qtkdqttiuluanthamkhao

205
Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................ 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010..................................5 1.1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu...................... 6 1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu.................... 12 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010....................... 22 2.1. Mặt hàng gạo.................................... 22 2.1.1. Khái quát về thị trường gạo thế giới.......... 22 2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.......... 22 2.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu...................... 22 2.1.2.2. Về thị trường xuất khẩu..................... 24 2.1.3. Đối thủ cạnh tranh.............................26 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn ........................ 27 2.1.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng gạo..........................................31 2.2. Hàng dệt may.................................... 33 2.2.1. Khái quát thị trường dệt may thế giới..........33 2.2.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may.......... 33 2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu......................... 33 2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu........................ 35 2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh.......................... 37 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn......................... 37 2.2.4. Giải pháp..................................... 40 2.3. Hàng da giày.................................... 41 2.3.1. Khái quát về thị trường da, giày thế giới..... 41 2.3.2. Tình hình xuất khẩu da, giày Việt Nam......... 42 2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu......................... 42 1

Upload: nguyen-nhung

Post on 22-Jun-2015

63 views

Category:

Education


0 download

DESCRIPTION

phân tích FDI

TRANSCRIPT

Page 1: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010...............................................................................5

1.1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu......................................................................... 6

1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu........................................................................ 12

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.................................................................. 22

2.1. Mặt hàng gạo................................................................................................... 22

2.1.1. Khái quát về thị trường gạo thế giới.............................................................. 22

2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam......................................................... 22

2.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu.............................................................................. 22

2.1.2.2. Về thị trường xuất khẩu.............................................................................. 24

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................26

2.1.4. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................... 27

2.1.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng gạo..............31

2.2. Hàng dệt may................................................................................................... 33

2.2.1. Khái quát thị trường dệt may thế giới.............................................................33

2.2.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may.......................................................... 33

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 33

2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 35

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 37

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 37

2.2.4. Giải pháp........................................................................................................ 40

2.3. Hàng da giày.................................................................................................... 41

2.3.1. Khái quát về thị trường da, giày thế giới....................................................... 41

2.3.2. Tình hình xuất khẩu da, giày Việt Nam......................................................... 42

2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 42

2.3.2.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 43

2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 46

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 47

2.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng da giày....... 50

2.4. Thủy sản........................................................................................................... 51

2.4.1. Khái quát về thị trường thủy sản thế giới....................................................... 51

2.4.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam........................................................ 52

1

Page 2: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 52

2.4.2.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 54

2.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 57

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 58

2.4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản..... 62

2.5. Cà phê............................................................................................................... 64

2.5.1. Khái quát về thị trường cà phê....................................................................... 64

2.5.2. Tình hình xuất khẩu cà phê............................................................................ 65

2.5.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 65

2.5.2.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 66

2.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 70

2.5.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 71

2.5.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cà phê.............. 74

2.6. Cao su............................................................................................................... 75

2.6.1. Khái quát về thị trường cao su thế giới.......................................................... 75

2.6.2. Tình hình xuất khẩu cao su............................................................................ 75

2.6.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 75

2.6.2.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 77

2.6.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 78

2.6.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 78

2.6.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cao su............... 80

2.7. Dầu thô............................................................................................................. 81

2.7.1. Khái quát thị trường dầu mỏ thế giới............................................................. 81

2.7.2. Tình hình xuất khẩu dầu thô........................................................................... 82

2.7.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 82

2.7.2.2. Thị trường xuất khẩu chính......................................................................... 83

2.7.2.3. Các nước, khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới.............................. 84

2.7.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 85

2.7.4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho dầu thô............................. 87

2.8. Máy vi tính và linh kiện.................................................................................. 88

2.8.1. Khái quát về thị trường máy tính và linh kiện thế giới.................................. 88

2.8.2. Tình hình xuất khẩu....................................................................................... 89

2.8.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 89

2.8.2.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 89

2.8.2.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 91

2.8.3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................... 93

2

Page 3: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.8.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho máy vi tính và linh kiện

điện tử....................................................................................................................... 95

2.9. Gỗ và sản phẩm gỗ.......................................................................................... 96

2.9.1. Tình hình xuất khẩu gỗ.................................................................................. 96

2.9.1.1. Kim ngạch xuất khẩu.................................................................................. 96

2.9.1.2. Thị trường xuất khẩu................................................................................... 98

2.9.1.3. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................... 99

2.9.2. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................. 101

2.9.3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho gỗ và các sản phẩm gỗ...... 103

2.10. Mặt hàng tiêu............................................................................................... 104

2.10.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010............................................. 104

2.10.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu........................................................................ 106

2.10.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................... 107

2.10.4. Thuận lợi và khó khăn................................................................................ 108

2.10.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu. . . 110

2.11. Mặt hàng điều.............................................................................................. 112

2.11.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 -2010.............................................. 112

2.11.2. Thị trường tiêu thụ chủ yếu........................................................................ 114

2.11.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................... 116

2.11.4. Thuận lợi và khó khăn................................................................................ 117

2.11.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng điều....... 120

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG KHÁC CÓ

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU LỚN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010......................... 123

3.1. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm.............................................................. 123

3.2. Than đá.......................................................................................................... 124

CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU.... 127

4.1. Nhận xét......................................................................................................... 127

4.2. Giải pháp........................................................................................................ 127

KẾT LUẬN........................................................................................................... 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 131

3

Page 4: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi

quốc gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh, Việt Nam của chúng ta cũng vậy. Là

một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế

giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Sức

cạnh tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc

gia, hay bất kỳ dân tộc nào.

Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa

bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong

nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù

hợp với sự phát triển của thế giới.

Qua tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

chúng ta sẽ có một đánh giá tổng quan hơn về sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị

trường thế giới, đặt biệt là trong xuất khẩu. Hiểu và nắm bắt được khả năng của

chính những mặt hàng của chúng ta, chúng ta mới có thể phát huy được thế mạnh

của mình, từ đó đưa hàng hóa của mình vươn cao, vươn xa ra thị trường quốc tế.

Đề tài nghiên cứu này bao gồm các vấn đề sau: Thực trạng xuất nhập khẩu

của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010; Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ

lực của Việt Nam; Giải pháp đẩy mặt xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực cũng như

khai thác sức mạnh của các mặt hàng tiềm năng. Để thực hiện đề tài này ngoài sự cố

gắng của nhóm, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của GS.TS. Võ Thanh Thu.

4

Page 5: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Theo đề án "Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010" của Bộ Thương mại

từ đầu năm 2006 đề ra mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt

mức 18,5% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn 2006

– 2010 đạt mức 17,5%/năm với tổng giá trị kim ngạch ước đạt gần 272 tỷ USD.

Và lúc này đây chúng ta đã bước vào quý 3, năm cuối cùng của kế hoạch

kinh tế 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, chúng ta đã đạt được những gì? Điểm sơ lại

toàn bộ tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong 5 năm 2006 – 2010, chúng ta có

thể thấy một điều là nền kinh tế của chúng ta đã có những chuyển biến rất rõ rệt và

đã có những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, xuất nhập

khẩu, nhất là từ khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế

thế giới – WTO, tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

5

Page 6: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

1.1 Về kim ngạch xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 7T/2010

Chỉtiêu

Thờigian

Tổng KN XNK

(Tỷ USD)

Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

KNXK(Tỷ

USD)

Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

KNNK(Tỷ

USD)

Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

Mức nhập siêu

(Tỷ USD)

2006 84,70 22.01% 39,83 22,80% 44,89 21,40% 5,072007 111,20 31,30% 48,56 21,90% 62,70 ≈ 40,00% 14,122008 143,40 28,90% 62,69 29,10% 80,71 28,80% 18,032009 127,05 - 11,40% 57,10 - 8,90% 69,95 - 13,30% 12,85

7T/2010 ≈ 84,30 22,20% 38,52 18,30% 45,78 25,70% 7,25

Nguồn: Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam

Năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 84,7 tỷ USD, trong

đó: xuất khẩu tăng 22,8% với kim ngạch 39,83 tỷ USD; nhập khẩu tăng 21,4% với

44,89 tỷ USD. Mức nhập siêu chỉ là 5,07 tỷ USD, bằng khoảng 12,7% xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô (đạt 16,4 triệu tấn, tương đương

8,26 tỷ USD về trị giá); than đá; hàng dệt may; giày dép; hàng điện tử, máy vi tính

và linh kiện; hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ; gạo; cao su; cà phê.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng;

xăng dầu; phân bón; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, da,

giày và vải các loại, ô tô nguyên chiếu và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện.

6

Page 7: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2006 – 7T/2010

Nguồn: Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bước sang năm 2007, có thể coi là năm đánh dấu mốc quan trọng cho nền

kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO (ngày

11/01/2007), mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam thực sự mở rộng, xóa bỏ sự

phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu; giữa đầu tư trong và ngoài nước

đồng thời minh bạch hóa. Các lĩnh vực quan trọng nhất về thương mại hàng hóa mà

Việt Nam đã cam kết bao gồm mở cửa thị trường thông qua cắt giảm các hàng rào

thuế quan; chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các

quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng

hóa;…

Hiệu ứng tốt đẹp từ sự kiện này đó là sự gia tăng lớn về kim ngạch xuất nhập

khẩu của ta đạt 31,3% so với năm 2006, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của năm lên

tới 111,2 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm

7

Page 8: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

trước, vượt 3,8% kế hoạch năm và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao

gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu.

Tính đến hết tháng 12, cả nước có 9 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD và có 5

nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng đột biến và đã vượt kế hoạch năm

(cà phê, hàng dệt may, hạt tiêu, hạt điều và than đá). Tuy nhiên, có vài nhóm hàng

có kim ngạch cao đã không thể hoàn thành kế hoạch năm (như: cao su, dầu thô, gỗ

& sản phẩm gỗ, máy vi tính và sản phẩm điện tử & linh kiện). Việc tăng trưởng các

mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng dệt may và nông sản trong năm này

chủ yếu là do việc tiếp cận thị trường thuận lợi hơn bởi việc gia nhập WTO.

Tốc độ gia tăng kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu qua các năm

Mặt hàng Tốc độ tăngCà phê 57%

Sản phẩm nhựa 48%Dệt may 33%

Túi xách và ví 26%Linh kiện điện tử 26%

Sản phẩm gỗ 24%Hạt điều 30%Hạt tiêu 42%

Một số hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng đột biến trong năm 2007

Trong khi tăng trưởng xuất khẩu vẫn chưa thể hiện mức độ bứt phá như kỳ

vọng thì hoạt động nhập khẩu đã thực sự sôi động ngay từ tháng đầu tiên của năm

2007 với kim ngạch đạt 4,33 tỷ USD (mức cao nhất trước đây là  4,22 tỷ USD vào

tháng 12/2006). Tính đến hết năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là

62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006 và hoàn thành vượt 19,9% mức kế

hoạch năm. Cả nước có 15 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó

nhóm máy móc thiết bị đạt trên 10 tỷ USD. Nếu so sánh trên con số tuyệt đối, tổng

kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng tới 17,79 tỷ USD, tốc độ tăng cũng cao  hơn

18,2% so với tốc độ tăng năm 2006. Chính sự gia tăng quá lớn trong nhập khẩu đã

kéo giãn rất lớn khoảng cách về tốc độ tăng của nhập khẩu so với xuất khẩu, đẩy

nhập siêu lên một mức cao ngất ngưỡng (14,12 tỷ USD), gấp 2,8 lần của  nhập siêu

năm 2006.

Một tác động gián tiếp của việc gia nhập WTO trong năm 2007 là sự thay

đổi tích cực hơn trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch

dần từ sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, cao su, gạo) sang sản phẩm công nghiệp chế

biến, kể cả sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

8

Page 9: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Năm 2008, do khủng hoảng lương thực và năng lượng thế giới trong 6

tháng đầu năm, giá xuất khẩu dầu thô và gạo đã tăng mạnh, khiến cho kim ngạch

xuất khẩu gạo cả năm tăng tới 94% và kim ngạch dầu thô tăng 22%. Các mặt hàng

xuất khẩu chính khác có kim ngạch tăng cao là than đá (39%), hạt điều (41%), nhựa

(30%), túi xách (33%), hàng điện tử và máy tính (22%), thủy sản (20%), sản phẩm

gỗ (19%). Bên cạnh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chế biến như

dệt may, đồ gỗ, điện tử, dây điện và cáp điện, trong năm 2008 bị suy giảm chủ yếu

là do giá nhiều sản phẩm thô gia tăng và một phần do suy thoái kinh tế thế giới

những tháng cuối năm làm nhu cầu nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, lắp ráp và gia công

vẫn là những lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến tuy mức

tăng không cao, đồng thời danh mục hàng xuất khẩu còn chậm đa dạng hóa. Các

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của năm có dầu thô, than đá, hàng dệt may, giày dép,

gạo, hải sản, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện và linh

kiện, dây điện và dây cáp điện.

Kim ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu năm 2008 lên tới 44,5 tỷ USD, tăng

60,3% so cùng kỳ năm 2007 (14,5 tỷ USD). Với các biện pháp quyết liệt của Chính

phủ, nhập khẩu và nhập siêu đã giảm vào nửa cuối 2008. Nhập khẩu nguyên liệu

sản xuất trong các tháng cuối năm 2008 giảm mạnh còn do suy thoái kinh tế thế giới

đã ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và sản xuất ở Việt Nam. Nhập khẩu chủ yếu tập

trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và máy móc phục vụ sản xuất trong

nước và xuất khẩu. Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là

80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so

với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm

mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại

và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Các mặt hàng

nhập khẩu chủ lực là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; phân bón; xăng dầu;

chất dẻo nguyên liệu; sắt thép; ôtô nguyên chiếc; máy vi tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện; nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày; thức ăn

gia súc và nguyên liệu; vàng các loại.

Năm 2009, hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 với sự đổ vỡ của nhiều nền kinh tế lớn.

Khởi nguồn là những bất ổn tài chính và nhà đất của Hoa Kỳ, từ tháng 9/2008 đã

chứng kiến hàng loạt các công ty lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới trên bờ vực

phá sản.

9

Page 10: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trong năm 2009, do giá dầu thô giảm mạnh và một phần sản lượng dầu thô

khai thác ở trong nước được dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đã kéo kim

ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh, giảm tới 36,5%. Một số mặt hàng cũng có

mức sụt giảm kim ngạch lớn như cao su giảm 26%, giầy dép giảm 19%; cà phê

giảm 25%... Nhưng ở một số mặt hàng, xuất khẩu vẫn được duy trì, kim ngạch giảm

thấp hơn mức giảm chung, thậm chí còn tăng như dệt may đạt 9,1 tỷ USD giảm

0,13%; sản phẩm điện tử vi tính và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD tăng 6,9%; thủy sản đạt

4,43 tỷ USD giảm 1,8%...

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng khối lượng xuất khẩu hầu hết các

mặt hàng của nước ta trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008 như dầu thô tăng

2,5%; cà phê tăng 35%; nhân điều tăng 10%; gạo tăng 30%.... Điều này cho thấy

sức cạnh tranh của hàng Việt Nam là khá tốt.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, dầu thô, hạt điều, than đá, gạo,

cao su, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh

kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.

Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2009 đạt 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% sao với

năm 2008. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng;

xăng dầu; nguyên liệu ngành dệt may, da giày; sắt thép; kim loại thường; thức ăn

gia súc và nguyên liệu; phân bón; dược phẩm; ô tô nguyên chiếc các loại, linh kiện

và phụ tùng ô tô; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.

Kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và

nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu

so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm

khó khăn này.

Bước sang 2010, nền kinh tế có những biến chuyển tốt đẹp. Trong 7 tháng

đầu năm 2010 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ

USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD,

tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%.

Trong 7 tháng đầu năm này, nhiều mặt hàng giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ

làm kim ngạch xuất khẩu tăng như: giá hạt điều tăng 18,9%, chè các loại tăng

10,3%, hạt tiêu tăng 37,4%, gạo tăng 6%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 74,7%, than

đá tăng 49%, dầu thô tăng 46,8%, cao su tăng 91,7%. Giá của các mặt hàng kể trên

góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,121 tỷ USD. Riêng mặt hàng cà phê

10

Page 11: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

có giá xuất khẩu giảm khoảng 4,78% (tương ứng giảm kim ngạch xuất khẩu 53 triệu

USD).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nửa năm đầu 2010 có

hàng dệt may; gạo; hàng thủy sản; dầu thô; cao su; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ;

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Các mặt hàng nhập khẩu chính là xăng dầu; chất dẻo nguyên liệu; phân bón;

máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; ô

tô nguyên chiếc; sắt thép các loại; nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; thức ăn

gia súc và nguyên liệu.

Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu

giai đoạn 2006 – 2009 (%)

2006 2007 2008 2009Dầu thô 21,0 17,5 16,6 11,0Dệt may 14,6 16,1 14,5 15,9Giày dép 9,0 8,2 7,5 7,1Thủy sản 8,5 7,8 7,2 7,4Sản phẩm gỗ 4,8 4,9 4,4 4,5Điện tử, máy tính 4,5 4,5 4,3 4,9Cà phê 2,8 3,8 3,2 3,0Gạo 3,3 3,0 4,6 4,7Cao su 3,2 2,9 2,5 2,1Than đá 2,3 2,1 2,3 2,3Dây điện và cáp điện 1,8 1,8 1,6 1,6Sản phẩm nhựa 1,2 1,5 1,5 1,4Hạt điều 1,3 1,3 1,5 1,5Túi xách, vali, mũ, ô, dù 1,2 1,3 1,3 1,3

Nguồn: Theo tư liệu của Bộ Công thương, Dự thảo Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế

quốc tế đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO

11

Page 12: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

1.2 Về thị trường xuất nhập khẩu:

Nguồn: Theo báo cáo thông kê của Bộ Công thương, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

nhiệm vụ kế hoạch 2009 và kế hoạch 2010 của ngành công thương

EU:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường EU

NămTrị giá xuất khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Trị giá nhập khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Nhập siêu(ngàn USD)

2006 7.093.970 27,2 3.129.152 21,2 3.964.8182007 9.096.358 28,2 5.142.400 64,3 3.953.9582008 10.853.004 19,3 5.445.162 5,9 5.407.8422009 9.378.294 -13,6 6.417.515 17,9 2.960.779

6T/2010 4.952.844 2.960.141 1.992.703

Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương

12

Page 13: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kể từ năm

1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên của EU

đã tăng nhanh, trung bình khoảng 15-20%/năm. Năm 2002, kim ngạch hai chiều

tăng gấp 20 lần so với năm 1990. Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU năm 2003

đạt 6,8 tỷ USD (theo số liệu thống kê của phía EU), đứng thứ hai sau Mỹ, trong đó

ta tiếp tục xuất siêu (khoảng 1 tỉ USD). Xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh

(hơn 15%), nhất là với Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan.

Năm 2007 kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và các nước

Châu Âu đạt 16,74 tỷ USD, tăng 30,31% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu đạt

9,96 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 28,23%;

nhập khẩu đạt 6,77 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng

33,48%. Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn là EU, chiếm 91,3% tổng trị giá

xuất khẩu và 75,83% tổng trị giá nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và cả Châu

Âu. Năm 2008 thương mại hai chiều Việt Nam – EU đạt gần 16 tỷ USD, trong đó

xuất khẩu đạt gần 11 tỷ USD; nhập khẩu hơn 5 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2010 tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ EU đã đạt tới 3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu

đạt 5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 3 tỷ USD.

13

Page 14: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

HOA KỲ:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

NămTrị giá xuất khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Trị giá nhập khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Nhập siêu(ngàn USD)

2006 7.845.120 32,4 987.043 14,4 6.858.0772007 10.104.538 28,9 1.700.464 72,3 8.404.0742008 11.868.509 17,5 2.635.288 55,0 9.233.2212009 11.355.757 -4,3 3.009.392 14,2 8.346.365

6T/2010 6.299.691 1.719.192 6.120.499

Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương

Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi

Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ

Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997.

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định

về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định về hoạt động của Cơ

quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) tại Việt Nam (ngày 26/3/1998), Hiệp định

Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày

14

Page 15: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày

26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), … Đến nay, quan hệ

buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Hoa Kỳ liên

tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Tuy nhiên năm 2008, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn

cầu, ngoài một số thuận lợi như một số mặt hàng trong một số tháng đầu năm được

lợi về giá, về thị trường, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do cạnh tranh thị

trường, về chính sách giám sát hàng dệt may của Mỹ, các quy định của Luật nông

nghiệp Mỹ, đặc biệt việc khủng hoảng tài chính, tiền tệ của Mỹ và một số nền kinh

tế lớn làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ có xu hướng tăng không

cao như năm 2007, xuất khẩu đạt gần 12 tỷ USD (chỉ đạt 17,5% thấp hơn so với

28,8% năm 2007). Trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ

cũng đạt khá cao ở mức 23,7%, và Mỹ tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu từ

Việt Nam, một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng cao là: hàng dệt may,

dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, hải sản, máy vi tính và linh kiện, hạt điều, …

Bên cạnh Mỹ cũng là thị trường cung cấp cho Việt Nam nhiều mặt hàng,

trong đó có máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hóa chất, dược phẩm, nguyên vật

liệu ngành dệt may, da giày; sản phẩm từ dầu thô, sữa và sản phẩm sữa, …

NHẬT BẢN:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản

NămTrị giá xuất khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Trị giá nhập khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Nhập siêu(ngàn USD)

2006 5.240.087 18,0 4.702.120 15,4 537.9672007 6.089.978 16,2 6.188.907 31,6 -98.9292008 8.537.938 40,2 8.240.662 33,1 297.2762009 6.291.810 -26,3 7.468.092 -9,4 -1.176.282

6T/2010 3.481.717 4.084.867 -603.150

Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương

15

Page 16: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về mậu dịch

Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ

quốc từ 1999. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng, năm 2007 đạt

trên 6 tỷ USD (tăng 16,2% so với năm 2006), trong đó: nông thủy sản, thực phẩm là

51 tỷ USD (chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu), hải sản là 14,6 tỷ USD (chiếm

2,4%), may mặc là 30 tỷ USD (chiếm 4,9%)…; nhập siêu khoảng 100 triệu USD

(chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị gia tăng do có sự gia tăng trong đầu tư

trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam). Bước sang năm 2008, với sự nỗ lực của cộng

đồng doanh nghiệp hai nước, kim ngạch thương mại hai chiều đã có tín hiệu tăng

trưởng tốt, tuy nhiên chúng ta đang có xu hướng tăng nhập siêu từ thị trường Nhật

Bản với tốc độ tăng giá trị nhập khẩu vượt rất nhanh so với giá trị tăng xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản là: Dầu thô, hải

sản, gạo, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, dây cáp điện,… Hiện tôm và mực là hai mặt

hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Bên cạnh tôm và mực, thì mặt hàng gỗ cũng rất

tiềm năng. Hiện mặt hàng này đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, chiếm 8,3% thị

phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là các nguyên phụ

liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước như: Máy móc thiết bị phụ tùng, chất

16

Page 17: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

dẻo nguyên liệu, máy vi tính & linh kiện, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ, nguyên

phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu thuốc lá, sắt thép các loại,...

ASEAN:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường ASEAN

NămTrị giá xuất khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Trị giá nhập khẩu (ngàn

USD)

Tăng/giảm so với cùng

kỳ (%)

Nhập siêu(ngàn USD)

2006 6.632.635 15,5 12.546.581 34,5 -5.913.9462007 8.110.296 22,3 15.908.155 26,8 -7.797.8592008 10.194.815 25,7 19.570.866 23,0 -9.376.0512009 8.591.867 -15,7 13.813.070 -29,4 -5.221.203

6T/2010 5.242.365 7.583.482 -2.341.117

Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương

Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt

Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu Thống kê Hải

quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính

chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng

hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008

17

Page 18: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của

Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu

hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và

thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại,

ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh

nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc. Năm 2009, do chịu ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả

các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD,

giảm gần 25% so với một năm trước đó. Năm 2010, khi nền kinh tế đang trong giai

đoạn phục hồi, quan hệ kinh tế 2 chiều Việt Nam – ASEAN đã có những tín hiệu

lạc quan, nhưng nhìn lại chặng đường đã qua cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại

của Việt Nam với ASEAN chưa xứng tầm với tiềm năng của khu vực này, trong khi

tìm kiếm các thị trường mới dường như Việt Nam chưa khai thác hết thị trường còn

tiềm năng rất lớn với hơn 500 triệu dân ASEAN; các doanh nghiệp Việt Nam cần

nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực này để

trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm

nhập siêu và tiến tới từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với

các quốc gia thành viên ASEAN.

TRUNG QUỐC:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

NămTrị giá xuất khẩu

(ngàn USD)Trị giá nhập khẩu

(ngàn USD)Nhập siêu

2007 3.356.676 12.502.004 -9.145.3282008 4.535.670 15.652.126 -11.116.4562009 4.909.025 16.440.952 -11.531.927

6T/2010 2.864.154 9.099.075 -6.234.921

Nguồn: Tổng cục thống kê và số liệu thống kê của Bộ Công thương

18

Page 19: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam từ ngày 18 tháng 01 năm

1950. Trong vài năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Quan hệ thương mại

chính ngạch cũng như quan hệ thương mại biên mậu diễn ra ngày càng sôi động.

Việt nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các doanh nghiệp

Trung Quốc. Sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng là

một trong những yếu tố để các doanh nghiệp Trung Quốc đến kinh doanh tại Việt

nam. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu

của Việt Nam.

Những tháng đầu năm 2010, Trung Quốc vẫn nằm trong top 10 nước nhập

khẩu của Việt Nam với kim ngạch đạt giá trị lớn nhất, và là thị trường dẫn đầu về

hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều

Việt Nam - Trung Quốc năm 2009 đạt 20 tỷ USD, 7 tháng đầu năm 2010 đã đạt 13

tỷ USD và triển vọng cả năm có thể đạt tới 25 tỷ USD.

Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm

năng phát triển. Một bất lợi cho Việt Nam hiện nay là tình trạng nhập siêu từ Trung

Quốc cao gây mất cân đối ngoại tệ nhập khẩu, chưa kể hàng hóa xuất khẩu của Việt

Nam vẫn còn yếu trong cạnh tranh nên thường gặp khó khăn trong việc gia tăng kim

ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc với vị trí

địa lý thuận tiện có thể bổ sung cho nhau những cơ hội phát triển. Trong thời gian

tới, Việt Nam cần phải tiếp tục chủ động tìm kiếm những mặt hàng có thế mạnh để

19

Page 20: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

gia tăng xuất khẩu trên thị trường này, từng bước giảm dần nhập siêu trong thời

gian tới.

Bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm, trong

những năm gần đây, đặc biệt là từ 2008 tới nay chúng ta tiếp tục giữ vững thị

trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng

loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trường

tại khu vực Châu Phi-Tây Nam Á, Châu Á, và Châu Đại Dương.

