án t_t nghi_p v_ _ình duy

126
MỤC LỤC Phần mở đầu: CHƯƠNG 1 : Tổng quan chung về phân tích Tài chính Doanh nghiệp CHƯƠNG 2 : Phân tích tình hình, đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam CHƯƠNG 3 : các giải pháp và kiến nghị Phần kết luận: Lời nói đầu Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin; có thể đánh giá tiềm năng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài 1

Upload: laviolet

Post on 17-Dec-2014

118 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

MỤC LỤC

Phần mở đầu:

CHƯƠNG 1 : Tổng quan chung về phân tích Tài chính Doanh nghiệp

CHƯƠNG 2 : Phân tích tình hình, đánh giá thực trạng tài chính tại công ty

cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

CHƯƠNG 3 : các giải pháp và kiến nghị

Phần kết luận:

Lời nói đầu

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối

quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất

kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc thường

xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ

quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh

trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên

nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin; có thể đánh giá tiềm năng hiệu quả

sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để các

nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của

doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn,

tài sản, các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là

chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho những người quan tâm biết được rõ về

thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của

doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ xung những khiếm khuyết cho sự

thiếu hụt này.

Nhận thức vấn đề đó, với những kiến thức tiếp thu được tại trường kết hợp với thời

gian thực tập tại Công ty Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

em đã hoàn thành đề án tốt nghiệp.

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH

HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP

1.1.Tổng quan chung về tài chính doanh nghiệp

1

Page 2: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

1.1.1. Khái niệm Tài chính doanh nghiệp

- Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế - tiền tệ trong quá

trình phát triển và biến đổi vốn dưới hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức kinh doanh có tư cách

pháp nhân (tổng công ty, công ty, xí nghiệp…) thuộc mọi quy mô, mọi thành phần

kinh tế trên mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ. Tài chính doanh nghiệp là

một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính.

1.1.2. Sự ra đời của tài chính

Tài chính là một phạm trù kinh tế khách quan, được ra đời và tồn tại trong nền

kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Từ khi ra đời đến nay, tài chính đã dẫn dắt và thúc đẩy nền

kinh tế hàng hoá đạt được những bước tiến khổng lồ.

Người ta đưa ra 2 điều kiện ra đời của tài chính đó là điều kiện về kinh tế (sản

xuất hàng hoá - tiền tệ) và điều kiện về chính trị (sự ra đời, tồn tại và phát triển của

Nhà nước). Quá trình sản xuất trải qua 4 khâu: Sản xuất – Phân phối - Trao đổi – Tiêu

dùng. Chính trong khâu phân phối đã nảy sinh tài chính, nhưng không phải có phân

phối là có tài chính mà tài chính ra đời cùng với sự ra đời của sản xuất hàng hoá - tiền tệ.

1.1.3. Bản chất của tài chính

- Bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu

hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành các quỹ tiền tệ của

doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các

nhu cầu chung của xã hội.

- Những quan hệ kinh tế đó bao gồm: các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp

với Nhà Nước; các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính; các

quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác; các quan hệ kinh tế giữa

doanh nghiệp với các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, với công nhân viên chức

trong doanh nghiệp và các đối tượng khác.

1.1.4. Chức năng của tài chính

a. Chức năng đảm bảo nguồn vốn:

Nội dung chức năng này của tài chính doanh nghiệp là phải xác định nhu cầu vốn

cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, tổ chức vốn đầy đủ và kịp thời để

2

Page 3: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có

hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phân bổ vốn hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển.

b. Chức năng phân phối:

Là sự phân chia sản phẩm và xác lập quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận khác nhau

của nền tái sản xuất, phân phối xác định tỷ lệ sản phẩm dùng cho tiêu dùng và tiết kiệm.

c. Chức năng giám đốc:

Là chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà

biểu hiện tập trung là giám đốc quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh

nghiệp. Thông qua chức năng này có thể đảm bảo quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được

sử dụng đúng mục đích và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.1.5. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường

- Tài chính là một công cụ để huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Để thực hiện bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Do đó,

tài chính doanh nghiệp có chức năng tính toán nhu cầu vốn, huy động vốn, lựa chọn

các nguồn vốn phù hợp, lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả, khai thác tối đa

hiệu quả sử dụng vốn: Tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của

vốn, tiết kiệm các khoản chi phí.

- Tài chính có vai trò giám sát, kiểm tra các hoạt dộng sản xuất kinh doanh

nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Thông qua dòng tiền vào ra, tài chính thực hiện

việc kiểm soát tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh..

- Tài chính có vai trò kích thích và điều tiết kinh doanh. Trong nền kinh tế thị

trường các quan hệ tài chính ngày càng phát triển, để điều hoà lợi ích kinh tế giữa

các chủ thể trong toàn thể môi trường kinh doanh phải có vai trò điều tiết của tài

chính trong doanh nghiệp.

Như vậy, vai trò của tài chính trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn không chỉ cho

thấy vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp mà còn là cơ sở hình thành hệ

thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.2. Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

- Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụ cho

phép thu thập và xử lý các thông tin kinh tế, các thông tin khác trong quản lý doanh

3

Page 4: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết

định tài chính và quyết định quản lý phù hợp.

- Phân tích tình hình tài chính chủ yếu tập trung phân tích các Báo cáo tài chính;

các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống phương pháp, công cụ phân tích.

1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Hiện nay việc phân tích tình hình tài chính được thực hiện trong nhiều tổ chức

kinh tế nhằm mục đích cơ bản:

- Phân tích hoạch định và kiểm soát tài chính.

- Quản lý vốn luân chuyển.

- Tìm nguồn tài chính cho doanh nghiệp.

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể

đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển

vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là

mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc (Hội đồng quản

trị ), các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, các nhân

viên ngân hàng, các nhà quản lý…kể cả cơ quan Nhà Nước và người lao động.

+ Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lý:

Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài

chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích

hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu

sau:

- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã

qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro

tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp...;

- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tế

của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận...;

- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;

- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà

dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính

mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.

4

Page 5: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư:

Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử

dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các

đơn vị, doanh nghiệp khác. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán

về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng

dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của

doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh

lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Tiền lời bình quân cổ phiếu của

doanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tư thường không hài lòng trước món lời được

tính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng món lời này chênh lệch rất xa so với tiền lời

thực tế.

Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên nghiệp trung gian (chuyên gia

phân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, có những cuộc tiếp xúc

trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp

và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính.

Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và

ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng

sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh...

Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng:

Các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng

nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc được

khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích

hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách

hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho

vay ngắn hạn có những nét khác nhau.

Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc

biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Nói khác đi là khả

năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài

hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh

lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời

này.

5

Page 6: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+Phân tích hoạt động tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh

nghiệp:

Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp, có

nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả. Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số

lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài phần

thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập

này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy,

phân tích tình hình tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức

vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ theo công việc được phân

công.

Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là

công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu

của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối

tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan

tâm.

1.2.3. Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp

a. Thu thập thông tin:

- Muốn phân tích bất cứ một sự vật, hiện tượng… yêu cầu bắt buộc là phải có

đối tượng và thông tin về đối tượng đó. Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải

tiến hành thu thập thông tin từ mọi nguồn khác nhau; từ thông tin nội bộ doanh

nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ những thông tin về số lượng

đến thông tin giá trị. Thông tin thu thập được càng nhiều, càng chính xác thì độ chính

xác của kết quả thu được càng cao.

b. Xử lý thông tin:

Sau khi đã có thông tin, các nhà phân tích tiến hành xử lý thông tin đã thu

thập được. Tuỳ vào nội dung nghiên cứu mà người sử dụng thông tin sẽ có các

phương pháp xử lý khác nhau để phục vụ cho mục đích phân tích của mình. Xử lý

thông tin có thể coi là quá trình sắp xếp các thông tin theo mục đích sử dụng nhằm

tính toán, so sánh, giải thích, xác định nguyên nhân… phục vụ cho việc dự đoán và

ra quyết định.

c. Dự đoán và ra quyết định:

6

Page 7: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị tiền đề và điều kiện cần thiết cho

việc dự đoán và ra các quyết định tài chính. Đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức khác

nhau thì việc dự đoán và ra các quyết định tài chính là khác nhau.

1.3. Tổng quan về tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp đó là

các báo cáo tài chính. Nội dung của báo cáo tài chính phản ánh tình hình tổng tài sản,

sự hình thành tài sản, sự vận động và thay đổi của chúng trong mỗi kỳ kinh doanh.

Các báo cáo tài chính có vai trò sau:

- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết, giúp kiểm tra, phân tích

một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình

thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.

- Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh

doanh, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

- Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích, đánh giá những

khả năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế

hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp.

1.3.1. Bảng cân đối kế toán (MS B 01 – DN)

- Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn

bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một

thời điểm nhất định.

- Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của

doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn hình thành

các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát

tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán gồm 2 nội dung cơ bản là tài sản và nguồn vốn:

- Phần tài sản: Phản ánh quy mô, cơ cấu, năng lực và trình độ sử dụng các loại tài

sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.

- Phần nguồn vốn: Phần này gồm các chỉ tiêu phản ánh về nguồn hình thành tài

sản, toàn bộ tình hình về công nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm

lập báo cáo.

1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( MS B 02 – DN)

7

Page 8: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- Báo cáo kết quả kinh doanh là một tập hợp thông tin rất quan trọng đối với

hoạt động phân tích tài chính. Nó phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh

trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và

các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ Nhà Nước về thuế và các khoản

phải nộp khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:

+ Phần I: Báo cáo lỗ - lãi.

+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước (thuế và các

khoản phải nộp khác).

+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng hoàn lại,

thuế giá trị gia tăng được giảm, thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa

1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (MS B 03 – DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình

thành và sử dụng luồng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các dòng tiền lưu

chuyển và các khoản coi như tiền - những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động

cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước, ít

chụi rủi ro về giá trị do những thay đổi về lãi suất. Những luồng vào ra của tiền và

những khoản coi như tiền được tổng hợp thành 3 nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt

động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt

động tài chính và theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (MS B 09 – DN)

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng

lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo

tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc

đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác.

1.4. Tổng quan về phương pháp phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp

Về lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp tính

số chênh lệch, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp chỉ số….Nhưng trên thực

tế được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.

1.4.1. Phương pháp so sánh

8

Page 9: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân

tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp cần nắm chắc 3 nguyên tắc:

a. Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh

được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh

thích hợp.

b. Điều kiện so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng

phải thống nhất. Trong thực tế điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế

cần được quan tâm cả về thời gian và không gian.

- Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian

hoạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt:

+ Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế.

+ Phải cùng một phương pháp tính toán.

+ Phải cùng một đơn vị đo lường.

- Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và

điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Để đảm bảo tính đồng nhất người ta cần phải

quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ

chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép…

c. Kỹ thuật so sánh

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng các kỹ thuật so

sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích

so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô

của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện cơ cấu, mối

quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,

biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung

của một đơn vị bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.

9

Page 10: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung, là kết

quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số gốc đã được điều

chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.

Công thức:

Mức biến động

tương đối=

Chỉ tiêu kỳ

phân tích-

Chỉ tiêu

kỳ gốcx

Hệ số

điều chỉnh

1.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng

tài chính trong các quan hệ tài chính; sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi của các đại

lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các

ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ

sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ được sử dụng làm chuẩn

mực để phân tích và đưa ra kết luận.

Trong phân tích tình hình tài chính, các tỷ lệ tài chính được phân thành các

nhóm chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động

của doanh nghiệp đó là:

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Mỗi nhóm chỉ tiêu bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ từng bộ phận của hoạt

động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau. Tùy theo các giác độ phân tích khác

nhau, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu

phân tích của mình.

Như vậy để đưa ra nhận xét đánh giá chính xác các nhà phân tích không chỉ sử

dụng một phương pháp nào mà phải sử dụng kết hợp hài hòa giữa các phương pháp

đặc biệt là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Sự kết hợp đó sẽ cho chúng ta

thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của từng

chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau.

1.5. Tổng quan về nội dung phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp

1.5.1. Phân tích tài chính qua Bảng cân đối kế toán

10

Page 11: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Để phân tích và hiểu rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp trước hết ta

phải tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính, đó là việc xem xét, nhận định

về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này giúp cho nhà phân tích có

một cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó rút ra được

những nhận xét khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trước hết cần so sánh tổng số tài sản và nguồn vốn giữa các kỳ. Bằng cách này

sẽ thấy được quy mô vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nhưng số

tổng cộng của nguồn vốn và tài sản tăng giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa thể

hiện được đầy đủ tình hình tài chính của đơn vị. Để thấy rõ hơn trong kỳ tài sản tăng

giảm bao nhiêu, nguồn vốn thay đổi như thế nào ta tiến hành phân tích tình hình cơ

cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp.

1.5.1.1. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản

Phân tích tình hình cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu

thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng

của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa các kỳ phân tích cho phép

nhà phân tích đánh giá khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại tài sản có hợp lý

hay không để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của

doanh nghiệp. Qua việc phân tích này ta cũng có thể đánh giá một cách tổng quát về

quy mô năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để biết được chính xác

tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của

từng nhân tố tới sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc

phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa các kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về

số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản.

Tỷ suất đầu tư =Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình đầu tư trang thiết bị tài sản cố định,

đầu tư dài hạn. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên,

trong trường hợp tình hình khác không thay đổi thì đây là một dấu hiệu khả quan.

Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu và sự biến động tài sản, khi phân

tích, có thể lập bảng sau:

Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản

Chỉ Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm…

11

Page 12: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

tiêu

(N-3) (N-2) (N-1) N (N - 3) (N - 2) (N - 1)

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

A B C D E G H I K L M N O P Q R S T

A.

Tài

sản

ngắn

hạn

I.

Tiền

tương

đương

tiền

II.

Đầu

tư tài

chính

ngắn

hạn

III.

Phải

thu

ngắn

hạn

IV.

Hàng

tồn

kho

V. Tài

12

Page 13: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

sản

ngắn

hạn

khác

B.

Tài

sản

dài

hạn

I.

Phải

thu

dài

hạn

II. Tài

sản cố

định

III.

Bất

động

sản

đầu tư

IV.

