vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · web viewvụ việc 3 người gồm bùi thị minh...

50
Gần cả thế kỷ nay, lễ Giáng sinh của người Ki-tô giáo đã trở thành ngày lễ quốc tế, ngày hội hoàn vũ, trở thành nét văn hóa của hầu hết mọi quốc gia và nét nhân bản của mọi xã hội, kể cả những quốc gia Hồi giáo hay cộng sản. Không ai không thấy hình ảnh lẫn âm thanh Giáng sinh đập vào mắt và lọt vào tai con người mỗi lần gần cuối năm dương lịch. Từ hình ảnh đặc trưng như hang đá Bê-lem (với cảnh Đức Giê-su sinh ra) tới hình ảnh ông già No-en cỡi xe nai phát quà, cây thông lung linh ngàn ánh sáng… Từ những bài thánh ca du dương bất hủ như Silent Night (lời Việt: Đêm Thánh Vô Cùng), Cao Cung Lên… tới những bài hát vui nhộn như Jingle Bells (Chuông Vang Vang), Drummer Boy (Chú Bé Đánh Trống) hay nhạc tình quyến rũ như Mùa Sao Sáng, Bóng Nhỏ Giáo Đường… Nhưng có lẽ cái đánh động nhất của lễ Giáng sinh chính là những tâm tình mà nó gợi lên trong lòng nhân loại, như bình an, vui tươi, thân thiện, hòa hợp. Người ta hưu chiến, người ta làm hòa, người ta tặng quà, người ta ăn tiệc dịp Giáng Sinh. Đó là vì dù ít dù nhiều, nhân loại biết đấy là lễ kỷ niệm việc Thượng Đế trời cao xuống thế làm người để chia sẻ thân phận với con người, ban gởi bình an đến con người, gieo rắc tình thương giữa con người, kêu gào công lý cho con người và đồng thời mời gọi nhân loại cũng hãy làm cho nhau như thế. Hầu hết các xã hội văn minh dân chủ trên khắp trái đất đều đã và đang nỗ lực biến sứ điệp cao cả đó thành hiện thực bao nhiêu thế kỷ nay. Dù có định kiến thế nào đi nữa, ai ai cũng phải công nhận những quốc gia, đất nước chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo (tại Mỹ châu, Âu châu, Úc châu) xét chung đều phát triển, đều thịnh vượng, đều nhân bản, đều tôn trọng con người. Điều đáng buồn là tại những quốc gia đang gánh chịu chế độ Cộng sản (trong đó có Việt Nam chúng ta), đấy vẫn hoàn là những mơ ước thiết tha, những khát vọng cháy bỏng mà mỗi lần lễ Giáng sinh tới lại làm đau nhói con tim, nung đốt tâm hồn những ai còn quan tâm tới chân lý, công bình, tình thương và tự do, cho dẫu các âm thanh và hình ảnh No-en không hề thiếu ở mọi chốn phồn hoa đô hội tại những quốc gia cộng sản ấy (thậm chí đó còn là nơi mà phần lớn các sản phẩm liên quan tới Giáng sinh hiện bán khắp địa cầu được làm ra, đặc biệt Hoa lục). Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người chia sẻ thân phận của nhau, nghĩa là xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, không có sự chênh lệch của cải và quyền lợi quá đáng. Nhưng tại VN chúng ta, đang có tình trạng một nhúm người thống trị lâu dài cả dân tộc, tức là đảng Cộng sản độc đoán cầm quyền hơn nửa thế kỷ nay. Nhờ nắm trong tay tất cả sức mạnh, đảng quyết định mình là sở hữu chủ (dưới danh nghĩa nhà nước) của mọi tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai, người dân chỉ còn quyền sử dụng, khiến đại đa số lâm cảnh đói nghèo (thu nhập bình quân của người VN vào hạng thấp nhất thế giới là bằng chứng). Đang có tình trạng những kẻ giữ quyền chính trị giành lấy hầu hết mọi tự do (tự do thông tin và phát biểu kiểu độc quyền, tự do lập đảng và lập hội kiểu độc quyền…) để bắt toàn dân phải làm nô lệ đủ các mặt (lập đảng chính trị: bị cấm, lập hội dân sự: bị cản, thông tin trái lề: bị dọa, làm báo độc lập: bị tù! Các bloggers “nhập kho” gần đây như Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Ngọc là những bằng chứng). Đang có tình trạng những kẻ sở hữu cơ ngơi hoành tráng, dinh thự xa hoa, nhà cửa ê hề (như phó thủ tướng đặc trách chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng thanh tra săn lùng tham nhũng Trần Văn Truyền…) sống bên cạnh hàng triệu dân oan bị tước ruộng vườn, bị phá nhà cửa để phải kiếm sống trong lây lất và khiếu kiện trong vô vọng, thậm chí bị đốt túp lều cuối cùng như gia đình chị Nguyễn Thị Thúy ở Hải Phòng, bị xét xử cầm tù như vợ chồng chị Cấn Thị Thêu ở Dương Nội. Đang có tình trạng những cán bộ đảng viên cao cấp thu tóm mọi đặc quyền đặc lợi (qua các công ty quốc doanh, tập đoàn nhà nước, cơ quan chính phủ) khiến đa số còn lại lâm vào cảnh thiếu thốn khốn cùng. Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người kiến tạo bình an cho nhau, nghĩa là tạo cho nhau một cuộc sống không tranh chấp, không giành giật, không khắc khoải, không hãi sợ. Nhưng tại Việt Nam, một chế độ độc tài đã và đang được thực thi, được áp đặt bằng âm mưu đoạt ghế, cướp quyền, bằng biện pháp cưỡng bức, hăm dọa, bằng chính sách gieo bất an, tạo bất hòa, bằng chủ trương dựng kẻ thù, gây chia rẽ. Đảng thống trị và nhà cầm quyền luôn nặn ra những con ngoáo

Upload: others

Post on 03-Oct-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

  Gần cả thế kỷ nay, lễ Giáng sinh của người Ki-tô giáo đã trở thành ngày lễ quốc tế, ngày hội hoàn vũ, trở thành nét văn hóa của hầu hết mọi quốc gia và nét nhân bản của mọi xã hội, kể cả những quốc gia Hồi giáo hay cộng sản. Không ai không thấy hình ảnh lẫn âm thanh Giáng sinh đập vào mắt và lọt vào tai con người mỗi lần gần cuối năm dương lịch. Từ hình ảnh đặc trưng như hang đá Bê-lem (với cảnh Đức Giê-su sinh ra) tới hình ảnh ông già No-en cỡi xe nai phát quà, cây thông lung linh ngàn ánh sáng… Từ những bài thánh ca du dương bất hủ như Silent Night (lời Việt: Đêm Thánh Vô Cùng), Cao Cung Lên… tới những bài hát vui nhộn như Jingle Bells (Chuông Vang Vang), Drummer Boy (Chú Bé Đánh Trống) hay nhạc tình quyến rũ như Mùa Sao Sáng, Bóng Nhỏ Giáo Đường…

Nhưng có lẽ cái đánh động nhất của lễ Giáng sinh chính là những tâm tình mà nó gợi lên trong lòng nhân loại, như bình an, vui tươi, thân thiện, hòa hợp. Người ta hưu chiến, người ta làm hòa, người ta tặng quà, người ta ăn tiệc dịp Giáng Sinh. Đó là vì dù ít dù nhiều, nhân loại biết đấy là lễ kỷ niệm việc Thượng Đế trời cao xuống thế làm người để chia sẻ thân phận với con người, ban gởi bình an đến con người, gieo rắc tình thương giữa con người, kêu gào công lý cho con người và đồng thời mời gọi nhân loại cũng hãy làm cho nhau như thế. Hầu hết các xã hội văn minh dân chủ trên khắp trái đất đều đã và đang nỗ lực biến sứ điệp cao cả đó thành hiện thực bao nhiêu thế kỷ nay. Dù có định kiến thế nào đi nữa, ai ai cũng phải công nhận những quốc gia, đất nước chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo (tại Mỹ châu, Âu châu, Úc châu) xét chung đều phát triển, đều thịnh vượng, đều nhân bản, đều tôn trọng con người.

Điều đáng buồn là tại những quốc gia đang gánh chịu chế độ Cộng sản (trong đó có Việt Nam chúng ta), đấy vẫn hoàn là những mơ ước thiết tha, những khát vọng cháy bỏng mà mỗi lần lễ Giáng sinh tới lại làm đau nhói con tim, nung đốt tâm hồn những ai còn quan tâm tới chân lý, công bình, tình thương và tự do, cho dẫu các âm thanh và hình ảnh No-en không hề thiếu ở mọi chốn phồn hoa đô hội tại những quốc gia cộng sản ấy (thậm chí đó còn là nơi mà phần lớn các sản phẩm liên quan tới Giáng sinh hiện bán khắp địa cầu được làm ra, đặc biệt Hoa lục).

Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người chia sẻ thân phận của nhau, nghĩa là xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, không có sự chênh lệch của cải và quyền lợi quá đáng. Nhưng tại VN chúng ta, đang có tình trạng một nhúm người thống trị lâu dài cả dân tộc, tức là đảng Cộng sản độc đoán cầm quyền hơn nửa thế kỷ nay. Nhờ nắm trong tay tất cả sức mạnh, đảng quyết định mình là sở hữu chủ (dưới danh nghĩa nhà nước) của mọi tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai, người dân chỉ còn quyền sử dụng, khiến đại đa số lâm cảnh đói nghèo (thu nhập bình quân của người VN vào hạng thấp nhất thế giới là bằng chứng). Đang có tình trạng những kẻ giữ quyền chính trị giành lấy hầu hết mọi tự do (tự do thông tin và phát biểu kiểu độc quyền, tự do lập đảng và lập hội kiểu độc quyền…) để bắt toàn dân phải làm nô lệ đủ các mặt (lập đảng chính trị: bị cấm, lập hội dân sự: bị cản, thông tin trái lề: bị dọa, làm báo độc lập: bị tù! Các bloggers “nhập kho” gần đây như Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Ngọc là những bằng chứng). Đang có tình trạng những kẻ sở hữu cơ ngơi hoành tráng, dinh thự xa hoa, nhà cửa ê hề (như phó thủ tướng đặc trách chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng thanh tra săn lùng tham nhũng Trần Văn Truyền…) sống bên cạnh hàng triệu dân oan bị tước ruộng vườn, bị phá nhà cửa để phải kiếm sống trong lây lất và khiếu kiện trong vô vọng, thậm chí bị đốt túp lều cuối cùng như gia đình chị Nguyễn Thị Thúy ở Hải Phòng, bị xét xử cầm tù như vợ chồng chị Cấn Thị Thêu ở Dương Nội. Đang có tình trạng những cán bộ đảng viên cao cấp thu tóm mọi đặc quyền đặc lợi (qua các công ty quốc doanh, tập đoàn nhà nước, cơ quan chính phủ) khiến đa số còn lại lâm vào cảnh thiếu thốn khốn cùng.

Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người kiến tạo bình an cho nhau, nghĩa là tạo cho nhau một cuộc sống không tranh chấp, không giành giật, không khắc khoải, không hãi sợ. Nhưng tại Việt Nam, một chế độ độc tài đã và đang được thực thi, được áp đặt bằng âm mưu đoạt ghế, cướp quyền, bằng biện pháp cưỡng bức, hăm dọa, bằng chính sách gieo bất an, tạo bất hòa, bằng chủ trương dựng kẻ thù, gây chia rẽ. Đảng thống trị và nhà cầm quyền luôn nặn ra những con ngoáo ộp “thế lực thù địch” cho dân phải luôn đề phòng, cảnh giác và hãi sợ. Ngoài ra, người dân không thấy được công lý che chở, luật pháp bảo vệ. Công lý nếu có chỉ là thứ công lý tiền bạc, công lý côn đồ, nghĩa là công lý trò hề (như một minh họa mới đây trên bìa 2 cuốn sách “Bộ luật Dân sự” và “Bộ luật Hình sự” năm 2014 với “văn bản hướng dẫn thi hành”). Luật pháp nếu có chỉ là thứ luật pháp bao che quan chức chính quyền, nhân sự chế độ (tham nhũng đại bự Trần Văn Truyền chỉ bị cảnh cáo, công an giết người chỉ phải ngồi tù vài năm), là thứ luật pháp trừng trị dân đen khốc liệt (giới làm nông đòi đất đai, giới đối kháng đòi dân chủ, giới tín đồ đòi quyền hành đạo). Đủ thứ hăm dọa từ chính trị áp bức, từ quyền lực bạo hành, từ bộ máy sách nhiễu, từ kinh tế suy thoái, từ xã hội nhiễu nhương, từ môi trường ô nhiễm, từ đạo đức băng hoại, thậm chí từ ngoại thù xâm lược. Ai mà không ngán ngẩm về cái đảng thống trị bất lương và bất tài, về bộ máy cầm quyền tham nhũng và bóc lột, tàn ác và gian dối; không băn khoăn vì đồng tiền ngày càng mất giá, vì trộm cướp như rươi hoành hành, vì thức ăn nước uống nhiễm độc; không khắc khoải vì đất nước bị ngoại xâm Bắc phương ngoạm dần, vì kẻ thù truyền kiếp rình chực ngoài cửa. Người dân lo âu về hiện tại lẫn về tương lai, cho bản thân lẫn cho con cháu. Con người mỗi sáng mở mắt không biết hôm nay mình có được an toàn trong thể xác (thực phẩm phải chăng gây ung thư?), an toàn trong sinh hoạt (tai nạn giao thông phải chăng chực chờ?), an toàn trong mối tương giao xã hội (công an cảnh sát phải chăng mời vào đồn? viên chức hành chánh phải chăng giở trò sách nhiễu?)

Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người thể hiện tình yêu đối với nhau, nghĩa là thương người như thể thương thân, sống với nhau tương thân tương ái như anh em một nhà. Nhưng có dễ thực hiện điều đó chăng tại VN chúng ta, nơi hiện hoành hành một chủ nghĩa vô thần phi nhân, duy vật hưởng thụ, một chế độ cai trị mất hẳn tính người và tình người, một cơ chế xã hội ít chú trọng và đề cao các giá trị nhân bản, một nền giáo dục đầu độc trí não hơn giải phóng tâm hồn. Trước gương sống chỉ biết vinh thân phì gia của giới hành quyền đủ mọi cấp bậc, hầu như thiên hạ sống dửng dưng với thân phận của nhau, vô cảm với nỗi khổ của nhau, chủ trương triết lý “mặc kệ nó”, thậm chí bàng quan với vận mệnh của dân tộc và sự an nguy của giống nòi. Thử hỏi những cuộc xuống đường chống ngoại xâm có bao người tham dự? Thử hỏi những cuộc biểu tình đòi các nhân quyền cơ bản có mấy khi được tổ chức? Hay nếu có thì phải chăng sẽ được khuyến khích bởi các lãnh đạo chính trị và lãnh đạo tinh thần? Rất nhiều con người chỉ biết sống trong giành giật và chà đạp, trong lường gạt và dối trá, không thấy hạnh phúc đích thực của mình chính là tạo hạnh phúc cho kẻ khác, không ý thức được ích lợi cho toàn xã hội cũng là ích lợi cho mỗi cá nhân. Tiếng “xin lỗi” và “cảm ơn” ngày càng vắng bóng. Sự tự phát cứu giúp kẻ lâm nạn trên đường ngày một hiếm hoi. Lắm người nghèo về cơm áo, về văn hóa, về tình thương, nhất là về nhân phẩm đang bị bỏ lơ, quên hẳn bên lề cuộc đời.

Page 2: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 210 Trang

hoành hành một chủ nghĩa vô thần phi nhân, duy vật hưởng thụ, một chế độ cai trị mất hẳn tính người và tình người, một cơ chế xã hội ít chú trọng và đề cao các giá trị nhân bản, một nền giáo dục đầu độc trí não hơn giải phóng tâm hồn. Trước gương sống chỉ biết vinh thân phì gia của giới hành quyền đủ mọi cấp bậc, hầu như thiên hạ sống dửng dưng với thân phận của nhau, vô cảm với nỗi khổ của nhau, chủ trương triết lý “mặc kệ nó”, thậm chí bàng quan với vận mệnh của dân tộc và sự an nguy của giống nòi. Thử hỏi những cuộc xuống đường chống ngoại xâm có bao người tham dự? Thử hỏi những cuộc biểu tình đòi các nhân quyền cơ bản có mấy khi được tổ chức? Hay nếu có thì phải chăng sẽ được khuyến khích bởi các lãnh đạo chính trị và lãnh đạo tinh thần? Rất nhiều con người chỉ biết sống trong giành giật và chà đạp, trong lường gạt và dối trá, không thấy hạnh phúc đích thực của mình chính là tạo hạnh phúc cho kẻ khác, không ý thức được ích lợi cho toàn xã hội cũng là ích lợi cho mỗi cá nhân. Tiếng “xin lỗi” và “cảm ơn” ngày càng vắng bóng. Sự tự phát cứu giúp kẻ lâm nạn trên đường ngày một hiếm hoi. Lắm người nghèo về cơm áo, về văn hóa, về tình thương, nhất là về nhân phẩm đang bị bỏ lơ, quên hẳn bên lề cuộc đời.

Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người thực thi công lý cho nhau, nghĩa là trả cho ai nấy cái thuộc về họ, từ các nhân quyền đến các dân quyền. Nhưng tại VN chúng ta, công lý đang bị coi thường, lãng quên, thậm chí bị trấn áp, tiêu diệt. Chữ “công lý” không hề nằm trên giấy trong các văn bản pháp luật (duy nhất một lần trong hiến pháp), không hề nằm trên miệng nơi các thừa hành pháp luật. Người ta không xét xử nhân danh công lý mà chỉ nhân danh nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ý thức công lý cũng mai một dần nơi vô số con người. Hàng triệu thai nhi không có quyền được chào đời làm người (Việt Nam luôn chiếm hàng đầu về nạn phá thai); hàng triệu trẻ em không có được một mái ấm học đường (vì học phí quá đắt, vì cơ sở quá tệ), một nền giáo dục nhân bản (vì chủ trương nặn đúc thần dân cho đảng); hàng triệu thanh niên không được tạo khả năng và ban cơ hội để vững bước vào đời (vì giáo dục từ chương, vì bằng cấp dổm giả, vì “bằng đỏ” cũng thua “bằng vàng”); hàng triệu nông dân bị tước đoạt ruộng vườn và phương tiện sinh nhai (thu hồi kiểu cướp bóc tàn bạo, đền bù kiểu để chết dần mòn); hàng triệu công nhân bị bóc lột tiền lương, phải lao động trong những điều kiện hết sức vô nhân đạo, chịu sự kiểm soát và khống chế của những công đoàn không phải của họ, do họ và vì họ; hàng triệu tín hữu bị trấn áp niềm tin, bị tước đoạt quyền tự do hành đạo (chức sắc lẫn giáo đồ hoặc bị sách nhiễu, hoặc bị hành hung, hoặc phải ngồi tù; cơ sở tôn giáo hoặc bị phá phách hoặc bị cướp đoạt; cộng đồng Tin lành Mennonite trong những tháng gần đây là ví dụ tiêu biểu); hàng ngàn hàng vạn công dân yêu nước bị sách nhiễu cuộc sống, bị bao vây kinh tế, bị cầm tù oan ức; hàng ngàn hàng vạn tù nhân đang bị tước cả những nhân quyền tối thiểu trong những lao ngục đọa đày, thậm chí có những nạn nhân vô tội phải lãnh án oan tử hình. Bằng chứng là Hàn Đức Long (Bắc Giang), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương), Hồ Duy Hải (Long An).

Sứ điệp ngày Giáng sinh còn được nhân loại kéo dài tới đầu năm dương lịch, vì ngày mồng một tháng Giêng được gọi là Ngày Hòa bình Thế giới. Nhưng với những biến cố chính trị gần đây tại VN, như việc Chủ tịch chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh qua rà soát lại nhân sự thân Tàu trong đại hội đảng lần thứ 12 tới, việc thiết lập cơ quan tuyên truyền và hang ổ tình báo mang tên viện Khổng Tử, việc cả bộ trưởng công an lẫn quốc phòng quyết tâm “kiểm soát thông tin”, “ngăn chặn phát tán các tài liệu xuyên tạc trên mạng Internet nhằm đả kích, bôi nhọ lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ” trong năm tới mà thực chất là tiêu diệt tự do ngôn luận của công dân, phải chăng dân Việt sẽ có hòa bình trên quê hương, trong cuộc sống hay phải tiếp tục sống trong bất an tâm hồn và mất hy vọng? BAN BIÊN TẬP

BAN BIÊN TẬP

Trg 01Tìm đâu an bình và hy vọng trong năm mới ???

Trg 03Báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền năm 2014-Hội Phụ nữ Nhân quyền VN.

Trg 06Tổng kết 10 sự kiện đáng chú ý liên quan đến phong trào…-Athena (Dân Luận).

Trg 08Việt Nam 2014 :10 sự kiện lớn-Bùi Tín.

Trg 09Giải mã “Mennonite bị ném đá trong mùa Giáng sinh”.-Thánh dân Mennonite.

Trg 11Chính quyền không thể tránh luật nhân quả.-Hòa thượng Thích Viên Lý.

Trg 13Cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới ?-Ngô Nhân Dụng.

Trg 15Tại sao nước Tàu bị tụt hậu? -Chu Chi Nam - Vũ Văn Lâm.

Trg 18Giải thiêng huyền thoại Hồ Chí Minh.

-Đại Nghĩa. Trg 20Đèn Cù tập 2: Tư duy, đối xử

với kiều bào và quan hệ với Tàu.-Nguyễn Văn Tuấn.

Trg 23Các nhà báo, bloggers bị „bắt khẩn cấp“.-Hòa Vân.

Trg 25Ai đã giật băng tang trên vòng hoa người chết?-Võ Thị Hảo.

Trg 26Báo động: Hán tặc Hoàng Trung Hải lại quyết liệt triển... -Lê Anh Hùng.

Trg 27Mối nguy lớn của Việt Nam là núi rừng.-VietTuSaiGon.

Trg 28Luật sư nhân quyền Võ An Đôn bị trả thù.-Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.

Trg 31Bông sen cho dư luận viên. -Nguyễn Thị Từ Huy.

CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2015. KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ KHỎE MẠNH

THỂ XÁC, BÌNH AN TÂM HỒN, KIÊN VỮNG Ý CHÍ

ĐỂ CÙNG TOÀN DÂN ĐÒI LẠI CÁC NHÂN

QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN

Dàn hợp xướng Ba Đình (Babui - DCVonline.net)

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011TRONG SỐ NÀY

2

Page 3: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Tháng 2:1. An ninh TP. Hải Phòng phá

đám tang của bà Nguyễn Thị Lợi - thân mẫu của Tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên: Ngày 26-02, trong đám tang của bà Lợi, chính quyền đã ngăn chặn những người bạn của cô Nghiên, công khai tháo dỡ những dải ruy-băng trên vòng hoa của những tổ chức Xã hội Dân sự khi họ đến viếng và gây cản trở khi gia đình đưa bà ra nghĩa trang mai táng, gia đình bà đã phản đối hành vi bất nhân của chính quyền thì việc mai táng mới được tiến hành.

2. Vụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng hành: Ngày 11-02-2014, tại khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh và 18 bạn đồng hành đang trên đường viếng thăm một gia đình đồng đạo là vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển, nạn nhân của công an mấy ngày trước đó. Đa phần trong đoàn đã cùng làm chứng họ bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ.

Trước việc phản đối của đoàn người, công an đã dùng gậy gộc đánh đập dã man, bất kể nam phụ lão ấu, vừa quay phim chụp hình với máy móc chuẩn bị sẵn (Đơn tố cáo của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm ngày 23-02-2014 và Thư gởi đồng bào của Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Hằng, ngày 05-03-2014). Sau khi nhiều người đã bị đổ máu, thương tích và bất tỉnh, các nhân viên CA này (trong đó có đại úy Huỳnh Văn Thuận, đội phó an ninh huyện Lấp Vò và thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra CA Lấp Vò, kẻ nặng tay nhất với bà Hằng và sau này là người ký lệnh khởi tố) mới mặc sắc phục công an rồi dẫn giải cả 21 người về giam giữ, đồng thời tước đoạt mọi tài sản họ mang theo (máy vi tính, máy chụp hình, điện thoại, băng-rôn…). Tất cả bị bỏ đói nửa ngày, bị ép tội “chống người thi hành công vụ”, bị giam trong nơi tối tăm bẩn thỉu và sau đó 18 người được thả ra.

Ngày 26-08, tòa án Đồng Tháp kết thúc phiên xử phúc thẩm lúc gần 19h với mức án: Bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, Nguyễn Văn Minh 2 năm 06 tháng tù giam, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 02 năm tù giam. Cả 03 người đều bị kết án vào điểm C khoản 2 điều 245 tức là “ gây rối trật tự công cộng” cả 3 người đều khẳng định trước tòa là họ vô tội

3. Gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị ném đá và chất thải bẩn vào nhà:

Ngày 11-02: vào lúc 19h30, nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn -cựu tù nhân lương tâm và là một blogger bất đồng chính kiến- ở đội 1 thôn Phú Quý, Tam Kỳ, Quảng Nam bị ném đá làm vỡ mái nhà. Ngày 21-02, vào lúc 21h30, khi chị em cô Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Khánh Vy -3 người con của ông Huỳnh Ngọc Tuấn- về thăm nhà, đã bị công an giả dạng côn đồ tạt nước bẩn hôi thối vào nhà, trong nhà lúc này có cả người già và hai trẻ em dưới 1 tuổi. Xin nói thêm: hành vi công an giả dạng côn đồ đổ chất bẩn vào nhà những người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân Quyền ở Việt Nam thường xuyên xảy ra trên khắp cả nước, khi người bị nạn báo công an chưa một trường hợp nào được công an điều tra xử lý.

Tháng 3:1. Hành vi vi phạm phát luật và

nhân quyền của công an đối với cô giáo Huỳnh Xuân Mai, địa chỉ: xã An Thới Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: Khoảng 9h ngày 06-03, cô Huỳnh Xuân Mai bị lực lượng công an xã, huyện, tỉnh cùng cô hiệu trưởng trường trung học cơ sở An Thới Đông, nơi cô công tác, đến nhà kiểm tra máy vi tính mà không có lệnh. Hai viên an ninh của tỉnh Tiền Giang mang máy vi tính của cô Mai về ủy ban xã và cô phải đi theo. Đến 11h, cô được về nhà. Đầu giờ chiều, công an ép cô giáo Xuân Mai lên ủy ban xã tiếp tục làm việc. Đến 20h, công an lập biên bản trong máy tính của cô không có tài liệu nào ảnh hưởng đến An ninh Quốc gia. Họ đưa cô về nhà và tùy tiện cướp điện thoại của cô để kiểm tra. Đến 23h, cô đã phải đuổi họ ra khỏi nhà cô.

2. Bà Trần Thị Nga, một người đấu tranh cho nhân quyền bị hành hung: Ngày 23-03: Tại Hà Nội, bà Trần Thị Nga bị công an, an ninh mật

vụ, côn đồ trấn áp và bắt đi khi bà cùng những người bạn đang đợi xe bus để ra bờ Hồ Hoàn Kiếm ủng hộ con trai bà Bùi Thị Minh Hằng trong việc đấu tranh đòi công lý cho bà Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị công an Lấp Vò, Đồng Tháp dựng cảnh bắt oan ngày 11/02. Bà Nga bị trấn áp và bị đưa lên xe ôtô về công an phường Quang Trung, quận Đống Đa. Tại đây bà bị đánh, bị sỉ nhục và xâm phạm thân thể khi họ kiểm tra bà có các thiết bị ghi âm chụp hình hay không. Họ quay phim lại. Viên công an Lê Mạnh Tuấn số hiệu 121-641 cùng hai người công an thường phục khác quấy rối tình dục và bẻ tay cưỡng chế lăn dấu vân tay bà vào các tờ biên bản công an tự ghi với nội dung không đúng sự thật. Sau đó bà bị đưa về Phủ Lý, Hà Nam. Tại đây bà tiếp tục bị ông Vũ Hồng Phương phó an ninh Tp Phủ Lý chỉ đạo tiếp tục đàn áp, cưỡng chế lăn dấu vân tay vào các thứ giấy tờ công an tự lập mà bà không được biết nội dung.

3. Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy bị đàn áp: Ngày 21-03: Tại An Giang, khi các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy sắp xếp chuẩn bị tổ chức buổi lễ thường niên kỷ niệm ngày đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn, thì ông Nguyễn Văn Mỹ -phó phòng an ninh huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang- chỉ huy phối hợp với an ninh tỉnh An Giang kéo một đoàn quân khoảng 300 người xông vào tư gia của ông Nguyễn Văn Vinh, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, đánh đập làm nhiều người bị thương, bất tỉnh. Công an cướp phá đồ đạc và bắt đi toàn bộ thành viên trong gia đình ông cùng các tín đồ khác, kể cả những người đã bị bất tỉnh. Công an hành hung làm cụ bà Võ Thị Rắm, 82 tuổi, phải nhập viện vì bị chấn thương nặng, chị Nguyễn Ngọc Hà bị bệnh tim nhưng vẫn bị công an đè xuống đất đấm đá túi bụi. Khị chị bất tỉnh, công an bắt chị lên xe ôtô chở về gần nhà rồi đẩy chị xuống đường.

Tháng 4:1. Cô Anna Huyền Trang, phát

thanh viên chương trình “Cà-phê tối” của Truyền thông Chúa Cứu Thế bị hành hung và cấm xuất cảnh: 21h ngày 13-04: Tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi cô Trang làm thủ tục xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo giấy mời của dân biểu liên bang Hoa Kỳ để tham gia buổi điều trần về tự do báo chí ở Việt Nam tại hạ viện Hoa Kỳ, cô bị viên an ninh Vũ Xuân Ái chỉ huy trấn áp, bắt giữ, tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh mà không hề đưa

Số 210 Trang 3

Page 4: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ra một văn bản hay lệnh nào. Cô làm đơn tố cáo và đơn khởi kiện lên tòa án Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 9-10 tòa án trả lại đơn khởi kiện của cô đề ngày 30-09 với những điều khoản sai trái, mục đích chặn không cho cô cơ hội khởi kiện.

2. Chính quyền Hà Nội dùng công an, côn đồ đánh, bắt giam và xử tù những người dân Dương Nội đấu tranh giữ đất khi bị chính quyền cưỡng chiếm đất không đúng quy định với tội danh gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ: Ngày 22-4-2014: bà Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn -những dân oan Dương Nội- bị bắt. Trong phiên xử ngày 15-09, mỗi người 06 tháng tù giam; theo đúng lịch ngày 22-10, hai bà đã được trả tự do. Ngày 25-04: chính quyền dùng công an, côn đồ và xe cẩu xịt thuốc mê để đánh bắt bà Cấn Thị Thêu -dân oan- khi bà đang quay phim, chụp ảnh cảnh công an, côn đồ dùng hung khí đánh chồng bà và nhiều người khác đang giữ đất và phản đối chính quyền cướp đất sản xuất của dân. Cùng ngày, vợ chồng bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh bị bắt; ngày 19-9 tòa xử bà Thêu 15 tháng tù, ông Khiêm 18 tháng tù, ông Thanh 12 tháng tù.

3. Các thành viên hội Phụ nữ Nhân quyền VN bị đánh và câu lưu: Ngày 22-4-2014: Sau khi tham dự phiên tòa xử phúc thẩm hai người dân oan Nguyễn Thị Tuyền và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt tại Cần Thơ, đại diện Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam là bà Trần Thị Hài và cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa bị công an cùng côn đồ trấn áp thô bạo, đánh đập và câu lưu nhiều giờ tại Cần Thơ.

4. Hai dân oan Nguyễn Thị Tuyền và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt bị xử án tù sau khi đấu tranh chống lại việc lấy đất của chính quyền: Sáng ngày 22-4-2014 tòa án TP Cần Thơ xử phúc thẩm hai người dân oan nói trên, hai bà là nạn nhân bị chính quyền tỉnh Cần Thơ lấy đất ở nông trường Cờ Đỏ, án 03 năm tù giam đối với bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, bà Nguyễn Thị Tuyền 02 năm (án sơ thẩm là hai năm rưỡi).