Trong tương lai gần, chúng ta nên mở rộng xuất khẩu sang các thị trường phi

truyền thống, các thị trường đang nổi lên như Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Cộng hòa Séc,

các nước Trung Đông, Trung Quốc đối với thủy sản; thị trường châu Phi đối với

mặt hàng gạo.

Tóm lại, trong giai đoạn 5 năm 2006 – 2010, nền kinh tế Việt Nam đã

trải những biến chuyển lớn, đó là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên

WTO và cả cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Khi bước vào và tham

gia cùng với các bạn bè trên khắp thế giới, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không

nhỏ và có những biến cố rất dễ xảy ra. Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới

biến động không ngừng, làm cho tình hình thương mại trong và ngoài nước đặc biệt

là hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta chịu ảnh hưởng không ít, cả về sản lượng,

về giá và cả về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu. Hiện tại, chúng ta là nước đang

phát triển, còn khá nhiều non kém so với các nước trên thế giới đặc biệt là về công

nghệ kỹ thuật và khả năng quản lý cũng như trình độ lao động. Điều này chính là

điểm chi phối lớn đến khả năng xuất nhập khẩu của Việt Nam ta hiện nay, chúng ta

nhập rất nhiều về công nghệ, kỹ thuật, máy móc thiết bị và cả những nguyên phụ

liệu sản xuất phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, kể cả những thứ chúng ta có thể

có nguồn rất lớn trong nước như phụ liệu cho ngành may mặc, hay cả các loại xăng

dầu (trong khi chúng ta có trữ lượng dầu thô không nhỏ và ta vẫn xuất khẩu một

khối lượng rất lớn dầu thô mỗi năm), do chúng ta còn hạn hẹp về điều kiện và khả

năng sản xuất. Trong khi đó, giá trị các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ta không

cao, nhiều mặt hàng có xu hướng giảm giá do nhu cầu giảm, còn những mặt hàng

nhập khẩu lại có giá trị rất lớn như máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật, … Điều

này làm cho cán cân xuất nhập khẩu thường xuyên bị thâm hụt với những con số

lớn.

Chưa kể tình hình xản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gần

như không thể kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất cứ mọc lên như nấm, trong khi

20

Page 21: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

nguyên phụ liệu sản xuất thì không thể đáp ứng kịp, điều này cũng là một lý do

khiến cho Việt Nam dần dần trở thành một xưởng gia công khổng lồ của thế giới

với một mặt bằng giá nhân công rất rẻ. Đây là một vấn đề đáng chú ý trong việc

quản lý nền kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

nói riêng của Việt Nam hiện nay.

21

Page 22: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

2.1. Mặt hàng gạo:

2.1.1. Khái quát về thị trường gạo thế giới:

Trong số các loại lương thực bao gồm gạo, lúa mì, ngô, kê, lúa mạch... thì

gạo và lúa mì là hai loại thực phẩm chiếm vị trí quan trọng trong khẩu phần ăn hàng

ngày của con người. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên

hợp quốc (FAO), sản xuất lúa gạo và lúa mì đạt mức tương đương nhau.

Sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, châu Á là nơi

sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 90%. Các nước có

lượng gạo sản xuất và xuất khẩu gạo lớn là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam…

Gạo không phải là một mặt hàng xuất nhập khẩu thông thường mà nó còn là vấn đề

an ninh quốc gia, là mặt hàng chi phối giá cả tại những nước có lương thực chính là

gạo. Do vậy, các quốc gia luôn có chính sách thận trọng đối với việc xuất – nhập

khẩu mặt hàng này. Các nước nhập khẩu gạo lớn hiện nay Philipines, Inđônêxia,

Trung Quốc, Irad…

Diễn biến cung - cầu gạo thế giới những năm gần đây

Đơn vị tính: Triệu tấn

Niên vụ 2006/07 2007/08 2008/09Sản lượng 420,61 431,14 434,59Mậu dịch 31,94 29,25 29,50Tổng sử dụng 420,90 427,92 432,33Dự trữ cuối niên vụ 75,38 78,59 80,85

Nguồn: Grain: WM&T, Dec. 2008

2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam:

2.1.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu:

Với điều kiện thuận lợi sản xuất lúa gạo, sản lượng gạo của VN không ngừng

gia tăng theo các năm, lượng gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước

22

Page 23: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng năm góp phần đáng kể vào tổng kim

ngạch quốc gia.

Đồng bằng song Cửu Long và đồng bằng song Hồng là hai vùng trồng và sản

xuất lúa gạo mang tính chiến lược của VN. Diện tích trồng lúa cả nước hơn 7 nghìn

hecta. Sản lượng không ngừng gia tăng qua các năm.

Bảng số liệu diện tích và sản lượng lúa gạo 2006-2009

NămDiện tích(ngàn ha)

Sản lượng sản xuất(triệu tấn)

2006 7.3248 36.202007 7.2010 35.872008 7.3966 37.752009 7.4294 38.89

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam bắt đầu xuất khẩu

gạo từ năm 1989, cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 70 tấn gạo, mang về

kim ngạch gần 20 tỷ USD. Với những nổ lực và cải tiến không ngừng, Việt Nam đã

trở thành quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới trong

liên tục 10 năm nay.

Số liệu và dự kiến về sản lượng, giá xuất khẩu bình quân và kim ngạch xuất

khẩu mặt hàng gạo giai đoạn 2006 -2010

NămSản lượng XK

(Triệu tấn)Giá XK bình quân

(USD/ Tấn)KNXK

( Tỷ USD)

2006 4,36 254 1,202007 4,53 337 1,402008 4,74 610 2,892009 5,96 457 2,66

2010(dự kiến) 6,00 < 500 3 – 3,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2008 cho

thấy thường dao động ở mức 4 - 5 triệu tấn/năm . Tuy nhiên, năm 2008, do có sự

tăng đột biến về giá, khiến cho kim ngạch xuất khẩu gia tăng đáng kể 2.89 tỷ USD

tăng hơn 100% so với năm 2007. Năm 2009, tuy có sự tăng mạnh về khối lượng

xuất khẩu ( Tăng gần 26%) nhưng có sự giảm về giá xuất khẩu, dẫn đến kim ngạch

xuất khẩu giảm chỉ còn 2.66 tỷ USD.

23

Page 24: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam có những cơ hội thuận lợi hơn so với

năm 2009, trong 7 tháng đầu năm 2010 các doanh nghiệp đã xuất 3,940 triệu tấn

gạo (hơn 54% là hợp đồng thương mại), riêng tháng 7, xuất 628.468 tấn. Giá trị kim

ngạch đạt 1,937 tỷ USD (giá CIF), dù lượng giảm 3,64% so cùng kỳ năm 2009

nhưng trị giá (xuất CIF) tăng 1,79%. Bình quân 438,27 USD/tấn, tăng 27,94

USD/tấn so cùng kỳ.

2.1.2.2. Về thị trường xuất khẩu:

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia Châu Á,

chiếm trên 50%. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng được mở

rộng qua các năm. Cụ thể, nếu như trong năm 2006, gạo Việt Nam được xuất khẩu

đến 40 quốc gia/vùng/lãnh thổ thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 63 quốc gia

vùng/lãnh thổ. Năm 2008, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục được mở

rộng,và cho đến nay, hạt gạo Việt Nam có mặt tại hơn 120 quốc gia/vùng/lãnh thổ.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo VN ( Đv: %)

Năm Châu Á Châu Mỹ Châu Phi Châu Âu2007 78,1 11,5 8,4 1,92008 58,8 15,8 22,0 3,32009 61,6 9,2 27,7 1,4

Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan

24

Page 25: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo VN (Đvt: %)

Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so

với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong số

các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh

nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008).

Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam

năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4%

tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu

lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại

Malaysia).

Bước sang năm 2009, xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm đến

61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8% của năm

2008). Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơn một nửa

thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo

của Việt Nam năm 2009). Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines gần 1,7

triệu tấn gạo, trị giá hơn 912 triệu đô la Mỹ.

Trong năm 2010, Philippin vẫn dẫn đầu về lượng và kim ngạch xuất khẩu

gạo của Việt Nam. Nỗi bật, là có sự gia tăng nhanh ở thị trường Singapore, Đài

loan, Cu Ba..

25

Page 26: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo sang các thị trường

Đvt: Sản lượng: Nghìn tấn ; Kim ngạch: Triệu USD

NướcNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/ Năm 2010

Sản lượng

Kim ngạch

Sản lượng

Kim ngạch

Sản lượng

Kim ngạch

Sản lượng

Kim ngạch

Inđônêxia 1169,42 378,98 75,65 34,82 17,79 7,214 16,545 10,024

Malaysia 379,51 116,68 477,45 271,34 613,21 272,19 181,18 81,579

Philippin 1464,13 468,04 1693,22 1177,77 1707,99 917,13 1278,76 819,987

Singapore 82,38 25,91 85,80 40,28 327,53 133,6 339,046 138,865

Nam Phi 36,98 10,90 26,40 12,87 372,5 16,37 17,031 6,893

Nga 38,59 13,40 58,76 32,14 84,65 37,08 30,941 13,385

Đài Loan 19,52 7,85 28,86 13,84 204,96 81,62 288,874 111,491

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực châu Á năm 2010 dự kiến ở mức

14,8 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2009, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ

(USDA). Nhu cầu nhập khẩu tăng chủ yếu từ các quốc gia như Iraq (dự kiến tăng

10%), Bangladesh (tăng 185,7%), Philippines (tăng 30%); Ảrập Saudi (tăng 2,2%),

Indonesia (tăng 20%), Malaysia (tăng 2,41%)...

  Ngược lại với xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu tại các nước trong khu vực

châu Á, năm 2010 nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực châu Phi lại được USDA dự

báo sẽ giảm 3% so với năm 2009 do triển vọng tăng sản lượng trong niên vụ này.

Cụ thể, tại Nigeria, dự kiến lượng nhập khẩu năm 2010 sẽ giảm 15,8%. Các nước

khác như Guinea, Mali, Mozambique và Senegal, lượng gạo nhập khẩu trong năm

2010 cũng khó có thể thay đổi đột biến.

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh:

Lúa gạo được sản xuất ở hầu hết các châu lục trên thế giới, tuy nhiên châu Á

là châu lục sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất, với tiềm năng, điều kiện thời tiết

thuận lợi cho việc trồng lúa. Bình quân hàng năm, châu Á cung cấp khoảng 70%

lượng gạo xuất khẩu cho thị trường thế giới, đồng thời còn là nơi tập trung hầu hết

các nước có thế mạnh về gạo như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc....

Thái Lan luôn là nước giữ chức vô địch trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, Việt

Nam vẫn ở vị trí số 2 trong 10 năm nay. So về nhiều mặt gạo Thái Lan vượt trội gạo

Việt nam, từ nhiều năm nay, giá gạo Việt Nam luôn thua gạo Thái Lan trung bình từ

40 USD đến 50 USD/tấn. Điều đáng nói là, cùng một loại gạo, nhưng sự chênh lêch

về chất lượng lại rõ rệt.  Chẳng hạn, cũng gạo 5% tấm, nhưng gạo Thái Lan đồng

26

Page 27: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

nhất về độ dài, bóng và chỉ tiêu tạp chất cực thấp, trong khi gạo Việt Nam lẫn nhiều

loại (hay vàng, bạc bụng, gãy...). Chính vì vậy, gạo Thái Lan có thể mở rộng thị

trường, tăng khả năng cạnh tranh tại các thị trường truyền thống của Việt Nam. Gạo

Thái Lan, đáp ứng được nhu cầu của thị trường gạo cao cấp, vốn là thị trường béo

bở mà bất cứ ai cũng muốn bước chân vào. Đó là một thách thức đối với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Pakistan và Myanmar đang nổi lên trở thành đối thủ cạnh tranh

lớn của Việt Nam tại thị trường gạo phẩm cấp thấp 25% tấm ở châu Phi. Năm 2009

Myanmar đã xuất khẩu 900.000 tấn gạo và kế hoạch năm 2010 tăng lên 1,5 triệu

tấn. Điều đáng quan tâm là giá gạo Myanmar chỉ khoảng 320-330 USD/tấn, thấp

hơn 100 USD/tấn so với gạo VN. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của VN chứ

không phải Thái Lan vì chủng loại gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo thơm

và gạo đồ, khác với VN.

2.1.4. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Về điều kiện sản xuất

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện thuận lợi để trồng và sản

xuất gạo. Nghề làm nông đã gắn bó với người Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay, kinh

nghiệm trồng lúa đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. 80% dân số sống bằng nghề

nông, trồng và sản xuất lúa gạo không chỉ là công việc để nuôi sống gia đình mà đó

đã trở thành nên văn minh, văn hóa của người Việt Nam. Như vậy, ngoài điều kiện

về tự nhiên thuận lợi sản xuất lúa gạo, Việt Nam còn có một lực lượng lao động

hung hậu, nhiều kinh nghiệm và gắn bó với nghề. Chính yếu tố này, giúp ổn định và

bảo đảm được sản lượng gạo sản xuất trong nước, không chỉ đáp ứng yêu cầu an

ninh quốc gia mà hàng năm Việt Nam đều xuất khẩu với khối lượng lớn.

Về trình độ kỹ thuật thâm canh, giống lúa

Nếu như trước kia mỗi năm nông dân chỉ có thể thực hiện một vụ lúa, nhờ

cải tiến trình độ thâm canh, đến nay mỗi năm nông dân Việt Nam thực hiện 3 mùa

vụ trong năm :  Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Bên cạnh đó, các kỹ sư nông

nghiệp Việt Nam đã tích cực nghiên cứu và cho ra đời những giống lúa mới, kháng

thể tốt và cho năng suất cao. Đồng thời, nông dân Việt Nam đã liên tục cập nhật, và

ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình canh tác năng suất

lúa gia tăng hàng năm. Đồng thời, gạo Việt Nam đang hướng đến sự ổn định và chất

lượng. Bên cạnh thế mạnh về gạo trắng, thời gian gần đây Việt Nam đã bắt đầu

27

Page 28: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

hướng đến sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm…bán đước giá cao, gia nhập thị

trường gạo cao cấp cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan.

Lợi thế về giá rẻ

Trên thị trường gạo thế giới, sau hơn 10 năm gia nhập thị trường, đến nay

Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo hàng năm, đều này đã

chứng tỏ được khả năng sản xuất xuất khẩu cũng như vị thế của mặt hàng gạo Việt

Nam trên thế giới. Đối thủ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Thái Lan, tuy nhiên

khoảng  cách giữa Việt Nam và Thái-lan ngày càng được thu hẹp đáng kể. Theo các

nhà phân tích thị trường gạo Thái-lan, sở dĩ cán cân xuất khẩu gạo thay đổi nhanh

chóng như trên là vì Việt Nam có lợi thế về giá thành rẻ. Nhờ giá nhân công rẻ, chi

phí sản xuất một tấn gạo trắng tại Việt Nam mất 360 USD, trong khi Thái-lan mất

500 USD.

Thị trường xuất khẩu tương đối ổn định

Gia nhập thị trường gạo thế giới từ những năm 90, chặn đường 10, Việt Nam

đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình đối với khách hàng. Về thị trường

xuất khẩu, Việt Nam đã chiếm được thị phần nhất định, có được khách hàng quan

trọng. Điều này, thuận lợi cho Việt Nam ổn định thị trường xuất khẩu. Hiện nay,

các quốc gia châu Á là khách hàng quan trọng của Việt Nam, tiêu biểu là

Philippines, Malaysia, Trung quốc,…Về cơ bản, Việt Nam tương đối dễ dàng trong

việc tìm khách hàng tiêu thụ.

Tình hình biến đổi khí hậu và dịch bệnh tại một số nước trong thời gian

gần đây.

Với tác động của tự nhiên, những biến động tiêu cực đến môi trường ảnh

hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác trong ngành nông nghiệp tại

một số quốc gia, trong đó có những quốc gia là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về

xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan. Trên phương diện thương mại, tình

hình sản xuất lúa gạo không tốt tại những quốc gia khác, là điều kiện thuận lợi cho

Việt Nam mở rộng thị trương xuất khẩu, gia tăng thị phần đồng thời là chiến thắng

đối thủ. Tuy nhiên, cần nhận định rằng, yếu tố này không phải hoàn toàn là điều

kiện thuận lợi, Việt Nam cũng không tránh khỏi biến đổi khí hậu, tuy nhiên sẽ là

thuận lợi nếu Việt Nam biết tranh thủ cơ hội, và khai thác tốt.

28

Page 29: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Khó khăn

Việt Nam chỉ mới gia nhập thị trường gạo cấp trung và cấp thấp.

Dù được lợi thế về giá nhưng năng lực cạnh tranh về chất lượng của hạt gạo

Việt Nam kém gạo Thái-lan. Khâu thu mua, tồn trữ, chế biến gạo của Việt Nam vẫn

còn nhiều hạn chế, khiến cho hạt gạo mau xuống màu, bị ảnh hưởng đến chất lượng

hạt gạo, gạo gãy nhiều, gia tăng tỷ lệ tấm. Điều này, làm hạ giá gạo Việt Nam, khó

bước vào thị trường gạo cao cấp. Thêm vào đó là công tác lai tạo giống lúa của

nước ta chưa đáp ứng yêu cầu. Nước ta hầu như chưa có ngành công nghệ hạt

giống, giống lúa chủ yếu do người dân tự lưu chuyển từ vụ trước sang vụ sau, nên

chỉ sau một vài năm, giống tốt cũng sẽ bị thoái hóa. Hơn thế, mỗi địa phương lại có

bộ giống riêng, dẫn đến toàn quốc hiện có gần 700 giống lúa; mỗi tỉnh có không

dưới 20-30 giống, nên việc lẫn giống là khó tránh. Về mặt kỹ thuật, chất lượng hạt

giống chưa được quan tâm đầy đủ.

Hạt gạo Việt Nam chưa xây dựng thương hiệu

Kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực, mặt hàng nào cũng cần thương hiệu, trong

xuất khẩu hàng hóa thương hiệu đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Một khi đã được

nhận biết và ưa chuộng một thương hiệu, vấn đề giá cả sẽ trở thành thứ yếu và

người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để mua vì sự hài lòng, thay vì phải phân vân hay mặc cả

về giá cả. Tuy nhiên, do chúng ta chưa khám phá ra tính đặc trưng của hạt gạo Việt

Nam, làm cho nó trở nên nổi trội lên và giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt

đâu là gạo Việt Nam, đâu là gạo Thái Lan hay Trung Quốc... Khi nói đến

Khaodakmali là người ta nghĩ ngay đến gạo Thái Lan; nói Basmati là ý chỉ gạo Ấn

Độ, Pakistan; nhưng ta chỉ có một tên gọi "Gạo trắng Việt Nam". Chính điều này,

đã gây khó khăn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu nhiều, nhưng

kim ngạch mang lại chưa xứng tầm do không bán được giá cao. Theo ông Richard

Moore, chuyên gia Thương hiệu thế giới: "Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo và

phương cách giao hàng. Nâng cao giá trị hạt gạo cần sự đầu tư lớn về tiếp thị, bao bì

và bán hàng. Xây dựng thương hiệu hạt gạo từ sản phẩm thông thường khi gắn lên

bao bì một thương hiệu là gắn với tạo dựng uy tín và liên hệ với khách hàng trên thị

trường. Thái Lan làm thương hiệu rất tốt nên họ vẫn là nước xuất khẩu gạo đứng

đầu thế giới và giá trị luôn cao hơn Việt Nam".

Tính liên kết còn kém

Tính liên kết ở đây, bao gồm cả bốn “nhà” : nhà nông – nhà nước – nhà

doanh nghiệp – nhà khoa học. Trước hết, bản thân bản thân nhưng nông dân trồng

29

Page 30: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

lúa còn chưa có mối liên hệ chặt chẻ với nhau, làm ăn còn khá manh mún, tuy có

cải thiện trong những năm gần đây nhưng vẫn còn thiếu tính đồng bộ và đoàn kết.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay đa số tách rời khỏi nhà sản xuất,

chưa có sự hổ trợ và phối hợp đúng mức. Dẫn đến, nhiều trường hợp, doanh nghiệp

đã kí hợp đồng với đối tác, nhưng thu mua lúa không đủ số lượng, cũng như không

đảm bảo được chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như các

thương lái tỏ ra uy thế, chèn ép nông dân về giá cả, khiến nông dân bán được lúa

nhưng vẫn “nghèo”. Theo tính toán, nông dân làm trên 50% khối lượng công việc.

Những người mua bán gạo chỉ làm 10% công việc nhưng lại chiếm tới 67% giá trị

tăng thêm. Khâu trung gian như vậy hưởng nhiều quá. Nông dân vất vả, chịu nhiều

rủi ro thì lại được hưởng phần quá ít còn lại. Chính điều này, gây ra tâm lý chán

nản, nhiều nông dân đã bán ruộng, hoặc chuyển sang trồng những cây trồng khác.

Nếu cứ tiếp diễn vấn đề này, một tương lai không xa, các doanh nghiệp, thương

buôn sẽ không tìm đủ lúa để mà thực hiện hợp đồng.

Về phía nhà nước, vẫn chưa có nhiều những động thái tích cực chỉ dẫn, hổ

trợ cho nông dân, cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy có những chính

sách hỗ trợ, nhưng vẫn thiếu tính sâu sát, và kịp thời, dẫn đến những giải pháp thụ

động, bỏ lỡ cơ hội…cụ thể là bài học xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2008, nhà nước

vẫn còn lúng túng trước những biến đổi nhanh chóng của thị trường, dẫn đến gạo

Việt Nam bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu với giá cao.

Ngành nông nhiệp Việt Nam đã phát triển từ rất sớm, nhưng yếu tố khoa học,

công nghệ chỉ mới ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Mày móc hổ trợ nông

dân vẫn còn hạn chế, so với nước ngoài thì công nghệ còn lạc hậu, chưa bắt kịp thế

giới. Mặt khác, vấn đề nghiên cứu và cho ra đời những giống lúa mới vẫn còn hạn

chế ở Việt Nam. Việt Nam vẫn còn thiếu những loại lúa chất lượng cao, chưa sản

xuất phổ biến.

Diện tích sản xuất lúa đang thu hẹp

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam đã và đang góp phần làm

thu nhỏ diện tích “bờ xôi ruộng mật ” của người nông dân nói riêng và quốc gia nói

chung. Trung bình mỗi năm, người nông dân Việt Nam phải nhường 74.000 ha đất

nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ

mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%.

Thêm vào đó, vấn đề gây bức xúc hiện nay là hàng ngàn hecta trước đây là ruộng

lúa rộng lớn nay biến thành sân Gofl, các sân Gofl này ngày càng trở nên thừa thải,

30

Page 31: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

xây dựng lên chưa khai thác được giá trị đã xuống cấp, không sử dụng. Với đà này,

TS. Nguyễn Văn Ngãi (ĐH Nông lâm TP.HCM) cho rằng, đến năm 2020 sản lượng

lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả

năng xuất khẩu.

Việt Nam cũng hứng chịu những biến đối khí hậu, dịch bệnh

Việc trồng lúa vồn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mọi sự thay đổi của

môi trường đều gây ra những ảnh hưởng nhất định. Dự báo khoảng 20% – 30% diện

tích đất nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị ngập do nước biển dâng vào cuối thế kỷ

này và, như vậy, một phần tư số lương thực (tương đương 10 triệu tấn) sẽ mất. Biến

đổi khí hậu sẽ khiến năng suất cây trồng giảm, diện tích trồng trọt bị thu hẹp do

nước biển dâng và xâm nhập mặn. Thiên tai cũng gia tăng, bão ngày càng xuất hiện

với cường độ mạnh hơn. Khi nhiệt độ trái đất tăng, nhiệt độ nước biển cũng tăng,

khi đó bão cũng mạnh hơn. Mặt khác, dịch bệnh rầy nâu, vàng lá…đang đe dọa

không ít khu vực trồng lúa. Như vậy, sản xuất lúa gạo Việt Nam đang có nguy cơ

giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng gạo xuất khẩu trong

những năm tới.

Khó khăn về thị trường xuất khẩu

Đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là Thái Lan, Ấn

Độ, Pakistan…Gạo Việt Nam phải không ngừng “đấu tranh” để giành thị trường.

Bên cạnh đó là sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống khiến gạo xuất khẩu

của Việt Nam luôn có mức giá thấp và không có vai trò điều tiết thị trường.

Mặt khác, thị trường Philippines, khách hàng lớn và truyền thống của Việt

Nam đang có xu hướng giảm nhập khẩu gạo, tiến đến tự túc lương thực trong những

năm sắp tới. Trong năm 2010, nước này, đã đưa ra thảo luận, xem xét việc ngừng

nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Điều này, gây cho Việt Nam không ít khó khăn, vì đây

là thị trường lớn, chiếm 50% kim ngach xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm

2010.

2.1.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng gạo:

Về chất lượng gạo xuất khẩu

Cần nghiên cứu từ nhiều góc độ, tạo bước đột phá mới để đạt được những

tiến bộ lớn cả về năng suất, chất lượng. Sớm hình thành một chính sách tổ chức sản

xuất lúa thời đại hội nhập, từ khâu lúa giống đến khâu lưu thông phân phối, xuất

khẩu..nhà nước cần chú ý vào việc phân định cơ cấu, bao nhiêu gạo chất lượng cao

để tiêu dùng và xuất khẩu, bao nhiêu gạo phẩm cấp trung bình để xuất khẩu.

31

Page 32: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Về diện tích sản xuất lúa gạo

Diện tích trồng trọt của Việt Nam chiếm đến 70%, chiếm 22% GDP của cả

nước. Bởi vậy Việt Nam phải dành ít nhất 3,8 triệu ha đất trồng lúa mới đảm bảo an

ninh lương thực trong nước và xuất khẩu. Nhà nước cần chỉ đạo các vùng trọng

điểm sản xuất lương thực phối hợp để có một chương trình hành động tổng thể về

về lúa gạo, trong đó đặc biệt chú ý giữ vững diện tích đất trồng lúa, không cho phép

sử dụng diện tích đất trồng lúa tại các vùng trọng điểm vào những mục đích khác.

Còn ở những vùng lúa khác, thì cũng hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghiệp. Nhằm đảm bảo đủ diện tích sản xuất lúa trong cả nước.

Về các doanh nghiệp xuất khẩu, thương lái.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, quan tâm và gắn bó chặt chẻ hơn với nông dân

sản xuất. Xây dựng mạng lưới phân phối, lưu thông lúa gạo hàng hóa hiệu quả,

nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên trường Quốc tế, giảm thiểu

đến mức tối đa mâu thuẫn về lợi ích của các đơn vị, doanh nghiệp, các ngành, các

địa phương… sao cho nông dân thật sự có lãi, đem lại công bằng cho sự khó nhọc

của nông dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên kết xây dựng vùng nguyên liệu

thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, để bảo đảm chất lượng nguồn nguyên liệu

chế biến.