Đầu

tư tài

chính

dài

hạn

V. Tài

sản

dài

13

Page 14: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

hạn

khác

Tổng

số tài

sản

Qua bảng phân tích trên, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu

sau:

- Cột “Số tiền” trong kỳ phân tích (Cột I) và kỳ gốc (các cột B, D và G) phản

ánh trị số của từng chỉ tiêu (từng loại tài sản và tổng số tài sản”) ở thời điểm cuối kỳ

tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N); trong đó, số tổng cộng theo

từng cột của chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn” và chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” đúng bằng

số liệu của chỉ tiêu “Tổng số tài sản” ở từng kỳ.

- Cột “Tỷ trọng” trong kỳ phân tích (cột K) và kỳ gốc (các cột C, E và H) phản

ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và từng loại tài

sản ngắn hạn, dài hạn cụ thể) chiếm trong tổng số tài sản ở từng thời điểm cuối kỳ

tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N); trong đó, số tổng cộng theo

từng cột của các chỉ tiêu bộ phận (“Tài sản ngắn hạn” và “Tài sản dài hạn”) đúng bằng

100% và đúng bằng tỷ trọng của chỉ tiêu “Tổng số tài sản”.

- Cột “Cuối năm N so với cuối năm (N - 1), (N - 2) và (N - 3)”:

+ Cột “Số tiền” (các cột L, O và R): phản ánh sự biến động về số tuyệt đối của

tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản theo thời gian. Qua các cột này, các nhà phân

tích sẽ thấy được mức độ biến động về qui mô của tài sản cũng như nguyên nhân ảnh

hưởng đến sự thay đổi về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản.

Đồng thời, qua số liệu của cột R, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của

các nhân tố bộ phận (từng loại tài sản) đến sự biến động của chỉ tiêu A “Tài sản ngắn

hạn”, chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” cũng như ảnh hưởng của “Tài sản ngắn hạn” và “Tài

sản dài hạn” đến sự biến động của chỉ tiêu “Tổng số tài sản”.

+ Cột “Tỷ lệ” (các cột M, P và S): phản ánh sự biến động về số tương đối theo

thời gian của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Qua các cột này, các

nhà phân tích sẽ thấy được mức độ tăng trưởng và xu hướng biến động theo thời gian

của từng loại tài sản.

14

Page 15: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+ Cột “Tỷ trọng” (các cột N, Q và T): phản ánh tình hình biến động về tỷ trọng

theo thời gian của từng loại tài sản. Sự thay đổi theo thời gian về tỷ trọng của từng bộ

phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản sẽ cho các nhà quản lý đánh giá được xu

hướng biến động của cơ cấu tài sản hay tình hình phân bổ vốn.

Bằng việc xem xét bảng phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc

trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý của việc sử

dụng (đầu tư) vốn. Qua việc xem xét cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản

của nhiều kỳ kinh doanh, các nhà quản lý sẽ có quyết định đầu tư vào loại tài sản nào

là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào; xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng

tồn kho cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ để sao cho có đủ

lượng hàng tồn kho cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh và nhu cầu

tiêu thụ của thị trường mà không làm tăng chi phí tồn kho; có chính sách thích hợp về

thanh toán để vừa khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh bị

chiếm dụng vốn;... Khi phân tích cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần liên hệ với số liệu

bình quân của ngành cũng như so sánh với số liệu của các doanh nghiệp khác kinh

doanh cùng ngành nghề có hiệu quả cao hơn để có nhận xét xác đáng về tình hình sử

dụng vốn và tính hợp lý của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, cần căn cứ

vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như chính sách đầu tư và chính sách kinh

doanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ để đánh giá.

1.5.1.2. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu

cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có

thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể

quy về 2 nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn huy động, nguồn huy động, thời

gian huy động, chi phí huy động... sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho

kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm

bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế khi phát triển cơ cấu nguồn vốn, các

nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp

đối với cá nhân cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách... về số tài sản tài

trợ bằng nguồn vốn của họ, cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn các nhà quản lý

15

Page 16: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

cũng nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ

cấu nguồn vốn huy động, điều đó được thể hiện qua tỷ suất tự tài trợ:

Tỷ suất tự tài trợ =Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất này càng cao thể hiện khả năng độc lập cao của từng doanh nghiệp

về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt.

Bảng 6.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Chỉ

tiêu

Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm…

(N-3) (N-2) (N-1) N (N - 3) (N - 2) (N - 1)

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

Số

tiền

Tỷ

lệ

Tỷ

trọng

A B C D E G H I K L M N O P Q R S T

A. Nợ

phải

trả

I. Nợ

ngắn

hạn

II. Nợ

dài

hạn

B.

Vốn

chủ

sở

hữu

I. Vốn

chủ sở

hữu

II.

Nguồ

16

Page 17: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

n kinh

phí và

quĩ

khác

Tổng

số NV

Qua bảng phân tích trên, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu

sau:

- Cột “Số tiền” trong kỳ phân tích (Cột I) và kỳ gốc (các cột B, D và G) phản

ánh trị số của từng chỉ tiêu (từng loại nguồn vốn và tổng số nguồn vốn”) ở thời điểm

cuối kỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N); trong đó, số tổng

cộng theo từng cột của chỉ tiêu A “Nợ phải trả” và chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” đúng

bằng số liệu của chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn” ở từng kỳ.

- Cột “Tỷ trọng” trong kỳ phân tích (cột K) và kỳ gốc (các cột C, E và H) phản

ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và từng loại

vốn chủ sở hữu, từng khoản nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn) chiếm trong tổng số nguồn

vốn ở từng thời điểm cuối kỳ tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm

N); trong đó, số tổng cộng theo từng cột của các chỉ tiêu bộ phận (“Nợ phải trả” và

“Vốn chủ sở hữu”) đúng bằng 100% và đúng bằng tỷ trọng của chỉ tiêu “Tổng số

nguồn vốn”.

- Cột “Cuối năm N so với cuối năm (N - 1), (N - 2) và (N - 3)”:

+ Cột “Số tiền” (các cột L, O và R): phản ánh sự biến động về số tuyệt đối của

tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn theo thời gian. Qua các cột này, các

nhà phân tích sẽ thấy được mức độ biến động về qui mô của nguồn vốn cũng như

nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn

chiếm trong tổng số nguồn vốn. Đồng thời, qua số liệu của cột R, các nhà phân tích sẽ

xác định được ảnh hưởng của các nhân tố bộ phận (từng loại nguồn vốn) đến sự biến

động của chỉ tiêu A “Nợ phải trả”, chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” cũng như ảnh hưởng

của “Nợ phải trả” và “Vốn chủ sở hữu” đến sự biến động của chỉ tiêu “Tổng số nguồn

vốn”.

+ Cột “Tỷ lệ” (các cột M, P và S): phản ánh sự biến động về số tương đối theo

thời gian của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Qua các cột

17

Page 18: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ tăng trưởng và xu hướng biến động theo

thời gian của từng loại nguồn vốn.

+ Cột “Tỷ trọng” (các cột N, Q và T): phản ánh tình hình biến động về tỷ trọng

theo thời gian của từng loại nguồn vốn. Sự thay đổi theo thời gian về tỷ trọng của từng

bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn sẽ cho các nhà quản lý đánh giá

được xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn hay cơ cấu nguồn huy động.

Bằng việc xem xét bảng phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc

trưng trong cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý và an

toàn của việc huy động vốn. Qua việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về

cơ cấu nguồn vốn của nhiều kỳ kinh doanh, gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, các

nhà quản lý sẽ có quyết định huy động nguồn vốn nào với mức độ bao nhiêu là hợp lý,

bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Bảng phân tích trên cũng cho phép các nhà quản lý đánh giá được năng lực tài

chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Như đã biết, toàn

bộ nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp được chia thành nguồn nợ phải

trả và nguồn vốn chủ sở hữu; trong đó, doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm thanh toán

số nợ phải trả, còn số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.

Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, doanh nghiệp

có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối

với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp...) là cao. Ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm

chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối), khả năng bảo đảm

về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững.

Qua bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn, các nhà phân tích sẽ

nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu như: Hệ số tự tài trợ (tỷ trọng vốn chủ

sở hữu trong tổng nguồn vốn), Hệ số nợ (tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn

vốn).Các chỉ tiêu này đều cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Trị số của chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ” càng cao, mức độ độc lập tài chính càng cao và

ngược lại. Còn trị số của các chỉ tiêu “Hệ số nợ” càng cao, mức độ độc lập về mặt tài

chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

1.5.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản và

nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách huy động và sử dụng vốn của

18

Page 19: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệp không chỉ

phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an

ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy, tác động trực

tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân

tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so

sánh các chỉ tiêu sau:

- Hệ số nợ trên tài sản:

“Hệ số nợ trên tài sản” là chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh

nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của “Hệ số nợ trên tài sản” càng cao càng chứng tỏ mức độ

phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Do vậy, doanh nghiệp càng có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà

đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ trên tài sản cao.

Hệ số nợ

trên tài sản =

Nợ phải trả

Tài sản

Hệ số nợ trên tài sản còn có thể được biến đổi bằng cách thay tử số (nợ phải trả =

Nguồn vốn - Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Vốn chủ sở hữu) vào công thức như sau:

Hệ số nợ

trên tài sản=

Tài sản - Vốn chủ sở hữu= 1 -

Vốn chủ sở hữu

Tài sản Nguồn vốn

= 1 - Hệ số tài trợ

Cách tính này cho thấy, để giảm “Hệ số nợ trên tài sản”, doanh nghiệp phải tìm

mọi biện pháp để tăng “Hệ số tài trợ”.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (xem mục 2.1.2 ở trên).

- Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:

“Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của

doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức

độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài

trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản trên vốn

chủ sở hữu” càng gần 1, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu

hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính như

sau:

Hệ số tài sản trên = Tài sản

19

Page 20: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Có thể viết lại chỉ tiêu này theo cách khác như sau:

Hệ số tài sản trên

vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả = 1 +

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Như vậy, để giảm “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu”, các nhà quản lý phải tìm

mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Có như vậy mới tăng

cường được tính tự chủ về tài chính.

Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua

đó thấy rõ được chính sách huy động và sử dụng vốn, khi phân tích, có thể lập bảng

sau:

Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu

Cuối nămCuối năm N so với cuối

năm…

(N-3) (N-2) (N-1) N(N - 3) (N - 2) (N - 1)

± % ± % ± %

A B C D E F G H I K L

1. Hệ số nợ trên tài sản

2. Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát

3. Hệ số tài sản so với

vốn chủ sở hữu

Qua bảng phân tích trên, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu

sau:

- Các cột B, C, D và E phản ánh trị số của từng chỉ tiêu ở thời điểm cuối kỳ

tương ứng (cuối năm N và các năm liền kề trước năm N).

- Các cột F, H và K “±” phản ánh mức độ biến động về số tuyệt đối của từng

chỉ tiêu theo thời gian. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ biến

động về qui mô của từng chỉ tiêu.

20

Page 21: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+ Cột “%” (các cột G, I và L): phản ánh sự biến động về số tương đối theo thời

gian của từng chỉ tiêu. Qua các cột này, các nhà phân tích sẽ thấy được mức độ tăng

trưởng và xu hướng biến động theo thời gian của từng chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ

giữa tài sản và nguồn vốn.

Bằng việc xem xét bảng phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc

trưng trong chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, xác định được tính

hợp lý và an toàn của việc huy động vốn. Qua việc xem xét sự biến động của từng chỉ

tiêu qua nhiều kỳ kinh doanh, gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, các nhà quản lý sẽ

có quyết định huy động nguồn vốn nào với mức độ bao nhiêu là hợp lý, bảo đảm hiệu

quả kinh doanh cao nhất và an ninh tài chính bền vững nhất.

1.5.2. Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả kinh doanh

Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm

các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số

niên độ kế toán liên tiếp để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác. Thông qua bảng báo cáo kết quả

kinh doanh chúng ta có thể đánh giá tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.5.2.1. Đánh giá tình hình doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này

không những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với

cả nền kinh tế. Tình hình doanh thu bao gồm:

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: chỉ tiêu này phản ánh số

doanh thu thực thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư. Nói

cách khác doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là phần chênh lệch

giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu. Đối

với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được tính căn cứ vào 2 yếu tố: số lượng

sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ và giá đơn vị sản phẩm.

- Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh số doanh thu thuần từ hoạt động tài

chính tiền lãi (lãi cho vay, tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm trả góp, lãi đầu

tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán...) Cổ tức được hưởng, lợi

nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chiết

khấu thanh toán được hưởng và các khoản khác.

21

Page 22: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

1.5.2.2. Đánh giá tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng

dư do kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại.

Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh

doanh. Qua chỉ tiêu lợi nhuận thấy rõ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh

nghiệp, thấy rõ kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động, vật tư....

Việc đánh giá tình hình lợi nhuận bao gồm:

- Đánh giá lợi nhuận thực hiện, lợi nhuận kế hoạch của từng bộ phận và của

doanh nghiệp.

- Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đến tình hình biến động lợi nhuận.

- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng nhằm không ngừng nâng

cao lợi nhuận.

Báo cáo kết quả kinh doanh dùng để so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận

kế hoạch và lợi nhuận các kỳ trước, qua đó thấy được lợi nhuận từ các hoạt động

tăng giảm như thế nào. Đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét tỷ trọng về lợi

nhuận của từng loại hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có

cái nhìn toàn vẹn nhất.

1.5.3. Phân tích tài chính qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

1.5.3.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta thường xem xét

mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Khả năng thanh toán

và nhu cầu thanh toán là tổng hợp các chỉ tiêu tài chính phản ánh tại một thời điểm

phân tích. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần liên hệ với đặc điểm kinh doanh,

ngành nghề kinh doanh và thời điểm kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản mà doanh

nghiệp có khả năng thanh toán theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu.

a. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành còn được gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn;

tỷ số thanh toán chung hay tỷ số luân chuyển tài sản ngắn hạn phản ánh khả năng các

tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

22

Page 23: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Nợ ngắn hạn

Nếu tỷ lệ này >=1 thì doanh nghiệp có khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị tài

sản ngắn hạn. Thường tỷ lệ này hợp lý được đa số chủ nợ chấp nhận. Tuy nhiên việc

sử dụng hệ số này vẫn gặp phải một số hạn chế:

- Hệ số này chỉ phản ánh hiện trạng tình hình thanh toán và thể hiện sự cân

bằng tài chính trong doanh nghiệp tại thời điểm khoá sổ.