Tháng 5:1. Công an bắt giam ông

Nguyễn Hữu Vinh "Ba Sàm" và bà Nguyễn Thị Minh Thúy: Ngày 05-05: Công an Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh. Cùng bị bắt với ông Vinh có bà Nguyễn Thị Minh Thúy, nguyên là nhân viên cũ của ông Vinh tại công ty

TNHH Điều tra và Bảo vệ. Bà Thúy cũng được xem là người trực tiếp quản lý trang anhbasam từ năm 2012. Ngày 30-10 cơ quan an ninh thuộc bộ công an công bố bản kết luận điều tra số 14/ANĐT vụ án "Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ luật Hình sự.

2. Công an Đông Nai bắt Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Nguyễn Trung Nghĩa: Ngày 15-5: 3 người kể trên đã bị bắt khi đang đi chơi, chụp ảnh tư liệu hiện trường của vụ bạo loạn xảy ra trước đó mấy ngày. Đến nay, gia đình của cả 3 người chưa nhận được bất kể thông báo hay lệnh bắt nào. Họ chỉ được công an thông báo bằng miệng là 3 người này bị bắt và sẽ bị khởi tố theo điều 258 BLHS.

3. Chính quyền dùng công an bắt người dân chuẩn bị biểu tình ôn hòa phản đối dàn khoan HD 981 của Trung Quốc thăm dò dầu khí trái phép tại vùng biển của Việt Nam: Ngày 18-5: tại Sài Gòn, Hà Nội và Nghệ An, công an đã trấn áp thô bạo, bắt giữ và câu lưu nhiều giờ những người tham gia biểu tình ôn hòa phản đối giàn khoan HD981 của Trung Quốc. Một số người còn bị công an đánh trong đồn. Những người bị bắt gồm: Hà Nội: Trần Thị Nga, Sv Lê Đức Hiền, Vũ Mạnh Hùng, Dương Thị Xuân, Đỗ Văn Ngọc, Fb Dustin Bý, Fb Lý Quang Sơn. Sài Gòn: Blogger Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Lụa, Huỳnh Trọng Hiếu, Sv Vanda Lâm, Fb August Anh, Fb Thế Lữ. Nghệ An: Lê Văn Nhàn, Hồ Huy Khang, Nguyễn Đức Quốc, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Năng Tĩnh, Lê Thị Hương, Chân Thành.

4. Hai thành viên của hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam bị an ninh thường phục bắt và câu lưu tại Tuyên Quang. Ngày 27-5: Các cô Huỳnh Phương Ngọc và Nguyễn Ngọc Lụa đại diện hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đi tham dự phiên tòa công khai xử phúc thẩm các ông Lư Văn Dinh, Dương Văn Tu và Thào Quán Mua -cả ba ông là người sắc tộc H’Mong- họ cùng bị cáo buộc tội "lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân". Hai cô bị an ninh mật vụ bắt lúc 9h sáng khi đang vào tham dự phiên tòa, họ đưa hai cô về công an Tp Tuyên Quang thẩm vấn đến 02h sáng hôm sau. Sau đó hai cô được chở về

Hà Nội và thả.5. Bà Trần Thị Nga bị rải tờ rơi

dọa giết và sau đó bị côn đồ truy sát gây thương tích nghiêm trọng: Ngày 22-24/05: nhà bà Nga bị rải truyền đơn đe dọa giết. Bà có báo công an nhưng họ chỉ đến làm qua loa. Ngày 25-05: Lúc 16h, khi bà cùng 2 con trai, 18 tháng tuổi và 4 tuổi, được một người đàn ông khác chở ra bến xe Giáp Bát, Hà Nội để về Hà Nam, thì 05 thanh niên, trong đó có kẻ đã rình rập đi theo mẹ con bà từ sáng khi mẹ con bà từ Hà Nam lên Hà Nội, dùng hung khí là những tuýp sắt vụt vào người vào tay bà và đạp đổ chiếc xe máy làm 4 người trên xe đều ngã xuống đất. Khi này bà Nga chạy vào một cửa hàng bên đường kêu cứu thì họ tiếp tục đuổi theo để đánh, tới khi có người đàn ông trong cửa hàng ra ngăn lại thì kẻ truy sát bà mới bỏ chạy. Sau đó những người này lại tiếp tục quay lại dùng tuýp sắt đánh trọng thương làm bà bị vỡ xương bánh chè chân phải. Sau nhiều lần gửi đơn tố cáo, công an đều không giải quyết. Ông Nguyễn Duy Thuần cán bộ VKS tối cao sau khi xem xét đơn và bằng chứng của bà đã trả lời: “Tôi không quan tâm đến bằng chứng của chị, tôi không nhận đơn của chị vì chị đi đấu tranh Nhân quyền thì công an và nhà nước người ta đánh cho là phải".Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 24-10 công an huyện Thanh Trì mới ra quyết định khởi tố vụ án mà vẫn chưa điều tra được ra những kẻ truy sát bà trong khi bà đã cung cấp đầy đủ hình ảnh và video quay mặt kẻ truy sát mẹ con bà.

Tháng 7:1. Thành viên hội Phụ nữ Nhân

quyền Việt Nam và Mạng lưới Blog-ger bị trấn áp ngăn cản tham dự cuộc hội thảo tại Đại sứ quán Úc: Ngày 30-07: Tại Hà Nội, Hai thành viên của hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam là Trần Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc bị một lực lượng an ninh đông đảo đến tận nhà nghỉ đế trấn áp nhằm ngăn chặn việc tham dự buổi hội thảo về “Tự do Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” tại Đại sứ quán Úc. Tại Nha Trang, một thành viên của Mạng lưới Blogger là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị an ninh ngăn cản đến cuộc gặp này. Cô bị chặn tại sân bay và bị câu lưu nhiều giờ. Một thành viên khác là cô Phạm Thanh Nghiên sau buổi hội thảo này, trên đường về đã bị lực lượng an ninh bao vây, khống chế đòi bắt, và chỉ được an toàn sau khi có sự can thiệp của nhân viên Đại sứ quán Úc.

Số 210 Trang 4

Page 5: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

2. Công an Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai “bảo kê” cho việc chiếm đoạt đất đai: Ngày 1-3/07: Công an, dân phòng thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã “bảo kê” cho ông Lê Văn Liễn đánh đập và phá hoại hoa màu của bà Hoàng Thị Huệ nhằm chiếm đoạt đất canh tác mà cha mẹ bà đã khai phá và xử dụng từ năm 1975 tới nay. Bà Huệ bị ông Liễn đánh bầm mặt phải nằm viện điều trị 1 tháng. Hai người con trai của bà Huệ là Đặng Ngọc Hiếu và Đặng Ngọc Tú trong lúc chống lại đã làm hai người đàn ông bị thương, một người 1% và một người 3% thương tật; tòa án tuyên phạt Hiếu và Tú mỗi người 5 tháng tù theo Điều 104 BLHS tội "cố ý gây thương tích" và phải bồi thường 34,683,785 đồng. Bà Huệ sau khi ra viện đã làm đơn trình báo vụ bà bị công an bảo kê cho ông Lê Văn Liễn đánh bà trọng thương, công an không thụ lý hồ sơ.

3. Công an phường 1 Gò Vấp “làm ngơ” cho việc đánh người chiếm đoạt đất đai: Ngày 06-07: ông Nguyễn Ngọc Minh đưa côn đồ chở vật liệu đến xây sửa nhà trên đất thổ mộ đang tranh chấp từ nhiều năm nay của gia đình họ Lư - chủ đất đã khiếu kiện nhưng không được giải quyết. Khi bị người nhà ngăn cản, họ đã đánh đập. Bà Lư Thị Thu Thủy và Bà Lư Thị Thu Vân gọi công an đến điều tra hiện trường, họ chứng kiến sự việc nhưng không giải quyết.

Tháng 8:1. Công an tỉnh Đồng Tháp bắt

giữ những người đến tham dự phiên tòa xử bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh: Ngày 25-26/8: Công an Đồng Tháp đã bắt giữ và câu lưu nhiều giờ những người tham dự phiên tòa này. Trong đó có nhiều phụ nữ và cả trẻ em mới vài tháng tuổi. Họ bị giữ đến gần nửa đêm, sau đó đưa hết lên xe chở về Sài Gòn. Cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa, thành viên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã bị công an đánh ngay tại đồn và phải đưa vào bệnh viện.

Tháng 9:1. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị an

ninh sân bay bắt cấm xuất cảnh: Ngày 03-09: khi cô Hạnh đang làm thủ tục hải quan để sang Áo thăm mẹ của cô đang bị bệnh, an ninh chặn lại và giữ cô làm việc trong 13 tiếng và không có biên bản nào. Sau đó đưa cô về trung tâm Hà Nội thả xuống giữa đường. Ngày 8-9: cô Hạnh cùng ông Trương Minh Đức, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga đến cơ quan an ninh bộ công an để cô yêu cầu họ làm

rõ lý do vì sao cấm cô xuất cảnh. Trên đường đi đã bị một nhóm thanh niên chặn lại, phá cửa xe lôi ông Trương Minh Đức xuống đường hành hung tập thể. 

2. Chính quyền huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đàn áp và bắt giam Dân oan: Ngày 04/09: Tòa xử 12 dân oan Trịnh Nguyễn và ghép tội gây rối trật tự công cộng. Những người dân này đấu tranh ôn hòa giữ đất và yêu cầu chính quyền di dời nhà máy xử lý nước thải đến khu vực khác cách xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc mưu sinh của người dân, nhưng họ đã chịu sự đàn áp rất dã man. Họ bị công an, côn đồ, dân phòng đánh đập đổ máu gây thương tích. Nạn nhân đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Một số người bị bắt đi. Trong số này, bà Đỗ Thị Thiêm bị côn đồ tạt axit, những kẻ tạt axit vào bà Thiêm đã bị bắt nhưng hơn 1 năm rồi chưa bị xử lý. Ngày 30-08 cụ bà Ngô Thị Đức, gần 80 tuổi, bị công an huyện Từ Sơn ép ký vào văn bản gì đó mà cụ không rõ, cụ đã phản đối. Sau đó, vì quá phẫn uất, cụ đã chặt đứt một ngón tay để phản đối hành vi ép cung của công an.

12 người bị kết án oan sai gồm: Đỗ Thị Thiêm, Đỗ Văn Quý, Đỗ Văn Hào bị kết án 28 tháng tù giam. Ngô Thị Toan, Đặng Thị Mỳ và Ngô Thị Như (bà này bị điếc và mù chữ ) bị kết án 26 tháng tù giam. Ngô Thị Đức, và Đặng Văn Nhu chịu 28 tháng tù treo. Đỗ Thị Thiêm (một bà Thiêm khác, với tên khác là Trinh), Nguyễn Thị Chiến, Vũ Thị Thảo, Ngô Thị Thoa chịu 36 tháng tù treo.

3. Công an quận Tân Bình, Sài Gòn đàn áp và khủng bố công dân: Ngày 05-09: Để ngăn chặn không cho thành viên các tổ chức xã hội dân sự đến buổi họp dân sự tại dòng Chúa Cứu Thế, lực lượng an ninh, công an và dân phòng phường 14, quận Tân Bình đã đến địa chỉ 305/16 Trường Chinh trấn áp thô bạo và đưa tất cả những người đang trọ nơi này về đồn và câu lưu nhiều giờ. Sau đó đã ra biên bản xử phạt cụ thể như sau: 1. Huỳnh Trọng Hiếu: mức phạt 2.650. 000 đồng. 2. Nguyễn Thị Ánh Ngân (vợ): mức phạt 2.650.000 đồng. 3. Bùi Thị Nhung: mức phạt 2.650.000 đồng. 4. Huỳnh Phương Ngọc: mức phạt 2.850.000 đồng. 5. Trần Thị Thu Nguyệt: mức phạt 2.850.000. Tất cả 05 người đều phản đối Quyết định xử lý vi phạm của ông chủ tịch Tuấn với cáo buộc chính ngành công an đã làm sai quy định của pháp luật trong việc xâm nhập cư gia bất hợp pháp và cưỡng chế tùy tiện. Sau đó những

người này bị công an liên tiếp đến quẫy nhiễu, viện cớ đưa quyết định xử lý vi phạm.

Tháng 10:1. Công an quấy nhiễu cô

Huỳnh Thục Vy, một blogger bất đồng chính kiến và là thành viên của ban điều hành hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Ngày 07-09: hai viên an ninh cùng công an phường Thống Nhất thị xã Buôn Hồ tỉnh Đak Lak đến nhà đưa giấy mời yêu cầu cô đến CA phường lấy lý do việc cô đang tạm trú tại nhà chồng của cô. Ngày 2-10: hai an ninh tỉnh Dak Lak đến nhà yêu cầu làm việc với cô về việc cô tham gia các hội nhóm xã hội dân sự,

2. Côn đồ tấn công khủng bố nơi cư trú của gia đình Huỳnh Trọng Hiếu - một blogger bất đồng chính kiến: Đêm 10-10: phòng trọ của gia đình anh Hiếu, vợ Ng.Thị Ánh Ngân, và bé Côn Bằng 9 tháng tuổi bị côn đồ 02 lần phá cửa vào nhà đập phá đồ đạc, theo lời đe dọa của công an trong những lần đến đưa quyết định sai trái xử phạt hành chính họ.

3. Công an Hà Nội đàn áp, bắt giam và xử tù dân oan, những người đi khiếu kiện đất đai: Tại Hà Nội: Dân oan khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam liên tục đi khiếu kiện việc họ bị chính quyền cướp đất, cướp nhà. Công an thường đàn áp, giam giữ họ trong thời gian dài mà không cho ăn uống. Nhiều người bị xử án với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Ngày 22-10: Hai bà Nguyễn Thị Toàn và Nguyễn Thị Ngân, dân oan Dương Nội, bị xử 6 tháng tù giam với tội danh gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Khi ra tù, hai bà đã tố cáo tội ác của công an Tp Hà Nội ngược đãi, hành hạ và giam bà dân oan Cấn Thị Thêu cùng phòng với 2 người mắc bệnh HIV giai đoạn cuối đã lở loét đầy người.

Ngày 28-10: tòa án nhân dân huyện Thanh Oai đã phải hoãn phiên tòa lần thứ 4 do cô Nguyễn Thị Lan bị ngất nhiều lần trong tòa, cô bị bệnh tim mạch và bị công an đánh vào đầu nhiều lần trong thời gian bị bắt và tạm giam. Trong vụ này, 4 người dân oan bị bắt là: Nguyễn Thị Lan 25 tuổi, Vũ Văn Huề 23 tuổi, Nguyễn Thị Hà 26 tuổi, Lê Văn Vượng 45 tuổi. 

4. Gia đình Mục sư Nguyễn Công Chính bị sách nhiễu, khủng bố: Ngày 28-30/10: Bà Trần Thị Hồng, vợ Mục sư Nguyễn Công Chính, người đã bị bắt ngày 28-4-2011, bị kết án 11 năm tù theo điều 87 của Bộ luật Hình sự với tội danh “chống phá nhà nước VN và gây chia

Số 210 Trang 5

Page 6: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

rẽ các tầng lớp nhân dân”, cùng 5 đứa con nhỏ sống tại tổ 10, đường CMT8, phường Hoa Lư, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đã bị an ninh mật vụ bao vây đe dọa tinh thần, ban đêm họ dùng dây thép buộc chặn cửa ra vào. Đêm ngày 29, họ trèo lên mái nhà để nhòm xuống theo dõi mọi hoạt động của mẹ con bà trong nhà. Ban ngày khi bà đưa con đi học, lực lượng an ninh này bám theo với thái độ hung hãn, người con nuôi của ông bà học lớp 11 phải đi bộ đến trường, em đã bị lực lượng an ninh này chặn lại tùy tiện lục soát cặp sách. Kể từ ngày bị bắt giam đến nay, ông Nguyễn Công Chính vẫn thường xuyên bị CA bách hại trong tù. Vợ và 5 con nhỏ của ông ở nhà thường xuyên bị CA, an ninh bao vây, đàn áp. Lực lượng an ninh đã nhiều lần ngăn chặn không cho bà đi thăm chồng, có lần trên đường đến trại giam bà đã bị an ninh chặn lại đánh và cướp điện thoại.

Tháng 11:1. Công an ngăn chặn và tạm

giữ trái phép những người tham gia buổi trao đổi về các quyền hợp pháp và quy trình thủ tục pháp lý trong bối cảnh Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam ngày 04-11-2014 tại Đại sứ quán Canada: 9h30 sáng ngày 4-11 công an, mật vụ Hà Nội và Hà Nam đã bắt bà Trần Thị Nga tại cổng ĐSQ Canada khi bà chưa kịp xuống taxi, bà bị đưa về công an TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giam lỏng đến 15h. Ngày 03-11: Công an, an ninh tỉnh Khánh Hòa đã chặn blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khi bà đang trên đường đến sân bay Cam Ranh để ra Hà Nội; bà bị đưa về trụ sở công an tỉnh Khánh Hòa, họ thu giữ giấy tờ và thả ra đường lúc nửa đêm. Trước đó lúc 11h trưa, công an đưa giấy mời yêu cầu bà 14h có mặt để làm việc liên quan lá đơn “yêu cầu làm rõ việc tịch thu, tạm giữ trái phép tài sản công dân” của bà đề ngày 21-10-2014 với nội dung yêu cầu trả lại tài sản là giấy tời tùy thân, điện thoại và nhiều đồ vật khác mà công an tỉnh Khánh Hòa đã tùy tiện thu giữ của bà trong vụ bắt cóc bà ngày 29-07-2014

2. Công an đàn áp người thân của tử tù oan sai kêu oan: Lúc 10h sáng ngày 26-11-2014, bà Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Rưỡi là mẹ và dì của Hồ Duy Hải, người bị kết án tử hình trong vụ án có nhiều bằng chứng oan sai, đến tòa nhà Quốc hội để đưa đơn kêu oan yêu cầu dừng thi hành án tử hình đối với Hải để điều tra làm rõ những điều khuất tất của vụ án. Tại đây 2 bà đã bị an ninh mật vụ

và công an đàn áp, đánh đập bắt đi.3. Văn phòng tiếp dân tại số 1

Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội không giải quyết khiếu kiện và đàn áp những người đến khiếu kiện: Cán bộ của phòng tiếp dân chỉ tiếp qua loa mà không giải quyết theo quy định của pháp luật, thỉnh thoảng họ lại chỉ đạo cho công an, dân phòng, bảo vệ đàn áp đánh đập người dân oan khiếu kiện. Đơn cử, ngày 04-11, cháu Đoàn Trương Anh Thư 11 tuổi, dân oan Đồng Nai bị công an bóp cổ, bà Trương Thị Huệ dân oan Tiền Giang bị đánh ngất xỉu.

Tháng 12:1. Công an sách nhiễu phái

đoàn Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy tỉnh An Giang: Sáng ngày 2-12: Phái đoàn GHPG Hòa Hảo Thuần túy tỉnh An Giang trên đường đến thăm thân mẫu Thánh tử đạo PGHH Trần Văn Út tại xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp và dự đám lễ tuần nhị thất cho cố đồng đạo lão thành Lê Văn Chính tại xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long thì an ninh mật vụ bám theo quay phim chụp ảnh và đã có hành vi chèn ép và đánh những người đang đi trên xe máy.

2. Blogger Nguyễn Hoàng Vi ở Sài Gòn bị đánh: Ngày 9-12: Khi cô đang đi về nhà thì bị một nhóm nam và nữ chặn lại, túm tóc và đấm túi bụi. Hàng chục người trong đó có cả các nhân viên an ninh của chính quyền đóng bên ngoài nhà cô đã đứng nhìn và không can thiệp.

3. Công an đàn áp và bắt giữ những người tham dự phiên tòa

phúc thẩm bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh: Ngày 12-12: Bên ngoài cổng tòa, lực lượng công an, dân phòng và an ninh mật vụ đánh đập bắt bớ tất cả những ai đến tham dự phiên tòa, đặc biệt nhiều nhân chứng bị công an ngăn chặn không cho vào tòa làm chứng.

4. Công an Hải Phòng phóng hỏa phá lều của dân oan Nguyễn Thị Thúy: Chiều ngày 22-12 chính quyền phường Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng huy động lực lượng công an, côn đồ bao vây đòi phá lều của bà Nguyễn Thị Thúy và 8 đứa con nhỏ. Căn lều này mẹ con bà Thúy dựng lại trên nền nhà đã bị chính quyền tùy tiện đập phá năm 2011 để cướp đất. Mẹ con bà Thúy đã dùng xăng và bình ga để quyết bảo vệ lều. 21h45 phút đêm 23-12 chính quyền dùng côn đồ ném bom xăng vào lều khi cả nhà bà đang trú ngụ. Rất may mẹ con bà đã kịp bỏ chạy nên không bị thiệt hại về người. Căn lều bị cháy gần hết.

5. Nhiều vụ án tử oan sai được nêu lên, dấy lên sự lo ngại của dư luận về việc ép cung trong quy trình điều tra xét hỏi: Nổi cộm là các vụ giết 2 người ở Long An với tử tù Hồ Duy Hải, giết người cướp của tối ngày 14-7-2007 tại Hải Phòng với tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Các vụ án này có nhiều dấu hiệu oan sai, ép cung trong quá trình điều tra. Thân nhân của các bị cáo này hiện vẫn đang kêu cứu nhằm giải oan cho các bị cáo.

Số 210 Trang

Dân Luận: Vậy là năm 2014 đang dần khép lại. Ban biên tập Dân Luận xin được đưa ra một tổng kết riêng của mình về các sự kiện nổi bật liên quan đến phong trào dân chủ ở Việt Nam trong năm 2014 vừa qua.

1. Chính quyền liên tục đàn áp, hành hung và sách nhiễu những người đối lập

Ngay cả khi Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, chính quyền vẫn không ngừng ra tay đàn áp những người đối lập cũng như thân nhân của họ. Danh sách những người bị côn đồ, được cho là lực lượng an ninh mặc thường phục, hành hung bao gồm Lê Quốc Quyết (em trai của luật sư Lê Quốc Quân), Nguyễn Văn Thạnh, gia đình cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, ký giả Trương Minh Đức, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi… Đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp của nhà hoạt động Trần Thúy Nga, chị đã bị 5 tên côn đồ truy sát gây gãy xương bánh chè chân phải, cổ tay trái, hai bắp tay, hai vai, đùi trái và đầu đều bị bầm dập thâm tím. Ngay cả Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn cũng bị xô đẩy khi tới chứng kiến vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn đồ.

Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam luôn tìm cách sách nhiễu nơi ở và ngăn cản quyền tự do đi lại và cư trú của công dân. Anh Nguyễn Văn Thạnh – thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, chị Đinh Phương Thảo, con gái của thầy Đinh Đăng Định, nhóm sinh viên Lý Quang Sơn, blogger Đinh Nhật Uy liên tục phải chuyển nơi ở vì sự can thiệp của lực lượng an ninh. Các nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Bá Hải, Phạm Lê Vương Các và tiến sĩ Nguyễn Quang A bị cản trở hoặc câu lưu khi tham gia các buổi hội thảo về nhân quyền tại Hà Nội và Sài Gòn.

2. Sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền của Việt Nam

6

Page 7: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Người viết báo cáoTrần Thị Nga2. Sự kiện Kiểm điểm Định kỳ

Phổ quát về nhân quyền của Việt Nam (UPR)

Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền lần thứ hai dành cho Việt Nam diễn ra vào 5-2-2014, và phiên thông qua báo cáo UPR của Việt Nam diễn ra vào 20-6-2014. Việt Nam đã chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị của các nước thành viên về cải thiện nhân quyền. Trong số 45 khuyến nghị mà Việt Nam bác bỏ lại chủ yếu là các khuyến nghị quan trọng yêu cầu chính phủ công nhận các quyền dân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa của công dân.

Điều đáng chú ý trong đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần này là lần đầu tiên có sự tham gia tích cực của các hội nhóm xã hội dân sự của Việt Nam, bao gồm iSEE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, No-U Hà Nội, No-U Sài Gòn, Con Đường Việt Nam, VOICE, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam v.v... Họ đã cử đại diện sang Geneva đưa các khuyến nghị về các lĩnh vực khác nhau, và tổ chức các buổi hội thảo trước và sau phiên điều trần ở Việt Nam, với sự tham gia của đại diện một loạt đại sứ quán nước ngoài như Đức, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, liên minh EU, Bỉ v.v...

3. Một số tù nhân lương tâm Việt Nam được phóng thích trước thời hạn

Liên tục trong tháng Ba và tháng Tư, chính quyền đã trả tự do cho các tù nhân chính trị như Nguyễn Hữu Cầu (được biết ông Cầu là tù nhân chính trị bị giam giữ lâu nhất từ trước đến nay), thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, Trần Tư, Nguyễn Tuấn Nam và Đậu Văn Dương đều được thả trước thời hạn.

Ngày 27-6, cô Đỗ Thị Minh Hạnh bất ngờ được trả tự do sau khi chấp hành án được 4 năm. Được biết, trước đó vào ngày 17-1, bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã có buổi điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Tom Latos tại Hạ viện Hoa Kỳ.

Đáng chú ý nhất là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ông được phóng thích vào ngày 7/4 nhưng ngay sau đó ông đã bị đưa thẳng ra sân bay để sang Mỹ. Tương tự với trường hợp của blogger Điếu Cày Ng. V. Hải, ông bất ngờ được trả tự do vào ngày 21-10 nhưng sau đó cũng bị trục xuất sang Mỹ mà không được gặp gia đình.

4. Tù nhân lương tâm bị đối xử tệ trong trại giam

Vào lúc 9g35’ tối 03 tháng 04, thầy giáo Đinh Đăng Định - một người bất đồng chính kiến nổi tiếng đã qua đời vì chứng bệnh ung thư. Trước đó, vào ngày 15-02 thầy giáo Đinh Đăng Định được trả tự do tạm thời. Lúc sinh thời thầy Đ.Đ.Đ. đã nhiều lần lên tiếng và từng đứng ra thu thập chữ ký của người dân nhằm kêu gọi nhà cầm quyền hủy bỏ dự án khai thác bauxite đang làm ô nhiễm môi trường xung quanh nơi ông cư trú. Chính vì điều này ông đã bị kết án 6 năm tù giam về tội "Lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, hoạt động và tuyên truyền chống Nhà nước VN theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Tiếp đó vào ngày 5-7 tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí qua đời vì đã nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS trong thời gian 14 năm ở chốn lao tù. Theo lời anh Huỳnh Anh Trí kể lại thì có rất nhiều tù nhân chính trị khác đã nhiễm HIV và qua đời trong thời gian thụ án. Anh Huỳnh Anh Trí bị nhiễm bệnh qua việc bị buộc phải sử dụng chung gông cùm với các bạn tù HIV.

Hàng loạt các tù nhân lương tâm khác đã bị chuyển trại ra xa khu vực gia đình họ sinh sống, gây khó dễ cho thăm nuôi. Nhiều trường hợp ốm đau không được chăm sóc sức khỏe, bao gồm chị Hồ Bích Khương, Đỗ Minh Hạnh, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Ngô Hào, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha, Đặng Xuân Diệu v.v...

5. Biểu tình chống Trung QuốcLần đầu tiên tại Việt Nam, 20 tổ

chức xã hội dân sự đã đứng ra kêu gọi biểu tình hòa bình phản đối Trung Quốc xâm lược, mang theo hình ảnh các tù nhân lương tâm như Anh Ba Sàm, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Việt Khang v.v..., những người bị tù đầy vì lên tiếng phản đối một cách ôn hòa sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Cuộc biểu tình (11-05) nhằm phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam phải thay đổi chính sách ngoại giao với Trung Quốc.

Liên tiếp sau đó, vào các ngày 13-5 và 14-5 là các vụ biểu tình bạo động tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh và Sài Gòn. Nhiều bằng chứng cho thấy các vụ bạo động này có sự sắp đặt của chính quyền, bởi vắng bóng lực lượng công an / an ninh khi những người kích động công nhân đập phá nhà xưởng xuất hiện.

Ba nhà hoạt động Lê Thị Phương

Anh, Phạm Minh Vũ và Trung Nghĩa bị công an Đồng Nai bắt giữ vì tội “gây rối trật tự công cộng” khi xuống tìm hiểu nguyên nhân của cuộc biểu tình bạo loạn tại Bình Dương. Theo dự kiến vào tháng 1-2015 sẽ diễn ra phiên xử sơ thẩm ba nhà hoạt động tại Đồng Nai. Trước đó, chị Lê Thị Phương Anh đã từng rất nhiều lần lên tiếng tố cáo tội ác của lãnh đạo cấp cao Việt Nam như phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh…

6. Chiến dịch "Cà phê nhân quyền" và "Chúng tôi muốn biết" của Mạng lưới Blogger Việt Nam

Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức các buổi gặp mặt bàn về các chủ đề liên quan đến quyền con người, có mời đại diện chính quyền tham dự nhưng đã không nhận được sự hồi đáp. Bên cạnh đó là chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” cũng do Mạng lưới Blogger Việt Nam khởi xướng nhằm yêu cầu nhà cầm quyền bạch hóa hội nghị Thành Đô năm 1990 mà Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc.

7. Tác phẩm Đèn CùVào ngày 20-8 và 21-11, tác giả

Trần Đĩnh đã cho xuất bản tác phẩm Đèn Cù tập 1&2. Được biết tác giả Trần Đĩnh là người từng viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và rất nhiều lãnh đạo cao cấp khác. Mặc dù chỉ là tự truyện nhưng tác phẩm của ông chứa rất nhiều thông tin quý giá, giúp người đọc hiểu thêm về chuyện “thâm cung bí sử” của các nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 1945. Có lẽ chính vì điều này mà một số độc giả tại Việt Nam đặt mua sách Đèn Cù qua mạng Amazon đã bị Bưu cục Ngoại dịch thu giữ với cáo buộc cuốn sách đã “vi phạm luật xuất bản 2012”.

Tuy nhiên, các độc giả tại Việt Nam không chịu thua việc thu giữ vô lý này. Một số người đấu tranh dân chủ trong nước đã “thách thức” bạn bè của mình đọc cuốn Đèn Cù bản PDF, qua đó gây quỹ để ủng hộ tác giả Trần Đĩnh.

8. Nhiều công dân bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu

Chỉ trong vòng 4 ngày từ 14-11 đến 17-11-2014, chính quyền Việt Nam đã cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu của ít nhất 5 công dân với lí do rất chung chung "bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội". Các công dân bị cấm xuất cảnh gồm có: Hoàng Dũng, Nguyễn Nữ Phương Dung, Lưu Văn Minh, Lê Đức Triết và Nguyễn Công Thủ. Trước đó nhiều người khác đã bị cấm xuất cảnh với lý do tương tự, bao gồm Nguyễn Lân

Số 210 Trang 7

Page 8: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Thắng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Hồ Nhật Thành:

Có thể thấy rằng ngay cả khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu gần như tuyệt đối, thì điều đó cũng không đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam sẽ đảm bảo và tôn trọng các quyền tự do tối thiểu của công dân.

9. Xét xử vụ án “2 xe máy đi hàng ba”

Ngày 12-12 vừa qua, tại tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử ba nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh trong vụ án “2 xe máy đi hàng 3”. Kết quả không nằm ngoài dự đoán của nhiều người khi chủ tọa phiên toàn tuyên y án sơ thẩm.

Trước đó vào ngày 26-8, cũng tại Đồng Tháp trong phiên xét xử sơ thẩm, nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng đã phải nhận mức án 3 năm tù giam, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam và Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam. Rất nhiều blogger và nhà hoạt động đã có mặt ngoài phiên tòa để cổ vũ tinh thần cho Bùi Thị Minh Hằng và đồng sự. Đây được coi là màn trình diễn lực lượng của các blogger Việt Nam.

10. Chính quyền tiếp tục áp dụng điều luật 258 và 88 để bắt giữ các blogger

Ngày 5-5, trong khi dư luận chưa hết vui mừng bởi một số tù nhân lương tâm được trả tự do trước thời hạn thì chính quyền đã ra lệnh bắt khẩn cấp blogger Nguyễn Hữu Vinh – chủ trang thông tin Ba Sàm, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy – cộng sự của ông Vinh, theo điều luật 258.

Trong vòng một tuần kể từ ngày 30-11 đến 27-12, chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục ra lệnh bắt blogger Lê Hồng Thọ - chủ trang blog Người Lót Gạch, nhà văn Nguyễn Quang Lập (tức Bọ Lập) – chủ trang Quê Choa và blogger Nguyễn Ngọc Già. Thay vì sử dụng điều 258 như với các blogger khác, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị khởi tố theo điều 88 Bộ Luật Hình sự với mức án nặng hơn khiến nhiều người lo ngại.