Về điều kiện trồng lúa

Cần hoạch định một chiến lược phát triển bền vững vùng chuyên canh trồng

lúa chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu; đầu tư thích đáng cho công tác

bảo quản sau thu hoạch, đặc biệt là hỗ trợ nông dân trong khâu phơi sấy lúa, đổi

mới công nghệ xay xát; phát triển diện tích kho dự trữ lúa. Cần tăng cường đầu tư

hoàn thiện các hệ thống thủy lợi lớn, gắn với phát triển giao thông vận tải đường

thủy tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, đời sống nông dân, phát triển nông

thôn và xuất khẩu lúa gạo.

Chọn tạo hạt giống ứng phó với biến đổi khí hậu, nghiên cứu và phát triển

giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong khi đất trồng lúa

suy giảm cả về diện tích và độ phì, bảo đảm sản xuất bền vững, an ninh lương thực

quốc gia

Về đẩy mạnh xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế toàn diện hơn để đẩy mạnh công tác

thông tin, dự báo cho người trồng lúa. Kịp thời nắm bắt cơ hội và phóng tránh rủi

32

Page 33: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

ro. Đặc biệt, điều cần làm là xây dựng thương hiệu lúa gạo trên cơ sở chuẩn hóa

chất lượng lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Việt Nam cần phải thay đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng gạo xuất

khẩu và chủ động tìm kiếm thị trường, đặc biệt chú ý đến thị trường châu Phi, từ

năm 2010 đã mở ra nhiều cơ hội mới.

2.2. Hàng dệt may:

2.2.1. Khái quát thị trường dệt may thế giới

Dệt may là ngành hàng quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu

trong nước về trang phục mà còn là ngành hàng quan trọng trong xuất khẩu, lợi thế

của những quốc gia đông dân, lao động rẻ. Thế giới đang chứng kiến một sự dịch

chuyển của thị trường dệt may sang những xu hướng mới một cách rõ rệt. 10 năm

gần đây, ngành dệt may đã ngày càng phát triển ởi nhiều nước Tây Á, Đông Á và

Đông Nam Á. Thị phần xuất khẩu vào 3 thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất

thế giới là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm khoảng 70% thị phần tiêu thụ) dần thuộc về

các nước châu Á.

Trong đó, Trung Quốc vẫn được xem là “cá lớn” trên thị trường xuất khẩu

dệt may, có một sự dịch chuyển trong thị trường dệt may Châu Á khi Trung Quốc

đang mất dần sức cạnh tranh so với các nước sản xuất hàng dệt may khác, do gặp

phải nhiều khó khăn.

2.2.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Ngành dệt may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn

định trong nhiều năm qua, đóng vai trò quan trong trong quá trình phát triển kinh tế-

xã hội của Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có

thế mạnh - Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dêt

may lớn nhất thế giới và cũng là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu về kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam.

Toàn quốc hiện có khoảng 2.000 DN dệt may với hơn 2 triệu lao động; 25%

trong số đó là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN may hiện nay phần lớn là

các DN tư nhân hay Cty cổ phần.

33

Page 34: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Số liệu và dự báo tình hình sản xuất dệt may của Việt Nam

giai đoạn 2006-2010

Sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010*

Giá trị gia tăng (triệu USD) 3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 4.764,5

Giá trị gia tăng, % trong GDP 5,3 5,5 5,7 5,2 4,9Tốc độ tăng trưởnggiá trị gia tăng (%)

13,2 13,5 9,2 -3,0 -0,9

Nguồn: BMI (Năm 2009)

Bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may 2006 – 2010

NămKim ngạch(tỷ USD)

Mức tăng (giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối(%)

2006 5,8 - -2007 7,7 +1,9 +32,752008 9,12 +1,42 +18,442009 9,07 -0,05 -0,548

2010 (dự kiến) 10,5 +1,43 +15,76

Nguồn: Theo tổng cục Hải quan

Có thể nhận thấy, kể từ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã bức

phá mạnh mẽ, bước đến con số hơn 9 tỷ USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của cung

cầu thị trường, kim ngạch xuất khẩu giảm 0,6% so với năm 2008. Năm 2010, được

nhận định là tình hình sẽ tốt hơn nhiều so với năm 2009, mục tiêu xuất khẩu đặt ra

10,5 tỷ USD trong năm 2010 được nhiều chuyên gia đánh giá có thể sẽ đạt được

trong tầm tay. Với những tín hiệu tốt từ thị trường, đơn đặt hàng đã gia tăng đáng

kể. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong 7 tháng đầu năm ước đạt 5,8 tỉ USD,

tăng 17% so với cùng kỳ.

34

Page 35: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các năm và dự kiến 2006-2010

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ngành DM VN hiện đứng vị trí thứ 9 trong top 10 nước XK hàng DM lớn

nhất thế giới, nhưng so với nhiều nước ở châu Á, tốc độ tăng trưởng của hàng DM

VN vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20% - 30%. Trong khi đó, Trung Quốc đạt tăng

trưởng 80%, Indonesia 48%…

2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu:

Qua nhiều năm, thị trường chính hàng dệt may của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU,

Nhật Bản..chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. Các thị trường

này, có nhu cầu rất lớn, do vậy, xuất khẩu dệt may sang các thị trường này khá ổn

định và tăng theo các năm.Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006 – tháng 5/2010

Năm

KNXK hàng dệt may sang các thị trường

KNXK hàng dệt may cả

nước(Triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng KNXK dệt may cả nước (%)

Hoa Kỳ EU Nhật Bản Hoa Kỳ EU Nhật Bản

2006 3.045 1.253 628 5.834 52,2 21,5 10,82007 4.465 1.499 705 7.75 57,6 19,3 9,12008 5.106 1.704 820 9.12 56 18,7 8,92009 4.995 1.851 954 9.066 55,1 20,4 10,5

5T/2010 2.217 583 401 3.857 57,5 15,1 10,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Số liệu cũng cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng

dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên

50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim

ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

35

Page 36: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trong 3 thị trường dẫn đầu này, thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường mà xuất khẩu

dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong

giai đoạn 2006-2009, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng bình quân lần lượt

là 13% và 15%.

Tuy nhiên, các thị trường này đòi hỏi về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật khá

cao. Việt Nam hầu hết thực hiện theo các hợp đồng gia công theo tiêu chuẩn, mẫu

mã…của các công ty nước ngoài. Ngoài ra, do đây là thịt trường có nhu cầu lớn,

Việt Nam cũng đối mặt không ít đối thủ cạnh tranh.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản

giai đoạn 2006-2009 và 5 tháng/2010

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Những thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, ASEAN cũng có mức tăng

đáng kể. Trong số các nước thuộc khối ASEAN, Indonesia và Campuchia là hai thị

trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Trong các thị trường xuất

khẩu dệt may tháng 7, Hàn Quốc tăng mạnh nhất, tăng đến 80% nhờ giảm thuế theo

hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc. 

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh:

36

Page 37: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Đặc điểm ngành dệt may là cần một đội ngũ lao động đông đảo, phù hợp với

những quốc gia đang phát triển và dân số đông. Có thể nói, lợi thế cạnh tranh ngành

dệt may thuộc về các quốc gia châu Á. Trong đó, Trung Quốc chiếm khoảng 50%

thị phần, Ấn Độ 6% và còn lại là các nước nhu Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Việt

Nam, Campuchia…

Trung Quốc được xem là “ông lớn” trong ngành hàng này, với dân số đông,

giá lao động rẻ, hàng dệt may Trung Quốc đã chiếm giữ thị phần lớn trên thế giới.

Trong đó, thị trường lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ và Châu Âu, đó cũng là thị

trường quần áo “béo bở” mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn xuất vào. Tại Đông

Âu, khoảng 20% hàng quần áo là “made in China”. Tại Mỹ, Trung Quốc cũng được

xuất khẩu thuận lợi, đặc biệt là Trung Quốc được bỏ hạn ngạch vào đầu năm 2008

tại châu Âu và đầu năm 2009 tại Mỹ. Hàng dệt may Trung Quốc nhập khẩu với giá

siêu rẻ, không những là đối thủ cạnh tranh “nặng ký” đối với bất cứ quốc gia nào

muốn gia nhập thị trường Mỹ và Châu Âu trong đó có Việt Nam, mà còn là mối đe

dọa cho ngành dệt may tại Mỹ và các nước Châu Âu, nhiều hệ thống cửa hàng của

nước bản địa phải đóng, hàng ngàn lao động trong nước thất nghiệp.

Bên cạnh đó, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Campuchia cũng

đang tăng tốc, kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng gia tăng đáng kể từ 2006-2010.

Chính giới EU nhìn chung vẫn không muốn quay trở lại thời kỳ ngăn sông

cấm chợ, bảo hộ thị trường bằng hạn ngạch (quota). Thay vì thế, họ muốn duy trì

cạnh tranh, nhưng phải là cạnh tranh lành mạnh. Họ đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu vào

EU phải tuân thủ các yêu cầu: đảm bảo quyền lợi của người lao động, chấp hành

các quy định về bảo vệ môi trường, tuân thủ luật sở hữu trí tuệ.

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Lợi thế về lực lượng lao động

Việt Nam là một trong những nước thuộc hàng đông dân trên thế giới. Lao

động phổ thông chiếm đa số, cung cấp một lực lượng lao động thường xuyên, đông

đảo cho ngành dệt may Việt Nam đảm bảo cho nhu cầu sản xuất hàng loạt, khối

lượng lớn. Giá lao động tại Việt Nam tương đối thấp, lợi thế về giá tạo ra thế mạnh

về cạnh tranh của ngành hàng này. Thêm vào đó, lao động ngành dệt may của Việt

Nam có tay nghề cao.

Có sự đổi mới trang thiết bị

37

Page 38: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%.

Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính

như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.

Mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tốt

Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ

với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các

doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao

động, kỹ năng và tay nghề may tốt.

Xu hướng ngành dệt may thế giới

Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang

phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các

doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm

quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.

Mối quan hệ quốc tế tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước

Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh

tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt

Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi

nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp

định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung

khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). Điều này,

giúp cho hàng dệt may Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu, tránh hạn ngạch…

nhập khẩu dể dàng hơn. Thêm vào đó, những cam kết của Việt Nam đối với cải

cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra

những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới.

Đối thủ cạnh tranh lớn – Trung Quốc đang gặp khó

Hiện nay là Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam đang có xu

hướng giảm dần sự tham gia trong các lĩnh vực xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để

tập trung nguồn lực sản xuất vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, do đó

phần nào giảm bớt tính khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường dệt may xuất khẩu

mà Việt Nam hiện đang là một chủ thể tích cực. Đồng thời, hàng dệt may Trung

Quốc cũng bị kiểm tra gắt gao về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng…do chủ trương hạn

chế sự bành trướng hàng hóa Trung Quốc tại các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và

EU. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chịu hạn ngạch hàng hệt may tại thị trường Mỹ. Việt

38

Page 39: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Nam cần tận dụng cơ hội này, phát triển thị trường trước khi qui định này bãi bở

vào năm 2011.

Khó khăn

Chưa chủ động được nguồn nguyên – phụ liệu

Hiện nay, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may vẫn chưa phát triển.

Chất lượng hàng dệt may phụ thuộc rất lớn vào yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu,

hầu hết là các nước phát triển, nên chất lượng đòi hỏi rất cao. Nguyên – phụ liệu:

sợi, bông… trong nước chưa đáp ứng được đủ nhu cầu. Những năm trước đây, nhập

khẩu nguyên liệu chiếm trên 70%. Tuy nhiên theo công bố chính thức của Tập đoàn

Dệt may Việt Nam vào đầu năm 2010, cơ cấu nguyên liệu nội địa được đưa vào

trong xuất khẩu đã chiếm tới 45%, nghĩa là 55% còn lại là nhập khẩu.

Phương thức xuất khẩu chủ yếu là gia công

May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu,

mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất

thấp. Theo số liệu "ước đoán", hàng FOB XK chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, còn lại

là gia công . Do vậy, kim ngạch xuất khẩu cao dẫn đầu cả nước, nhưng giá trị mang

lại của ngành dệt may không cao. Việt Nam gần như là “xưởng gia công” của thế

giới.

Qui mô doanh nghiệp còn ở mức vừa và nhỏ

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là qui mô vừa và nhỏ, khả năng huy động

vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Nguồn vốn hạn

chế, dẫn đến khả năng ứng phó với thị trường khi gặp khó khăn cũng kém.

Khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể cung ứng cho một thị trường

nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó

khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi

sang thị trường khác.

Kỹ năng quản lý chưa tốt

Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng

suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Đồng thời, việc thiết kế sản phẩm

phù hợp với xu hướng thời trang thế giới là một khó khăn rất lớn.Hầu chết các

doanh nghiệp chưa có một đội ngũ thiết kế hàng dệt may chuyên nghiệp, hầu hết

làm theo đơn đặt hàng.

39

Page 40: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Hàng dệt may tự sản xuất xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20 – 30%. Các doanh

nghiệp chưa chú trọng đén thương hiệu quốc tế, chưa xây dựng được chiến lược dài

hạn cho doanh nghiệp. Năng lực tiếp thị còn hạn chế.

Khó khăn về những hàng rào kỹ thuật

Các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh,

an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong

nước. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi

hơn. Việc thâm nhập thị trường của hàng dệt may Việt Nam đối mặt với nhiều khó

khăn, thử thách hơn.

2.2.4. Giải pháp

Về nguồn nguyên – phụ liệu

Để có thể gia tăng giá trị của mặt hàng dệt may, đòi hỏi phải giảm tối đa

lượng nhập khẩu nguyên – phụ liệu, đồng thời tránh tình trạng phụ thuộc vào

nguyên liệu nước ngoài. Trước mắt, cần đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ

trợ ngành dệt may.

Nói về phát triển nguyên liệu nội địa để phục vụ xuất khẩu dệt may, thì

không đồng nghĩa với phát triển tất cả các chủng loại. Việc sản xuất nguyên liệu đó

cần phải được đánh giá lại xem trong toàn bộ nguyên liệu dệt may cái gì là lợi thế

của Việt Nam, lợi thế đó thể hiện ngoài việc sản xuất và cung cấp cho ngành còn có

thể xuất khẩu được và cạnh tranh với các nước. Loại thứ hai là nguyên liệu mang

tính cách chiến lược, là thứ nếu không thể sản xuất ra được thì ngành dệt may Việt

Nam không thể tồn tại được.

Về chiến lược

Ngành dệt may cần phải xác định đúng vị thế của mình để tiếp nhận làm

sóng chuyển dịch đầu tư sản xuất dệt may từ các nước phát triển và công nghiệp

mới. Cần phải tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ

lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bước tham gia vào các chuỗi liên

kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và

cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ thống các nhà tiêu thụ sản phẩm.

Về sự liên kết

Hướng phát triển của ngành cần được chuyên môn hóa và hợp tác hóa nên do

vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và

mang lại giá trị gia tăng. Sự liên kết chuyên môn dẫn đến trong hiệp hội sẽ có các

hội chuyên ngành như Chi hội Sợi Việt Nam, cùng giúp nhau trong công nghệ và

40

Page 41: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

phát triển các mặt hàng có giá trị cao. Đồng thời, là sự liên kết chặt chẻ giữa doanh

nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may và nhà sản xuất nguyên – phụ liệu trong

nước, nhằm tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ nhau phát triển.

Về doanh nghiệp

Trước mắt, muốn gia tăng lượng hàng sản xuất xuất khẩu không phải dưới

phương thức gia công, đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ thiết kế, đáp ứng nhu

cầu thời trang quốc tế. Thứ hai, cần đầu tư về chất lượng sản phẩm, gây ấn tượng tốt

ban đầu đối với thị trường chất lượng cao, là tiền đề cho việc gia nhập thị trường

này trong tương lai.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mạnh dạng, chủ động tìm kiếm khách hàng

và thị trường mới, mạnh dạng thoát khỏi tâm lý làm hàng gia công. Có như vậy,

ngành dệt may Việt Nam mới thật sự phát triển.

Về chất lượng và thương hiệu

Đối mặt với những rào cản kỹ thuật tại các nước phát triển, trước mắt doanh

nghiệp Viêt Nam cần chú trọng chất lượng sản xuất, theo đúng yêu cầu về kỹ thuật

và chất lượng của các nước. Tránh tình trạng, hàng bán không được chấp nhận.

Thứ hai, vấn đề thương hiệu phải được chú trọng. Muốn phát triển dài hạn ,

đòi hỏi hàng Việt Nam cần có tên tuổi, vị thế trên thị trường thế giới. Đặc biệt, vào

thời điểm mà luật sở hữu trí tuệ đã được áp dụng rộng rãi.

Về thị trường

Thị trường chính hiện nay của dệt may Việt Nam là Mỹ và EU, bên cạnh cần

giữ vững chất lượng bám giữ thị trường trọng điểm. Việt Nam cần mạnh dạng tìm

kiếm thị trường mới. Nga, Nam Phi, Trung Đông…là những thị trường tiềm năng,

cần được chú trọng khai thác và phát triển.

2.3. Hàng da giày:

2.3.1. Khái quát về thị trường da, giày thế giới

Giày dép, túi xách…là những thứ không thế thiếu trong cuộc sống hàng

ngày. Nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới dù ở bất cứ quốc gia nào, đặt biệt là

các nước phát triển là rất lớn. Ngành da giày thế giới có xu hướng chuyển dịch sản

xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu

tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn.

Với dân số đông trên 500 triệu người, mức sống cao vào loại nhất thế giới,

nhu cầu giày dép là rất lớn, bình quân một người dân châu Âu tiêu thụ từ 4 đến 5

41

Page 42: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

đôi trong một năm. EU là một thị trường giày khổng lồ của thế giới, sức sản xuất

giày dép của EU vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu đó và ngoài ra còn do yếu tố

giá thành của sản phẩm giày dép EU quá cao so với một số nhóm người nên nhu

cầu giày dép nhập khẩu của châu Âu là rất lớn. Tiếp theo đó là thị trường Mỹ và các

quốc gia phát triển khác.

Trong khi đó, nơi sản xuất và xuất khẩu mặt hàng da giày nhiều nhất thế giới

là Trung Quốc, Hồng Kông, Italia…Việt Nam cũng nằm trong top 10 các nước dẫn

đầu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong nhiều năm liền.

2.3.2. Tình hình xuất khẩu da, giày Việt Nam

2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Ngành da giày luôn giữ vị trí thứ ba về đóng góp kim ngạch xuất khẩu cả

nước, giúp tăng thu ngoại tệ, gia tăng cán cân thương mại giữa Việt Nam và các

nước. Ước tính, với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản

xuất vừa và nhỏ, các hộ gia đình), hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản

lý, 150- 200 kỹ sư (thuộc da, công nghệ sản xuất giày, thiết kế giày và các sản phẩm

thời trang) và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật. Giá trị xuất khẩu của ngành da

giày qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng 10%-15% hằng năm.

Với năng lực sản xuất giày dép các loại 800 triệu đôi/năm, 120 triệu chiếc

cặp túi xách/năm và 150 triệu sqft (mỗi sqft tương đương 0,3048 m2) da thuộc

thành phẩm/năm.Bảng số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu da giày giai đoạn 2006-2010

NămKim ngạch(tỷ USD)

Mức tăng/giảm xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 3,20 - -2007 3,96 +0,76 +23,752008 4,76 +0,80 +20,202009 4,07 -0,69 -14,45

2010 (dự kiến) 6,20 +2,13 +52,33

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Qua các năm, hầu như kim ngạch đều tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn

2006 – 2010, duy chỉ năm 2009 kim ngạch giảm 14% so với năm 2008. Nhận định,

thị trường năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhu cầu

tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường chính sụt giảm, dẫn đến sự sụt giảm về

tổng kim ngạch cả nước.

42

Page 43: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Xuất khẩu da giày của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay tăng 13,8%, thu

về 2,75 tỷ đô la. Hiện tại, Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày

lớn thứ tư trên thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày giai đoạn 2006 -2010

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Điểm yếu đáng quan tâm là các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công

cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giầy thể thao), vì vậy các sản phẩm

thường có giá trị thấp và lợi nhuận không cao.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất

khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì

ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính.

2.3.2.2. Thị trường xuất khẩu

Thị trường chủ yếu của ngành đến nay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm trên

60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất

khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2009

Năm Kim ngạch Mức tăng ( giảm) xuất khẩu

43

Page 44: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

(tỷ USD)Tuyệt đối (tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 1.95 - -2007 2.18 +0,23 +11,792008 2.51 +0,33 +15,142009 1.95 -134 -22,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tính đến 7 tháng/2010 kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường

EU đạt 1,26 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ và chiếm 45,6% xuất khẩu nhóm

hàng này của cả nước

Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang

EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang

EU.

Từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại

Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế chống bán phá giá 10% , và bãi bỏ cơ

chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ năm 2008. Điều này đã gây khó khăn cho

hàng da, giày Việt Nam khi nhập vào EU. Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, lượng xuất

khẩu vào EU vẫn tăng qua các năm.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc

độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký

kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường Hoa Kỳgiai đoạn 2006 – 2009

NămKim ngạch

(triệu USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩuTuyệt đối

(triệu USD)Tương đối

(%)2006 802 - -2007 885 +83 +10,342008 1.075 +190 +17,672009 1.038 -134 -3,44

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong 7 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Mỹ tăng khá mạnh,

chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt gần 700 triệu USD. Đây là

một tín hiệu tích cực, khi thị trường chủ lực và truyền thống ở châu Âu gặp nhiều

khó khăn.

44

Page 45: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Nhật Bản cũng đang là thị trường xuất khẩu lớn với yêu cầu rất cao về chất

lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật

Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song

ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang thị trường Nhật Bản

giai đoạn 2006 – 2009

NămKim ngạch

(triệu USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩu

Tuyệt đối (tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 107,7 - -2007 114, 75 +7,05 +6,542008 137,57 +22,82 +19,892009 122,47 -15,1 -10,97

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Kim ngạch xuất khẩu da giày sang các thị trường giai đoạn 2006 – 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ngoài 3 thị trường trên, giày dép của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số

nước khác, tốc độ gia tăng kim ngạch nhanh. Thị trường các nước Đông Á: đây là

khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng

nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị

trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Thời gian gần đây, thì

có sự gia tăng mạnh và có nhiều khách hàng đến từ Mexico. Ngoài ra, ngành da

45

Page 46: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

giày đáng hướng đến hai thị trường tiềm năm là Nga và Brazil, trong đó Brazil hấp

dẫn với khúc hàng cấp trung.

2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Việt Nam hiện đứng trong top 5 các nước sản xuất và xuất khẩu da giày lớn

nhất thế giới. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là các quốc gia Châu Á, có

cùng những điều kiện thuận lợi để phát triển. Có thể kể đến Trung Quốc, Thái Lan,

Inđonêsia, Ấn Độ…Đặc thù sản xuất ngành da giày cần một lực lượng lao động

đông đảo, có tay nghề. Và đó cũng là lợi thế của các quốc gia đang phát triển, đông

dân như Việt Nam.

Trung Quốc luôn được xem là nhà xuất khẩu khổng lồ, đặc biệt đối với các

mặt hàng cần lao động. Bên cạnh dệt may, da giày là một trong những ngành sản

xuất và xuất khẩu với sản lượng lớn trên thế giới. Thị trường chính của Trung Quốc

vẫn là các nước EU và Mỹ. Hàng hóa Trung Quốc tràn lan, gây khó khăn, đe dọa

cho ngành da giày sản xuất trong nước của chính các nước này. Đây cũng là thị

trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Hàng Trung Quốc luôn có giá rẻ hơn, mẫu

mã đa dạng hơn…hàng da giày Việt Nam cạnh tranh trên các thị trường này cũng

gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, chính các nước sở tại cũng nhận thấy mối đe dọa

của hàng hóa, không riêng gì hàng da giày của Trung Quốc. Từ năm 2006 đến nay

ngành da giày của Trung Quốc phải chịu sức ép rất lớn từ các biện pháp chống bán

phá giá của liên minh châu Âu và Mỹ. Thêm vào đó là tình trạng hàng loạt sản

phẩm "made in China" bị thu hồi trên thế giới trong thời gian gần đây càng làm cho

ngành công nghiệp này của Trung Quốc thêm khó khăn

Trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu da giày lớn trên thế giới,

Indonesia cũng là một nước trong top 10 các nước xuất khâu da giày đứng đầu thế

giới. Vừa qua, ông Gita Wirjawan, Chủ tịch Cơ quan Phối hợp Đầu tư (BKPM) của

Indonesia donesia sẽ qua mặt Việt Nam để trở thành trung tâm công nghiệp giày

dép. Indonesia hiện có khả năng sản xuất trên 3 triệu đôi giày mang các thương hiệu

nổi tiếng như Nike, Adidas và New Balance mỗi năm. Các nhà sản xuất giày đã bắt

đầu để mắt đến Indonesia do các thuận lợi như chi phí lương thấp, các qui định lao

động thuận lợi, các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi. Kim ngạch xuất khẩu giày

dép của Indonesia năm nay dự kiến đạt 1,76 tỷ USD với mức tăng trưởng 10%, chủ

yếu nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất và đa dạng hóa thị trường xuất

khẩu, cộng với lợi thế không bị áp thuế chống bán phá giá tại EU như Việt Nam và

Trung Quốc.

46

Page 47: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Thái Lan dù những bất ổn chính trị trong nước diễn ra liên miên nhưng

ngành da dự kiến tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt 3% với kim ngạch 12 tỷ baht. Xuất

khẩu giày dép của Việt Nam năm nay đạt 4,69 tỷ USD, vượt mục tiêu 4,5 tỷ USD

đề ra hồi đầu năm. Còn Ấn Độ vẫn đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu da 4,68 tỷ

USD trong tài khoá 2008/09 kết thúc vào tháng 3 năm tới. Bănglađét trong khi đó

được đánh giá là điểm đến hấp dẫn với các nhà nhập khẩu giày dép toàn cầu nhờ lợi

thế về chi phí sản xuất.

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Về khả năng sản xuất

Hầu hết các nước nhập khẩu lớn trên thế giới và các thương hiệu lớn đặt

hàng bên ngoài đều đánh giá Việt Nam có năng lực tổ chức sản xuất tốt cả về chất

lượng và giao hàng. Việt Nam có lợi thế về nguồn cung cấp lao động dồi dào, công

nhân tay nghề cao. Chí phí nhân công tương đối thấp, góp phần tạo nên lợi thế giá

rẻ để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Dù giá nhân công của Việt Nam đang cao

dần lên nhưng đơn giá tiền công vẫn còn khả năng cạnh tranh so với nhiều nước

như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippines...và ngang ngửa với một

số nước khác như Indonesia, Sri Lanka...

Đội ngũ lao động, thiết kế trẻ

Cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay là cơ cấu vàng với tỷ lệ lao động trẻ cao,

mà trẻ thì gắn với thời trang, từ thiết kế cho đến sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh

đó, yêu cầu về trình độ lao động của ngành này phù hợp với hoàn cảnh một nước

đang phát triển, việc đào tạo lao động không quá khó như trong các ngành công

nghệ thông tin, sinh học... 