- Bên cạnh đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào

các yếu tố như: thời gian nhập tiền vào quỹ, các khoản ngân quỹ có thể huy động,

các chế độ tín dụng ưu đãi, dòng tiền tương lai của doanh nghiệp… nhưng lại không

được thể hiện trong hệ số này.

Do đó doanh nghiệp cần quan tâm đến các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách

toàn diện về tình hình thanh toán và khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.

b. Hệ số thanh toán tương đối

Tỷ lệ thanh toán tương đối =Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn

không phụ thuộc vào việc bán hàng hoá dự trữ và hàng tồn kho.

Chỉ tiêu này lớn >1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan và

ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm

giảm vòng quay của tiền, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Việc duy trì tỷ lệ này ở mức

nào phụ thuộc vào đặc điểm của ngành và đặc điểm của doanh nghiệp.

So với tỷ lệ thanh toán hiện hành thì tỷ lệ này đưa ra cái nhìn chính xác hơn.

c. Hệ số thanh toán tức thời (Nhanh)

Tỷ lệ thanh toán tức thời =Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, việc

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn được thực hiện ngay bằng tiền và các khoản tương

đương tiền của doanh nghiệp.

Nếu chỉ số này >0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0.5

thì có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và không

đủ tiền thanh toán cho các hoạt động sản xuất thường xuyên. Tuy nhiên nếu hệ số

này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng

quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

23

Page 24: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

1.5.3.2. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

a. Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất

kinh doanh được diễn ra bình thường.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá

đã bán với khối lượng hàng hoá dự trữ trong kho.

Số vòng quay hàng tồn kho =Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Hệ số này thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được xuất bán trong kỳ.

Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như: loại hình kinh doanh, chế

độ cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm…. Doanh nghiệp kinh doanh thường có

hệ số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp sản xuất.

Thường thì hệ số vòng quay hàng tồn kho cao sẽ củng cố lòng tin của khách

hàng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng nếu hệ số vòng quay quá cao

cho thấy tình trạng khan hiếm hàng tồn kho không đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Ngược lại nếu hệ số thấp cho thấy tình trạng dư thừa hàng hoá, hoạt động kinh doanh

trì trệ đặt doanh nghiệp vào nhiều tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.

Thời gian tồn kho bình quân =360 ngày

Số vòng quay hàng tồn kho

b. Vòng quay các khoản thu

Số vòng quay các khoản phải thu =Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu thuần

với các khoản phải thu khách hàng.

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của các số dư các khoản phải thu và hiệu quả

của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân

chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn.

Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì

có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt

(chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong thời gian ngắn hạn) không hấp dẫn

đối với khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân =360 ngày

Số vòng quay các khoản phải thu

24

Page 25: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

c. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ có tác dụng đánh giá chất lượng công tác

quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có biện pháp nhằm

nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết một đồng TSCĐ có thể làm ra bao nhiêu

đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Trên cơ sở phân tích chỉ số này

các doanh nghiệp có thể cân nhắc việc đầu tư vào TSCĐ hay không? Chỉ số này càng

cao cho biết hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt.

Hệ số đảm nhiệm TSCĐ =Nguyên giá TSCĐ bình quân

Doanh thu thuần

Qua chỉ tiêu này ta thấy để có một đồng doanh thu thuần cần phải có bao nhiêu

đồng đầu tư cho nguyên giá TSCĐ bình quân. Ngược lại với chỉ số trên, chỉ số này

càng thấp càng tốt.

d. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSNH)

Hiệu quả sử dụng vốn =Doanh thu thuầnTSNH bình quân

Hiệu quả sử dụng TSNH cho biết một đồng vốn ngắn hạn tạo ra mấy đồng

doanh thu trong một kỳ. Trên cơ sở phân tích chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã

đầu tư và sử dụng hợp lý TSNH vào sản xuất kinh doanh hay chưa? Tình hình tổ

chức cung cấp, sản xuất và tiêu thụ hợp lý hay chưa? Chỉ số này càng cao chứng tỏ

hiệu quả sử dụng TSNH càng tốt.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH các nhà phân tích còn sử dụng hệ số đảm

nhiệm TSNH.

Hệ số đảm nhiệm TSNH =TSNH bình quânDoanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm TSNH cho biết để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng

TSNH. Ngược lại với chỉ số trên chỉ số này càng thấp càng tốt.

1.5.3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn

Nhóm chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính cũng như khả năng sử

dụng nợ vay của doanh nghiệp.

25

Page 26: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Đây là những con số được các nhà cho vay và các nhà đầu tư quan tâm chủ yếu,

vì nó phản ánh khả năng trả nợ và mức độ an toàn của vốn đầu tư.

a. Tỷ số nợ

Tỷ số nợ =Tổng nợ

Tổng nguồn vốn

Tỷ số này phản ánh nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong

việc góp vốn.

Tỷ số này cao hay thấp phụ thuộc vào cả hai phía: doanh nghiệp và người cho

vay. Thường thì người cho vay sẽ yên tâm cho vay đối với những doanh nghiệp có tỷ

số này thấp vì mức rủi ro thấp. Còn doanh nghiệp thì muốn tỷ lệ này cao, đó là ý

thích dùng tiền người khác hơn tiền của mình.

Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với chủ nợ nhưng lại có lợi đối với các chủ

sở hữu.

b. Tỷ số cơ cấu tài sản

Tỷ số TSDH =TSDH

Tổng tài sản

Tỷ số TSNH =TSNH

Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết một đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra có bao nhiêu đồng đầu tư

vào TSNH, bao nhiêu đồng đầu tư vào TSDH.

Tỷ số này cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh

doanh. Việc bố trí cơ cấu tài sản hợp lý thì hiệu quả sử dụng tài sản tốt. Thường thì

tỷ số này là 0,5 là tốt.

c. Tỷ số cơ cấu vốn ( tỷ suất tài trợ)

Tỷ số cơ cấu vốn =Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn

Tỷ số này cho biết mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp, cho biết lượng

tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bao nhiêu bằng vốn chủ sở hữu.

1.5.3.4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

d. Tỷ suất sinh lời của TSCĐ

26

Page 27: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Tỷ suất này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSCĐ, nó

phản ánh tình hình lợi nhuận thu được khi đầu tư một đồng TSCĐ vào sản xuất. Tỷ

suất này được tính theo công thức:

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ =Lợi nhuận sau thuếTSCĐ bình quân

b. Tỷ suất sinh lời của TSNH

Cũng như tỷ suất sinh lời của TSCĐ, tỷ suất sinh lời của TSNH cho biết hiệu

quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSNH. Một đồng TSNH bỏ ra doanh

nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lời của TSNH =Lợi nhuận sau thuếTSNH bình quân

a. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu =Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

thuế. Chỉ tiêu này là thước đo phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra

lợi nhuận và năng lực cạnh tranh.

Hệ số này thay đổi phản ánh sự thay đổi về hiệu quả của doanh nghiệp hay ảnh

hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Chỉ tiêu này

thay đổi do chi phí, giá bán và sản lượng bán được thay đổi.

Hệ số này cao phản ánh năng lực hoạt động của doanh nghiệp là tốt tuy nhiên

trong một số trường hợp không phải cao là tốt khi doanh nghiệp thực hiện việc hạ giá

bán mà không đảm bảo được mức lợi nhuận đủ để đảm bảo việc hạ giá bán nếu

không sẽ dẫn tới tình trạng thua lỗ. Nếu hệ số này cao do chi phí giảm là tốt.

Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này ta cũng phải xem xét đến chu kỳ sống của

sản phẩm, liên quan đến khả năng sinh lời tương lai. Đây là chi tiêu mà các doanh

nghiệp cần quan tâm khi phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Các tỷ xuất khác

- Tỷ suất nợ khó đòi trên các khoản phải thu

Tỷ suất nợ khó đòi trên các khoản phải thu đánh giá khả năng không thể thu được

theo mong muốn đối với các khoản doanh thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một

dấu hiệu tiêu cực do điều đó cho thấy rủi ro lớn hơn đối với các khoản phải thu và có

khả năng phải xoá nợ trong tương lai.

27

Page 28: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Công thức:

Các khoản nợ khó đòi

Các khoản phải thu

- Tỷ suất nợ khó đòi trên doanh thu

Các tỷ suất nợ khó đòi đánh giá khản năng không thể thu được theo mong muốn

đối với các khoản doanh thu trả chậm. Nợ khó đòi tăng lên là một dấu hiệu tiêu cực do

điều đó cho thấy rủi ro lớn hơn đối với các khoản phải thu và có khả năng phải xoá nợ

trong tương lai.

Công thức:

Các khoản nợ khó đòi

Doanh thu

- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thông thường

Giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu thông thường bằng tài sản ròng của các cổ đông

thông thường chia cho số cổ phiếu, trong đó, tài sản ròng bằng vốn góp cổ phần của

các cổ đông trừ (-) cổ phiếu ưu đãi. Giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu cho biết mỗi cổ

phiếu có giá trị bao nhiêu trên sổ sách dựa trên chi phí gốc.

Công thức:

(Tổng vốn góp cổ phần của cổ đông – Giá trị thanh khoản của các cổ phiếu ưu đãi –

Cổ tức ưu đãi còn nợ)

Số cổ phiếu thông thường

- Chi phí bán hàng trả chậm

Chi phí bán hàng trả chậm là chi chí do không thực hiện các thoả thuận bán hàng

trả chậm trong một giao dịch kinh doanh. Các thoả thuận bán hàng trả chậm thường

thể hiện số tiền mặt chiết khấu, ngày hết hạn chiết khấu, và ngày thanh toán. Chi phí

không thực hiện chiết khấu tiền mặt có thể là một khoản đáng kể

28

Page 29: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Công thức:

% Chiết khấu

100 - % Chiết khấuX

360

Thời gian bán hàng trả chậm – Thời gian chiết khấu

- Các tỷ suất nợ ngắn hạn

Các tỷ suất nợ ngắn hạn cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn phải được thanh

toán trong năm: Hiểu được nghĩa vụ của một công ty rất quan trọng vì nếu không có

khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì công ty sẽ có vấn đề về khả năng thanh

khoản. Các tỷ suất sau đây được so sánh với mức chuẩn của ngành

Công thức:

Nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn =Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Nợ ngắn hạn trên tổng nợ =Nợ ngắn hạn

Tổng nợ phải trả

1.5.4 Phân tích điểm hòa vốn và việc ra quyết định

1.5.4.1. Ý nghĩa phân tích điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu đủ bù đắp toàn bộ các khoản chi phí

bỏ ra. Nói khác đi, điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi nhưng

cũng không bị lỗ (lợi nhuận bằng 0).

Doanh nghiệp muốn tồn tại, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cần xác định

doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động kinh doanh đó. Phân tích

điểm hoà vốn cho phép xác định được sản lượng, mức doanh thu và thời gian sản xuất

để ít nhất đủ để bù đắp chi phí bỏ ra. Phân tích điểm hoà vốn giúp các đối tượng quan

tâm đến tài chính doanh nghiệp, nhìn nhận quá trình kinh doanh trong mối quan hệ với

nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào thời điểm nào trong

kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm thì doanh nghiệp

không bị lỗ, doanh nghiệp muốn đạt được mức lợi nhuận mong muốn thì cần phải sản

xuất và bán ra bao nhiêu sản phẩm… từ đó có các quyết định chủ động, tích cực phù

29

Page 30: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

hợp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu đặt ra. Với các nhà quản lý và điều hành

doanh nghiệp, phân tích hoà vốn giúp đưa ra các quyết định hợp lý để kinh doanh đạt

hiệu quả, đảm bào duy trì và nâng cao năng lực tài chính

Phân tích hoà vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định (định

phí), chi phí biến đổi (biến phí), số lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Khi đó người ta phân

chia chi phí làm 2 (chỉ 2 mà thôi) đó là chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi

(biến phí); giả định không có hàng tồn kho; biến phí đơn vị (chi phí biến đổi tính cho 1

đơn vị sản lượng) là không thay đổi hay tỷ lệ biến phí so với doanh thu không thay

đổi; tổng định phí không thay đổi khi trong phạm vi xem xét, giá bán là như nhau ở

mọi mức độ của sản lượng; không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian; do chỉ quan tâm

đến chi phí hoạt động kinh doanh hàng hoá nên lợi nhuận xem xét chỉ là lợi nhuận

kinh doanh hàng hoá thông thường trước thuế.

1.5.4.2 Xác định công suất hoà vốn:

Để đánh giá chất lượng khai thác năng lực sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, cần xác định doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu phần trăm công suất sẽ

đạt điểm hoà vốn? Mức huy động năng lực sản xuất cao hơn công suất hoà vốn sẽ đưa

lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, ngược lại mức huy động năng lực sản xuất thấp so với

công suất hoà vốn doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Công suất hoà vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hoà vốn với sản lượng có thể khai

thác. Công suất hoà vốn còn gọi là tỷ lệ hoà vốn

Công suất hoà vốn được xác định bằng công thức:

Công suất

hoà vốn (h%)=

Sản lượng hoà vốnx 100

Sản lượng có thể khai thác

Thông qua h% người quản lý có thể đánh giá doanh nghiệp có đạt được điểm

hoà vốn trong kỳ hay không?

Nếu h% càng nhỏ hơn 100% khả năng đem lại lợi nhuận càng cao. Ngược lại

nếu h% lớn hơn 100% thể hiện doanh nghiệp không đạt điểm hoà vốn trong kỳ kinh

doanh sẽ bị lỗ.

h % nhỏ hơn 100% thì chênh lệch giữa 100% và h% gọi là khoảng cách an toàn

về công suất.

30

Page 31: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Khoảng cách an toàn về công suất = 100% - h%

e) Đồ thị phân tích hoà vốn

Đồ thị của điểm hoà vốn được vẽ như sau:

- Bước 1: Vẽ trục toạ độ xoy với trục tung oy phản ánh doanh thu (hay tổng chi

phí); trục ox phản ánh sản lượng hoạt động.

