bẢn tin thỦy sẢn - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfđưa tàu ra nước ngoài khai...

30
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Năm, ngày 30 tháng 11 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Vì sao không thể xử lý được ngư dân vi phạm nhiều lần? .................................................. 2 2. Tiềm năng phát triển các đặc sản nuôi biển đang bị bức tử................................................. 3 3. Phú Yên: Rủi ro nuôi tôm hùm ngày càng lớn .................................................................... 5 4. Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Lấy lại “thẻ xanh” khó vẫn phải làm ..................................... 7 5. Vụ “tàu thép 67” hư hỏng:Không đền tổn thất, ngư dân không nhận tàu ........................... 9 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ....................................................................................................... 10 6. Tổng thống Philipipnes tiễn ngư dân Việt Nam về nước .................................................. 10 7. Nghệ An: Quản lý chặt các dự án, bảo vệ nguồn lợi hải sản, đảm bảo an ninh biển ........ 10 THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................... 11 8. Lần đầu tiên 18 tấn tôm đông lạnh Hà Tĩnh 'xuất ngoại' thành công ................................ 11 9. Thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong xu hướng mới ................................. 13 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 14 10. Thanh Hóa: Không hỗ trợ ngao nuôi ngoài quy hoạch...................................................... 14 11. Khánh Hòa: Lồng bè nuôi thủy sản - Cần nghiên cứu cải tiến .......................................... 15 12. Kiên Giang: Nhiều giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả .............................................. 17 13. Hậu Giang: Khẳng định hướng đi từ hợp tác xã thủy sản ................................................. 18 14. Nông dân nuôi cá tra "ăn mừng" vì giá cá thương phẩm tăng ........................................... 20 15. Hiệu quả từ mô hình nuôi cá hô thương phẩm .................................................................. 21 16. Ninh Bình: Kiếm trăm triệu nhờ nuôi loài cá lóc đầu nhọn .............................................. 22 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 23 17. Tổ hợp tác, vừa là chỗ dựa vừa là 'cánh tay' giúp quản lý đánh bắt xa bờ ........................ 23 18. Bạc Liêu tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản .......................................... 25 19. Hà Tĩnh: Mùa cá cháo ........................................................................................................ 25 20. Ngư dân Quảng Ngãi ra khơi sau nhiều ngày biển động ................................................... 26 21. An Giang: Cá linh cuối mùa đổ ra sông Tiền, ngư dân 'trúng mánh' ................................ 27 22. Hà Tĩnh: Thuộc tốp đạt sản lượng khai thác thủy sản cao trong cả nước ......................... 27 23. Ninh Thuận: Hạ thủy tàu cá thứ 31 của tỉnh theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ................. 28 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 29 24. Sống sót kỳ diệu sau hơn 20 giờ chìm tàu cá..................................................................... 29 25. Trợ giúp thông tin 2 tàu cá bị hỏng máy thả trôi trên biển ................................................ 29 XÃ HỘI........................................................................................................................................ 30 26. Quảng Ninh: 6.000 con cá Song giống không rõ nguồn gốc đã bị tịch thu ....................... 30

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Năm, ngày 30 tháng 11 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Vì sao không thể xử lý được ngư dân vi phạm nhiều lần? .................................................. 2

2. Tiềm năng phát triển các đặc sản nuôi biển đang bị bức tử ................................................. 3

3. Phú Yên: Rủi ro nuôi tôm hùm ngày càng lớn .................................................................... 5

4. Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Lấy lại “thẻ xanh” khó vẫn phải làm ..................................... 7

5. Vụ “tàu thép 67” hư hỏng:Không đền tổn thất, ngư dân không nhận tàu ........................... 9

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ....................................................................................................... 10

6. Tổng thống Philipipnes tiễn ngư dân Việt Nam về nước .................................................. 10

7. Nghệ An: Quản lý chặt các dự án, bảo vệ nguồn lợi hải sản, đảm bảo an ninh biển ........ 10

THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................... 11

8. Lần đầu tiên 18 tấn tôm đông lạnh Hà Tĩnh 'xuất ngoại' thành công ................................ 11

9. Thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong xu hướng mới ................................. 13

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 14

10. Thanh Hóa: Không hỗ trợ ngao nuôi ngoài quy hoạch ...................................................... 14

11. Khánh Hòa: Lồng bè nuôi thủy sản - Cần nghiên cứu cải tiến .......................................... 15

12. Kiên Giang: Nhiều giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả .............................................. 17

13. Hậu Giang: Khẳng định hướng đi từ hợp tác xã thủy sản ................................................. 18

14. Nông dân nuôi cá tra "ăn mừng" vì giá cá thương phẩm tăng ........................................... 20

15. Hiệu quả từ mô hình nuôi cá hô thương phẩm .................................................................. 21

16. Ninh Bình: Kiếm trăm triệu nhờ nuôi loài cá lóc đầu nhọn .............................................. 22

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 23

17. Tổ hợp tác, vừa là chỗ dựa vừa là 'cánh tay' giúp quản lý đánh bắt xa bờ ........................ 23

18. Bạc Liêu tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản .......................................... 25

19. Hà Tĩnh: Mùa cá cháo ........................................................................................................ 25

20. Ngư dân Quảng Ngãi ra khơi sau nhiều ngày biển động ................................................... 26

21. An Giang: Cá linh cuối mùa đổ ra sông Tiền, ngư dân 'trúng mánh' ................................ 27

22. Hà Tĩnh: Thuộc tốp đạt sản lượng khai thác thủy sản cao trong cả nước ......................... 27

23. Ninh Thuận: Hạ thủy tàu cá thứ 31 của tỉnh theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ................. 28

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 29

24. Sống sót kỳ diệu sau hơn 20 giờ chìm tàu cá..................................................................... 29

25. Trợ giúp thông tin 2 tàu cá bị hỏng máy thả trôi trên biển ................................................ 29

XÃ HỘI........................................................................................................................................ 30

26. Quảng Ninh: 6.000 con cá Song giống không rõ nguồn gốc đã bị tịch thu ....................... 30

2

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Vì sao không thể xử lý đƣợc ngƣ dân vi phạm nhiều lần?

Có ngư dân bị bắt vài lần ở nhiều nước khác nhau, nhưng ngư dân dường như vẫn vô can và

không bị pháp luật xử lý cũng như chịu trách nhiệm về hình sự trước hành vi của mình.

Đây là vấn đề “kẹt” trong việc xử lý ngư dân đang được bàn thảo tại nhiều hội nghị ở các tỉnh.

Nhiều chủ nậu hỗ trợ cho ngư dân đến 80% chi phí đóng tàu, có tham gia bàn bạc với ngư dân

đưa tàu ra nước ngoài khai thác các loại hải sản đắt tiền và sẽ thu mua, trừ dần số tiền chi phí

đóng tàu. Đó là một thực trạng đang xảy ra tại các địa phương. Xác định đối tượng môi giới,

chủ nậu là những người đã có dấu hiệu tiếp tay cho ngư dân ra nước ngoài đánh bắt để thu mua

đối lưu hải sản có chất lượng cao, Công an tỉnh Bình Định đã quyết định triệt tận nguồn, tiến

hành lập chuyên án TX 58. Đó là thông tin được Đại tá Trần Huy Giáp, Phó Giám đốc Công an

tỉnh Bình Định đưa ra trong một cuộc họp gần đây.

Chuyên án đã phát hiện các chủ nậu ở Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang đã móc nối với quan chức

các nước và hợp đồng cho số hiệu và thỏa thuận giá, sau đó cấp cờ cho ngư dân, mở hợp đồng

mỗi chuyến đánh bắt đóng góp 140 triệu đồng. Nhưng chuyên án sau này đã gặp khó khăn và

phải tạm đình chỉ vì nhiều lý do. Đó là khi báo cáo Bộ Ngoại giao thì cho biết, “tọa độ ngư dân

vi phạm chưa hẳn đã là lãnh thổ nước ngoài, khả năng vùng chồng lấn, chưa được phân định”.

Thực tế, nếu mở bản đồ có tỉ lệ lớn và xem lại các tọa độ của nhiều đảo trên biển Đông thì mới

thấy, đó là một sự đan xen, chồng chéo rất lớn giữa các đảo mà các nước đang tuyên bố chủ

quyền. Tỉnh Bình Định đang phát hàng ngàn tờ rơi cho ngư dân, trong đó có vẽ hình ảnh phân

định về khu vực được đánh bắt. Nhưng nếu nhìn hình ảnh này thì chính ngư dân cũng không thể

nào phân biệt được chỗ nào nên đi, chỗ nào thì tránh. Thậm chí bản đồ này còn vẽ đường cắt

giữa các đảo, các khu vực, vì tấm bản đồ nhỏ, không thể vẽ được chi tiết các tọa độ.

Trong các cuộc họp có sự tham gia của Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,

Trưởng ban chỉ đạo Đề án tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng

biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021, các đại biểu đã báo cáo những khó khăn trong quá trình

xử lý ngư dân vi phạm. Đó là khi số tàu bị bắt giữ thì tàu bị thu, ngư dân ở tù, thuyền trưởng trở

về thì được đưa vào diện hộ nghèo vì tàu bị thu, lâm cảnh nợ nần chồng chất.

Bên cạnh đó là các ngư dân ra tòa tại các nước nhưng không có đại diện của cơ quan Ngoại giao

Việt Nam bảo hộ, nên không lưu được hồ sơ, không mang bất cứ tài liệu nào về Việt Nam để có

căn cứ xử lý tiếp theo. Muốn xử lý ngư dân thì phải có những chứng cứ cụ thể, tang vật vi

phạm.

Ràng buộc khó nhất là nguyên tắc pháp luật. Tại điều 31 Hiến pháp 2013 và Điều 14 Bộ luật Tố

tụng Hình sự 2015 có quy định nguyên tắc không ai bị kết án 2 lần bởi một tội phạm. Đồng thời

nguyên tắc này cũng được hiểu một người không thể bị kết án bởi nhiều loại tội phạm khác

nhau cho cùng một hành vi phạm tội, trừ khi các loại tội phạm này khác nhau hoàn toàn.

3

Trong thực tế, những năm đầu ngư dân bị bắt ở Australia, nhà chức trách vì vấn đề nhân đạo xử

lý ngư dân rất nhẹ. Các ngư dân được tham quan, đi lại thoải mái, được hỗ trợ một ít tiền và cho

vé máy bay về nước, thuyền trưởng bị phạt tù vài tháng. Hình phạt nhân đạo này thực tế không

đủ sức răn đe đối với ngư dân.

Để xử lý nhóm tội của ngư dân vi phạm thì Việt Nam và các nước phải ký kết những thỏa thuận

về mặt tư pháp. Nếu xử lý tội xuất cảnh trái phép cũng cần chứng cứ được cung cấp từ các nước

chứ không thể chỉ dựa vào lời khai của ngư dân.

Thiếu tướng Lê Như Đức, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nói: “Đối

với việc xác minh ngư dân vi phạm thì trên bờ đã khó rồi, trên biển càng khó khăn hơn, nhưng

nếu không điều tra dứt điểm và để kéo dài thì họ tiếp tục vi phạm, nên cần cương quyết, xử lý,

cảnh cáo trước dân để chấm dứt. Bà con vươn khơi bám biển nhưng phải luôn có ý thức, không

được để mất vị thế, danh dự của người Việt Nam.

Thực hiện Chỉ thị 03 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về một số biện pháp cấp bách ngăn chặn ngư

dân vi phạm vùng biển của nước ngoài đánh bắt, Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi đã xử phạt vi

phạm hành chính 1 tỷ đồng đối với 17 tàu cá vi phạm và tước giấy phép hành nghề từ 3 đến 6

tháng đối với các tàu này. (Nông Nghiệp Việt Nam 29/11, Hà Anh) đầu trang

Tiềm năng phát triển các đặc sản nuôi biển đang bị bức tử

Là nơi “đóng đô” của rất nhiều đơn vị nghiên cứu về thủy - hải sản, Hải Phòng có nhiều lợi thế

để phát triển các đặc sản nuôi biển. Tuy nhiên, lợi thế này đang dần bị bóp nghẹt từ sức ép của

việc mở rộng đô thị, du lịch.

Với lợi thế tự nhiên tách biệt, nguồn nước sạch, đảo Cát Bà trước đây đã được Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản 1 (Bộ NN-PTNT) chọn làm nơi đóng chân của Trung tâm Quốc gia Giống

thủy hải sản Miền Bắc.

Tuy nhiên cùng với tốc độ tăng dân cư và lượng khách du lịch, đặc biệt là hoạt động nuôi hải

sản lồng bè với mật độ dày đặc ở các vũng vịnh có lợi thế như Cái Bè, Lan Hạ, hiện nay, chất

lượng nguồn nước ở đây cũng đang xuống cấp nghiêm trọng. Bè nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ của

Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Miền Bắc (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) đã

phải di dời tách biệt ra tít ngoài xa ở vịnh Lan Hạ, nhưng mối lo về môi trường của những cán

bộ kỹ thuật ở đây vẫn luôn nơm nớp.

Anh Phạm Văn Thìn, cán bộ kỹ thuật phụ trách trạm cá giống bố mẹ của Trung tâm Quốc gia

Giống thủy hải sản Miền Bắc đã gắn bó với trạm gần 10 năm, ái ngại: Nếu như trước đây, cá

nuôi bè rất ít khi dính phải dịch bệnh thì nay, mỗi tuần phải tắm cho đàn cá một lần để diệt các

loại vi khuẩn và ký sinh trùng nhưng vẫn không yên tâm.

Tỉ lệ hao hụt, chết mòn đàn cá biển nuôi lên tới 50-60%, kể cả lúc kích cỡ cá đã lớn. Nguy hiểm

nhất là khu vực nuôi mật độ quá dày, trong khi nguồn thức ăn của cá nuôi lại chủ yếu là cá tạp

nên lượng thức ăn dư thừa cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến nguồn nước ở các vịnh ngày

4

càng ô nhiễm nặng về hữu cơ. Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt và từ khách du lịch thiếu ý

thức xả xuống vịnh cũng ngày càng nhiều.

“Cá nuôi thường chết rải rác quanh năm, tuy nhiên các chủ bè nuôi thường rất thiếu ý thức nên

không thu gom lại để xử lí mà vứt trôi nổi ra biển nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm.

Lượng rác thải trôi nổi trên vịnh gần như ngày nào cũng dạt vào các bè nuôi vô kể, vớt liên tục

không xuể”, anh Thìn lo ngại.