Phù hợp về cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Da giày có vốn đầu tư thấp và tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn nhiều so với các

ngành như cơ khí, chế tạo máy... Điều này sẽ tạo điều kiện tích tụ tư bản nhanh để

chuyển dịch nền kinh tế về sau này. Hiện nay, Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư

nước ngoài chú ý và có kế hoạch đầu tư. Là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hiện

đại hóa may móc, thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Cơ hội thuận lợi từ hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da

giày: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy

47

Page 48: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn

minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc

tế.

Cơ hội tại thị trường chính

Trong năm 2011, thuế chống bán phá giá tại thị trường EU sẽ được bãi bỏ,

tạo cơ hội thuận lợi cho hàng da giày Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, đặc biệt về

giá. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất – Trung Quốc, đang gặp khó khăn về

những qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường này yêu cầu đối với hàng da giày

của họ.

Khó khăn

Về nguồn nguyên – phụ liệu

Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản

phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Các nhà máy thuộc

da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng

được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.

Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam

mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày...

những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm,

các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em hầu như là nhập khẩu.

Về nhân công

Thiếu lao động đang là trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp, có thể ảnh

hưởng xấu đến tiến độ thực hiện đơn hàng xuất khẩu. Ưu thế của Việt Nam về tiền

công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và

biến động, đơn giá gia công thấp nên thu nhập của người lao động thấp hơn so với

các ngành khác không thu hút được lao động, công tác đào tạo lao động lành nghề

vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa

được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ.

Năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây

chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất

lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của

Indonesia.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu

Trước nay, Việt Nam chủ yếu là nhận hàng gia công, xuất khẩu nhiều nhưng

giá trị lợi nhuận thu được không cao, chỉ chiếm khoảng 25%. Như vậy, cũng giống

48

Page 49: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

như dệt may, chúng ta chưa chủ động được trong sản xuất, phải gia công theo yêu

cầu, mẫu mã của nước ngoài. Ngành da giày Việt Nam khó phát triển thật sự, nếu

chỉ phụ thuộc vào các hợp đồng gia công nước ngoài, mà không chủ động được về

khách hàng, hợp đồng. Ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính.

Về thị trường xuất khẩu

Thị trường chính của hàng da giày Việt Nam hiện nay là các nước EU và

Mỹ. Sự phụ thuộc vào các thị trường này hiện nay rất lớn. Mọi sự biến động tại các

thị trường này, đều ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu da giày Việt Nam. Tại

thị trường EU, giày mũ da vẫn đang chịu mức thuế 10% xuất khẩu vào EU và

không được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Việt Nam bị chịu nhiều

sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... Làm

giảm lợi thế cạnh tranh về giá, vì giá đã đội lên cao vì thuế chống bán phá giá của

EU.

Tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và sự gia tăng chủ

nghĩa bảo hộ ở EU do kinh tế chưa được cải thiện nhiều , nguy cơ thị trường lớn

này sẽ giảm đơn đặt hàng trong thời gian tới. Đặc biệt, việc EU áp dụng quy định

các nhà sản xuất giày dép phải thực thi các yêu cầu liên quan đến quy định về hóa

chất (Reach) cũng đang là rào cảnh không nhỏ đối với doanh nghiệp da giày thời

gian tới.

Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang những thị trường mới của các doanh

nghiệp da giày cũng không suôn sẻ. Giày dép xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ,

cụ thể là Brazil, đang có nguy cơ bị rơi vào “tầm ngắm” bị kiện bán phá giá. 

Về công nghệ, kỹ thuật

Có thể nói, công nghệ, máy móc trong ngành da giày tuy đã có cải tiến

nhưng so ra vẫn còn hạn chế, lạc hậu với các nước. Lĩnh vực thuộc da gây ô nhiễm

nhiều hơn ngành giày dép và cặp túi do có đặc thù công nghệ sử dụng nhiều hóa

chất và có sự phân hủy chất hữu cơ tự nhiên. Một sô doanh nghiệp thuộc gia không

được đầu tư đúng chuẩn về hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường .

Về năng lực sản xuất

Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có

yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành

phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế.

Thêm vào đó, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp

với giá dịch vụ vận chuyển cao.

49

Page 50: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng da giày:

Về nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần phải coi việc đào tạo nghề như một hình thức giữ chân

người lao động. Đào tạo lao động lành nghề, rút ngắn thời gian thử việc cũng được

coi là một giải pháp giúp người lao động gắn bó hơn với công việc và công ty của

mình. Thêm vào đó, là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ người lao động nhằm giữ chân

và thu hút lao động, tránh tình trạng thiếu hụt lao động, hoặc phải tốn chi phí đạo

tạo nhân công mới liên tục.

Về khâu thiết kế

Khâu thiết cực kỳ quan trọng, nếu Việt Nam muốn bước qua thời kỳ làm

hàng gia công. Cần có chính sách đẩy mạnh đầu tư vào khâu thiết kế. Việc nâng cao

trình độ thiết kế sẽ giúp các doanh nghiệp làm ra những sản phẩm mới có mẫu mã

cạnh tranh. Đó mới chính là lợi thế giúp các doanh nghiệp tăng giá thành, tăng lợi

nhuận trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người lao động.

Về sản xuất

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, ngành da giày Việt

Nam phải từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành, đổi mới máy móc thiết bị, chú trọng

sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giày da, cặp túi xách thông dụng

và thời trang, tập trung quản lý và thiết kế mẫu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu

thị trường.

Về nhà nước

Quan trọng hơn hết vẫn là sự quan tâm, đầu tư của nhà nước đối với ngành

hàng này. Sự hỗ trợ về vốn, định hướng của nhà nước là điều kiện cần thiết để các

doanh nghiệp da giày Việt Nam có những quyết định đúng và đầu tư kịp thời. Hơn

nữa, nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh

được hàng rào bảo hộ của nước ngoài. Đồng thời, khuyến khích, kêu gọi đầu tư

nước ngoài vào ngành da giày nhằm hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa …Và thông

qua quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo của nước ngoài, doanh nghiệp Việt

Nam nhanh chóng học hỏi, ứng dụng và phát triển ngành da giày Việt Nam.

Về sự liên kết

Các doanh nghiệp trong ngành cần có sự liên kết chặt chẻ hơn nữa, xây dựng

một hiệp hội vững mạnh. Có như vậy, mới có thể tránh được sự chèn ép của các

50

Page 51: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

khách hàng lớn, khiến doanh nghiệp chịu thiệt, bên cạnh đó, tạo nên sức mạnh cạnh

tranh toàn ngành của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên kết thứ hai, là liên kết với ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Chính

các doanh nghiệp cần chủ động và hỗ trợ ngành này. Vì đây là bắt nguồn sản xuất

trong tương lai, có “hậu phương” vững chắc thì các doanh nghiệp mới có thể phát

triển ra thế giới.

Về chiến lược

Việt Nam hiện nay chỉ đang phát triên ở giai đoạn gia công, hiệp hội da giày

và nhà nước cần xác định mục tiêu và giai đoạn thực hiện chuyển đổi sang những

bước phát triển cao hơn. Thay đổi dần cơ cấu hàng xuất khẩu, tiến đến hàng xuất

khẩu sở hữu thương hiệu riêng.

Trong chiến lược xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến thị trường

nội địa. Vì đây là “sân nhà”, giữ vững được thị trường này, các doanh nghiệp sẽ linh

động ứng phó, và vẫn đảm bảo lợi nhuận nếu thị trường nước ngoài biến động.

2.4. Thủy sản:

2.4.1. Khát quát về thị trường thủy sản thế giới

Thủy sản là một trong những thực phẩm thiết yếu trong đời sống, không chỉ

là món ăn ngon mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Theo Tổ

chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), mậu dịch thủy sản toàn cầu đang tăng lên

nhờ lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Trong khoảng 145 triệu tấn thủy sản được

sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, có 55 triệu tấn (38%) được giao dịch trên thị

trường quốc tế.

Xuất khẩu thủy sản thế giới đang tăng với tốc độ 7%-9% mỗi năm, từ 86 tỷ

USD trong năm 2006 lên 92 tỷ USD vào năm 2007. Mậu dịch thủy sản thế giới năm

2008 chững lại do khủng hoảng kinh tế, và từ năm 2009 đến nay đang dần hồi phục.

Thủy sản được nuôi và sản xuất chủ yếu tại các nước đang phát triển, hàng

năm chiếm khoảng 50% trong tổng xuất khẩu thủy sản. Thủy sản chủ yếu được

nhập khẩu vào các nước phát triển, chiếm 80% tổng trị giá nhập khẩu.

Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), tổng nhu cầu về thuỷ sản và các

sản phẩm thuỷ sản trên thế giới dự kiến sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc

độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.

Dự báo tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước

Đơn vị: Triệu tấn

51

Page 52: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2005 2010 2015 % tăng bình quân

Thế giới 144,5 157,2 183.0 1,75 3,05

- Tiêu dùng cho thực phẩm 107,5 117,2 138,0 1,75 3,30

- Hao hụt và tiêu dùng khác 37 40 45,0 1,60 2,40

Trong đó 

- Các nước đang phát triển 74,5 82,4   2,05 4,05

- Các nước phát triển 33,0 34,8   1,40 1,88

Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium-term projections to

the years 2010 and 2015

Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8%

trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm

trước. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào

năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu về shellfish (thuỷ sản có

vỏ) và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người.

2.4.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam

2.4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Được thiên nhiên ưu đãi trong việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, ngành

thuỷ sản đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành mặt hàng xuất  khẩu có

thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với kim

ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một

trong những nước cung ứng thuỷ sản lớn cho thế giới. Hiện nước ta nằm trong top

10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Sản lượng thủy sản của cả nước có xu hướng tăng liên tục trong những năm,

nhất là sản lượng nuôi trồng thủy sản có mức tăng nhanh. Năm 2007, tổng sản

lượng thủy sản đã vượt mức 4 triệu tấn. Trung bình giai đoạn 2006-2009 về sản

lượng tăng bình quân 19,3%/năm, về giá trị KGXK tăng bình quân trên 10% mỗi

năm.

52

Page 53: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Bảng sản lượng thủy sản thời kỳ 2006 – 2010

NămTổng sản lượng

thủy sản (triệu tấn)Sản lượng khai thác thủy sản (triệu tấn)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (triệu

tấn)

2006 3,69 2,00 1,692007 4,15 2,05 2,102008 4,58 2,13 2,45

2009 4,846 2,277 2,569

Nguồn: Báo cáo năm của Bộ Thủy sản (cũ) và Bộ NN & PTNT (mới)

Năm 2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Số

lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đa

dạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp XK. Trong đó, tôm đông

lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc

6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm

14,5%.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008,

tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5%

của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD,

tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009.)Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2006 – 2010

Năm Kim ngạch (tỷ USD)Mức tăng ( giảm) xuất khẩu

Tuyệt đối (tỷ USD) Tương đối (%)2006 3,36 - -2007 3,76 + 0,4 +11,92008 4,50 + 0,74 +19,62009 4,25 -0,25 -5,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tăng qua các năm,

riêng năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2008, do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế, và biến động trên thị trường. Giá xuất khẩu cá tra bình

quân giảm mạnh qua các năm: năm 2008 giảm 8% so với năm 2007; năm 2009 tiếp

tục giảm 12,8% so với năm 2008. Như vậy, gia trị xuất khẩu gia tăng chủ yếu do

tăng lượng xuất khẩu. Về hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này là chưa cao.

Về mặt hàng thủy sản xuất khẩu, Việt Nam có thế mạnh sản xuất và xuất

khẩu các loại cá , tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô.

53

Page 54: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Hàng năm, hai loại mặt hàng này, có đóng góp cao nhất vào kim ngạch xuất khẩu cả

nước.. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm

các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu.

Tình hình xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 so với năm 2008

Loạithuỷ sản

Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng/giảm (%)Lượng (nghìn tấn)

Trị giá(triệu USD)

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá(triệu USD)

Lượng Trị giá

Cá Tra & Basa 644 1.46 614 1.357 -4,7 -7,1Tôm 192 1.63 211 1.692 9,8 3,8

Loại khác 403 1.419 408 1.203 1,2 -15,3Tổng cộng 1.239 4.51 1.232 4.251 -0,5 -5,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.4.2.2. Thị trường xuất khẩu

Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 35 thị trường

chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU.

EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam, 27 nước

thuộc khối EU đã tiêu thụ khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước

ta. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có 4 quốc gia

thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các nước EU nhập nhiều nhất

philê cá đông lạnh, chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông

lạnh, và cá ngừ. Trị giá nhập khẩu cả khối EU khoảng 40 tỉ USD/năm.Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 2006 -2009

NămKim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU(triệu USD)

Mức tăng (giảm) xuất khẩuTuyệt đối (tỷ USD) Tương đối (%)

2006 713,36 - -2007 912,24 +198,88 +27,82008 1153 +240,76 +26,392009 1120 -33 -2,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Kim ngạch xuất vào thị EU tăng qua các năm, riêng năm 2009 do ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đã làm cho đồng euro giảm gía, đồng

nghĩa với việc hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng đôla

không đổi, vì vậy xuất khẩu vào EU giảm sút cộng thêm chiến dịch bôi xấu chất

lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam ở một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Ai

Cập… khiến cho lượng cá có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU đang

54

Page 55: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

có xu hướng giảm sút cả về số lượng lẫn giá. Nhưng một tín hiệu đáng mừng là, quy

định 1005/2008 của Ủy ban châu Âu về truy xuất nguồn gốc thủy sản (gọi tắt IUU)

từ 1-1-2010 nhưng xuất khẩu thủy sản vào thị trường này không bị ảnh hưởng nhiều

bởi sản lượng và kim ngạch giảm không đáng kể. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm

tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước đạt 2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ

năm 2009.

Tính đến hết năm 2009, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 sau EU là

Nhật Bản. Theo thống kê, Nhật hiện đang là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất

của Việt Nam (chiếm 32,5% giá trị xuất khẩu) kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong

6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật Bản

cũng đang tăng cường nhập khẩu cá ngừ và các loại cá biển từ Việt Nam. Cụ thể, 6

tháng đầu năm 2010, Nhật Bản nhập khẩu: cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá

là 90,5 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và 52,4% về trị giá; tôm đạt gần 26,3 nghìn

tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20% về lượng và 19,2% về trị giá.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản giai đoạn 2006 - 2009

NămKim ngạch xuất khẩu thủy sản

sang Nhật Bản (triệu USD)

Mức tăng (giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 650 - -2007 747,7 +97,7 +15,032008 830,7 +83 +11,12009 761 -69,7 -8,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hiệu quả xuất khẩu sang thị trường Nhật được các chuyện gia đánh giá là có

hiệu quả. Ở thị trường Nhật, giá cả bình quân cả năm tăng theo các năm, như vậy sự

giá tăng của giá trị xuất khẩu hầu hết là do yếu tố gia tăng giá cả quyết định.

Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam tính đến cuối năm

2009 là Hoa kỳ chiếm 16,8% tổng kim ngạch cả nước. Tôm là sản phẩm xuất khẩu

lớn của Việt Nam vào Mỹ. Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt

hàng thủy sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ. 6 tháng đầu năm 2010, lượng xuất khẩu

cá các loại đạt 41 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 159 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và

30,9% về trị giá. Đứng thứ hai là tôm các loại với 15 nghìn tấn, trị giá là 153,6 triệu

USD, giảm 2,8% về lượng và tăng 3,2% về trị giá.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giai đoạn 2006 - 2009

Năm Kim ngạch xuất khẩu thủy Mức tăng (giảm) xuất khẩu

55

Page 56: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

sản sang Mỹ (triệu USD)Tuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối(%)

2006 666 - -2007 740 +74 +11,112008 739 -1 -0,1352009 711 -28 -3,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ có xu hướng giảm qua các năm,

trong giai đoạn 2006 – 2009, giảm mạnh nhất là năm 2009 ( giảm 3,8% so với năm

2008). Nguyên nhân lớn nhất là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

từ năm 2008. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu thủy sản sang thị

trường này đã tăng lên đạt 339 triệu USD tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như

vậy, với tốc độ này, kỳ vọng đến hết năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi con số tăng

trưởng âm ở thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ

giai đoạn 2006 -2010

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ngoài 3 thị trường chính trên, thủy sản Việt Nam xuất đi nhiều nước trên thế

giới, tình hình xuất khẩu khá ổn định, một số thị trường có tốc độ gia tăng đáng kể.

Một số thị trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc (tiêu thụ trung bình

khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm cho Việt Nam), ASEAN, Trung Quốc, Nga,

Ôxtrâylia, Đài Loan…đặc biệt Nga, Bắc Phi, Trung Đông đang trở thành những thị

56

Page 57: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không

chỉ năm 2010 mà các năm về sau.

Các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009

Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Thái Lan, một đối thủ cạnh tranh với ngành xuất khẩu thủy sản đánh bắt của

Việt Nam tại hai thị trường châu Âu và Nhật Bản, nhất là các mặt hàng như bạch

tuộc, mực, cá thu, cá ngừ... Đặc biệt là cạnh tranh về giá bán. Những bất ổn chính

trị đã diễn ra trong năm 2008 trên đất nước Thái Lan đã khiến cho xuất khẩu của

nước này sụt giảm đáng kể. Cũng giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, xuất

khẩu thủy sản của Thái Lan cũng bị ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế thế

giới và tác động của tình trạng này tới 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước

này là Mỹ, EU và Nhật Bản. Trong những năm gần đây các thiết bị và kỹ thuật khai

thác thủy sản tiên tiến đã và đang dẫn đến việc khai thác quá mức ở Vịnh Thái Lan

và các vùng nước lân cận, làm giảm nguồn cung và buộc các tàu thuyền Thái Lan

phải chuyển hướng sang Inđônêxia. Tuy nhiên, việc chuyển hướng khai thác thủy

sản sang Inđônêxia là điều không dễ dàng khi Inđônêxia đang tiếp nhận quá nhiều

nhà khai thác Trung Quốc

Ấn Độ là một trong đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong ngành thủy

sản đặc biệt là mặt hàng tôm. Tôm hiện đang là mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan

trọng của Việt Nam tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU…Và tại thị trường này,

Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cũng như về chất lượng với Ấn Độ. Đặt

biệt, xuất khẩu sang EU nhiều hơn 2 lần xuất sang Nhật Bản, thị trường nhập khẩu

lớn thứ 2. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU chủ yếu là mực ống, mực nang

và tôm. Trong khi mực ống, mực nang xuất khẩu chủ yếu được khai thác từ biển,

tôm xuất khẩu lại là tôm nuôi. Tuy nhiên, Ấn độ hiện nay đang gặp khó khăn tại

57

Page 58: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

EU, do Liên minh Châu  Âu (EU)  quyết định  thanh tra  20% sản  phẩm thủy  sản

nuôi  xuất khẩu  của Ấn  Độ sang  thị trường  này nếu  EU phát  hiện có  sai phạm 

trong phương  pháp kiểm  soát và  kiểm tra  dư lượng, việc thanh tra được  triển

khai  từ tháng  4/2010.

Indonesia cũng thuộc top 5 những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản nhiều

nhất thế giới. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Inđônêxia đạt 2,6 tỉ

USD, mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2010 của nước này là 2,9 tỉ USD. Thị

trường xuất khẩu truyền thống tại Mỹ, Nhật Bản và EU. Ngoài ra, nước này sẽ mở

rộng sang các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Trung Á, Châu Phi và các

nước Đông Âu. Năm 2010, Indonesia sẽ tích cực mở rộng việc xuất khẩu thủy sản

sang một số nước Trung Đông. Indonesia đã thành công trong việc đa dạng hóa các

sản phẩm tại Trung Đông, được đánh dấu bởi việc xuất khẩu các sản phẩm cá đã

được tẩm gia vị hoặc sơ chế trước và cá đóng hộp. Nổi bật là, Indonesia, đang tìm

cách trở thành nhà sản xuất cá lớn nhất thế giới vào năm 2015. Quan chức nước này

đã có những động thái tích cực, nhằm xấy dựng mối quan hệ song phương, giúp

Inđonesia vượt qua những rào cản thương mại. Đồng thời, Indonesia vận động

doanh nghiệp trong nước chủ động nâng cao chất lượng, tiếp cận thị trường mới.

Nhằm hướng tới mục tiêu trở thành nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới vào

năm 2015.

2.4.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Điều kiện nuôi trồng thuận lợi

Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt là vùng biển kéo dài từ Bắc

xuống Nam. Việt Nam có lợi thế về nuôi trồng lẫn khai thác thủy sản. Đồng bằng

sông Cửu Long là nơi nuôi trồng và sản xuất thủy sản lớn nhất nước ta. Ngoài ra,

vùng Bắc, Trung bộ cũng có những điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và khai thác

thủy sản.

Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới ngày càng gia tăng

Thuỷ sản – mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tăng

được lượng hàng tiêu thụ khi thu nhập dân cư ở các thị trường này tăng lên. Do vậy,

nhu cầu sử dụng mặt hàng này đang ngày càng tăng lên, khi mà những loại thực

phẩm khác như thịt heo, bò…đang lan tràn dịch bệnh thì mặt hàng thủy sản chất

lượng trở thành lựa chọn hàng đầu.

Chất lượng ngày càng nâng cao

58

Page 59: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Thủy sản Việt Nam đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất

lượng, ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ các thị

trường nhập khẩu. Giá thành sản phẩm cạnh tranh so với các nước trong khu vực,

cho nên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện đang chiếm thị phần đáng kể trên thế

giới.

Tăng giá một số mặt hàng thủy sản

Hiện tại giá tôm và nhiều loại hải sản xuất khẩu lên cao, giá xuất khẩu trung

bình tôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng từ 5 đến 10% so với cùng

kỳ năm ngoái. Giá tôm sản xuất trong nước tại Mỹ đã tăng hơn 40%, lên tới 6,2

USD/pound (1 pound = 0,454 kg), giá các loại tôm ở đây hiện đang tăng cao, riêng

tôm he của Việt Nam đã lên cao nhất kể từ 10 năm trở lại đây và hiện ở mức 13,5

USD/kg... Giá tôm tại Nhật Bản cũng tăng 18% kể từ đầu năm. Nguyên nhân được

cho là vụ tràn dầu ở Mỹ đã đẩy, Ngoài ra, nhiều cường quốc tôm như Ấn Độ, Thái

Lan, Bangladesh, Malaysia…bị mất mùa khiến sản lượng giảm mạnh.

Thuận lợi tại các thị trường chính

Tại thị trường Nhật Bản, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

(VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ 1.10.2009, trong 10 năm kể từ khi

Hiệp định có hiệu lực, 86% sản phẩm nông lâm thuỷ sản từ Việt Nam vào Nhật Bản

sẽ được hưởng ưu đãi thuế. Theo đó, các sản phẩm tôm xuất khẩu sang Nhật sẽ

được hưởng thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; mặt hàng mực, bạch tuộc sẽ

được hưởng mức thuế 0% sau 5 năm. Cho nên, từ vị trí là thị trường nhập khẩu thuỷ

sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU), Nhật có khả năng trở thành thị trường số

một của Việt Nam ngay trong tương lai không xa.

Công nghệ chế biến, sản xuất được cải thiện

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay đã từng bước cải thiện quy

trình sản xuất, chế biến. Sản phẩm có chất lượng cao hơn, hướng tới khúc thị trường

cao cấp. Ngoài ra, khả năng ứng biến với thị trường cũng khá linh hoạt. Đơn cử, tại

thị trường EU, quy chế truy xuất nguồn gốc (IUU) được cho là gây nhiều khó khăn

cho doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên, thủy sản xuất vào thị trường châu Âu chỉ

giảm trong quí 1, nguyên nhân do các doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện quy chế

còn bỡ ngỡ nhưng sang quí 2 doanh nghiệp không gặp khó khăn nhiều với IUU.

Đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn tại các thị trường chính

Việt Nam sẽ xuất khẩu thủy sản thuận lợi, tận dụng cơ hội chiếm thị trường

khi các đối thủ cạnh tranh đang gặp khó. Trong thời gian gần đây, các đối thủ cạnh

59

Page 60: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

tranh lớn của Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…đang gặp khó khăn về tại

các thịt trường chính Mỹ, EU, Nhật Bản..Đơn cử, trường hợp của Ấn Độ tại thị

trường EU – một thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Từ tháng 4/2010

EU quyết định  thanh tra  20% sản  phẩm thủy  sản nuôi  xuất khẩu  của Ấn  Độ

sang  thị trường  này. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ ở thế bị động, họ không biết

được liệu lô hàng của mình có bị kiểm tra tại cảng nhập hay không. Việc kiểm tra sẽ

mất thời gian do đó, gây chậm chễ khi giao hàng tới nhà nhập khẩu, tới nhà bán lẻ

và cuối cùng là người tiêu dùng. Đây chính là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh

bởi họ không phải chịu những trở ngại này trong đó có Việt Nam. Quan trọng hơn,

Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.

Khó khăn

Cơ cấu mặt hàng khá đơn điệu

Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn

điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô.

Tuy đã có bổ sung thêm một số mặt hàng khác trong những năm gần đây nhưng

nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu.

Công nghệ chế biến vẫn chưa phát triển đồng đều giữa các doanh nghiệp

cùng ngành

Tuy đã có nâng cấp, cải tiến công nghệ sản xuất, chế biến, chỉ một số it

doanh nghiệp đặc biệt là doah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới sở hữu dây

chuyền công nghệ tiến tiến. Xét về toàn ngành thủy sản Việt Nam công nghệ chế

biến vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Dây chuyền, máy

móc chưa được ứng dụng nhiều, còn sử dụng khá nhiều lao động chân tay. Thủy sản

xuất khẩu là mặt hàng luôn có đòi hỏi cao về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho nên

sẽ tự tạo khó khăn cho ngành.

Khó khăn về nguyên liệu

Vấn đề thiếu nguyên liệu đang là vấn đề đau đầu, gây khó khăn nhiều nhất

cho ngành thủy sản nước ta. Hiện nay, nhiều xưởng sản xuất tại Ca Mau hoạt động

70% công suất vì thiếu nguyên liệu. Hoặc đôi khi phải bỏ lỡ cơ hội hợp đồng lớn, vì

tình trạng nguyên liệu không thể đáp ứng. Doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu

nguyên liệu khá nhiều để sử dụng trong sản xuất. Điều này, không chỉ dẫn đến tình

trạng phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài mà còn góp phần gia tăng tình trạng

nhập siêu cả nước. Mặt khác, thiếu nguyên liệu, khiến cho giá nguyên liệu trong

nước cũng như nhập khẩu gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng thực hiện

60

Page 61: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

các hợp đồng đã ký, giảm lợi thế cạnh tranh. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho

thấy, 3 năm qua, mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng 140.000 - 150.000 tấn thủy

hải sản các loại, trị giá 300 - 320 triệu USD, bao gồm cả con giống, cá cảnh, hàng

trả về, trong đó đa phần là nguyên liệu thủy sản đông lạnh để chế biến tái xuất khẩu.