- Bước 2: Vẽ đồ thị của tổng chi phí Y1 = F + Qxv và đồ thị của tổng doanh thu

Y2 = Qxg (chú ý rằng đồ thị này luôn luôn xuất phát từ gốc toạ độ (0)).

Hai đồ thị này cắt nhau tại điểm M, điểm M (với tổng doanh thu Y2 = tổng chi

phí Y1 tương ứng với nó là sản lượng SLH; DTH được gọi là điểm hoà vốn và SLH được

gọi là sản lượng hoà vốn; DTH là doanh thu hoà vốn. Những giá trị nào của Q > SLH ;

DT>DTH phản ánh phạm vi sản lượng và doanh thu có lãi; ngược lại doanh nghiệp bị

lỗ

Để phân biệt rõ từng thành phần của các khái niệm về chi phí cố định, chi phí

biến đổi và lợi nhuận, ngoài dạng đồ thị đơn giản (sơ đồ 1) người ta còn có dạng đồ thị

kiểu phân biệt (sơ đồ 2). Nếu như ở dạng tổng quát phải vẽ hai đồ thị (đồ thị biểu diễn

tổng doanh thu Y2 = Qxg, đồ thị biểu diễn tổng chi phí Y1 = F + Qxv. Dạng phân biệt

lại vẽ 4 đồ thị (đồ thị biểu diễn chi phí cố định, đồ thị biểu diễn tổng chi phí biến đổi,

đồ thi biểu diễn tổng chi phí và đồ thị biểu diễn doanh thu). Đồ thị dạng phân biệt chỉ

rõ chi phí cố định, chi phí biến đổi mà doanh thu phải bù đắp, phần còn lại là lãi.

Sơ đồ 1: Đồ thị hoà vốn dạng đơn giản

31

Tổng CF: Y1=F+Qxv

Doanh thu: Y2=Qxg

Vùng lãi

Vùng lỗ

SLH

DTH

Page 32: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Sơ đồ 2: Đồ thị hoà vốn dạng phân biệt

32

Định phí Y3=F

Biến phí Y4=Qxv

Tổng CF: Y1=F+Qxv

Doanh thu: Y2=Qxg

Vùng lãi

Vùng lỗ

DTH

Page 33: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

1.5.4.3 Phân tích, ra quyết định về khả năng tăng sản lượng, thay đổi cơ

cấu hàng bán, thay đổi giá bán, thay đổi chi phí với mục tiêu lợi nhuận

Phân tích, ra quyết định về tăng sản lượng, thay đổi giá bán, chi phí với

mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thực chất là nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh

thu, chi phí và lợi nhuận.

Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận thể hiện qua công thức sau

đây:

Lợi nhuận (LN) = Doanh thu (DT) - Chi phí (CP)

Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận thực chất là xem

xét, nghiên cứu công thức trên ở những góc độ, dưới những khía cạnh khác nhau phù

hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Thông thường khi phân tích mối quan

hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận người ta chia chi phí thành 2 và chỉ 2 là chi phí biến

đổi (CB) và chi phí cố định (F). Khi đó :

LN = DT – CB – F

Gọi LB là lãi trên biến phí và được xác định như sau:

LB = DT – CB = Qx(g-v) = Q x lb

Lúc này: LN = LB – F

Vì chi phí cố định trong một quy mô xác định là không thay đổi nên với công

thức trên để tối đa hoá lợi nhuận cần tối đa lãi trên biến phí. Mặt khác, ở các mức sản

lượng khác nhau thì giá bán và chi phí biến đổi tính cho 1 sản phẩm không thay đổi

trong khi chi phí cố định tính cho 1 sản phẩm thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau.

Do đó, sử dụng công thức trên cho phép nhanh chóng có câu trả lời hợp lý cho các

phương án khai thác các khả năng khác nhau về chi phí, giá bán, khối lượng sản phẩm

tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Với T lb là tỷ suất lãi trên biến phí thì LB = DTxTlb

Khi đó: LN = (DT x Tlb ) - F.

33

SLH

Page 34: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Với công thức trên, cho phép xem xét mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và

lợi nhuận trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng

Phân tích điểm hoà vốn, cùng với việc xem xét mối quan hệ giữa doanh thu, chi

phí và lợi nhuận, được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, nhất là khi cần nhanh chóng

đưa ra các quyết định và đánh giá các quyết định có tác động đến các yếu tố với mục

tiêu tối đa hoá lợi nhuận. chẳng han như những quyết định về việc thay đổi giá bán,

khung giá bán, chi phí cố định, chi phí biến đổi, quyết định nhận hay từ chối một đơn

đặt hàng cụ thể, quyết định tiếp tục hay đình chỉ sản xuất kinh doanh 1 bộ phận…

- Quyết định về việc tăng sản lượng:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài hoạt động và kết quả kinh doanh

bình thường, doanh nghiệp có thể dư thừa có giới hạn một số nguồn lực nào đó có thể

khai thác để tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau,

trong điều kiện năng lực dư thừa có giới hạn đó, cần đưa ra quyết định thúc đẩy mặt

hàng với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với mục tiêu đó, mặt hàng được thúc đẩy là

mặt hàng có mức lợi nhuận trên biến phí cao nhất trên mỗi yếu tố dư thừa có giới hạn.

- Quyết định về thay đổi giá bán: đây là loại quyết định thường xuyên gặp trong

kinh doanh. Giá bán sản phẩm trên thị trường cạnh tranh phải luôn linh hoạt nếu muốn

tối đa hoá lợi nhuận. Để đưa ra quyết định về việc thay đổi giá bán sản phẩm, trước hết

cần nắm rõ khung giá bán sản phẩm, số lượng sản phẩm bán được và cần thấy rõ rằng:

phần sản lượng tăng thêm so với sản lượng hoà vốn chỉ phải bù đắp chi phí biến đổi.

Khi bán ra vượt sản lượng hoà vốn thì phần chênh lệch giữa giá bán với biến phí đơn

vị chính là số lãi tính cho mỗi đơn vị sản phẩm bán ra tăng lên. Tuy nhiên, khi đưa ra

các quyết định về sự thay đổi giá bán sản phẩm cần tính đến phản ứng của thị

trường…

- Quyết định về sự thay đổi chi phí:

Mỗi sự thay đổi chi phí trong quá trình kinh doanh đều ảnh hưởng đến lợi

nhuận của doanh nghiệp đồng thời cũng phản ảnh trình độ quản lý và sử dụng chi phí

trong doanh nghiệp.

Chi phí trong sản xuất kinh doanh thay đổi có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản

phẩm, ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm bán ra, ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm. Với

34

Page 35: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

mối mức chi phí khác nhau, sản lượng hoà vốn, giá bán hoà vốn và mức lợi nhuận đạt

được là khác nhau.

1.5.5 phân tích hiệu quả sử dụng vốn

1.5.5.1 Ý nghĩa và chỉ tiêu phân tích

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu,

vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết

các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả quản

lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp,

đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản

xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là đánh

giá trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được những

nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó đề ra các

quyết định phù hợp.

Các đối tượng tuỳ thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng

vốn ở những khía cạnh khác nhau nhưng không xa rời cách đánh giá hiệu quả chung.

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một

lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng

trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần

thiết cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số

vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ,

chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Yêu cầu đặt

ra cho các nhà quản trị là với số vốn đã huy động được, doanh nghiệp phải sử dụng sao

cho có hiệu quả nhất, tức là đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều đó

cho thấy, hiệu quả hoạt động tài chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn) gắn

chặt với hiệu quả sử dụng vốn, có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao được

hiệu quả hoạt động tài chính, mới thúc đẩy được hoạt động tài chính phát triển. Trên

một khía cạnh khác, hiệu quả sử dụng vốn lại phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại,

hiệu quả sử dụng vốn càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Bằng việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý có thể đánh giá chính

35

Page 36: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những

người sử dụng thông tin theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc xem xét hiệu quả

sử dụng vốn cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi

ích vừa tạo ra sự phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xem xét, kiểm tra, đối

chiếu và so sánh số liệu về kết quả hoạt động tài chính hiện hành với quá khứ mà qua

đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả

kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp.

Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả kinh

doanh, khả năng sinh lợi và tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp

cũng như các nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả

năng sinh lợi.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả phù hợp. Hệ thống chỉ

tiêu này bao gồm các chỉ tiêu tổng quát (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể) phản

ánh được các mặt biểu hiện khác nhau của hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, hệ thống

chỉ tiêu này cũng phản ánh được hiệu quả sử dụng từng yếu tố, từng loại tài sản, từng

loại vốn - kể cả tổng số và phần gia tăng.

Trên thực tế, có khá nhiều cách thức tiếp cận hiệu quả sử dụng vốn của doanh

nghiệp, và do vậy, có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Tuy

nhiên, về mặt tổng quát, để đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân

tích thường sử dụng các chỉ tiêu phương pháp sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao

phí của vốn dưới đây:

- Sức sản xuất của vốn:

Sức sản xuất của vốn là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn đầu tư vào kinh doanh đem

lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của sức sản xuất càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử

dụng vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này

tính ra càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng

giảm.

Sức sản xuất

của vốn=

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

Vốn đầu tư

Tuỳ theo mục đích phân tích, tử số của chỉ tiêu "Sức sản xuất của vốn" có thể

36

Page 37: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

sử dụng một trong các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng,

tổng số luân chuyển thuần...; còn mẫu số của chỉ tiêu “Sức sản xuất của vốn” chính là

số vốn đầu tư vào kinh doanh, biểu hiện dưới hình thái vật chất (tài sản, lao động, tư

liệu lao động...) hay nguồn hình thành vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay).

- Khả năng sinh lời của vốn:

Khả năng sinh lời của vốn là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn đầu tư vào kinh

doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu "Khả năng sinh lời của vốn"

tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh

doanh càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ, chứng tỏ khả năng

sinh lợi càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao.

Khả năng sinh

lời của vốn=

Đầu ra phản ánh lợi nhuận

Vốn đầu tư

Tuỳ thuộc vào mục đích phân tích, tử số của công thức "Khả năng sinh lời của

vốn" có thể là lợi nhuận gộp về bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh,

tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay...

- Suất hao phí của vốn:

Suất hao phí (hay mức hao phí) của vốn là chỉ tiêu cho biết: để có một đơn vị đầu ra

phản ánh kết quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn

vị vốn đầu tư đầu vào. Trị số của chỉ tiêu "Suất hao phí của vốn" tính ra càng nhỏ, chứng tỏ

hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ

hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Suất hao phí

của vốn=

Vốn đầu tư

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay lợi nhuận

Ngoài các cách tính trên, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân tích

còn tiến hành so sánh đầu ra phản ánh lợi nhuận với đầu ra phản ánh kết quả sản xuất.

Với cách so sánh này, các nhà quản lý sẽ nắm được: để có một đơn vị lợi nhuận, doanh

nghiệp phải thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất, bao nhiêu đơn vị doanh thu

thuần hay bao nhiêu đơn vị luân chuyển thuần, ... Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn,

hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Về thực chất, đây là một hình thái biểu

hiện khác của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn” ở trên.

37

Page 38: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Khi xác định các chỉ tiêu, cần lưu ý rằng: các chỉ tiêu đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

hay lợi nhuận là kết quả của cả kỳ kinh doanh; còn các chỉ tiêu phản ánh yếu tố vốn đầu tư

đầu vào được xác định theo số bình quân của kỳ phân tích. Trị số bình quân của vốn đầu tư

đầu vào có thể xác định theo nhiều cách khác nhau; trong đó, xác định theo trị số bình quân

giữa đầu kỳ và cuối kỳ của các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến. Để đơn giản, trị số của từng

bộ phận phản ánh vốn đầu tư đầu vào dưới hình thái vật chất (tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản

dài hạn, số lượng lao động...) hay dưới góc độ nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ phải

trả...) phải được hiểu là trị số bình quân của kỳ phân tích và được tính theo công thức sau:

Trị số bình quân của từng yếu

tố phản ánh vốn đầu tư đầu vào=

Trị số đầu kỳ và cuối kỳ của từng yếu tố

2

Đối với một số yếu tố đầu vào như số lượng lao động bình quân; số lượng máy

móc, thiết bị bình quân;... phải dựa vào thời gian có mặt thực tế để xác định.

Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng quát đã nêu (sức sản

xuất, sức sinh lợi, suất hao phí), tuỳ thuộc vào mục đích và nội dung phân tích, các nhà

phân tích sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng góc độ khác nhau. Trên

cơ sở đó, cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý để đề ra các quyết

định phù hợp.

1.5.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu "Sức sản xuất của vốn"

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu "Sức sản xuất của vốn" được thực

hiện bằng cách tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu phản

ánh sức sản xuất của vốn theo từng cách biểu hiện như: sức sản xuất của tổng số tài

sản, sức sản xuất của tài sản cố định (tính theo nguyên giá và theo giá trị còn lại), sức

sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của vốn

chủ sở hữu, sức sản xuất của vốn vay... Khi tính chỉ tiêu "Sức sản xuất của vốn" theo

từng cách biểu hiện, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và nguồn tài liệu, tử số (đầu ra

phản ánh kết quả sản xuất) có thể sử dụng một trong các chỉ tiêu sau:

- Tổng giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ

kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong 1

thời kỳ (thường là 1 năm) bao gồm cả sản phẩm dở dang. Chỉ tiêu "Tổng giá trị sản

xuất" được tính bằng tổng giá trị của tất cả sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thực

hiện trong kỳ (kể cả qui đổi dở dang); trong đó, giá trị của từng loại sản phẩm, dịch vụ

38

Page 39: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

được tính bằng cách lấy số lượng sản phẩm, dịch vụ từng loại nhân (x) với giá bán đơn

vị sản phẩm, dịch vụ từng loại.

Sức sản xuất của vốn theo từng yếu tố đầu vào tính theo tổng giá trị sản xuất sẽ

cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy đơn vị tổng giá trị sản xuất.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Chỉ tiêu này được phản ánh ở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mã số

10). Khi tính sức sản xuất theo doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, các

nhà quản lý biết được để thu được một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ

ra mấy đơn vị yếu tố đầu vào.

- Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh:

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh tổng số doanh thu

thuần mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động chính trong kỳ. Số liệu để ghi vào

chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng (+) số liệu của chỉ tiêu 3 "Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ" (Mã số 10) và số liệu của chỉ tiêu 6 "Doanh thu hoạt

động tài chính" (Mã số 21) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tính sức

sản xuất theo doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý biết được: để thu

được một đơn vị doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra

mấy đơn vị yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu "Sức sản xuất của vốn" tính theo doanh thu thuần

hoạt động kinh doanh thường được gọi là số vòng quay của các yếu tố (Số vòng quay

của tổng tài sản, số vòng quay của tài sản ngắn hạn, số vòng quay của vốn chủ sở

hữu...). Để đơn giản, trong các nội dung tiếp theo, khi đề cập đến doanh thu thuần hoạt

động kinh doanh, chúng tôi sẽ gọi tắt là doanh thu thuần.

- Tổng số luân chuyển thuần:

Tổng số luân chuyển thuần là chỉ tiêu phản ánh tổng số khối lượng công việc mà

doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Tổng số luân

chuyển thuần=

Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

+

Doanh thu

thuần hoạt

động tài chính

+

Lợi nhuận

(hay lỗ)

thuần khác

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh (các mã số 10, mã số 21 và mã số 40). Khi tính chỉ tiêu "Sức sản xuất

của vốn" theo tổng số luân chuyển thuần, các nhà quản lý sẽ biết được một đơn vị vốn

39

Page 40: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

đầu tư đầu vào sẽ đem lại mấy đơn vị luân chuyển thuần trong kỳ.

Trên đây là một số chỉ tiêu thường được các nhà phân tích sử dụng khi phân

tích sức sản xuất của các yếu tố đầu vào. Thông thường, tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu

và mục đích phân tích, các nhà phân tích sẽ xác định những chỉ tiêu cần sử dụng để

phục vụ cho công tác phân tích chứ không phải sử dụng tất cả những chỉ tiêu đã nêu.

Những chỉ tiêu như: số vòng quay của tổng tài sản, số vòng quay của tài sản ngắn hạn,

số vòng quay của tài sản dài hạn, số vòng quay của vốn chủ sở hữu, số vòng quay của

vốn vay, hệ số luân chuyển thuần trên tài sản ngắn hạn... là những chỉ tiêu hay được sử

dụng nhất.

Ngoài việc tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản

ánh sức sản xuất của vốn nói trên, đối với một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khái

quát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như chỉ tiêu "Sức sản xuất của toàn bộ tài

sản", " Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu" còn được các nhà phân tích tiến hành xây

dựng các phương trình khác nhau để phản ánh các mặt khác nhau cũng như mối quan

hệ và tác động của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu. Từ đó, có căn cứ để

đề ra các quyết sách phù hợp. Cụ thể:

- Sức sản xuất của toàn bộ tài sản (Total asset turnover):

Bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với số vốn chủ sở hữu,

ta có:

Sức sản xuất

của toàn bộ

tài sản

=

Vốn chủ sở hữu bình quân

x

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân

Hay:

Sức sản xuất của

toàn bộ tài sản=

Hệ số tự

tài trợx

Sức sản xuất của

vốn chủ sở hữu

Từ đây, ta thấy: để tăng số vòng quay của tổng tài sản, từ đó, góp phần nâng

cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng hệ số

tài trợ và số vòng quay của vốn chủ sở hữu. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân

tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số tài trợ và số vòng quay của

vốn chủ sở hữu) đến sự thay đổi của số vòng quay tài sản trong kỳ.

- Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu (Total equity turnover):

40

Page 41: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với số tổng số tài sản, ta có :

Sức sản xuất của

vốn chủ sở hữu =

Tổng tài sản bình quân x

Doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữu bình quân Tổng tài sản bình quân

Hay:

Sức sản xuất của

vốn chủ sở hữu =

Hệ số tài sản trên

vốn chủ sở hữu x

Sức sản xuất của

toàn bộ tài sản

Từ đây, ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào hệ số tài sản

trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản. Do vậy, để tăng hiệu quả sử

dụng vốn chủ sở hữu, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp

phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả

sử dụng toàn bộ tài sản. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định

được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và số vòng quay

của tài sản) đến sự thay đổi của số vòng quay vốn chủ sở hữu trong kỳ.

CHƯƠNG 2 :PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG VÀ PHẤT TRIỂN KHÔNG GIAN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển

không gian việt nam

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không

gian việt nam

năm 2008; 2009; 2010

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu MS Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 9.623.966.306 13.198.239.164 11.428.390.793

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền

110 1.067.991.814 1.245.946.038 934.031.690

41

Page 42: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

II. Các khoản phải thu

ngắn hạn

130 2.083.815.121 2.115823077 922.632.182

1. Phải thu của khách hàng 131 1.978.042.270 2.024.355.475 815.692.512

2. Trả trước cho người bán 132 105.772.851 91.467.602 106.939.670

IV. Hàng tồn kho 140 6.472.159.371 9.836.470.049 9.571.531.344

1. Hàng hoá tồn kho 141 6.472.159.371 9.836.470.049 9.571.531.344

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 195.577

1. Thuế và các khoản phải

thu Nhà nước

154 195.577

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 602.852.736 992.552.401 2.252.406.843

I. Tài sản cố định 220 435.127.079 387.057.768 1.499.895.686

1. Tài sản cố định hữu hình 221 285.527.079 237.457.768 1.350.295.686

- Nguyên giá 222 457.609.818 480.609.818 1.677.570.675

- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (172.082.739) (243.152.050) (327.274.989)

2. TSCĐ vô hình 227 149.600.000 149.600.000 149.600.000

- Nguyên giá 228 149.600.000 149.600.000 149.600.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế 229

II. Tài sản dài hạn khác 260 167.725.657 605.494.633 752.511.157

1. Tài sản dài hạn khác 261 605.494.633 752.511.157

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 10.227.609.034 14.190.791.565 13.608.797.636

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 300 4.923.141.484 8.848.061.809 7.519.732.859

I. Nợ ngắn hạn 310 4.923.141.484 8.848.061.809 7.519.732.859

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 42.700.000.000 4.450.784.482 2.454.423.453

2. Phải trả cho người bán 312 1.190.540.858 1.940.801.360 1.174.178.493

3. Người mua trả tiền trước 313 294.920.106 2.366.812.690 3.827.986.065

4. Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước

314 136.565.185 85.958.191 47.959.586

5. Phải trả người lao động 315 600.153.249

7. Các khoản phải trả, phải

nộp khác

317 962.086 3.705.086 15.185.262

42

Page 43: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

II. Nợ dài hạn 320

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ

HỮU

400 5.303.677.558 5.342.729.756 6.161.064.777

I. Vốn chủ sở hữu 410 5.303.677.558 5.342.729.756 6.161.064.777

1. Vốn đầu tư của chủ sở

hữu

411 5.255.000.000 5.255.000.000 6.055.000.000

2. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối

419 48.677.558 87.729.756 106.064.777

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN

430 10.227.609.034 14.190.791.565 13.680.797.636

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và phát

triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ

4.688.161.766 6.320.109.317 8.757.047.972

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về BH & CCDV 4.688.161.766 6.320.109.317 8.757.047.972

4. Giá vốn hàng bán 4.103.856.063 5.534.281.060 7.913.053.723

5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 584.305.703 785.828.257 843.994.249

6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.488.403

7. Chi phí tài chính 99.210.985 286.146.148 173.258.007

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 427.130.727 437.768.976 599.077.522

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 57.963.991 61.913.133 75.147.123

10. Thu nhập khác 1.910.815 3.011.439

11. Chi phí khác 21.778.887 10685.408

12. Lợi nhuận khác (19.868.072) (7.673.969)

43

Page 44: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

13. Tổng lợi nhuận trước thuế 38.095.919 54.239.164 75.147.123

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 10.666.857 14.779.659 21.041.194

15. Lợi nhuận sau thuế 27.429.062 39.459.505 54.105.929

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển

không gian việt nam

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán

Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng

và phát triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

44

Page 45: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009 % theo quy mô chung

Mức % Mức %Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

A. Tài sản ngắn

hạn

9.623.966.306 13.198.239.16

4

11.428.390.79

3

3.574.272.85

8

37,14 (1.769.848.371

)

(13,41) 94,12 93,01 83,54

I. Tiền & CKTĐT 1.067.991.814 1.245.946.038 934.031.690 177.954.224 16,66 (311.914.348) (25,03) 11,10 9,44 8,17

II. Đầu tư TC NH

III. Các khoản

PTNH

2.083.815.121 2.115.823.077 922.632.182 32.007.956 1,54 (1.193.190.895

)

(56,39) 21,65 16,03 8,07

IV. Hàng tồn kho 6.472.159.371 9.836.470.049 9.571.531.344 3.364.310.67

8

51,98 (264.938.705) (2,69) 67,25 74,53 83,76

V. TSNH khác 195.577

B. Tài sản dài hạn 602.852.736 992.552.401 2.252.406.843 389.699.665 64,64 1.259.854.442 126,93 5,88 6,99 16,46

I. Tài sản cố định 435.127.079 387.057.768 1.499.895.686 (48.069.311) (11,05) 1.112.837.918 287,51 72,18 39 66,59

II. Tài sản dài hạn

khác

167.725.657 605.494.633 752.511.157 437.768.976 261 147.016.524 24,28 27,82 61 32,21

Tổng tài sản 10.226.819.04

2

14.190.791.56

5

13.680.797.63

6

3.963.972.52

3

38,76 (509.993.929) (3,59) 100 100 100

A. Nợ phải trả 4.923.141.484 8.848.061.809 7.519.732.859 3.924.920.32 79,72 (1.328.328.950 (15,01) 48,14 62,35 54,97

45

Page 46: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

5 )

I. Nợ ngắn hạn 4.923.141.484 8.848.061.809 7.519.732.859 3.924.920.32

5

79,72 (1.328.328.950

)

(15,01) 100 100 100

B. Nguồn vốn CSH 5.303.677.558 5.342.729.756 6.161.064.777 39.052.198 0,74 818.335.021 15,32 51,86 37,65 45,03

I. Vốn đầu tư của

CSH

5.303.677.558 5.342.729.756 6.161.064.777 39.052.198 0,74 818.335.021 15,32 100 100 100

Tổng nguồn vốn 10.226.819.04

2

14.190.791.56

5

13.680.797.63

6

3.963.972.52

3

38,76 (509.993.929) (3,59) 100 100 100

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

46

Page 47: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của nhà máy

năm 2009 – 2010 - 2008

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

A. Tài sản dài hạn VNĐ 602.852.736 992.552.401 2.252.406.843

B. Vốn chủ sở hữu VNĐ 5.303.677.558 5.342.729.756 6.161.064.777

C. Tổng tài sản VNĐ 10.226.819.042 14.190.791.565 13.680.797.636

1. Tỷ suất đầu tư ( A/C) Lần 5,88 6,99 16,46

2. Tỷ suất tự tài trợ ( B/C) Lần 0,52 0,38 0,45

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

a. Phân tích theo chiều ngang:

- Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2009 tăng 3.574.272.858đ (tương ứng tăng

37,14%) so với năm 2008, sang năm 2010 tài sản ngắn hạn của Công ty lại giảm

1.769.848.371đ (tương ứng giảm 13,41%) so với năm 2009.

Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 chủ yếu là do hàng

tồn kho tăng 3.364.310.678đ (tương ứng tăng 51,98%) tiếp đến lượng tiền và các

khoản tương đương tiền tăng 177.954.224đ (tương ứng tăng 16,66%), các khoản phải

thu ngắn hạn cũng tăng 32.007.956đ (tương ứng tăng 1,54%).

Đến năm 2010 các khoản phải thu giảm 1.193.190.895đ (tương ứng giảm

56,39%), tiền và các khoản tương đương tiền giảm 311.914.348đ (tương ứng giảm

25,03%), hàng tồn kho giảm 264.938.705đ (tương ứng giảm 2,69%) so với năm 2009

đã làm cho tài sản ngắn hạn của Công ty giảm.

- Tài sản dài hạn của Công ty năm 2009 tăng 389.699.665đ (tương ứng tăng

64,64%) so với năm 2008, sang năm 2010 tài sản dài hạn của Công ty tiếp tực tăng

1.259.854.442đ (tương ứng tăng 126,93%) so với năm 2009. Đây là nguyên nhân

chính khiến cho tài sản ngắn hạn của Công ty giảm bởi vì Công ty đang có xu hướng

chuyển đầu tư từ đầu tư vào tài sản ngắn hạn sang đầu tư vào tài sản dài hạn.

Năm 2009 tài sản dài hạn của Công ty tăng lên so với năm 2008 nguyên nhân

chủ yếu là do tài sản dài hạn khác tăng một cách đáng kể (tăng 437.768.976đ tương

ứng tăng 261%), tài sản cố định của Công ty giảm 48.069.311đ (tương ứng giảm

11,05%).

47

Page 48: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Sang năm 2010 tài sản dài hạn của Công ty tăng lên một cách đáng kể và

nguyên nhân chính là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm một số máy móc trang

thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn làm cho tài sản cố định của

Công ty tăng 1.112.837.918đ (tương ứng tăng 287,51%), tài sản dài hạn khác cũng

tăng 147.016.524đ (tương ứng tăng 24,28%) so với năm 2009.

Căn cứ vào tỷ suất đầu tư TSDH ở bảng trên ta thấy tỷ suất đầu tư TSDH của

Công ty biến đổi theo chiều hướng tốt (từ 5,88 lần năm 2008 lên 16,46 lần năm

2010), điều này chứng tỏ Công ty đang chú trọng vào đầu tư máy móc trang thiết bị

phục vụ cho sản xuất kinh doanh tốt hơn, duy trì khối lượng và chất lượng sản phẩm

để giữ thế cạnh tranh và mở rộng thị trường.

c. Phân tích theo chiều dọc:

Tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm từ 94,12% năm 2008 xướng

còn 93,01% năm 2009, sang năm 2010 chỉ còn 83,54%. Trong đó, các khoản phải thu

giảm từ 21,65% năm2008 xuống còn 16,03% năm 2009,sang năm 2010 tiếp tực giảm

còn 8,07%; tiếp đến là lượng tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm từ

11,1% năm 2008 xuống còn 8,175 năm 2010; trong khi đó hàng tồn kho của Công ty

lại tăng tù 67,25% năm 2008 lên 83,76% năm 2010. Nhìn vào cơ cấu trên ta thấy

Công ty cần phải cân đối lại cơ cấu tài sản, cần tăng lượng tiền và các khoản tương

đương tiền và giảm lượng hàng tồn kho.

Tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng từ 5,88% năm 2008 lên 16,46%

năm 2010. Điều này là hợp lý vì Công ty đang chuyển hướng đầu tư từ đầu tư vào tài

sản ngắn hạn sang đầu tư vào tài sản dài hạn.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

a. Phân tích theo chiều ngang:

- Nợ phải trả của Công ty năm 2009 tăng 3.924.920.325đ (tương ứng tăng

79,72%) so với năm 2008, sang năm 2010 nợ phải trả của Công ty giảm

1.328.328.950đ (tương ứng giảm 15,01%). Trong nợ phải trả của Công ty nợ ngắn

hạn chiếm 100%.

- Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2009 tăng 39.052.198đ (tương ứng tăng

0,74%) so với năm 2008, sang năm 2010 vốn chủ sở hữu của Công ty tiếp tục tăng

818.335.021đ (tương ứng tăng 15,32%).

48

Page 49: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ của Công ty năm 2008 là 0.52% sang năm 2010 giảm

xuống chỉ còn 0.45% điều này chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của Công ty

đang bị giảm sút. Công ty cần nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài

sản của Công ty để có thể nâng cao khả năng độc lập về vốn của mình.

b. Phân tích theo chiều dọc:

- Nợ phải trả của Công ty năm 2008 là 48,14% sang năm 2010 tăng lên là

54,97% và chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó; nhìn chung các khoản nợ

của Công ty đều giảm chỉ có khoản do người mua trả tiền trước là tăng lên đáng kể

(từ 5,99% năm 2008 lên 50,91% năm 2010).

- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống từ 51,86% năm 2008 xuống còn 45,03%

năm 2010. Sự tăng lên này của vốn chủ sở hữu nguyên nhân chính là do sự tăng lên

của nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 100% vốn

chủ sở hữu của Công ty).

Tóm lại: Qua phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty, ta nhận thấy cơ

cấu tài sản của Công ty còn chưa tốt biểu hiện cụ thể là do tài sản ngắn hạn của Công

ty vẫn chưa cao, lượng hàng tồn kho còn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản

của Công ty; cơ cấu nguồn vốn vẫn chưa hợp lý thể hiện ở các khoản nợ phải trả của

Công ty vẫn tiếp tục tăng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm. Công ty cần có

biện pháp hợp lý hơn nữa nhằm cân đối lại cơ cấu tài sản - nguồn vốn, cần đầu tư

hợp lý vào sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong những

năm hoạt động tiếp theo.

Sau khi phân tích tình hình tìa chính của Công ty qua bảng cân đối kế toàn

chúng ta cần tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty qua báo cáo kết quả

kinh doanh để có một cái nhìn khái quát và toàn diện nhất về tình hình tài chính của

Công ty.

49

Page 50: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

2.2.2. Phân tình hình tài chính của Công ty qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Năm 2009/2008 Năm 2010/2009Mức % Mức %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ

4.688.161.766 6.320.109.317 8.757.047.972 1.631.947.551 34,81 2.436.938.655 38,56

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về BH & CCDV 4.688.161.766 6.320.109.317 8.757.047.972 1.631.947.551 34,81 2.436.938.655 38,56

4. Giá vốn hàng bán 4.103.856.063 5.534.281.060 7.913.053.723 1.430.424.997 34,86 2.378.772.663 42,98

5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 584.305.703 785.828.257 843.994.249 201.522.554 34,49 58.165.992 7,4

6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.488.403

7. Chi phí tài chính 99.210.985 286.146.148 173.258.007 186.935.163 188,42 (112.888.141) (39,45

)

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 427.130.727 437.768.976 599.077.522 10.638.249 2,49 161.308.546 36,85

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh

57.963.991 61.913.133 75.147.123 3.949.142 6,81 13.233.990 21,38

10. Thu nhập khác 1.910.815 3.011.439 1.100.624 57,6

505

Page 51: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

11. Chi phí khác 21.778.887 10685.408 (11.093.479) (50,94

)

12. Lợi nhuận khác (19.868.072) (7.673.969) 12.194.103 (61,38

)

13. Tổng lợi nhuận trước thuế 38.095.919 54.239.164 75.147.123 16.143.245 42,38 20.907.959 38,55

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 10.666.857 14.779.659 21.041.194 4.112.802 38,56 6.261.535 42,37

15. Lợi nhuận sau thuế 27.429.062 39.459.505 54.105.929 12.030.443 43,86 14.646.424 37,12

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

515

Page 52: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Qua báo cáo kết quả kinh doanh phần I: Lãi - lỗ, trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010 ta

thấy kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt

nam

như sau:

2.2.2.1. Đánh giá tình hình doanh thu

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng liên tục qua

3 năm; năm 2009 tăng 1.631.947.551đ (tương ứng tăng 34,81%) so với năm 2008,

sang năm 2010 doanh thu của Công ty tiếp tục tăng 2.436.938.655đ (tương ứng tăng

38,56%) so với năm 2009. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu của Công ty là rất

lớn và phần nào chứng minh được hiệu quả của việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh

doanh của Công ty là một việc làm đúng đắn.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác của Công ty đều có xu

hướng tăng qua các năm, việc tăng này gắn liền với việc tăng qui mô hoạt động, đổi

mới máy móc thiết bị, thanh lý nhượng bán các thiết bị cũ lạc hậu.

2.2.2.2. Đánh giá tình hình lợi nhuận

Tổng lợi nhuận của Công ty đều tăng qua 3 năm cụ thể:

* Năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 16.143.245đ (tương ứng tăng

42,38%) so với năm 2008 chủ yếu do:

- Lợi nhuận gộp thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 3.949.142đ (tương ứng tăng

6,81%) và chịu tác động của:

+ Giá vốn hàng bán tăng 1.430.424.997đ (34,86%). Chi phí quản lý doanh nghiệp

của Công ty tăng 10.638.249đ (2,49%). Tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng

của doanh thu. Điều này đã làm cho lợi nhuận của Công ty năm 2009 tăng lên so với

năm 2008, Công ty đã tiết kiệm tốt các chi phí, hạn chế tới mức tối đa các chi phí trong

khâu quản lý.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng có chiều hướng tăng lên.

* Năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 20.907.959đ (tương ứng

tăng 38,55) do các nguyên nhân sau:

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 13.233.990đ (tương ứng tăng 21,38%),

doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 2.436.938.655đ (38,56%) lớn hơn tốc độ tăng lợi

nhuận. Lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

525

Page 53: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+ Giá vốn hàng bán tăng 2.738.722.663đ (tương ứng tăng 42,98%), tốc độ tăng

giá vốn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu; Công ty cần đi sâu phân tích nhằm tìm ra

nguyên nhân làm cho giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu để có biện pháp khắc phục,

chỉnh đốn chi phí.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tăng một cách đáng kể

(161.308.546đ tương ứng 36,85%).Công ty cần có biện pháp cụ thể nhằm giảm tối đa

các khoản chi phí để hoạt đông kinh doanh có hiệu quả hơn.

535

Page 54: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

2.2.3. Phân tích tình hình tài chính qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính

2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty

Bảng 6: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

ST

TChỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm2009/2008 Năm 2010/2009

Mức % Mức %

1 Tổng tài sản 10.226.819.04

2

14.190.791.56

5

13.680.797.63

6

3.963.972.52

3

38,76 (509.993.929) (3,59)

2 Tài sản ngắn hạn 9.623.966.306 13.198.239.16

4

11.428.390.79

3

3.574.272.85

8

37,14 (1.769.848) (13,41)

3 Tiền và các khoản TĐ tiền 1.067.991.814 1.245.946.038 934.031.690 177.954.224 16,66 (311.914.348) (25,03)

4 Khoản phải thu 2.083.815.121 2.115.823.077 922.632.182 32.007.956 1,54 (1.193.190.895

)

(56,39)

5 Tổng nợ 4.923.141.484 8.848.061.809 7.519.732.859 3.924.920.32

5

79,72 (1.328.328.950

)

(15,01)

6 Nợ ngắn hạn 4.923.141.484 8.848.061.809 7.519.732.859 3.924.920.32

5

79,72 (1.328.328.950

)

(15,01)

545

Page 55: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

7 Tỷ lệ thanh toán tổng thể

(1/5)

2,08 1,6 1,82 (0,48) (23,08) 0,22 13,75

8 Tỷ lệ thanh toán NNH (2/6) 1,95 1,49 1,52 (0,46) (23,59) 0,03 2,01

9 Tỷ lệ thanh toán tức thời

(3/6)

0,22 0,14 0,12 (0,08) (36,36) (0,02) (14,29)

10 Hệ số công nợ (4/5) 0,42 0,24 0,12 (0,18) (42,86) (0,12) (50)

11 Hệ số thanh toán VLĐ (3/2) 0,11 0,09 0,08 (0,02) (18,18) (0,01) (11,11)

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

555

Page 56: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- Tỷ lệ thanh toán tổng thể: Năm 2008 là 2,08 lần sang năm 2009 là 1,6 lần đã

giảm 0,48 lần (tương ứng giảm 23,08%); sang năm 2010 tỷ lệ này tăng 0,22 lần

(tương ứng tăng 13,75%) so với năm 2009.

Nhìn chung, tỷ lệ thanh toán tổng thể của Công ty là khá tốt, chứng tỏ các

khoản huy động từ bên ngoài của Công ty đều có tài sản đảm bảo.

- Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn: Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm

2008 là 1,95 lần; năm 2009 là 1,49 lần tức là giảm 0,46 lần (tương ứng giảm

23,08%); đến năm 2010 tỷ lệ này đạt 1,52 lần tức là tăng 0,03 lần (tương ứng tăng

2,01%) so với năm 2009.

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn

hạn. Căn cứ vào tỷ lệ này trong 3 năm chúng ta nhận thấy tỷ lệ thanh toán nợ ngắn

hạn của Công ty đã nằm trong mức an toàn tài chính, Công ty có đủ khả năng thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.

- Tỷ lệ thanh toán tức thời (nhanh): Tỷ lệ thanh toán tức thời của Công ty năm

2008 là 0,22 lần; sang năm 2009 là 0,14 lần (giảm 0,08 lần tương ứng giảm 36,36%);

đến năm 2010 tỷ lệ này tiếp tục giảm 0,02 lần (tương ứng giảm 14,29%) xuống còn

0,12 lần. Tỷ lệ này chưa cao, chưa nằm trong mức an toàn; chứng tỏ khả năng thanh

toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công

ty là chưa tốt.

- Hệ số công nợ: Hệ số công nợ của Công ty năm 2008 là 0,42 lần sang năm

2009 giảm 0,18 lần (tương ứng giảm 42,86%) đến năm 2010 tiếp tục giảm 0,12 lần

(tương ứng giảm 50%). Điều này cho thấy các khoản phải thu của Công ty luôn lớn

hơn các khoản phải trả; thể hiện lượng vốn Công ty đi chiếm dụng luôn lớn hơn

lượng vốn bị chiếm dụng và ngày càng có xu hướng đi chiếm dụng nhiều hơn.

Nhìn chung các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm liên

tiếp đều nằm trong mức an toàn tài chính, chỉ có tỷ lệ thanh toán tức thời còn chưa

tốt. Do vậy trong những năm hoạt động tiếp theo Công ty cần phát huy hơn nữa cơ

cấu nguồn vốn để giữ cho khả năng thanh toán của Công ty luôn nằm trong mức an

toàn tài chính.

565

Page 57: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

575

Page 58: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

2.2.3.2. Phân tích khả năng hoạt động của Công ty

Bảng 7: Bảng phân tích khả năng hoạt động của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Năm 2009/2008 Năm 2010/2009Mức % Mức %

1 Tổng tài sản bình quân 8.930.797.61

5

12.208.805.30

4

13.935.794.60

1

3.278.007.68

936,7

1.726.989.29

714,15

2 Tài sản ngắn hạn bình quân 8.465.169.72

0

11.411.102.73

5

12.313.274.47

9

2.945.933.01

634,8 902.171.744 7,91

3 Tiền và các khoản TĐT BQ 814.974.047 1.156.968.426 1.139.988.864 341.994.380 41,96 (16.979.652) (1,47)

4 Khoản phải thu bình quân 2.003.036.52

22.099.819.099 1.519.227.630 96.782.577 4,83

(580.591.470

)(27,65)

5 Hàng tồn kho bình quân 5.475.116.71

58.154.134.710 9.704.000.697

2.679.197.99

548,93

1.549.685.98

719

6 TSCĐ bình quân 465.627.897 822.184.847 943.476.727 356.556.950 76,58 121.291.880 14,75

7 Các khoản phải trả bình quân 4.540.834.58

46.885.601.647 8.183.897.334

2.344.767.06

351,64

1.298.295.68

818,86

8 Doanh thu thuần 4.688.161.76

66.320.109.317 8.757.047.972

1.631.947.55

134,81

2.436.938.65

538,56

585

Page 59: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

9 Giá vốn hàng bán 4.103.856.06

35.534.281.060 7.913.053.732

1.430.424.99

734,86

2.378.772.66

342,98

10 Vòng quay hàng tồn kho (9/5) 0,75 0,68 0,82 (0,07) (9,45) 0,14 20,15

11 Thời gian tồn kho bình quân

(360/10)480,29 530,43 441,48 50,14 10,44 (88,95) (16,77)

12 Vòng quay khoản phải thu (8/4) 2,34 3,01 5,76 0,67 28,6 2,75 91,51

13 Kỳ thu tiền bình quân (360/12) 153,81 119,61 62,46 (34,20) (22,24) (57,15) (47,78)

14 Hệ suất sử dụng tài sản (8/1) 0,52 0,52 0,63 (0,01) (1,39) 0,11 21,39

15 Hệ suất sử dụng TSCĐ (8/6) 10,07 7,69 9,28 (2,38) (23,65) 1,59 20,75

16 Hệ suất sử dụng TSNH (8/2) 0,55 0,55 0,71 0 0 0,16 28,41

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

595

Page 60: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

* Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và vòng quay các yếu tố cơ bản cấu thành

tài sản ngắn hạn:

Hiệu suất hoạt động phụ thuộc vào doanh thu, hiệu quả hoạt động có dấu hiệu

tốt khi doanh thu tăng, doanh thu tăng thường kéo theo tài sản ngắn hạn tăng nhưng

tốc độ tăng nhỏ hơn. Đối với Công ty, xu hướng gia tăng trong doanh thu từ năm

2008 là 4.688.161.766đ sang năm 2009 là 6.320.109.317đ tức là tăng 1.631.947.551đ

(tương ứng tăng 34,81%); đến năm 2010 doanh thu vẫn tiếp tục tăng 2.436.938.655đ

(tương ứng tăng 38,56%) và đạt 8.757.047.972đ đã tác động tích cực làm tăng hiệu

quả hoạt động. Với tốc độ gia tăng doanh thu như vậy, tất yếu kéo theo nhu cầu gia

tăng về tài sản đặc biệt là tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2009

tăng 2.945.933.016đ (tương ứng tăng 34,8%) so với năm 2008; sang năm 2010 tài

sản ngắn hạn của Công ty tiếp tục tăng 902.171.744đ (tương ứng tăng 7,91%) so với

năm 2009. Do đó khi xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công

ty chúng ta cần đi sâu tìm hiểu từng nhân tố bên trong của tài sản ngắn hạn đặc biệt

là: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho.

+ Lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 là 814.974.047đ sang

năm 2009 tăng lên 341.994.380đ (tương ứng tăng 41,96%) và đạt 1.156.968.426đ;

đến năm 2010 lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty đã giảm

16.979.562đ (tương ứng giảm 1,47%) so với năm 2009.

+ Các khoản phải thu của Công ty năm 2009 tăng 96.782.577đ (tương ứng tăng

4,83%) so với năm 2008; sang năm 2010 các khoản phải thu lại giảm 580.591.470đ

(tương ứng giảm 27,65%) so với năm 2009.

+ Hàng tồn kho của Công ty tăng đều đặn qua 3 năm; năm 2009 tăng

2.679.197.995đ (tương ứng tăng 48,93%) so với năm 2008, sang năm 2010 hàng tồn

kho của Công ty tiếp tục tăng 1.549.685.987đ (tương ứng tăng 19%) so với năm

2009.

Với tác động của các khoản mục trên đã tác động tới vòng quay của các yếu tố

cơ bản cấu thành tài sản ngắn hạn như sau:

- Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 0,75 lần sang năm 2009 giảm 0,07 lần

(tương ứng giảm 9,45%) và đạt 0,68 lần; đến năm 2010 vòng quay hàng tồn kho của

Công ty tăng 0,14 lần (tương ứng tăng 20,15%) so với năm 2008 và đạt 0,82 lần. Ta

thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty chưa cao đã làm cho số ngày 1 vòng

606

Page 61: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

quay hàng tồn kho của Công ty tăng cao. Công ty cần có biện pháp nâng cao hơn

nữa hệ số này để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong những năm hoạt động

tiếp theo.

- Vòng quay các khoản phải thu của Công ty tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2008

là 2,34 lần sang năm 2009 là 3,01 lần (tăng 0,67 lần tương ứng tăng 28,6%); đến năm

2010 vòng quay các khoản phải thu vẫn tiếp tục tăng 2,57 lần (tương ứng tăng

91,51%) so với năm 2009 và đạt 5,76 lần. Điều này cho thấy tốc độ chuyển đổi thành

tiền từ các khoản phải thu của Công ty đang có sự chuyển biến theo chiều hướng

tốt. Vòng quay các khoản phải thu tăng lên đã kích thích đẩy kỳ thu tiền bình quân

giảm xuống.

Từ tất cả các yếu tố cấu thành nên tài sản ngắn hạn trên, chúng ta có thể đánh

giá hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty là khá tốt. Thực vậy, hiệu suất sử

dụng tài sản ngắn hạn của Công ty liên tục tăng qua 3 năm. Đây là một dấu hiệu tốt

thể hiện sự nỗ lực trong sử dụng tài sản ngắn hạn nhằm mục đích sinh lời.

* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Ngược lại với hiệu suất sử dụng tài sản

ngắn hạn, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty lại giảm qua 3 năm. Năm

2008 là 10,07 lần đến năm 2010 giảm xuống chỉ còn 9,28 lần.

* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Dưới sự tác động của tài sản ngắn hạn và tài

sản cố định đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty tăng qua 3 năm. Do

hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản cố định chưa cao nên hiệu suất sử dụng

tài sản của Công ty qua 3 năm có tăng nhứng không đạt hiệu quả đáng kể. Công ty

cần phải có biện pháp cân đối lại cơ cấu nguồn vốn, phải có sự cấn đối giữa nguồn

vốn và sử dụng nguồn vốn để đạt được hiệu quả cao hơn trong những năm hoạt động

tiếp theo.

616

Page 62: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

626

Page 63: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

2.2.3.3. Phân tích khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn

Bảng 8: Bảng phân tích khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

CL % CL %

1 Tổng tài sản 10.226.819.042 14.190.791.565 13.680.797.636 3.963.927.523 38,76 (509.993.929) (3,59)

2 Tài sản ngắn hạn9.623.966.306 13.198.239.164 11.428.390.793 3.574.272.858 37,14 1.768.848

(13,41

)

3 TSDH 602.852.736 992.552.401 2.252.406.843 389.699.665 64,64 1.259.854.442 126,9

3

4 Tổng nguồn vốn 10.226.819.042 14.190.791.565 13.680.797.636 3.963.927.523 38,76 (509.993.929) (3,59)

5 Nợ phải trả4.923.141.484 8.848.601.809 7.519.732.859 3.924.920.325 79,72

(1.328.328.95

0)

(15,01

)

6 Nguồn vốn CSH 5.303.677.558 5.342.729.756 6.161.064.777 39.052.198 0,74 818.335.021 15,32

7 Tỷ số nợ (5/4)0,48 0,62 0,55 0,14 29,17 (0,07)

(11,29

)

8 Tỷ số TTT (6/5) 1,08 0,60 0,82 (0,48) (44,44) 0,22 36,67

9 Tỷ số TSNH (2/1) 0,94 0,93 0,84 (0,01) (1,06) (0,09) (9,68)

636

Page 64: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

10 Tỷ số TSDH (3/1)0,06 0,07 0,16 0,01 16,67 0,09

128,5

7

11 Tỷ số CCV (6/4) 0,52 0,38 0,45 (0,14) (26,92) 0,07 18,42

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

646

Page 65: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Đối với mỗi doanh nghiệp cấu trúc vốn – tài sản hợp lý phải nằm trong mối

tương quan: Tính chất hoạt động của ngành nghề kinh doanh sẽ quyết định cơ cấu tài

sản, cơ cấu tài sản sẽ điều chỉnh cơ cấu vốn.

- Về mặt tài sản ngắn hạn và tài sản cố định trong tổng tài sản của Công ty: Do

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tăng nên doanh thu tăng mạnh dẫn

tới các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng mạnh và đẩy tài sản ngắn hạn tăng lên.

Năm 2009 tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 37,14% so với năm 2008, tài sản dài

hạn của Công ty tăng 64,64%. Sang năm 2010 Công ty đã chuyển hướng đầu tư:

giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn 13,41% và tiếp tục tăng đầu tư vào tài sản dài hạn

126,93%, nguyên nhân do trong năm 2010 Công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh

doanh, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Công ty

đang từng bước điều chỉnh cơ cấu tài sản hợp lý hơn để có thể phục vụ tốt nhất cho

sản xuất.

- Về cơ cấu nguồn vốn ta xét các tỷ số sau:

+ Tỷ suất nợ của Công ty trong năm 2008 là 0,48 lần đến năm 2009 tăng lên

0,14 lần (tương ứng tăng 29,17%) và đạt 0,62 lần nguyên nhân là do Công ty phải

vay thêm vốn để mở rộng sản xuất. Sang năm 2010 tỷ suất nợ của Công ty giảm

xuống và đạt 0,55 lần (giảm 0,77 lần tương ứng giảm 11,29%) so với năm 2009, điều

này chứng tỏ Công ty đã giảm các khoản nợ nhưng vẫn đảm bảo cho sự tăng trưởng

trong sản xuất.

+ Tương tự tỷ suất tự tài trợ trong 3 năm cũng thay đổi tỷ lệ theo tỷ suất nợ. Cụ

thể năm 2008 tỷ lệ này là 1,08 lần sang năm 2009 giảm 0,48 lần (tương ứng giảm

44,44%) so với năm 2008. Năm 2010 tỷ suất này lại tăng lên 0,22 lần và đạt 0,82 lần.

Điều này cũng được lý giải căn cứ vào tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ của Công

ty trong 3 năm đã cho thấy sự cố gắng cải thiện tình hình tài chính của mình.

- Tỷ số cơ cấu vốn cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Công ty đã tăng song tỷ

trọng của nó vẫn chưa cao so với tỷ lệ nợ phải trả của Công ty.

Để có một cơ cấu tài sản - nguồn vốn hợp lý hơn Công ty cần cân đối giữa nợ

phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, giảm thấp hơn nữa nợ phải trả và tăng dần nguồn

vốn chủ sở hữu.

656

Page 66: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

666

Page 67: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

2.2.3.4. Phân tích khả năng sinh lời của Công ty

Bảng 9: Bảng phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian việt nam

năm 2008 – 2009 – 2010

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

ST

TChỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm 2009/2008 Năm 2010/2009

CL % CL %

1. Lợi nhuận trước thuế 38.095.919 54.239.164 75.147.123 16.143.245 42,38 20.907.959 38,55

2. Tổng tài sản bình quân8.930.797.615

12.208.805.30

4

13.935.794.60

1

3.278.007.68

936,70

1.726.989.297 14,15

3. Nguồn vốn CSH bình quân4.389.936.027 6.885.601.647 8.183.897.334

2.495.638.62

056,85

1.298.295.688 18,86

4. Doanh thu thuần4.688.161.766 6.320.109.317 8.756.047.972

1.631.947.55

134,81

2.436.938.655 38,56

5. Tài sản ngắn hạn bình quân 8.465.169.718

11.411.102.73

5

12.313.314.97

9

2.945.933.01

734,80

902.212.244 7,91

6. TSCĐ bình quân 465.627.897 822.184.847 943.467.727 356.556.950 76,58 121.291.880 14,75

7. Tỷ suất sinh lời tổng TS(1/2) 0,0043 0,0044 0,0054 0,0001 2,33 0,001 2,27

8. Tỷ suất sinh lời vốn CSH

(1/3)0,0087 0,0079 0,0092 (0,0008) (9,23)

0,0013 16,57

9. Tỷ suất sinh lời DTT (1/4) 0,0081 0,0086 0,0086 0,0005 5,61 0 0

67

Page 68: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

10. Tỷ suất sinh lời TSNH (1/5) 0,0045 0,0048 0,0061 0,0003 5,62 0,0013 28,40

11. Tỷ suất sinh lời TSCĐ (1/6) 0,082 0,066 0,08 (0,016) (19,37) 0,014 20,74

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

68

Page 69: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Doanh thu tăng tất yếu giá vốn hàng bán tăng. Giá vốn hàng bán tăng nhưng lượng tăng của giá

vốn ít hơn lượng tăng của doanh thu nên lãi gộp vẫn tăng. Như vậy, khi các chỉ tiêu về doanh thu, lợi

nhuận tăng đã thể hiện qua các hệ số doanh lợi như sau:

- Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn tăng liên tiếp qua 3 năm: Năm 2008 là 0,0045 lần, sang năm

2009 tăng 0,0003 lần (tương ứng tăng 5,62%) và đạt 0,0048 lần; đến năm 2010 tiếp tục tăng 0,0013 lần

(tương ứng tăng 28,4%) so với năm 2009.

Nhìn chung, tỷ suất sinh lời đối với tài sản ngắn hạn của Công ty đang có những chuyển biến theo

chiều hướng tốt.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định năm 2009 giảm 0,016 lần (tương ứng giảm 19,37%) so với

năm 2008; sang năm 2010 tỷ suất này tăng 0,014 lần (tương ứng tăng 20,74%) so với năm 2009. Điều

này chứng tỏ Công ty đã có biện pháp khắc phục nhằm tăng tỷ suất sinh lời của tài sản cố định cụ thể ở

việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản liên tục tăng trong 3 năm liên tiếp do tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn

hạn và tài sản cố đinh đều tăng. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản vào sản xuất

kinh doanh của Công ty.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2008 là 0,0087 lần sang năm 2010 tăng lên và đạt

0,0092 lần; ta thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty đã có sự chuyển biến theo chiều hướng

tốt song tỷ suất này vẫn chưa cao.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần cũng biến đổi theo chiều hướng tốt, thể hiện hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Công ty là khá tốt.

Như vậy, nhìn chung hiệu quả hoạt động của Công ty là khả quan do vậy các chỉ số về khả năng

sinh lời đều tăng qua các năm. Song các chỉ tiêu này vẫn chưa cao, vì vậy trong những năm hoạt động

tiếp theo Công ty cần cố gắng tìm biện pháp nhằm nâng cao các chỉ tiêu sinh lời hơn nữa.

Phần 3: Nhận xét

* Một số nhận xét về tình hình tài chính của Công ty

- Về khả năng thanh toán:

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của Công ty có xu hướng biến

động theo chiều hướng tốt trong 3 năm liên tiếp, chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty đều nằm

trong mức an toàn tài chính chỉ có chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của Công ty còn chưa cao. Do

vậy trong những năm hoạt động tiếp theo Công ty cần tích cực gia tăng tiêu thụ, tăng thu hồi nợ đồng

thời chuyển đổi nhanh chóng thành tiền các khoản phải thu, hàng tồn kho để năng cao khả năng thanh

toán của Công ty.

- Về khả năng hoạt động:

69

Page 70: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

Hiệu suất sử dụng tài sản cụ thể là hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản cố định của Công

ty tuy có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt (tăng dần qua 3 năm) nhưng hiệu suất này vẫn chưa cao;

điều này cho thấy khả năng hoạt động của Công ty không đảm bảo. Nguyên nhân là do Công ty chưa có

sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn nên hiệu quả hoạt động chưa được như mong đợi. Tuy

nhiên chúng ta cũng phải công nhận khả năng hoạt động khá hiệu quả của Công ty thể hiên ở tốc độ

doanh thu và lợi nhuận tăng đều đăn trong 3 năm, đây là điều mà Công ty cần phải phát huy hơn nưa

trong những năm hoạt động tiếp theo.