Những năm gần đây, kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nước biển tại các điểm quan trắc

trên địa bàn huyện Cát Hải cho thấy, môi trường vùng biển ven bờ đang trong tình trạng ô

nhiễm, nhiều khu vực có nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Tại vịnh Lan Hạ, nồng độ oxy hòa

tan trong nước ở một số điểm giảm thấp dưới ngưỡng giới hạn cho phép.

Trong khi đó, nồng độ dinh dưỡng, dầu mỡ lại cao hơn giới hạn cho phép và có xu hướng gia

tăng nhanh chóng. Chỉ số đa dạng loài thực vật phù du thấp phản ánh môi trường nước bị ô

nhiễm. Loài tảo độc hại có khả năng sinh độc tố ASP xuất hiện mật độ cao. Nồng độ chất ô

nhiễm có xu hướng ngày càng tăng tại những “điểm nóng” ở vịnh Bến Bèo như: Hang Vẹm,

Vụng O, ở vịnh Lan Hạ như Tai Kéo, Cạp Gù. Những khu vực trên liên tiếp xảy ra hiện tượng

thủy triều đỏ và dịch bệnh hải sản...

Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chủ trương phải giảm số lượng lồng bè nuôi. Đến thời

điểm này, số lượng lồng bè nuôi đã giảm xuống còn 7.900 ô lồng, 444 bè và 448 rạn bè nuôi

ngao hoa, vẹm, ngao ô vuông... tập trung ở vùng vịnh xa. Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, do

Cát Bà còn là khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia nên theo quy hoạch

đến năm 2020, Hải Phòng sẽ giảm số lượng lồng bè xuống chỉ còn 152 bè và khoảng 3.000 ô

lồng.

Hiện UBND thành phố đang giao Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch lộ trình cắt giảm cho từng

năm. “Hồi mới bắt đầu nuôi khoảng năm 2005, gia đình tôi chỉ có 12 ô lồng, sau này tăng lên

24 ô lồng, có thời điểm tăng lên tới 74 ô lồng, tuy nhiên theo yêu cầu của chính quyền địa

phương, gia đình đã giảm xuống chỉ còn 40 ô lồng và sẽ còn giảm tiếp”, ông Vũ Văn Vóc, một

chủ bè nuôi ở vịnh Bến Bèo cho biết.

Nhiều năm phụ trách về nuôi trồng thủy sản, bà Võ Thị Hồng, Trưởng phòng Kỹ thuật (Sở NN-

PTNT Hải Phòng) ái ngại: Là địa phương có nhiều cửa biển, bãi triều và vịnh kín, Hải Phòng có

lợi thế rất lớn để phát triển thủy sản mặn – lợ. Tuy nhiên, đáng tiếc nhất là cùng với mối lo về

môi trường, diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản cũng đang ngày càng thu hẹp. Trong đó, đa

số diện tích thủy sản bị mất khi nhường cho công nghiệp, đô thị lại đều là diện tích nuôi rất đẹp

và có lợi thế. Đơn cử như khu vực Đình Vũ hay đảo Cát Hải trước đây là vùng nuôi trồng thủy

sản nước lợ vô cùng tốt nhưng nay gần như đã không còn vì phải nhường đất cho công trình

giao thông, cảng biển...

Ở các vùng nuôi ven biển như các huyện Thủy Nguyên, quận Đồ Sơn, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng,

Kiến Thụy... diện tích nuôi cũng đang giảm chóng mặt do quy hoạch công nghiệp và đô thị.

Theo quy hoạch của TP Hải Phòng đến năm 2020, quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ còn

khoảng 8.700ha, giảm gần 3.000ha, trong đó diện tích mặn - lợ giảm mạnh nhất.

5

Cùng với sự gia tăng của đô thị và công nghiệp, chất lượng nguồn nước tại các vùng nuôi nước

lợ, nước ngọt ven biển ở Hải Phòng cũng rất báo động. Điều này khiến nhiều đối tượng thủy sản

bản địa có lợi thế gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Theo bà Võ Thị Hồng, một ví dụ đơn cử

như đối với tôm rảo. Đây là đối tượng nuôi bản địa đặc trưng rất có lợi thế của Hải Phòng trước

đây. Tôm rảo thích hợp nuôi quảng canh nước lợ, chi phí thấp. Tôm rảo nuôi tốt có thể đạt tới

kích cỡ thương phẩm khoảng 20 g/con, tương đương với tôm thẻ chân trắng, và có thể thu

hoạch linh hoạt từ khoảng 100 con/kg là bán được, giá cả có thời điểm rất tốt, tới 250 - 300

nghìn đồng/kg. Một số cơ sở tại Hải Phòng cũng đã nhân nuôi và tạo được nguồn giống tôm rảo

rất tốt. Tuy nhiên, tôm rảo lại rất kỵ với môi trường ô nhiễm nên hiện nay gần như khó phát

triển.

Rươi cũng là một loại đặc sản tự nhiên rất có lợi thế ở hệ thống các cửa sông của Hải Phòng,

tuy nhiên do nguồn nước ngày càng ô nhiễm nên đang suy giảm đáng kể. Trước tình hình này,

mới đây, một đề tài nghiên cứu của Trung tâm Giống thủy sản nước mặn – lợ (Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản 1) đang xúc tiến việc nghiên cứu khoanh nuôi rươi có kiểm soát chất

lượng môi trường nước như: Chọn con triều có nước ít ô nhiễm; áp dụng cày xới cải tạo đất;

bón phân, thau chua rửa mặn cho đất...

Tháng 7/2017, HĐND thành phố Hải Phòng đã có nghị quyết về việc ban hành cơ chế, chính

sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và thủy sản giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm

2025 với 11 chính sách cụ thể.

Theo đó, DN, HTX đầu tư vào các dự án SX nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao sẽ

được hưởng các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức thực hiện dồn điền đổi

thửa với mức tối đa 6,18 triệu đồng/ha; ngân sách thành phố đền bù 100% cho việc giải phóng

mặt bằng thực hiện dự án; chi trả tiền thuê đất và mặt nước trong thời gian 20 năm đối với các

dự án nông nghiệp, thủy sản có diện tích từ 20ha trở lên... (Nông Nghiệp Việt Nam 29/11, Lê

Bền – Văn Ngọ) đầu trang

Phú Yên: Rủi ro nuôi tôm hùm ngày càng lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tôm hùm là hải sản quan trọng để nâng kim

ngạch xuất khẩu nhưng cũng cho rằng cách nuôi hiện nay chưa thích ứng với biến đổi khí hậu,

nếu không thay đổi thì không thể phát triển bền vững

Sáng 29-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) do Thứ trưởng Vũ Văn Tám

dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Phú Yên. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng

là bàn giải pháp để vực dậy nghề nuôi tôm hùm sau bão.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhìn nhận trong

cơn bão số 12 vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh này thiệt hại lên đến 2.463 tỉ đồng, trong đó,

người nuôi tôm hùm tổn thất rất lớn. Hơn 89.400 m3 lồng tôm với gần 1,2 triệu con tôm hùm bị

mất trắng, thiệt hại gần 380 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho rằng đó là chưa kể số

thiệt hại từ nhiều người dân Phú Yên nuôi tôm hùm tại Đầm Môn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh

6

Hòa. "Số thiệt hại ở Đầm Môn rất lớn nhưng Khánh Hòa và Phú Yên vẫn chưa tính được" - ông

Phương nói.

Theo ông Phương, mỗi khi bị dịch bệnh hay thiên tai, người nuôi tôm hùm chỉ biết trông chờ

vào vụ sau để gỡ vốn vì con tôm hùm có giá trị kinh tế cao, khi thiệt hại là rất lớn, không thể

trông chờ vào vật nuôi khác. Vì vậy, cần giúp người nuôi tôm hùm tái sản xuất.

TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, cho biết theo khảo

sát của ông, việc tôm hùm tổn thất vừa rồi một phần do thiên tai nhưng phần quan trọng khác là

kỹ thuật nuôi. Do nuôi quá dày, các lồng nuôi sát nhau, trong khi vật liệu làm lồng không bảo

đảm nên khi va chạm gây rách lồng làm tôm chết hoặc thoát ra ngoài. "Để phát triển nghề nuôi

tôm hùm bền vững, cần quy hoạch lại, không để người nuôi tự ý nuôi, nuôi sao cũng được. Sắp

tới, viện sẽ hỗ trợ tỉnh Phú Yên thiết kế, lắp đặt lồng nuôi cho phù hợp cũng như quan trắc môi

trường, cảnh báo dịch bệnh ở những vùng nuôi tập trung" - TS Ninh đề xuất.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, sau bão, yếu tố môi trường sẽ thay

đổi lớn nên dịch bệnh với tôm rất dễ phát sinh. Cần xử lý môi trường nuôi trước khi người dân

thả giống tôm hùm để nuôi mới.

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT), đề nghị việc cần làm

sau bão số 12 là phải quy hoạch lại và thay đổi cách nuôi tôm hùm. Trước hết, ngoài thay đổi

vật liệu làm lồng cũng cần thay đổi thức ăn cho tôm. "Nên thay đổi vật liệu làm lồng nuôi bằng

chất dẻo, có độ đàn hồi lớn để thích ứng với biến đổi khí hậu và cần thay đổi dần thức ăn cho

tôm từ tươi sống sang thức ăn công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường" - ông Cẩn nêu ý

kiến.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản

hiện nay, cá tra và tôm là 2 đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, tôm hùm được chọn là

1 trong 4 loài tôm được ưu tiên phát triển để đẩy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ

hơn 3 tỉ USD hiện nay lên 10 tỉ USD vào năm 2025. Nuôi tôm hùm là nghề đang phát triển

mạnh nên nhiều nước muốn sang Việt Nam học hỏi. Trong đó, Phú Yên và Khánh Hòa là 2 tỉnh

có nghề nuôi tôm hùm phát triển bậc nhất. Tuy nhiên, qua cơn bão vừa rồi, cũng như tình hình

dịch bệnh tôm vừa qua cho thấy cần thay đổi toàn diện nghề nuôi tôm hùm mới mong phát triển

bền vững, tránh tổn thất nặng nề.

Theo ông Tám, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cần đưa ra nghị quyết phát triển nghề nuôi tôm

hùm. Từ đó, mới có ưu tiên quy hoạch phát triển bền vững nghề này. Bộ NN-PTNT đã có quy

hoạch phát triển vùng nuôi tôm hùm nhưng người dân ở các địa phương vẫn nuôi nhiều ở ngoài

vùng quy hoạch. Tại tỉnh Phú Yên, nhiều người nuôi tôm hùm ở cả những vùng rất nguy hiểm.

Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển

nghề nuôi tôm hùm. Các tỉnh cần quy hoạch và giao mặt nước cho người nuôi tôm hùm. "Khi

đã giao và cho thuê mặt nước để nuôi tôm hùm thì phải hướng dẫn về mặt kỹ thuật và phải có

chế tài. Cần thiết phải có khoảng trống trên mặt nước để làm vệ sinh. Chỉ nên cho nuôi một nửa

diện tích mặt nước được giao. Nếu nuôi hết thì không an toàn, dễ xảy ra dịch bệnh. Bộ sẽ cử

đoàn công tác để giúp các tỉnh trong công tác quy hoạch" - ông Tám cho biết thêm.

7

Bộ NN-PTNT đã có tờ trình gửi Chính phủ kiến nghị cụ thể các mức hỗ trợ cho người nuôi tôm

hùm nhằm tái sản xuất. (Nông Nghiệp Việt Nam 30/11, Hồng Ánh) đầu trang

Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Lấy lại “thẻ xanh” khó vẫn phải làm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch hành động quốc gia, nhưng để phát huy

hiệu quả rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp và ngư dân.

Trong Hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2017, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ

Bắc năm 2017 – 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, Thứ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã chỉ đạo: để triển khai tốt vụ cá Bắc

năm 2017 - 2018, các đơn vị liên quan phải tổ chức thực thi nghiêm các chính sách, chấm dứt

hoàn toàn tình trạng đánh bắt bất hợp pháp; trong đó ngành thủy sản Việt Nam phải có hành

động cụ thể, quyết tâm thoát khỏi “thẻ vàng”, lấy lại “thẻ xanh của” Liên minh châu Âu (EU)

trong vòng 6 tháng tới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch hành động quốc gia, nhưng để phát huy

hiệu quả rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp và ngư dân.

Sau sự cố Ủy ban châu Âu (EC) rút “thẻ vàng”, từ chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung

ương, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung đẩy mạnh nhiều biện pháp

nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác bất hợp pháp trên biển với quyết tâm sớm khôi phục

“thẻ xanh” tại thị trường EU - nơi đang nhập khẩu hải sản của Việt Nam với mức từ 350 – 400

triệu USD/năm.

Bà Phan Thị Thu Oanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu

cho biết, những năm qua các địa phương, chủ tàu luôn ý thức chấp hành nghiêm Luật Thủy sản

Việt Nam và quốc tế; khai thác, đánh bắt không vi phạm vùng biển, chấp hành tốt quy định của

pháp luật. Từ đó, nhận thức của ngư dân khi hoạt động trên biển đã có sự thay đổi, tình trạng vi

phạm pháp luật giảm.

Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, hoạt động khai thác thủy sản của Bạc Liêu

có mức tăng trưởng khá thời gian qua. Năng lực phương tiện khai thác đã chuyển dịch theo

hướng trang bị tàu cá có công suất lớn. Cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt chuyển sang các nghề khai

thác khơi, đa nghề, đẩy mạnh khai thác thủy sản xuất khẩu…

Phần lớn chủ tàu cá tham gia hoạt động sản xuất trên biển đúng theo tinh thần, chủ trương, quy

định của pháp luật, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời là những tuyên truyền

viên góp phần cùng chính quyền, địa phương hướng dẫn ngư dân làm ăn chân chính, hợp pháp,

giữ gìn biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tiên phong trong công tác này là ông Lê Văn Hiệp (thành phố Bạc Liêu). Gia đình ông Hiệp có

6 tàu công suất lớn hoạt động đánh bắt xa bờ. Mỗi khi ra khơi, ông đều quán triệt chủ trương,

pháp luật cho tài công, ngư phủ nắm rõ vị trí, vùng biển; tuyệt đối đánh bắt không vi phạm vùng

biển nước bạn, tránh vi phạm pháp luật trong và ngoài nước.

8

Cùng suy nghĩ đó, chủ tàu cá Liêu Văn Lợi ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc

Liêu chia sẻ, gia đình ông có 5 tàu gồm 1 tàu đánh bắt và 4 tàu dịch vụ hậu cần. Dù đánh bắt

hay tham gia dịch vụ hậu cần, các tàu của gia đình ông Lợi cũng đều chấp hành nghiêm Luật

Thủy sản Việt Nam và quốc tế.