Athena, CTV Dân Luận thực hiện

  Trong năm 2014, có thể kể ra 10 sự kiện lớn, đánh dấu bởi phong trào đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đây là nét khởi sắc đáng mừng nhất cho đất nước ta. Nét đáng chú ý thứ hai là chính quyền độc đảng do quyền lợi ích kỷ phe nhóm, ngoan cố duy trì chế độ toàn trị cổ lỗ, tự dấn thân vào tình thế hiểm nghèo toàn diện không có lối thoát, nếu không tự lột xác trong thời gian nhân Đại hội XII sắp tới gần.

Mười sự kiện lớn đó là:1- Thư Ngỏ của 61 đảng viên CS

gửi Ban Chấp hành Trung ương đảng và toàn thể đảng viên CS, yêu cầu thay đổi hẳn Cương lĩnh Chính trị, thay đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại thoát Trung, chống bành trướng, quan hệ bình thường với nhân dân Trung Quốc, công khai hóa toàn bộ các thỏa thuận ở Thành Đô năm 1990. Tuy số lượng không lớn nhưng họ tiêu biểu cho cả một khối đảng viên lão thành, đảng viên trí thức, có trí tuệ và tâm huyết. Nếu việc chuẩn bị cho Đại hội XII đi ngược với hướng này, đảng CS có nguy cơ vỡ ra từng mảng để hình thành tổ chức chính trị mới hợp thời đại, gắn bó với nhân dân, dân tộc.

2- Sự hình thành của Hội Nhà báo Độc lập VN và Văn đoàn Độc lập VN, cùng với 10 năm trưởng thành của Hiệp hội các blogger tự do, nói lên sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức xã hội dân sự VN ngày càng gắn bó với nhau, nay đã lên đến gần 30 tổ chức. Các tổ chức dân sự hoạt động ngày càng công khai, đa dạng, tán phát hàng vạn bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tổ chức các

cuộc trao đổi, hội thảo, cà phê, dã ngoại, bàn tròn về Nhân quyền, các cuộc thăm hỏi hỗ trợ lẫn nhau, cứu giúp nhau với tình nghĩa keo sơn để đương đầu với bộ máy đàn áp.

3- Mặt trận ngoại giao của lực lượng dân chủ mở ra khá rộng, tạo nên sự phối hợp có hiệu quả trong và ngoài nước. Nhiều cuộc gặp gỡ quốc tế về dân chủ và nhân quyền mở ra ngay trong nước, nhiều đại sứ, lãnh sự, cán bộ sứ quán coi các chiến sĩ dân chủ VN như những bạn bè thân

thiết. Nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được đón tiếp nhiệt thành ở hải ngoại, trong khi một số kẻ đội lốt chống cộng triệt để bị vạch mặt là phục vụ cho chính quyền toàn trị.

4- Chính quyền bành trướng TQ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển VN vấp phải phản ứng rộng lớn của toàn dân ta trong khi Bộ Chính trị ở Hà Nội coi đó chỉ là “chuyện xung khắc trong gia đình” (!).

5- Việc xuất bản cuốn sách Lời Trăng Trối của triết gia Trần Đức Thảo và Đèn Cù (2 tập) của nhà văn Trần Đĩnh là những sự kiện văn học - chính trị có tác dụng sâu đậm giải ảo thần tượng HCM, giải ảo công tích của đảng CS trong lịch sử VN, làm cho nhiều người còn lưỡng lự nhìn rõ sự thật hiển nhiên: đảng CS là cản trở tệ hại nhất cho sự phát triển và hội nhập của đất nước, đúng vào lúc đảng đang chuẩn bị cho Đại hội XII.

6- Kỳ họp Quốc hội cuối năm thông qua hàng chục đạo luật, nhưng vẫn lẩn tránh, trì hoãn các đạo luật căn bản nhất, như Luật về Biểu tình, Luật về Trưng cầu Dân ý, Luật về Sở hữu Ruộng đất. Quốc hội vẫn tỏ ra tê liệt về công tác phòng chống tham nhũng. Một lần nữa nó đã tỏ ra không xứng đáng là một cơ quan lập pháp nghiêm chỉnh, không xứng đáng ở trong ngôi nhà xây dựng hoành tráng mới được hoàn thành. Cái xấu xa tồn tại là vẫn còn trong phòng họp kẻ từng ca ngợi tên độc tài khát máu Saddam Hussein, từng tự nguyện làm cố vấn cho tên độc tài này, vẫn còn có kẻ thiếu tư cách chửi bới người đồng viện là ngu, thậm ngu, tứ ngu…, lại còn có đại biểu quốc hội mặc áo cà sa đăng đàn ca ngợi quân đội của nhà độc tài họ Kim ở Bắc Triều Tiên, coi đó là gương sáng cho Quân đội nhân dân VN học tập. Đủ thấy việc chọn lựa kiểu ‘đảng chọn dân bàu’ hài

Số 210 Trang 8

Page 9: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hước - bi thảm đến mức nào! Vẫn chưa hết, có cuộc họp vắng mặt đến gần 100 đại biểu, nhiều đại biểu nhờ người bấm vào nút bỏ phiếu hộ, những chuyện khôi hài có thật trong một ‘đảng hội’ cuối mùa lúc suy tàn. Lại còn cuộc bỏ phiếu tín nhiệm không giống ai, chỉ có 3 nấc tín nhiệm, không có nấc bất tín nhiệm. Vậy thì thăm dò làm gì, khi ai cũng có đủ 100 phần 100, hầu hết là đảng viên bỏ phiếu cho nhau, ta tín nhiệm hoàn toàn ta, ta tự sướng, còn gì hơn. Hình như quốc hội Hà Nội muốn phơi bày trọn vẹn sự thật về ‘nền dân chủ giả cầy’.

7- Sự vấp ngã hoành tráng của ngài nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền, buộc phải nhả ra 4 ngôi nhà – biệt thự sang trọng và nay có thể bị truy tố ra tòa về nguồn gốc tài sản bất minh; không thể chỉ thu hồi nhà và kiểm điểm là xong. Đây là kết quả của đòi hỏi của dư luận xã hội qua một số mạng xã hội dân sự lề trái cùng một vài tờ báo lề phải, liên tiếp phơi bày cả 5 'tòa nhà trăm tỷ' thuộc quyền sở hữu của ông. Ban Kiểm tra đảng không còn có thể ỉm được. Điều này mở ra một loạt vụ, như ngôi nhà bự và rừng cao su rộng lớn của nguyên chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, 2 ngôi biệt thự quá khổ giữa thủ đô Hà Nội của nguyên phó thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh, ngôi nhà như lâu đài của nguyên chủ tịch tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông xây dựng toàn bằng gỗ nghiến…

Nhân dân Hà Giang vẫn còn đòi phải truy tố nguyên chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, con quỷ dâm dục từng đầu têu vụ cưỡng hiếp các em nữ sinh vị thành niên rồi thoát tội, đổ hết lên đầu viên hiệu trưởng Sầm Đức Xương chịu 9 năm tù giam. Hiện ông Tô vẫn sống như vương giả trong khu nhà sang trọng bậc nhất Hà Giang. Một loạt vụ án cần mở ra để thu hồi những tài sản phi pháp, bất minh cho công quỹ. Chưa truy tìm được tài sản che dấu, tẩu tán, chôn cất thì biết bao bất động sản, nhà đất còn sờ sờ ra đó. Quan CS giàu vô độ, dân đen lầm than, nợ quốc gia gãy lưng đang là thảm họa dân tộc.

8- Việc trả lại tự do rồi đẩy sang Hoa Kỳ luật sư Cù Huy Hà Vũ và nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tiếp theo là bắt giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) cũng như cuộc xét xử các nhà dân chủ Hằng – Vinh – Thúy ở Đồng Tháp cho thấy kiểu cách hai mặt “thả ra rồi lại nhốt vào như chơi” của Bộ Chính trị, đồng thời chứng minh thất bại của chủ trương này, khi các chiến sĩ được

tự do dù ở trong hay ngoài nước đều hăng hái hơn, được quần chúng quý trọng hơn và trở nên những nhân vật nòng cốt của phong trào đòi dân chủ và nhân quyền đang mở rộng.

9- Năm nay đánh dấu một sự đảo lộn trong đánh giá của công luận đối với báo lề phải và lề trái. Nhân dân không những tiếp tục bỏ rơi các tờ báo của đảng và nhà nước như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, mà các báo khác như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, An ninh Nhân dân… cũng sa sút trông thấy; các mạng trên lề dân được khá đông bạn đọc ưu tiên tìm đọc, cao hơn hẳn lề đảng, như các mạng Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Dân Luận, Diễn Đàn Chân Trời Mới, và gần đây là Thời Báo Việt Nam của Hội Nhà báo Độc lập.

10- Trò hề cuối năm của Ban Tuyên giáo CS là nặn ra một bản Thông điệp của 10 tổ chức blogger thân đảng CS, có tên tuổi và số lượng hẳn hoi (Nhóm chống luận điệu xuyên tạc 54.000, Nhóm tôi yêu công an nhân dân 180.000, Hội phản bác Tuyên bố 258 3.100, Nhóm VN quê hương tôi 54.000, Nhóm yêu nước VN 2.300, nhóm CHXHCNVN 2.000, Nhóm công troll phản động 28.000, Đảng công chính tranh luận mở 28.000, Hội yêu nước chống phản động 26.000 và Nhóm dòng máu Lạc hồng 26.000). Một trò hề dơ dáy trên mạng ‘Tự Hào VN’, ‘Loa Phường’ ngày 8-12-2014.

Cũng thông điệp, cũng có nhóm này, hội nọ, cả đảng nữa, cũng nhân ngày Nhân quyền Quốc tế. Nhưng không một địa chỉ, không một tên người, hoàn toàn nặc danh, vô danh, giấu mặt, giấu tay, dù cho ra mặt bảo vệ đảng CS, chế độ XHCN, vậy mà không có chứng minh đăng ký hoạt động, ai chủ trương, tôn chỉ mục đích là gì, trụ sở ở đâu, người đại diện là ai? Những con ma trơi được sinh ra trong cơn bế tắc tiến lui đều khó.

Xin kết thúc 10 sự kiện cuối năm bằng một trận cười sảng khoái nói lên thế tận cùng bi đát của đảng CS VN trong năm 2014 sắp kết thúc../.

http://www.voatiengviet.com

“Riêng phía Tin lành bên Việt Nam bị bọn VC đàn áp như thể cơm bữa. Mới đây bọn công an VC giả

dạng côn đồ tràn vào đập phá tan tành Nhà nguyện của giáo hội Tin lành Mennonite nhưng cũng không ít người Tin lành Việt Nam tại hải ngoại còn thắc mắc là: “Tại sao nhà nước Việt Nam chỉ đàn áp Mục sư Nguyễn Hồng Quang và các mục sư, tín hữu Mennonite mà không đàn áp các giáo phái khác?” Chúa ơi! Bọn VC chúng có dốt nhưng đâu thiếu gian manh. Làm sao chúng có thể ngu để đàn áp một lúc nhiều giáo phái của Tin lành hay nhiều tôn giáo? Làm sao chúng lại phải tốn sức đàn áp những kẻ thỏa hiệp hay ngã theo bọn chúng?...” (trích Vài Cảm Nghĩ “Dễ Bị Ném Đá” Trong Mùa Giáng Sinh)

Đoạn văn trên đây được trích từ một bài viết của tác giả Huỳnh Quốc Bình, một người anh em Cơ-đốc VN sống ở hải ngoại. Sở dĩ chúng tôi quan tâm bài viết này là vì có một câu hỏi được nêu “Tại sao nhà nước VN chỉ đàn áp Mục sư Ng. Hồng Quang và các mục sư, tín hữu Mennonite mà không đàn áp các giáo phái khác?” Chúng tôi muốn giải thích vấn đề theo cái nhìn của chúng tôi về câu hỏi đặt ra trên đây, để quý độc giả trong, ngoài nước hiểu… thêm.

- Tại sao nhà nước Việt Nam chỉ đàn áp Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và các mục sư, tín hữu Mennonite mà không đàn áp các giáo phái khác?

Chúng tôi đồng ý với quan điểm, ý kiến của tác giả HQB rằng đảng CSVN “không dại mà đàn áp cùng lúc tất cả các giáo phái, hoặc tôn giáo tại VN”. Bên cạnh đó thiết tưởng mọi người có lẽ cần phải hiểu thêm từ “án điểm”.

“Án điểm” là một từ mà trong nội bộ đảng CSVN người ta hay dùng khi thấy có một hiện tượng

“quyết liệt” nào đó xảy ra ngoài xã hội do đảng… “lãnh đạo”! (Người viết biết được điều này do một

Số 210 Trang 9

Page 10: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

người bạn quen, là cựu đảng viên CS đã xin ra khỏi đảng…)

Để hiểu “Tại sao nhà nước Việt Nam chỉ đàn áp Mục sư Nguyễn Hồng Quang và các mục sư, tín hữu Mennonite mà không đàn áp các giáo phái khác?”, có lẽ từ chìa khóa để “giải mã” vấn đề là “án điểm”.

Thí dụ: Để thực hiện chiến dịch chống tham nhung, đảng và nhà nước CSVN không lôi cổ tất cả những quan chức tham nhung ra trừng trị cùng lúc, hoặc cung không bao giờ trừng trị tất cả những ai tham nhung dù ít hay nhiều, lớn hay nhỏ, vì như vậy chẳng khác nào là “đảng tự sát”…? Nhưng tham nhung mà không diệt thì làm sao ăn nói với dân, còn gì là nhà nước? Do đó phải “diệt tham nhung”. Nhưng diệt bằng cách nào? “Án điểm” là câu trả lời. Đã là quan to trong hệ thống nhà nước kiểu CS thì đừng nói là sạch. Do đó không thể diệt hết mà phải chọn một “vị” hoặc một “vụ” nào đó để “tiến hành diệt tham nhung”. Việc đảng và nhà nước tiến hành diệt tham nhung kiểu đó thường được gọi là “án điểm” (ngôn từ trong nội bộ…). Án điểm là cái mà các quan chức cấp trung ương thường nói trên truyền thông nhà nước là “phải làm tới nơi”, “làm quyết liệt” để “lấy lại lòng tin của quần chúng nhân dân”… Hoặc “để quần chúng nhân dân thấy rằng đảng và nhà nước có diệt tham nhung”! Trong trường hợp này, ngôn ngữ “nội bộ” của đảng thường gọi là “án điểm”. Án điểm sau khi đã được Bộ CT-TƯ duyệt sẽ trở thành “vùng oanh tạc tự do” cho các cơ quan chức năng và cả hệ thống chính trị “tập trung hỏa lực” đánh… quyết liệt. Đánh “án” để có “điểm” mà tuyên truyền… nên gọi là “án điểm”. Đối với nhà nước hiện nay, cái gì đã được Bộ CT-TƯ duyệt thì cả hệ thống phải thi hành, ai chống lại, hoặc không thi hành là “chống lại triều đình”. Án điểm nhằm đạt nhiều mục tiêu khác chứ chưa hẳn là “diệt tham nhung” như “đạn cao su” (những bài báo tuyên truyền) bắn ra từ Bộ máy Truyền thông – một cơ quan chức năng thừa lệnh

của “triều đình” (tuyên truyền, xuyên tạc không đúng sự thật…) “bắn” ra “quần… chúng”. Trong chốn quan trường của nhà nước hiện nay: Quan chức nào lọt vào “án điểm” là coi như bị xui và được kể như “chốt thí”, hoặc là “con dê tế thần” để làm nguôi cơn giận của quần chúng… như vụ ông Truyền, một quan chức có quá nhiều nhà và tài sản trong thời gian gần đây đã “lâm án”, mà báo chí có đưa tin. (Dư luận cho rằng chưa chắc ông Truyền là quan tham hơn nhiều quan khác, chỉ xui cho ông là lọt vào “án điểm”…) 

Trong chiến tranh, “Đại lộ Kinh hoàng” ở Quảng trị năm 1972 là một thí dụ: Dân vô tội chạy giặc nhưng vẫn bị đạn pháo bắn tả tơi, thịt người văng lên ngọn cây… mục đích là để “gieo kinh hoàng cho nhân dân miền Nam” hầu tiến chiếm miền Nam dễ dàng hơn… Do đó mới có tên là “Đại lộ Kinh hoàng”.

Trở lại vấn đề “Tại sao nhà nước VN chỉ đàn áp Mục sư Nguyễn Hồng Quang và các mục sư, tín hữu Mennonite mà không đàn áp các giáo phái khác?” Ngoài lý do không thể cùng lúc diệt trừ hoặc đàn áp tất cả, giáo hội Mennonite và Ms NHQ vì một vài lý do đã rơi vào “án điếm”- vùng oanh tạc…

Đối với nhà nước hiện nay, trong khi hầu hết các giáo phái đều “ngoan ngoãn quỳ trước bệ rồng để xin tư cách pháp nhân” của đảng… thì riêng Mennonite không xem đó là “ân huệ”… Do đó, đây là một trong nhiều lý do “làm ngứa con mắt” của nhà nước CSVN… Đối với CSVN cái gì “ngứa con mắt bên trái, nhột con mắt bên phải” thì họ tìm cách “dụi” cho nó đả ngứa! Giáo hội Mennonite VN rơi vào “án điểm”… là vậy. 

Án điểm cung là “thí điểm”. Nô lực “oanh tạc Mennonite” cung là để “dằn mặt” các giáo phái, nhóm nhánh khác! Trong khi tấn công Mennonite bằng mọi hình thức kể cả hình thức hạ cấp, bẩn thỉu nhất… nhà nước CSVN đã cố đưa ra một thông điệp cho các giáo phái khác:

Hãy thần phục và “câm mồm” (giữ im lặng) nếu không muốn gặp rắc rối như Mennonite! Vụ bắt giữ blogoer “Bọ Lập” mới đây cung là “án điểm” và là “thí điểm” để dằn mặt các bloger khác… 

Ngoài ra ý kiến “Tại sao nhà nước Việt Nam chỉ đàn áp Mục sư Nguyễn Hồng Quang và các mục sư, tín hữu Mennonite mà không đàn áp các giáo phái khác?” cung là một cách bắn tin rằng “ông NHQ và Mennonite chống chính quyền” nên mới bị như vậy, còn lại các giáo phái khác thì “vâng phục nhà cầm quyền” như Kinh thánh dạy, nên đâu có sao! Đây là “đạn” bắn ra từ các Dư luận viên ăn lương của “triều đình” nằm vùng khắp nơi… nhằm tiêu diệt Mennonite trên mặt trận dư luận. 

Đối với “triều đình” nhà nước CSVN hiện nay, tôn giáo nói chung là những cái “ung nhọt” gây nhức nhối cho “triều đình”. Cái nào họ “đắp thuốc cho êm” (những giáo hội đã được thuần hóa như sư tử được nuôi để làm xiếc… khi CS cần) thì họ tạm để yên đó… Giáo hội Men-nonite nơi Ms NHQ quản nhiệm lại là “cái đỉnh của ung nhọt”. Đụng vào thì đau mà để thì nhức nhối, khó chịu… Họ đã thử “đắp vài loại thuốc” nhưng không thấy “êm”, mà cứ “cương” mủ, làm nhọn thêm cái đỉnh nhọt gây nhức nhối cho “long thể” của triều đình… Họ tìm cách “nặn mủ” cái ung nhọt này nhưng không thành. Họ cố “giải phẫu” ở Bình Dương thì nó “phình ra” ở Thạnh Lộc, quận 12 Sài Gòn… Để thì nhức, rứt thì đau… Đá vào ung nhọt chỉ làm đau nhức cả thân thể triều đình, chứ Mennonite vốn đã quen “vác thập tự giá rồi” thì đá, đấm cung thế thôi! Anh em vẫn cười nói oang oang, thậm chí còn trả lời phỏng vấn trên mạng, tố cáo sự hèn hạ của nhà cầm quyền. Thầy Từ Văn Lên, nạn nhân trong vụ đánh ngày 16/12 vừa qua, nói trên đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi rằng “nhà cầm quyền VN hiện nay họ không xứng đáng là chính quyền, vì chính quyền thì phải tôn trọng và bảo vệ người dân, đàng này họ còn

Số 210 Trang 10

Page 11: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

làm những điều còn tệ hơn cả du côn…” Mới đây, sáng ngày 19-12-2014, theo lời Ms NHQ và các anh em nhân sự Mennonite tại Thạnh Lộc, quận 12, SG, CA kết hợp với một lu du côn đến cắt và cướp đồng hồ điện hợp pháp của gia đình Ms NHQ giữa ban ngày, rồi bỏ chạy… Nhưng tối lại thì ở đây đã “xuất hiện ngôi sao Đa-vít trên đỉnh nhà” lấp lánh… Người dân đã giúp đỡ cho Ms NHQ và anh em ở đây có điện để… mừng Chúa Giáng Sinh. 

Chưa biết cuộc chiến giữa “triều đình CSVN” và cái “ung nhọt Mennonite” sẽ còn đi tới đâu, nhưng hễ “đá vào ung nhọt thì đau là cái chắc”!

Đối với Đức Chúa Trời, Menno-nite là Hội thánh của Ngài. Ai đá vào Hội thánh là đá vào chính Thân thể của Chúa! Triều đình CSVN “có sức thì cứ đá”, Đức Chúa Trời cứ thêm sức cho Hội thánh của Ngài là Ms NHQ và các anh chị em tại đây. Cứ đá đi, ai đau biết liền! Anh em Mennonite một khi đã vác thập tự giá theo Chúa thì không còn tính thiệt hơn, mất còn! Nhưng mà ai biết được: Hoặc một thế lực thù địch nào đó ở nước ngoài, kích động một bộ phận “thân Mỹ” trong đảng để đánh phá Mennonite một cách hạ cấp, hầu làm cho thế giới kinh tởm chế độ, tạo “diễn biến hòa bình trong nội bộ đảng” hầu “những thế lực thân Mỹ trong đảng” đạt mục tiêu nhanh hơn? 

Thầy Thích Viên Lý, trụ trì chùa Điều Ngự (Westminster, Califor-nia), khẳng định như vậy khi nói về tình trạng tự do tôn giáo bị chà đạp liên miên ở Việt Nam nhiều năm qua. Ông là đại diện của Tăng đoàn Giáo hội Việt Nam Thống nhất Hải ngoại trong một phái đoàn Phật tử đến trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York gần đây để vận động cho nhân quyền Việt Nam.

Thầy có thể cho biết mục đích chuyến đi vận động của phái đoàn? 

Mục đích của việc vận động là giúp cho những nhân chức của Cao

ủy Nhân quyền LHQ hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tất nhiên, là một cơ quan đảm trách về bảo vệ nhân quyền, chắc chắn Cao ủy đã tìm hiểu để có thể biết rõ quốc gia nào tôn trọng, quốc gia nào không tuân thủ những gì họ đã cam kết - ví dụ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Tuy nhiên, về phía người Việt Nam chúng ta, nếu chúng ta là nạn nhân mà lại không trực tiếp trình bày để giới chức LHQ hiểu một cách toàn triệt về những gì đang xảy ra ở VN thì rõ ràng là ta chưa làm tròn trách nhiệm công dân của mình, lương tâm của chúng ta sẽ vô cùng cắn rứt. 

Quan trọng hơn, đồng bào ta trong nước, nếu bị chà đạp, cũng thấp cổ bé họng không làm sao cho thế giới biết được. Còn cộng đồng người Việt ở đây (California) thì có đầy đủ phương tiện, được tự do ăn nói, tự do đi lại. Cho nên, nếu chúng tôi không làm hết sức để bênh vực cho người trong nước, bảo vệ các quyền mà LHQ đã quy định và chính phủ Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng, thì sẽ là vô cùng thiếu sót, không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.

Đó là lý do tại sao sau khi có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo xảy ra tại VN thời gian qua, chúng tôi đã quyết định tiến hành cuộc vận động này. 

“Không bao giờ kỳ vọng quá mức”

Lâu nay có một ý kiến, có lẽ cũng là băn khoăn của nhiều người hoạt động nhân quyền trong nước, là: Chúng ta đi vận động nhiều và lần nào quốc tế cũng quan tâm, nhưng không biết kết quả thực tế được đến đâu?

Mặc dù LHQ là một tổ chức có quyền rất lớn, nhưng họ cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đơn cử như chuyện 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an không phải lúc nào cũng đồng thuận. Cho nên chúng tôi luôn hy vọng, nhưng không bao giờ kỳ vọng một cách quá mức để rồi mình lại thất vọng. Đó là điều chúng tôi đã tự rèn cho mình. Dù đi vận động ở bất cứ đâu, cũng đừng bao giờ để tâm thức của mình rơi vào trạng thái thất vọng vì chuyện cơ quan này, tổ chức kia hứa hẹn mà lại không đáp ứng trọn vẹn. 

Qua kinh nghiệm, chúng tôi học được một điều là: Không ai, dù người đó có khả năng thế nào, có thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bất kỳ ai. Mình kỳ vọng ai đó đáp ứng tất cả nhu cầu của mình là không thực tế, vì mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều có giới hạn của họ, vả lại họ cũng có những nhu cầu riêng. 

Đức Phật dạy: Cõi ta bà này là cõi bất toại nguyện, bất toại ý. Thành thử, chúng ta không bao giờ nên tìm sự tuyệt đối trong một thế giới tương đối cả. 

Tất nhiên, tôi tin LHQ cũng hết lòng, trong khả năng có thể, để giúp đỡ chúng ta theo các công ước quốc tế, vì đó là bổn phận và trách nhiệm của họ. Nhưng làm được tới đâu, thành tựu thế nào, thì còn phụ thuộc vào mức độ vận động của chúng ta và đối phương. Bởi vì chính quyền Việt Nam có tiền, có nhân sự, có chiến lược và kế hoạch, họ cũng rải người đi khắp nơi vận động chứ không phải chỉ mình chúng ta gõ cửa các trung tâm quyền lực như LHQ.

Nói về kinh nghiệm của việc đi vận động rút ra từ lần này, nếu tự đánh giá hiệu quả thì thầy thấy có gì tốt, có gì cần cải thiện? 

Trước mắt, chúng tôi cảm thấy có một phần nào an lòng, rằng mình đã thể hiện trách nhiệm và bổn phận trước những khổ họa của dân tộc, của đồng bào trong nước. Có lẽ những người dân đang đối diện với bất công, phi lý, bạo lực ở Việt Nam cũng cảm thấy được an ủi, vì bên ngoài có những người đã và đang đồng cảm, tìm cách hỗ trợ họ. 

Bên cạnh đó, ít ra các cơ quan quốc tế đang làm công tác nhân quyền cũng có thêm dữ kiện để đặt vấn đề với các quốc gia đã từng ký kết mà lại vi phạm thường xuyên điều ước quốc tế.

Còn kinh nghiệm rút ra từ chuyến đi mà chúng tôi muốn chia sẻ là: Điều quan trọng không phải chỉ là chúng ta đến tiếp xúc với cơ quan nào, ở thời điểm nào. Vấn đề ở đây còn là trước và sau cuộc tiếp xúc đó, chúng ta làm gì. Chúng ta có chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ trước khi chúng ta tiếp xúc với họ hay không? Và sau cuộc gặp, chúng ta có tiếp tục giữ liên lạc, tiếp tục cung cấp thông tin, tài liệu và nhắc nhở họ thường xuyên không? 

Thế giới hiện nay có rất nhiều vấn đề nóng cần giải quyết, của toàn cầu cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc. Vậy thì những tổ chức nhỏ, những cá thể lẻ loi như chúng ta liệu có đủ thu hút sự chú ý của quốc tế trước cả ngàn sự kiện xảy ra mỗi ngày hay

Số 210 Trang 11

Page 12: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

không? Làm sao để nhắc nhở thường xuyên, để người ta quan tâm đến những sự việc mình đang quan tâm? Làm sao để người ta có thể xem những gì mình đang xem trọng như là việc của chính bản thân họ? Có nhiều khi ta đến gặp họ, ta trình bày, rồi ta để mọi sự rơi vào khoảng trống của sự quên lãng. Như thế thì vừa mất thì giờ, mất công sức, vừa không đưa dẫn đến những thành quả tốt đẹp như chúng ta mong đợi.

Chùa Liên Trì - cái gai trong mắt chính quyền

Khi trình bày với LHQ về nhân quyền ở Việt Nam, phái đoàn có nhấn mạnh đặc điểm gì của tình hình tự do tôn giáo?

Đã hơn 1 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, tình hình nhân quyền chẳng những không được cải thiện mà còn đen tối hơn. Riêng trong lĩnh vực tự do tôn giáo, có thể kể đến ba trường hợp vi phạm mới nhất: Chùa Liên Trì -cơ sở cuối cùng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước đây tại Sài Gòn- đang bị chính quyền địa phương lên kế hoạch cưỡng chế mà không hỗ trợ di dời tái định cư, cho nên cũng giống như một cách san bằng, xóa sổ. Chùa An Cư (Đà Nẵng) do Đại đức Thích Thiện Phúc trụ trì cũng trong tình trạng tương tự. Và đặc biệt là Đại đức Thích Thiện Tâm ở chùa Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu) bị hành hung thô bạo bởi những công an mặc đồng phục - tôi xin nhấn mạnh là “đồng phục”, chứ không phải là dưới dạng côn đồ hay xã hội đen.

Hiện giờ tình hình cưỡng chế đất đai nhà chùa thế nào?

Chùa Liên Trì của hòa thượng Thích Không Tánh đang ở trong tầm ngắm của chính quyền. Đó là ngôi chùa mà những tổ chức xã hội dân sự gần đây xem như là nơi tụ họp hàng tháng. Đó cũng là nơi mà thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, cô nhi, người nghèo đói, bệnh tật thường tìm đến để được giúp đỡ. Tất nhiên, sự giúp đỡ có giới hạn vì chùa chẳng phải là cơ sở kinh doanh giàu có gì. 

Khi chính quyền lên kế hoạch giải tỏa chùa Liên Trì, thật ra đâu phải vì họ cần một mảnh đất để làm khu thương mại. Mà nguyên nhân là vì chùa Liên Trì đã trở thành cái gai trong mắt họ. Đó không chỉ là trung tâm cứu tế mà còn là trung tâm đối kháng, cho nên họ phải tìm cách cưỡng chế. Ngoại trừ một văn bản viết vài điều chung chung, còn lại họ toàn nói miệng để không có bằng

chứng nào để ta dựa vào đó mà khiếu kiện.

Hãy đấu tranh vì công lýChính quyền Việt Nam thường

củng cố một quan điểm thế này: Người tu hành thì cứ lo việc tu thôi chứ lo làm gì việc đời. Nhà nước thu hồi đất thì nhà chùa có nghĩa vụ phải chấp hành, chứ chống đối thì như thế là gây rối, phạm pháp. Thầy nghĩ sao về điều đó?

Quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm, nếu không nói là vô minh. Bởi vì, tất cả lãnh đạo các tôn giáo đều hướng dẫn tâm thức của con người về cái thiện, để đạt được cứu cánh tối hậu là sống trong tuệ giác, trong sự hiểu biết. Sức mạnh của đạo Phật là gì? Là từ bi và trí tuệ. Cho nên sứ mệnh của chúng tôi là khai dụng đúng mức sức mạnh nội tại đó để chuyển hóa niềm đau, nỗi khổ của tha nhân. Mình nói hai chữ “từ bi”, nhưng người ta đến cướp đất của dân, mình không có một thái độ nào trước sự bất công, phi pháp đó thì chữ “từ bi” ấy có giá trị và ý nghĩa gì? 

Đất của chùa là đất để thờ phụng. Chúng tôi coi mỗi ngôi chùa như một trung tâm bảo vệ nhân quyền, một trung tâm của từ thiện xã hội, của văn hóa giáo dục. Vậy mà người ta ngang nhiên cướp đi những mảnh đất như thế, thì bổn phận của người trong chùa hoặc của quần chúng có liên hệ trách nhiệm đến ngôi chùa đó, là phải bảo vệ nó. Đất là của nhà chùa, thì nhà nước có trách nhiệm phải bảo vệ theo đúng hiến pháp. Nếu nhà nước đến để chiếm dụng thì là phi pháp. Chính những người đang thực thi công vụ đã giẫm đạp lên hiến pháp mà nhà nước ban hành chứ ai! Người phạm pháp phải bị nghiêm trị, chứ không thể gán hai từ “phạm pháp” cho người bảo vệ tài sản của mình.

Chính quyền nói, sư sãi chống lại chủ trương của nhà nước tức là ủng hộ bạo lực và tạo nghiệp xấu...