- Về khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn:

Với đặc trưng là 1 doanh nghiệp xây dựng - sản xuất nên tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn

của Công ty là khá lớn. Qui mô tổng tài sản ngày càng tăng. Nguyên nhân do doanh thu của Công ty

tăng mạnh kéo theo các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng dẫn đến qui mô tài sản ngắn hạn ngày càng

tăng.

- Về khả năng sinh lời của Công ty mới nhìn thì khá tốt biểu hiện qua lợi nhuận và doanh thu đều

tăng. Khả năng sinh lời tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu đều tăng

nhưng tốc độ tăng chưa cao.

Kết quả phân tích ở trên cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tìa chính, phản ánh chính xác

hơn thực trạng tài chính. Chỉ tiêu phân tích được tính cho 3 năm liên tiếp nên có cơ sở chính xác hơn để

lập kế hoạch định hướng sản xuất kinh doanh (Chúng ta có thể có một cái nhìn khải quát nhất qua bảng

tổng hợp các chỉ tiêu tài chinh như sau)

Bảng 10: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển không gian

việt nam

2008 – 2009 – 2010

ĐVT: lần

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh

toán

1. Tỷ lệ thanh toán tổng thể 2,08 1,6 1,82

2. Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn 1,95 1,49 1,52

3. Tỷ lệ thanh toán tức thời 0,22 0,14 0,12

4. Hệ số công nợ 0,42 0,24 0,12

5. Hệ số thanh toán VLĐ 0,11 0,09 0,08

II Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt

động

70

Page 71: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

6 Vòng quay hàng tồn kho 0,75 0,68 0,82

7 Vòng quay khoản phải thu 2,34 3,01 5,76

8 Hệ suất sử dụng tài sản 0,52 0,52 0,63

9 Hệ suất sử dụng TSCĐ 10,07 7,69 9,28

10 Hệ suất sử dụng TSLĐ 0,55 0,55 0,71

III Khả năng cân đối vốn và cơ cấu

vốn

11 Tỷ số nợ 0,48 0,62 0,55

12 Tỷ số TTT 1,08 0,60 0,82

13 Tỷ số TSNH 0,94 0,93 0,84

14 Tỷ số TSDH 0,06 0,07 0,16

15 Tỷ số CCV 0,52 0,38 0,45

IV Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

16 Tỷ suất sinh lời tổng tài sản 0,0043 0,0044 0,0054

17 Tỷ suất sinh lời VCSH 0,0087 0,0079 0,0092

18 Tỷ suất sinh lời doanh thu thuần 0,0081 0,0086 0,0086

19 Tỷ suất sinh lời TSCĐ 0,082 0,066 0,08

20 Tỷ suất sinh lời TSNH 0,0045 0,0048 0,0061

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp)

Xuất phát từ những nhận xét trên chúng ta nhận thấy tình hình tài chính của Công ty có những ưu,

nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

- Qua phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn cho thấy Công ty đang có những cố gắng lớn trong việc

đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất

kinh doanh hiệu quả hơn.

- Có kết quả hoạt động khá tốt trong 3 năm cụ thể: Doanh thu tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm

trước.

- Tình hình tài chính của Công ty khá tốt thể hiện khả năng thanh toán của Công ty đều nằm trong

mức an toàn tài chính, Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản của Công ty.

* Nhược điểm:

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, nợ phải trả lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu chứng tỏ khả năng kinh

doanh của Công ty chưa tốt.

- Khả năng hoạt động của Công ty tuy đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt song vẫn chưa cao.

71

Page 72: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN

VIỆT NAM

1. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ

phần xây dựng phát triển không gian Việt Nam

Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty cổ phần

xây dựng và phát triển không gian Việt Nam. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt

tích cực

và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy

hơn nữa , còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục .

Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp , có những vấn đề thuộc về những nguyên

nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp

phải : sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước khiến hoạt đông kinh doanh ngày

càng khó khăn; chính sách chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực;... Những mặt khách quan

này đòi hỏi doanh nghiệp phải

linh động, uyển chuyển để thích nghi và khắc phục, chính những điều đó sẽ giúp gạn lọc

những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản .

Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh

nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp .

Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế doanh nghiệp, em

72

Page 73: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát

triển chung của cả doanh nghiệp.

+ Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh:

- Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ

Trong 3 năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận làm ra ít nên vốn dùng để bổ

sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài hoặc

đi chiếm dụng của các đối tượng khác. Do đó công ty cần chú ý gia tăng tỷ lệ vốn tự có

bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán.

- Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động

Hàng năm, doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn

vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem vốn lưu động thừa hay

thiếu nhằm xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất

kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh... Nếu thiếu

phải tìm nguồn tài trợ, trước hết là nguồn bên trong ( quỹ phát triển sản xuất kinh

doanh...) rồi mới tới nguồn bên ngoài ( vay ngân hàng, vay cá nhân...).

+ Về tình hình công nợ và thanh toán

Công nợ của công ty qua các năm qua còn tồn đọng nhiều gồm cả các khoản phải thu

và phải trả. Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc thanh toán đúng hạn.

53

73

Page 74: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- Đối với các khoản phải thu: việc các khoản phải thu tăng có thể làm chậm tốc độ

luân chuyển tài sản lưu động, nhưng đôi khi các khoản phải thu tăng cũng sẽ có lợi cho

công ty, vì công ty đã có nhiều khách hàng, bán được sản phẩm, từ đó làm tăng doanh

thu lên. Tuy nhiên, công ty cũng cần có một số biện pháp để có thể giảm bớt các khoản

phải thu như: khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc

trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy

vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp

giữ chân khách hàng lại với công ty.

- Đối với khoản tạm ứng cho công nhân viên: công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt

việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư, nếu chậm trễ sẽ cắt khen thưởng,

cắt danh hiệu thi đua...

- Đối với các khoản phải trả: theo dõi sít sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác

định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn cần thanh toán nhằm

nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng sự tin cậy của các bạn hàng. Công ty cần chú

trọng thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà

nước

+ Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Thông thường, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tuy

nhiên việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất nền kinh tế, phải có quan điểm đúng

đẳn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ít lâu dài. Lợi nhuận

của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan: giá cả, thị trường, chính

sách của Nhà nước về quản lý kinh tế... và chủ quan: trình độ tổ chức quản lý. Cụ thể đối

với doanh nghiệp cần thực hiện các hướng sau:

- Tăng doanh thu bán hàng hợp lý, tích cực:

Page 75: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+ Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu khách hàng, doanh nghiệp nên đa dạng hoá

mặt hàng, phát huy những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng. Phấn đấu đáp ứng nhu

cầu của khách hàng với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo.

+ Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra phải được tiêu chuẩn

hoá để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra. Công ty cần tìm được các đối tác cung ứng

trực tiếp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng tốt, ổn định và giá cả hợp lý để từ

đó sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu của người tiêu

dùng.

- Chú trọng công tác quảng cáo: quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng

nhất của hoạt động chiêu thị. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị trí

cuả công ty trên thương trường, công ty nên có kế hoạch cho chi phí quảng cáo khoảng

3% trên doanh thu. Thiết lập một số quảng cáo thật tốt, phù hợp với đặc điểm tình hình

của sản phẩm, tổ chức khuyến mãi cho khách hàng mua với số lượng lớn để thu hút

khách hàng.

- Công ty phải xây dựng một đội ngũ marketing có trình độ và nghiệp vụ cao để tìm

hiểu thị trường. Chú ý đến thị hiếu của khách hàng, chú trọng đến thị trường trong nước

chứ không chỉ quan tâm đến thị trường nước ngoài.

Page 76: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+ Hạ thấp chi phí kinh doanh

Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những

khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt

cho người tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn còn chi phí

nào không cần thiết thì cương quyết không chi... Trên quan điểm đó, cần phải:

- Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới

đồng bộ hơn, cải tiến dây chuyền sản xuất để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, hạ giá

thành xây dựng.

- Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ

sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó.

- Giảm chi phí hành chánh đến mức thấp nhất có thể được... Quản lý chi phí theo

từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen

thưởng.

+ Tăng cường công tác quản lý lao động:

Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, quản lý lao

động tốt góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của công ty. Để quản lý lao

động tốt cần phải:

- Căn cứ vào nhu cầu công tác ở doanh nghiệp để tuyển dụng và bố trí lao động hợp

lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng

lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

- Quản lý thời gian lao động chặt chẽ, làm việc đúng giờ giấc, rèn luyện ý thức kỷ

luật lao động.

Page 77: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- Tạo cho người lao động những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc , điều này liên

quan đến các vấn đề cải tiến những điều kiện vệ sinh lao động nơi làm việc... Tổ chức các

phòng ban gọn nhẹ, phân định chức năng quyền lực rõ ràng.

- Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương:

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được

doanh nghiệp ( người sử dụng lao động ) trả để bù đắp hao phí sức lao động mà họ đã bỏ

ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tái sản xuất sức lao động và phát triển thêm

đời sống vất chất lẫn tinh thần cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp, tiền lương được sử dụng là đòn bẩy kích thích sự phát triển

của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do

đó cần chấp hành tốt chính sách, chế độ quản lý quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội:

+ Tính toán chính xác tiền lương và các khoản trợ cấp, bảo hiểm phải trả cho từng

người lao động, thanh toán các khoản này đầy đủ và đúng thời hạn quy định cho người

lao động.

Page 78: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

+ Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích

bảo hiểm xã hội ... vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao đọng.

+ Tính toán, phản ánh và thanh toán đẩy đủ, kịp thời các khoản thuế thu nhập và

trích nộp khác.

+ Quỹ khen thưởng được trích từ lợi

nhuận sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng do Đại

hội đồng cổ động thường niên quyết định. Kinh phí khen thưởng hoàn thành kế hoạch

được trích từ quỹ lương của công ty. Hiện tại, công ty áp dụng 3 loại khen thưởng cho cán

bộ công nhân viên công ty như sau: Khen thưởng tập thể và cá nhân lao động giỏi các cấp,

khen thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, khen thưởng đề tài nghiên cứu

khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và những đóng góp đặc biệt cho hoạt động sản xuất

kinh doanh

2. Kiến nghị:

- Đối với công ty:

- Một khó khăn đối với công ty là vốn thiếu. Do đó công ty cần phải gia tăng tỷ lệ

tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường mối

quan hệ tốt đối với các công ty, các tổ chức tài chính, ngân hàng để có thể tìm được các

khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi.

- Quản lý tài sản lưu động: xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ sản xuất

nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu

động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất bị ngừng trệ hoặc sẽ dẫn

đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.

Page 79: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- Quản lý tài sản cố định: bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất

và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố

định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn

cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoặc

đưa vào luân chuyển, bổ sung vào tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

- Công ty phải từng bước hiện đại hóa phương pháp quản lý, cập nhật nhanh thông

tin, giữ nghiêm tính kỷ luật của chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ để làm cơ sở ra

quyết định nhanh chóng, chính xác. Đối với thị trường nước ngoài, việc thu thập thông

tin qua mạng lưới thông tin Quốc tế và trao đổi giao dịch qua fax, telex...là cần thiết và

phù hợp với qui mô công ty hiện nay.

- Công ty cần có đường lối chủ trương chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai

công việc kịp thời đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho các phòng ban trực thuộc công

ty, cho người quản lý điều hành, quản lý, bảo toàn, phát triển và trực tiếp chịu trách

nhiệm, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ

nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

-Đào tạo Công ty đã có sự đầu tư đáng kể cho công tác đào tạo, thể hiện trên các

chỉ tiêu số lượt người được đào tạo hàng năm, chi phí đào tạo trên nhân viên đều gia

tăng trong thời gian khảo sát. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng đào tạo vẫn mang

tính chất luân phiên. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo chưa được công ty chú trọng

đúng mức, mới chỉ dừng ở mức căn cứ vào bằng cấp mà người được đào tạo nhận được

sau khi tốt nghiệp hoặc kết quả kiểm tra sau khóa đào tạo. Công ty chưa xây dựng

được phương pháp đánh giá hiệu quả thực tế của nhân viên sau đào tạo.

- Đối với Nhà Nước:

- Tình hình vốn vừa qua của công ty còn rất hạn chế. Nhà nước cần xem xét cấp bổ

sung vốn cho công ty để đảm bảo công ty có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Do tình hình lịch sử công ty đã để lại đội ngũ công nhân viên chức công ty trình độ

hạn chế, biên chế dư, song công ty không thể tự giải quyết được bằng quỹ của công ty.

Nhà Nước cần có chính sách đối với số lao động dư này, đảm bảo cho họ tìm việc khác.

Page 80: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

- Về chính sách đầu tư: chính sách của Đảng và Nhà nước là đầu tư và nắm giữ các

doanh nghiệp có liên quan đến an ninh quốc gia, các doanh nghiệp công ích… Tuy vậy

đối với loại hình công ty, Nhà nước nên có chính sách dầu tư gián Việc đầu tư gián tiếp thông

qua việc cấp tín

Page 81: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

dụng, mở rộng tín dụng dài hạn là phù hợp, để công ty có lãi, mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doan

Page 82: áN t_t nghi_p v_ _ình duy

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, có không ít doanh nghiệp sau

khi hoạt động chưa được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách

quan. Những doanh nghiệp còn tồn tại thì cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các

doanh nghiệp Nhà nước.

từ ngày thành lập đến nay đã

hơn 10 năm, đã trải qua không ít khó khăn. Cùng với sự chuyển mình của đất nước

công ty đã và đang tự khẳng định mình để đi lên. Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn,

nhưng qua phân tích ở trên cho thấy:

- Các khoản công nợ của công ty tuy lớn nhưng công ty có thể khống chế và quản

lý.

- Doanh lợi của công ty tuy không cao nhưng công ty đang có những biện pháp để

thu hút khách hàng và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước,

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.

Với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh lãnh đạo của Ban giám đốc công ty đã tận

dụng thuận lợi vượt qua những khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách

tương đối. Những điều đó khẳng định một tương lai phát triển vững chắc của công ty.

Page 83: áN t_t nghi_p v_ _ình duy