Ngoài ra, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con

giống (để nuôi trồng thuỷ sản) không đảm bảo, chất lượng thấp. Điều này, cũng dẫn

đến nguồn nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng.

Biến đổi khí hậu, dịch bệnh cũng gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu, ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng như là vấn đề đảm bảo

nguồn cung nguyên liệu chất lượng cho doanh nghiệp sản xuất. Đơn cử, tình trạng

dịch bệnh đối với con tôm của các tỉnh ĐBSCL đang diễn ra nghiêm trọng, đẩy

ngành nuôi tôm vào khó khăn.

Vấn đề đánh bắt thủy sản cũng đáng lưu ý, nghề khai thác thuỷ sản phát triển

quá mất cân đối giữa vùng ven bờ, xa bờ và chủ yếu tập trung vào khai thác nhóm

cá nổi dẫn đến sự suy kiệt về tài nguyên. Đội tàu khai thác xa bờ phát triển chậm,

hoạt động không hiệu quả, thời gian bám biển thấp, công tác dịch vụ hậu cần nghề

cá lại không được tổ chức tốt nên sản lượng khai thác được đều rơi hết vào tay đầu

nậu bán cho tàu thu mua Trung Quốc.

Đối mặt với các rào cản thương mại

Mặt hàng thủy sản phải chịu sự kiểm tra gắt gao về chất lượng cũng như

nguồn gốc nguyên liệu, không chỉ vì lý do an toàn tiêu dùng tại nước nhập khẩu, mà

đó còn là biện pháp bảo hộ mậu dịch. Các rào cản thương mại ngày càng được biểu

hiện tinh vi hơn, gây khó khăn nhiều hơn. Cả ba thị trường lớn nhất của Việt Nam

là EU, Nhật Bản và Hoa kỳ đều yêu cầu các doanh nghiệp khi chế biến và xuất khẩu

hàng thủy sản có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đây doanh nghiệp xuất khẩu chỉ cần tiêu chuẩn HACCL, ISO.9000…

tiêu chuẩn toàn cầu của hiệp Hội bán lẻ Anh quốc BRC dành cho thực phẩm; tiêu

chuẩn thực phẩm quốc tế IFS, ISO22000… Hiện nay, đối với hải sản khai thác phải

chứng minh nguồn gốc theo luật IUU; Thủy sản nuôi trồng phải áp dụng tiêu chuẩn

quốc tế Global GAP. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp khó khăn trong vấn

đề thủ tục thực hiện các quy chế này. Ở EU, do chưa có sự thống nhất của các nước

trong cộng đồng châu Âu nên mỗi nơi một kiểu; một số nước như Pháp yêu cầu sử

dụng tiếng Pháp trong giấy chứng nhận khi xuất vào thị trường này. Bộ Nông

nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008

61

Page 62: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

(Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt

Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh

sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý.

Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và người nuôi trồng, khai thác thủy

sản chưa chặt chẻ

Cho đến này, sự liên kết, hỗ trợ của doanh nghiệp xuất khẩu đối với nhà

cung nguyên liệu hầu như rất ít. Khâu thu mua còn hạn chế, vẫn còn hiến tượng ép

giá. Hơn nữa, đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy hải sản xuống còn 0%

sẽ tạo điều kiện cho DN chuyển hướng sang nhập khẩu nguồn nguyên liệu có lợi

nhất cho họ, không chú ý tới nguồn nguyên liệu trong nước và cũng không đầu tư

cho vùng nuôi trồng. Điều này khiến ngành thủy sản khó có thể phát triển bền vững

và làm phá sản các kế hoạch vùng quy hoạch nguyên liệu nuôi trồng thủy sản.

Công tác quản lý, tiếp thị tại các doanh nghiệp còn hạn chế

Yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao

động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thuỷ sản. Tại thị trường Mỹ, hầu

hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở

Mỹ, mà không quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng với

nhãn mác nào. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam được lưu thông trên thị trường

Mỹ không mang nhãn mác của Việt Nam. Điều này, dẫn đến những rắc rối trong

việc khẳng định thương hiệu cá da trơn Việt Nam.

2.4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản

Về doanh nghiệp

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tiến hành xúc tiến thương mại ở các

thị trường mới, đặc biệt, việc tham gia hội chợ thủy sản sẽ là cơ hội rất tốt để Việt

Nam quảng bá hình ảnh về việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, cá tra, basa Việt

Nam và tìm kiếm thêm những bạn hàng mới tại các thị trường. Chú ý đầu tư xây

dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; tăng cường sử dụng internet

trong công tác tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao…

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn phải luôn sẵn sàng việc minh bạch

giấy tờ và các chứng từ đầu vào để giải trình khi có đoàn kiểm tra của các nước yêu

cầu.

Về sự liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp sản xuất với

người cung cấp nguyên liệu

62

Page 63: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Doanh nghiệp đứng ra liên kết với hộ nuôi từ 1 – 2 ha trở lên để hình thành

vùng nuôi tập trung. Doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn,

giống, thức ăn, thu mua nguyên liệu, đáp ứng theo đòi hỏi quốc tế chính là vấn đề

bức bách hiện nay để ngành thủy sản phát triển nhanh và bền vững. Các doanh

nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo vùng nguyên liệu rộng lớn trải rộng.

Nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho ngành, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu

từ nước ngoài.

Về thị trường

Quan trọng nhất, doanh nghiệp xuất khẩu cần giữ vững thịt trường truyền

thống Mỹ, EU, Nhật Bản..vì đây là những thị trường quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn

trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần

chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang

nổi lên. Đó có thể là các thị trường ngay trong châu Âu như Bulgaria, Romania,

Czech... vốn tăng trưởng khá ấn tượng trong năm ngoái và tiềm năng còn nhiều,

cũng như xuất khẩu sang các khu vực khác như Trung Đông, Trung Quốc...

Về công nghệ sản xuất, chế biến

Doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất phù

hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đẩy mạnh đào tạo tay nghề cho người lao

động đủ năng lực vận hành những dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động áp dụng

các tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật Bản,

Hàn Quốc, Trung Quốc, tích cực liên kết quảng bá, xúc tiến thương mại tại EU, Mỹ.

Về sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước

Việt Nam đang đối mặt với hàng rào kỹ thuật ngày càng nhiều và dưới

những hình thức khác nhau. Ngành thủy sản Việt Nam muốn ổn định và phát triển,

cần sự hướng dẫn vạch phương hướng chung cho toàn ngành, qui định tiêu chuẩn,

chất lượng chung cho ngành, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu. Đồng thời, có biện

pháp xử lý những những doanh nghiệp kinh doanh kém chất lượng, tránh ảnh hưởng

đến uy tín của toàn ngành.

Mặt khác, tăng cường ngoại giao, xây dựng quan hệ với các nước nhằm đàm

phán, giúp Việt Nam có được những ưu đãi, tránh những yêu cầu khó khăn của thị

trường các nước.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần thống nhất các thủ tục, giấy tờ chứng nhận

tránh những thủ tục phiền phức, gây cản trở xuất khẩu.

2.5. Cà phê:

63

Page 64: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.5.1. Khái quát về thị trường cà phê

Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng

rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Hiện nay,

cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất

khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba

dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea

canephora (Robusta) – cà phê vối cà phê mít - Coffea excelsa – với nhiều loại khác nhau. Chất

lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy từng loại cây, từng loại hạt và nơi

trồng khác nhau. Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới

như ở London và New York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân

ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính.

Lượng tiêu thụ café trên thế giới

Nguồn: Tổng cục thống kê

Những nước sản xuất và tiêu thụ cafe chủ yếu trên thế giới là Brazil,

Indonesia, Mexico, Ethiopia và Ấn Độ.

Những nước chuyên nhập khẩu và tiêu thụ mạnh loại hàng hóa này có Đức

(8,89 triệu bao), Italy (5,83 triệu bao), Pháp 5,56 (triệu bao), Tây Ban Nha và Anh.

Trong số các nước nhập khẩu cafe, những nước có mức tiêu thụ cao tính theo đầu

người năm là Phần Lan (11,98kg), Na Uy (9kg), Hà Lan (7,9kg), Thụy Sĩ (7,68kg)

và Thụy Điển (7,38kg).

2.5.2. Tình hình xuất khẩu cà phê:

2.5.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

64

Page 65: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Cà phê xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1860, sau 150 Việt Nam đã trở

thành quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới. Việt Nam có những vùng, điều

kiện, khí hậu thuận lợi trồng và sản xuất cà phê. Vùng trồng cà phê trọng điểm của

các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai..Diện tích và sản lượng cà phê giai đoạn 2006 - 2009

NămDiện tích gieo trồng

(nghìn ha)Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn)

2006 497,0 985,32007 506,4 961,22008 525,1 996,32009 537 1019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2010 dự kiến diện tích gieo trồng cà phê cả nước đạt khoảng 530.000

ha, tăng 0,6% so với năm 2009. Trong đó diện tích thu hoạch được ước tính ở mức

515.000 héc ta, tăng 1% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt 21 tạ/héc ta

và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới 1,082 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009.

Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể trước năm 1990, nay

Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (chiếm 14% sản lượng cà

phê thế giới) và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê robusta. Cà phê đã trở thành một

trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với sản lượng xuất khẩu trên 1 triệu

tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỉ đô la Mỹ/năm, đứng thứ 2 sau gạo

trong nhóm hàng nông sản.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2006 - 2009

NămKim ngạch (tỷ USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 1.21 - -2007 1.91 +0.7 +57.82008 2.11 +0.2 +10.42009 1.73 -0.38 -18

65

Page 66: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ năm 2006 đến nay, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu của cả nước, xuất khẩu trên 1tỷ USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của

khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu cà phê suy giảm kim ngạch khi chỉ đạt 1,73 tỷ USD,

giảm 0,38 tỷ so với năm trước. Thời tiết xấu làm giảm sản lượng cà phê là một

trong những nguyên nhân chính làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Những ngày vừa

qua, thị trường cà phê đang khởi sắc trở lại, cầu thị trường tăng kết hợp với cà phê

trong nước được mùa và giá cà phê đang hồi phục, thể hiện bằng kim ngạch 2 quý

đầu 2010 đạt 0.92 tỷ, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2010/11 của nước ta có thể

tăng 6,9% lên 18,7 triệu bao.

2.5.2.2. Thị trường xuất khẩu

 Đức :

Đức là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất EU, chiếm 21% trong tổng mức tiêu thụ

cà phê của toàn EU (Theo ICO, 2008). Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người

của Đức cao hơn mức trung bình của EU. Một vài nguồn thông tin cho rằng sản

phẩm này có thể vượt qua các sản phẩm hữu cơ.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức

giai đoạn 2007 – 6T/2010 Nguồn: Tổng cục thống kê

NămSản lượng

(Tấn)

Kim ngạch xuất khẩu sang Đức

(Triệu USD))

Kim ngạch xuất khẩu cà phê cả

nước ( triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch

xuất khẩu cà phê cả nước (%)

2007 177015 278,180 1.911,463 14,552008 136023 273,835 2 .111,187 12,972009 136248 201,768 1.730,602 11,65

6T/2010 88447 124,482 921,315 13,51Trên thị trường cà phê Đức, tiêu thụ mặt hàng cà phê espresso tăng nhanh

chóng. Các loại cà phê hòa tan cũng tăng về doanh số (Theo Hiệp hội cà phê Đức,

2007). Sản phẩm cà phê (hữu cơ) có thêm gia vị (như vị bạch đậu khấu) và các

hương vị phụ thêm (như vỏ cam) cũng có xu hướng tăng trên thị trường này. Trong

tất cả các loại chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng,

chứng nhận không có khí CO2 được người tiêu dùng Đức quan tâm. Hiện trên thị

trường tiêu dùng Đức, đã có loại chứng nhận này cho mặt hàng cà phê. Đó là chứng

nhận Impatto Zero của Italia.

66

Page 67: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 10%

kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. Năm 2009, có sự suy giảm về kim ngạch do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm.

Bỉ :

Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới không thích hợp cho việc trồng cây cà

phê, do đó Bỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu cà phê và sản phẩm cà phê từ các

nước bên ngoài. Trung bình mỗi năm một người dân Bỉ tiêu thụ 8,8 kg cà phê, với

mức tăng trưởng tiêu thụ hàng năm chỉ khoảng 0,5%, Bỉ chủ yếu sử dụng hai loại cà

phê chính là cà phê chè (Arabica) chiếm 75% và cà phê vối (Robusta) chiếm 25%.

Đối với cà phê tươi, hàng năm (trong giai đoạn 2002-2007), nhập khẩu của Bỉ tăng

13% về giá trị và 4% về sản lượng, đạt trung bình 365 triệu euro mỗi năm, tương

đương 222.000 tấn.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Bỉgiai đoạn 2007 – 6T/2010

NămSản

lượng (Tấn)

KNXK sang Bỉ(Triệu USD)

KNXK cà phê cả nước

(triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%)

2007 45523 72,317 1.911,463 3,782008 88456 168,057 2 .111,187 7,962009 13223 190,495 1.730,602 11,00

6T/2010 28077 39,198 921,315 4,25

Nguồn: Tổng cục thống kê

Các nước đang phát triển là nguồn cung cấp chính cà phê cho Bỉ, chiếm 70%

sản lượng nhập khẩu cà phê của nước này. Ba nước cung cấp cà phê chính cho thị

trường Bỉ là Brazil với tốc độ tăng trưởng lớn (tăng 12% hàng năm), tiếp đó là Đức

và Pháp với mức tăng 9% và 8% hàng năm. Việt Nam, Hà Lan, Peru và Ethiopia là

những nước xuất khẩu cà phê ngày càng có vị trí quan trọng trên thị trường cà phê

Bỉ.

Đến năm 2009, Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê lớn thứ 5 của Bỉ,

chiếm 7,4% tổng thị phần nhập khẩu cà phê của nước này

Mỹ

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê vối (robusta) vào Mỹ

từ năm 1994 và ngay năm đầu đã đạt 32 triệu USD. Năm sau đó (1995) xuất khẩu

tăng vọt lên 145,2 triệu USD và hiện nay Mỹ đang là thị trường xuất khẩu cà phê

lớn thứ 2 của Việt Nam. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, nền kinh tế số 1

67

Page 68: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

thế giới hiện tiêu thụ 23 triệu bao cà phê mỗi năm và tốc độ tăng trưởng là 0,5%

mỗi năm.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹgiai đoạn 2007 – 6T/2010

NămSản

lượng (Tấn)

KNXK sang Mỹ

(Triệu USD)

KNXK cà phê cả nước

(triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê

cả nước (%)2007 134966 212,666 1.911,463 11,122008 106393 210,770 2 .111,187 9,982009 128050 196,674 1.730,602 11,36

6T/2010 75775 113,012 921,315 12,26

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ có đóng góp quan trọng vào

tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. 6 tháng đầu năm 2010, đã có mức tăng

trưởng tốt trở lại sau sự sụt giảm vào năm 2009.

Tuy nhiên Thị trường Mỹ cũng như một số thị trường phát triển khác có các

rào cản phi thuế quan rất lớn. Thứ nhất: ở đó thường đã có các nhà sản xuất, các

nhãn hiệu lớn lâu đời đã có chỗ đứng vững chắc. Thứ hai: hệ thống bán lẻ chiếm thị

phần lớn và lại chủ yếu nằm trong tay một số đại gia; cà phê VN thật sự vào được

thị trường Mỹ chỉ khi có mặt ở các hệ thống bán lẻ này. Muốn vậy, các Cty VN phải

đáp ứng rất nhiều yêu cầu trong đó có 2 yêu cầu chính: Về số lượng phải rất lớn; Về

chất lượng phải đạt tiêu chuẩn khắt khe của FDA.

Italia

Thống kê trung bình mỗi năm, Italia nhập khẩu của Việt Nam 66.000 tấn cà

phê, có năm lên đến 90.000 tấn, đưa nước này trở thành bạn hàng cà phê lớn thứ 4

của Việt Nam (chiếm 8,13% thị trường xuất khẩu năm 2008), chỉ đứng sau Đức,

Mỹ và Tây Ban Nha. hị phần của Việt Nam trong các nước xuất khẩu cà phê vào

Italia đang tăng nhanh trong những năm qua do chất lượng cà phê của Việt Nam

đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng Italia.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Italia

giai đoạn 2007 – 6T/2010

NămSản

lượng (Tấn)

KNXK sang Italia

(Triệu USD)

KNXK cà phê cả nước

(triệu USD)

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước (%)

2007 90922 143,788 1.911,463 7,52

68

Page 69: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2008 86438 171,164 2 .111,187 8,12009 96190 142,366 1.730,602 8,22

6T/2010 42091 58,959 921,315 6,39

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có tỷ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước, hiện

Italia cũng là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 trên thế giới, với mức tăng trưởng

trung bình của thị trường lên tới 6% mỗi năm, là một cơ hội tốt cho các doanh

nghiệp Việt Nam tích cực khai thác thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang các thị trường chính

giai đoạn 2007 – 2009

Nguồn: Theo tổng cục thống kê

Thị trường tiềm năng

Trong năm 2008, nước ta đã xuất khẩu vào Ma-rốc 5996 tấn cà phê Robusta

(loại chưa rang xay, chưa khử caphêin), với tổng giá trị là 12,2 triệu USD. Một điều

đáng chú ý về văn hóa truyền thống của người Ma-rốc, chè xanh là thức uống phổ

biến, lâu đời của người dân. Tuy nhiên, những người dân thành thị đang có sự thay

đổi thói quen bằng việc sử dụng cà phê thay vì nước chè như trước. trung bình mỗi

năm Ma-rốc nhập khẩu của các nước trên thế giới khoảng 28.000 tấn cà phê chủ yếu

là hạt cà phê chưa chế biến, trong đó  80% là cà phê robusta và 20% là cà phê

arabic. Và cà phê Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường

nước này. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tại các thị trường Nhật Bản, Tây Ban Nha,

69

Page 70: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Anh, Nga, Indonexia,… tình hình xuất khẩu cà phê khá tốt, có tốc độ tăng trưởng

nhanh.

2.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong

khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà

phê Việt Nam.

Biểu đồ sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm

Nguồn: Theo tổng cục Hải quan

Đối thủ cạnh tranh vị trí đầu bảng xuất khẩu cà phê của Việt Nam là Brazil

Sản lượng cà phê Braxin vụ 2009 đạt 39,4 triệu bao, Sản lượng của Brazil dự đoán

tăng 10,5 triệu bao, đạt mức kỉ lục 55,3 triệu bao trong niên vụ 2010/11. Niên vụ

2010/11 ở Brazil tính từ tháng 7/2010 đến hết tháng 6/2011. Trong đó Arabica tăng

8,8 triệu bao đạt 41,8 triệu bao nhờ chu kỳ hai năm đạt sản lượng một lần của loại

cây này, và nhờ những cơn mưa thuận lợi vào tháng 7 và tháng 9 năm ngoái làm

cho cây trổ hoa và tỉ lệ đậu trái rất tốt. Sản lượng robusta dự đoán tăng 1,7 triệu bao,

ước đạt 13,5 triệu bao. Sản lượng của Việt nam dự đoán tăng 1,2 triệu bao, đạt 18,7

triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi trong thời kỳ ra hoa và đậu trái. Niên vụ 2010/11 ở

Việt nam tính từ tháng 10/2010 đến hết tháng 9/2011. Sản lượng cà phê Việt nam

giữ mức ổn định suốt 5 năm qua và giao động ở mức 17,5-19,5 triệu bao/năm.

Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu bao, do đó trong năm 2010/11 Việt nam tiếp

70

Page 71: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

tục là nước có sản lượng cà phê loại này lớn nhất thế giới. Xét về tổng thể, sản

lượng cà phê của ta chỉ ngang bằng 1/3 Brazil, để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu sẽ

là một quãng thời gian dài đối với cà phê Việt Nam.

2.5.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Chính sách phát triển vùng nguyên liệu của nhà nước

Dự thảo "Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030” đang được hoàn thiện, trong đó có các mục tiêu giữ ổn định diện tích

trồng 500.000 héc ta như hiện nay nhưng nâng dần kim ngạch xuất khẩu lên 2,4 tỉ

đô la Mỹ hàng năm. Dự thảo có đưa ra các mục tiêu phát triển ngành cà phê theo

hướng bền vững, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk

Nông, đưa năng suất đến năm 2020 là 2,4 tấn/héc ta.

Điều kiện Việt Nam thuận lợi cho việc trồng cà phê

Mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng sử dụng nhiều nguồn

lực về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và lao động ở Việt Nam. Khí hậu nhiệt đới gió

mùa, diện tích trồn cà phê tương đối lớn, cộng với nguồn nhân rẻ và dồi dào tạo nên

lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Nhu cầu thế giới vẫn tăng cao dù đang trong khủng hoảng

Cà phê là mặt hàng đựơc giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua. Khủng

hoảng kinh tế gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia

đình. Hiện tại, tiêu thụ cà phê thế giới tăng trưởng 2% mỗi năm, từ từ 104,6 triệu

bao năm 2000 lên 130 triệu bao trong năm 2008, tiếp tục tăng lên 132 triệu bao năm

2009 và dự kiến sẽ đạt 134 triệu bao trong năm 2010. Tuy nhiên sự tăng trưởng về

tiêu dùng không được phân bố một cách đồng đều. Tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh tại

các nền kinh tế đang nổi như Nga và Ukraina và cả ở các nước sản xuất cà phê như

Braxin. Với loại robusta, nhu cầu lại tăng đối với cà phê xuất xứ từ Việt Nam, từ

2% năm 1990 lên 16% vào năm 2008.

Nguồn cung ứng thị trường tại các nước đối thủ cạnh tranh có xu hướng

giảm

Sản lượng của Colombia- nước sản xuất cà phê arabica chất lượng cao lớn

nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, do mưa đã làm giảm

31% sản lượng trong vụ vừa qua, xuống mức thấp nhất trong vòng 35 năm, khiến

nước này đánh mất vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới về tay Indonexia. Trong

năm 2008 cà phê xuất xứ từ châu Phi lại giảm từ 21% xuống còn 12% trong thời

71

Page 72: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

gian này. Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), ông Nestor Osorio,

dự báo cung cà phê thế giới có thể giảm khoảng 3,2% trong niên vụ này (bắt đầu từ

ngày 1/10/2009), xuống khoảng 124 triệu bao, sau khi mưa làm giảm sản lượng ở

Brazil và Colombia.

Khó khăn

Sản lượng có nguy cơ giảm trong năm 2010

Năm 2010, xuất khẩu cà phê gặp khó khăn hơn về thị trường và giá xuất

khẩu. Tính đến hết tháng 4, lượng cà phê xuất khẩu mới đạt 428.000 tấn, kim ngạch

520 triệu USD. Như vậy, mức giá này đã bị giảm 120 USD/tấn so với năm 2009.

Bởi vậy, ông Tự dự báo, xuất khẩu cà phê năm nay dự kiến sẽ bị sụt giảm khoảng

300.000 tấn so với năm ngoái.

Phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu

Mặc dù là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng Việt Nam

vẫn quá phụ thuộc thị trường nước ngoài, chiếm đến 95% là xuất khẩu, đặc biệt là

phụ thuộc vào giá và tình hình giao dịch cà phê trên 2 sàn giao dịch ở London (Anh)

và New York (Mỹ). từ đầu năm 2010 tới nay, giá cà phê liên tiếp sụt giảm gây bất

lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng. Giá cà phê xuất khẩu không hoàn

toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà bị chi phối rất lớn bởi 2 sàn giao dịch cà

phê ở London và New York và một số nhà đầu cơ.

Trăm người mua, vạn người bán, thiếu tính chuyên nghiệp

Cà phê Việt Nam hiện đang bị rơi vào tình trạng “trăm người bán, vạn người

mua”, cao điểm lên đến 142 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Quá nhiều

doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, hạ giá

sản phẩm bằng mọi cách, không quan tâm đến hình ảnh cà phê Việt Nam mà chỉ

chạy theo lợi nhuận.

Chưa xây dựng thương hiệu tốt, chất lượng chậm cải thiện do không áp

dụng theo các quy trình chuẩn

Điểm yếu này khiến giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn

các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ở nước ta, sản xuất cà phê theo hướng bền

vững đã được khuyến khích từ nhiều năm trước. Bộ nguyên tắc chung cho cộng

đồng cà phê (4C) đã được giới thiệu và đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006,

tuy nhiên kết quả mới chỉ dừng lại ở “mô hình trình diễn”, hoạt động chủ yếu dưới

72

Page 73: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

dạng tập huấn và phổ biến thông tin. Đối với người trồng cà phê, chênh lệch giá thu

mua cà phê nhân sản xuất theo quy trình và theo chăm sóc truyền thống trên thị

trường tự do không lớn, nên chưa tạo được động lực để họ thay đổi nhận thức và

hành động.

Sự thay đổi nhu cầu của thị trường và rào cản gắt gao của các nước nhập

khẩu

Thời gian tới, chắc chắn hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ bất lợi

hơn về giá và thị trường, nếu các hộ tiêu thụ cà phê chính như Mỹ, EU chuyển sang

tiêu thụ cà phê đặc sản và cà phê có chứng nhận xuất xứ. Bên cạnh đó, cà phê Việt

Nam còn có thể gặp phải các rào cản kỹ thuật trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO), khi thâm nhập các thị trường Mỹ và EU (phải đạt được các chứng

chỉ UTZ hay RFA của Tổ chức Rainforest Alliance).

Thiếu thông tin, không có sự liên kết giữa các khâu từ sản xuất đến xuất

khẩu, bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là chờ thông tin giá thị trường lên cao

rồi mới đặt hợp đồng thu gom từ các khu trồng cà phê, dẫn đến các trường hợp đặt

hàng xuất khẩu giá cao mà không mua được cà phê hoặc ngược lại khi giá thấp

không mua dự trữ, cà phê trồng ra không có nơi tiêu thụ. Ngoài ra nắm được tâm lý

của các doanh nghiệp Việt Nam là bán trừ lùi, không chốt giá chính thức mà chờ giá

nên lên nhiều nàh đầu cơ nước ngoài đã cố tình ép giá xuống, đơn cử trước Tết giá

giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng vẫn còn ở mức 1.350-1.360 USD/tấn. Thế

nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết, giá cà phê đã “lao dốc không phanh”. Chỉ trong

vòng 2 tuần, giá cà phê từ hơn 1.300 USD/tấn, đã rơi thẳng xuống chỉ còn 1.210

USD/tấn vào ngày 25/2/2010.

Thiếu các cơ chế chính sách hỗ trợ cho người trồng cà phê khi mất giá

Do nhà nước và doanh nghiệp chưa có chương trình thu mau dự trữ cà phê

nên khi giá thấp người trồng không biết pahi3 bán cho ai, thua lỗ hàng trăm triệu,

phải gỡ bỏ các vườn cà phê để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, dẫn đến sản

lượng các phê lên xuống liên tục theo giá.