"Đặc biệt, đối với tàu hậu cần, ngoài nhiệm vụ thu mua, trao đổi hàng hóa, chúng tôi còn được

địa phương “giao” vai trò tập hợp, liên kết, hướng dẫn ngư dân sản xuất hợp pháp trên biển" ,

ông Lợi cho biết.

Ông Trần Xí Khuôl, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bạc Liêu cho hay, thời gian qua,

ngành rất quan tâm đến khai thác, đánh bắt trên biển. Cùng với việc kịp thời tuyên truyền,

hướng dẫn ngư dân hoạt động trên biển đúng quy định, địa phương cũng nghiêm cấm và xử lý

nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm nhằm thực hiện đúng quy định của quốc tế, đảm bảo

chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, ông Nguyễn Việt Triều nhận định, EU cảnh báo

“thẻ vàng” đối với thủy sản của Việt Nam vì cho rằng những nỗ lực của Việt Nam là chưa đủ để

chống lại nạn khai thác bất hợp pháp.

Thông qua việc rút "thẻ vàng" cho thấy, EU muốn Việt Nam nâng cao hơn nữa trong quản lý

khai thác, đánh bắt thủy sản; đồng thời ràng buộc về chứng nhận xuất xứ nguồn gốc thủy sản,

nhất là đối với thủy sản khai thác bất hợp pháp.

"Yêu tố này được xét trên nhiều mặt như: tàu cá khi ra khơi phải có đăng ký, đăng kiểm, kiểm

soát của biên phòng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên tàu cá, hoạt động đúng ngành

nghề được phép… Nếu không đáp ứng các yêu cầu đó được coi là bất hợp pháp", ông Triều chỉ

rõ.

Cảnh báo "thẻ vàng" sẽ khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu có thể

bị sụt giảm cũng như tác động xấu đến việc xuất khẩu hải sản sang các thị trường khác như Mỹ

(chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác bất hợp pháp từ đầu năm

2018).

Điều này được xem như thách thức không nhỏ đối với ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam bởi những hệ lụy có thể xảy ra đối với uy tín, thương hiệu và thị trường.

Tuy nhiên, theo nhận định của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau , kim ngạch xuất khẩu thủy sản

trong những tháng còn lại của năm 2017 vẫn đang có nhiều tín hiệu khả quan . Ước tính giá trị

xuất khẩu trong quý IV tăng nhanh , có khả năng đạt từ 300 - 350 triệu USD và chỉ tiêu xuất

khẩu thủy sản đạt 1,1 tỷ USD mà tỉnh Cà Mau đề ra có thể hoàn thành.

Đại diện Sở Công Thương Cà Mau cho biết, tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu hay Hàn

Quốc, đối tác đang nhập khẩu mạnh các mặt hàng tôm để chuẩn bị cho dịp lễ Noel, Tết dương

lịch sắp đến. Vì thế, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh trong quý IV sẽ tăng cao.

9

Thực tế thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã có hiều hoạt động chấn chỉnh cũng như quản lý hiệu quả

hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải

đã chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ cho ngư dân.

Mục đích của tỉnh nhằm chuyển đổi nghề cho ngư dân từ khai thác hải sản ven bờ gây sát hại

nguồn lợi hải sản sang các nghề thân thiện với môi trường, làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển

đổi nghề trong thời gian tới.

Năm 2017, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có Công văn số 8319/UBND-NNNT về việc tăng

cường công tác ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài…

Trong phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Nguyễn Tiến Hải đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm Chỉ

thị số 06/CT-UBND ngày 14/4/2016 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp ngăn chặn

tình trạng tàu cá tỉnh Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài.

Theo đó, Công an tỉnh Cà Mau sẽ chủ trì, phối hợp chặt chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên

phòng và các đơn vị có liên quan nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi

môi giới, đưa tàu, người đi khai thác ở vùng biển nước ngoài; vi phạm các quy định về xuất

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại; các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên

biển; hợp thức hoá hồ sơ, thủ tục chứng từ tàu hoạt động xa bờ để hưởng các chính sách hỗ trợ

của nhà nước. (Bnews 29/11, H.Sử - H.Anh – T.Liêm) đầu trang

Vụ “tàu thép 67” hƣ hỏng:Không đền tổn thất, ngƣ dân không nhận tàu

Liên tục những ngày qua, ngư dân Lê Văn Thãi (Bình Định), chủ tàu vỏ thép BĐ 99016 TS

(đóng tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu) vẫn đang chạy đôn, chạy đáo đốc thúc việc sửa

chữa tàu của gia đình.

Tàu của ông Thãi là 1 trong 4 tàu thép hư hỏng được Công ty TNHH MTV Nam Triệu đưa vào

nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) để sửa chữa. Tuy nhiên, đến lúc này, chiếc tàu vẫn

nằm trên đà, chưa biết khi nào mới ra khơi được. “Bão số 12 vừa qua, phía nhà máy không đưa

tàu của tôi lên đà tránh bão mà để dưới nước nên tàu bị va đập vào sà lan bên cạnh gây hư hỏng

nặng. Vị trí tôn phần mạn tàu bị móp, 40 bóng đèn bị vỡ, nhiều thiết bị trên tàu hư hỏng. Lỗi

này thuộc về phía nhà máy đóng tàu, tôi yêu cầu phải sửa lại tất cả”, ông Thãi nói.

Cũng theo ông Thãi, đã qua hơn 20 cuộc họp mà tàu vẫn chưa sửa xong. Gần cả năm trời, ông

chạy tới, chạy lui để đấu tranh, giám sát sửa chữa tàu nhưng mọi việc vẫn chưa đến hồi kết,

kinh tế gia đình kiệt quệ.

“Công ty đóng tàu phải đưa ra mốc thời gian cụ thể sửa chữa tàu cho ngư dân, cứ đà này đói

chứ chẳng đùa. Công ty ngâm tàu càng lâu thì ngư dân càng tổn thất và số tiền đền bù cho

chúng tôi càng tăng. Trước khi bàn giao, công ty đóng tàu không giải quyết tiền đền bù thiệt

hại, tôi nhất định không nhận tàu”, ông Thãi bức xúc.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định

cho biết, hiện còn 10 tàu cá vỏ thép hư hỏng chưa được sửa xong. Trong đó, có 6 tàu của Công

10

ty TNHH MTV Nam Triệu; 4 tàu của Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cơ bản hoàn thành

việc sơn sửa, còn chờ Trung tâm đăng kiểm tàu cá kiểm tra một số hạng mục. Riêng 4 tàu của

Công ty TNHH MTV Nam Triệu mang vào Cam Ranh sửa chữa dự kiến đến ngày 15/12 mới

xong vì thời gian qua mưa nhiều nên không sơn tàu được.

Về việc bồi thường thiệt hại, ông Hổ cho hay, vừa qua Sở NN&PTNT đã đề nghị các ngư dân

kê khai thiệt hại có xác nhận của địa phương và Phòng Nông nghiệp huyện. Tỉnh có giao cho

huyện làm việc với các cơ sở đóng tàu nhưng các cơ sở đóng tàu không đến, nên Sở NN&PTNT

đã mời lãnh đạo 2 công ty đóng tàu cùng các ngư dân tuần này thảo luận về mức bồi thường.

(Giao Thông 29/11, Vĩnh Nhân) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Tổng thống Philipipnes tiễn ngƣ dân Việt Nam về nƣớc

Chiều 29-11, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiễn 5 ngư dân Việt Nam trở về nước

tại cảng Sual Wharf, vùng Pangasinan (ảnh).

Những ngư dân này bị bắt ở vùng biển Philippines sau khi đụng độ với hải quân nước sở tại

hôm 23-9. Đây là lần thứ hai ông Duterte làm việc này kể từ khi lên nắm quyền. Tại buổi lễ,

ông Duterte nhấn mạnh, quyết định thả ngư dân thể hiện quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và

Philippines. “Nhiệm vụ của Tổng thống là duy trì sự cân bằng tình hữu nghị và quyền lực trong

khu vực”, ông nói.

Tại hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa qua,

Tổng thống Duterte đã nhất trí cho phép số ngư dân bị bắt nói trên trở về nước, sau khi đối thoại

với phía Việt Nam. Phía Philippines đã cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho các ngư dân

đủ dùng trong 8 ngày để có thể trở về Việt Nam. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines sẽ hộ

tống tàu cá trên khoảng 200 hải lý tính từ bờ biển nước này.

Đại sứ Việt Nam tại Philippines Lý Quốc Tuấn đã cảm ơn Chính phủ Philippines đã thả các ngư

dân và cho biết, điều này sẽ mang lại niềm vui cho gia đình những người hy vọng sẽ kịp đoàn tụ

trong dịp Tết Nguyên đán 2018. (An Ninh Thủ Đô 30/11, T.K) đầu trang

Nghệ An: Quản lý chặt các dự án, bảo vệ nguồn lợi hải sản, đảm bảo an ninh biển

Đó là vấn đề được Đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định trong cuộc tiếp xúc cử tri tại phường Thu

Thủy, Thị xã Cửa Lò.

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, ông Nguyễn Thanh Hiền - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thông tin

với cử tri kết quả chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Sau khi nghe ĐBQH báo cáo, cử tri Cửa Lò bày tỏ tin tưởng trước những đổi mới của Quốc hội,

Chính phủ, phấn khởi trước hoạt động của ĐBQH Nghệ An tại kỳ họp; đồng thời kiến nghị

nhiều vấn đề quan tâm.

11

Liên quan đến vấn đề Luật Thủy sản, cử tri Phan Thanh Xuân (phường Thu Thủy) phản ánh

tình trạng các dự án đánh bắt xa bờ không rõ ràng, thường xuyên đánh bắt gần bờ làm hủy hoại

môi trường biển, ảnh hưởng đến các loại hình khai thác khác gần bờ.

“Các tàu đánh bắt, khai thác cách đất liền 3-4km thì làm sao gọi là xa bờ được?”. Do đó, cử tri

mong muốn các cấp, các ngành quan tâm và sớm làm rõ quy định việc đánh bắt, khai thác để

thông tin tới người dân.

Cũng theo ông Xuân, hiện nay ngoài việc quy hoạch dự án đất và nhà ở cho người dân thì các

khối xóm chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng. Cử tri cũng kiến nghị Quốc hội có phương án để

cấp đất, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao tại địa

phương.

Liên quan đến vấn đề xã hội hóa, cử tri Hoàng Thị Hải Yến (phường Nghi Tân) cho biết, các

công trình, trường học nhiều năm trở lại đây xuống cấp nặng nề; bên cạnh đó, việc xã hội hóa tự

nguyện đóng góp của người dân gặp nhiều bất cập và khó khăn. Cử tri đề nghị Nhà nước có các

giải pháp cũng như quy định cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, bà Yến cũng băn khoăn về việc phân bổ cán bộ cốt cán tại cơ sở bởi xã Nghi Tân

có hơn 12.000 dân, khối lượng công việc nhiều nhưng vừa bị giảm một Phó Chủ tịch UBND

nên có nhiều bất cập. Cử tri kiến nghị những luật liên quan trực tiếp người dân thì phải trưng

cầu ý dân.

Ngoài ra, tại buổi tiếp xúc cử tri cũng phản ánh nhiều ý kiến khác như: tăng chế độ phụ cấp cho

tổ bảo vệ dân phố; giải quyết nhanh các chế độ mai táng phí cho các đối tượng thụ hưởng; có

chính sách đưa hài cốt các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh ở Thái Lan về nước...

Tại hội nghị, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Nguyễn Thanh Hiền cảm ơn sự góp ý

chân thành, trách nhiệm của các cử tri. Những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, huyện, đoàn

ĐBQH tỉnh yêu cầu đại diện các cơ sở, ngành liên quan và lãnh đạo Thị xã Cửa Lò giải trình.

Về vấn làm rõ và bổ sung Luật Thủy sản, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền tiếp thu ý kiến, đồng

thời, nhấn mạnh: “Nhà nước phải quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ

nguồn lợi hải sản, đảm bảo an ninh biển”.

Đại biểu cũng hứa sẽ tiếp thu đầy đủ các phản ánh của cử tri để báo cáo với Quốc hội, Chính

phủ, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh giải quyết trong thời gian tới. (Báo Nghệ An 29/11,

Phương Thúy) đầu trang

THƢƠNG MẠI

Lần đầu tiên 18 tấn tôm đông lạnh Hà Tĩnh 'xuất ngoại' thành công

Sau hơn 1 năm gồng mình khắc phục sự cố môi trường biển, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Hà

Tĩnh đã “bứt phá” mạnh mẽ đạt 4,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

12

Đặc biệt, lần đầu tiên Hà Tĩnh xuất khẩu thành công 18 tấn tôm đông lạnh sang thị trường

Malaysia.

Thời điểm đầu năm 2016, ngành thủy sản Hà Tĩnh lao đao do phải đối mặt với sự cố môi trường

biển. Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh là đơn vị bị ảnh hưởng trực tiếp nên

nguyên liệu chế biến thiếu hụt rất lớn, có thời điểm lên đến 60 – 70%. Lúc đó, nhà máy chỉ hoạt

động cầm chừng, thậm chí đóng cửa nhiều tháng trời. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

thủy sản phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và chuyển hướng thị trường

xuất khẩu.

Tại thị trường Malaysia, tôm là 1 trong 10 loại hải sản được ưa chuộng, nhất là sản phẩm tôm

đông lạnh được nhiều người đón nhận bởi đặc tính dễ dàng chế biến. Nhận thấy điều đó, Công

ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh đã phối hợp với Công ty CP Tiến Bộ quốc tế AIC

mạnh dạn phát triển thị trường sang Malaysia.

Trước hết, để tôm thẻ chân trắng có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần có những sản phẩm

đạt chất lượng cao. Công ty CP Xuất khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh đã hợp đồng với các chủ hồ

nuôi tôm vùng Thạch Bằng (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) để thu mua nguyên liệu chế biến. Những

con tôm được thu mua ngay tại hồ với tiêu chuẩn phải loại có cơ trong, khỏe mạnh. Sau khi lựa

chọn tôm, doanh nghiệp sẽ tiến hành cấp đông ngay khi tôm còn sống. Như thế thì chất lượng

tôm mới tươi ngon và dễ bóc vỏ.