Tạo nghiệp là gì? Trước hết phải hiểu nghiệp xuất phát từ đâu. Từ ba nơi, thứ nhất là tâm, tức là ý. Thứ hai là khẩu, tức là lời nói. Thứ ba là hành động. 

Mình không muốn những người cướp đất chùa tạo ra những nghiệp bất thiện, sẽ đọa vào cảnh giới khổ đau. Vì từ bi, thương họ, nên mình phải chặn đứng những hành động tạo ra ác nghiệp. Cái đó mới là tâm từ bi. Còn mình nói từ bi mà thấy người khác phạm pháp, làm việc tội lỗi, chuốc lấy hậu quả khổ đau, mình không ngăn chặn, thì mình đâu phải là người đang hành giáo lý từ bi!

Tôi lấy ví dụ, thấy một sát thủ cầm

súng chuẩn bị sát hại những học sinh vô tội mà mình cứ ngồi “Nam Mô A Di Đà Phật”, chứ không tước lấy khẩu súng đó hoặc không kêu cảnh sát đến cứu các học sinh, thì mình có từ bi hay không? Từ bi nguyên nghĩa là “từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ”. Mình dâng hiến lòng yêu thương đích thực cho tất cả muôn loài chớ không phải là gieo khổ đau, tạo thù oán. Đó là nghĩa của “từ”. Còn “bi”, tức là mình nhổ sạch cội rễ của khổ đau, chứ không phải chỉ trên ngọn. Thấy người khác lâm vào tình cảnh bất công thì mình phải ra tay hành động để cứu thế. 

Dường như người cộng sản không hiểu từ bi là gì, sứ mệnh thiêng liêng cao cả của những tu sĩ Phật giáo như thế nào, tôn giáo có nhiệm vụ ra sao đối với xã hội, đất nước. Hoặc giả họ hiểu đấy, nhưng họ cố ý định hướng sai lạc để dễ bề thao túng quần chúng cho họ muốn làm gì thì làm. 

Chỉ dùng bạo lực, chính quyền không thể trụ được

Nếu có thể dành cho chính quyền một lời khuyên thì thầy khuyên gì chính quyền Việt Nam?

Họ cần ý thức rõ rằng bạo lực không thể chặn đứng cái ác. Nhưng tôn giáo thì có thể. Ở tình trạng lý tưởng, khi con người ý thức rõ được về luật nhân-quả thì không cần có cảnh sát, pháp luật. Tôi lấy thí dụ: Ở Mỹ, dân chúng chạy xe trên xa lộ thường không đi quá tốc độ hay vượt đèn đỏ, vì sợ cảnh sát phạt tiền. Vấn đề là nếu không có vé phạt thì ai nấy có thể tha hồ chạy xe, tạo ra vô số nguy hiểm. Nhưng nếu chúng ta ý thức được hiểm nạn xảy ra đối với bản thân và với người khác thì chúng ta sẽ tự chế. Dù có hay không có cảnh sát nhưng khi đã ý thức được luật nhân-quả, ý thức được nhân là lái xe quá tốc độ, quả là tai nạn, thì chúng ta sẽ đều cố gắng làm sao để bảo vệ chính mình và mọi người. 

Nếu mọi người dân đều hiểu được luật nhân-quả thì họ sẽ không làm điều ác, và như vậy thì xã hội sẽ thái bình, đất nước sẽ ổn định. 

Nếu chính quyền Việt Nam để cho các tôn giáo chăm sóc đời sống tâm linh đạo đức của dân chúng thì xã hội đâu loạn lạc như ngày nay? Nhà nước không tốn gì cho tôn giáo mà lợi ích tôn giáo mang lại cho đất nước rất lớn lao. 

Chúng tôi khuyên họ cố gắng thấy được điều này: Chỉ dùng bạo lực để trấn áp và xem quần chúng như kẻ thù chứ không phải người thân thì họ không thể an ổn được đâu. Nên họ

Số 210 Trang 12

Page 13: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến, tôn trọng truyền thống văn hóa, tâm linh của dân. Họ mà làm được như vậy thì các tôn giáo đâu có lý do gì để chống họ! Đằng này, làm mất lòng dân, đàn áp tôn giáo, để tạo sự bất mãn lớn lao thì chắc chắn chế độ không thể nào đứng vững được. 

Chính quyền phải hiểu rằng họ có thể che đậy nhiều việc nhưng không che đậy được sự thật, họ có thể trốn tránh nhiều thứ nhưng không thể tránh được luật nhân-quả.

Hãy nhìn Tổng thống Saddam Hussein ở Iraq. Đã có thời đến những cái bồn rửa mặt của ông ta cũng dát vàng, ông ta sống trong nhung lụa, quyền lực. Nhưng do tham vọng và tinh thần chấp ngã, ông ta phải trốn chui trốn lủi mà cuối cùng bị treo cổ. Mạng mất, tài sản tích lũy nhiều chục năm cũng tiêu luôn. Đó là tấm gương nhãn tiền cho những người cộng sản không tin luật nhân-quả mà liên tục làm điều ác. Mình thấy mà thương thay cho họ, cho những kẻ vô minh.

Đoan Trang thực hiệndanlambaovn.blogspot.com

Cuối tuần rồi, nhật báo Người Việt đăng bản tin “Trung Quốc (TQ) thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.” Tựa đề dùng hai chữ “cường quốc” gây ấn tượng, vì “cường” là mạnh, một sức mạnh có vẻ áp đảo người khác, một “cường quốc” thường đo lường bằng sức mạnh quân sự. Nếu diễn tả một cách khách quan, tựa đề bản tin trên có thể diễn tả bằng một sự kiện thuần túy kinh tế: “Tổng sản lượng TQ lên cao nhất thế giới.”

Nhưng nói vậy rồi vẫn phải hỏi: TQ có phải là một “cường quốc kinh tế” hay không? Câu trả lời lại khác. Vì có rất nhiều dữ kiện cho thấy còn lâu TQ mới thực sự thành

một “cường quốc kinh tế,” theo nghĩa cường là mạnh, là mạnh lắm. Trước hết, xin coi lại các dữ kiện.

Bản tin trên Người Việt thuật rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tổng sản lượng kinh tế (GDP) của TQ năm nay là 17,600 tỷ đôla, đã vượt Hoa Kỳ, với GDP 17,400 tỷ.

Nếu quý vị đọc báo cáo của IMF năm ngoái, 2013, có thể thấy GDP nước Mỹ là 16,768 ngàn tỷ đôla, của TQ là 9,469 tỷ, chỉ bằng 54%. Xin đừng ngạc nhiên. Con số cu, 9,469 tỷ đô la này tính theo lối “thông thường.” Vì thông thường muốn ghi GDP của TQ, người ta chỉ dựa vào số thống kê GDP của chính phủ Bắc Kinh, tính bằng đồng tiền họ, thí dụ 56,830 tỷ đồng nguyên. Ðem con số đó chia cho 6 để đổi thành đôla Mỹ, theo hối suất khoảng 6 nguyên ăn một đôla, sẽ có con số gần 9,500 tỷ đôla.

Cách tính thông thường này gọi là “biểu kiến” (nominal), không phản ảnh đúng mức sống của dân các nước, nhất là các nước nghèo,

nơi giá sinh hoạt thường rẻ hơn nước giầu. Cho nên các nhà kinh tế bày ra cách tính khác, gọi là PPP (Purchasing-Power Parity), thay tỷ lệ một đôla ăn sáu nguyên bằng một tỷ lệ khác. Tỷ lệ mới này dựa trên mãi lực tương đương của hai đồng tiền. Thí dụ nếu một ký thịt heo ở Mỹ bán giá một đôla, mà ở bên Tàu giá bán là bốn nguyên, thì giá trị một đôla chỉ tương đương với bốn nguyên thôi. Phương pháp PPP tính giá trị tương đối của hai đồng tiền theo lối như vậy. Người ta so sánh giá cả nhiều món hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ nhiều nhất, rồi tính chung lại ra một hối suất mới phản ảnh đúng mãi lực của dân hai nước. Với cách tính PPP, năm nay kinh tế Mỹ sản xuất ra17,400 tỷ đô còn dân TQ trong lục địa tạo ra được 17,600 tỷ. Nếu tính theo hối suất chính thức thì GDP của nước Tàu năm nay vẫn

còn thua Mỹ hàng ngàn tỷ.Môi quốc gia tính tổng sản

lượng GDP theo cách của mình, khác nhau chút đỉnh. Ðổi cách tính toán thì kết quả ra con số khác. Chính phủ Bắc Kinh có một cách tính GDP, các tỉnh trong nước họ tính lối khác. Nhiều nhà kinh tế đã ngạc nhiên khi so sánh và thấy con số GDP của cả nước Trung Hoa lại nhỏ hơn tổng số GDP được báo cáo của các tỉnh cộng lại!

Ðiều đáng chú ý, là con số GDP không cho biết người dân trong một nước thực sự giầu hay nghèo. GDP nước Hòa Lan năm ngoái là 854 tỷ đôla, bằng một nửa GDP TQ năm nay, hơn 17 ngàn tỷ. Nhưng số dân Hòa Lan chưa tới 17 triệu, so với 1 tỷ và hơn 300 triệu người Tàu. Như vậy thì dân Hòa Lan sống khá giả, hay dân TQ mới giầu có?

Lợi tức bình quân (GDP per capita), lấy GDP chia cho số dân, phản ảnh đúng sự thật hơn. Lợi tức bình quân của dân Mỹ là $53,000 đô1a, so với người dân lục địa Trung Hoa là $11,868, tính theo phương pháp PPP. Nghĩa là một người Mỹ trung bình giầu gấp 5 lần người Tàu. Lợi tức đầu người của dân Trung Hoa đứng hàng thứ 97 trong số 195 nền kinh tế được CIA xếp hạng, thua các nước Tunisia, Thái Lan và Cuba. [Dân Mỹ chưa phải là giầu nhất, họ vẫn nghèo hơn dân các nước như Luxembourg, Na Uy (Norway) và Thụy Sĩ (Switzer-land), chưa kể các nước nhỏ mà nhiều dầu lửa].

Chúng ta cần nhớ rằng trong lịch sử, TQ vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới từ thế kỷ thứ hai trước Tây lịch khi Tần Thủy Hoàng nhất thống lục quốc. Nói đúng ra, suốt lịch sử loài người, kinh tế TQ lúc nào cung phải lớn hơn các nước khác vì không nước nào đông dân bằng. Cứ bình thường thì một nước 1 tỷ 300 triệu dân thì phải làm ra nhiều của cải hơn những nước dân số chỉ có hàng trăm triệu. Nếu trong thời gian vừa qua họ bị tụt xuống hàng thứ hai, thứ ba, chẳng qua chỉ vì chính sách kinh tế sai lầm, đi theo chủ nghĩa Cộng sản làm cho

Số 210 Trang 13

Page 14: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

dân ngày càng nghèo hơn.Một quốc gia chiếm 19% dân số

thế giới (1 tỷ 367 triệu chia cho 7.21 tỷ dân toàn cầu), nếu bình thường thì phải sản xuất được 19% GDP của cả thế giới. Nhưng hiện nay, kinh tế nước Tàu chỉ chiếm 16.5% của thế giới mà thôi. Kinh tế Mỹ bằng 16.3% GDP thế giới, mà dân số Mỹ chỉ bằng 4.4% (319 triệu/7,200 triệu). Nếu là người Trung Hoa tôi sẽ đỏ mặt hổ thẹn khi nghe nói nước mình là cường quốc kinh tế nhất thế giới!

Nhưng tôi là người Việt Nam cho nên tôi chỉ thắc mắc điều này: Kinh tế nước láng giềng lớn như vậy thì về chính trị và quân sự họ sẽ mạnh đến mức nào? Có mạnh nhất thế giới hay không?

Trong lịch sử, những nước mạnh nhất, có thể xâm lấn, đè nén các nước khác thường bắt đầu bằng sức mạnh kinh tế. Nhưng không nhất thiết cứ GDP lớn hơn thì mạnh hơn. Vì một “cường quốc kinh tế” chỉ biến thành “cường quốc quân sự” khi người dân có tiền và sẵn sàng đóng thuế đủ để tăng cường guồng máy vu lực. Chính phủ Mỹ thu được thuế nhiều hơn, vì môi gia đình Mỹ kiếm nhiều tiền. GDP Mỹ thua GDP Tàu 200 tỷ đôla, nhưng dân Mỹ góp 3.8% lợi tức cho chi phí quốc phòng, mà dân Tàu chỉ đủ sức góp 2%, thì ngân sách quân sự của Mỹ vẫn lớn hơn Tàu (Trong năm 2013, Mỹ chi 1,747 tỷ đôla so với 640 tỷ bên Tàu). Trong tương lai, chưa biết bao giờ dân Trung Hoa có thể đóng thêm thuế cho chính phủ Bắc Kinh có ngân sách bằng chính phủ Washington! Vài ba chục năm nữa cung chưa chắc! Biết như vậy, người Việt Nam cung bớt sợ ông láng giềng khổng lồ phía Bắc. Vì ông ta chưa phải là “vô địch hoàn cầu,” không ai dám ngăn cản ông đi xâm lấn nước khác. Thế giới ngày nay không dễ dãi như thời Nguyên Thế Tổ hay Minh Thành Tổ, các ông ấy mà đánh nước mình thì cả thế giới chẳng ai dám can. Mà ngay vào thời hai ông hoàng đế đó, dân mình đâu có chịu thua các ông Toa Ðô, Ô Mã Nhi, Liễu Thăng?

Cuối cùng, khi nói đến số thống kê GDP của nước Tàu, chúng ta cung phải dè dặt. Họ làm được trứng vịt giả thì cung có thể bịa ra nhiều thứ giả khác lắm.

Kinh tế TQ tăng trưởng như thế nào? Họ nói GDP đã tăng 7% hay 8%. Con số đó tính ra sao? Thí dụ, trong lúc Bắc Kinh thông báo GDP tăng 7.4%, thì người ta cung biết rằng trong chín tháng đầu năm 2014 số lượng điện tiêu thụ chỉ gia tăng có 3.9% thôi. Thông thường ở nước nào cung vậy, số lượng điện sử dụng tăng nhanh hơn nền kinh tế nói chung, cao hơn khoảng 2%. Tại sao ở nước Tàu lại có chuyện nghịch thường như thế? Không ai trả lời được.

Lại thêm một chuyện nữa, là cách họ tính số lượng hàng hóa tiêu thụ trong ngành bán lẻ. Họ gồm trong đó cả số hàng còn chứa trong kho của nhà bán lẻ. Cho nên có số thống kê nói rằng hàng tiêu thụ tăng 12% trong chín tháng đầu năm nay. Nhưng các công ty bán lẻ quốc tế, luôn công bố minh bạch số bán, lại nói khác. Chẳng hạn công ty Walmart cho biết trong nửa đầu năm nay số hàng bán của họ gia tăng khắp thế giới, trừ ở nước Trung Hoa. Các công ty quốc tế khác cung lâm vào cảnh tương tự. Một công ty nghiên cứu kinh tế quốc tế, J Capital Research, báo cáo rằng trong quý thứ hai năm 2014, thu nhập của các công ty sản xuất hàng tiêu thụ ở TQ đã giảm bớt 6% so với cùng thời gian năm ngoái. Tại sao? Vì các nhà bán lẻ còn chất đầy hàng trong kho, chưa bán được thì họ cung chưa đặt mua thêm. Các công ty bán lẻ ghi tên trên thị trường chứng khoán Thượng Hải (quy luật thị trường bắt buộc họ phải công bố sổ kế toán) hiện đang tồn kho số hàng lớn phải bán 600 ngày mới hết. Tất nhiên, các công ty sản xuất cung tồn đọng đầy trong kho, vì dù không ai đặt hàng họ vẫn sản xuất nếu không thì không đi vay được tiền. Mà tiền ở đâu ra? Các ngân hàng do đảng Cộng sản nắm trong tay theo lệnh của “lãnh đạo” lại sẵn sàng cho vay, để “kích cầu!”

Trong mươi năm qua, Bắc Kinh tung ra hết chương trình kích cầu này đến kế hoạch kích cầu khác. Thay vì bắt các xí nghiệp phải cải tổ để thoát các cơn khủng hoảng, chính phủ và ngân hàng trung ương đem tiền cứu cho qua khỏi một thời gian, chờ tới vận bế tắc mới. Hậu quả là TQ đang mang một “quả bom nợ” lớn nhất trong lịch sử thế giới, lớn gấp ba, tức 300% tổng sản lượng nội địa; có người tính ra lớn gấp bẩy lần. Tại sao lại khác biệt từ gấp ba lên gấp bảy? Vì Bắc Kinh thường bỏ qua nhiều món nợ không tính, đó là những món nợ ngoài hệ thống ngân hàng. Mà số nợ này nó như ma, không biết lớn nhỏ bao nhiêu. Kinh tế TQ đang chứa một quả bom nợ vĩ đại, khi nổ vỡ ra sẽ làm cả thế giới khốn đốn.

Mối lo quả bom nợ mới hiện hình ngày hôm qua, 9-12-2014, trong thị trường chứng khoán Thượng Hải. Chỉ số chứng khoán đã tụt giảm 5.4%, số tụt mạnh nhất kể từ năm 2009, năm kinh tế toàn cầu suy thoái. Giá các cổ phần tụt xuống vì lo quả bom nợ sắp nổ, sau khi một cơ quan nhà nước ra lệnh không được dùng một số “giấy nợ” làm vật cầm thế khi mua cổ phiếu. Những giấy nợ đó là trái phiếu của các công ty quốc doanh và các chính quyền địa phương, tỉnh hay thành phố. Trong phút chốc, những người đang có các trái phiếu đó tìm cách bỏ chạy, bán cho lẹ, trái phiếu mất giá trị. Thị trường trái phiếu xuống trước, rồi đến thị trường các cổ phiếu. Tại sao cổ phiếu bị ảnh hưởng? Những ngân hàng đang cho ai vay với trái phiếu dùng làm vật thế chấp phải yêu cầu người vay thay thế, dùng thứ khác cầm thế thay vào, hoặc là phải trả nợ. Những nhà đầu tư này phải bán các cổ phần đang giữ để có tiền trả nợ. Bao nhiêu người muốn bán, tự dưng giá các cổ phiếu đều xuống. Ðây mới chỉ là một tiếng chuông báo động về quả bom nợ gài ở TQ.

Ông Tập Cận Bình biết rằng cần phải cải tổ hệ thống kinh tế dựa trên các ngân hàng nhà nước làm theo lệnh đảng. Nhưng cải tổ khó lắm.

Số 210 Trang 14

Page 15: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Vì cả hệ thống đang chạy với những nhóm có quyền lợi dính chặt vào cách làm ăn kiểu cu, truyền từ thời Mao Trạch Ðông qua Ðặng Tiểu Bình. Những người đang hưởng thụ nhờ vào hệ thống đó, bảo họ thay đổi nhanh lên làm sao được? Càng chậm cải tổ thì khi quả bong bóng bể vỡ càng kinh hoàng hơn. Nền kinh tế thực đang xuống dốc, vì hiệu năng sử dụng tiền vốn bị thụt lùi. Năm 2007, nếu đầu tư một đồng trong nền kinh tế Trung Hoa thì kết quả sẽ tăng được thêm 83 xu. Năm ngoái, 2013, đầu tư môi đồng chỉ đem lại hậu quả 17 xu thôi. Năm nay, có người đoán, một đồng vốn chưa chắc đã sinh ra thêm được mười xu.

Muốn biết tương lai kinh tế TQ ra sao, cứ nhìn vào hành vi của những người có tiền. Họ đang chạy. Có 47% dân có tiền ở Trung Quốc đã hoặc đang làm thủ tục đi định cư ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu và Úc. Năm ngoái di dân Tàu lục địa chi 22 tỷ đôla mua nhà ở Mỹ. Họ tới các thành phố California, biến cả Detroit thành “Phố Tàu.”

Người Việt Nam mình có cần lo sợ khi nghe tin kinh tế nước Tàu cao nhất thế giới hay không? Nếu có lo thì trước hết nên lo về kinh tế nước mình. Nên lo cảnh mình cứ càng ngày càng tụt hậu so với lân bang. Mức sống và lợi tức bình quân của dân Việt không những đã thua một tỷ dân Trung Hoa mà có ngày có thể thua cả 15 triệu dân Cambodia nữa! Làm thế nào thoát được viễn ảnh hãi hùng đó? Ai cung biết câu trả lời. Còn đảng Cộng sản ngự trị trên đầu dân Việt Nam thì không biết bao giờ mới thoát cảnh trì trệ!

Gần đây, theo Bản Tường trình

của Quỹ Tiền tệ Thế giới, tháng 10-2014, thì Tổng sản lượng quốc gia của Trung cộng, tính theo khả năng mua bán, đã vượt qua Hoa Kỳ, Trung cộng là 17632 tỷ $, Hoa Kỳ là 17416

tỷ $. Tuy nhiên theo nhiều nhà kinh tế và chuyên viên thì Trung cộng vẫn bị liệt vào hàng các quốc gia kém phát triển, nếu không muốn nói là chậm tiến, do nhiều lý do, vì sản lượng tính theo đầu người hàng năm, thì Trung cộng mới chỉ bằng 1/5 Hoa Kỳ, và còn thua nhiều nước khác.

Thật vậy, kinh tế Trung cộng ngày một chậm lại, không ở mức độ tăng trưởng như trước đây, với 2 con số, nay chỉ còn một. Mặc dầu mức sản xuất cao, nhưng hoàn toàn vay mượn kỹ thuật ngoại quốc, thiếu sáng kiến. Trong 100 hãng xưởng sáng chế hàng đầu thế giới, Mỹ chiếm hàng đầu với 40 hãng, Trung cộng không có hãng nào (theo Reuters). Trung cộng chỉ làm gia công, qua những công trình dự án hợp tác với các nước khác. Lý do là Tàu độc đảng, cổ điển, không dám nghĩ ngoài khuôn khổ, mất hết ý chí sáng tạo mà dân tộc Tàu đã có trước đây.

Nếu nhìn vào bảng những phát minh sáng kiến của nhân loại từ trước tới giờ, thì dân Tàu đóng góp không nhỏ, như đã sáng chế ra giấy, kỹ thuật in, địa bàn và thuốc súng. Tuy nhiên những phát minh sáng kiến này đã ngừng vào năm 1000, thế kỷ thứ 11, thời Bắc Tống (916–1125), trong khi đó thì thế giới nhất là tây phương, tiếp tục có những phát minh sáng kiến mới, làm cho nước Tàu trở nên tụt hậu.

Từ ngày Đặng tiểu Bình chủ trương canh tân kinh tế tới nay đã được gần 40 năm, không ai chối cãi rằng kinh tế Trung cộng tăng trưởng rất mạnh; nhưng nói về mặt khoa học kỹ thuật, thì vẫn chưa có một sáng chế nào mang danh hiệu quốc tế, như hãng Samsung, Huyndai của Nam Hàn. 

Trong một cuộc chạy đua, khi anh chạy chậm hơn người khác, cũng có nghĩa là anh lùi và tụt hậu so với những người chạy nhanh hơn anh.

Để cắt nghĩa hiện tượng lùi và tụt hậu của Tàu, có người dựa vào bảng thống kê những phát minh của nhân loại từ lúc đầu cho tới ngày hôm nay,

và kết án 4 chế độ cận đại của Tàu: nhà Nguyên (1279–1368), nhà Minh (1368–1644), nhà Thanh (1644–1911), và chế độ cộng sản từ 1949 tới nay, vì từ 4 chế độ này, Tàu không còn phát minh sáng kiến nào. 

Theo quan niệm này vai trò chế

độ, thể chế chính trị trong việc phát triển con người nói chung và trong việc phát triển khoa học kỹ thuật nói riêng được đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh.

Người xưa có câu: "Nhìn lại quá khứ, xét hiện tại, để tiên đoán tương lại." Chúng ta hãy nhìn sơ lược lịch sử cận đại Tàu, xét hiện tại Trung cộng, rồi đưa ra những giả thuyết về tương lai, để tìm câu trả lời.

Bà Magaret Thatcher, Thủ tướng Anh từ năm 1979 đến năm 1990, theo trường phái Tự do kinh tế, chủ trương chính thể tự do, dân chủ và kinh tế thị trường, có viết một quyển sách mang tựa đề "Statecraft – Strategies for a changing world" (Cách trị quốc – Chiến lược để thay đổi thế giới), theo đó thì để có thể giới tốt đẹp, chỉ có con đường duy nhất là theo thể chế tự do, dân chủ, kinh tế tự do thị trường. Để dẫn chứng, bà đã đưa ra 2 cột so sánh về tổng sản lượng quốc gia, thì những nước chậm tiến hay còn thiếu phát triển, phần lớn là những nước độc tài, còn những nước phát triển là những nước dân chủ.

Từ đó, để cắt nghĩa tình trạng thiếu phát triển, tụt hậu của Trung cộng hiện nay, nhất là dựa vào bảng thống kê những phát minh sáng kiến của nhân loại, nhiều người cho rằng đó là vì Trung cộng bị đắm chìm trong chế độ quân chủ độc tài, ngay cả hôm nay với chế độ cộng sản.

Sở dĩ có quan niệm này, vì nhìn vào lịch sử nước Tàu, lấy đời nhà Tống, Bắc Tống (916–1125) làm mốc thời gian, thì trước đó, nước Tàu có nhiều đóng góp quan trọng cho lịch sử văn minh nhân loại, nhưng sau đó thì không. Chẳng hạn năm 105, đời nhà Hán, phát minh ra giấy, năm 680, cuối đời nhà Tùy, bước sang nhà Đường, phát minh ra kỹ thuật in, năm 1000, thời Bắc Tống, phát minh ra địa bàn và thuốc súng. Thế rồi từ đó, cho tới nay với thời cộng sản, trải qua nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, nước Tàu không có một phát minh sáng kiến nào.

Trong khi đó thì Tây phương, năm 1210 phát minh ra bánh tay lái, năm 1712 ra máy hơi nước, 1733 ra máy dệt, năm 1804 tàu xe điện, 1876 ra điện thoại, 1886 xe hơi, năm 1903 ra máy bay v.v…

Có người đi xa hơn cho rằng nước Tàu bị tụt hậu là vì vẫn còn ở trong nền văn minh định cư nông nghiệp, trong khi thế giới đã chuyển qua văn minh tri thức điện toán.

Một điều lầm lẫn to lớn của những nhà tư tưởng đông phương là cho rằng đông phương thua tây phương

Số 210 Trang 15

Page 16: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chỉ trong lãnh vực khoa học kỹ thuật.Không phải thế. Đông phương thua tây phương

còn ở trong lãnh vực triết lý, tư tưởng, nhất là trên phương diện làm thế nào để tổ chức một xã hội có thể dung hòa quyền lợi tư nhân (intérêt privé) và quyền lợi tập thể (intérêt public), điều này đã được Socrate (470–399 trước Tây lịch), Platon (428–348 ttl) thảo luận rất kỹ. Trong khi đó ở đông phương, đặc biệt là Tàu, với Lão Tử sống cũng vào thế kỷ thứ 5, thứ 6 trước tây lịch, Khổng Tử (551–479 ttl), cũng có thể gọi là những người cùng thời. Lão Tử thì chủ trương xuất thế, không màng đến sự can thiệp và cải cách xã hội. Ông cho rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, càng ít can thiệp vào việc đời thì xã hội theo lẽ tự nhiên sẽ hài hòa hơn. Khổng Tử thì chủ trương nhập thế, nhưng không chú ý đến sự hỗ tương giữa xã hội và cá nhân, đã hy sinh quyền lợi cá nhân, riêng tư cho gia đình, cho tập thể và xã hội, con người sinh ra có trách nhiệm là để phục vụ gia đình và xã hội, chứ không được quyền hưởng hạnh phúc cá nhân. Chính điều này đã làm cho xã hội Tàu mất quân bình và dễ bị những chính quyền độc tài lợi dụng.

Đến thế kỷ thứ 17 và 18, thì tây phương hơn hẳn đông phương trên phương diện văn hóa, triết lý chính trị, như làm thế nào để tổ chức một xã hội hài hòa, một xã hội dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng qua những triết gia như Lock (1632–1704) với quyển Traité sur le Gouvernement civil (1690, Bàn về Chính quyền dân sự); J.J. Rousseau (1712–1778) với quyển Contrat social (Khế ước dân xã); Montesquieu (1689–1755) với quyển Esprit de Lois (Tinh thần luật pháp), bàn về sự phân quyền rõ rệt trong một chính quyền dân chủ, cùng nhiều nhà triết gia, tư tưởng khác.

Thế rồi cuộc Cách mạng Độc lập Hoa Kỳ 1776, rồi cuộc Cách mạng Dân chủ Pháp 1789, đã làm cho phương tây bùng nổ, phát triển không những về khoa học kỹ thuật, mà còn về phương diện tổ chức xã hội chính trị, tạo môi trường và cơ hội cho nhân tài thi thố khả năng.

Trong khi đó thì đông phương, đặc biệt Tàu và VVN vẫn lùng thùng trong tư tưởng và cách tổ chức xã hội quân chủ phong kiến, và có thể nói cho tới ngày hôm nay, vì chế độ CS chỉ là mặt trái của chế độ quân chủ.

Nếu chúng ta nhìn thật xa về văn hóa, văn minh, theo một số nhà sử

học và nhân chủng học, thì nhân loại đã trải qua 5 nền văn minh: giai đoạn đầu là văn minh trẩy hái, mà mô hình tổ chức nhân xã là chế độ gia tộc; thứ hai là văn minh du mục, vì cây trái và súc vật chung quanh hang động của mình cũng trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn, mô hình tổ chức nhân xã thời đại này là chế độ bộ lạc; nhưng rồi đi xa, thức ăn cũng khan hiếm, con người phải trồng trọt và nuôi súc vật để sinh sống, nó bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp, mà mô hình tổ chức nhân xã là chế độ quân chủ, lúc đầu là quân chủ phong kiến tản quyền, sau đó là quân chủ tập quyền. Với nền văn minh này, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nó, và một khi những nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người quay sang những nhu cầu xa xỉ, như ăn không phải chỉ cần no, mà còn cần phải ngon, có gia vị, mặc không chỉ cần ấm, mà cần đẹp. Dệt được vải mặc, nhưng muốn mặc lụa, nên họ đã trao đổi với người dệt lụa; trồng được lúa mì, nhưng muốn ăn lúa mạch, nên đã trao đổi với người có lúa mạch. Con đường trao đổi Tơ lụa và Gia vị đông tây của nhân loại xuất hiện là thế. Con người bước sang hình thức văn minh thương mại; rồi với những phát minh sáng kiến, điện thoại, internet v.v… con người không cần đi xa để trao đổi, mà chỉ cần ngồi một chỗ cũng có thể trao đổi. Con người bước sang hình thức văn minh tri thức, điện toán.

Tại sao lại là tri thức? Vì vào 3 nền văn minh đầu, lao động trong kinh tế, chủ yếu chính là sức mạnh bắp thịt chân tay, nhưng khi bước sang 2 nền văn minh sau, sức mạnh lao động chủ yếu là trí óc, để phát minh sáng kiến. Nước nào có một đội ngũ chuyên gia đông và giỏi, nước đó sẽ làm chủ.

Để phát minh sáng kiến, con người cần có trao đổi. Nói theo Socrate: "Nơi nào có trao đổi, đối thoại, nơi đó có tiến bộ và dân chủ." Chính vì vậy mà mô hình tổ chức nhân xã của 2 nền văn minh sau là chế độ tự do, dân chủ và kinh tế thị trường.

Trở về với Tàu, nước này đã có nền văn minh định cư nông nghiệp rất sớm, từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, vì theo truyền thuyết, thì những vị này đã dạy dân trồng trọt, sau đó bước sang đời nhà Trụ, rồi tới nhà Chu (1134–770 ttl), rồi thời Xuân thu Chiến quốc (722–256 ttl). Vào thời này, đã có những tính toán, ý định đưa nước Tàu từ văn minh định cư

nông nghiệp sang thương mại; như vào thời Xuân thu - Chiến quốc, nước Tề của Quản Di Ngô đã phát triển thương mại qua việc buôn bán muối, quặng sắt và ngay cả phá lệ thường bằng cách mở những thanh lâu để kiếm tiền. Các vị tú bà thờ thần Bạch Mi chính là thờ Quản Trọng. Hay như với thời Lã Bất Vi, một doanh thương giầu có nước Triệu. Một hôm ông hỏi cha ông: Thưa cha, làm nghề nông, phát đạt gấp mấy lần? - Gấp ba! Nghề buôn bán? - Gấp 10, nhất là buôn bán vàng, gấp 100! Nhưng buôn bán người để làm quan? - Gấp không biết bao nhiêu lần, nếu thành công!