2.5.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cà phê

Về sự liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng, và giữa các doanh

nghiệp trong ngành

Tạo sự liên kết giũa các doanh nghiệp với người trồng cà phê, mở kho dự trữ

cà phê để điều tiết thị trường, hỗ trợ người trồng khi mất giá để họ tiếp tục trồng cà

73

Page 74: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

phê, hướng dẫn các phương pháp trồng đúng kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng

sản lượng, đẩy mạnh xuất khẩu khi các đổi thủ cạnh tranh đang trong tình trạng

giảm sản lượng. Tránh tình trạng, doanh nghiệp ký hợp đồng nhưng không thể thực

hiện, vì không đủ nguồn cung cấp.

Bên cạnh đó, là sự liên kết, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong ngành, xây

dựng hiệp hội vững mạnh. Vừa tạo nên sức mạnh cạnh tranh, vừa giúp hoàn thiện,

hỗ trợ lần nhau cùng phát triển, tiến tới xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam.

Về chính sách quản lý của Nhà nước

Không để tự do xuất khẩu như hiện nay sẽ gặp nhiều thiệt thòi, nên thành lập

câu lạc bộ khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam để tham gia

xuất khẩu cà phê. Hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất theo chuẩn quốc tế cho

mặt hàng cà phê, doanh nghiệp nào không đạt chuẩn không cho xuất khẩu để tạo

dựng uy tín và thương hiệu cho Việt Nam. Đồng thời ứng dụng kĩ thuật mới, tìm

hiểu, nghiên cứu và sản suất thêm các mặt hàng cà phê mới đáp ứng như cầu ngày

càng của thế giới có như thế cà phê Việt Nam sẽ đi đến được khắp nơi trên thế giới

Về chiến lược của doanh nghiệp

Không ngừng xúc tiến, khai thác các thị trường tiềm năng như Ma-rốc, Nga

và nhiều nước EU. Tuy nhiên nếu quá tập trung vào xuất khẩu sẽ bị lệ thuộc vào thị

trường nước ngoài, do đó cần tìm hướng đi mới khi xuất khẩu gặp khó khăn đó

chính là thị trường trong nước. Người Việt Nam cũng có sở thích uống cà phê, nhu

cầu trong nước cũng khá lớn. Doanh nghiệp nên chú ý khai thác, nhằm không mất

thị trường vào tay nước ngoài, vừa có được thị trường ổn định trong nước, nếu gặp

rủi ro trong xuất khẩu vẫn đảm bảo được lợi nhuận.

Đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch, tuyển các nhân viên giỏi làm việc,

theo sát diễn biến thị trường thế giới, thường xuyên cập nhật thông tin cho doanh

nghiệp cũng như người trồng cà phê, chủ động phối hợp với doanh nghiệp đề ra giải

pháp phát triển thị trường.

2.6. Cao su:

2.6.1. Khái quát về thị trường cao su thế giới

Cao su có hai dạng là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, là một trong những

nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp. Trồng và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn

nhất thế giới thuộc về các quốc gia châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Inđonesia,

Malaysia… Hiệp hội các nước sản xuất Cao su tự nhiên gọi tắt là ANRPC chiếm

74

Page 75: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

94% tổng sản lượng cao su toàn cầu. ANRPC dự báo sản lượng cao su thiên nhiên

toàn cầu sẽ tăng 6% trong năm nay, sau 3 năm trì trệ và giảm sút. Sản lượng năm

2007 chỉ tăng 2%, trì trệ vào năm tiếp theo và giảm 3,6% vào năm 2009.

2.6.2. Tình hình xuất khẩu cao su:

2.6.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam chỉ trồng và khai thác cây cao su tự nhiên. Các giống

cao su đang được trồng là GT1, PR 225, PR 261, Hevea brasiliensis…. và một số

giống mới như RRIV 4, RRIV 2. Thời gian khai thác của cây cao su thường kéo dài

khoảng 20 năm. Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để

xuất khẩu (90%). Đông nam bộ là khu vực trồng nhiều cao su nhất cả nước, nổi bật

là các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh…Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

NămKim ngạch (tỷ USD)

Mức tăng (giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối(%)

2006 1,28 - -2007 1,39 +0,11 +8,592008 1,6 +0,21 +15,102009 1,22 -0,38 -23,752010

(dự kiến)1,5 +0,28 +22,95

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nguồn: Tổng cục hải quan

75

Page 76: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Kim ngạch xuất khẩu cao su đều đạt mức cao, đỉnh điểm năm 2008 đạt 1,6 tỷ

USD. Từ giữa cuối năm 2008, do tác động và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài

chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường cao-su cũng bị thu hẹp, giá cao-su

giảm mạnh do ảnh hưởng của giá dầu hỏa sụt giảm nhanh và nền công nghiệp ô-tô

đang suy thoái. Giá bán cao-su xuống đồng thời với việc tiêu thụ gặp khó khăn làm

cho kim ngạch cao su xuất khẩu giảm mạnh vào năm 2009 ( đạt 1,22 tỷ USD, giảm

23% so với năm 2008). Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong năm 2010 đã làm

tăng nhu cầu về cao su thiên nhiên của Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia, trong khi

nguồn cung không kịp đáp ứng. Tính cả 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu cao su đạt

207.000 tấn, kim ngạch 565 triệu USD, giảm 18% về giá trị nhưng giá trị tăng tới

57,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu chính của Việt Nam đang

mở cửa lại thị trường, dự báo trong 2 quý cuối năm kim ngạch xuất khẩu cao su sẽ

tăng và có khả năng đạt 1,5 tỷ USD vào cuối năm 2010.

76

Page 77: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.6.2.2. Thị trường xuất khẩu

10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam

giai đoạn 2007 – 6T/2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Trung Quốc 427586 838845 430980 1056988 510245 856713 140096 378259

Malaysia 34624 69969 21032 48381 30148 50294 11603 30251

Đài Loan 32672 68415 21237 56346 25059 47289 11371 33639

Hàn Quốc 37460 66700 29058 63187 28356 40831 13349 35200

Đức 29423 59399 24461 64096 21429 38451 9586 28510

Mỹ 22883 39120 20169 43337 18742 28521 7088 17067

Nga 17934 37971 12397 36265 11086 20830 8153 25586

Nhật Bản 12165 26813 12766 34545 8749 15900 4340 13526

Thổ Nhĩ Kỳ 10313 19383 9446 21582 8641 14221 4447 12712

Italia 9990 17937 8542 20023 6792 12049 2067 6296

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam qua các

năm, với tỷ trọng chiếm khoảng 70% sản lượng xuất khẩu. Nhu cầu cao su thiên

nhiên của Trung Quốc là vào khoảng 1,7 triệu tấn/năm, trong khi sản xuất không

đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao

su. Vậy, chắc chắn hiện tại và sau này, Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất

khẩu cao su lớn vào Trung Quốc. Sở dĩ Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng lớn

cao su Việt Nam là do gần 90% sản lượng mủ SVR3L của Việt Nam thích hợp với

việc sản xuất săm lốp cao su chất lượng thấp. Tuy nhiên Trung Quốc cũng là một

thị trường đáng lưu ý, thường xuyên thay đổi chính sách

Ngoài ra, thị trường Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…cũng là những thị

trường khá ổn định, hàng năm nhập khẩu lượng cao su tương đối lớn. Có đóng góp

quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu cao su cả nước. Cao su đóng vai trò quan

trọng trong ngành công nghiệp các nước này, do vậy, trong tương lai đây vẫn là các

thị trường chính của Việt Nam.

Trong 2 năm gần đây, một số thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha,

Đức…có tốc độ nhập khẩu cao su tăng đáng kể, chứng tỏ cao su Việt Nam ngày

77

Page 78: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

càng được phổ biến và chất lượng đã được khẳng định. Việt Nam cần mở rộng, và

đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng này.

2.6.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, châu Á là khu vực sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất, trong đó, 3

nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất là Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều

nằm ở Đông Nam Á. Đây là 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp Việt Nam (Việt Nam

đứng thứ 4 thế giới) và có kim ngạch xuất khẩu tăng đều mỗi năm. Tuy nhiên vào

thời điểm hiện tại nguồn cung từ các nước này tăng chậm do thời tiết không thuận

lợi.

Điều đáng nói ở đây là tuy cùng ở khu vực Đông Nam Á nhưng giá cao su

xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với 3 nước đứng đầu, cụ thể theo số liệu

của Tổng cục Thống kê, giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 4 vào khoảng 2,9

USD/kg, cao su khối của Indonexia (SIR20) được bán với giá khoảng 3,1 USD/kg,

trong khi giá cao su STR20 của Thái Lan giá 3,5 USD/kg, còn cao su SMR20 của

Malaysia giá 3,4 USD/kg, giá cao su trung bình của Thái Lan, Indonexia và

Malaysia luôn dao động vào khoảng 3,2 đến 3,3 USD/kg và cao hơn nước chúng ta.

Lý giải cho việc này chính nhờ kiểm soát và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng

một cách chặt chẽ, coi công tác đảm bảo chất lượng cao su thiên nhiên (năm 1965,

Malaysia đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia SMR cho cao su khối sản xuất

tại nước này. Tiếp theo sau, Thái Lan có tiêu chuẩn STR, Indonesia có SIR, tại Ấn

Độ là ISNR….) là giải pháp để tồn tại, phát triển nên sản phẩm cao su thiên nhiên

của các nước như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã chiếm được thị phần quan

trọng tại những nước có nền công nghiệp cao su phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật, châu

Âu. Giá cao su xuất khẩu cùng chủng loại xuất khẩu của những nước này thường

cao hơn giá cao su VN từ 5 – 7%.

2.6.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Diện tích và sản lượng cao su ngày càng tăng

Ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch phát triển thêm 40.000 ha cao-su,

đưa tổng diện tích trồng cao-su cả nước lên 715.000 ha trong năm 2010 để tăng sản

lượng lên 770.000 tấn. Ðược biết, Chính phủ cũng đã ban hành QÐ 750/TTg về

Quy hoạch phát triển cao-su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó,

mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có 800.000 ha cao-su và sản lượng mủ đạt 1,2

triệu tấn. Năm 2020, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt hai tỷ USD.

78

Page 79: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Chính sách phát triển của Chính phủ

Chính phủ đã có chủ trương phát triển cây cao-su ở Tây Nguyên, nhất là Gia

Lai… Hiện VRG đã nghiên cứu các điều kiện ở Tây Bắc và đang triển khai trồng ở

địa hình trên 700m so với mực nước biển (từ trước đến nay cao-su Việt Nam chủ

yếu trồng ở địa hình dưới 700 m).

Nguồn cầu về cao su tăng mạnh

Từ đầu năm 2010, nguồn cung ở các nước sản xuất lớn nhất thế giới là Thái

lan, Ma-lai-xi-a, Ấn Ðộ, Trung Quốc đều khan hiếm. Thái Lan do mưa lớn triền

miên ở miền nam, Trung Quốc có mức dự trữ thấp hơn dự kiến…thêm vào đó là

nhu cầu lốp xe từ các hãng sản xuất ô-tô tăng mạnh. Các chuyên gia kinh tế khu

vực cũng đưa ra dự báo nhu cầu cho sản xuất săm lốp xe hơi của Trung Quốc vượt

hẳn của Mỹ và Tây Âu. Dẫn đến, giá cao su thiên nhiên có thể tăng 26% vào năm

2011 bởi nguồn cung thấp hơn so với nhu cầu. Ngân hàng dự báo giá cao su thiên

nhiên sẽ ở mức trung bình 4,5 USD/tấn trong năm 2011. Đơn giá bình quân 7 tháng

đầu năm 2010 là 2.744 USD/tấn, tăng 92,7% so với cùng kỳ năm ngoái

Khó khăn

Sản lượng không ổn định

Do thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài trong những tháng quý 1 và 2

đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm giảm sản lượng mủ cao su và ở một số vùng

cây còn non, cho sản lượng thấp. Bên cạnh đó vừa qua liên tiếp có các đợt áp thấp

nhiệt đới, mưa lớn kéo dài dẫn đến kho khăn trong việc thui hoạch mủ cao su.

Chất lượng mủ cao su còn ở mức thấp

So với các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chất lượng cao su xuất khẩu

Việt Nam kém hơn rất nhiều. Chỉ tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu mà chưa chú

trọng đến công nghiệp chế biến. Công nghệ chế biến còn khá lạc hậu, chưa được

đầu tư đúng mức

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú

Cơ cấu sản phẩm và định hướng đầu tư quá thiên về các loại săm lốp xe đạp,

xe máy, ô tô, trong khi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn yếu. Những

mặt hàng chế biến từ mủ ly tâm như condom, ống xông, găng tay y tế... chưa được

các doanh nghiệp chú trọng đầu tư.

Không chủ động về giá

79

Page 80: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Giá cả luôn biến động phụ thuộc nhiều vào giá dầu và tình hình kinh tế thế

giới, đây là một bất lợi lớn khi chúng ta không thể chủ động về giá. Đồng thời, do

phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc ( xuất khẩu khoảng 80% vào Trung

Quốc), hầu hết ở dạng nguyên liệu, chất lượng chưa cao nên không thể yêu cầu về

giá.

Doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều hạn chế

Nhiều doanh nghiệp, chưa có uy tín, việc giao hàng còn chậm trễ, đây là

nguyên nhân mang tính chủ quan, khi mà các nhà xuất khẩu cao su Việt Nam chưa

thể chuẩn bị được nguồn hàng.

Bên cạnh đó, tính liên kết còn kém, doanh nghiệp xuất khẩu chưa có sự liên

kết chặt chẻ với nông dân trồng cao su, dẫn đến tình trạng bị động về nguồn cung.

Các doanh nghiệp còn phát triển khá đơn độc, chưa liên kết với nhau, nên dễ bị đối

tác nước ngoài áp đảo.

Môi trường kinh doanh chưa lành mạnh

Thiếu thông tin về thị trường thế giới dẫn đến một nhà đầu cơ cũng như

những nhà nhập khẩu nước ngoài tung tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng xấu đến xuất

khẩu mà trong đó giá là yếu tố dễ ảnh hưởng nhất.

Cao su Việt Nam chưa có thương hiệu

Tuy là nước xuất khẩu cao su thứ tư thế giới nhưng khi nhắc tới Việt Nam

người ta khó liên tưởng đến một nhà xuất khẩu cụ thể nào, đó chính là tình trạng

thiếu thương hiệu ở nước ta mà nguyên nhân sâu xa chính là ở việc xuất khẩu riêng

rẽ, thiếu liên kết, phải kể đến hoạt động làm ăn manh mún chụp giật của một số nhà

xuất khẩu nhỏ lẻ làm giảm uy tín chugn cho xuất khẩu coa su Việt Nam

2.6.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng cao su

Về chất lượng sản phẩm

Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng cao su liên doanh liên kết

với nước ngoài để nhận hỗ trợ về mặt công nghệ, nhà nước nên đưa ra các quy trình

chuẩn cụ thể sát với các tiêu chí quốc tế cho sản xuất cao su nhằm đảm bảo về mặt

chất lượng cũng như đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật cho sản phẩm , có như thế các

thị trường tiêu thụ mới chấp nhận và để đạt được giá bán thỏa đáng nhằm rút ngắn

khoảng cách giữa giá cao su VN và các nước khác. Bởi về lâu dài, ngành cao su

không thể mãi mở rộng diện tích và tăng sản lượng mà phải tập trung vào việc nâng

cao chất lượng, nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Về doanh nghiệp xuất khẩu

80

Page 81: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Xây dựng được thương hiệu riêng của cao su Việt Nam trên thị trường thế

giới, cần liên kết các nhà xuất khẩu trong nước để tăng sức mạnh và uy tín, thành

lập các hiệp hội cao su để các nhà xuất khẩu cũng như người sản xuất có thể chia sẻ

thông tin và kinh nghiệm, tẩy chay loại bỏ các nhà xuất khẩu không có uy tín ảnh

hưởng đến toàn ngành.

Phải giao hàng đúng hẹn, bằng cách chuẩn bị trước nguồn hàng khi khách

hàng cần là có, diện tích trồng cao su đang được mở rộng, cần lập thêm các nhà

máy sản xuất để tận dụng được sản lượng cao su gia tăng cũng như đáp ứng nhu cầu

sản phẩm về cao su trong nước cũng như thế giới

Về công nghệ sản xuất

Hướng tới sản xuất những sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, đòi hỏi sự

đầu tư đúng mức về dây chuyền sản xuất. Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu công

nghệ chế biến của các nước tiên tiến, học hỏi công nghệ quy trình chế biến sản

phẩm ứng dụng vào Việt Nam. Cần thiết liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài,

nhằm có nguồn vốn hoạt động, đầu tư và học hỏi kinh nghiệm, công nghệ của nước

ngoài.

Về nhà nước

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người nông dân trồng cao su, đảm bảo về

diện tích trồng và vốn hoạt động. Cao su là loại cây lâu năm, mất thời gian khá dài

mới có thể khai thác được. Ngoài ra, cần đảm bảo một môi trường kinh doanh lành

mạnh, thành lập trung tâm dự báo biến động của thị trường nhằm cung cấp cho

người trồng cao su, nhà sản xuất và nhà xuất khẩu để họ chủ động đưa ra các biện

pháp cần thiết khi thị trường biến động xấu hoặc tốt.

2.7. Dầu thô:

2.7.1. Khái quát về thị trường dầu mỏ thế giới

Dầu mỏ là một trong những mặt hàng quan trọng nhất trên thế giới. Có tác

dụng chi phối giá cả các mặt hàng khác, mọi sự biến động về giá cả xăng dầu trên

thế giới đều ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến các nước trên thế giới. Đây

không phải là mặt hàng xuất khẩu bình thường mà còn là mặt hàng đóng vai trò

quan trọng trong an ninh năng lượng quốc gia.

Hơn một nửa dự trữ dầu thô tập trung tại Trung Đông, khiến khu vực này trở

thành nguồn cung cấp dầu chính cho thế giới.

81

Page 82: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Các nước khu vực có nền kinh tế lớn, phát triển hầu hết là các quốc gia nhập

khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dầu mỏ

là nguồn năng lượng mang tính sống còn đối với sự phát triển của nước Mỹ. Trong

1 thời gian dài, Mỹ đã là quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới,

tuy nhiên kể từ đầu thế kỷ 20, Mỹ đã thay đổi chiến lược an ninh năng lượng,

chuyển từ sản xuất, xuất khẩu sang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ. Các quốc gia

Châu Âu cũng là nhà tiêu thụ dầu thô lớn. EU chiếm 17% tổng tiêu thụ năng lượng

toàn cầu. EU nhập khẩu 80% dầu thô và 57% khí gas thiên nhiên

2.7.2. Tình hình xuất khẩu dầu thô:

2.7.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Ngành kinh tế dầu mỏ đóng góp rất lớn cho nguồn thu ngân sách, xuất khảu

dầu thô đóng vai trò rất quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, vì thế

dầu thường được ví như là "vàng đen". Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu

dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớnKim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2006 -2009

NămKim ngạch(tỷ USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 7,74 - -2007 8,48 +0,74 +9,52008 10,35 +1,87 +222009 6,19 -4,16 -40

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2009 vừa qua được xem là thất thu của xuất khẩu dầu thô khi mà kim

ngạch chỉ đạt 6,19 tỷ USD thấp hơn hẳn xuất khẩu dầu thô trong giai đoạn 2006-

2008, mức tăng trưởng xuất khẩu giảm 40% so với năm 2008 và hiện đang có xu

hướng tiếp tục giảm khi xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 2,67 tỷ USD. Lý

giải điều này là do từ năm 2009 tới nay nhu cầu về dầu thô trên thế giới đã suy

giảm, mặt khác nước ta đã xây dựng được các nhà máy lọc dầu, bắt đầu lọc và sản

xuất dầu thô thành các sản phẩm khác như xăng, dầu diesel…Tuy là dấu hiệu xấu

cho xuất khẩu dầu thô nhưng lại là dấu hiệu tốt cho ngành dầu khí Việt Nam, không

còn phải xuất dầu thô giá thấp và nhập về sản phẩm từ dầu thô với giá cao. 

2.7.2.2. Thị trường xuất khẩu chính:

82

Page 83: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Dẫn đầu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam vẫn là Australia, hầu hết

thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1,77 triệu tấn

với kim ngạch 1,11tỷ USD, mặt khác việc khai thác dầu thô theo hợp đồng hợp tác

kinh doanh giữa hai nước còn cho phép Australia tiếp tục nhập khẩu dầu thô của ta.

Thị trường các nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam

giai đoạn 2006 – 6T/2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Australia 5178115 2880693 4164440 3353991 3328681 1581041 1774291 1111443

Singapore 2920893 1573956 2058220 1645820 2253105 992709 779790 459651

Malaysia 1163037 644065 1194145 852832 1794448 759801 485218 299413

Nhật Bản 1713406 1013038 2953146 2177391 1021540 480117 169004 102698

Mỹ 1474237 782205 1459413 997980 1057697 469934 305457 191156

TrugQuố

c521076 281386 836763 603530 1032921 462623 341110 210446

HànQuốc 231208 111403 212900 172244 838695 389096 229193 147964

Thái Lan 352453 179518 190843 141517 730993 343410 86408 52304

Indonesia 838274 375870 335951 184218 419766 208684 104449 60622

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Số liệu cho thấy, các thị trường nhập khẩu dầu thô của Việt Nam hầu hết là

các quốc gia Châu Á, trong đó 4/ 9 thị trường là các quốc gia Đông Nam Á. Có thể

nói, Việt Nam có điều kiện thuận lợi là có mỏ dầu ở các thềm lục địa, trữ lượng

tương đối lớn. Do vậy, trở thành quốc gia xuất khẩu dầu thô quan trọng cho các

nước trong khu vực. Liên tục nhiều năm, xuất khẩu qua 9 thị trường trên vẫn ổn

định, sau Australia, Singapore và Malaysia luôn là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn

của Việt Nam. Do các quốc gia này, không có điều kiện thuận lợi khai thác và sản

xuất dầu mỏ.

83

Page 84: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Thị trường nhập khẩu dầu thô chính của Việt Nam giai đoạn 2007-2009

Nguồn: Theo tổng cục thống kê

Hiện tại, dầu thô vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm

55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Theo đánh giá của

các chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu dầu thô

của Trung Quốc khoảng 40 - 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố giá cả trên thị trường

thế giới của mặt hàng này trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho xuất khẩu.

2.7.2.3. Các nước, khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới

Nga:

Nga đã vượt qua Arập Xêút để trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế

giới. Trong tháng 6/2006, Nga đã khai thác 9,236 triệu thùng dầu/ngày, nhiều...

dầu/ngày, nhiều hơn Arập Xêút 46.000 thùng. Tính chung trong 6 tháng đầu năm

nay, sản lượng dầu thô của Nga tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảrập Xêút:

Ảrập Xêút dự định tăng sản lượng dầu thô khai thác thêm 500.000

thùng/ngày trong khoảng tháng tới do những lo ngại về việc giá dầu thô tăng vọt có

thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Như vậy sản lượng khai thác của Arập Xêút sẽ tăng từ 9,45 triệu thùng/ngày  lên

khoảng 10 triệu thùng/ngày. mặc dù thu lợi nhuận kỷ lục, Arập Xêút vẫn lo ngại

rằng mức giá quá cao hiện nay có thể cuối cùng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đối

với tăng trưởng kinh tế, làm giảm nhu cầu về dầu mỏ như đang xảy ra ở Mỹ và các

nước phát triển khác

84

Page 85: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trước mắt, Arập Xêút là quốc gia duy nhất có thể tăng sản lượng đáng kể, trong khi

hầu hết các nước thành viên OPEC khác đều đang bơm hết công suất. Tuy nhiên,

các quan chức Arập Xêút từ chối thông báo về bất cứ kế hoạch tăng sản lượng nào

OPEC:

Sản lượng khai thác của các nước OPEC cao hơn khoảng 800.000

thùng/ngày. Khối các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thực hiện cắt giảm sản lượng

dầu thô ở mức kỷ lục 4,2 triệu thùng/ngày, khiến sản lượng khí đồng hành sụt giảm.

Giá dầu từ 40-50 USD/thùng là quá thấp để thu hút các dự án đầu tư “sống còn”

trong lĩnh vực này và các nước thành viên OPEC thực sự cần giá dầu cao hơn mức

50 USD. Bên cạnh đó, theo OPEC, việc giữ nguyên sản lượng lần này là do nền

kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu thoát ra khỏi khủng hoảng.

Trước đó, khá nhiều chuyên gia đã dự đoán OPEC khó có thể cắt giảm mạnh sản

lượng bởi hầu hết các nước thành viên của tổ chức này đều đang rơi vào khó khăn

do giá dầu tụt giảm và chi tiêu ngân sách gia tăng.

Mexico:

Mexico hiện là quốc gia sản xuất dầu thô số 5 thế giới về khối lượng và nằm

trong nhóm 3 nước cung cấp dầu lớn nhất cho thị trường Mỹ. Hiện nay, Mexico sản

xuất khoảng 3 triệu thùng dầu thô/ngày, so với mức 3,4 triệu thùng/ngày năm 2004,

và xuất khẩu 1,5 triệu thùng/ngày - đưa nước này trở thành quốc gia xuất khẩu dầu

mỏ lớn thứ 9 thế giới.

2.7.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Nhiều dự án phục vụ khai thác được khởi công

Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro (VSP) đã khởi công chế tạo 2

giàn khai thác Mộc Tinh và Hải Thạch. Đây là những giàn được thiết kế lớn nhất

Việt Nam hiện nay. Riêng chân đế và thượng tầng giàn Mộc Tinh là chân đế nước

sâu, có chiều cao khoảng 134m, có khối lượng khoảng 13.000 tấn. Khi hai giàn khai

thác Mộc Tinh và Hải Thạch hoàn thành và đưa vào khai thác, dự kiến sẽ cung cấp

2 tỷ m3 khí/năm và 15 – 20 ngàn thùng condensate/ngày đêm, góp phần gia tăng

nguồn nhiên liệu cho các nhà máy điện của Việt Nam.

Trữ lượng dầu trong vùng biển Việt Nam tương đối lớn

Đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3-4 tỷ m3

dầu qui đổi, trong đó 900-1200 tỉ m3 dầu và 2100-2800 m3 khí. Hiện nay, ngành

85

Page 86: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ,

Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa- Cái Nước

Đầu tư nước ngoài lớn

Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước

ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng

hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tổng công ty

Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến

nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và

ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Tạo điều kiện

về vồn và công nghệ cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển.

Thêm nhiều mỏ dầu đi vào hoạt động

Trong năm 2009, đưa 03 mỏ dầu mới vào khai thác gồm: Bunga Orkid ngày

25/03/2009, Nam Rồng - Đồi Mồi, Đông Rồng ngày 29/12/2009.

