chính thức khác giữa tổ công tác với các bên tham gia.

2. Khái niệm Rupes do ICRAF SEA đưa ra8

Đặc điểm thị trường được định nghĩa là thực tế, có tính tự nguyện và có điều kiện. ảnh hưởng của chúng đến nghèo đói đan xen lẫn nhau. Nhiều vấn đề môi trường và mức độ khan hiếm dịch vụ sinh thái gia tăng là do “không có thị trường”. Sự chậm chễ về mặt thời gian, nguyên nhân - kết quả phức tạp và nhiều quyền và nghĩa vụ trong vấn đề môi trường làm cho các vấn đề liên quan đến dịch vụ trong quá trình ra quyết định tập trung vào “các hành hoá có thị trường”. Cần kết hợp gì giữa đặc điểm và vấn đề thiếu thị trường để tạo ra cơ chế hiệu quả, bền vững và công bằng vô tư để tránh suy thoái môi trường? Các cơ chế dựa vào thị trường và hướng nghèo có khả thi không?

Chúng tôi đưa ra để xác định các cơ hội đôi bên cùng có lợi giữa người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường và người quản lý tài nguyên để tác động lẫn nhau nhằm tạo ra quy chế áp dụng cho vấn đề môi trường. Chúng tôi kết hợp giữa nguyên tắc và nội dung của thuyết phúc lợi xã hội, phương pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên tổng hợp và kinh tế thể chế để đạt được khung tiêu chí và chỉ số chung cũng như để làm rõ phương pháp đa bên (8 bên như đã được xác định từ trước) và những thách thức trong xoá đói giảm nghèo thông qua cơ chế bồi hoàn và khen thưởng.

Tiêu chí liên quan đến hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững của cơ chế hưởng lợi được đưa ra liên quan đến các câu hỏi sau:

(1) Việc hưởng lợi có thực tế không?

(2) Họ sẽ tự nguyện?

(3) Áp dụng điều kiện nào?

Tiêu chí về vấn đề công bằng liên quan đến 3 câu hỏi sau: 7 Được trích từ Báo cáo của ICRAF tại Việt Nam về dự án Rupes do IFAD và ICRAF tài trợ. 8 Nội dung này được Meine van Noordwijk dự thảo để trình bày tại Hội thảo Lào tháng 12/2006.

93

(1) Nghèo đói có liên quan đến dịch vụ môi trường không?

(2) Ai sẽ bị loại ra?

(3) Bên hưởng lợi có phải là người nghèo không?

3. Ở cấp địa phương đã tổ chức các nghiên cứu điểm về tất cả các loại hình dịch vụ môi trường

3.1. Phong cảnh và du lịch sinh thái

Từ góc độ của IUCN, phong cảnh cần được lưu tâm hơn ở Việt Nam vì địa hình cũng như khí hậu tạo cho Việt Nam có một phong cảnh tuyệt đẹp và có nhiều tiềm năng phát triển chi trả phí dịch vụ môi trường. Ví dụ về mô hình cơ chế cải thiện hệ thống hưởng lợi cho cộng đồng từ dịch vụ môi trường đối tác ICRAF-CIFOR tại việt Nam lên kế hoạch. Một mô hình về hệ thống hưởng lợi cho cộng đồng vì dịch vụ phòng hộ đầu nguồn và phong cảnh sẽ được thử nghiệm tại Suối Voi của huyện Phú Lộc. Người mua/người ủng hộ các dịch vụ môi trường là hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên9.

WWF cũng quan tâm đến việc thử nghiệm các hoạt động chi trả phí dịch vụ môi trường về vẻ đẹp phong cảnh mang lại, đặc biệt là du lịch sinh thái biển ở Việt Nam. Một số dự án sinh thái biển đã được tiến hành tại Phú Quốc, Cù Lao Chàm và Côn Đảo nhằm khám phá cơ hội thu lợi từ dịch vụ môi trường trong khu vực10. Hai dự án chi trả dịch vụ môi trường được phê duyệt gần đây về phong cảnh là “Du lịch dựa vào cộng đồng” và “bảo tồn đa dạng sinh học biển và ven biển và sử dụng bền vững tại Côn Đảo” dự kiến sẽ thử nghiệm các mô hình về cơ chế chi trả do công ty nước giải khát tại hạ lưu sông Hương thanh toán cho hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học tại khu vực thượng nguồn (không rõ ai là người bán, cộng đồng, nông dân hay doanh nghiệp tư nhân) và những người sử dụng khác nhau trả cho quản lý bền vững thông qua một quỹ uỷ thác11.