Ông Trần Đình Nam, GĐ Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi

kết nối được với Công ty Tiến Bộ quốc tế AIC, chúng tôi bắt tay vào chiến lược xuất khẩu tôm

thẻ chân trắng. Tháng 8 vừa rồi, công ty đã xuất khẩu thành công 18 tấn tôm đầu tiên sang thị

trường Malaysia trị giá khoảng 8,6 tỷ đồng. Chỉ sau 1 tuần toàn bộ số hàng được bán hết sạch,

chủ yếu là cung cấp thẳng cho các nhà hàng. Đây là một tín hiệu khả quan, mở ra hướng mới

cho sản xuất kinh doanh của công ty và người nuôi tôm Hà Tĩnh nói chung”.

Cũng theo ông Nam, với sản phẩm tôm xuất khẩu, trung bình mỗi kg mua tại hồ có giá từ

180.000 đồng, khi xuất bán ra nước ngoài sẽ có giá từ 460.000 đồng. “Sắp tới, công ty sẽ làm

việc với phía đối tác Malaysia. Dự kiến trong năm 2018, công ty sẽ xuất khẩu khoảng 100 tấn

tôm sang thị trường này”, ông Nam cho biết thêm.

Ngoài ra, Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh cũng chú trọng đẩy mạnh xuất

khẩu sản phẩm truyền thống sushi (mực) sang thị trường Nhật Bản. Từ đầu năm 2017, nhờ điều

kiện thời tiết thuận lợi nên sản lượng thủy, hải sản của ngư dân tăng lên đáng kể.

Để có đủ sản lượng chế biến, công ty tìm cách khâu nối với các vùng đánh bắt thủy sản từ

Quảng Bình đến Thanh Hóa để thu mua nguyên liệu. Đến thời điểm này, công ty đã xuất khẩu

gần 700 tấn sushi, giá trị ước đạt gần 4,1 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.

Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Hà Tĩnh, đến cuối tháng 10/2017, xuất khẩu thủy

sản Hà Tĩnh đạt 4,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị xuất khẩu tăng

mạnh cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế biển sau 1 năm xảy ra sự cố môi trường biển.

13

Ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh cho rằng, việc xuất khẩu tôm ra thị

trường quốc tế đã mở ra nhiều tín hiệu tích cực với người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh.

“Tôm xuất khẩu không chỉ làm tăng giá trị cho sản phẩm mà còn mở ra cơ hội để người dân

phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng của thị trường

nước ngoài, bà con cần phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình trong nuôi trồng, nhất là khâu

chăm sóc nhằm đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Quảng nhận định. (Nông

Nghiệp Việt Nam 30/11, Tâm Đan) đầu trang

Thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trƣờng EU trong xu hƣớng mới

Vài năm trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU liên tục bị sụt

giảm, từ 24% của năm 2012 xuống còn 16% trong năm 2016.

Thông tin trên được Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) đưa ra như một cảnh báo trong Hội

thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong xu hướng mới” do Cục Chế

biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với

VINAPA tổ chức ngày 29-11, tại TP Cần Thơ.

Theo VINAPA, tính đến cuối năm 2017, diện tích nuôi mới và sản lượng thu hoạch cá tra của

Việt Nam (chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long) tăng so với cùng thời điểm

năm 2016. Ước lượng sản lượng thu hoạch cá tra năm 2017 đạt 1,13 triệu tấn, kim ngạch xuất

khẩu dự báo khoảng 1,75 tỷ USD. Đầu năm 2017, giá cá tra nguyên liệu thấp nhất là 24.000

đồng/kg, đến nay tăng lên khoảng 28.000 đồng/kg. Về tình hình xuất khẩu cá tra, theo báo cáo

của VINAPA, Mỹ là thị trường lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 23%.

Thời gian gần đây, Trung Quốc nổi lên và vượt qua Mỹ về nhập khẩu cá tra Việt Nam. Đây là

thị trường mới nổi, giá trị và cơ cấu kim ngạch xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng (10 tháng

đầu năm 2017 đạt 22,8% tỷ trọng xuất khẩu của cá tra Việt Nam). Thị trường Trung Quốc được

dự báo sẽ vượt qua Mỹ, dẫn đầu tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào cuối năm 2017.

Tuy nhiên, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Thường trực VINAPA cho rằng, thị trường EU

cùng với thị trường Mỹ vẫn là hai thị trường quan trọng của cá tra Việt Nam. “Tính đến tháng

9-2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU đạt 154 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11,8%, đứng

thứ ba sau thị trường Mỹ và Trung Quốc. Tuy kim ngạch xuất khẩu sang EU sụt giảm nhưng

đây vẫn là thị trường chính, được xác định cần phải giữ vững để tạo nền tảng phát triển bền

vững cho các thị trường khác”, ông Võ Hùng Dũng nói.

“Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU sụt giảm là do

tác động bởi các yếu tố như: Khủng hoảng kinh tế chung trên thế giới, sự cạnh tranh của các

doanh nghiệp quốc tế kinh doanh các loài cá bản địa, các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm

và cả phản ứng thiếu linh hoạt của phía Việt Nam trước truyền thông nước ngoài về hình ảnh

tiêu cực của sản phẩm cá tra trong nước”, ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục Chế biến và

Phát triển thị trường nông sản cho biết.

14

Chuyên gia của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn) khuyến cáo: Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất nhập khẩu sử dụng

trong công nghiệp, xử lý kịp thời vướng mắc, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Các địa phương cần

đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn thực phẩm; hướng dẫn, hỗ

trợ cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản áp dụng quy trình quản lý chất lượng đảm bảo; hỗ trợ

doanh nghiệp chế biến xuất khẩu kết nối, xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu thị

trường và truy xuất được nguồn gốc. Doanh nghiệp chế biến cũng cần phải tăng cường kiểm

soát các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, đặc biệt là hóa chất kháng sinh đối với các lô hàng xuất

khẩu. (Quân Đội Nhân Dân 29/11, Hồng Đăng) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thanh Hóa: Không hỗ trợ ngao nuôi ngoài quy hoạch

Đầu tháng 11/2017, có 58 hộ dân xã Hải Lộc gửi đơn kiến nghị lên UBND huyện Hậu Lộc

(Thanh Hóa) phản ánh về việc nhiều diện tích ngao nuôi thương phẩm, ngao giống chết hàng

loạt do ảnh hưởng của cơn bão số 10 vừa qua. Ngao chết, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế đối

với ngư dân nhưng không được đưa vào báo cáo thiệt hại do bão lũ của xã Hải Lộc. Về việc

này, UBND huyện Hậu Lộc khẳng định sẽ không hỗ trợ đối với các hộ không nằm trong vùng

quy hoạch nuôi thả ngao của huyện.

Theo phản ánh của nhiều hộ dân nuôi ngao xã Hải Lộc cho biết, sau đợt lũ lụt lịch sử do ảnh

hưởng của áp thấp nhiệt đới kéo dài từ 9 đến 12/10 đã khiến cho nhiều diện tích ngao nuôi của

người dân ở xã này chết trắng đồng. Ngao chết hàng loạt do bị ngâm trong bùn phù sa từ phía

thượng nguồn đổ về trong đợt lũ lụt, tuy nhiên thiệt hại này lại không được đưa vào báo cáo của

UBND xã Hải Lộc do lụt bão gây ra.

Ông Phạm Văn Ba, trú tại thôn Lộc Tiên, xã Hải Lộc, một trong những chủ đồng ngao lớn nhất

của xã Hải Lộc khẳng định: “Tính cả diện tích thuê, mượn bên ngoài thì gia đình tôi có khoảng

hơn 12 ha bãi nuôi ngao. Ngày 19/10, tôi phát hiện tình trạng ngao chết, lượng bùn phủ ngao ít

nhất từ 10-15 cm, cao nhất khoảng 40cm, thời điểm ngao chết nhiều, mỗi ngày gia đình thuê

hàng chục nhân công vớt khoảng 50-60 bao vỏ ngao. Hiện tại, gia đình đang phải tích cực dọn

dẹp lại đồng, thu gom ngao chết, vệ sinh đồng bãi để tiến hành nuôi thả lứa mới…”.

Cũng bị thiệt hại nặng do ngao chết, anh Nguyễn Văn Bằng (39 tuổi) ở thôn Tân Lộc cho biết:

Gia đình anh nuôi gần 2 ha ngao, tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đợt mưa lũ vừa rồi,

gia đình đã phải thuê 10 người thu gom gần 300 bì vỏ ngao chết, mỗi bì khoảng 60-70kg. Theo

dự tính của anh Bằng, mất khoảng hơn 10 ngày nữa dùng cả máy thổi bùn và người thu gom vỏ,

đồng ngao của anh mới được dọn sạch. “Ngao chết trắng đồng khiến gia đình tôi lâm vào cảnh

nợ nần. Sắp tới muốn đầu tư nuôi tiếp lại phải đi vay mượn, trong khi đó, nợ cũ ngân hàng chưa

biết lấy nguồn nào để trả” - anh Bằng phân trần.

Vậy nguyên do nào dẫn đến tình trạng ngao nuôi tại vùng triều cửa Lạch Trường (xã Hải Lộc)

chết hàng loạt? Ông Nguyễn Văn Long – Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết: Có

nhiều nguyên nhân khiến ngao nuôi của người dân chết, nhưng cơ bản vẫn là do mật độ nuôi thả

dày, bùn lắng, môi trường nuôi thả bị ô nhiễm…

15

Qua kiểm tra tại Hải Lộc cho thấy: Tình trạng ngao chết hàng loạt chỉ xảy ra vào đầu tháng 11

trở đi nên có thể khẳng định là không phải do thiên tai hồi cuối tháng 10 gây ra. Đồng thời, số

hộ bị thiệt hại lớn chủ yếu nằm ngoài vùng quy hoạch nuôi thả ngao của huyện. “Vì vùng cửa

Lạch Trường đã được quy hoạch để làm nơi neo đậu tàu thuyền, lưu thông đường thủy nên

huyện cấm nuôi thả ngao. Tuy nhiên, xã đã tự ý ký hợp đồng với 15 hộ dân, cho phép nuôi thả

ngao không theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật, nên mới xảy ra những thiệt hại đáng tiếc như đã

nêu ở trên!” – ông Long khẳng định.

Trước đó, ngày 31/10, sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị, đề nghị chính quyền hỗ trợ của 58 hộ

nuôi thả ngao tại xã Hải Lộc, ngay trong đêm, huyện Hậu Lộc đã thành lập đoàn kiểm tra các

diện tích. Đến ngày 8-11, xã Hải Lộc tiến hành lập hai đoàn khảo sát kiểm tra 35 hộ dân vùng

bãi triều mép sông cửa lạch, kết quả ban đầu có 15 hộ có ngao chết từ 70-90%, các hộ còn lại,

tỷ lệ ngao còn không đáng kể.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Ấp – Bí thư Huyện ủy huyện Hậu Lộc cho biết: Việc kê

khai thiệt hại sau lụt bão, huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo và triển khai quyết liệt xuống các địa

phương bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ hồi đầu tháng 10 gây ra. Đến ngày 30/10, các xã phải có

báo cáo thiệt hại về huyện, để huyện báo cáo lên tỉnh. Tuy nhiên, xã Hải Lộc không có báo cáo

về tình hình ngao chết. Song nếu xã này có báo cáo về những hộ bị thiệt hại thì đây phần đông

là những hộ nuôi ngao nằm ngoài vùng quy hoạch, đa số không nuôi thả theo hướng dẫn, quy

định của Bộ NN&PTNT nên cũng sẽ không được hỗ trợ.

Thực tế, tại nhiều hộ dân nằm trong vùng quy hoạch và các vùng ngao khác như tại xã Đa Lộc,

do làm đúng hướng dẫn nên đã hạn chế được rất nhiều thiệt hại. “Chúng tôi đã chỉ đạo các

phòng ban chuyên môn thống kê cụ thể tình hình thiệt hại của các hộ nuôi ngao trình UBND

tỉnh để có mức hỗ trợ kịp thời theo đúng quy định. Nhưng tôi cũng khẳng định: Đối với những

trường hợp không làm theo đúng hướng dẫn, quy định thì vấn đề có báo cáo vào thời điểm từ

30-10 trở về trước hay không thì cũng không nằm trong diện được hỗ trợ! Tới đây, huyện sẽ chỉ

đạo quyết liệt để giải tỏa hết diện tích nuôi ngao nằm ngoài vùng quy hoạch” - ông Ấp nói. (Đại

Đoàn Kết 30/11, Nguyễn Chung) đầu trang

Khánh Hòa: Lồng bè nuôi thủy sản - Cần nghiên cứu cải tiến

Cơn bão số 12 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Qua sự cố thiên tai, vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và người nuôi là nghiên cứu, áp dụng

công nghệ mới vào làm lồng bè sao cho đủ khả năng chống chọi với sóng biển, mưa bão nhằm

hạn chế thiệt hại.

Gia đình ông Nguyễn Văn Búp (xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) gắn bó với nghề nuôi tôm

hùm hơn 20 năm nay. Thế nhưng, 2 bè với 50 lồng nuôi hơn 8.000 con tôm hùm bông đang

chuẩn bị xuất bán bị bão đánh tan tành, thiệt hại hơn 7 tỷ đồng. Để khôi phục lại lồng nuôi, hơn

10 ngày qua, ông đã đi khắp nơi để mua gỗ và lưới về kết lồng bè nhưng không tìm đủ vật liệu.

Ông Búp chia sẻ: “Bè nuôi truyền thống chủ yếu làm bằng gỗ, kết với phuy nhựa để nổi trên

mặt biển; còn túi lồng nuôi thì làm bằng lưới quấn quanh khung sắt bọc nhựa. Trước đây, giá

thành cho một ô lồng rộng 4m2 khoảng 8 triệu đồng, nhưng hiện nay nhu cầu làm lại lồng bè

16

sau bão tăng cao nên giá lên hơn 12 triệu đồng/4m2 chưa kể công thợ. Tuổi thọ trung bình của

mỗi lồng bè truyền thống khoảng 4 năm, sóng biển cấp 3 là bị đánh vỡ. Biết làm lồng bè truyền

thống rủi ro cao, nhưng chúng tôi phải chấp nhận vì không biết dùng vật liệu, công nghệ nào để

đảm bảo độ an toàn. Chúng tôi rất mong các ngành chức năng sớm tìm ra loại vật liệu mới, có

độ an toàn cao để áp dụng đại trà cho người dân”.