Tuy nhiên một Quản Trọng, một Lã Bất Vi không thể thay đổi được cục diện, vì đầu óc tôn quân dưới chế độ phong kiến của dân Tàu quá nặng nề và kéo dài cho mãi tới hôm nay. Nên nước Tàu lại trở lại thời kỳ quân chủ, nhất là quân chủ tập trung với Tần Thủy Hoàng đời Tần (221–206 ttl), về chính trị, quân sự, hành chánh, nhưng về ý thức hệ, giáo dục, xã hội, phải đợi đến thời vua Hán Vũ Đế (140–87 ttl) nhà Hán mới hoàn chỉnh và kéo dài cho tới bây giờ. 

Ngày hôm nay, Tập Cận Bình lên ngôi, lại trở về chính sách "ngăn sông, cấm chợ, bế quan tỏa cảng" trong lãnh vực tư tưởng và chính trị, trở về mô hình tổ chức nhân xã thời quân chủ, độc quyền cá nhân, độc đảng. Ông cho rằng các tư tưởng bên ngoài sẽ thách thức hệ thống chính trị, xói mòn sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung quốc. Do đó Bắc Kinh ra lệnh cấm nghiên cứu và giảng dạy 7 chủ đề: các giá trị phổ quát, xã hội dân sự, quyền công dân, tự do báo chí, những sai lầm của đảng Cộng sản, quyền ngôn luận của chủ nghĩa tư bản và tính độc lập của ngành tư pháp.

Tập Cận Bình còn cho luân lưu trong Đảng một tài liệu mang tên là Văn kiện số 9, gồm 7 không: "Bản văn kiện kêu gọi các đảng viên phải trung kiên xóa bỏ tự do phát biểu ý kiến, các ảnh hưởng từ nước ngoài hay bất cứ một điều gì phảng phất dân chủ, tinh thần minh bạch hay quan điểm độc lập." (Robert Marquand, Xi Jiping emerges as forceful nr.1. Rewriting China’s powerful playbook trong The Christian Science Monitor, October 8-2014).

Nhằm củng cố quyền lực độc tôn của mình, ông Tập tìm cách loại bỏ những tiếng nói chính trị khác, đặc biệt là trên Internet của Trung Quốc mà một thời rất sôi động. Một luật đe dọa trừng phạt đến ba năm tù vì đăng tải bất cứ tin gì mà chính quyền cho

Số 210 Trang 16

Page 17: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

là một “tin đồn” khi bài viết được hơn 5.000 người đọc hoặc chuyển tiếp hơn 500 lần... Những hạn chế nầy đã làm tụt giảm 70 phần trăm bài viết trên mạng Weibo từ tháng 03-2012 đến tháng 12-2013. Sau đó người dân Tàu tìm cách sử dụng tin nhắn trên nền WeChat. Vào tháng 08-2014, Bắc Kinh lại ban hành quy định mới yêu cầu người sử dụng tin nhắn đăng ký tên thật của mình, hạn chế việc chia sẻ tin tức chính trị và xã hội. Trong bảng xếp hạng về tự do Internet trên toàn thế giới vào năm 2013, tổ chức phi lợi nhuận Freedom House của Mỹ đã xếp Trung Quốc hạng 58 trên 60 quốc gia, bằng với Cuba và hơn mỗi Iran.

Về đối ngoại, Tập Cận Bình bề ngoài luôn tỏ ra hiếu hòa. Trong một lần phát biểu tại Paris vào tháng 3-2014 ông đã mượn câu nói của Napoleon về nước Tàu nhưng bổ túc thêm "Trung quốc là một con sư tử đã thức dậy, nhưng đây là một con sư tử ôn hòa, thân mật và văn minh". Ngoài miệng thì vậy nhưng chính sách ngoại giao của Tàu càng ngày càng tỏ ra hung hãn: ngoài việc chiếm Hoàng, Trường Sa, cắt cáp, trấn lột, giết chóc ngư dân, kéo dàn khoan dầu vào hải phận của Việt Nam, Tàu cộng còn công bố đường Lưỡi bò chín đoạn xâm lấn hầu hết hải phận của các nước láng giềng, tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Đài Loan; mới đây còn tuyên bố thành lập "vùng nhận dạng hàng không" tại biển Đông chồng chéo lên vùng nhận diện của Nhật và Nam Hàn.

Trong lãnh vực kinh tế, Tập Cận Bình nhấn mạnh đến tự do hóa nền kinh tế thị trường, nhưng đồng thời lại muốn gia tăng sự kiểm soát kinh tế, nhất là đối với những hãng xưởng nước ngoài. Cơ quan truyền thông Trung cộng cố tình bới móc những lỗi lầm của các công ty nước ngoài và phớt lờ những sai trái của công ty bản địa. Cũng như trong chiến dịch chống tham nhũng, họ Tập cũng chỉ tấn công những đối thủ của mình nhưng lại bao che cho gia đình, dòng họ và phe cánh.

Với bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, với chính sách trị dân qua cái loa, để tuyên truyền, qua những mỹ từ, khích động lòng tự ái dân tộc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan, qua cái còng là những ai không theo thì bỏ tù, và qua cái súng là những ai cứng đầu, chống lại thì thủ tiêu, bắn giết, Tập Cận Bình có thể thành công trong ngắn hạn, nhưng dài hạn thì cần phải suy xét kỹ.

Người ta còn nhớ vào những năm của thập niên 40, trong thế chiến thứ hai, lúc này nước Anh và Đồng minh đang cần có sự tham dự của Liên Sô vào thế chiến. Những văn sĩ, ký giả thường lui tới Liên Sô, trong đó có ông Bernard Shaw, bạn thân của ông Georges Orwells, tác giả quyển tiểu thuyết Trại súc vật (Animal Farm), mà ông Paul Nitzé, cố vấn của Tổng thống Truman, lấy ý từ trong quyển sách này làm ra Chiến luợc Be bờ (Containment Policy) suốt trong thời Chiến tranh Lạnh. Nhà văn Bernard Shaw, một lần phỏng vấn Staline, có hỏi ông ta và yêu cầu ông ta so sánh giữa Washington và Lénine, Staline đã kiêu hãnh trả lời: "So sánh giữa Washington và Lénine chẳng khác nào so sánh biển cả và một giọt nước. Lénine chính là biển cả, Washington chỉ là giọt nước."

Việt Nam chúng ta có câu: "Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết là người có nhân" hay "Đường dài mới biết ngựa hay". Câu trả lời ai là giọt nước, ai là biển cả, mãi 50 năm sau, khi đế quốc Cộng sản dựng lên lúc đầu bởi Lénine, bị sụp đổ vào năm 1990, người ta mới rõ.

Thực vậy, nếu Lénine có cái nhìn xa, trông rộng như Washington, biết rằng thế giới đi theo chiều hướng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, không xây dựng một nhà nước độc tài, không chủ trương độc đảng, tạo dựng một hiến pháp dân chủ như Washington, coi trọng quyền tự trị của các nước chung quanh, thì có lẽ nhà nước do Lénine dựng lên không bị sụp đổ và vỡ ra nhiều mảnh.

Ngày hôm nay, Tập Cận Bình cũng chỉ lập lại cái gì chế độ quân chủ xa xưa của Tàu đã làm, lập lại cái gì gần mà cộng sản đã làm, những điều này trong dài hạn rất có thể sẽ dẫn đến hiện tượng chế độ cộng sản Tàu cũng sẽ sụp đổ như Liên Sô và cũng bị vỡ ra từng mảnh.

Gần đây, người ta bàn tán sôi nổi, nhất là giới trí thức cộng sản Tàu, về việc ông Tập Cận Bình muốn làm một tổng hợp tư tưởng của Mác–Lênin, Mao và truyền thống văn hóa Tàu. 

Trong một bài diễn văn đọc tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18, vào ngày thứ hai 13-10-2014, ông tuyên bố: "Đảng Cộng sản chúng ta là đảng mác-xít kiên định và tư tưởng dẫn đường của chúng ta là chủ nghĩa Marx Lénine, tư tưởng Mao Trạch Đông và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc", ông Bình nói tiếp: "Đồng thời chúng ta không phải là kẻ hư vô lịch sử và không phải là những kẻ hư vô văn hóa. Chúng ta không thể dốt

nát lịch sử đất nước của mình, và chúng ta không thể coi thường bản thân." (Xi Jinping on Exceptionalism with Chinese Characteristics by Didi Kirsten Tatlow/ The New York Times). 

Thực ra ý muốn và công lao của họ Tập để làm tổng hợp 2 ý thức hệ cũng chỉ là "Dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì."

Chẳng những không nên công cán gì, mà chỉ làm tụt hậu thêm nước Tàu vì những lý do sau đây:

1) Muốn tạo nên một ý thức hệ vào thời buổi này quả là lạc hậu, lỗi thời. Theo ông Karl Popper (1902–1994), một triết gia, nhà tư tưởng chính trị nổi tiếng của thế kỷ 20, một người mà 2 vị Thủ tướng Đức, Helmut Schmidt và Helmut Kohl, coi quyển sách "La Société ouverte et ses ennemies" (Xã hội mở và kẻ thù của nó), như quyển sách gối đầu giường; ông Edgar Faure, Thủ tướng Pháp đã lập ra Hội những người bạn của Popper. Theo K. Popper, thì "xã hội biến chuyển từng ngày từng giờ, nếu không nói từng phút từng giây, vì lúc nào cũng có những phát minh sáng chế mới trên đủ mọi lãnh vực. Tạo ra một ý thức hệ như Hégel và Marx (Popper chỉ trích mạnh mẽ 2 người này, lời tác giả) chẳng khác nào đóng thế giới trong một lồng kính, bắt nó không được tiến triển."

Karl Popper được coi là một trong những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chống lại độc tài cộng sản và độc tài phát-xít mạnh nhất trong thế kỷ 20. Thật vậy, ông sinh quán tại nước Áo, Vienne. Vào năm 20, lúc đó ông đã đi theo đảng CS Áo. Trong một cuộc biểu tình ở Vienne, ông đã chứng kiến những người trong đảng Cộng sản Áo nổ súng giết chết một người của đảng Xã hội. Từ đó ông tự đặt câu hỏi: "Phải chăng người ta có thể nhân danh một cái gì tốt đẹp nhưng xa vời, để có thể giết người?"

Rồi ông từ bỏ đảng Cộng sản. Vào đầu thập niên 30, ông phải rời nước Áo vì bị Hitler xâm chiếm. Ông là người Áo, gốc Do Thái. Ông sang dạy luận lý ở Tân Tây Lan, sau đó về Anh, dạy ở trường London Economic School. Ông là người rất giỏi về việc phê bình khoa học, nhất là phương pháp khoa học. Ông được Albert Einstein, cũng là bạn của ông, cho rằng ông là người giỏi nhất của thế kỷ 20 về phê bình phương pháp khoa học. Ông cũng phê bình lý thuyết của Marx. Ông cho rằng lý thuyết của Marx chỉ là mượn tiếng khoa học, nhưng chẳng khoa học gì cả. Những

Số 210 Trang 17

Page 18: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

điều Marx viết có tính cách tiên tri, lãng mạn, nhiều hơn là khoa học.

2) Làm tổng hợp chủ nghĩa duy vật của Marx và những tư tưởng truyền thống có tính cách duy tâm của Tàu, chính là phối hợp nước với lửa, điều mà chính Marx và người cộng sản cho rằng: Có duy tâm thì không có duy vật. Có duy vật thì không có duy tâm!

Truyền thống văn hóa Tàu chủ yếu là Nho giáo, trong đó tư tưởng của Khổng Tử là chính, đại để được thâu tóm trong cách cư xử thường ngày của con người với nhau là "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" (tức lòng thương yêu lẫn nhau, lòng biết ơn nếu chúng ta được người khác nuôi nấng giúp đỡ, phải cư xử có phép tắc, phải trau dồi sự hiểu biết, và phải giữ sự tín nhiệm).

Trong khi đó thì Marx chủ trương phá bỏ mọi truyền thống đạo đức, luân lý cổ truyền. Ông viết: "Không còn chân lý muôn thuở nữa… Bởi lẽ đó chủ nghĩa cộng sản bãi bỏ chân lý muôn thuở; nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải cách chúng, nó đi ngược lại tất cả những phát triển lịch sử trước nó." (K. Marx, Le Manifeste du Parti communiste trang 44. Union Générale d’Editions, 1962, Paris).

Gần hơn thì Mao tuyên bố: "Khổng Tử là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến."; và Đặng Tiểu Bình nói: "Mèo trắng, mèo đen không cần biết, chỉ cần là mèo biết bắt chuột", hô hào dân làm giầu, không coi đạo đức, nhân nghĩa, lễ trí tín là gì, miễn là có tiền. Chính vì vậy mà xã hội Tàu hiện nay tham nhũng hối lộ từ trên xuống dưới, đạo đức bị băng hoại, con người trở nên lãnh cảm, vô đạo đức.

Làm tổng hợp mô hình tổ chức nhân xã Marx Lénine, một mô hình độc đảng, độc tài với vị Tổng bí thư nắm mọi quyền hành trong tay, không còn gì là nguyên tắc dân chủ, phân quyền, với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ, theo đó nhà Vua là thay trời trị dân; điều đó chẳng khác nào vớt 2 miếng gỗ mục, trôi dạt lênh đênh trên biển văn minh hiện đại, tri thức điện toán, đem ghép vào nhau, sớm muộn rồi cũng tan rã.

Trở về với đề tài "Tại sao nước Tàu bị tụt hậu?". Tất nhiên có rất nhiều nguyên do: nguyên do xa đó là nước này vẫn lùng thùng ở thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp với mô hình tổ chức xã hội quân chủ; nguyên nhân gần đó là những chế độ nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, và gần nữa là chế độ cộng sản, không dám hay không muốn thoát khỏi mô hình tổ chức xã hội này. 

Với đảng CSVN, Hồ Chí Minh chỉ

là một thần tượng “bị thêu dệt” quá đáng, vì suốt cuộc đời của ông ta là một chuỗi dài đầy huyền thoại, giả dối với nhiều vinh-nhục. Nhất là về cuối đời, ông ta chỉ còn là một bóng mờ sau vũ đài chính trị.

Khi đương thời, HCM là một nhà chính trị đầy tham vọng, tự tô vẽ cho mình hình ảnh một lãnh tụ siêu phàm cũng như ông tự phong mình là “cha già dân tộc”.

Nhà văn Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, trong bài “Ăn mày dĩ vãng” có đoạn vạch trần ý đồ gian xảo của ông HCM như sau: “Ngay sau ngày 2-9-1945, hầu hết người dân Việt Nam vẫn ngơ ngác chưa biết HCM là ai!... HCM liền tự tay viết sách ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch’ và ký tên người viết là Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện kể tưởng như chân thực nhưng vẫn như mang không khí huyền thoại, mang cảm hứng anh hùng ca. Trong tập sách đó cũng chính HCM tự nhận là Cha già dân tộc!” (Đoi Thoai online ngày 16-7-2009)

Cựu Đại tá QĐND Bùi Tín, cựu TBT báo Quân Đội Nhân Dân và báo Nhân Dân, người từng tiếp xúc với HCM đã trả lời phỏng vấn của Pv Trà Mi đài RFA như sau: “Tôi coi ông ta không phải là thần thánh, chỉ là một con người bình thường như mọi người khác, tức là cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có những đóng góp tích cực và tiêu cực...

Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu được nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên.. trong đó còn ghi HCM không có vợ con, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ.

Điều này đã được chứng minh đầy đủ như ông ta đã cưới bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu, Trung quốc, có rõ cả ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thư từ cơ mà. Rồi sau này, khi ông về Hà Nội, người ta cũng biết chính ông

Trần Quốc Hoàn bố trí cho ông một cô tên là Nông Thị Xuân, hàng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung nay đã hơn 50 tuổi”. (RFA online ngày 19-5-2007)

Trần Đĩnh, người viết tiểu sử Hồ Chí Minh nói rõ cô Xuân này là “con gái nuôi của bác”, ấy thế mà ông ta đã “loạn luân” với con gái nuôi của mình. Có nghĩa là đạo đức của ông không bằng một kẻ tầm thường. Chẳng những thế, ông ta không dám nhìn vợ, nhìn con và còn hơn thế nữa để cho Trần Quốc Hoàn tổ chức “thủ tiêu” vợ ông để ông giữ tiếng...

“...tôi bất thần nhớ đến cô Xuân, cô “con gái nuôi của bác”. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả? - Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi! - Ố, sao trẻ thế mà chết? - Về quê Cao Bằng bị ô tô đè...” (Đèn Cù I - trang 183)

“Nguyễn Tạo hay  Tạo Cuội xì ra ở nhà Đinh Văn Đảng những chuyện tày đình về lý lịch Trần Quốc Hoàn và bà Xuân, vợ cụ Hồ bị Hoàn giết. Một lực bí ẩn trong nội bộ đảng đang muốn cho lộ dần ra những xó xỉnh của Hồng cung bí sử chăng?” (Đèn Cù II - trang 322)

HCM là người luôn cố tạo cho mình một huyền thoại cao siêu qua những hành động giả dối, ngay cả chuyện đôi dép râu của ông ta cũng vậy. Triết gia Trần Đức Thảo đã có một nhận định sâu sắc về bản chất của ông Hồ được ghi lại trong “TĐT Những lời trăn trối” như sau:

“...'ông cụ’ đã lần lượt ăn ở với nhiều phụ nữ một cách nghiêm túc, từng đã chính thức lập gia đình, từ đã có con ở Âu, ở Á. Nhưng ‘ông cụ’ vì đã cuồng vọng chính trị, mà phải chứng tỏ mình là người thanh khiết, thanh cao, có đức độ ‘cách mạng’ (cách mạng có cấm ai lấy vợ đâu!...) nên ‘ông cụ’ đã phải từ bỏ tất cả vợ con!” (TĐT... trang 348)

“Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm chứ không phải là một tay hiền từ đâu!...

Cụ Hồ còn nêu gương sống thanh đạm, bắt làm nhà gỗ để cụ ở, nhưng chung quanh và những người thừa kế cụ, có ai theo gương sống thanh đạm như thế đâu. Bởi chung quanh đều biết tấm gương ấy chỉ là thứ đạo đức hình thức, bề ngoài, nhưng trong thực tế thì lại khác, ‘ông cụ’ vẫn sống rất là đầy đủ về mọi mặt, kể cả về

Số 210 Trang 18

Page 19: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

vấn đề sinh lý”. (TĐT... trang 82-83)“Cứ theo thực tại mà xét, thì ‘ông

cụ’ là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối. Từ cách mang đôi dép râu bình dân, từ cách để hở ra cái áo lót nâu đơn sơ, thủng vài lỗ bên trong, từ cách không cài hết khuy áo sơ-mi, tới cách khoác hờ cái tấm nhựa bên ngoài... đó là những cách thức phô diễn đã được chọn lựa, cân nhắc rất kỹ...

Lối ăn mặc cố ý tỏ vẻ ‘bình dân’ trong đám người chính trị, hoặc giữa dân chúng như vậy là một cách tự tôn rất cao siêu!” (TĐT... trang 264)

Theo ông Hoàng Tùng, nguyên TBT báo Nhân Dân viết trong bài “Bí mật Hồ Chí Minh” thì ông Hồ đã tuân theo lệnh của Mao Trạch Đông đã phóng tay CCRĐ long trời lở đất nhằm tận diệt trí, phú, địa hào. Theo thống kê chính thức của nhà nước đăng trong cuốn Lịch sử Kinh tế Việt Nam tập 2 cho biết có 172.008 người (thực tế con số cao hơn nhiều) bị quy vào thành phần địa chủ và đã bị giết, trong đó có bà Nguyễn Thị Năm tự Cát Hanh Long là người “ơn” của đảng CSVN bị chính ông Hồ kết tội “Địa chủ ác ghê” và đem xử bắn đầu tiên.

“...mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ trên đất Bắc”. (Đàn Chim Việt online ngày 4-7-2010)

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường khi trả lời báo Quê Mẹ nhân chuyến đi sang Pháp sau năm 1975 nói về cái cảnh đầu rơi máu chảy suốt 3 năm trời này như sau:

“Trong lịch sử từ hồi lập quốc đến nay chưa có một cuộc thanh trừng giết dân nào khủng khiếp tàn bạo như cuộc CCRĐ. Hầu như mọi cuộc đấu tố đều có sự nhúng tay của cố vấn Trung cộng. Điều đó cho thấy chính quyền HCM lệ thuộc ngoại bang như thế nào”. (Người Việt ngày 7-9-2004)

Sau khi gây án CCRĐ diệt chủng long trời lở đất, ông HCM đã không có được cái bản lĩnh của một người lãnh đạo, sự thiếu can đảm và vô liêm sỉ không dám nhận lỗi đã bị một trí thức trẻ, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn khi trả lời Pv Duy Ái đài VOA vạch trần như sau:

“Và khi có nhân sĩ, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, góp ý rất chân thành với cụ Hồ về tầm quan trọng đối với đất nước trong việc cần phải xây dựng một nhà nước tôn trọng dân chủ, tôn trọng pháp luật thì

cụ Hồ không những không áp dụng mà người góp ý còn bị hất hủi, trù dập hết sức nghiệt ngã.

Cụ Hồ cũng đã thể hiện sự tránh né trách nhiệm của người đứng đầu hệ thống chính trị trong vụ CCRĐ khi để Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi nhân dân và chỉ để một số nhân vật cấp dưới chịu kỷ luật”. (VOA online ngày 16-9-2010)

Tư cách của ông HCM được cựu Đại tá QĐND Phạm Quế Dương -người đã trả thẻ đảng sau khi tướng Trần Độ bị khai trừ- đã vạch trần qua cuộc trả lời phỏng vấn của tuần báo Viet Tide. Ông cho thấy lão Hồ là người vong ân bội nghĩa như sau:

“Cụ Hồ làm nhiệm vụ đấu tranh cho dân tộc ông cũng phải nhờ nước ngoài. Ông về nước cũng phải nhờ bà con nhà giàu. Ông ở nhà thị xã, kêu gọi “Tuần lễ vàng” để lấy tiền của bà con. Đáng lẽ ông phải cảm ơn người ta mà ông lại quay lại đánh người ta. Chuyện đó đáng để lịch sử lên án”. (Viet Tide số 44, 17-5-2002)

Ông HCM chẳng những đã nghe theo lệnh của quan thầy Trung cộng tàn sát dân mình trong phong trào CCRĐ, ông còn làm ngơ cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm ngày 14-9-1958 bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc để đổi lấy vũ khí xâm lược VNCH. Hành động thần phục cộng sản Thiên triều của ông Hồ đã mở đầu cho bọn CSVN ngày nay lệ thuộc 16 chữ vàng mà nguồn gốc được Triết gia Trần Đức Thảo nói rõ như sau:

“Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong ‘Bát Lộ Quân’ của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì ‘ông cụ’ đã tuyên thệ gia nhập đảng CSTQ vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không?” (TĐT.. trang 254)

Khi vai trò lịch sử đã đi qua thì thần tượng chỉ còn như một bóng mờ. HCM khi còn sống mà đã phải chịu một số phận hẩm hiu vì thất thế trong cuộc tranh giành quyền lực mang dậm nét thắng-thua. Đã đến lúc cho phép ông “ngồi chơi xơi nước”.

“Pierre Brocheux nói: “...kể từ năm 1960 chính nhóm Lê Duân, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng”. (Đèn Cù II - trang 633)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, con trai cụ

Vũ Đình Huỳnh nguyên bí thư của HCM, trả lời phỏng vấn báo mạng Dân Luận, nói về ông HCM cuối đời bị vô hiệu hóa như sau:

“Theo những nhận xét tôi nghe được từ những người cộng sản thâm niên đáng trọng, ngang hoặc còn hơn Lê Duẩn, thì Lê Duân là người nhiều tham vọng. Ông ta không cho phép mình hài lòng chỉ với chức vụ Bí thư thứ nhất, mà muốn hơn thế - một lãnh tụ vô song, một thần tượng trong ngôi đền cộng sản, nếu không hơn thì cũng ngang bằng HCM...

Chỉ biết năm 1965, trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên giáo ở Hưng Yên, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tố Hữu nói: ‘Ông cụ lâm câm rồi, mọi việc bây giờ do anh Ba (Lê Duân) và tụi tôi giải quyết”. (DanLuan online ngày 7-12-2014)

Những lời kể của Trần Đĩnh cùng khớp với lời của Vũ Thư Hiên cho thấy rõ ràng bọn đàn em đã tước bỏ quyền lực cũng như xóa bỏ huyền thoại HCM ngay khi ông còn sống. Vậy thì mọi sự suy tôn hay sùng bái ông ta hay là Võ Nguyên Giáp đều là gian trá, đều là “ăn mày dĩ vãng”.

“Trưởng ban Nông nghiệp Phan Quang mới xuống Hưng Yên cùng Tố Hữu, nghe Tố Hữu nói với báo Hưng Yên là từ nay cần đề cao anh Lê Duân nhiều lên, anh sẽ là lãnh tụ, bác Hồ lâm câm rồi”. (Đèn Cù I - trang 245)

“Chúng tôi nghe nói cụ Hồ không biểu quyết. Nhiều lần giơ tay toan nói cụ đều bị Lê Đức Thọ ngăn, bảo nhường cho người khác” (Đèn Cù I - trang 265) 

Cùng chuyện kể của Trần Đĩnh, cụ Nguyễn Văn Trấn, nhà cách mạng lão thành Nam bộ cũng nói rõ hơn chuyện ông Hồ bị thất sủng trong hồi ký “Viết cho mẹ và quốc hội” như sau:

“Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão già HCM. Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh thay, ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác-Lênin. Chuyện nước giao cho Nguyễn Chí Thanh...

Mày coi, coi có tội nghiệp không? Đồng chí HCM muôn ngàn kính mến của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tay quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: ‘Bác để cho anh em nói đã mà’. Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ

Số 210 Trang 19

Page 20: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: ‘Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo’ và ông nói xụi lơ: ‘thấy lợi người ta cho tên lửa vô, thấy bất lợi thì người ta rút ra. Có chi mà!” (GMvQH - trang 328)

Trong thời gian bị cho ngồi chơi xơi nước, ông Hồ bị đàn em cho đi qua Trung cộng “dưỡng lão”, đến cuối năm 1967 cho về nước để bàn chuyện tổng tấn công Tết Mậu Thân nhưng nằm trong âm mưu:

“Còn chuyện bác suýt chết, anh biết không? Kìa, hồi ký Vũ Kỳ đăng trên một số báo Văn nghệ Tết đó! Ông cụ về nước ban đêm bằng máy bay nhỏ. Đến sân bay Bạch Mai phát hiện đèn hiệu đã bị đặt lệch 15 độ, hạ cánh theo nó thì đâm cổ hết xuống khu ao đầm quanh đó. Anh phi công đành xin được hạ cánh mù, tức là theo thói quen. Thế mà không có vụ án đặt láo đèn hiệu, sợ không?” (Đèn Cù II - trang 322).

Đảng CSVN rêu rao rằng tổ chức UNESCO vinh danh HCM, nhưng sự thật như thế nào được phóng viên Nguyễn An hỏi và cựu Đại tá Bùi Tín trả lời như sau:

“Tôi đến tận UNESCO để tìm và tôi đã gặp bà Elisabeth là người phụ trách Thư viện của UNESCO lớn lắm và bà nắm tất cả hồ sơ chính thức của UNESCO, và bà ấy cũng biết ngay và trả lời tôi trong khoảng 40 phút về nội dung của vấn đề này. Bà xác định rõ lúc đầu có nghị quyết thật của UNESCO nhưng mà cái nghị quyết đó thông qua cái đề nghị viết sẵn của đoàn Việt Nam. Thế nhưng trước ngày kỷ niệm một năm thì cả một phong trào chống đối rất là mạnh mẽ, do đó mà UNESCO chủ trương là không đứng ra tổ chức cái đó nữa và để cho Việt Nam muốn tổ chức như thế nào thì tùy nhưng mà không được lấy danh nghĩa UNES-CO” (RFA online ngày 19-5-2008).

Trần Đĩnh “thất tình” với HCM, ông nói như sau: “Biết cụ Hồ sau nghị quyết 9 đã bị phe Lê Duân cho ngồi chơi xơi nước, chúng tôi bắt đầu kém tin yêu cụ vì đã chịu thua Lê Duân, không bảo vệ đến cùng chân lý”. (Đèn Cù I - trang 379)

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong bài viết “Tiến sĩ Nguyễn Quang A với ‘cụ Hồ’...” đã can đảm nói lên nhận định chân thật của mình về thần tượng HCM mà đảng CSVN đã có ý đồ ra công đánh bóng:

“Nhưng việc chính quyền hiện nay vẫn không ngừng nghĩ ra nhiều kế sách, vẫn không tiếc tiền của (của

dân) liên tục đầu tư vào việc tô vẽ, duy trì, tôn tạo sự sùng kính HCM trong dân chúng như một bậc thánh, một vị Phật cứu nhân độ thế là vấn đề không có gì khó hiểu vì đó là logic tất yếu của mọi chế độ độc tài…

Họ là những người đang cố duy trì một thần tượng có thể tiếp tục gây mê hoặc, ru ngủ dân chúng trên con đường lầm lạc, độc ác chỉ có lợi cho họ”. (DanLamBao online ngày 28-11-2012)

Hồ Chí Minh ngoài tài đóng kịch, sử gia Trần Gia Phụng còn khám phá ra ông ta còn có tài “Trộm thơ” (*) rất là siêu việt. Ngay cả tập thơ “Ngục trung nhật ký” đa số là của tác giả Già Lý, người Tàu được CSVN gán cho là của ông Hồ thì cũng là “chôm chỉa”. 

Bài thơ “Lương Châu từ” nổi tiếng của Vương Hàn đời nhà Đường bên Tàu có cách đây hơn một ngàn năm vậy mà ông Hồ “cóp” lại khác nhau chỉ có 7 chữ. Như thế mới thấy được cái tài đạo thơ của “bác”.

Bác Hồ nhà ta làm thơ: “Tặng Trần Canh đồng chí”.“Hương tân mỹ tữu dạ quang bôiDục ẩm tỳ bà mã thượng thôiTúy ngọa sa trường quân mạc tiếuĐịch nhân lưu phóng nhất nhân hồi”.

So sánh với bài thơ: “Lương Châu từ”.“Bồ đào mỹ tữu dạ quang bôiDục ẩm tỳ bà mã thượng thôiTúy ngọa sa trường quân mạc tiếuCổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”  (* Những chữ in đậm là khác nhau).(ĐanChimViet online ngày 29-11-2014)

Đọc suốt bài viết này, độc giả mới thấy được lý do trong nhân gian Việt Nam có những câu hát, câu vè châm biếm được Trần Đĩnh, “người viết tiểu sử HCM” đưa vào “tự truyện của mình” để trêu cợt cho hậu thế thấy rằng một huyền thoại đã giải thiêng:“Hôm qua em mơ thấy bác Hồ,Chân bác dài bác đạp xích lô,Em thấy bác em kêu xe khác, Mắt trợn trừng bác mắng đồ ngu...

….Cần Thơ có bến Ninh Kiều,Dưới chân tượng bác đĩ nhiều hơn dân”. (Đèn Cù II - trang 121)

danlambaovn.blogspot.com

Đèn Cù Tập II có dành vài chương để viết về sự sụp đổ của các chế độ XHCN bên Đông Âu, và một số suy nghĩ của giới lãnh đạo chóp bu. Qua đó, chúng ta cũng có thể có vài ý niệm về suy nghĩ của các vị đang nắm quyền lèo lái con thuyền đất nước thời đó. Không nói ra thì chắc nhiều người cũng có thể đoán được là tư duy của họ còn nhiều hạn chế.

Chuyện tư duyChúng ta biết rằng ông Lý Quang

Diệu được đánh giá cao ở Việt Nam và trên thế giới. Dù người ta không mặn mà với kỉ luật sắt của Singapore, nhưng ai cũng phải công nhận ông là một người có tài chiến lược. Có người tặng cho ông danh hiệu nhà độc tài tốt bụng (benevolent dictator). Nhưng có thời ở VN, ông Lý Quang Điệu là một đối tượng bị báo chí Nhà nước chửi như tát nước. Tay sai đế quốc. Chống cộng. Chống nhân dân Việt Nam. Ông Diệu được giới lãnh đạo VN tặng cho rất nhiều cái nón.