3.2. Chức năng phòng hộ đầu nguồn

IUCN cũng cho rằng phòng hộ đầu nguồn có tiềm năng lớn ở giai đoạn này tại Châu Á. Cần xem xét cả hai khía cạnh: chất lượng và số lượng nước và phí thu được từ dịch vụ này có thể không đem trả lại cho người cung cấp mà được sử dụng vào mục đích khác - dịch vụ lâu dài. Một ví dụ về đối tác ICRAF-CIFOR tại Việt Nam về mô hình thanh toán phí dịch vụ môi trường cho cộng đồng tham gia cung cấp nước sạch cho các nhà máy thuỷ điện và các nhà máy sẽ được thử nghiệm tại khu vực của dự án hành lang xanh (VD: Hồ Tá Trạch và sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế). Một số hệ thống khuyến khích liên quan đến quản lý và tiếp thị sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ được lên kế hoạch thử nghiệm tại huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây được xem là lợi ích từ chức năng phòng hộ đầu nguồn.

WWF cũng đang thực hiện 3 dự án để thử nghiệm các mô hình thanh toán phí dịch vụ môi trường cho chức năng phòng hộ đầu nguồn, bao gồm:

(i) Dự án ‘Thanh toán tiền nước dọc hạ lưu sông Đồng Nai”. Dự án này kiểm tra cơ chế thanh toán mà người hưởng lợi tại khu vực hạ lưu trả cho dịch vụ bảo vệ thượng lưu. Người mua và người bán đang được xác định.

9 Ví dụ này được đưa ra trong đề xuất của ICRAF-CIFOR-FSIV gửi TFF năm 2005. 10 Thông tin này được thu thập thông qua quá trình tham vấn với Richard McNelly đang làm việc cho tổ chức WWF Việt Nam 11 Bài trình bày của WWF tại Hội thảo về PES – Đưa PES vào Luật đa dạng sinh học

94

(ii) Dự án “thanh toán tiền bảo vệ rừng thượng lưu sông Thu Bồn”. Dự án này sẽ kiểm tra việc thanh toán cho dịch vụ bảo vệ đầu nguồn của các công ty xây đập mà không thu lợi. Còn chưa rõ làm thế nào để số tiền phí thu được sẽ được sử dụng như thế nào.

(iii) Dự án “Hỗ trợ tài chính bền vững cho Vườn quốc gia Bạch Mã”. Dự án này thử nghiệm nhiều mô hình người sử dụng đất và các hưởng lợi khác từ dự án đóng góp vào Quỹ uỷ thác của vườn quốc gia Bạch Mã4.

Mặc dù đã làm việc tại lưu vực sông Đồng Nai nhưng khác với WWF, JDR 3rd Chương trình học bổng tại Việt Nam tập trung vào tác động của giao đất lâm nghiệp và đây được xem như một cơ chế khen thưởng cho hoạt động bảo vệ rừng, thành tựu, hạn chế và lợi ích đến sinh kế của người dân địa phương tại 6 thôn (Lộc Lâm, Lộc Phú, Quốc Oai, An Nhơn, Phủ Lý và Vĩnh An)12. Nghiên cứu đã cho thấy cơ chế khen thưởng cho người nghèo vì bảo vệ đầu nguồn và đảm bảo lợi ích cho người hưởng lợi tại hạ lưu là không tương xứng với dịch vụ họ mang lại. Kết luận rằng có rất nhiều khác hàng tiềm năng sẽ được xem xét đến để tạo ra một cơ chế thanh toán bền vững và hiệu quả hơn. Điều này phù hợp với những gì mà CIFOR và ICRAF nghiên cứu7,8 .

3.3. Đa dạng sinh học

Đối tác ICRAF-CIFOR-WWF tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã thảo luận về việc làm thế nào để xác định người mua/người hỗ trợ bảo tồn quốc tế tiềm năng trong khuôn khổ dự án hành lang xanh cho bảo vệ đa dạng sinh học loài Saola 13.