Hơn 15 năm nay, gia đình ông Lê Văn Hải (phường Cam Phúc Nam, TP. Cam Ranh) nuôi cá

bớp trên vịnh Cam Ranh cũng chỉ làm lồng bè nuôi truyền thống. Chính vì vậy, đợt bão vừa

qua, toàn bộ bè nuôi với 30 ô lồng hơn 5.000 con cá bớp bị sóng biển đánh vỡ, thiệt hại hơn 2 tỷ

đồng. Ông Hải cho biết: “Thiên tai thì biết trách ai. Bây giờ muốn làm lại lồng bè để thả nuôi

cũng lo. Giá như có vật liệu, công nghệ làm lồng bè nuôi vững chắc, an toàn, chống chịu được

mưa bão, sóng biển thì chúng tôi an tâm”.

Ông Trần Kim Bảo - Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, hiện nay, 100% lồng bè trên

địa bàn huyện đều làm bằng gỗ nên không đảm bảo an toàn, kéo theo hệ lụy phá rừng. Trước

nhu cầu gỗ làm lại lồng bè đang rất lớn, thời gian qua, ở địa phương đã xuất hiện tình trạng

người dân vào rừng đốn gỗ. Do vậy, về mặt lâu dài, ngành Nông nghiệp cần nghiên cứu, học tập

cách làm lồng bè ở các địa phương khác để áp dụng, thay thế cách làm lồng bè truyền thống cho

người dân. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật nuôi mới để đảm bảo an toàn cho cả người và tài sản.

Ông Võ Khắc Én - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có

hơn 54.000 lồng bè nuôi thủy sản trên biển. Trung bình, mỗi lồng bè thủy sản luôn có từ 2 đến 5

lao động (tùy quy mô, diện tích bè nuôi) chăm sóc, trông coi. Lồng bè truyền thống làm bằng

gỗ, kết với phuy nhựa, chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, kích thước, khiến hiệu quả sản xuất

chưa cao.

“Cơn bão vừa qua, toàn tỉnh có hơn 35.000 lồng bè nuôi bị thiệt hại hoàn toàn. Qua đây cho

thấy, sự lạc hậu trong cách làm lồng bè nuôi thủy sản truyền thống. Trước khi bão vào, mặc dù

người nuôi thủy sản đã gia cố kỹ càng, thậm chí đã kéo lồng bè vào khu vực kín gió, những khi

bão đi qua thì không còn lồng bè nào trụ vững. Đã đến lúc các ngành chức năng, người nuôi

trồng thủy sản cần nghiên cứu, học tập, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới vào làm lồng bè đảm

bảo an toàn, tránh rủi ro thiên tai, hạn chế thiệt hại cho người dân”, ông Én chia sẻ.

Thực tế, nhiều ngư dân ở các tỉnh thường xuyên có bão như: Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Định,

Phú Yên… đã và đang áp dụng nhiều cách làm bè nuôi thủy sản bằng vật liệu mới, đảm bảo an

toàn trước sóng biển, mưa bão. Chẳng hạn như ngư dân ở tỉnh Quảng Ninh, sử dụng vật liệu

nhựa HDPE làm bè nuôi vừa kín nước, tuổi thọ cao, vừa không bị ăn mòn, có độ uốn dẻo cao,

tránh bị gãy khi va đập. Loại vật liệu này có giá thành vừa phải, dễ mua, trung bình 4m2 khung

lồng nuôi khoảng 15 triệu đồng. Hay như ngư dân tỉnh Nghệ An, Bạc Liêu sử dụng vật liệu

composite để làm bè nuôi thủy sản. Tuy giá thành của loại vật liệu này khá cao nhưng đảm bảo

độ an toàn, dễ di chuyển…

Tại buổi làm việc với Khánh Hòa vào đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trần Hồng Hà đã gợi ý, các ngành chức năng tỉnh và người dân nên rút ra bài học kinh nghiệm

về nuôi trồng thủy sản trong điều kiện mưa bão. Chẳng hạn, nhiều hộ nuôi ở 2 tỉnh Bình Định

và Phú Yên làm bè bằng phao hơi, khi bão vào họ cột túi lồng nuôi không cho thủy sản thoát ra

17

ngoài rồi xả khí phao hơi cho lồng chìm xuống khoảng 5m so với mặt nước biển. Khi bão đi

qua, họ sẽ bơm khí vào phao để bè nổi lên lại. Đây là một kinh nghiệm hay mà người dân nuôi

thủy sản bằng lồng bè nên biết.

Ông Tào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian

tới, ngành sẽ nghiên cứu, học tập công nghệ mới của Na Uy, cách làm lồng bè bằng vật liệu

composite của ngư dân tỉnh Nghệ An, làm bằng vật liệu nhựa HDPE của người dân tỉnh Quảng

Ninh để chuyển giao cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngành sẽ tập trung thực hiện quy hoạch lại

vùng nuôi trồng thủy sản để tránh tình trạng xâm chiếm vùng nuôi; tăng cường quản lý, giám

sát, khuyến cáo người dân không được thả nuôi ồ ạt, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… (Báo

Khánh Hòa 30/11, Văn Giang) đầu trang

Kiên Giang: Nhiều giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên

Giang cho biết, năm 2018 cơ cấu mùa vụ nuôi tôm phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, khu vực

sản xuất gắn với lịch thời vụ thả giống hợp lý; chuẩn bị nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu nuôi

tôm và liên kết bao tiêu sản phẩm; thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh

và tăng cường công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân.

Theo đó, đối với sản xuất tôm sú - lúa vùng U Minh Thượng và ven sông Cái Lớn, sau khi kết

thúc vụ lúa mùa trên nền đất tôm, tiến hành thả giống sớm, rãi vụ từ tháng 1 đến giữa tháng

4/2018 và thu hoạch dứt điểm vào tháng 8/2018. Trên vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc các

huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành, sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông Xuân

vào tháng 3/2018, tùy vào điều kiện thực tế sản xuất của từng vùng, khu vực về nguồn nước và

diễn biến của hạn mặn bố trí thời vụ nuôi tôm phù hợp.

Cơ cấu mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh 2 vụ/năm. Cụ thể vụ 1 thả

giống từ tháng 1 - 4/2018, thu hoạch dứt điểm đầu tháng 7/2018; vụ 2 thả giống tháng 8 -

9/2018, thu hoạch dứt điểm trong tháng 12/2018. Theo đó, quản lý và kiểm soát chặt chẽ nuôi

tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt để đảm bảo phát triển nuôi tôm nước lợ an toàn, hiệu

quả và bền vững, không phá vỡ quy luật tự nhiên.

Đối với cơ cấu mùa vụ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh 1 vụ/năm, thả giống rãi vụ từ

tháng 1 - 7/2018, thu hoạch dứt điểm trong tháng 12/2018. Nuôi tôm càng xanh xen canh với

lúa thả giống từ tháng 2 - 7/2018. Ngoài ra, tùy vào thực tế từng vùng, tiểu vùng sản xuất phát

triển nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến và nuôi theo mô hình tôm - rừng vùng ven biển.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, năm 2018 tỉnh có kế hoạch nuôi

tôm nước lợ và tôm càng xanh diện tích 123.000 ha, với nhu cầu giống khoảng 9,5 tỷ con, gồm

tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh.

Để đảm bảo nguồn giống chất lượng thả nuôi, ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang hỗ trợ các cơ sở

sản xuất, kinh doanh tôm giống đã có uy tín mở văn phòng giao dịch tại điểm giao dịch giống

thủy sản tập trung vùng U Minh Thượng theo thỏa thuận ký kết ghi nhớ, kết nối cung - cầu với

các tỉnh sản xuất tôm giống ở miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

18

Ngoài ra, các đơn vị chức năng chuyên môn quản lý, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cơ

sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng tôm giống trên địa bàn tỉnh, nhất là ở những vùng nuôi

tôm trọng điểm về chất lượng giống, nguồn cung ổn định, tuân thủ những quy định về quy trình

sản xuất kinh doanh giống, kiểm dịch, hồ sơ thủ tục… trước khi cung cấp giống cho khách

hàng.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử

lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Xây dựng vùng nuôi tôm theo hướng GAP tạo sản phẩm sạch, an toàn; hướng dẫn người nuôi

tôm thả giống có nguồn gốc rõ ràng và qua kiểm dịch tôm giống sạch bệnh. Thường xuyên thực

hiện quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm nuôi.

Đặc biệt, ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang mời gọi doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu liên kết

bao tiêu sản phẩm đầu ra cho vùng nuôi tôm, gắn nhà máy với vùng nguyên liệu; xây dựng

chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tôm nguyên liệu chất lượng tốt cung

ứng cho chế biến xuất khẩu. (Báo Ảnh Dân Tộc Và Miền Núi 30/11, Lê Huy Hải) đầu trang

Hậu Giang: Khẳng định hƣớng đi từ hợp tác xã thủy sản

Hợp tác xã (HTX) nuôi thủy sản của tỉnh tuy không nhiều nhưng hiệu quả hoạt động không kém

gì các HTX nông nghiệp khác. Dù có lúc thăng trầm nhưng HTX thủy sản vẫn khẳng định được

vị thế và phát triển bền vững.

Trong khi các nhà vườn lúc nào cũng nơm nớp lo cảnh nông sản gặp cảnh “được mùa rớt giá”

thì thành viên của HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A

luôn phấn khởi vì bán sản phẩm được giá cao, đầu ra ổn định. Mỗi năm, chỉ với diện tích

500m2 nuôi ba ba và cua đinh, thành viên HTX có thể thu lãi hơn trăm triệu đồng.

Ông Đinh Công Phít, Phó Giám đốc HTX, nhớ lại: “Hồi đó, thành viên của HTX đa số làm

ruộng. Nhờ học hỏi cách nuôi ba ba, cua đinh của ông chủ nhiệm Đinh Công Thủ “quá cố” nên

dần khá giả. 7 năm trước, HTX có 3 hộ nghèo, nuôi ba ba có mấy năm mà vươn lên khá giả.

Còn tôi thì nuôi ba ba, cua đinh gần chục năm, từ vài chục con ban đầu nay đã nở đàn được hơn

300 con cua đinh và 6.000 con ba ba, mỗi năm có lợi nhuận trên 450 triệu đồng”.

Năm 2009, HTX được thành lập với 11 xã viên, tổng diện tích là 10.000m2 thả nuôi trên 40.000

con ba ba, 1.000 con cua đinh. HTX được thành lập nhằm giúp tìm đầu ra ổn định cho người

chăn nuôi ba ba. Bà Trương Ánh Nguyệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, cho biết:

“Hồi đó, chồng tôi (ông Đinh Công Thủ - Chủ nhiệm HTX) thấy canh tác hơn chục công ruộng,

vườn mà thu nhập vẫn ở mức thấp nên anh ấy đi tìm hiểu thị trường, thấy nhu cầu tiêu thụ ba

ba, cua đinh của người tiêu dùng là rất lớn. Mà nguồn ba ba, cua đinh trong tự nhiên ít không đủ

đáp ứng nên năm 2007 anh Thủ mạnh dạn đào ao với diện tích 500m2 thả nuôi 2.500 con ba ba.

Sau 2 năm xuất bán thu lãi trên 75 triệu đồng. Cũng từ đó mà nhiều hộ học làm theo, anh cũng

chỉ cách. Rồi thành lập HTX để tìm đầu mối tiêu thụ, dần dần HTX cung cấp thêm con giống

cho những hộ thành viên và người chăn nuôi ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước”.

19

Theo kinh nghiệm của các thành viên nuôi ba ba của HTX, để nuôi ba ba và cua đinh thành

công thì các bể, ao nuôi phải đúng quy cách, vệ sinh môi trường thật tốt và thức ăn sạch. Thức

ăn chính của chúng là cá tạp, cá biển, đầu tôm sú, cua, ốc bươu vàng hoặc thức ăn công nghiệp.

Dù là vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng chi phí đầu tư thấp, mỗi ký ba ba, cua đinh thương

phẩm chỉ cần đầu tư khoảng 80.000 đồng tiền thức ăn. Sau 1 năm là có thể xuất bán với giá từ

150.000-180.000 đồng/kg (ba ba) và từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/kg đối với cua đinh. Với

kinh nghiệm sản xuất nhiều năm, hiện nay các thành viên của HTX đều sản xuất được con

giống. Ba ba giống hiện có giá từ 3.000-10.000 đồng/con (tùy ngày tuổi), còn cua đinh giống có

giá từ 300.000-500.000 đồng/con. Sản phẩm của HTX không chỉ cung ứng cho nhiều địa

phương trong nước mà còn xuất ra cả nước ngoài. Từ việc bán con giống và thịt ba ba, cua đinh,

mỗi năm các thành viên của HTX đều thu lãi trên 1 tỉ đồng.

Còn HTX Thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, cũng giúp thành viên làm giàu

nhờ mô hình nuôi cá tra. Năm 2014, HTX có 14/18 thành viên nuôi và xuất bán được 1.285 tấn

cá tra thương phẩm. Trong đó, có 13 hộ có lãi với số tiền hơn 3,03 tỉ đồng, không có hộ lỗ.

Ngoài ra, HTX còn thu về hơn 737 triệu đồng từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ như hút bùn,

bán thuốc thủy sản, nghiệp đoàn kéo cá, cung ứng thức ăn. Trong số tiền lãi, HTX đã trích chi

phí cho các hoạt động, trừ khấu hao, chia lãi cổ tức, trợ giá thức ăn cho thành viên với số tiền

hơn 556 triệu đồng, thực lãi còn lại hơn 181 triệu đồng. Năm 2015, cùng với khó khăn chung

của ngành cá tra cả nước như: giá thức ăn, thuốc thủy sản cao dẫn đến giá thành sản xuất cao,

giá bán thấp..., với 15 xã viên và 8ha nuôi cá tra thương phẩm, HTX Thủy sản Đại Thắng cũng

chịu nhiều ảnh hưởng nhưng cũng có 9 hộ nuôi có lợi nhuận 970 triệu đồng.

Kết quả nuôi cá năm 2016, giá cá biến động, xuống thấp kỷ lục nhưng nhờ cách nuôi bài bản,

tiết kiệm chi phí nên trong HTX chỉ có 1 hộ bị thua lỗ vì bán cá lúc giá thấp nhất. Tuy nhiên,

năm nay HTX vẫn duy trì được nghề cá là nhờ sự tương trợ lẫn nhau của các thành viên trong

HTX. Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX Thủy sản Đại Thắng, cho hay: “Năm rồi giá cá

rớt thê thảm, ngân hàng không cho vay tiền nuôi cá nên có 4 hộ treo hầm không nuôi tiếp. HTX

thì vận động anh em tiếp tục nuôi, không bỏ nghề. Năm nay giá cá lên đến 28.000 đồng/kg,

nhiều thành viên HTX đã bán cá có lãi cao”.