Việt Nam đã có nhà mày lọc dầu

Sự ra đời của nhà máy lọc dầu Dung Quốc là một bước ngoặt quan trọng

trong ngành dầu khí Việt Nam. Nay công suất đã được nâng lên từ mức 6,5 triệu tấn

lên 10 triệu tấn/năm. Việc nâng cấp, mở rộng của nhà máy sẽ góp phần gia tăng

nguồn cung các sản phẩm xăng dầu, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước, đông thời

nhằm hình thành tổ hợp hóa dầu hiện đại. Ngoài ra, Petro Vietnam cũng đang chuẩn

bị hoàn tất mọi thủ tục để tiếp tục triển khai Nhà máy số 2 ở Nghi Sơn (Thanh Hóa)

và Nhà máy số 3 ở Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong tương lai, Việt Nam sẽ

không xuất khẩu dầu thô giá trị thấp tiến tới xuất khẩu sản phẩm xăng dầu có giá trị

cao.

Khó khăn

Trình độ thăm dò, khai thác dầu mỏ của Việt Nam còn hạn chế

Hoạt động thăm dò, khai thác ở vùng biển nước sâu gặp rất nhiều khó khăn,

kể cả khách quan và chủ quan. Trở ngại lớn nhất là về thiên nhiên như sóng to, gió

lớn, nhất là hiện nay thời tiết có những diễn biến khó lường. Hơn nữa, hoạt động ở

vùng nước sâu đòi hỏi phải có những máy móc thiết bị hiện đại, đủ khả năng đáp

ứng với công việc tương ứng. Hầu hết, công tác thăm dò, khai thác hiện nay đều

nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài, đồng nghĩa Việt Nam bị chia sẻ quyền lợi và bị phụ

thuộc vào nước ngoài, không chủ động.

86

Page 87: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Xuất khẩu dưới dạng dầu thô giá trị không cao

Việt Nam hầu hết chỉ xuất khẩu dưới dạng dầu thô, giá trị thấp. Hàng năm

khối lượng dầu thô xuất đi rất lớn, đúng là mang lại kim ngạch lớn cho xuất khẩu

nhưng đây là điều không nên mừng. Trữ lượng dầu mỏ có hạn, không thể khai thác

và xuất khẩu với khối lượng nhiều như vậy. Hơn nữa, xuất dầu thô, Việt Nam lại

nhập về các sản phẩm dầu mỏ đã qua công nghệ lọc từ nước ngoài.

Ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế

Nhiều hãng máy bay đã giảm số chuyến, lượng ô tô bán ra thấp, việc đi lại

bằng ô tô ở các thành phố lớn cũng đã giảm dẫn đến nhu cầu về xăng dầu giảm theo

và kéo theo đó là giá dầu thô giảm xuống dưới mức 80 USD/thùng, ảnh hưởng đấn

xuất khẩu dầu thô nước ta.

Thiếu kinh nghiệm và thiếu nguồn nhân lực đáp ứng số lượng giàn khoan

đang tăng lên nhanh chóng

Tốc độ phát triển của ngành này ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc hoàn toàn

vào nguồn nhân lực, Việt Nam chưa có đủ nhân lực có kinh nghiệm để đảm nhiệm

các vị trí quản lý hoặc kỹ thuật cao cấp trong ngành công nghiệp dầu khí, một lĩnh

vực đòi hỏi các chuyên gia phải có hơn 10 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc xin

phép để các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam còn mất

nhiều thời gian và khó khăn. Ngoài ra, số tiền phải trả để thuê chuyên gia nước

ngoài cũng có thể xem là một rào cản khác đối với việc đưa chuyên gia nước ngoài

vào làm việc.

Công tác quản lý còn yếu kém

Dầu khi vẫn còn là một ngành độc quyền, một khi còn độc quyền thì chưa có

sự cạnh tranh và phát triển trong doanh nghiệp, tình trạng tham những, công tác

quản lý yếu kém gây thất thoát lớn dẫn đến tình trạng luôn khát vốn trong các doanh

nghiệp dầu khí, thiếu sự cạnh tranh, các doanh nghiệp làm việc chưa thật sự hết khả

năng của mình.

2.7.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho dầu thô

Về công nghệ

Đầu tư thêm công nghệ cho các dàn khoan, kết hợp với các doanh nghiệp

nước ngoài để tiếp thu kỹ thuật tiên tiến cũng như kinh nghiệm làm việc, và quan

trọng nhất là tận dụng được nhân sự cao cấp từ nước ngoài. Đặc biệt chú trọng công

tác thăm dò và khai thác có hiệu quả.

87

Page 88: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Về nhân lực

Tăng lương để thu hút nhân sự giỏi từ trong nước, phối hợp với các trường

đại học, cao đẳng…đào tào các ngành nghề có liên quan nhằm chuẩn bị nguồn nhân

lực cần thiết cho việc mở rộng khai thác.

Về năng lực quản lý

Nhà nước cần từng bước đưa ngành dầu khí vào cơ chế thị trường, cho phép

các doanh nghiệp tham vào ngành để tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả làm

việc, bên cạnh đó cần minh bạch về chính sách, cơ chế quản lý tránh tham ô tham

nhũng, quản lý hiệu quả nguồn vốn, tránh đầu tư lan man sang lĩnh vực khác gây

thiếu vốn cho ngành.

Về sản phẩm dầu thô xuất khẩu

Về lâu dài giải pháp hữu hiệu đó là lập ra các nhà máy lọc dầu, các nhà máy

sản xuất sản phẩm từ dầu thô có công suất tương đương với trữ lượng khai thác, sản

xuất một phần cho tiêu dùng trong nước, một phần xuất khẩu, như thế sẽ đem lại lợi

ích kinh tế cao hơn nhiều so với việc xuất khẩu dầu thô.

Về vốn đầu tư nước ngoài

Cần thu hút và tận dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đây là ngành đòi hỏi

công nghệ và trình độ kỹ thuật. Trước mắt, Việt Nam cần mạnh dạng cổ phần hóa

các công ty Việt Nam, nhằm tìm kiếm vốn đầu tư vào công nghệ thăm dò, khai thác.

Quan trọng hơn, là các nhà máy lọc dầu công nghệ cao, đê cho ra đời những sản

phẩm dầu mỏ có chất lượng cao và hạn chế tối đa xuất khẩu dưới dạng thô.

2.8. Máy vi tính và linh kiện:

2.8.1. Khái quát về thị trường máy tính và linh kiện thế giới

Máy vi tính, linh kiện gọi chung là điện tử đóng góp vai trò lớn lao trong

việc vận chuyển đưa tri thức của loài người đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng

tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí,

thời sự khác. Đây là ngành đòi hỏi trình độ phát triển cao, các nước có thế mạnh về

mặt hàng này thuộc về các quốc gia phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản,

Hàn Quốc…Thời gian gần đây, các nước đang phát triển cũng đã gia nhập thị

trường này, nhưng hầu hết ở dạng gia công hoặc chế tạo một bộ phận trong sản

phẩm điện tử.

88

Page 89: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.8.2. Tình hình xuất khẩu:

2.8.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trong tổng số các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam thì máy vi tính

và linh kiện la mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trong giai đoạn từ 2006-

2009. Năm 2009 được đánh giá là năm khủng hoảng toàn cầu, nhiều ngành hàng

xuất khẩu đã giảm kim ngạch nhưng máy vi tính và linh kiện lại ngược lại, đạt mức

kim ngạch 2,76 tỷ USD tăng 0.13 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 4,9%

so với năm trước.Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm máy tính và linh kiện điện tử

NămKim ngạch(tỷ USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 1,8 - -2007 2,16 +0,36 +202008 2,63 +0,47 +21,72009 2,76 +0,13 +4,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đây là ngành đóng góp lớn trong tỷ trọng hàng xuất khẩu, với kim ngạch hơn

1 tỷ USD mỗi năm. Các sản phẩm điện tử xuất khẩu chủ yếu của Việt nam phải kể

đến máy vi tính, máy in, bo mạch chủ máy tính, linh kiện điện tử, bán thành

phẩm… 6 tháng đầu năm 2010, ngành hàng này đã xuất đi được 1,53 tỷ USD cao

hơn so với cùng kì năm ngoái, đây là tiến hiệu tốt cho xuất khẩu mặt hàng này từ

đây đến cuối năm.

2.8.2.2. Thị trường xuất khẩu

Năm 2010, thị trường xuất khẩu chính mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng

tới là các nước thuộc khu vực Đông Á, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ như

Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và thị trường Đài Loan. Trong đó

nổi bật nhất là thị trường Trung Quốc, trong năm 2007 kim ngạch xuất qua đây chỉ

đạt xấp xỉ 120 triệu USD thì sang năm 2008 con số đó tăng vọt hơn 2 lần đạt 273

triệu USD và tiếp tục giữ vững trong năm 2009 (đạt 287 triệu USD) , với kim ngạch

xuất khẩu đạt cao nhất với hơn 51,2 triệu USD trong tháng 5/2010 vừa qua, tăng

128,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu vào thị

trường này đạt hơn 172,1 triệu USD, tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 6/2010, theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tiếp tục đạt cao, ước tính

89

Page 90: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

trên 50 triệu USD. Nhưng đáng nói là trong danh sách các chủng loại, sản phẩm

xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối tháng 6/2010 đã không

chỉ còn các sản phẩm chính là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản

phẩm máy tính, công nghệ thông tin như: RAM máy tính đạt hơn 8,2 triệu USD,

máy tính xách tay đạt hơn 700 nghìn USD.

Các nước trong khu vực Đông Á khác vẫn chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng

linh kiện, bán thành phẩm của Việt Nam trong nửa cuối tháng 6/2010. Đáng chú ý

là thị trường Hồng Kông, kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sang đây tuy chưa lớn

nhưng có tốc độ tăng trưởng tương đối lớn trong giai đoạn từ 2007 tới 2009, năm

2006 chỉ đạt 86 tiệu USD nhưng đến cuối năm 2009 con số đó đã là 140 triệu USD,

tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20%/năm. Hiện nay, trong danh sách xuất khẩu

sang Hồng Công đã xuất hiện một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính,

bao gồm bo mạch chủ máy tính. Điển hình như xuất khẩu bo mạch chủ trong nửa

cuối tháng 6/2010 vừa qua đạt gần 1.000 chiếc. Đáng lưu ý là toàn bộ số bo mạch

chủ xuất khẩu sang Hồng Kông này đều mang thương hiệu Foxconn.

Đứng thứ 2 trong danh sách thị trường xuất khẩu là các nước trong khu vực

ASEAN. Trong đó nổi bật nhất vẫn là thị trường Singapore, là nước công nghiệp

nhỏ nhưng kim ngạch năm 2006 là 132 triệu USD (cao hơn Trung Quốc), sang các

năm tiếp theo kim ngạch tăng chậm hơn so với Trung Quốc (năm 2007 là 163 triệu

USD và 2008 là 199 triệu USD), tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng

này là 22%/năm. Trong tháng 6/2010 ước tính đạt trên 19 triệu USD, nhưng các sản

phẩm xuất sang thị trường này, ngoài máy in ra, đều mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp

và chưa hoàn chỉnh thành 1 sản phẩm nguyên chiếc có thể đem tới kim ngạch xuất

khẩu cao.

Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu hàng điện tử, máy tính của Việt

Nam vẫn là Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tại thị trường này qua các năm từ

2007 tới 2009 gần như bằng nhau, tăng 130 triệu USD/năm . 5 tháng đầu năm, Hoa

Kỳ nhập hơn 201,5 triệu USD hàng điện tử, máy tính và linh kiện từ Việt Nam, tăng

25% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang nửa cuối tháng 6/2010, xuất khẩu hàng

thành phẩm sang thị trường này chỉ chiếm hơn 20%, tăng so với cùng kỳ tháng

trước, nhưng vẫn đạt thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.

90

Page 91: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của

Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê

Một thị trường khác đáng chú ý là Hà Lan. Xuất khẩu các sản phẩm máy vi

tính, điện tử và linh kiện của Việt Nam trong tháng 5/2010 sang Hà Lan đạt hơn

18,4 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong 6 tháng đầu năm

2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này của Việt Nam ước tính sẽ đạt trên 93

triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu mặt hàng bán thành

phẩm sang thị trường này đang tăng trưởng rất tốt, tăng hơn 500% so với cùng kỳ

năm trước. Tuy nhiên, các mặt hàng thành phẩm thì thị trường này chiếm tỷ trọng

còn khá thấp.

Bên cạnh đó là một số thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện tăng trưởng mạnh là: Braxin đạt 2,8 triệu USD, tăng 524% so với cùng kỳ

năm ngoái, chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch; Nam Phi đạt 701,6 nghìn USD, tăng

499,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,3%; Canada đạt 2,4 triệu USD, tăng 271,4% so với

cùng kỳ, chiếm 1%; Bỉ đạt 582 nghìn USD, tăng 222% so với cùng kỳ, chiếm

0,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

của Việt Nam trong tháng 1/2010.

2.8.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Qua sáu tháng mới xuất được gần 6.000 chiếc, trị giá 1,1 triệu đô la Mỹ và

đứng thứ 12 trong danh sách các sản phẩm điện tử xuất khẩu. Để có được những

thành phẩm này, các nhà lắp ráp trong nước đã phải nhập khẩu linh kiện từ nước

ngoài rồi sau đó xuất đi. Như vậy có thể nói Công nghiệp điện tử ở Việt Nam có thể

nói gần như con số không. 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là

91

Page 92: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàm lượng chất xám và giá trị gia

tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất đi từ Việt Nam chỉ vài phần trăm

Ngoài mặt hàng chủ lực là sản xuất máy in thành phẩm, thực tế mặt hàng mà

các doanh nghiệp đặt ở Việt Nam đang xuất đi nhiều nhất là linh kiện điện tử. Trong

danh sách, lượng bo mạch chủ xuất đi khá lớn (chủ yếu qua thị trường Hồng Kông)

trong sáu tháng qua đạt hơn 460.000 đô la Mỹ chủ yếu mang thương hiệu của tập

đoàn Foxconn (đặt nhà máy tại Bắc Ninh).

Hoặc nói về thị trường xuất khẩu chính, việc hàng điện tử Việt Nam xuất

sang các thị trường Đông Á (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và

Đài Loan), nhất là thị trường Trung Quốc, cũng không nói lên tính cạnh tranh của

các sản phẩm lắp ráp từ Việt Nam.

Việc Việt Nam xuất vào Trung Quốc hơn 50 triệu đô la Mỹ các sản phẩm

linh kiện điện tử không thấm vào đâu so với con số hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm, cũng

mặt hàng này mà Trung Quốc xuất ra thị trường thế giới. Việc gia nhập thị trường

của các nhà lắp ráp Việt Nam ở đây nên được hiểu đúng là do nền công nghiệp điện

tử thế giới hiện đã chuyên môn hóa sâu và toàn cầu hóa rộng. Sản phẩm sản xuất tại

Việt Nam tiếp tục được xuất đi Trung Quốc hay nước khác để hoàn tất chuỗi giá trị

sản xuất. Điều đó không nói lên tính cạnh tranh của sản phẩm.

Tóm lại, các mặt hàng điện tử, máy vi tính, máy in, bo mạch…chủ yếu là

doanh nghiệp Việt Nam nhập từ nước ngoài về gia công, lắp ráp lại hoặc doanh

nghiệp nước ngoài đặt nhà máy láp ráp, gia công sau đó xuất ra ngoài nhưng là

mang thương hiệu của các hãng nước ngoài. Những chiếc máy tính mang thương

hiệu Việt đã xuất hiện trên thị trường nội địa khoảng 10 năm qua. Ban đầu chỉ xuất

hiện đơn lẻ, nay đã tăng lên gần 20 nhãn hiệu lớn nhỏ khác nhau như Robo, FPT

Elead, CMS, SingPC, Nova, Trần Anh, Khai Trí, Bách Khoa Computer…Chi tiết

quan trọng hơn trong máy tính thương hiệu Việt thường là bộ nguồn, lại thường “no

name”, công suất “ảo”… lý giải vì sao máy tính Việt mau hư. Trong lĩnh vực này,

Việt Nam không sản xuất được thứ gì ngoài việc gắn tên vào máy tính để có máy

tính thương hiệu Việt.

92

Page 93: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.8.3. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Diễn biến kinh tế theo chiều hướng có lợi

Tình hình tỷ giá đang khá thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói

chung và xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của

Việt Nam nói riêng. Sự phục hồi kinh tế ở nhiều thị trường lớn sẽ kéo theo nhu cầu

tiêu thụ sản phẩm máy tính, điện tử tăng nhanh, đơn đặt hàng và giá xuất khẩu tăng

lên. Đó là những yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này còn tăng mạnh

trong thời gian tới.

Ưu đãi về thuế suất

Hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo quy định cắt giảm thuế quan

ACFTA (biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam nhằm thực thi Khu vực

mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc), tạo điều kiện cho ta xuất khẩu sang Trung

Quốc và nước Asean.

Hiện nay, Việt Nam hiện đang thực hiện lộ trình CEPT/AFTA (chương trình

ưu đãi thuế quan áp dụng cho khu vực Thương mại tự do ASEAN) từ năm 2008 đến

2013 cắt giảm dòng thuế nhập khẩu của sản phẩm điện tử xuống còn 5%, đến năm

2015 là 0%; Lộ trình ACFTA từ 2009 đến 2011 cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên

chiếc từ 20% – 10% và linh kiện từ 3% – 5%. Và trong thời gian gần đây, Bộ Tài

chính cũng đã ban hành Thông tư số 216/2009 về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu

đãi đối với một số mặt hàng thành phẩm, linh kiện phụ tùng điện tử góp phần giảm

bớt khó khăn cho các doanh nghiệp điện tử, công nghệ thông tin. Như vậy, ta có thể

nhập linh kiện từ bên ngoài sau đó gia công lắp ráp và xuất đi với giá cao hơn, tạo

nguồn thu cho đất nước.

Khó khăn

Ở Việt Nam, mặt hàng máy vi tính, linh kiện chủ yếu là gia công lắp ráp cho

các hãng lớn rồi xuất khẩu dưới các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, công

nghệ máy móc đều do nước ngoài hợp tác đầu tư nên có thể nói xuất khẩu ngành

hàng này ít gặp khó khăn. Trong phần này, nhóm xin nêu ra những khó khăn cho

những sản phẩm điện tử “made in Việt Nam” và xuất khẩu đi trong một thương hiệu

Việt.

Sản xuất trong nước ít, chi phí cao:

93

Page 94: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Một doanh nghiệp cho rằng sản xuất các chi tiết như vỏ máy, bộ nguồn,

chuột, bàn phím thì được nhưng sẽ có giá thành cao do sản lượng quá ít; tức một

khuôn vỏ máy, sản xuất trong nước chỉ vài chục ngàn chiếc, trong khi Trung Quốc

sản xuất hàng chục triệu chiếc nên doanh nghiệp máy tính thương hiệu Việt thường

chọn giải pháp “nhập khẩu cho nhanh”, vừa rẻ lại đa dạng.

Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ :

Thực tế đáng buồn, Thái Lan có khoảng 50 - 60 doanh nghiệp lắp ráp hàng

điện – điện tử, nhưng họ có tới 1.800 doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm,

công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp kia. Trong khi đó, nước ta cũng có

khoảng 50 - 60 doanh nghiệp lắp ráp, nhưng chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp cung

cấp linh kiện, sản phẩm phụ trợ song lại chủ yếu là nhập khẩu hoặc “copy” của

người khác về làm…

Thiếu định hướng phát triển

Việt Nam không thiếu các công ty sản xuất máy vi tính với máy tính thương

hiệu Việt nhưng thực tế cũng chỉ làm cái việc mua linh kiện từ A đến Z rồi… lắp

ráp. Điều này cũng hết sức nguy hiểm vì chúng ta thấy cái gì thì làm cái đó chứ

không có một định hướng tạo ra thương hiệu cụ thể, ít nhất là có chỗ đứng trên thị

trường nội địa chứ chưa nói tới chuyện vươn xa, vươn cao như Samsung, LG (Hàn

Quốc), Compaq, Lenovo (Trung Quốc)…

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam với đa số ở quy mô

nhỏ và vừa nên gặp nhiều hạn chế trong hoạt động. Công suất lắp ráp vài ngàn sản

phẩm/năm, với số lượng nhân công không quá 500 người/doanh nghiệp và cũng

không xác định sản phẩm chủ lực nên… cái gì cũng làm nhưng không làm ra cái gì

xứng đáng để rốt cuộc không cái gì ra cái gì.

Trình độ lao động chưa cao

Đây vốn là ngành đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật và trình độ cao. Với các nước

đang phát triển như Việt Nam, trình độ người lao động còn hạn chế, chỉ một số ít

đạt yêu cầu trong ngành sản xuất công nghệ cao.

Mẫu mã, chất lượng chưa tốt

Tiền lãi từ việc lắp ráp 1 chiếc tivi 21 inch (dạng đèn hình phẳng) khoảng

20.000 đồng, nên để tồn tại, nhiều doanh nghiệp điện tử trong nước đã chuyển sang

lắp ráp các mặt hàng còn bán được là đầu karaoke, loa, ampli, đầu DVD… Tuy

nhiên những mặt hàng này cũng “chết” trong mắt người tiêu dùng bởi sự thua kém

94

Page 95: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

về mẫu mã và chất lượng so với sản phẩm cùng loại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc,

Trung Quốc.

2.8.4. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho máy vi tính và linh

kiện điện tử

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho máy điện tử

Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tuy

rằng trong giai đoạn đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, giá sẽ cao hơn so với nhập khẩu

nhưng về lâu dài đó sẽ là bàn đạp vững chắc cho ngành điện tử thương hiệu Việt.

Về doanh nghiệp trong ngành

Tranh thủ biểu thuế suất thấp khi Việt Nam gia nhập các khu vực kinh tế để

nhập các chi tiết máy quan trọng, các chi tiết ít quan trọng hơn để trong nước sản

xuất, sau đó láp ráp lại và xuất đi dưới thương hiệu Việt, kết hợp với tỷ giá đang

tăng để thu lợi cao hơn

Cần kiên kết các nhà sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau thành những doanh nghiệp

quy mô lớn có khả năng sản xuất các chi tiết máy với năng suất cao, chí phí sẽ thấp

hơn.

Liên kết với nước ngoài

Liên kết với nước ngoài để tiếp nhận vốn, công nghệ và học hỏi kinh

nghiệm, sau thời gian làm việc, học hỏi, tích lũy đủ kinh nghiệm thì các doanh

nghiệp Việt Nam có thể từng bước tách ra và tự sản xuất.

Về nguồn nhân lực

Dù chế tạo chi tiết, linh kiện hay nguyên sản phẩm điện tử quan trọng nhất là

phải có lực lượng lao động trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Như vậy, các trường dạy nghề cần tăng cường tính thực tế nâng cao được chuyên

môn của người học, đáp ứng đúng theo từng ngành, tránh đào tạo tràn lan.

Định hướng phát triển mới

Sản xuất nguyên chiếc máy điện tử sẽ tốn nhiều chi phí, do đó phải chọn

phân khúc có hàm lượng chất xám cao và nhất là phải đầu tư có chọn lọc, có trọng

điểm, chỉ sản xuất một số linh kiện nhất định nhưng chất lượng phải cao rồi xuất

khẩu, phải thể hiện rằng hàng Việt Nam không nước nào có thể thay thế được. Phục

vụ nhu cầu trong nước trước, cả nước đang có chương trình “người Việt dùng hàng

Việt”, sản phẩm làm ra có thể không chất lượng bằng nước ngoài nhưng mẫu mã

phải bắt mắt, chức năng ghi trên máy phải đúng thực tế, không ghi chức năng ảo, có

95

Page 96: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

như thế mới dần thu hút được thị trường nội địa, tích lũy vốn, mở rộng sản xuất và

xuất khẩu.

2.9. Gỗ và sản phẩm gỗ:

Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm

nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản

phẩm.

Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một

trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ trên

thế giới rất lớn, từ các vật dụng gia đình, công sở…đến dụng cụ sản xuất…Các sản

phẩm từ gỗ ngày càng đa dạng, và ngày càng được chế tác công phu, chất lượng

hơn.

2.9.1. Tình hình xuất khẩu gỗ:

2.9.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Gỗ và các sản phẩm gỗ đang là mặt xuất khẩu chủ lực của nước ta, đóng góp

không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam xuất khẩu cả gỗ

nguyên liệu và các loại sản phẩm từ gỗ. Các sản phẩm gỗ đang được ưa chuộng ở

nhiều nơi trên thế giới như sàn gỗ, bàn ghế ngoài trời, đồ nội thất, hàng gỗ mỹ

nghệ…

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2006 - 2009

NămKim ngạch(tỷ USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩuTuyệt đối(tỷ USD)

Tương đối (%)

2006 1,69 - -2007 2,4 +0,71 +42

2008 2,78 +0,38 +15,82009 2,59 -0,19 -6,8

Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu cho thấy, kim ngạch của gỗ và sản phẩm gỗ luôn trên mức 1tỷ USD,

đặc biệt năm từ 2008 đã có sực bức phá bước lên con số 2 tỷ USD.

96

Page 97: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2006 -2010

Đường kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ có độ dốc cao kể từ năm 2006 tới

năm 2008, gỗ luôn chứng tỏ được là một trong ngành hàng xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam với những ký tích đáng khâm phục trong đó phải kể đến năm 2008 mặc

dù nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu sản phẩm gỗ của

các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ thu được những thành công lớn 2,78 tỷ USD.

Bước sang năm 2009, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng, trong

đó Mỹ (đối tác nhập khẩu gỗ lớn nhất của ta) chịu ảnh hưởng nặng nề và đã cắt

giảm đáng kể lượng gỗ nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ đã vượt qua khó

khăn tìm thêm đối tác mới và đã duy trì kim ngạch xuất khẩu ở mức cao 2,59 tỷ

USD. 6 tháng vừa qua cũng cho thấy những dấu hiệu tốt của ngành gỗ khi kim

ngạch đạt 1.52 tỷ USD, đây sẽ là động lực lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất

khẩu vào những tháng cuối năm, triển vọng kim ngạch 2010 sẽ là 3 tỷ USD.

97

Page 98: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2.9.1.2. Thị trường xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Tại thị trường Hoa Kỳ

Dễ dàng nhận thấy Mỹ là nước nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và sản phẩm

gỗ lớn nhất nước ta (chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

năm 2009), trong năm 2009, khi tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành gỗ giảm sút,

thì xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn tăng 3,4%. Trong sáu tháng đầu năm 2010,

xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này tiếp tục tăng 29%. Theo số

liệu thống kê của Hải quan Mỹ trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất

của thị trường này giảm 20,5%, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ giảm 3,5%.

Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội thất Việt Nam trên thị

trường Mỹ đang tăng. Đây là tiền đề tốt để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ và sản

phẩm gỗ sang thị trường này. Dự báo, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm

gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ năm 2010 tăng khoảng 18 – 22% so với năm

2009.