Nhưng đùng một cái, VN “mặn nồng” với ông Lý Quang Diệu. Ông Võ Văn Kiệt từng mời ông Diệu làm cố vấn và cộng tác. Nhưng ông Diệu

Số 210 Trang 20

Page 21: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

từ chối, và nói rằng nếu không có Mĩ gật đầu thì VN vô phương phát triển. Ông Diệu nói rằng Mĩ là chìa khoá, Mĩ là động cơ để phát triển. Ngay cả Tàu cũng phải ôm lấy Mĩ mà phát triển, thì VN không nên xem thường Mĩ.

Sau 1975, một nhóm chuyên gia kinh tế báo cáo cho ông Lê Duẩn rằng các nước như Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore tiến mạnh là nhờ làm gia công cho các nước giàu có. Nghe xong, Lê Duẩn nạt lại: Lại muốn học chúng làm nô lệ ư? Mà, chẳng phải Lê Duẩn mới có tư duy bảo thủ và ngạo mạn đó, ông Tố Hữu cũng thế. Khi một thứ trưởng Bộ Y tế trình rằng các hãng dược phẩm ở miền Nam lúc đó đang thất nghiệp, và ông đề nghị làm thuốc kháng sinh cho khối Comecon. Tố Hữu quát: Trẻ con! Độc lập mà đi gia công?! Anh tưởng Comecon không ngoạm nhau à? (tr. 282). Tư duy kinh tế của giới lãnh đạo VN thời mới thắng cuộc là như thế.

Mãi đến 1999, khi VN kí hiệp định thương mại với Mĩ, mà vẫn có vài người có tư duy chống Mĩ! Trong Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh kể rằng sau khi hiệp thương được kí 2 ngày thì Đỗ Mười chỉ thị phải nhớ rằng Mĩ vẫn là kẻ thù của VN và của thế giới. Đỗ Mười còn nói ai thò tay kí vào hiệp thương thì đáng tội "bán nước". Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, người tích cực vận động cho hiệp định, sau đó phải "ra đi", nói đúng hơn là bị truất phế khỏi chức bộ trưởng.

Đối xử với Việt kiều và người ngoại quốc

Có thể nói rằng "thành tích" đối xử với Việt kiều và người ngoại quốc của VN không có gì đáng khoe. Nói đúng ra là họ có thái độ hai mặt, ngoài mặt thì nói hay, đằng sau lưng thì nói xấu. Có thể xem đó là thái độ xảo trá và tiểu nhân. Trong Đèn Cù tập II, Trần Đĩnh kể nhiều chuyện cho thấy thái độ xảo trá như thế.

Đặng Chấn Liêu là một quan chức của Liên Hiệp Quốc, theo tiếng gọi của cụ Hồ về Việt Nam đóng góp xây dựng XHCN. Ông trở thành chủ nhiệm bộ môn tiếng Anh của Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, ông lại là nạn nhân của Hoàng Văn Hoan, người nghi ngờ ông Liêu là tình báo của Anh. Ông Liêu còn dính dáng vào vụ "án xét lại", nên lao đao ở Hà Nội một thời gian dài. Những người đau khổ thường có khả năng đúc kết triết lí cuộc đời rất hay. Trong một cuộc trò chuyện cùng Trần Đĩnh và Gs Tôn Thất Tùng, ông Đặng Chấn Liêu tổng kết quan sát về qui luật hành xử của chế độ như sau: "Chúng mình nhìn người bằng con mắt thân thiện vì

chúng mình cảnh giác trước tiên với cái xấu ở trong bản thân; còn họ, tự nhận là cách mạng cao quí, họ luôn cảnh giác với người khác để kịp thời giáo dục, uốn nắn. Họ với chúng ta cơ bản ngược giò nhau, họ bắt buộc phải tự khẳng định vai trò lãnh đạo, dạy dỗ chúng ta. Cái mặc cảm ưu việt này dẫn tới đòi dân phải có mặc cảm tự ti với họ. Mặc cảm tự ti này là dấu hiệu dân tin tưởng đảng, yếu tố hàng đầu của thắng lợi, khốn nạn là thế đấy." (tr. 297).

Một Việt kiều khác là Mỹ Điền, từ Anh về miền Bắc Việt Nam, cũng với ý đồ xây dựng XHCN. Ông là con của một địa chủ ở miền Nam. Ông được phân công đi làm cán bộ Cải cách ruộng đất ở Thái Bình. Người trong đoàn nói với ông rằng từ nay trở đi, ông phải gọi mẹ là "Con địa chủ". Là người miền Nam rất thẳng thắn, ông dứt khoát phản đối và không chấp nhận cách gọi mất dạy đó. Ngày hôm sau, ông được cho về Hà Nội. Về Hà Nội, ông trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh, và một trong những học trò của ông là Nguyễn Dy Niên, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Mỹ Điền nói với tác giả Trần Đĩnh rằng "Tôi đã ở trong quân đội Bình Xuyên sau Cách mạng tháng 8. Tôi cũng đã ở nội phủ cộng sản. Tôi thấy sao? Nội phủ phần lớn là hoạn quan. Bình Xuyên phần lớn là dân anh chị. Phải công bằng mà nói là dân anh chị lại quân tử, nói là giữ lời. Hoạn quan thì không à nha." (tr. 304).

Một trí thức miền Nam khác là Phạm Trung Tương cũng bị đối xử không tốt. Ông Tương từng làm cò cảnh sát, nhưng lại là người có cảm tình với Việt Minh. Ông giúp Việt Minh trong cuộc tổng khởi nghĩa và được ghi nhận công trạng. Sau đó, ông được tập kết ra Bắc, rồi thất nghiệp do lí lịch đen. Mỹ Điền thấy thương nên "tâu" với Ung Văn Khiêm về tình trạng của Phạm Trung Tương, ông Khiêm giới thiệu cho ông Tương về làm ở nhà xuất bản Ngoại văn, chuyên dịch sách báo.

Sau 1975, ông Tương quay về quê Trà Vinh. Tỉnh uỷ Trà Vinh "đì" ông rất tận tình. Nhà ông bị cắt điện, sống tối om. Bệnh viện từ chối không điều trị cho ông. Một hôm, Lê Duẩn xuống Trà Vinh nói chuyện cùng giới trí thức. Duẩn đứng trên bục nhìn xuống thấy một người quen quen, ông bèn đi xuống gặp ông Tương, rồi nói trước hội trường: Người con ưu tú của miền Nam đây! Tối hôm đó, nhà ông Tương lập tức có điện, và bệnh viện đến nói với ông rằng từ nay luôn có một phòng cho ông đến điều trị bất

cứ lúc nào.Frida Cook là đảng viên đảng CS

Anh, bà tình nguyện sang Bắc VN làm giáo viên dạy tiếng Anh. Sau 1975, bà lại sang VN, và nhờ Mỹ Điền dẫn đi thăm các trại cải tạo, đó là thứ hiếm mà bà nói thế giới không có được. Đến cổng trại, bà gặp một ông cụ, và hỏi sao ông vào đây. Ông cụ trả lời rằng ông là viên chức chế độ VNCH. Bà Cook kêu lên: "Ôi, tôi nghe giới thiệu thì toàn là những ác ôn!"

Khi VN sang chiếm Campuchea, bà Cook gửi trả VN những huy chương, bằng khen mà VN đã từng trao cho bà trong thời chiến. Bà nói "Tôi từ lâu đã ngửi thấy ở họ một cái gì …". Nhưng bà Cook không biết rằng cả chục năm trước, an ninh Việt Nam đã cho rằng bà ấy là một gián điệp Anh được gửi sang VN để phá hoại. Nhà nước VN gắn huy chương cho mụ ấy cốt để che mắt và mò phá tuyến của mụ ấy (trang 303).

Đèn Cù còn đề cập đến Gs Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lí thiên văn có tiếng qua những tác phẩm khoa học phổ thông. Thân phụ ông Thuận là Trịnh Xuân Ngạn, từng làm việc trong toà án dưới thời VNCH. Sau 1975, ông Ngạn bị chính quyền mới bắt đi tù cải tạo. Ông Thuận nhờ chính phủ Pháp can thiệp để cứu ông bố ra tù (tr. 315). Năm 2005, VN vinh danh ông Thuận cùng 14 nhà khoa học Việt kiều khác ở nước ngoài. Nhưng những người trong giới cầm quyền có lẽ chưa đọc cuốn "Hỗn độn và hài hoà" mà trong đó ông Thuận viết rằng "Tôi thông báo cái chết của chủ nghĩa duy vật biện chứng".

Quan hệ với TàuTháng 2-1999, ông Lê Khả Phiêu

(lúc đó là tổng bí thư) đi thăm Tàu. Người ta ngạc nhiên vì sự chậm trễ này. Thường thì sau khi ai đó nhậm chức tổng bí thư Tàu mời sang thăm nay, còn đằng này, ông Phiêu nhậm chức từ năm 1997 mà mãi đến 1999 mới được mời sang thăm Tàu. Buổi tiếp đón không có diễn văn, chỉ có hội đàm, rồi chiêu đãi, và hạ màn. Trong buổi chiêu đãi, Giang Trạch Dân ca bài "Bông hồng nhỏ của tôi", còn Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thì hát bài "Cây trúc xinh", có lẽ ý nói trúc mọc một mình, không cần đến "bạn".

Tiền Kỳ Tham từng là phó thủ tướng Tàu có viết hồi kí, và ông dành 2 chương để viết về VN. Trong đó có nói về chuyến thăm của Lê Khả Phiêu. Theo hồi kí này, đoàn của ông Phiêu chờ mãi chẳng thấy phía chủ nhà Tàu nói gì cả. Xem lịch thì thấy 2 giờ chiều Giang Trạch Dân có lịch

Số 210 Trang 21

Page 22: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đón đoàn VN, ông Phiêu bèn dẫn đoàn đến nơi, nhưng thật ra giờ đó thì Giang tiếp thống đốc Hồng Kong, nên Tiền Kỳ Tham nói đoàn ông Phiêu phải chờ đến 5 giờ chiều! Ông Phiêu đưa cho họ Tiền một tờ giấy gồm một số chữ, và đề nghị Tiền đưa cho Giang. Giang Trạch Dân mở ra đọc, đọc xong, lẳng lặng vo lại và ném vào sọt rác. Giang lấy tờ giấy khác và viết theo ý của y (Trang 354). Nghe nói Giang viết 16 chữ: "Sơn thuỷ tương liên, lí tưởng tương thông, văn hoá tương đồng, vận mệnh tương quan."

Nhận được giấy của Giang viết, ông Phiêu hỏi Tiền Kỳ Tham tại sao không có chữ "bình đẳng" hợp tác như ông Phiêu nêu ra. Tiền Kỳ Tham viết: "Tôi không trả lời Phiêu mà chỉ cười và nghĩ thầm rằng, người lãnh đạo cao nhất như Phiêu mà không hiểu nổi rằng xưa nay có bao giờ Việt Nam được bình đẳng với Trung Quốc!" Nhưng khi về đến VN, đoàn ông Phiêu mở cuộc họp báo và tuyên bố chuyến đi thăm Tàu là "thành công tốt đẹp"!

Hồi kí của Tiền Kỳ Tham còn quan tâm đến văn học VN. Trong hồi kí, họ Tiền nhắc đến các tác phẩm văn học VN bị cấm lưu hành, trong đó có tập thơ của Nguyễn Duy. Họ Tiền dẫn câu thơ của Nguyễn Duy: Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng; Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn.

Nói chung đọc qua những trang trong Đèn Cù Tập II, chúng ta dễ nhận ra rằng giới cầm quyền chẳng tin tưởng vào ai, kể cả chính người của họ, còn kiều bào và người nước ngoài thì chỉ là "hoa lá cành" cho họ mà thôi. Một điều cũng thể hiện khá rõ nét là những gì mà giới lãnh đạo Tàu và Mĩ hay nói về giới cầm quyền VN: đó là không đáng tin cậy, vì nói một đằng làm một nẻo.

Trong Đèn Cù Tập II, Trần Đĩnh có thuật lại một số sự kiện đáng chú ý, dù có khi chỉ là một câu phát ngôn hay một thái độ. Tuy nhiên, những hành vi có vẻ thoáng qua đó nó cho chúng ta một vài tín hiệu về tâm tính, trình độ, và có khi cả nhân cách của những người Cộng sản thời xưa.

Trại gáiMột nhân vật được tác giả nhắc

đến trong sách là Chu Đình Xương. Thoạt đầu đọc qua, tôi thấy quen quen, nhưng sau khi tra tìm thì biết ông từng giữ chức giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ (chắc như Sở Công an ngày nay?). Chu Đình Xương kể rằng thời kháng chiến ở vùng Việt Bắc, ông Đinh Đức Thiện (em của Lê Đức Thọ) từng lập một trại gồm toàn gái

để "cán bộ đến cấp bậc nào đó đến giải quyết sinh lí, kiểu nhà thổ của lính Nhật" (trang 173). Nghe nói sau này ông Trường Chinh biết được và yêu cầu phải giải tán.

Hồ Chí Minh gặp Ngô Đình DiệmChu Đình Xương kể chuyện đánh

đập tù nhân trong xà lim, và đáng chú ý là cả chuyện "thủ tiêu phản động" (trang 173). Như vậy thời đó quả thật có chuyện Việt Minh sát hại những người kháng chiến chống Pháp nhưng không đứng về phía Việt Minh.

Chúng ta biết rằng ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt vào tháng 9-1945 ở Huế. Sau đó, họ đưa ông Diệm lên tận vùng gần biên giới Việt–Trung. Trong lúc đó thì Việt Minh giết anh ông Diệm là Ngô Đình Khôi và học giả Phạm Quỳnh ở Huế. Chính trong thời gian này ông Hồ Chí Minh đã gặp ông Diệm trong tù. Chu Đình Xương còn cho biết chính ông là người dẫn Hồ Chí Minh đến gặp ông Diệm và Phan Kế Toại. Sau này, chúng ta biết rằng chính Hồ Chí Minh phóng thích ông Diệm và ông Toại. Tôi nghĩ có lẽ chính vì nghĩa cử đó mà sau này ông Diệm giữ mộ ông Ng. Sinh Sắc ở Đồng Tháp rất tốt.

Hình nhân Hồ Chí MinhMột chuyện khác do Chu Đình

Xương kể cũng đáng chú ý là ông Hồ Chí Minh từng có người giả (gọi là "hình nhân"). Chuyện kể rằng năm 1946, ông Hồ từ Pháp về Hà Nội qua đường Hải Phòng. Ông đi từ Hải Phòng về Hà Nội bằng xe lửa, nhưng vì sợ bị ám sát nên an ninh dắt ông cụ (lúc đó phải bịt râu) đi thẳng về một địa điểm bí mật. Còn người đứng trên xa vẫy vẫy chào công chúng đứng đón ông cụ là một hình nhân, người có dáng dấp rất giống ông cụ Hồ! Hình nhân này phải đeo râu giả làm cụ Hồ.

Điều trớ trêu là đến kì Cải cách Ruộng đất, người ta đem hình nhân này ra đấu tố là "địa chủ phản động ác ôn". Hình nhân khóc nói "Tôi từng đóng thay bác Hồ để phản động có bắn thì tôi chết thay bác, thế nhưng phản động không bắn, mà nay đảng lại bắn tôi, ôi bác Hồ ơi…" Thế là sau đó người ta hạ hình nhân xuống phú nông và thoát án tử hình.

Xin tài trợ từ MĩChuyện VN hùng hồn đòi nợ Mĩ

sau chiến tranh thì chẳng có gì là bí mật, nhưng có câu chuyện vui vui liên quan đến vụ này trong Đèn Cù Tập II. Chuyện kể rằng Nguyễn Cơ Thạch lúc bấy giờ là Thứ trưởng Ngoại giao gặp Richard Holbrooke (cũng Thứ trưởng Ngoại giao Mĩ) ở Hà Nội. Ông Thạch đòi Mĩ bồi thường mấy tỉ USD,

nhưng Holbrooke cười cười nói Mĩ chẳng nợ nần gì VN và chẳng có văn bản nào cả để… đòi nợ.

Thấy "đòi nợ" hơi khó, ông Thạch mời Holbrooke đi ăn tối. Trong bữa ăn tối với chả chiên, Thạch hạ giọng năn nỉ Mĩ viện trợ nhân đạo. Nhưng Holbrooke lại mỉm cười nói viện trợ nhân đạo thì có thể OK, nhưng ở Mĩ việc đó phải qua Quốc hội phê chuẩn. Nói chung, câu chuyện cho thấy "Anh hùng như thể khúc lươn / Khi co thì ngắn, khi vươn thì dài".

Vì vật chấtChúng ta biết rằng người Cộng

sản xem vật chất nhẹ hơn tinh thần và ý chí. Ít ra là họ nói như thế. Chẳng hạn như Phạm Văn Đồng từng hùng hồn tuyên bố "Phương Tây là vật chất, vật chất, vật chất khốn nạn. Phương Đông là tinh thần, tinh thần, tinh thần cao quí." Nhưng trong thực tế thì chúng ta biết rằng không phải như thế; họ cũng rất mê vật chất, cũng ham ăn ngon mặc đẹp, và cũng đam mê học đòi những thói quen của người tư sản.

Người sắp chết thường nói lời nói thật. Đó là trường hợp Lê Duẩn. Trước khi chết, ông Duẩn cho gọi các lí thuyết gia (đúng hơn là "tuyên truyền gia") và nói: sau 60 năm hoạt động cách mạng đến nay, ông mới hiểu ra câu của Mác nói lợi ích vật chất là động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động. Mao bất lực không làm cho dân sướng về vật chất, nên phịa ra cái gọi là "chân lí chính trị" hàng đầu, tư tưởng hàng đầu. Còn ông Lê Duẩn vì "nghe thấy sướng quá nên bê luôn về cho dân xài, ai nói về vật chất bác phang cho tội xét lại."

Đèn Cù Tập II cho biết rằng thời đó ở ngoài Bắc có cái nông trại tên là Tam Thiên Mẫu giữa Cẩm Giàng và Thuận Thành nuôi đủ bò, dê, heo, gà, ngỗng, vịt, cá, lươn, ếch, v.v... cung cấp cho Bộ Chính trị. Còn ở Thái Bình thì có đồng trồng lúa riêng cho các vị trong Bộ Chính trị. Trong khi đó thì dân chúng không đủ gạo ăn và thiếu thực phẩm.

"Đĩ đực"Trong Đèn Cù Tập II, tác giả Trần

Đĩnh cung cấp một thông tin thú vị về những mâu thuẫn trong giới lãnh đạo chóp bu. Chẳng hạn như ông Ng. Văn Linh không ưa gì ông Lê Duẩn, và vì muốn làm hoà với Tàu, nên ông Linh nói với Giang Trạch Dân rằng ông Duẩn đã sai lầm khi "bắt tay" với Liên Xô. Nói cách khác, họ không ngần ngại "vạch áo cho người xem lưng". Ông Linh từng nhận xét về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là "lãnh đạo gì mà làm ăn như cái 'con c..'." (tr. 181).

Số 210 Trang 22

Page 23: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Một chi tiết thú vị là Nguyễn Văn Linh cũng không ưa ông Trần Văn Trà và Lê Giản. Ông Linh rất ghét đa nguyên. Chính Lê Giản kết nạp Nguyễn Văn Linh vào đảng ở Hải Phòng. Thế mà trước khi lên chức tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh gọi Lê Giản và Trần Văn Trà là "những thằng đĩ đực" (Trang 250).

Những bí ẩn được tiết lộ?Đèn Cù Tập II có nhắc đến ông

Dương Bạch Mai, là bậc trí thức Tây học gốc Nam Bộ. Ông sinh ra ở Bà Rịa 1904, qua đời 1964 ở Hà Nội. Ông là người chống lại đường lối thân Tàu, ông đòi đảng phải cải thiện đời sống cho dân, đòi dân chủ, v.v… Trang wikipedia chỉ nói cái chết của ông là "đột tử". Nhưng trong Đèn Cù, tác giả trích dẫn lời của Hoàng Minh Chính cho rằng "Họ cho anh Mai uống bia có thuốc độc, chết chưa kịp buông cốc, ngay tại Quốc hội."

Một chi tiết khác cũng khá thú vị là bà Nguyễn Thụy Nga, người vợ bé (miền Nam) của ông Lê Duẩn từng là người tình của ông Nguyễn Văn Trấn (Trang 256). Ông Trấn cũng là một trí thức gốc Nam Bộ, cùng thời với Ung Văn Khiêm, nhưng cũng bị thất sủng và bị phe thân Tàu cho về vườn. Ông Trấn còn là người nổi tiếng với tác phẩm bị cấm "Viết cho mẹ và Quốc hội". Bà Nga học làm báo từ ông Trấn, và có lẽ vì thế mà bà có duyên với báo chí sau này.

Một chuyện cá nhân khác liên quan đến ông Lê Đức Anh. Chuyện kể rằng thời Đại tá Lê Trọng Nghĩa làm chánh văn phòng Bộ Quốc phòng, ông Lê Đức Anh là trung tá. Vợ ông từ Nam ra tận văn phòng làm ầm lên vì ông lấy vợ bé! (Trang 279).

Trong cuốn "Bên thắng cuộc" chúng ta đã đọc biết ông Đỗ Mười từng bị bệnh tâm thần. Chi tiết này cũng được Trần Đĩnh nhắc đến trong Đèn cù Tập II. Tác giả viết: "Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt–Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết." (tr. 278). Con trai và cháu ĐM cũng bị điên.

Chú thích: Những câu chữ trong ngoặc kép là trích từ sách Đèn Cù Tập II.

(1) Trích "Vietnam, a history, tr. 216-217" một đoạn đối thoại giữa ông Hồ Chí Minh và ông Diệm:

Ông Diệm nhớ lại cuộc trò chuyện giữa ông và ông Hồ rất thẳng thắn:

Ông Diệm: Anh muốn gì ở tôi?

Ông HCM: Tôi muốn ở anh điều anh luôn luôn muốn ở tôi – sự hợp tác của anh để giành độc lập. Chúng ta theo đuổi một điều giống nhau. Chúng ta phải chung sức với nhau.

Ông Diệm: Anh là một kẻ tội phạm đã đốt cháy và hủy hoại đất nước, và anh lại còn bắt giam tôi.

Ông HCM: Tôi xin lỗi anh vì sự cố không may ấy. Khi quần chúng bị áp bức nổi dậy, những sai lầm là điều không thể tránh khỏi và những thảm kịch đã xảy ra. Nhưng tôi luôn tin rằng hạnh phúc của nhân dân sẽ bù đắp được hết những sai lầm ấy. Anh thù hận chúng tôi nhưng chúng ta hãy quên chuyện ấy đi.

Ông Diệm: Anh muốn tôi phải quên rằng những thuộc cấp của anh đã giết chết anh trai tôi?

Ông HCM: Tôi chẳng biết gì hết về chuyện ấy. Tôi chẳng liên can gì đến cái chết của anh trai anh. Tôi cũng lấy làm tiếc về những điều thái quá ấy cũng giống như anh. Làm sao tôi có thể ra lệnh cho người ta làm việc ấy rồi giờ đây lại đưa anh tới đây? Không phải chỉ có vậy, tôi cho đưa anh tới đây để mời anh giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ của chúng tôi.

Ông Diệm: Anh trai tôi và con trai của anh ấy chỉ là hai trong hàng trăm người đã bị giết và hàng trăm người nữa bị phản bội. Làm sao anh dám mời tôi hợp tác với anh?

Ông HCM: Tâm trí của anh hướng về quá khứ. Anh hãy nghĩ đến tương lai – giáo dục, cải thiện mức sống của người dân.

Ông Diệm: Anh nói mà không biết suy nghĩ. Tôi đấu tranh cho lợi ích của đất nước, nhưng tôi không thể bị chi phối bởi áp lực. Tôi là một người tự do.Tôi sẽ mãi mãi là một người tự do. Anh hãy nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi có phải là một người sợ áp bức hay sợ chết không?

Ông HCM: Anh là 1 người tự do!”

Hai vụ bắt blogger trong tuần qua nhắc lại : ở Việt Nam, dù là một nước hoà bình từ nhiều thập kỉ nay, nghề viết lách (nhà văn, nhà báo, blogger) vẫn là một nghề nhiều nguy hiểm. Công cụ đàn áp người viết thì nhiều, nhưng nổi bật phải kể đến Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 (dưới đây sẽ gọi tắt là "điều 258").

Điều này đề ra «tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích

hợp pháp của tổ chức, công dân». Khung hình phạt của nó là «phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm». 

Với cách viết mơ hồ, chung chung, đi ngược hẳn các nguyên tắc luật pháp thông thường đòi hỏi sự rõ ràng, phân minh, điều 258 hiển nhiên chỉ giao quyền cho Nhà nước «xử» những người công khai phản kháng những chính sách, hành xử, của Nhà nước và đảng cầm quyền (từ «tổ chức» trong tội danh). Ngay cả từ «công dân» ở đây cung chỉ có thể -và đã xảy ra một lần- là một công dân «bình đẳng hơn những (công dân) khác», theo cách nói của George Orwell trong Trại Súc vật, nói cách khác, là những công dân có chức có quyền ở một cấp «không nhỏ». Các trường hợp «xâm phạm lợi ích» của phó thường dân (xin lôi, «công dân») khác dĩ nhiên thuộc phạm vi của Luật dân sự, Nhà nước chẳng hơi đâu mà hình sự hoá chuyện ông X «xâm phạm lợi ích» của bà Y nếu bà này không thuộc bộ máy. Mục tiêu ở đây «cao» hơn: bóp nghẹt mọi đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Một khía cạnh nữa, tuy kỹ thuật nhưng cho thấy rõ hơn mục tiêu bóp nghẹt đó. Lần giở lại những thông tin được đưa ra trong các vụ bắt bớ vì điều 258, người ta thấy toàn là các vụ “bắt khẩn cấp”, như thể những người bị bắt chuẩn bị bỏ trốn hoặc mới có hành động gì nguy hiểm, phải ngăn chặn ngay, nhưng cơ quan điều tra lại chẳng hề đưa ra được chứng cớ nào để chứng minh hai khả năng ấy –kể cả những “chứng cớ” nguỵ tạo như kiểu “hai bao cao su đã qua sử dụng” trong vụ Cù Huy Hà Vu ! Mới đây, trong hai vụ bắt các blogger Hồng Lê Thọ và Quê Choa Nguyễn Quang Lập, công an còn sáng tạo ra khái niệm «bắt quả tang (đang không làm gì !)». Nói theo ngôn ngữ của công an: không có thủ đoạn hèn hạ nào mà «chúng tao» không dám làm, bắt là bắt thôi, đừng ai hỏi vì sao, vô

Số 210 Trang 23

Page 24: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ích.Ai là đối tượng mà điều 258

nhắm tới ?Trong một lần trả lời phỏng vấn

của báo Người Việt (California) tháng 8-2013, nhà báo–blogger Phạm Đoan Trang cung nhấn mạnh mục tiêu nói trên: «Điều 258 đặc biệt được chính quyền sử dụng để bắt nhà báo». «Nhà báo» ở đây dĩ nhiên không chỉ là những người viết cho các báo chí chính thống, mà cả những blogger (những người viết blog), nhất là từ những năm cuối thập kỷ 2000–2010, khi việc sử dụng Internet lan rộng ở Việt Nam.

Chị nói thêm: «Trong điều kiện Việt Nam thì việc làm thống kê là bất khả thi, vì rất có thể là đã có nhiều người bị bắt vì Điều 258 mà dư luận không biết». Tuy nhiên, trong một bài viết chung với luật sư Trịnh Hữu Long trên Mạng lưới Blogger VN, tác giả nêu lên con số «ít nhất 32 người từ 2006 tới nay» đã bị bắt theo điều này, kể cả một số người mà công an «cứ bắt cái đã», nếu cần thì đổi tội danh sau!

Trong điều kiện đó, những vụ việc mà chúng tôi nêu ra dưới đây dĩ nhiên chỉ có giá trị như những ví dụ điển hình, và không thể được coi như toàn bộ hồ sơ các vụ bắt bớ vì điều 258 này. Lại càng không phải toàn bộ hồ sơ những vụ bắt bớ các nhà báo và blogger, dưới những tội danh khác cung mơ hồ như tội «lợi dụng tự do, dân chủ»: tội «tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN» (điều 88 Luật Hình sự) hay «phá hoại chính sách đoàn kết» (điều 87), hoặc nặng hơn, tội «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền» (điều 79) v.v…

Những người đã được trả tự do, sau thời gian tạm giam hoặc đã hết hạn tù

Tháng 5 năm 2008, hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (Tuổi Trẻ) bị bắt về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan tới vụ PMU18, nhưng rút cục đã bị truy tố ra toà về tội «lợi dụng tự do, dân chủ…» (điều 258). Trong phiên toà ngày 15-10-2008, Nguyễn

Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam (ông được trả tự do trước thời hạn, vào ngày 15-1-2009), còn Nguyễn Văn Hải bị kết án 24 tháng tù treo và được trả tự do ngay tại toà.

Ngày 13-6-2013, nhà báo–blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp” vì điều 258, các blog của ông bị xoá hết, và ngày 19-3-2014 ông bị toà án Hà Nội kết án 15 tháng tù (địa chỉ chúng tôi đưa đây là blog mới, sau khi ông được trả tự do ngày 13-9-2014).

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trường hợp đặc biệt. Ông bị bắt ngày ngày 20-4-2008 và bị đưa ra toà về tội “trốn thuế”, nhưng ai cung biết tội danh chính của ông là tham gia thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do (vào tháng 9-2007). Bị kết án 30 tháng tù (tính từ ngày bị bắt), ông chờ đợi được trả tự do sau khi mãn hạn vào ngày 20-10-2010, nhưng lại bị giữ trong tù để «điều tra thêm» về các hành vi tuyên truyền chống nhà nước (điều 88), và bị đem ra xử vào tháng 9-2012 về tội danh này (sau gần 2 năm giam giữ không có cơ sở pháp lý nào, và không cho gia đình bất kỳ thông tin nào), cùng với hai người bạn trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà xử tội phạm rất nghiêm trọng đó (nhưng lại diễn ra lúi xùi chỉ trong một ngày, gia đình người thân đều không được tham dự), ông bị kết án 12 năm tù, bà Phong Tần 10 năm và ông Phan Thanh Hải 4 năm. Ngày 21-10 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội bất ngờ «trả tự do» cho ông, nhưng lại dẫn ông ra thẳng sân bay đưa sang Los Angeles (không phải với lý do «đoàn tụ gia đình» vì ông không có thân thích ở đây).

Cuối tháng 8-2009, các blogger Bùi Thanh Hiếu (blog Người Buôn Gió, tác giả những bài viết mang tên «Đại vệ Chí dị»), Phạm Đoan Trang (lúc đó là nhà báo VietnamNet, blog Trang The Ridiculous, nay là Đoan Trang), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blog «Mẹ Nấm») cùng bị bắt trong vụ in áo thun «Hoàng Sa–Trường Sa là của VN». Cả ba được trả tự do

sau khi hết hạn tạm giam (9 ngày), nhưng tiếp tục bị quấy nhiễu nhiều lần sau đó. Người Buôn Gió hiện đã được sang Đức khi có lời mời của thị trưởng Weimar. Phạm Đoan Trang đang học tiến sĩ ở Mỹ.

Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, nổi tiếng hơn với blog Cô gái Đồ Long bị bắt khẩn cấp ngày 26-10-2010 cung về tội «lợi dụng tự do, dân chủ» nhưng người ta mau chóng được biết là trong trường hợp này điều 258 đã được viện ra do một bài blog «liên quan tới diễn viên múa Linh Nga và người chồng tương lai là Ng. Khánh Trọng, con trai của Ng. Khánh Toàn, thượng tướng công an, thứ trưởng Bộ CA». Có lẽ đây là trường hợp duy nhất mà người bị buộc tội vi phạm điều 258 vì đã «xâm phạm lợi ích» của một cá nhân (chữ «công dân» trong tội danh, như đã nói trên). Xem bài của Phong Quang trên mặt báo này. Cô Gái Đồ Long được tại ngoại ngày 20-1-2011, sau gần ba tháng bị giam cầm, rồi được «miễn truy cứu hình sự» ngày 8-4-2011.