WWF hiện đang tiến hành 3 dự án để kiểm tra các phương pháp tiếp cận thanh toán phí dịch vụ môi trường, trong đó gồm: (i) khuyến khích trồng và phát triển thị trường cho diện tích trồng dừa bằng việc tạo điều kiện thuận lợi để bán sản phẩm cho người nông dân trồng dừa tại tỉnh Lâm Đồng; (ii) người sử dụng cuối cùng trả tiền cho việc quản lý bền vững khi mua các sản phẩm ngư nghiệp có chứng chỉ và khách hàng trả cho nhãn hiệu sinh học tại Phú Quốc và Bến Tre và (iii) người sử dụng cuối cùng trả cho việc quản lý bền vững khi mua các sản phẩm gỗ và lâm sản có chứng chỉ và khách hàng trả cho nhãn hiệu sinh học ở quy mô quốc gia (FSC hoặc CoC). Do các dự án này vẫn còn trong giai đoạn đầu triển khai nên bài học kinh nghiệm chỉ có thể có trong những năm tiếp theo. WWF cũng đang xây dựng một dự án mới về dịch vụ đa dạng sinh học để thiết lập một cơ chế đối tác cho các khách sạn và công ty du lịch để phát triển du lịch sinh thái tại đảo Phú Quốc4.

3.4. Hấp thụ khí các bon

Viện khoa học lâm nghiệp và Cục lâm nghiệp của đang làm việc về cơ chế phát triển sạch. Đây là một cơ chế thúc đẩy hoạt động trồng rừng. Các hoạt động xây dựng năng lực về cơ chế phát triển sạch do SNV điều phối14

4. Ở cấp chính sách Như đã thống nhất với đối tác ICRAF-CIFOR, thông qua các nghiên cứu tiến hành15, IUCN cũng chỉ ra những hạn chế khi thiết lập và thực hiện PES đó là thiếu

12 Trả cho dịch vụ bảo vệ đầu nguồn: Nghiên cứu điểm tại thượng nguồn song Đồng Nai (dự thảo báo cáo lần 1) do Nhóm công tác PES Việt Nam của Chương trình học bổng lần thứ 3 Winrock International JDR tiến hành. 13 Lấy từ đề xuất dự án TFF (xem phần 2.1). 14 Làm việc riêng với Ông Vũ Tấn Phương và Bà Khanh tại Viện Khoa học lâm nghiệp 15 Wunder et al.2005. Thanh toán hay kiểm soát tốt hơn. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế, JI.CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang, Bogor, Indonesia.

95

vốn và lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động này thấp. Ngoài ra, một thách thức đối PES là xác định và thống nhất giá trị mà người mua sẵn sàng trả. Việc nâng cao nhận thức người dân và tiến hành tiếp thị là rất cần thiết.

Theo IUCN, cầu và cung thị trường dịch vụ môi trường ở Việt Nam còn chưa tương xứng vì dịch vụ môi trường cung ứng chưa đủ và vì chưa có thị trường cho dịch vụ này để phản ánh giá trị mà nó mang lại cho xã hội. Không chỉ vấn đề thị trường chưa tương xứng mà còn việc phân loại và phân biệt người bán và người mua, như IUCN đã nêu, còn chưa rõ ràng ở Việt Nam.

IUCN đã cử các chuyên gia và luật sư về môi trường để hỗ trợ Bộ TN&MT chuẩn bị Luật đa dạng sinh học. Một số hội thảo và hội nghị chuyên đề về thanh toán dịch vụ môi trường sẽ được tổ chức trong 6 tháng tới và đây là một diễn đàn mở cho các bên tham gia thảo luận với các nhà xây dựng luật về phương pháp thanh toán phí dịch vụ môi trường tối ưu nhất tại Việt Nam. Vấn đề cần lưu ý thông qua các cuộc họp này là trong khi nhiều cơ quan, tổ chức của Việt Nam quan tâm đến định nghĩa về thanh toán phí dịch vụ môi trường thì IUCN đã nói rõ là định nghĩa và việc hiểu thuật ngữ thanh toán phí dịch vụ môi trường chịu sự tác động của các yếu tố xã hội, kinh tế, chính trị. Do vậy, chúng ta cần có cách hiểu riêng của chúng ta về thanh toán phí dịch vụ môi trường16.

and The et al.2004. Thưởng cho nông dân vùng cao về dịch vụ môi trường họ mang lại: Kinh nghiệm, hạn chế và tiềm năng ở Việt Nam. Trung tâm nông lâm thế giới (ICRAF), Văn phòng vùng Đông Nam Á, Bogor, Indonesia. 16 Nội dung này lấy từ báo cáo của bà Phạm Thu Thuỷ, trợ lý dự án cho ICRAF Việt Nam, điều phối viên tại hội thảo IUCN tại Đại Lải, ngày 26- 27/9/2006.

96