Ông Nguyễn Văn Khuyến, thành viên HTX Thủy sản Đại Thắng, cho biết: “Năm rồi, tôi nuôi

cá thua lỗ hơn 50 triệu đồng vì bán cá vào đúng lúc giá thấp nhất là 18.000 đồng/kg, mỗi ký cá

tôi lỗ hơn 2.000 đồng. Năm nay, tôi được HTX cho mượn vốn mua thức ăn, cá giống nên duy

trì được ao cá. Bây giờ, ao cá chuẩn bị thu hoạch, lúc này thương lái đã đưa giá hơn 28.000

đồng/kg. Vậy là năm nay tôi lãi thấp gì cũng trên 200 triệu đồng, số tiền thua lỗ năm rồi đã gỡ

gạc lại được”.

Sỡ dĩ HTX hoạt động hiệu quả, chống chọi được sự biến động bất thường của giá cá, chèn ép

của thương lái là do làm ăn có bài bản. HTX tổ chức được nhiều dịch vụ cho thành viên sử dụng

và hưởng lợi. Ngoài việc được sử dụng dịch vụ hút bùn, thu hoạch cá giá phải chăng thì thành

viên của HTX góp vốn còn nhận được lãi cổ tức và trợ giá thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá. Vì

vậy, những hộ dù bán cá không có lãi nhưng vẫn nhận được phần chia cổ tức, trợ giá thức ăn

nên vẫn có lãi từ việc sử dụng dịch vụ mà HTX cung cấp. Với sự đoàn kết, khả năng sáng tạo,

20

HTX đã thực hiện nhiều dịch vụ góp phần hạ giá thành sản xuất còn 20.000 đồng/kg cá tra, thấp

hơn các hộ sản xuất ngoài HTX từ 2.000-3.000 đồng/kg.

Hơn nữa, năm nay HTX còn tìm được công ty hỗ trợ tiền thức ăn, nhờ vậy mà 18/22 thành viên

của HTX vẫn nuôi cá tiếp tục và thu lời. Không những vậy, nhờ HTX hoạt động theo Luật HTX

năm 2012, trả lương cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc nên ai cũng có động lực và tinh thần

trách nhiệm làm việc cao. Các thành viên cũng đã giao lưu, quan hệ rộng rãi nhiều nơi, tìm mối

tiêu thụ cá, tìm nguồn thức ăn tốt và trợ giá tốt. Dù năm rồi, nhiều hộ nuôi cá lao đao nhưng

HTX vẫn giữ vững, khẳng định được vị thế của mình. HTX cũng là một tập thể vững mạnh, làm

giàu và phát triển kinh tế cho xã nông thôn mới Đại Thành.

Có thể nhận thấy, với cách làm bài bản, đoàn kết và đi vào hoạt động đúng với thực chất của

Luật HTX năm 2012, những HTX thủy sản của tỉnh đã giúp cho ngành thủy sản tỉnh nhà thêm

phát triển. Không chỉ vậy, các HTX này còn góp phần đưa lĩnh vực kinh tế tập thể Hậu Giang

lên một vị thế mới. (Báo Hậu Giang 29/11, Trúc Linh) đầu trang

Nông dân nuôi cá tra "ăn mừng" vì giá cá thƣơng phẩm tăng

So với tháng 10, giá cá tra thương phẩm tháng 11 tăng từ 1.500-2.000 đồng/kg. Điều này khiến

sản lượng thủy sản tăng 11,9% so với tháng 10.

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng 11 ước tính đạt 381,8

nghìn tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi cá tra gặp thuận lợi do nhu cầu thu mua

làm nguyên liệu chế biến phục vụ cho đơn hàng xuất khẩu của các nhà máy thủy sản tăng lên,

giá cá tra thương phẩm tăng từ 1.500-2.000 đồng/kg so với tháng trước. Sản lượng cá tra trong

tháng ước tính đạt 101,9 nghìn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Nuôi tôm nước lợ khá thuận lợi do thời tiết đang vào mùa mưa, độ mặn giảm giúp tôm phát

triển tốt, giá tôm ổn định và ở mức cao. Sản lượng tôm nước lợ trong tháng ước tính đạt 74

nghìn tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tôm sú đạt 23,2 nghìn tấn, tăng 1,3%;

tôm thẻ chân trắng đạt 50,8 nghìn tấn, tăng 20,1%.

Thời tiết trong tháng không thuận cho hoạt động khai thác thủy sản, nhất là khai thác biển do

nhiều bão, áp thấp xảy ra trên biển đông, đồng thời do hậu quả của bão số 12, nhiều tàu thuyền

đánh cá bị hư hỏng, chưa kịp sửa chữa nên ngư dân không thể ra khơi. Mặc dù vậy, sản lượng

thủy sản khai thác trong tháng của cả nước ước tính đạt 295,8 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng

kỳ năm trước. Riêng sản lượng khai thác biển đạt 277,5 nghìn tấn, tăng 1,8%, trong đó cá đạt

212,7 nghìn tấn, tăng 2%; tôm đạt 12,5 nghìn tấn, tăng 2,5%.

Với những điểm sáng trong ngành, sản lượng thủy sản tháng 11 ước tính đạt 677,6 nghìn tấn,

tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung 11 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 6,4

triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,4

triệu tấn, tăng 5,1%; sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 3 triệu tấn, tăng 4,5%. (Người Đồng

Hành 29/11, Đức Quỳnh) đầu trang

21

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá hô thƣơng phẩm

Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và sử dụng thức ăn công nghiệp của Trung tâm

khuyến nông tỉnh Kiên Giang được triển khai 4 điểm ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu

Thành và U Minh Thượng.

Để từng bước hình thành các quy trình kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy sản mới có giá trị

kinh tế và hiệu quả cao nhằm góp phần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và đa dạng hóa sản phẩm

thủy sản, Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá hô thương

phẩm ở một số địa phương trong tỉnh.

Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và sử dụng thức ăn công nghiệp của Trung tâm

khuyến nông tỉnh Kiên Giang được triển khai 4 điểm ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu

Thành và U Minh Thượng từ tháng 4/2016; mỗi điểm có 500 m2, mật độ cá giống thả nuôi 1

con/m2 mặt nước.

Mô hình này được Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền mua cá giống, 30%

tiền chi phí thức ăn và vật tư thiết yếu; đồng thời được tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật

nuôi để nông dân ở địa phương thực hiện mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao thành công

và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo kỹ sư Nguyễn Thị Lan Thanh, Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, qua các điểm

nuôi kết quả ban đầu cho thấy, cá hô là đối tượng dễ nuôi, khả năng thích nghi rộng và tăng

trưởng nhanh, đạt hiệu quả kinh tế khá cao, trung bình lãi 140 triệu/500m2/500 con.

Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Kiên Giang Phù Khí Nguyên cho biết, nhờ áp dụng tốt

quy trình nuôi cá hô thương phẩm trong ao từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn giống tốt, thả giống

với mật độ thích hợp, đầu tư thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của cá và chăm sóc quản lý

tốt, nên cá hô nuôi trong ao ban đầu mau lớn và không có hiện tượng xảy ra dịch bệnh, có tỷ lệ

sống cao trên 75%.

Sau 18 tháng thả nuôi, đạt trọng lượng bình quân trên 2 kg/con và sản lượng đạt hơn 1.000 kg;

với giá bán cá hô thương phẩm trên thị trường hiện nay là 200.000 đồng/kg, trừ các khoản chi

phí đầu tư thì mô hình này cho lợi nhuận trên 140 triệu đồng.

Ông Vi Nhựt Quang, ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp cho biết, qua mô hình nuôi cá hô

trong ao cho thức ăn công nghiệp bước đầu cho hiệu quả khá cao. Qua quá trình thả nuôi, cá ít

bị bệnh, sau 18 tháng trung bình mỗi con cân nặng từ 2,3 - 2,4 kg/con; sau khi trừ chi phí, gia

đình ông Quang còn lãi trên 150 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao, tháng 7/2017, Trung tâm

Khuyến nông Kiên Giang tiếp tục triển khai mô hình này ở nhiều xã trong huyện Giồng Riềng

với 500 m2 và hiện tại cá đang phát triển tốt.

Kỹ sư Nguyễn Thị Lan Thanh khuyến cáo, khâu chuẩn bị ao cần vệ sinh cải tạo ao tốt; có rào

chắn lưới quanh ao để không cho cá tạp vào ao làm ảnh hưởng thức ăn cũng như phát triển của

22

cá; chọn con giống phải rõ nguồn gốc, có chất lượng cao, đồng đều, thức ăn phải đủ lượng và

chất, điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Đối với mô hình nuôi mật độ cao với 1 con/m2, sau khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg/con cần

tăng cường hệ thống ô xy dưới đáy để giúp cá tăng trưởng tốt hơn.

Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và cho thức ăn công nghiệp thành công bước đầu ở

một số huyện trong tỉnh Kiên Giang sẽ giúp nhà nông có thêm đối tượng nuôi mới trong phong

trào phát triển nuôi trồng thủy sản.

Mô hình này đang được ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương nhân rộng trong thời

gian tới nhằm góp phần làm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi giúp nông dân có thêm việc làm và

tăng thu nhập. (Bnews 29/11, Lê Sen) đầu trang

Ninh Bình: Kiếm trăm triệu nhờ nuôi loài cá lóc đầu nhọn

Trong khi nhiều người còn trăn trở với nỗi lo "Nuôi con gì bán Tết" thì anh anh Nguyễn Văn

Thường, thôn Khai Khẩn, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã chọn cho mình một

hướng đi mới là nuôi cá lóc đầu nhọn (hay còn gọi là cá lóc đầu nhím). Trung bình mỗi năm gia

đình anh kiếm được hàng trăm triệu đồng từ con nuôi mới này.

Anh Nguyễn Văn Thường cho biết, trước đây gia đình có 1 mẫu ruộng nhiều năm cấy lúa

nhưng thời tiết diễn biến thất thường, sâu, bệnh nhiều khiến hiệu quả kinh tế không cao. Vào

đầu những năm 2000, anh đã quyết định bỏ lúa và chuyển sang nuôi thủy sản sản.

Anh Thường mua giống ếch và cá lóc đầu nhọn mới về thả nuôi.

"Thời gian đầu nuôi do chưa nắm được kĩ thuật nên cá, ếch chết nhiều khiến cho tôi trắng tay

nhiều lần nhưng gia đình tôi vẫn quyết đầu tư học nghề và làm lại, cuối cùng giờ đã thành công"

- anh Nguyễn Văn Thường chia sẻ.

Hiện tại trang trại anh Thường luôn duy trì gần 10 vạn con ếch, hơn 1.000 con cá lóc đầu nhọn,

cùng hàng trăm gà lai chọi, vịt, ngan. "Nhờ việc chăn nuôi ở môi trường tự nhiên nên ếch, cá

luôn có thịt chắc và thơm ngon được khách mua hàng đánh giá cao" - anh Nguyễn Văn Thường

nói.

Anh Nguyễn Văn Thường cho biết, hiện cá lóc đầu nhọn, ếch, gà của gia đình anh nuoi ra luôn

được các lái buôn đến tận nhà thu mua đưa đi thị trường trong và ngoài tỉnh, trong đó có cả Hà

Nội. Chia sẻ thêm về công việc của gia đình trong thời gian tới, anh Thường cho rằng: "Hiện,

tôi đang làm hàng cá lóc đầu nhọn vụ Tết. Thời điểm này cá lóc đầu nhọn của tôi đã đạt trọng

lượng từ 0,6kg-1kg/con. Dự kiến đến Tết cá sẽ đạt trọng lượng trên 1kg. Đây là lúc cá có chất

lượng thịt thơm, ngon nhất sẽ được cung cấp cho các "thượng đế" ăn Tết".

Cũng theo anh Thường, cá lóc đầu nhọn là một giống cá mới và gia đình anh đang nuôi thử

nghiệm nhưng khá thành công. So với cá lóc bông thì loại cá lóc đầu nhọn này có nhiều ưu

điểm hơn hẳn như: thịt chắc thơm ngon và nhanh lớn, ít bị bệnh tật hơn. Đặc biệt, khi thu hoạch

đúng vào dịp Tết Nguyên đán cá sẽ được khách thu mua với giá cao hơn.Với số lượng cá nuôi

năm nay của gia đình, anh Nguyễn Văn Thường ước tính sẽ thu được khoảng hơn 1 tấn cá, với

23

giá bán dịp cận Tết vào khoảng gần 100.000 đồng/1kg, anh có thể thu được trên dưới 100 triệu

đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhọn, anh Thường cho biết, cũng giống như các loại cá

lóc khác thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cá nhỏ. Tuy nhiên, thời điểm cá còn nhỏ thì

người nuôi cần xay cá tạp đổ cho cá lóc đầu nhọn ăn mới đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và chất

dinh dưỡng cho đàn cá phát triển.

"Khi nuôi loài cá lóc đầu nhọn, người nuôi cần đặc biệt chú ý đến nguồn nước trong ao làm sao

cho luôn phải đảm bảo sạch. Để làm được như vậy, người nuôi phải thường xuyên thay nước và

dùng vôi, thuốc để xử lý. Ngoài ra, chủ trang trại cũng cần chú ý đến lượng thức ăn cho cá, khi

cho ăn, mọi người phải chú ý cho cá ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây ôi nhiễm nước"- anh Nguyễn

Văn Thường tiết lộ. (Dân Việt 30/11, Phạm Quân) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Tổ hợp tác, vừa là chỗ dựa vừa là 'cánh tay' giúp quản lý đánh bắt xa bờ

Theo ông Trương Văn Lanh - Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT

Quảng Bình), những năm gần đây, ngư dân Quảng Bình đã thành lập được 256 Tổ Đoàn kết

(TĐK) để ra khơi và đã phát huy hiệu quả tích cực trong hành trình bám biển.

“Tuy nhiên, hạn chế của mô hình TĐK là việc liên kết với tính chất tự phát nên thiếu bền vững

và hiệu quả chưa cao. Để nâng cao hiệu quả của mô hình này, tổ chức Tổ hợp tác (THT) được

ra đời. Đó là sự phát triển bậc cao của mô hình TĐK”- ông Lanh khẳng định.