Gần đây hơn, vụ nhà báo Phạm Chí Dung bị bắt ngày 17-7-2012 vì bị tình nghi có «hoạt động lật đổ» (ông bị nghi ngờ là đứng sau trang mạng «Quan Làm Báo» rất nổi đình đám lúc đó), tội rất nghiêm trọng có khung hình phạt lên đến án tử hình, nhưng chỉ bị tạm giam tới đúng khi hết thời hạn (4 tháng) thì được tha. Hiện nay, ông đã cung với một vài người cùng chính kiến thành lập Hội Nhà báo Độc lập và trang mạng Việt Nam Thời Báo.

Những người còn bị giam cầmTrước hết, cần nhắc lại, trong vụ

Câu lạc bộ các Nhà báo tự do, tuy Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được ra khỏi tù và bị đưa thẳng sang Mỹ, hai người bạn của ông là bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải vẫn còn bị tù đày dài hạn vì một bản án vô nhân, có mục đích trấn áp những người quyết tâm đòi tự do báo chí.

Gần như cùng thời gian với vụ Phạm Viết Đào, ngày 26-5-2013 công an Đà Nẵng đã phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra thuộc bộ

Số 210 Trang 24

Page 25: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Công an tiến hành bắt blogger Trương Duy Nhất, chủ blog Một góc nhìn khác (hiện đã bị khoá). Diễn Đàn đã đưa tin này trong mục Thấy trên mạng, với đường dẫn về nhiều bài viết, bình luận của giới nhà báo «lề trái» trong và ngoài nước. Ngày 4.3.2014, sau gần 10 tháng «tạm giam», ông mới được đưa ra xử tại toà án Đà Nẵng, và bị kết án 2 năm tù. Do không nhận tội, và kháng án, ông được đưa ra một phiên toà phúc thẩm ngày 26-6-2014, và bị toà này xử y án hai năm.

Tù nhân 258 nổi tiếng nhất dĩ nhiên là Nguyễn Hữu Vinh, biệt danh Anh Ba Sàm, từ tên của trang mạng thông tin hàng đầu ở Việt Nam, mà anh là người sáng lập và điều hành cho tới gần đây. Nổi tiếng không phải vì anh là con một vị lão thành cách mạng (ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên bộ trưởng Bộ Lao động 1965-1974, nguyên đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Liên Xô), mà chính vì trang mạng Ba Sàm (thành lập vào tháng 9-2007, đã nhiều lần bị đánh sập !), đi đầu trong các hoạt động mở rộng thông tin chính trị - xã hội đến đông đảo người dân, vượt qua các kiểm duyệt, cấm kỵ của đảng (với châm ngôn "Phá vòng nô lệ"), được cộng đồng công nhận «gần như là một biểu tượng của cuộc đấu tranh của các blogger vì quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt» (lời nhà báo Phạm Đoan Trang, trả lời đài RFI ngày 19-7-2014). Anh bị bắt ngày 5-5-2014 cùng với một cộng tác viên, bà Nguyễn Thị Minh Thuý. Sau khi anh bị bắt, đã có 51 người đồng ký tên vào Yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh, trong đó có giáo sư Chu Hảo, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Hà Sĩ Phu… Yêu cầu này được gửi đích danh cho ông bộ trưởng CA Trần Đại Quang. Ngày 30-10-2014, tức là gần 6 tháng sau khi bắt giam đối tượng, Cơ quan An ninh điều tra mới đưa ra Bản kết luận điều tra vụ án "Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích

hợp pháp của tổ chức, công dân". Nhân dịp này, giáo sư Hoàng Xuân Phú đã viết một bài dài vạch ra rất nhiều sai phạm về tố tụng trong vụ án. Kinh nghiệm cho thấy «Toà án nhân dân» chưa bao giờ biết nhận sai trong các cáo trạng của mình, cụ thể Anh Ba Sàm và chị Nguyễn Thị Minh Thuý sẽ bị kết án như thế nào, người ta vẫn phải đợi…

Cung như còn phải đợi không biết tới bao giờ các blogger bị bắt đầu tháng này, các blogger Hồng Lê Thọ và Ng. Quang Lập mới được/bị đem ra xử, và bị kết án như thế nào. «9 ngày, nếu không thấy về thì chắc khoảng 3 năm» như lời Bọ Lập trấn an vợ khi bị bắt, hay hơn nữa?

Một câu hỏi khác không thể khg đặt ra: sau Bọ Lập rồi tới ai?

Trong bài trả lời phỏng vấn của BBC ngày 6-12, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng sau các vụ bắt bớ blogger này, có thể có thêm nhiều người khác 'bị bắt' dù ông không đoán được ai có thể là 'mục tiêu' tiếp theo. Nhưng, ông cung cho rằng mặc dù có các vụ bắt bớ gần đây, sẽ không có chuyện giới blogger, phản biện và các nhà hoạt động bị 'trùng xuống' hoặc 'chùn tay'. “Tôi nghĩ cũng chẳng ai chùn vì vụ này", ông nói.

Và đó là điều chính quyền sẽ thấy, rất nhanh. Đừng nghĩ bắt «vài tên đầu sỏ» là xong chuyện. Thời Internet, hơn bao giờ hết, Dân mới là chính. Mà dân thì ở khắp nơi, không dễ «tổ chức», nhưng cung không dễ đè bẹp đâu, các vị ạ.

Nguồn: Diễn Đàn 

Khổ nạn xác thân6h15 phút ngày 18-12-2014, nhà

văn Bùi Ngọc Tấn đã lìa đời. Hôm ấy ông nằm,  xác thân còm cõi, đợi được bạn bè và những người thân yêu đưa đi khỏi cái thể chế đã từng giam cầm và luôn chỉ muốn tiếp tục giam cầm những người như ông. Nói cho cùng, cuộc đời Bùi Ngọc Tấn là một kiếp khổ nạn tạo nên bởi thể chế độc tài vốn thù địch với công lý,  minh bạch

và sự chính trực.Thân xác ông  còm cõi vì đã trải

qua một những tháng năm bị cắt xén, bị vu cáo, bị tù đày oan trái. Thân xác ấy sống với hầu hết những ngày ăn không đủ no, ốm không đủ thuốc, giật gấu vá vai trong  mức sống tối thiểu nhiều năm quằn quại mưu sinh và luôn phải nghe ngóng, nơm nớp lo sợ  rằng bất kỳ lúc nào, dưới mệnh lệnh ngẫu hứng của bất kỳ ai đó trong thể chế này, người ta đều có thể  giết chết  tác phẩm của ông, giật mất miếng ăn cuối cùng của vợ con ông và tống ông vào tù ngục.

Khổ nạn là kiếp  của người có tài năng mà cứ cố sống tử tế, không đánh mất lương tri dưới một xã hội  cổ vũ người ta lưu manh và giả trá để tồn tại.

Hương hồn còn bị giật mất băng tang

Vì sự lựa chọn ấy, ông thậm chí còn bị thù địch và đối xử tàn tệ ngay cả khi đã chết.

Thông tin cho biết, trong đám tang ông, nhiều vòng hoa mang chút nghĩa tận bày tỏ lòng thương tiếc với hương hồn ông cũng bị giật mất. “Chuyện an ninh giật băng tang của một số vòng hoa tại đám tang Luật sư Lê Hiếu Đằng, một thành viên trong Nhóm cố vấn của Diễn đàn XHDS,  một năm trước mọi người đã biết. Các nhân sĩ lúc đó đã làm lại các băng tang để gắn vào. Năm nay tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn, ở Hải Phòng, việc đó lại diễn ra. Ngày 19-12-2014 băng tang các vòng hoa của Diễn đàn (Paris) và Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam đã bị giật đi, và 2 đoàn đã vào viếng với các vòng hoa bị mất băng tang... Băng tang của Diễn đàn xã hội dân sự cũng bị giật mất... (theo Bauxit VN 23-12-2014).

Nếu thông tin này là đúng, thì những người có lương tâm  còn tìm nổi ngôn từ nào để bình luận trước

việc làm tàn nhẫn này nữa không?Người VN xưa nay chí ít vẫn biết

chùn tay trước những việc quá đỗi thất đức, chẳng hạn biết  coi “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng trong vụ việc giật băng tang người chết thì thật quá táng tận lương tâm.

Lẽ nào an ninh VN – một lực lượng hùng hậu, được trang bị hiện đại về mọi mặt, đại diện cho sức mạnh và tư thế của nhà cầm quyền

Số 210 Trang 25

Page 26: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

VN trước nhân dân VN và thế giới lại làm một việc nhỏ mọn là đi giật băng tang của một người đã chết?!

Ai có thể tin được điều đó, ở thế kỷ 21 này?! Những việc đại loại như đào mồ quật mả, phá rối đám tang... tưởng như chỉ có trong thời trung cổ hoặc thời phong kiến, hoặc cùng lắm là ở thời Cách mạng Văn hóa, Đại nhẩy vọt ở Trung quốc hoặc  Cải cách ruộng đất ở VN trước đây, sao lại có thể xẩy ra ở thời văn minh hiện đại này?!

Thật đáng buồn là việc giật băng tang do lực lượng nào đó tổ chức lại  có tính hệ thống, khi hiện tượng này lặp lại từ  đám tang của một trong những vị  “khai quốc công thần” như tướng Trần Độ, nguyên phó chủ tịch Quốc hội (tháng 8-2002), cho tới đám tang nguyên nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Lê Hiếu Đằng (tháng 1-2014), một người đã có công lao xây dựng nên thể chế này trong “kháng chiến chống Mỹ” và, đến bây giờ là đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Tại sao trong năm 2014 này, việc giật băng tang người chết  lại lặp lại với tốc độ nhanh chóng?

Điểm chung của ba con người đã chết mà còn bị giật mất băng tang là gì? Là bởi họ đã thức tỉnh khỏi sự u mê, giả trá, dám có chính kiến  và bày tỏ lòng chính trực. Họ đã nói và viết Lời Thật với chính mình và đồng bào của mình. Họ không cam tâm lưu manh hóa và nô lệ để hưởng lợi. Chính vì vậy, họ đã có được một ảnh hưởng mạnh mẽ trong trái tim và lý trí công chúng. Vì thế họ bị đối xử thù địch ngay cả khi đã chết.

Việc giật băng tang của người chết, nhất là đối với những người đáng kính nể như Trần Độ, Lê Hiếu Đằng, Bùi Ngọc Tấn chỉ càng khiến cho người ta nhận ra sự nhỏ nhen của những người  đã nhẫn tâm làm ra điều đó, chỉ càng khiến nhân tâm  thêm phẫn nộ.

Bùi Ngọc Tấn, nhà văn vừa rời bỏ chúng ta mà đi, là một trong những người bị đày ải trên dương gian. Bị đày ải cả một đời bằng những ác mộng tù đày và hết một đời mà  không ra ngoài được ác mộng. Bị đày ải bởi vô tội mà bị bắt vào tù, cả một cuộc đời và tài năng cùng một gia đình bị vùi dập và sau khi ra tù rồi còn bị triệt hạ mọi đường sinh kế. Bị đày ải bởi cuốn tiểu thuyết–tự truyện “Chuyện kể năm 2000” của ông, được viết dù với bút pháp ôn hòa nhưng bị khai tử ngay sau khi xuất bản bởi những chi tiết có thật đặc trưng của nó về thực trạng nhà tù vô nhân đạo của VN đã như những nét

rìu chạm khắc lên trời xanh về việc người ta đã đày đọa văn nghệ sĩ như thế nào. Chế độ độc tài  đã không mệt mỏi và nao núng trong việc luôn minh chứng việc họ thù địch với sự thật.

Nhà tù không giam cầm được tư tưởng

Lẽ ra những kẻ bắt một người vô tội như ông vào tù phải bị đưa ra trước vành móng ngựa, phải trả giá vì sự sai trái và vô lương mình đã làm trước pháp luật, phải xin lỗi và bồi thường danh dự, bồi thường thiệt hại  cho Bùi Ngọc Tấn. Nhưng  nếu như việc đó là lẽ đương nhiên ở các nước văn minh thì lại là điều không có ở một nước độc tài chuyên bóp nghẹt tự do ngôn luận và hành xử trước sau cũng là cách thể hiện khác nhau của phương châm “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”, “trí thức không bằng cục phân” của Mao Chủ tịch.

Lúc sinh thời,  hành trình của Bùi Ngọc Tấn là hành trình của một người viết đi từ chỗ sáng tác theo mệnh lệnh tuyên truyền  nhưng  đã sớm thức tỉnh để viết cho sự thật và nền tự do. Với những người có tài năng và bản lĩnh, thể chế độc tài, nhà tù có thể giam cầm thân xác nhưng không giam cầm nổi tinh thần và tư tưởng của họ. Với Bùi Ngọc Tấn cũng vậy. “Chuyện kể năm 2000” của ông càng bị cố tình giết chết, lại càng tái sinh mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Từ khi được sinh ra, sống đời trai trẻ đến lúc già và khi mất, tám mươi năm cuộc đời ông hầu hết đi trong bất công, bệnh tật và bần hàn. Nhưng điều đau khổ nhất khiến ông trăn trở khôn nguôi là người VN chưa từng có một ngày được sống trong một thể chế và một xã hội thực sự có dân chủ, nhân quyền và tự do. Những người bạn chí cốt, có  tài năng và có nhân cách  của ông như Lê Đạt, Dương Tường, Phạm Toàn, Lê Bầu, Nguyễn Xuân Khánh... cũng đều từng bị đày đọa vô cớ và nhiều người phải sống lay lắt vất vưởng của một kiếp văn nhân trong một xã hội thù địch với tri thức và những người viết không chịu sống đời nô lệ, nói và viết trái với lương tâm của mình.

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Bùi Ngọc Tấn là một minh chứng hùng hồn về việc nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân xác mà không giam cầm được tư tưởng và tài năng, nhân cách nhà văn.

Một cái tên chưa thể quên dưới mặt trời

“Tôi

đã quên tên tôi dưới mặt trời”. Câu thơ  xuất sắc này của Bùi Ngọc Tấn thể hiện nhiều điều về thân phận của một con người – một nhà văn bị buộc phải sống trong một đám đông như một con kiến trong một đàn kiến, như một con cừu cúi mặt đi trong một đàn cừu. Để thích ứng, người ta phải tự mắc bệnh nhòa, cố gắng quên bản ngã, cá tính, chính kiến của mình, để được tồn tại.

Kìa hãy xem trong rừng biển những cái tên xu thời, viết để bợ đỡ nịnh hót cho đám cầm quyền của mọi loại nhân vật và chính thể. Tên tuổi của họ đã từng được thổi lên trời dưới những ánh sáng giả, nhưng rồi chẳng bao lâu lại lịm tắt dưới mặt trời và chỉ để lại trong tâm trí người đọc thời ấy cũng như đời sau sự ngán ngẩm và khinh miệt.

Lẽ ra cái tên Bùi Ngọc Tấn đã bị người đọc chối bỏ, nếu ông chỉ viết theo đơn đặt hàng  xu phụ, nếu như ông đã tự nhiễm được bệnh nhòa, nếu chính ông lãng quên được nỗi đau của cộng đồng người Việt. Ngược lại,  việc bị tước đoạt tự do và quyền làm người đã thức tỉnh ông, là một bước ngoặt đưa ông từ bỏ thứ văn chương tầm thường tẻ nhạt tô hồng sang một thứ văn chương cao cấp hơn  nói về khát vọng ghi tạc lại nỗi đau, sự u tối tàn bạo của cường quyền và cái đẹp đến đau đớn của sự  quằn quại vươn lên của nhân tính trong những hoàn cảnh khắc nghiệt .

Bởi thế, dẫu chưa phải thiên tài, Bùi Ngọc Tấn là một trong những nhà văn chưa thể quên dưới mặt trời.

Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, dư luận đã có những đánh giá xác đáng và đầy cảm kích:

“Bùi Ngọc Tấn đã sống trọn vẹn cuộc đời khổ nạn và cống hiến, ông là hình ảnh của một dân tộc bị bạo quyền vùi dập, tước quyền sống, nhưng không khuất phục, vẫn bền gan nuôi ngọn lửa tự do nội tâm và khát vọng làm CON NGƯỜI đích thực. Ông là minh chứng cho chân lý: SỰ THẬT có thể bị bóng tối che phủ một thời gian, thậm chí dài, nhưng dứt khoát sẽ có ngày bùng lên tỏa sáng; con người có thể bị nỗi sợ cầm tù, nhưng rồi sẽ có ngày vùng thoát ra được để sống hiên ngang ngẩng đầu. Yếu tố thúc đẩy cái ngày ấy đến nhanh chính là những tiếng nói chân thực nhìn suốt đến đáy tâm khảm, những trang viết vắt kiệt cùng tâm huyết, chinh phục lòng người như của

Số 210 Trang 26

Page 27: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Bùi Ngọc Tấn. (theo  Bauxite VN)Võ Thị Hảo, Hà Nội 24/12/2014

Điện hạt nhân là chủ đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới, chủ yếu do vấn đề an toàn hạt nhân, điều mà nhân loại đã có nhiều bài học xương máu, chẳng hạn như cơn ác mộng Chernobyl ở Ucraina năm 1986 hay thảm hoạ sóng thần ở Fukushima (Nhật Bản) năm 2011.

Trong xu thế chung của thế giới là từ bỏ năng lượng hạt nhân, hướng tới năng lượng tái tạo, việc chính phủ VN quyết tâm thực hiện hai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của giới trí thức VN cả trong và ngoài nước, nhất là đối với một quốc gia còn ở trình độ phát triển thấp như Việt Nam.

Ngoài vấn đề an toàn hạt nhân, an ninh năng lượng, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận còn khiến dư luận đặc biệt quan ngại bởi nguy cơ tiềm tàng về an ninh quốc gia, trong bối cảnh hàng ngàn năm nay người láng giềng phương Bắc của chúng ta vẫn không nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. 

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) đã cảnh báo: “Nếu một thảm họa như Cher-nobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài; du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ dollar mà không đem lợi ích gì cho đất nước.”

Quan ngại về an ninh quốc gia lại càng phải được đặt lên hàng đầu khi mà trọng trách Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận lại nằm trong tay ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải.

Ngày 7-5-2007, một số cán bộ, đảng viên từng công tác tại Ban Tổ chức TW Đảng và Uỷ ban Kiểm tra TW Đảng đã gửi Tâm huyết thư lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư tố cáo lý lịch mờ ám của Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải, nhân vật lúc bấy giờ đang được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề cử vào vị trí Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế”, vị trí quan trọng thứ hai trong Chính phủ. Mặc dù bố đẻ của ông Hoàng Trung Hải tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, nhưng trong lý lịch bản thân, ông Hoàng Trung Hải lại khai mình là người Kinh.

Đặc biệt, kể từ năm 2008 đến nay, ông PTT gốc Tàu này lại bị tố cáo những tội ác khủng khiếp như trùm

băng đảng ma tuý, giết người, phản quốc (bán tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia cho nước ngoài). Mặc dù đây là vụ tố cáo hết sức nghiêm trọng, liên quan đến những người nắm trong tay vận mệnh quốc gia, nhưng nó lại không được giải quyết một cách nghiêm túc, đúng pháp luật. Trong khi đó, những người tố cáo thì phải hứng chịu đủ mọi hình thức trả thù, khủng bố từ phía những kẻ mà họ tố cáo như bị bắt cóc, bị tống vào trại tâm thần hay bị bắt giam và truy tố trái pháp luật.

Ngày 22-10-2013, trong cuộc gặp với ĐBQH Dương Trung Quốc, người đã tiếp nhận đơn thư tố cáo do Lê Thị Phương Anh và Lê Anh Hùng ký từ ngày 16-9-2013, Lê Thị Phương Anh đã phát hiện ra nhân vật mà ông Dương Trung Quốc giới thiệu là “luật sư” giúp ông trong vụ việc này lại chính là tay chân của ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải. (Lê Thị Phương Anh, người hiện đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái pháp luật, từng là một mắt xích quan trọng trong băng đảng ma tuý của ông Hoàng Trung Hải.)

Cần lưu ý rằng, ngày 12-7-2014, trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản tỉnh trong nước, đã đăng bài “Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?”, với những bằng chứng xác đáng cho thấy chính ông Hoàng Trung Hải là người đã hai tay “dâng” Vũng Áng cùng cảng nước sâu Sơn Dương cho Trung Quốc. Trong phần lời bạt đầu bài báo, Bauxite Việt Nam viết: …Ở mặt trận nhân sự này thì trường hợp một Phó Thủ tướng phụ trách nhiều lĩnh vực cơ bản lại là người có nguồn gốc rất “Tàu” như ông Hoàng Trung Hải tất nhiên cũng là một điểm nóng cần được xem xét, mà những điều dị nghị không phải là không có cơ sở.

…Nay Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lại dính chặt với dự án Vũng Áng giữa lúc những giàn khoan đang triển khai ngoài Biển Đông, thì khác nào ba điểm nóng đáng lo ngại ấy đang chập lại làm một, thành điểm cực nóng, hỏi lòng người Việt Nam nào lại không như đốt như thiêu? Bài viết sau đây của nhà báo Lê Anh Hùng là một nỗi lòng thiêu đốt ấy.

…Song, vì sinh mệnh của đất nước trước tình hình đang bị đe dọa, không được phép một phút sơ hở,

trước mắt chúng tôi nêu yêu cầu phải tách ngay vai trò của PTT Hoàng Trung Hải ra khỏi dự án kinh tế Vũng Áng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đề án xây dựng khu công nghiệp quan trọng này.

Hồi đầu năm, dư luận đã tạm yên tâm khi hay tin chính phủ lùi thời điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thêm vài năm thay vì năm 2014. Tuy nhiên, hôm nay báo chí nhà nước lại đồng loạt đưa tin ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải phát lệnh khởi công hệ thống cấp điện phục vụ thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận !?!

Ai là người phải chịu trách nhiệm về việc một người Hán khai man lý lịch, bị tố cáo những tội ác tày trời nhưng lại nắm trong tay gần như cả nền kinh tế kể từ năm 2007 đến nay, gây ra không biết bao thảm hoạ cho nhân dân và đất nước Việt Nam? (Xem loạt bài vạch trần hiểm hoạ Hoàng Trung Hải trên trang mạng của đài Tiếng nói Hoa Kỳ ở đây.)

Trách nhiệm này dĩ nhiên thuộc về Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, mà trước hết là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ấy vậy nhưng, điều khiến dư luận không khỏi băn khoăn là trong cả hai chuyến công du cấp nhà nước gần đây nhất sang Hàn Quốc và Liên bang Nga, ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải lại vẫn đường hoàng tháp tùng TBT Nguyễn Phú Trọng !?!

Rõ ràng, người ta có quyền đặt câu hỏi là phải chăng cả hệ thống chính trị ở Việt Nam, từ ngài Tổng Bí

thư cho đến ĐBQH Dương Trung Quốc, đều đã bị PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng?

Hãy lên tiếng và lên tiếng nhiều hơn nữa để cứu lấy đất nước này!!!

Câu chuyện biển đảo Việt Nam chưa kịp lắng xuống, và có vẻ như chẳng bao giờ lắng xuống được với thái độ lấn lướt của Trung Quốc (TQ) cung như sự cúi đầu, nhược tiểu của Hà Nội, thì có một câu chuyện khác đang âm ỉ gặm nhấm sinh mệnh của VN. Có thể nói đây là mối nguy rất lớn mà cho đến thời điểm bây giờ, có thấy hay không thấy chăng nữa thì nhà cầm quyền Cộng sản VN đã thật sự bị mắc quai

Số 210 Trang 27

Page 28: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

với người TQ. Đó là chương trình khai thác dầu khí trên cạn bằng kĩ thuật fracking trong thời gian tới mà các vùng núi VN sẽ là điểm đến lý tưởng của loại công nghệ này từ TQ.

Thời gian gần đây, sau khi Mỹ thành công trong việc điều tiết dầu khí, giảm lượng dầu nhập khẩu hằng năm theo tiêu chuẩn năm sau thấp hơn năm trước và có thể không cần nhập khẩu dầu nữa nhờ vào kĩ thuật fracking, khai thác dầu từ đá phiến của họ. Sau khi Mỹ thành công, TQ cung lao đầu vào nghiên cứu công nghệ này nhưng chưa thành công, có vẻ như còn lâu lắm mới thành công.

Tuy việc nghiên cứu để chế tác công nghệ chưa thành công nhưng về mặt chiến lược, người TQ đã tiến một bước dài, họ đã thôn tính các vùng giàu tài nguyên đá phiến của các nước trong khu vực. Đặc biệt tại VN, dãy Trường Sơn là một khu đá phiến vô tận mà muốn có nó, chỉ cần khui sâu dưới lòng đất vài trăm mét thì mọi chuyện đã khác. Người TQ đã tính đến chuyện này từ lâu.

Và để đạt được điều này, một mặt TQ tấn công VN trên biển, mặt khác tấn công trên bộ, đặc biệt là mặt trận kinh tế. Họ thả sức tấn công trên nhiều hướng để đạt mục tiêu kinh tế VN phải phụ thuộc vào TQ, và đầu tư, thuê đất là bước khởi đầu của mục tiêu fracking lâu dài sau này. Vì nhiều lắm cung 10 năm nữa, công nghệ fracking của họ sẽ thành công, trong khi đó, chiều dài thời gian họ thuê đất là 49 năm. Và trong 39 năm đó, họ sẽ làm gì trên các mảnh đất đã thuê khắp các sườn đồi Trường Sơn, chỉ trời mới biết.

Đó là chưa muốn nói đến kế hoạch lâu dài để thôn tính VN, biến VN thành một đặc khu kinh tế hoặc một tỉnh lẻ của TQ. Chuyện này là nằm trong khả năng của TQ, cho dù có hay không có những thoả ước ở hội nghị Thành Đô 1990. Với thái độ hết sức nhún nhường và lép vế của nhà cầm quyền Cộng sản VN, với mọi ưu thế chiếm được, người TQ có thừa cơ sở để đẩy VN đến chô nô lệ của họ. Và điều này là

hoán toàn khả thể, bởi tất cả những người lên tiếng chống TQ bành trướng đều bị nhà cầm quyền VN bỏ vào tù hoặc khủng bố bằng nhiều cách.

Một khi có được những thuận lợi do nhà nước Cộng sản VN mang lại, nhà nước Cộng sản TQ chẳng dại gì bỏ qua cơ hội mà ở đó, một mui tên có thể bắn trúng cả chục con chim, từ biển đảo cho đến lãnh hải, biên giới trên bộ, rừng núi, đồng bằng, tài nguyên… và đặc biệt là chế độ chính trị, vùng thống trị.

Thuê đất khắp các vùng núi VN là một chiến lược lâu dài, gồm nhiều bước. Bước đầu tiên là xây dựng cơ sở quân sự, tạo những “tam giác” quân sự phối kết giữa đồng bằng, vùng núi và vùng biển. Hầu như tỉnh nào ở VN cung có những “tam giác” quân sự như thế này. Chính vì nó là một đơn vị trực thuộc tam giác quân sự của họ nên các “ông chủ công trình” người TQ bằng mọi giá đưa công nhân (?) của họ sang xây dựng và tuyệt đối không để người VN lọt vào bên trong. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất về mưu đồ của họ nhưng không hiểu sao cho đến bây giờ, người TQ vẫn ngang nhiên làm được nhiều thứ ngay trên đất nước VN?!

Trong khi đó, nền kinh tế VN hiện nay đã hoàn toàn phụ thuộc vào TQ, ngay từ cây kim cho đến đôi dép, chiếc tivi, con dao gọt trái cây, hộp quẹt gas, chiếc xe gắn

máy… Cho đến những thứ có giá thành hàng chục triệu, trăm triệu đồng, VN chỉ ưu tiên cho hàng TQ nhập khẩu. Vì chỉ có hàng TQ nhập khẩu thì giới quan lại VN mới có cơ hội chấm mút và sâu xa hơn là chế độ Cộng sản VN mới có cơ sở tồn tại.

Chính vì phải phụ thuộc và trượt dài trên đà nô lệ cho TQ, đảng Cộng sản VN hoàn toàn bất lực trước mọi động thái bành trướng của TQ. Và sẽ không lâu nữa, các dãy núi đá

phiến khắp Trường Sơn sẽ là những kho dầu khổng lồ cho TQ, ít nhất cung là kho dầu phục vụ chiến tranh xâm lược trong giai đoạn ngắn trước khi biến VN thành một tỉnh lẻ của TQ.

Một khi cả ba mặt trận từ kinh tế cho đến văn hoá, chính trị đều phụ thuộc TQ, cộng thêm những điểm chiến lược quân sự thuộc về tay họ, chuyện họ ngang nhiên khai thác tài nguyên của VN không phải là chuyện khó; bởi suy cho cùng, họ không đơn độc trong khai thác mà họ ăn chia với nhà cầm quyền Hà Nội – thuộc hạ của họ.

Hiện tại, mối nguy của VN không còn là chuyện biển đảo nữa, mà là rừng núi và đồng bằng, khoáng sản và tài nguyên rừng. Không sớm thì muộn, một khi công nghệ fracking của họ thành công, cung giống như giàn khoan HD 981, họ sẽ mang sang thử nghiệm tại VN; ban đầu là thử nghiệm, dò la thái độ phản ứng, tiếp theo sẽ là thực hiện và cuối cùng là chiếm hữu. Câu chuyện đó đang xảy ra từng ngày.

Một khi điều này thành hiện thực, các thái thú Cộng sản VN sẽ đắc lợi thêm lần nữa mặc dù quyền lực trung ương của họ bị chi phối nặng nề hơn. Nhưng dẫu sao, cái lợi vật chất cung có sức hấp dẫn đến điên cuồng, vì lâu nay, tuy chưa công khai nhưng nhà cầm quyền Cộng sản VN đã làm tròn sứ mệnh với nhà cầm quyền Cộng sản TQ,

họ vẫn ăn sung mặc sướng đấy thôi! Chỉ có dân tộc VN là điêu linh và đau khổ!

Nguồn: RFA 

LUẬT SƯ VỤ CÔNG AN

DÙNG NHỤC HÌNH: 'CHÍNH QUYỀN MUỐN TRẢ ĐŨA

TÔI'VOA Tiếng Việt, 10.12.2014Một luật sư ở tỉnh Phú Yên từng

Số 210 Trang 28

Page 29: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

bào chữa trong vụ án 5 công an dùng nhục hình đánh chết người dân đã bị yêu cầu tước chứng chỉ hành nghề.

Tin cho hay: liên ngành công an, viện kiểm sát ở tỉnh này đã có công văn gửi đoàn luật sư và sở tư pháp đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư của luật sư Võ An Đôn vì cho rằng ông “có nhiều lời lẽ xúc phạm người tham gia tố tụng” cung như “trả lời nhiều đài báo nước ngoài, tạo thành điểm nóng, gây mất trật tự an ninh tại địa phương”.

Về đề nghị thu hồi trên, luật sư Đôn nói: “Đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi là một sự quy chụp, không có đúng sự thật. Lời tôi nói tại tòa là lời tranh luận, không vì mục đích bôi nhọ hay xúc phạm danh dự bất kỳ ai nhưng mà người ta quy chụp tôi. Hơn nữa, sau phiên tòa sơ thẩm, người ta cho rằng tôi có nhiều lời phát biểu trên các đài báo nước ngoài nên tạo thành điểm nóng, mất an ninh trật tự tại địa phương thì hoàn toàn không đúng sự thật. Xã hội bức xúc, và điểm nóng ở địa phương thì có nhưng nguyên nhân là do hành vi phạm tội của các bị cáo nguyên là công an, đánh anh Kiều một cách man rợ, dẫn đến chết người khiến dân chúng phẫn nộ, chứ không phải do những lời bào chữa của luật sư tại tòa mà gây ra phẫn nộ”.

5 công an thành phố Tuy Hòa hồi tháng Tư vừa qua (2014) bị tuyên phạt các mức án từ 1 năm tù treo đến 5 năm tù giam vì đã dùng nhục hình dẫn tới cái chết của một cư dân địa phương là Ngô Thanh Kiều cách đây gần 2 năm.

Ông Kiều bị giải về đồn lúc 3g sáng năm 2012 dù không có lệnh bắt. 14 giờ đồng hồ sau đó, gia đình ông đã được yêu cầu tới bệnh viện nhận thi thể thân nhân với  nhiều vết thương trên người.

Ông Đôn là người đã tình nguyện tham gia bào chữa miễn phí cho gia đình ông Kiều vì muốn làm sáng tỏ vụ việc mà theo ông còn nhiều khuất tất.