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, các TĐK hoạt động tích cực và hỗ trợ tốt cho nhau trong

việc bám ngư trường, tăng hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở đó, Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị,

địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi toàn bộ TĐK thành THT để phù hợp đúng quy định

của NĐ 15 của Chính phủ. Từ mô hình TĐK được nâng cấp lên THT với sự ghi nhận của cấp

có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Đến cuối năm 2016, TĐK giảm 68 tổ so với cuối năm

2015. Số lượng giảm do các TĐK đã chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình THT. Nhiều chủ

tàu của các TĐK gia nhập thành viên vào THT.

Theo ông Lanh, TĐK hoạt động có hiệu quả, nhưng chưa đáp ứng được với sự phát triển của

hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Một số TĐK hoạt động hình thức, quy chế của tổ chưa

được UBND xã, phường chứng thực theo quy định. Nhiều TĐK chưa xây dựng được quỹ phát

triển sản xuất nên chưa có hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sự liên kết giữa các

thành viên trong TĐK chưa chặt chẽ, thiếu thông tin liên lạc, thiếu hỗ trợ nhau về ngư trường…

Việc phát triên THT là bước đi đúng định hướng và tạo điệu kiện tốt cho ngư dân khi đánh bắt

xa bờ. Đến nay, Quảng Bình có 113 THT với gần 900 tàu và gần 7.000 thành viên thuyền viên

tham gai. Nhiều địa phương có số lượng THT cao như Bố Trạch (36 THT, 325 tàu); Đồng Hới

(30 THT, 201 tàu); Ba Đồn (27 THT, 216 tàu); Quảng Trạch (20 THT, 171 tàu)…

Trung bình, mỗi THT gồm 9 - 10 tàu cá cùng hoạt động trong một ngư trường dưới sự điều

hành của 1 tàu đội trưởng. Thuyền trưởng có trách nhiệm chỉ đạo chung. Tàu đội trưởng vừa

24

khai thác thủy sản vừa phân công nhiệm vụ cho các tàu khác trong trường hợp có sự cố hoặc

luân phiên vào bờ đưa sản phẩm vào đất liền tiêu thụ và cung ứng dầu, lương thực, thực phẩm

cho các tàu trong đội.

Về xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn của tỉnh và hoạt động có hiệu

quả cao. Trước đó, xã Bảo Ninh đã sớm thành lập 2 THT trên biển lấy tên là Quyết Thắng và

Hồng Hà. Ông Hoàng Quang Hiếu, đội trưởng THT Quyết Thắng cho hay: “Khi tham gia vào

THT khai thác trên biển, ngư dân được hưởng một số quyền lợi chung về vốn sản xuất, ngư lưới

cụ, kinh nghiệm đánh bắt… Chính vì vậy, thu nhập sẽ được đảm bảo cao hơn trước đây”. Điều

quan trọng hơn là không chỉ phát huy được về hiệu quả kinh tế mà THT thực sự làm an tâm cho

ngư dân khi đánh bắt trên biển. “Nói cách khác, khi có tàu nước ngoài có ý định xấu, nhưng

thấy đội hình tàu trong THT đông và đoàn kết trên cùng ngư trường thì họ cũng lảng ra xa”-

ông Hiếu cho hay.

Sau khi có chủ trương thành lập THT, huyện Quảng Trạch (sau này chia tách thành thị xã Ba

Đồn và huyện Quảng Trạch) đã nhanh chóng kiện toàn các TĐK, chuyển đổi được 10 THT với

94 tàu tham gia. Sau khi chia tách, hai địa phương này đều phát triển THT khá mạnh mẽ. Ông

Đậu Minh Ngọc - Bí thư huyện ủy Quảng Trạch cho rằng: “THT đã phát huy hiệu quả vai trò và

năng lực của hình thức liên kết sản xuất tập thể, có sự phân công nhiệm vụ cho các tàu cụ thể và

thu nhập được hưởng đúng với sức lao động đã bỏ ra”.

Vượt qua những khó khăn thời gian ban đầu, đến nay, THT đã hoạt động theo hướng chuyên

môn hóa. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tàu trong đội cụ thể và sát với năng lực, kinh

nghiệm đi biển. Ngư dân Lê Văn Thành (thuộc THT Hồng Xuân, phường Quảng Phúc - thị xã

Ba Đồn), cho hay: “Có tàu sẽ chuyên nhiệm vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư. Có

tàu chuyên đánh lưới. Trước đây, mỗi chuyến ra khơi từ 10-15 ngày phải quay vào bờ vì để tiêu

thụ sản phẩm và lấy thêm lương thực, thực phảm, nước ngọt, dầu. Bây giờ có thể yên tâm bám

ngư trường dài ngày hơn vì đã có tàu khác lo chuyện hậu cần rồi”.

Theo ông Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình, qua quá trình sản xuất của

các THT cho thấy hiệu quả kinh tế rõ nét. Tàu trong THT bám biển dài ngày hơn nên giảm

được chi phí đi về. Nhờ tăng thời gian đánh bắt nên sản lượng đánh bắt cũng được tăng hơn

nhiều và thu nhập bình quân của ngư dân cũng được tăng lên đạt mức 5,5 triệu đ/tháng. “Không

chỉ hỗ trợ nhau trên biển, các hội viên tham gia THT còn đóng góp quỹ để hỗ trợ các thành viên

khó khăn với số tiền gần 1 tỷ đồng”, ông Lợi thông tin thêm.

Trong năm nay, làng biển Bảo Ninh như sôi động hẳn lên vì được mùa đánh bắt. Theo ông

Nguyễn Ngọc Hiế-, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh thì: “Toàn xã có 21 THT với trên 450 tàu.

Sản lượng hải sản đánh bắt được vào thời điểm này khoảng 10.000 tấn, tăng hơn 20% so với

mùa biển năm trước. Có thu nhập cao và an tâm hơn khi bám biển đã tạo được động lực cho

ngư dân chúng tôi trong phát triển kinh tế và giữ gìn biển”. Cũng theo đội trưởng Hoàng Quang

Hiếu, nhờ sản lượng đánh bắt tăng nên lao động có mức bình quân thu nhập trên 20 triệu

đồng/chuyến biển.

Tham gia vào THT và có doanh thu cao sau mỗi chuyến ra khơi, các ngư dân như anh Nguyễn

Công Hoan, Trần Đình Thủy, Mai Văn Đụng, Phạm Văn Tuyển… (xã Bảo Ninh) đã mạnh dạn

25

đầu tư vài tỷ đồng để đóng tàu mới có công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ và bám biển dài

ngày ở ngư trường vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhiều tàu cá ở Bảo Ninh đã thu về tiền tỷ trong mỗi chuyến ra khơi. Chủ tàu Nguyễn Công

Hoan có chuyến đi biển từ Hoàng Sa về và bán được gần 1,4 tỷ đồng sản phẩm từ biển. Anh

Hoan cho hay: “Đội tàu của tôi lớn nên mỗi chuyến đi biển là trọn tháng. Chuyến nào cũng đạt

doanh thu từ trên 1 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, khấu hao tài sản thì công lao động

được trả từ 20 - 30 triệu đồng tùy theo doanh thu từng chuyến cụ thể”. Ngư dân Lê Văn Thành

(phường Quảng Phúc) cũng có chuyến đi biển dài ngày về. Ông cho biết “Mỗi người được hơn

15 triệu đồng trong chuyến đi này. Các thành viên trong đội thường xuyên trao đổi thông tin về

ngư trường, để kịp thời khai thác các luồng cá tập trung nên có hiệu quả cao. Mặt khác, trong

đội có vài người có kinh nghiệm lão luyện về ngư trường thì coi như đó là kinh nghiệm chung

của toàn đội”.

Theo nhiều ngư dân, THT hoạt động có hiệu quả đã thấy rõ. Tuy nhiên, cũng có những khó

khăn cần tháo gỡ. Ngư dân Thành cho hay, nhiều ngư dân cũng đang cần vốn để đầu tư đóng

tàu mới “Nhà nước cần tăng nguồn vốn và hỗ trợ về lãi suất để ngư dân càng yên tâm bám biển.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cần có sự hỗ trợ về chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong đánh bắt

và khai thác hải sản để đáp ứng với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới”-. ông Thành nói. (Nông

Nghiệp Việt Nam 30/11, Quang Bình – Nguyễn Dũng) đầu trang

Bạc Liêu tăng cƣờng kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản

Hiện các địa phương ven biển đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để kiểm soát hoạt động

khai thác thủy sản. Cách làm hiệu quả của tỉnh Bạc Liêu là một ví dụ.

Theo đó, đối với các phương tiện chuẩn bị đi đánh bắt xa bờ, ngoài việc có đầy đủ các giấy tờ

như: đăng ký, đăng kiểm, thiết bị bảo hộ, những tàu này phải gắn thiết bị định vị và có cam kết

đánh bắt hợp pháp. Trong gần 600 phương tiện đánh bắt xa bờ của tỉnh Bạc Liêu, tất cả đều

được gắn thiết bị định vị.

Trong đợt ra quân từ nay đến hết quý I/2018, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu còn tuyên truyền,

yêu cầu chủ tàu, cơ sở thu mua phải ghi rõ tọa độ vùng cấp hải sản. Ngành chức năng tỉnh Bạc

Liêu cho biết sẽ kiên quyết không cấp phép đóng mới phương tiện khai thác thủy sản, giấy phép

kinh doanh hải sản để phát hiện các cá nhân, tổ chức vi phạm liên quan đến đánh bắt bất hợp

pháp. (Đài Truyền Hình Việt Nam 29/11) đầu trang

Hà Tĩnh: Mùa cá cháo

Khi tiết trời sang đông, những cơn gió biển lành lạnh là bước vào vụ cá cháo. Những ngày này,

bà con ngư dân vùng bãi ngang ven biển đang bắt đầu những chuyến đánh bắt cá cháo đầu mùa.

Cứ tầm tháng 10-11 âm lịch hàng năm là cá cháo lại về nhiều trên vùng biển Hà Tĩnh. Thời

điểm này, một số thuyền ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân) đã đánh bắt được dăm bảy yến. Cá cháo

đầu mùa còn nhỏ, con to nhất cũng chỉ bằng ngón chân cái. Vì vậy, mỗi kg chỉ bán được từ 70-

26

80 nghìn đồng. Vào chính vụ, cá cháo là món “khoái khẩu” của nhiều người nên có giá từ 100 -

120 nghìn đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Tâm (xã Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) cho hay: Toàn xã có 70 tàu thuyền thì có

đến hơn một nửa làm nghề đánh bắt cá cháo. Vào vụ, mỗi thuyền công suất nhỏ cho thu nhập từ

60 - 70 triệu đồng chỉ sau 4 tháng khai thác. Nghề đánh bắt cá cháo khá khỏe, chỉ cần thuyền từ

15-20 CV cùng với 2 lao động ra biển chừng 5 hải lý là tiến hành thả lưới. Cứ khoảng 4h sáng,

mỗi thuyền chuẩn bị lưới dong thuyền ra biển, đến 3-4 giờ chiều quay về, đưa cá cháo lên bờ.

Mới đầu mùa nhưng cá cháo đã có mặt tại một số chợ vùng quê và cả chợ tỉnh. Tuy số lượng

còn ít nhưng cá cháo được xem là đặc sản, thu hút người mua. Chị Nguyễn Thị Hồng (thị trấn

Xuân An) chia sẻ: “Nhà có chuyện vui nên khi nghe tin ngư dân Xuân Hội đánh bắt được cá

cháo, chị chạy xe máy xuống chợ Xuân Hội mua 5 kg. Cả nhà ai cũng tấm tắc khen ngon khi

được thưởng thức món lẩu cá cháo đầu mùa!”.

Theo ông Nguyễn Trọng Nhật - Trưởng phòng Quản lý khai thác và Dịch vụ hậu cần nghề cá -

Chi cục Thủy sản, toàn tỉnh có 80% tàu thuyền công suất từ 20 CV trở xuống nên vào mùa cá

cháo, ngư dân nghèo khắp các vùng bãi ngang rất phấn khởi vì có thể tăng thu nhập.

Cá cháo là loại thân mềm, sinh sống chủ yếu ở vùng nước nông, cách bờ tầm nửa hải lý (800 -

900m), với độ sâu 6-7 sải nước. Ngư dân thường sử dụng lưới 2 (mắt lưới khoảng 2-4 cm); thời

gian buông lưới là sáng sớm, hoặc trưa, 4-5 tiếng đồng hồ sau là thu lưới. Phương tiện đánh bắt

cá cháo là loại thuyền nan nhỏ, trang bị thô sơ, chỉ có lưới và máy nổ. Cá cháo thường xuất hiện

trong vòng 4-5 tháng, nhất là vào những tháng trời lạnh. (Báo Hà Tĩnh 29/11, Hữu Trung) đầu

trang

Ngƣ dân Quảng Ngãi ra khơi sau nhiều ngày biển động

Sau nhiều ngày phải neo bờ vì biển động, sáng 29-11, thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã

hửng nắng, biển êm, sóng lặng nên hàng trăm tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân các địa

phương trong tỉnh đã hối hả chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ngư lưới cụ vượt sóng ra khơi khai

thác hải sản.

Tại cảng cá Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, hàng trăm tàu thuyền tấp nập cập cảng để tiếp nhận đá

lạnh vào hầm, nạp nhiên liệu và vận chuyển lương thực, thực phẩm xuống tàu chuẩn bị đầy đủ

cho chuyến ra khơi dài ngày. Bà con ngư dân hy vọng, biển lặng nhiều ngày, đánh bắt được

nhiều cá tôm bù cho cả tháng biển động.

Ngư dân Nguyễn Bảy, thuyền viên tàu cá QNg 91829 TS vui vẻ cho biết, cả tháng nay ở nhà

với gia đình, nay biển êm nên chủ tàu gọi anh em bạn chài ra bến tranh thủ sửa dây neo, dây tời,

vá lại mảnh lưới cho chắc chắn để khẩn trương hướng ra Trường Sa đánh bắt hải sản. Còn ngư

dân Lê Văn Sơn thì chia sẻ, năm nay nghề biển cũng không khá lắm, lượng hải sản ngày càng ít

đi nên chuyến được chuyến không. Ở nhà lâu ngày cũng lo, tranh thủ đi ít phiên, kiếm vài ba

chục triệu về cho vợ con lo cái Tết được đầy đủ hơn.

27

Ngư dân Mai Văn Huân, thuyền trưởng, kiêm chủ tàu cá QNg 92648 TS cùng 10 thuyền viên

trên tàu cũng đang tất bật chuẩn bị phí tổn, lương thực, thực phẩm ra khơi thác hải sản. Theo

anh Huân, thời tiết mùa này diễn biến phức tạp, nên khi nghe đài báo biển êm được ngày nào thì

anh em tiếp tục vươn khơi để kiếm thu nhập lo cái ăn, cái mặc cho gia đình.

Cuộc sống của ngư dân gắn liền với biển cả cùng con tàu. Ra khơi, bám biển không chỉ mang

lại thu nhập kinh tế cho gia đình, mà còn là niềm vui của những người theo nghiệp sóng nước.

(Nhân Dân 29/11, Trí Minh) đầu trang

An Giang: Cá linh cuối mùa đổ ra sông Tiền, ngƣ dân 'trúng mánh'

6 ngày qua cá linh xuất hiện nhiều trên sông Tiền ngay khu vực TX Tân Châu, bình quân mỗi

ngày chị Kiều đẩy lưới đánh bắt được trên 100 kg cá linh.

Sáng ngày 29/11, chị Nguyễn Thị Thúy Kiều (TX Tân Châu, An Giang) là người có nhiều năm

kinh nghiệm đánh bắt cá linh trên sông Tiền ở khu vực ngay TX Tân Châu, thông tin cho biết.

Sau một mẻ đẩy lưới, cá được đưa ngay vào bờ bán tươi sống cho khách chờ sẵn với giá 20.000

đ/kg, nếu bán cá để làm mắm 10.000 đ/kg. Theo kinh nghiệm của chị Kiều, năm ngoái mùa cá

linh kéo dài đến 2 tháng. Hy vọng năm nay, mùa cá linh cuối mùa năm nay cũng kéo dài như

vậy.

Hiện tại, ở ngay khu vực TX Tân Châu dọc theo bờ kè, trước cửa Ngân hàng NN-PTNT TX

Tân Châu có 2 ghe đẩy lưới đánh bắt cá linh. (Nông Nghiệp Việt Nam 29/11, Ngọc Thắng) đầu

trang

Hà Tĩnh: Thuộc tốp đạt sản lƣợng khai thác thủy sản cao trong cả nƣớc

Năm 2017 tổng sản lượng khai thác thủy sản cả nước đạt hơn 1,8 triệu tấn, tăng gần 5% so với

vụ cá năm ngoái, trong đó Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đạt kết quả cao.

Sau hơn một năm sự cố môi trường biển xảy ra tại Hà Tĩnh, cùng với những nỗ lực của các cấp,

các ngành khắc phục hậu quả, đến nay ngư dân Hà Tĩnh lại phấn khởi vươn khơi. Những con

tàu vươn xa khắp vùng biển của đất nước trở về bờ với đầy tôm cá, báo hiệu một mùa thắng lợi.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, 8 tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác trên

biển của tỉnh Hà Tĩnh đạt 16.715 tấn, với tổng giá trị hơn 435,6 tỷ đồng, tăng hơn 168% so với

cùng kỳ năm ngoái. Toàn tỉnh đã thành lập được 54 tổ đội khai thác hải sản trên biển với tổng

số tàu là 295 chiếc, 2 nghiệp đoàn nghề cá và 15 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ.

Dù gặp sự cố môi trường biển nặng nề, nhưng Hà Tĩnh vẫn được đánh giá là một năm có thời

tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu đánh bắt thủy sản. Nghề khai thác thủy sản tại Hà Tĩnh

đã khôi phục trở lại, sản lượng tàu khai thác ven bờ đạt từ 65% - 70%, tàu khai thác vùng lộng,

vùng khơi đạt tỷ lệ từ 85% - 90%. Ngoài việc khai thác ở vùng biển Hà Tĩnh, ngư dân đang

vươn ra các ngư trường lớn như vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, vùng biển từ Đà

Nẵng đến Bình Thuận.

28

Rộn ràng, hối hả, nhộn nhịp... là không khí của những ngư dân vùng cảng cá Cửa Nhượng (xã

Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), trước mắt chúng tôi là hàng trăm tàu, thuyền vừa cập bến

với những khoang thuyền đầy ắp cá, tôm.

Từ tờ mờ sáng, những tàu cá cập bến, với các loại hải sản đầy ắp khoang như: cá thu, cá trích,

cá nục, mực ống, mực sim, con ruốc... Giá tại thời điểm, mỗi kg cá thu trên dưới 180 ngàn

đồng; mực ống 250 ngàn đồng... Mỗi chuyến đi biển về, mỗi tàu công suất từ 300CV đến

820CV thu nhập vài chục triệu đồng.

Vừa trở về từ chuyến đi biển dài ngày ở ngư trường Bạch Long Vỹ, ngư dân Tôn Đức Vinh

(thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng), chủ tàu vỏ thép HT 96719 TS công suất 829CV cho biết: Từ

khi hạ thủy (tháng 5-2017) đến nay, tàu đã cho lãi ròng gần 1 tỷ đồng. Riêng chuyến ra khơi

đầu tiên trong 5 ngày, tàu đánh bắt được 6 tạ hải sản, thu về 80 triệu đồng. Chuyến này đi 7

ngày thu được gần 1 tấn, chủ yếu là cá thu trồi, với giá bán từ 180.000 đồng/kg.

Nhìn thấy rõ, dù mới cập bến chưa đầy một giờ đồng hồ, tất cả số hải sản đánh bắt về tại cảng

Cửa Nhượng đã được thương lái thu mua hết. Từ những con tàu vỏ thép được đóng mới theo

Nghị định 67/CP, ngư dân Cẩm Nhượng vô cùng phấn khởi, tự tin vươn khơi, ra biển lớn.

Cũng tại vùng biển xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) để hỗ trợ người dân bám biển, ngày

18/8/2017 UBND xã đã quyết định thành lập Tổ khai thác hải sản xa bờ Cẩm Nhượng. Tổ có 6

tàu (250 CV trở lên) với 35 lao động, do chủ tàu vỏ thép Tôn Đức Vinh làm tổ trưởng. Tổ hoạt

động với mục đích hỗ trợ liên kết sản xuất, tìm kiếm cứu nạn, vừa khai thác hải sản xa bờ, vừa

bảo vệ chủ quyền biển đảo, đoàn kết nhau lại để hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Tại các vùng biển khác của Hà Tĩnh như Nghi Xuân, Lộc Hà, Kỳ Anh, ngư dân đang dần thay

đổi thói quen sản xuất. Nhiều gia đình ngư dân đã sử dụng nguồn tiền đền bù từ sự cố môi

trường biển để đầu tư, thay mới những chiếc tàu cũ để vững vàng ra khơi bám biển.

Theo chỉ đạo chung của tỉnh, để hỗ trợ người dân bám biển đạt hiệu quả, ngư dân nên khai thác

theo tổ, đội hỗ trợ nhau trên biển. Đồng thời phổ biến thông tin ngư trường đến bà con ngư dân,

nhất là đội tàu đánh bắt xa bờ, đội tàu đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ như: Khuyến

khích ngư dân thực hiện, trong đó có việc đóng mới tàu vỏ thép, tàu vật liệu mới.

Ngoài ra, cần tăng cường bảo dưỡng duy tu để không những khai thác hiệu qủa mà còn lâu bền,

tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng. Tập trung vào các giải pháp về khoa học công nghệ,

nâng cao hiệu quả khai thác, không khuyến khích phát triển thêm tàu, giảm lượng tàu khai thác

ven bờ để khai thác đi vào chiều sâu và phát triển bền vững. (Infonet 30/11, Mỹ hoa) đầu

trang

Ninh Thuận: Hạ thủy tàu cá thứ 31 của tỉnh theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Ngày 28-11, tại Cơ sở đóng tàu Đại Thịnh (xã Cà Ná, Thuận Nam) đã tổ chức hạ thuỷ tàu cá

mang số hiệu NT-91387 TS do ngư dân Nguyễn Văn Thanh (xã Phước Diêm, Thuận Nam) làm

chủ. Đây là tàu cá thứ 31 của tỉnh được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính

phủ.

29

Tàu có chiều dài 22,3 m, rộng 6,8 m, công suất 829 CV, với tổng kinh phí đầu tư trên 11 tỷ

đồng; trong đó, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Phước

cho vay hơn 7,8 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của gia đình. Được biết, đến nay, toàn tỉnh đã

có 41 dự án được phê duyệt đủ điều kiện đăng ký vay vốn tín dụng để đóng mới, nâng cấp tàu

cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. (Báo Ninh Thuận 28/11, Tuấn Tú) đầu

trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Sống sót kỳ diệu sau hơn 20 giờ chìm tàu cá

Một ngư dân trên tàu cá Bình Định bị chìm đã may mắn được cứu sống sau hơn 20 giờ rơi

xuống biển, trong khi trước đó 2 người trên tàu này đã chết và 3 người vẫn còn mất tích.

Tối 29-11, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định cho biết khoảng 15 giờ 30 chiều cùng

ngày, tàu SAR 413 đã tiếp cận tàu cá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mang số hiệu BV 70576 TS

để tiếp nhận ngư dân còn sống sót trong vụ tàu cá BĐ 30366 TS của ngư dân Bình Định bị

chìm. Ngư dân này tên là Nguyễn Văn Dùng (sinh năm 1974; quê huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng

Ngãi), hiện sức khỏe đang dần hồi phục.

Theo các ngư dân trên tàu cá BV 70576 TS, khoảng 16 giờ chiều 28-11, họ đã vớt được ngư

dân Nguyễn Văn Dùng cách vị trí tàu cá BĐ 30366 TS bị chìm trước đó 20 giờ khoảng 25 hải lý

về phía Nam. Rất tiếc, tàu cá BV 70576 TS đã không báo ngay cho lực lượng cứu nạn để

khoanh vùng tìm các thuyền viên mất tích còn lại trên tàu cá BĐ 30366 TS.

Trong khi đó, sáng cùng ngày, tàu SAR 272 đã đưa thi thể thuyền trưởng tàu cá BĐ 30366 TS

là Ngô Thiên (47 tuổi; ngụ xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) và em trai là Ngô

Tấn Tiến (41 tuổi) vào bờ biển Vũng Tàu để bàn giao cho gia đình.

Như đã thông tin, khoảng 18 giờ 30 phút ngày 27-11, tàu cá BĐ 30366-TS có công suất 39CV,

do ông Ngô Thiên làm chủ kiêm thuyền trưởng, cùng 5 thuyền viên đang hành nghề câu mực

trên vùng biển cách mũi Vũng Tàu 42 hải lý về hướng Đông Nam thì bất ngờ bị phá nước rồi

chìm. Đến sáng 28-11, các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 2 thi thể ngư dân gặp nạn trên tàu BĐ

30366-TS là anh em ruột thuyền trưởng Ngô Thiên và Ngô Tấn Tiến.

Hiện tàu SAR 243 vẫn đang tổ chức tìm kiếm 3 thuyền viên còn lại của tàu cá BĐ 30366 TS

đang bị mất tích, gồm các ông Nguyễn Tấn Phương (39 tuổi, ngụ xã Cát Khánh), Nguyễn Văn

Lân (49 tuổi) và Văn Năm (62 tuổi; cùng ngụ huyện La Gi, tỉnh Bình Thuận). (Người Lao Động

30/11, Anh Tú) đầu trang

Trợ giúp thông tin 2 tàu cá bị hỏng máy thả trôi trên biển

Đại diện Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam cho biết, vừa thông tin trợ giúp 2 tàu cá bị

hỏng máy thả trôi trên biển.

Cụ thể, sáng 29/11, Đài Thông tin Duyên hải Hải Phòng nhận được thông tin tàu NA 90490 TS

bị hỏng máy thả trôi, trên tàu có 5 ngư dân cần được hỗ trợ.

30

Tàu cá NA 90490 TS do ông Lê Văn Quế làm chủ đang hoạt động đánh bắt gần khu vực biển

Cửa Lò thì bánh lái tàu bị gãy, không thể khắc phục được và bị thả trôi.

Nhận được thông tin, Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam đã chuyển thông thông tin

đến các đơn vị tìm kiếm cứu nạn liên quan và phát thông báo khẩn về tàu NA 90490 TS trên

sóng vô tuyến để kêu gọi các phương tiện hoạt động gần khu vực tàu bị nạn đến hỗ trợ.

Trước đó, chiều 28/11, tàu cá mang số hiệu BĐ 99559 TS do ông Hồ Văn Lô làm chủ bị hỏng

máy thả trôi trên biển.

Cụ thể theo thông tin Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn nhận được từ Ban chỉ huy Phòng

chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, tàu cá BĐ 99559 TS đang hoạt động đánh

bắt thì bất ngờ bị hỏng lốc máy gần khu vực đảo Bắc đảo Song Tử Đông thuộc quần đảo

Trường Sa. Trên tàu có 16 ngư dân. Thuyền trưởng tàu đã yêu cầu được trợ giúp khẩn cấp.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam đã chuyển tiếp thông

tin tới các cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn liên quan, đồng thời phát thông báo khẩn về tàu bị nạn để

các tàu hoạt động gần khu vực biết và trợ giúp kịp thời.

Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, đã có 4 tàu cá khác của Tỉnh Bình Định thông báo về bờ là đang

hoạt động gần khu vực tàu nói trên. Các tàu đang thỏa thuận đễ hỗ trợ cho tàu BĐ 99559 TS.

(Bnews 29/11, Quang Toàn) đầu trang

XÃ HỘI

Quảng Ninh: 6.000 con cá Song giống không rõ nguồn gốc đã bị tịch thu

Ngày 28/11, phòng Cảnh sát đường thủy, Công an Quảng Ninh phát hiện, xử lý vụ vận chuyển

6000 con cá song giống không có nguồn gốc, xuất xứ

Theo đó, qua công tác trinh sát nắm tình hình tại khu vực Cảng thủy nội địa của Công ty TNHH

Đức Ngọc, phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, tổ công tác của Phòng Cảnh sát đường

thủy, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức kiểm tra xe ô tô BKS 14C - 10516 do Đỗ Mạnh Hưởng,

sinh năm 1980, trú tại xã Hải Đông, thành phố Móng Cái điều khiển. Khi đó, trên xe có 1 thùng

nhựa có dung tích 20m3 nước mặn có xục oxy chứa khoảng 6.000 con cá giống thuộc loại cá

song có kích thức từ 8 đến 10cm, tất cả số cá giống đều không có giấy tờ chứng minh nguồn

gốc, xuất xứ.

Vũ Văn Hạnh, sinh năm 1982, trú tại xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái (là chủ xe ô tô) khai

rằng, sáng ngày ngày 28/11, anh được thuê vận chuyển cá giống từ bến Hải Tân, huyện Hải Hà

về thành phố Cẩm Phả bán cho người nuôi cá lồng bè.(VietQ 29/11)đầu trang./.