Luật sư 30 tuổi này cho rằng đề

nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư nhắm vào ông có 3 mục đích. Ông nói: “Thứ nhất, họ trả đũa tôi vì tôi tham gia bảo vệ cho bên bị hại, gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều. Thứ hai, nó nhằm mục đích loại tôi ra khỏi phiên tòa sắp tới. Phiên tòa sắp tới sắp mở rồi nhưng mà vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, ví dụ tội danh không đúng. Tội đáng lẽ phải truy tố và xét xử về tội giết người. Ngoài ra, nhiều người phạm tội chưa bị khởi tố nên họ muốn cho vụ án được xét xử đúng như án định của các cơ quan kia. Người ta loại tôi ra để tôi khỏi làm rõ nội dung vụ án. Thứ ba là, người ta muốn thách thức người luật sư và dư luận”.  

Sau bản án gây nhiều phản ứng khác nhau, ông Đôn cho rằng cơ quan nội chính tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Tòa án và Viện Kiểm sát xử nhẹ vụ việc.

Theo luật sư này, các sĩ quan công an có cấp bậc thấp có thể đã phải “gánh tội” cho những sỹ quan cao cấp hơn, kể cả một số nhân vật là chỉ huy, lãnh đạo công an thành phố. Nhiều người cho rằng cáo buộc này có thể dẫn tới lý do ông Đôn bị yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với đại diện công an và viện kiểm sát của thành phố Tuy Hòa để hỏi bình luận của các cơ quan này.

Vụ đề nghị thu hồi thẻ hành nghề của luật sư Đôn hiện thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng ở trong nước, và nhiều tờ báo đã đăng tải về việc này.

LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN:

‘LUẬT PHÁP VN BẢO VỆ CHẾ ĐỘ HƠN LÀ BẢO VỆ

NGƯỜI DÂN’Trà Mi-VOA, 20-12-2014

Một luật sư không hề nao núng trước đe dọa bị tước thẻ hành nghề sau khi đưa ra ánh sáng thêm một nạn nhân bị công an đánh chết, mà ngược lại, kiên quyết làm mọi cách có thể để tiếp tục bênh vực công lý

cho những người nghèo chịu áp bức, bất công trong xã hội. 

Tuy tuổi đời lẫn tuổi nghề không cao và cung không mưu sinh chính bằng nghề luật sư, nhưng chủ nhân văn phòng Luật sư Võ An Đôn từ một vùng quê hẻo lánh không có internet của tỉnh Phú Yên đã nổi danh trên khắp các mặt báo cả trong lẫn ngoài nước và trên các trang mạng xã hội.

Luật sư Đôn được công chúng biết đến sau khi phanh phui vụ 5 sĩ quan CA thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết một cư dân địa phương tên Ngô Thanh Kiều cách đây hơn 2 năm rưỡi. Không những bảo vệ miễn phí giúp gia đình ông Kiều đi tìm công lý tới cùng, luật sư Đôn cung từng hô trợ pháp lý không công cho gần 200 người nghèo cô thế trong xã hội kể từ khi cầm trong tay chứng chỉ hành nghề luật sư mà anh đã nhiều năm theo đuổi vì lý tưởng phục vụ người nghèo.

Tấm thẻ nghề ấy giờ đây đang có nguy cơ bị thu hồi sau đề nghị hồi cuối tháng rồi của công an, tòa án kết hợp với Viện Kiểm sát Tuy Hòa với cáo buộc anh ‘vi phạm đạo đức nghề nghiệp’, ‘xúc phạm’ ‘lãnh đạo’ trong quá trình tham gia vụ án Ngô Thanh Kiều.  

Kiến nghị này ngay lập tức đã gây bức xúc công luận giữa lúc gia tăng nạn công an bạo hành tại Việt Nam dù Hà Nội vừa ký kết Công ước Liên hiệp quốc chống tra tấn. Nhiều người cho rằng đây là một đòn thù nhắm vào vị luật sư không khuất phục trước sức mạnh quyền - tiền. Nhiều người lên tiếng bảo vệ luật sư Đôn, trong đó có giới chuyên môn, báo chí, và hàng trăm người đã ký thư ủng hộ anh gửi cho giới hữu trách.

Tạp chí Thanh Niên hôm nay mời các bạn cùng tái ngộ với luật sư Võ An Đôn để nghe những trải lòng của người luật sư trẻ tận tâm cống hiến cho xã hội và những dự định sắp tới của anh.

Luật sư Võ An Đôn: Từ khi có công văn từ công an-tòa án-viện kiểm sát đề nghị tước thẻ hành nghề của tôi, Sở Tư pháp và Đoàn Luật

Số 210 Trang 29

Page 30: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

sư Phú Yên chưa mời tôi làm việc. Đoàn Luật sư Phú Yên đang yêu cầu 3 cơ quan liên ngành đó trả lời, cung cấp chứng cứ để làm rõ vụ việc. Nhưng tới nay họ chưa cung cấp được chứng cứ nào hết. Về phía xã hội, dư luận xôn xao. Người hiểu biết thì nói đây là sự quy chụp. Người không theo dõi thời sự, không biết thì nghi ngờ tôi có vi phạm nghề nghiệp mới bị đề nghị thu hồi thẻ hành nghề.

Trà Mi: Công việc của luật sư có bị ảnh hưởng, chi phối gì không?

Luật sư Võ An Đôn: Có nhiều người e ngại, sợ tới với tôi sẽ bị liên lụy phức tạp và sợ mất hợp đồng nếu tôi bị tịch thu thẻ nghề. Trước đó, tôi thường nhận bào chữa, tư vấn miễn phí cho khách hàng. Sau công văn đó, rất ít người tới với tôi.

Trà Mi: Tinh thần của luật sư thế nào?

Luật sư Võ An Đôn: Bản thân tôi cảm thấy bình thường vì tôi làm đúng lương tâm và pháp luật.

Trà Mi: Bảo vệ không công cho người bị hại để rồi bản thân cung trở thành một nạn nhân của sự ‘cậy thế ỷ quyền’, luật sư có suy nghĩ thế nào về việc làm của mình, về những gì mình cho ra và nhận lại?

Luật sư Võ An Đôn: Từ khi hành nghề tới nay, tôi đã bảo vệ miễn phí cho gần 200 vụ, nhưng vụ này vì đụng tới các cơ quan nhà nước nên gây phiền phức, khó khăn cho tôi. Tôi không hề buồn phiền hay nản chí. Khi nhận vụ này, tôi đã lường trước các khó khăn nhưng tôi đã chấp nhận vì tôi bảo vệ công lý xã hội, cứu được nhiều người khỏi bị công an đánh chết nữa thì tôi cảm thấy hạnh phúc rồi. Làm việc ý nghĩa cho đời tôi không suy tư gì hết. Công sức mình bỏ ra được dư luận, nhân dân ủng hộ nhưng lại bị gây khó khăn từ phía nhà nước. Đó là chuyện thường, vì một bên là dân thấp cổ bé miệng, một bên là đại diện cơ quan nhà nước thì chuyện trù dập là đương nhiên. Người ta nói đấu tranh công lý ở Việt Nam như mò kim đáy bể. Tôi biết và tôi chấp nhận. Việc mình làm giúp được cho đời là điều quan trọng. Từ

đó mình được tiếng tốt là mình hãnh diện rồi, không cần gì phải vật chất. Nhận vụ này tôi biết sẽ gặp khó khăn, có thể mất việc, mất mạng, hay đi tù, nhưng tôi bất chấp. Nếu suy nghĩ thiệt hơn cho mình, tôi đã không bao giờ nhận vụ này.

Trà Mi: Nếu đề nghị này được chấp thuận, vĩnh viễn luật sư không còn hành nghề được nữa, ông chuẩn bị chặng đường kế tiếp cho mình ra sao?

Luật sư Võ An Đôn: Nếu không làm luật sư nữa, tôi vẫn có thể giúp bà con cách khác như tư vấn cho họ. Không còn thẻ luật sư nữa không có nghĩa là tôi không còn giúp được cho những người khác.

Trà Mi: Anh từng tuyên bố ‘Tôi không sợ vì mình làm đúng’, nhưng ‘làm đúng thì không được bảo vệ mà làm sai lại được bảo kê’, làm thế nào giành được công lý?

Luật sư Võ An Đôn: Ở Việt Nam, công lý thuộc về kẻ mạnh, có quyền, có tiền. Giữa một bên là dân thấp cổ bé miệng và một bên là 3 cơ quan lớn của nhà nước thì chuyện mình bị thiệt thòi, lép vế là bình thường.

Trà Mi: Với từ ‘lép vế’ luật sư vừa dùng, phải chăng ông không hy vọng gì nhiều rằng mình sẽ chiến thắng?

Luật sư Võ An Đôn: Dù lép vế nhưng đằng sau tôi còn có Liên đoàn Luật sư bảo vệ quyền lợi của tôi và uy tín của ngành luật sư cả nước. Ngoài ra, việc tôi làm đúng dư luận ủng hộ thì tôi tin chắc 100% tôi sẽ chiến thắng. Đề nghị của họ sẽ vấp phải sự phản đối quýêt liệt từ quần chúng.

Trà Mi: Trong xã hội ngày nay, những Luật sư chân chính, cương trực, không khuất phục trước thế lực quyền-tiền ‘mạnh được yếu thua’ thì gặp nhiều hậu quả hơn là kết quả. Anh nghĩ sao về nhận định này?

Luật sư Võ An Đôn: Đúng. Ở Việt Nam, luật sư chân chính sống trong nghèo khổ, cô đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu sang sung sướng. Những người yêu công lý biết rõ điều đó nhưng

sẵn sàng chấp nhận, không sao hết.Trà Mi: Nghề luật sư có những

cái khó như phải lý luận sắc bén, am hiểu luật pháp, bản lĩnh nghề nghiệp. Theo ông, cái khó nhất của nghề luật sư trong nước là gì?

Luật sư Võ An Đôn Khó nhất đối với luật sư trong nước là ra tòa nói chẳng ai nghe. Hội đồng xét xử có sẵn bản án rồi, nói đúng họ cũng không nghe, có luật sư cũng như không. Rất khó chị à.

Trà Mi: Một người hành nghề luật sư mà biết công việc của mình không hứa hẹn hay mang lại hiệu quả, điều đó có làm ông nản lòng?

Luật sư Võ An Đôn: Nhiều khi muốn nghỉ, nản lắm, nhưng tiếc mình học từ nhỏ tới lớn tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, phấn đấu mà học xong không giúp được cho đời thì quá uổng. Cho nên nản thì nản nhưng phải làm để thứ nhất là giúp bà con và thứ 2 là có thu nhập.

Trà Mi: Làm thế nào để tiếng nói của người luật sư có sức mạnh hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người nghèo, công lý, và lẽ phải?

Luật sư Võ An Đôn: Ra tòa nói họ không nghe thì mình có thể giúp đương sự làm đơn kháng cáo, khiếu nại, kêu oan lên các cấp trên, có thể cũng tác dụng phần nào.

Trà Mi: Có lối thoát nào cho nghề luật sư ở Việt Nam, được hành nghề bảo vệ công lý thành công? Có cách nào giúp người luật sư tự tin trước tòa rằng họ ra đây nói lý lẽ để chiến thắng?

Luật sư Võ An Đôn: Với thể thức cơ chế hiện nay thì luật sư không cách nào được như vậy chị à, trừ khi có sự thay đổi áp dụng tam quyền phân lập. Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý hết. Ở các nước, khi ra tòa người ta nhân danh công lý. Còn ở Việt Nam, Hội đồng xét xử thì nhân danh nhà nước. Đó là cả một thể chế, khác nhau chỗ đó chị à.

Trà Mi: Nếu chức năng bảo vệ công lý của luật VN ít, thì nó thể hiện chức năng nào khác nhiều hơn- rõ hơn, theo nhận xét của luật sư?

Luật sư Võ An Đôn: Theo cảm nhận của tôi, trên thực tế luật pháp

Số 210 Trang 30

Page 31: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Việt Nam bảo vệ giai cấp cầm quyền, bảo vệ chế độ hơn là bảo vệ người dân.

Trà Mi: Trước tình thế bị đe dọa tước thẻ hành nghề, anh chọn giải pháp nào: sẵn sàng chấp nhận thương đau hay sẵn sàng có các phương thức khác để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ mình?

Luật sư Võ An Đôn: Nếu người ta đã quyết định, tôi khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư mà không được thì tôi phải chấp nhận thôi. Mình phải chọn phương thức trong tầm và khả năng của mình mà thôi.

Trà Mi: LS không tự bảo vệ được mình thì làm sao bảo vệ được cho người khác, có ai đặt câu hỏi này cho ông, LS sẽ trả lời thế nào?

Luật sư Võ An Đôn: Đúng đây là một điều nhức nhối của bản thân tôi.

Trà Mi: Theo luật pháp Việt Nam, người luật sư được bảo vệ thế nào trong trường hợp bị trả đua?

Luật sư Võ An Đôn: Trong trường hợp này, Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư không bảo vệ, không can thiệp được thì phải chấp nhận thôi, không còn đường nào khác. Nếu điều đó xảy ra, tôi bị tước thẻ hành nghề thì Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư Phú Yên sẽ mất uy tín trầm trọng với người dân.

Trà Mi: Theo những ngành tốn nhiều công sức, tiền bạc mà ra nghề không kiếm được nhiều tiền để nuôi sống bản thân. Những bạn trẻ sắp ra trường có ưu tư này, LS sẽ nói gì?

Luật sư Võ An Đôn:  Tùy mục đích mỗi người. Có người thích vì công lý, có người chạy theo vật chất. Theo tôi, để thành công trong công việc và cuộc sống, mình nên theo đuổi các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần. Làm luật sư thì phải chọn công lý. Mình làm việc gì giúp cho đời mới có ý nghĩa chứ chỉ vì bản thân mình thì cuộc sống vô vị lắm.

Trà Mi: Làm sao để khuyến khích lý tưởng này ngày càng đâm chồi trong xã hội hôm nay?

Luật sư Võ An Đôn: Cái này tùy mỗi cá nhân thôi chứ xã hội bây giờ thì lại tiêu diệt những con người

chân

chính. Luật sư chân chính ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại, không thể vươn lên được. Với cơ chế hiện nay, không thể nào khuyến khích được chị à.

Trà Mi: Ông có nghĩ giáo dục và truyền thông có thể giúp khơi dậy trách nhiệm, lý tưởng đó?

Luật sư Võ An Đôn: Dù có giáo dục, truyền thông tới đâu nhưng khi họ ra đời va chạm thực tế xã hội thì lại gặp khó, vậy nói một chuyện mà thực tế lại là một chuyện khác thì làm thế nào. Chẳng hạn, luật sư không ăn nhậu với tòa án, không chung chi chạy án thì bị gây khó khăn đủ thứ chuyện từ khâu tiếp cận hồ sơ tới khi ra tòa. Cái chân chính xuất phát từ môi trường gia đình và ý thức mỗi người thôi. Các bạn trẻ đừng nên chạy theo vật chất tầm thường. Hãy làm việc vì xã hội. Đừng vì lợi ích cá nhân mà không đóng góp cho xã hội, như vậy rất uổng cho bản thân và cho xã hội.

Trà Mi: Xin cảm ơn luật sư Đôn rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trò chuyện này.

Tôi thật sự kính trọng Luật sư Võ An Đôn. Trả lời phỏng vấn của Báo Pháp Luật TPHCM, anh nói: "Hầu hết các vụ này đều không xác định nguyên nhân, chủ yếu nói người bị tạm giam, tạm giữ tự tử; cũng không có cơ quan nào quan tâm đến, làm rõ. Khi người dân bức xúc phản ứng thì lại bị quy là chống người thi hành công vụ và lại bị ở tù. Để người dân khỏi chết oan và bị tù oan, tôi quyết định làm rõ vụ án này, đưa ra ánh sáng. Mục đích của tôi là tìm ra công lý, xử lý những người thi hành công vụ mà làm sai luật pháp."

Cảm động vô cùng trước tấm lòng cao thượng như thế. Quả thật, chỉ có cầm thú mới không biết đau nỗi đau của con người. Công lý suy cho cùng là để giảm thiểu những nỗi đau đó. Thời xa xưa, khi luật pháp chưa hoàn thiện, quan tòa thường dựa trên lẽ công bằng để phân xử. Lẽ công bằng đương nhiên trở thành nền tảng của luật pháp cho đến ngày nay. Dù phát triển đến đâu, thiếu lẽ công bằng, luật pháp cũng chỉ là công cụ trong tay lũ thú vật mà thôi. Hãy tôn vinh những luật sư chân chính vì lương tâm và đạo đức như Luật sư Võ An Đôn, bởi

họ ngày càng hiếm hoi trong xã hội này.

Facebook Luật sư Lê Công ĐịnhÝ tưởng của bài viết này xuất phát

từ một nỗi băn khoăn chung của mọi người, trong đó có tôi, trước việc đa số dư luận viên sử dụng bút danh chứ không dùng tên thật. Dĩ nhiên cũng có một số rất ít dư luận viên dùng tên thật, họ không phải là đối tượng của bài viết này.

Đã có các lý giải khác nhau về hiện tượng bút danh ở dư luận viên. Ở đây tôi cũng đưa ra một cách lý giải, và tôi nhìn hiện tượng này từ một góc độ tích cực. Trong thời điểm năm cũ sắp qua năm mới sắp tới, chắc không ai muốn đưa ra một cái nhìn u ám. Ngoài ra, tôi cũng muốn trở về với văn chương, là thứ mà tôi gắn bó từ hơn hai mươi năm nay, vì thế bài viết này nên được đọc bằng con mắt văn chương, bằng tinh thần văn chương, bởi người viết ra nó đang sống với tâm thế văn học.Tôi nghĩ, việc các dư luận viên sử dụng bút danh là dấu hiệu cho thấy phần nhân tính vẫn được bảo tồn trong con người họ. Vì sao?

Với các bài viết của mình họ không sợ bị trừng phạt, trái lại có khi còn được khen thưởng. Các bài viết của họ là công việc hợp pháp của họ. Họ càng đánh đông dẹp bắc thì họ càng được khuyến khích. Vậy vì sao phải dùng bút danh?

Kiều nói: «Chữ trinh còn một chút này». Tôi đoán các dư luận viên dùng bút danh nghĩ rằng: «cái tên còn một chút này». Nếu quả thật như vậy, tôi trân trọng suy nghĩ ấy của họ. Dù sao họ cũng biết trân trọng cái tên của họ. Cái tên mà bố mẹ đặt cho họ ngày họ ra đời với bao nhiêu kỳ vọng và yêu thương, cái tên mà bố mẹ họ muốn có thể tự hào, và cũng là cái tên mà họ muốn con cái, cháu chắt họ có thể tự hào về nó. Đồng thời họ cũng biết rằng họ không thể tự hào về các bài viết của họ, con cháu họ không thể tự hào khi đọc các bài viết của họ, do đó họ không ký tên thật dưới các bài viết đó.

Trong số các bộ phận cấu thành bộ máy đàn áp khổng lồ của chính quyền hiện nay, đàn áp tinh thần, đàn áp vật chất và đàn áp cơ thể vật lý, tôi cho rằng dư luận viên là bộ phận mang nhiều khổ tâm nhất. Bởi vì: do yêu cầu của công việc, họ phải tìm hiểu, họ phải đọc, và do đó dù muốn

Số 210 Trang 31

Page 32: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hay không họ tự bồi đắp kiến thức và sự hiểu biết. Chính sự hiểu biết này làm cho họ khổ tâm. Không ký tên thật cũng là một biểu hiện của nỗi khổ tâm ấy. Cá nhân tôi trân trọng nỗi khổ tâm của họ.

Nỗi khổ tâm của những dư luận viên tự nguyện biến mình thành vô danh này đáng cho ta tôn trọng gấp nhiều lần so với những vị giáo sư tiến sĩ dùng các bài viết của mình để tự làm hại tên tuổi và thanh danh của mình không một chút thương xót. Dư luận viên dùng bút danh có nghĩa là họ còn biết xót thương cho cái tên của họ, họ biết đánh giá công việc của họ, và họ biết đánh giá công việc của những người mà họ có nhiệm vụ phải «đánh».

Nhân tính, sự hiểu biết của dư luận viên không chỉ biểu hiện ở việc dùng bút danh, mà còn biểu hiện trên nhiều yếu tố khác.

Chúng ta đôi khi có thể cảm thấy hơi khó chịu vì ngôn ngữ thô tục, thậm chí tục tĩu, khẩu khí chửi bới, đe dọa… của dư luận viên. Đôi khi chúng ta cảm thấy buồn cười vì lập luận ngớ ngẩn, vì sự thể hiện nhiệt tình bảo vệ chế độ đến mức cuồng tín, bất chấp thực tế. Đôi khi chúng ta cảm thấy khó hiểu trước thứ ngôn ngữ chợ búa, khinh thường, kẻ cả của họ, họ dùng đại từ «thằng» để gọi những người đàn ông đáng kính, và dùng những từ như «con mụ», «mụ»… để gọi những người phụ nữ. Họ là những người có kiến thức, được đào tạo, những điều đó họ hoàn toàn có thể tránh được, vì sao họ chọn những cách đó chứ không phải cách khác?

Tôi cho rằng đó là cách tốt nhất để vừa làm công việc của họ và vừa vô hiệu hóa công việc đó. Đó là cách tốt nhất để họ cảnh tỉnh nhân dân và thầm lặng ủng hộ những người đang tranh đấu.

Chúng ta thử nghĩ xem, ở vị thế của họ, với sự đòi hỏi của công việc, họ không thể tỏ ra tán thành, hay ủng hộ những người dấn thân. Trái lại, công việc buộc họ phải chống lại những người này. Dĩ nhiên họ phải viết bài «đánh». Vấn đề chỉ còn là họ «đánh» như thế nào, bằng cách nào?

Quả thực là, loại ngôn ngữ tục tĩu, hỗn hào, cuồng tín đã trở thành một loại dấu hiệu để độc giả nhận ra họ. Chúng trở thành một loại mã ngôn ngữ giúp độc giả nhận ra ngay lập tức bóng dáng của dư luận viên ở sau bài viết để không mất thời gian cho bài viết đó, hoặc để xác định ngay mục đích của bài viết và có sự cảnh giác đối với nó. Bằng cách đó dư luận viên

giúp độc giả tránh xa các bài viết của họ, mà cấp trên không thể chê trách được, bởi họ vẫn làm công việc hàng ngày.

Ngoài những mã ngôn ngữ đặc biệt như đã nêu ở trên, dư luận viên, mỗi khi cần lập luận đều sử dụng loại lập luận ngụy biện, và ngụy biện sao cho độc giả thấy rằng đó là ngụy biện. Và điều này cũng trở thành hệ thống, tức là trở thành dấu hiệu để nhận diện họ. Những dấu hiệu nhận diện này rất quan trọng, bởi một khi độc giả đã nhận ra dấu vết dư luận viên, họ tự khắc biết phải đối xử với bài viết như thế nào. Phải là những người rất thông minh thì mới có thể vừa làm việc vừa vô hiệu hóa việc làm của mình như vậy. Tại sao họ phải vô hiệu hóa công việc của họ? Để hỗ trợ nhân dân và ủng hộ những người tranh đấu, chúng ta tạm đoán là như vậy. Bởi vì dư luận viên, về căn bản, đủ hiểu biết và đủ khả năng để nhận thức cái gì đúng, cái gì sai, cái gì đáng trọng và cái gì đáng khinh, họ cũng có đủ khả năng để tôn trọng chính họ, để không làm hại thanh danh của họ, vì thế mà đã không ký tên thật.

Ngoài ra dư luận viên có thể còn có những đóng góp quan trọng và cụ thể khác, mà chúng ta chưa nhìn thấy hết.

Ở đây tôi cố gắng phân tích một sự kiện để thấy được sự đóng góp của dư luận viên. Sự kiện bắt Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập.

Chúng ta biết rằng chủ trương bắt bớ và đàn áp là của chính quyền. Nhưng việc quyết định bắt ai trong giới blogger sẽ phải dựa vào tư vấn của dư luận viên (theo cách hiểu của tôi thì khái niệm dư luận viên bao gồm an ninh văn hóa, những người này làm nhiệm vụ định hướng cho các quyết định của chính quyền, và những người tham gia lên tiếng trên các diễn đàn báo chí chính thống cũng như báo chí mạng với nhiệm vụ định hướng dư luận cho dân chúng), bởi họ là những người theo dõi hàng ngày thế giới blog và nắm vững ai làm gì, viết gì, đăng gì…

Nếu quả thật có việc dư luận viên tư vấn cho chính quyền trong quyết định bắt giữ hai blogger lần này thì đấy là một đóng góp của họ cho phong trào dân chủ hóa đất nước, cho dù bản thân hai ông Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập phải chịu bất công. Bởi lẽ đó là một sự lựa chọn đầy bất ngờ, bất ngờ ở mấy khía cạnh: những người bị bắt đều là những người hiền lành, không có ý đồ chính trị, được nhiều người quý

mến, bạn hữu khắp nơi, hai người này có thể xem là giống như hầu hết tất cả những người bình thường khác, và đồng thời đều đã lớn tuổi và đang mang bệnh.

Việc bắt họ đã tạo nên một cơn chấn động cho toàn xã hội, và nó giúp phơi bày bản chất của chính quyền trước dân chúng. Phơi bày bản chất của chính quyền theo cách này (trần trụi, không một lớp vải nào có thể che giấu nữa) chỉ có dư luận viên mới làm được, họ làm điều đó để cảnh tỉnh cho dân chúng, giúp dân chúng tước bỏ những ảo tưởng cuối cùng vào chính quyền.

Từ sau vụ bắt Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập, một cơn rùng mình ớn lạnh đang lan ra khắp nơi trên toàn đất nước, lan ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đến mức tôi ngồi giữa mùa đông giá buốt Paris mà cũng cảm nhận được nỗi ớn lạnh chung của người Việt khắp nơi trên thế giới.

Có thể có hai khả năng:1- Cơn rùng mình ớn lạnh tập thể

này sẽ khiến toàn bộ dân tộc quỵ ngã.2- Cơn rùng mình tập thể này sẽ

biến thành một cơn sốt tập thể.Khả năng nào sẽ xảy ra?Điều đó tùy thuộc vào việc dân tộc

này còn giữ được truyền thống nhân văn của mình hay không (kết tinh trong gia tài văn hoá dân gian với những câu ca dao, tục ngữ: một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, lá lành đùm lá rách…).

Tùy thuộc vào việc dân tộc này còn giữ được bản lĩnh, khả năng kháng cự và khả năng bảo tồn dân tộc tính cũng như bảo tồn quốc gia của mình hay không (có rất nhiều dẫn chứng, ở đây chỉ dẫn hai câu nói của một phụ nữ và của một đàn ông: «Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người». Và: «Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc»).

Một dân tộc từng bị đô hộ 1000 năm, ra khỏi ách thống trị ngoại bang mà vẫn giữ được ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa riêng của mình, dân tộc đó sẽ không dễ dàng bị khuất phục. Lịch sử Việt Nam cho thấy rằng có thể có những người thuộc hàng vua chúa cam tâm bán nước nhưng những người dân không bao giờ chịu để mất giang sơn của mình.

Việc chính quyền liên tục tạo ra những cơn ớn lạnh tập thể như thế này chính là một sự thử thách cho

Số 210 Trang 32

Page 33: vietcongonline.files.wordpress.com€¦  · Web viewVụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

bản lĩnh của cả một dân tộc, chứ không phải chỉ là thử thách bản lĩnh của một vài người.

Dư luận viên cũng hiểu điều này như tất cả chúng ta. Họ đang khiến cho chính quyền tạo nên những cơn ớn lạnh tập thể, điều cần thiết để dân tộc bừng tỉnh khỏi tình trạng chết lâm sàng đang duy trì cho đến tận lúc này.

Mặt khác, dư luận viên cũng để lại các dấu hiệu ngôn ngữ để chúng ta hiểu vấn đề. Chúng ta đừng trách họ, vị thế công việc của họ không cho phép họ làm khác, chúng ta hãy hiểu những dấu hiệu mà họ cố để lại cho chúng ta.

Ví dụ, cụm từ «theo tố giác của quần chúng» mà tôi đã có phân tích ở bài trước. Với cụm từ này, họ ra hiệu để chúng ta hiểu rằng đang có một ý chí quay trở lại thời Cải cách Ruộng đất. Ngoài ra, đồng thời với việc bắt hàng loạt blogger, họ viết hàng loạt bài đe dọa hàng loạt người, và cho công bố trên hàng loạt website mang tên những lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước. Chúng ta hãy hiểu điều họ đang muốn làm cho chúng ta, hãy nhìn những dấu hiệu mà họ đang cố tạo ra cho chúng ta thấy, để giúp đỡ chúng ta. Theo tôi, trong những loạt bài đe dọa này, chúng ta cần phải hiểu ít nhất hai điểm:

1- Dư luận viên giúp cho dân chúng thấy rõ đây là một đất nước không có luật pháp. Bởi lẽ trong một đất nước có luật pháp, không thể nào xảy ra việc đe dọa nặc danh như vậy được, vì sự đe dọa đó sẽ bị luật pháp trừng trị. Trong một đất nước có luật pháp sẽ không có một lãnh đạo nào cho phép người khác nhân danh mình để đe dọa công dân của mình. Bởi đe dọa công dân chính là làm tổn hại đến danh dự của lãnh đạo, đe dọa công dân chính là đe dọa công việc của lãnh đạo, bởi công việc của lãnh đạo là bảo vệ công dân, danh dự của lãnh đạo thể hiện ở chỗ có bảo vệ được công dân của mình hay không. Hơn nữa lãnh đạo cũng chịu sự phán xét của luật pháp. Như vậy, dư luận viên, theo cách của họ, đã góp phần giúp cho dân chúng hiểu rõ về tình trạng vô luật pháp của đất nước.

2- Bằng việc đe dọa bắt bớ hàng loạt người, dư luận viên cảnh báo cho chúng ta về nguy cơ của sự gia tăng đàn áp, điều đã khiến cho cá nhân tôi phải nghĩ tới viễn cảnh của một sự tái toàn trị hóa, quay trở về với thời kỳ toàn trị đẫm máu – khởi điểm của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô. Hơn nữa, trong danh sách bị đe dọa có những người đáng kính. Việc đe dọa một

nhà văn, tác giả của sách giáo khoa, gọi ông là kẻ nọ kẻ kia… hẳn sẽ làm cho không chỉ bao nhiêu triệu học sinh phẫn nộ, mà còn cả bao nhiêu triệu người lớn cũng phẫn nộ, bởi họ biết rõ tác giả mà họ quý mến. Đấy chẳng phải là cách tốt nhất để gây bất bình và phẫn nộ trong dân chúng hay sao? Phẫn nộ nối tiếp phẫn nộ. Đặt dân chúng vào trạng thái phẫn nộ, đấy chẳng phải là cách tốt nhất mà một người ở vị thế dư luận viên có thể giúp dân tộc mình, đồng bào mình, hay sao?

Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome. Dư luận viên là những người đồng hành thầm lặng của quá trình dân chủ hóa đất nước. Có thể rồi sẽ có thêm nhiều dư luận viên quyết định trở thành những Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, những Tạ Phong Tần, những Phạm Chí Dũng.

Công việc của dư luận viên là một bãi sình lầy, và thẳm sâu trong họ, họ vẫn muốn giữ sự thanh khiết của tâm hồn, sự trong sạch và lương thiện, họ muốn rằng hương thơm của bông sen vẫn tỏa ngát giữa bùn nhơ.

Các anh chị dư luận viên thân mến, vì thế, bài viết này được viết ra với mong muốn trao lại các anh chị một bông sen. Bông sen ấy tôi không hái giữa đầm sen, tôi cũng không lấy xuống từ Niết bàn của Phật, bông sen ấy tôi lấy ra từ trong tâm hồn của các anh chị, và xin đặt nó trở lại trong tâm hồn anh chị. Hãy để nó tỏa hương cho con cháu của anh chị, cho bố mẹ của anh chị, cho chính anh chị, và cho cả chúng tôi.

Nhân dịp lễ Giáng Sinh của những người theo đạo Thiên Chúa, tôi mượn một câu chúc của họ để chúc các anh chị dư luận viên: “Chúa ở cùng các anh chị. Chúa ở cùng những người đang trong tù ngục. Chúa ở cùng chúng ta”.

Mùa Giáng Sinh ParisNguồn: http://www.rfavietnam.c

om/node/2367

Số 210 Trang 33