Tại thị trường EU (nhập khẩu nhiều nhất là Anh và Đức), xuất khẩu sản

phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2009 sụt giảm mạnh do kinh tế khủng hoảng

khiến người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm giá thành thấp hơn

khiến xuất khẩu sản phẩm gỗ cao cấp sụt giảm mạnh. Đây là một trong những

nguyên nhân kéo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này sụt

giảm. Trong hai tháng đầu năm năm 2010, nhập khẩu đồ nội thất của EU từ các thị

98

Page 99: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

trường ngoại khối đã tăng, và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường

này cũng tăng. Tuy nhiên, theo dự báo, kinh tế EU còn đang tiềm ẩn nhiều bất trắc,

do đó nhu cầu xây dựng sẽ bị trì hoãn. Người tiêu dùng có thể hoãn thời gian thay

đồ nội thất cũ trong một thời gian, do vậy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào

thị trường này sẽ không thể tăng cao. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ

sang thị trường EU năm 2010 tăng khoảng 5 - 8%.

Nhật Bản cũng đã nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng cho Việt

Nam.  Trong năm 2009, xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này chỉ

giảm nhẹ so với năm 2008. Tuy nhiên, sự giảm sút này là do xuất khẩu mặt hàng

dăm gỗ giảm, còn xuất khẩu đồ nội thất các loại vào thị trường này vẫn tăng. Theo

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), trong sáu

tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đã

tăng, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ tăng khá mạnh. Đây là mặt hàng xuất

khẩu chính của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 25 – 30%. Trong khi đó, theo

số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất các loại của thị

trường này trong bốn tháng đầu năm đã tăng. Dự báo, trong năm 2010, kim ngạch

xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này tăng 8 – 12%.

Thị trường Nga cũng được đánh giá là thị trường đặc biệt tiềm năng đối

với sản phẩm gỗ Việt Nam (nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ ở thị trường Nga vào khoảng

7 - 8 tỷ USD/năm). Bên cạnh thị trường Nga, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa

khai thác hiệu quả nhiều thị trường màu mỡ khác như Ấn Độ, Trung Á

(Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan…).

2.9.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Sự chuyển dịch nhu cầu nhập khẩu từ hầu hết các thị trường cho thấy đồ nội

thất châu Á đang là sự lựa chọn của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là trong bối

cảnh kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay. Điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh

vốn đã gay gắt giữa các nước xuất khẩu đồ nội thất khu vực châu Á.

Trung Quốc Ngày 1/6/2009, Bộ Thương mại Trung Quốc cùng với Tổng

cục Thuế Trung Quốc vừa thông báo tăng tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với các sản

phẩm gỗ. Tỉ lệ hoàn thuế mới này có mục đích giảm áp lực cho các doanh nghiệp

xuất khẩu và giữ ổn định thị phần các sản phẩm gỗxuất khẩu. Theo số liệu từ Tổng

cục Thuế Trung Quốc, sẽ có hơn 2600 sản phẩm chịu thuế suất 2 chữ số được áp

dụng tỉ lệ hoàn thuế mới này, bao gồm các sản phẩm cần nhiều sức lao động, các

sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm cuối. heo ước tính sẽ có khoảng 25,2 tỉ NDT

99

Page 100: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

được hoàn trả cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tính theo tỉ lệ hoàn thuế mới được

áp dụng này. Đây là lần thứ 7 chính phủ Trung quốc điều chỉnh tỉ lệ hoàn thuế kể từ

khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu. Tỉ lệ hoàn thuế chung sẽ tăng lên

13,5%, từ tỉ lệ 12,4% của lần điều chỉnh trước. Tỉ lệ hoàn thuế đối với các sản phẩm

đồ gỗ bằng gỗ nguyên chất sẽ tăng lên đến 15%, được áp dụng cho các sản phẩm đồ

gỗ văn phòng, đồ bếp bằng gỗ, sản phẩm đồ gỗ phòng ngủ bằng gỗ đỏ và gỗ sơn

mài cùng với các sản phẩm gỗ sơn mài khác. Ngoài ra, tỉ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối

với sản phẩm tre lát sàn cũng tăng lên 13%.

Bên cạnh đó, 1-1-2010 cũng là thời điểm Hiệp định thương mại tự do ASEAN -

Trung Quốc có hiệu lực, cắt giảm mạnh thuế suất ở nhiều mặt hàng, trong đó có sản

phẩm gỗ. Đây sẽ là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với ngành sản xuất đồ gỗ

và sản phẩm gỗ trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Indonesia Trong quý I vừa qua xuất khẩu gỗ của Indonsia đã giảm 35%

so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội dưa ra mục tiêu giữ mức sụt giảm 30% trong

năm nay. Để thực hiện được mục tiêu này, các thành viên của Asmindo không

ngừng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu đến các nước trên thế giới, bằng những biện pháp

như tham gia các hội chợ đồ gỗ…Hiệp hội sẽ tổ chức hội chợ đồ gỗ quy mô quốc tế

ở Jakarta trong tháng 10 năm 2009, đây là một phần trong nỗ lực đẩy mạnh xuất

khẩu đồ gỗ ở Indonesia. Để hỗ trợ ngàhh gỗ phát triển, Chính phủ Indonesia sẽ xây

dựng hệ thống chứng nhận gỗ độc lập mới cho tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu, để

đối phó với nạn khai thác gỗ lậu đang lan nhanh ở nước này. Theo đó, kể từ tháng 9,

tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu từ Indonesia đều phải được chứng nhận bởi 1 đơn vị

kinh doanh độc lập và đại diện của các tỏo chức phi chính phủ NGO. Indonesia là

một trong những ngành xuất khẩu đồ nội thất lớn trên thế giới. Theo tính toán của

hải quan nước này, ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia có khoảng 3.500

công ty với trên 2 triệu nhân công. Đồ nội thất bằng gỗ chiếm 2/3 tỷ trọng trong

xuất khẩu đồ nội thất nước này. Ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia cần

khoảng 4,5 triệu m3 gỗ mỗi năm. Mặc dù Indonesia là nước sản xuất sản phẩm gỗ

lớn nhưng nước này vẫn gặp phải tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu. Các loại gỗ

phổ biến là gỗ tếch, gỗ mahogany và sonokeling.

Malaysia, Thái Lan và Indonesia hợp tác phát triển sản phẩm trang trí

nội thất và đồ gỗ.

Theo Tổng giám đốc Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) Rachane

Potjanasuntorn, Malaysia, Indonesia và Thái Land đã đồng ý hợp tác trong việc phát

100

Page 101: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

triển sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm trang trí nội thất và đồ gỗ, với mục đích định

vị sản phẩm trên các thị trường thế giới. Lãnh đạo của ba quốc gia này đã thảo luận

những mối quan tâm liên quan đến vấn đề này trong suốt hội nghị Asean đã được tổ

chức  ở khu nghỉ mát Cha-am, Thái Lan. Theo ông, mặc dù nhiều quốc gia đã bị

ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng sản phẩm đồ gỗ Thái Lan vẫn

có nhiều cơ hội và nhu cầu về các mặt hàng này trên thế giới trong năm nay vẫn còn

mạnh. Xuất khẩu của ngành công nghiệp này có khả năng sẽ tăng trưởng 3-5% với

tổng doanh số 45 tỉ baht trong năm nay.

2.9.2. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Chính sách phát triển của quốc gia có nhiều thuận lợi

Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát

triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các

loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm

trở lên. Và vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử

với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỉ đồng, hiện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đang triển khai

các công việc cụ thể. Dự kiến, sản giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường

gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu

gỗ ra nước ngoài...

Sự tăng trưởng nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu truyền thống.

Dẫn đầu vẫn là thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc…Hiện nhiều DN xuất

sang các thị trường này đã ký được hợp đồng và đơn hàng cho đến hết năm 2010.

Bên cạnh đó, khác với những ngành mũi nhọn như dệt may, thủy sản, đơn hàng tăng

nhưng giá giảm thì đồ gỗ xuất khẩu đang tăng giá khoảng 3-5% so với cùng kỳ năm

2009.

Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó khá tốt với luật Lacey

Một điểm đáng mừng với các doanh nghiệp ngành gỗ là từ 1/5, hơn một

tháng luật Lacey (Luật khai báo nguồn gốc gỗ khai thác) áp dụng với sản phẩm xuất

khẩu vào Mỹ có hiệu lực, không có bất cứ một lô hàng nào từ phía Việt Nam xuất

khẩu vào thị trường này bị trả lại.

Việt Nam có rừng khai thác gỗ

Việt Nam có những cánh rừng khai thác gỗ là nguồn cung gỗ ổn định cho

ngành, bên cạnh đó, Việt Nam cũng có mua một số cánh rừng tại Campuchia,

Lào…để khai thác. Trong 2 quý còn lại của năm 2010, ôn định được nguồn nguyên

101

Page 102: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

liệu gỗ cho các đơn hàng. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ

và Lâm sản Việt Nam, toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước đều

được tiến hành khai báo nguồn gốc theo đúng quy định của luật Lacey áp dụng với

sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ và sắp tới là EU.

Trong nước đã hình thành các vùng chế biến gỗ tập trung

Bình Dương-Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn – Tây Nguyên; Hà Nội-

Bắc Ninh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp

chế biến gỗ.

Tay nghề chế tạo sản phẩm gỗ được nâng cao.

Nghề làm đồ gỗ đã hình thành rất lâu ở Việt Nam, có nhiều cơ sở làm đồ gỗ

lâu năm, thợ nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, người thợ cũng thường xuyên học

hỏi, sáng tạo mẫu mã mới phù hợp với yêu cầu các nước nhập khẩu. Sản phẩm gỗ

Việt Nam ngày càng được đánh giá cao.

Khó khăn

Xúc tiến yếu kém, thiếu người đi dầu dẫn dắt khi thâm nhập thị trường

mới:

Một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ tiến hành khảo sát thị trường Bỉ với

mục đích xây dựng kho ngoại quan tại đây. Mặc dù phía Việt Nam hoàn toàn đáp

ứng các yêu cầu về mặt pháp lý, nhưng vẫn chưa thể thực hiện được kế hoạch này

vì không có đơn vị nào đứng ra làm đầu mối, bên cạnh đó vấn đề xúc tiến vào thị

trường tiềm năng Nga ra sao, ai là người tổ chức, kinh phí từ đâu vẫn đang bỏ ngỏ.

Thiếu nguồn nguyên liệu gỗ

Việt Nam có rừng khai thác gỗ, nhưng có chính sách khai thác gỗ không hợp

lý, nạn phá rừng…làm tài nguyên rừng bị tiêu hao mà không có chính sách trồng

rừng, tái tạo rừng đúng mức. Nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất trong ngành

công nghiệp gỗ, chiếm tỷ trọng 60-70% giá thành. Hiện nay 80% lượng nguyên liệu

sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ là nguồn nhập khẩu và theo đánh giá của một

số chuyên gia, việc này sẽ còn kéo dài khoảng 15 năm nữa. Trong khi 20% lượng

nguyên liệu trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào ngành công nghiệp giấy do chưa

có chủ trương rõ ràng về vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ.

Qui định đối với gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường

Đạo luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008) và Lacey của Mỹ, hiệp định

đối tác tự nguyện của EU (có hiệu lực từ năm 2009) cũng là một thách thức lớn, yêu

cầu gắt gao về xuất xứ các sản phẩm gỗ xuất khẩu và các tiêu chuẩn kĩ thuật. Một

102

Page 103: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

phần không nhỏ nguồn nguyên liệu gỗ của nước ta là từ các hộ trồng rừng nhỏ lẻ và

khai thác trộm, do đó rất khó khăn để có thể làm xuất xứ cho sản phẩm gỗ.

Thiếu nhân sự cao cấp và vốn

Việc tăng cường kiểm soát chì trong sơn, formaldehyde trong keo dán gỗ…

chắc chắn sẽ buộc doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho khâu quản lý chất lượng.

Một số doanh nghiệp đã rục rịch tính chuyện xây dựng phòng thí nghiệm riêng, dù

sẽ phải tốn kém không ít tiền và thời gian chuyển giao công nghệ, Hơn nữa, với

những quy định về nguồn cung gỗ, một số nguyên liệu sử dụng trong gia công, chế

biến thì quá trình đàm phán hầu hết các doanh nghiệp đều không nắm rõ, phải thuê

chuyên gia bên ngoài, như thế sẽ làm tăng thêm chi phí. Với những doanh nghiệp

lớn, kim ngạch xuất khẩu cả trăm triệu USD mỗi năm, những chi phí ấy được cho là

hợp lý, là đầu tư cho lâu dài. Nhưng không ít doanh nghiệp, mỗi năm chỉ xuất khẩu

trên dưới 1 triệu USD, đây là khoản chi lớn mà hiệu quả sử dụng không cao.

2.9.3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho gỗ và sản phẩm gỗ

Về sản phẩm

Áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới vào chế biến sản phẩm gỗ, tận

dụng tối đa nguồn nguyên liệu, biến phế phẩm của sản phẩm này thành nguyên liệu

cho sản phẩm khác, sau khi gỗ được đóng thành sản phẩm thay vì các gỗ vụn đem

đốt, ta có thể nghiền nát, sấy khô rồi đóng thành ván ép, mặt khác nước ta thường

sử dụng cả thân gỗ to để đóng thành sản phẩm, như thế rất tốn nguyên liệu, ta có thể

cắt những thân gỗ to đó ra thành từng miếng mỏng rồi dán vào gỗ ép sẽ tạo nên

những sản phẩm vừa đẹp vừa có giá trị.

Về thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp gỗ có thể đóng góp kinh phí

cử đại diện sang thăm dò thị trường mới, làm công tác xúc tiến thương mại hoặc có

thể nhờ chính phủ thông qua các cơ quan ngoại giao để xúc tiến thương mại.

Về chính sách của nhà nước

Nhà nước cần có những biện pháp trồng rừng và khai thác rừng hợp lý như

giao cho hộ dân, doanh nghiệp tự trồng và khai thác, giáo dục ý thức người dân về

nạn chặt phá rừng bừa bãi, hướng dẫn người dân cách trồng và khai thác rừng.

Mạnh tay xử lý nạn lâm tặc. Mở rộng diện tích trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, kết

hợp khai thác rừng với Lào và Campuchia.

103

Page 104: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Về sự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nhà cung cấp

Cần có sự gắn kết giữa nhà xuất khẩu, nhà sản xuất và người cung cấp

nguyên liệu để kiểm soát và nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhằm thích nghi

được với luật Lacey.

Về nguồn nhân lực cho ngành

Doanh nghiệp phối hợp với các trường đại học, các trường nghề mở thêm các

ngành học cần thiết cho sản xuất và xuất khẩu gỗ như hóa chất sản xuất gỗ, đàm

phán kinh doanh hợp đồng xuất khẩu…tăng thêm nguồn lao động động tay nghề

cao, nhân sự cao cấp, doanh nghiệp vừa tạo thêm việc làm vừa tận dụng được nguồn

lao động trong nước, tiết kiệm được chi phí.

2.10. Mặt hàng tiêu:

Hồ tiêu Việt Nam có khởi nguồn từ thế kỷ XVII, được biết đến là một loại

cây công nghiệp lâu năm của làng nông nghiệp Việt nam. Và đến hôm nay hồ tiêu

Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới là một ngành hàng uy tín và chất lượng với một

sản lượng sản xuất và xuất khẩu xứng tầm số 1 của thế giới. Và thị trường hồ tiêu

Việt Nam cũng đang là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng phát triển; với

tầm quan trọng này ngành hồ tiêu hiện nay đang rất được chú trọng và phát triển.

2.10.1.Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010:

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2006 – 7T/2010

Năm

Tỷ trọng sản lượng của VN so với thế giới

Lượng XK (ngàn

tấn)

Tăng giảm so với cùng

kỳ năm trước

Trị giá xuất khẩu (ngàn

USD)

Tăng giảm so với cùng

kỳ năm trước

2006 34,6% 115,00 4,5% 186.515 23,1%

2007 33,2% 83,00 - 27,8% 271.469 45,5%

2008 34,6% 90,00 8,4% 311.172 14,6%

2009 31,0% 135,00 50,0% 360.000 15,7%

7T/2010 - 71,62 4,8% >224.000 41,8%

Nguồn: Theo thống kê xuất nhập khẩu của bộ công thương Việt Nam và của hiệp hội hồ

tiêu Việt Nam

104

Page 105: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trước năm 1995, việc trồng cũng như sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong cả

nước vẫn chưa phổ biến, năm 1995 diện tích trồng chỉ có khoảng 7.000 ha, sản

lượng đạt 9.300 tấn, xuất khẩu đạt 17.900 tấn. Sau năm 1995, giá hồ tiêu đạt mức

cao chưa từng có, đã kích thích gia tăng diện tích trồng trọt, đẩy sản lượng tăng đột

biến thậm chí ngoài vòng kiểm soát.

Sau năm 2000 giá liên tục giảm sút, chi phí đầu tư tăng đã hạn chế phong

trào tự phát trồng Hồ tiêu. Tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục gia tăng và hoàn hành

năm 2005 - 2006 cộng hưởng với việc giá cả vẫn trầm lắng làm hạn chế sản xuất,

diện tích năm 2006 còn khoảng 50.100 ha, nhưng sản lượng vẫn đạt gần 100.000

tấn do nhiều vùng trước đây vẫn còn trồng và thu hoạch. Xuất khẩu năm 2005 đạt

109.000 tấn, năm 2006 đạt 116.670 tấn (kể cả nguồn tạm nhập tái xuất), thu về gần

200 triệu USD (đạt mức đỉnh điểm về cả sản lượng và giá trị)

Kết quả xuất khẩu 2007 – 2008 chủ yếu nhờ giá trên thị trường tăng cao, giá

hạt tiêu năm 2008 thậm chí tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Năm 2008, tiêu là 1

trong 3 mặt hàng nông sản duy nhất trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu

chính của Việt Nam có khối lượng xuất khẩu tăng hơn so với năm 2007 là tiêu, gạo

và hạt điều.

Bước sang năm 2009, ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho

giá của nhiều nông sản giảm mạnh, và hạt tiêu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng,

nhưng do sản lượng xuất khẩu tăng mạnh (đến 50% so với năm 2008) nên tiêu vẫn

105

Page 106: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

nằm trong 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với 2008 là tiêu và chè. Cả

nước đã xuất khẩu được 135.000 tấn hồ tiêu, tăng 50% so với năm 2008, kim ngạch

xuất khẩu đạt 360 triệu USD, tăng 15,7% so với năm 2008. Đây là năm có sản

lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam.

Lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm là 71.624 tấn,

đạt kim ngạch trên 224 triệu USD (tăng 4,8% về lượng, tăng 41,8% về kim ngạch

so với 6 tháng đầu năm 2009 và đạt 55% kế hoạch năm 2010). Như vậy, xuất khẩu

hạt tiêu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh cả về lượng, trị giá và

đơn giá so với 6 tháng/2009.

2.10.2.Thị trường tiêu thụ chủ yếu:

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 6T/2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T/2010

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(Nghìn

USD)

Hoa Kỳ 6735 20742 13569 46585 14848 43615 10196 33000

Đức 8544 30231 6274 25852 13840 38912 9164 29617

Tiểu VQ

A-rập

Th.nhất

7746 25011 7191 22412 11056 25023 5516 16095

Hà Lan 4615 16455 4865 18454 8336 23891 4440 14481

Singapore 3472 10545 4531 13675 6078 13027 1579 4533

Nga 3965 13143 4208 13362 5436 12208 2583 7546

TB. Nha 2030 7498 2873 11157 4109 10696 1445 5055

Ba Lan 2266 8053 3034 9649 3754 9635 1728 4824

Ấn Độ 4929 13608 2795 9037 6294 15317 4877 13556

Nguồn: Theo số liệu từ tổng cục thống kê

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, từ năm 2003 đến nay, Việt Nam trở thành

quốc gia sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới (chiếm trên 30% sản lượng và

gần 50% thị phần xuất khẩu toàn cầu). Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới

gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm thị phần chi phối ở nhiều thị trường lớn

như Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và cả Trung Đông. Đặc biệt là xuất khẩu các loại

hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng tăng. Ba thị trường

thường dẫn đầu về trị giá nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam hằng năm có Hoa Kỳ, Đức,

Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.

106

Page 107: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Hoa Kỳ hiện vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam, hạt tiêu Việt Nam hiện

nay chiếm đến 33% tổng nhu cầu tiêu thụ tại đây. Hoa Kỳ vẫn thường xuyên là thị

trường dẫn đầu về giá trị xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam với kim ngạch đạt 29,72

triệu USD vào năm 2006; đạt 20,77 triệu USD vào năm 2007. Năm 2009 sản lượng

xuất khẩu chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu. Trong đó đáng chú

ý là sản lượng xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh khoảng từ 15%-20% so với năm 2008.

Đến năm 2010, triển vọng mở ra sáng sủa hơn nữa cho ngành hồ tiêu Việt Nam xuất

khẩu vào Mỹ; trong số 24 thị trường chủ yếu của xuất khẩu hạt tiêu trong 6 tháng

đầu năm, thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường dần đầu về kim ngạch với 33 triệu USD,

chiếm 14,7% tổng kim ngạch.

Châu Âu là một thị trường truyền thống và quan trọng bậc nhất của Hồ tiêu

Việt Nam. Hàng năm, lượng nhập khẩu Hồ tiêu của thị trường này luôn chiếm trên

40% số lượng xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam (năm 2007: 41%, năm 2008 40%). Việc

xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này là một trong những

mục tiêu quan trọng của ngành Hồ tiêu Việt Nam cần hướng đến. Và khi nói đến thị

trường tiêu thụ hạt tiêu của châu Âu, Đức là một thị trường không thể quên. Trong

nhiều năm liên tục, Đức luôn đứng thứ 2 về tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu Việt

Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, có 7/24 thị trường xuất khẩu hạt tiêu bị sụt

giảm kim ngạch so với cùng kỳ, còn lại 17/24 thị trường đạt mức tăng trưởng dương

về kim ngạch xuất khẩu; trong đó xuất khẩu sang Đức đạt mức tăng trưởng lớn nhất

gần 107% so với cùng kỳ năm 2009.

Gần đây, đã có doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư xây dựng nhà

máy chế biến hạt tiêu đưa về Nhật Bản tiêu thụ. Nhật Bản là một thị trường có yêu

cầu khá gắt gao về chất lượng và cũng là một thị trường rất tiềm năng cho hạt tiêu

Việt Nam.

2.10.3. Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại, trong 6 quốc gia sản xuất hồ tiêu chủ lực trên thế giới, Việt Nam

đứng đầu với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm, tiếp theo là Ấn Độ (50.000 -

60.000 tấn), Brazil (33.000 – 35.000 tấn), Malaysia (23.000 - 25.000 tấn),

Indonesia (20.000 – 25000 tấn) và Sri Lanka (15.000 – 17.000 tấn). Trong đó, tiêu

đen Ấn Độ là loại có nhu cầu rất lớn trên thị trường thế giới bởi chất lượng hảo

hạng và hương vị đặc biệt hơn các loại tiêu từ các nước khác nên có tính cạnh tranh

rất cao, giá cũng cao hơn tiêu Việt Nam.

107

Page 108: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Trong 2 năm gần đây, tại một số nước chủ lực xuất khẩu mặt hàng này như:

Ấn độ, Brazil vụ thu hoạch tiêu bị mất mùa nên sản lượng không cao. Tại Brazil bị

trì hoãn và sản lượng thu hoạch cũng giảm đi do mưa nhiều. Đặc biệt tại Ấn Độ, do

nhu cầu trong nước mặt hàng này rất cao, mà sản lượng hạt tiêu giảm, nước này đã

tiến hành nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam. Năm 2009, sản lượng hạt tiêu Ấn Độ

giảm xuống khoảng 50.000 tấn, trong khi tiêu thụ nội địa lên tới 50.000 tấn. Do vậy,

Ấn Độ phải nhập khẩu thêm hạt tiêu để đáp ứng đủ nhu cầu cho cả ngành chế biến.

Sản lượng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam của Ấn Độ giai đoạn 2006 - 2009

NămSản lượng nhập

khẩu từ Việt Nam (tấn)

Mức tăng ( giảm) nhập khẩuTuyệt đối

(tấn)Tương đối

(%)2006 7843 - -2007 4929 -2914 -37,152008 2795 -2134 -76,352009 6294 +3499 +125,18

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.10.4.Thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

Nhu cầu tiêu dùng thế giới ổn định

Hạt tiêu đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực phẩm của

thế giới, do đó nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu không sụt giảm mạnh dù kinh tế suy thoái.

Đây là 1 thuận lợi rất lớn cho Việt Nam trong lúc Việt Nam đang được đánh giá là

nhà cung ứng hạt tiêu lý tưởng nhất với giá cả và chất lượng hết sức cạnh tranh.

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu hạt tiêu

Ngành hồ tiêu Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu chiếm ½ kim ngạch

xuất khẩu của toàn thế giới và có vai trò quan trọng rất lớn trong hội nghị hồ tiêu

toàn cầu; có cung lớn hơn cầu, nguồn hàng dồi dào, có khả năng dự trữ tốt đặc biệt

nếu có sự phối hợp với các ngân hàng cung cấp vốn. Và khi Việt Nam đã gia nhập

WTO, cơ hội giao thương mở ra cho các ngành công – nông – lâm nghiệp, cũng

như thương mại, dịch vụ của Việt Nam trong đó đương nhiên không thể thiếu ngành

trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu

quốc tế được tổ chức ở Sri Lanka đầu tháng 9/2006, Việt Nam được bầu giữ chức

108

Page 109: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Chủ tịch trong năm 2007. Việt Nam đã có sự chi phối nhất định đến thị trường, giá

hạt tiêu thế giới.

Việt Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người.

Thiên nhiên đặc biệt rất ưu đãi: đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ

ẩm cao, lượng mưa nhiều thuận lợi trồng và sản xuất hạt tiêu. Ngoài ra, vốn là đất

nước nông nghiệp, Việt Nam có đội ngũ nông dân đông đảo trồng, chăm sóc và thu

hoạch hạt tiêu.

Công nghệ chế biến đã có cải tiến

Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh

tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật ngày càng được phát triển ở

Việt Nam điều này giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như sản lượng cho

hạt tiêu. Vài ba năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dây chuyền sản

xuất tiêu sạch, chế biến hạt tiêu, vì vậy chất lượng hạt tiêu Việt Nam đã cải thiện

đáng kể, giảm dần việc xuất khẩu hạt tiêu thô, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng hạt tiêu, ngay từ khâu thu hoạch, người nông dân

đã chú trọng đến việc thu hái và bảo quản hồ tiêu.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam hoạt động tích cực, hiệu quả

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực

và hiệu quả vì quyền lợi, đây chính là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp sản

xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong việc nắm bắt thông tin về giá cả trên thị

trường thế giới, cũng như các yêu cầu, thủ tục để có thể xuất khẩu sản phẩm của

mình; đây cũng là trung tâm giúp tiếp cận tốt với các thị trường tiêu thụ trong nước

cũng như trên thế giới, đặc biệt đây cũng chính là nơi bảo vệ lợi ích cho người nông

dân cũng như nhà sản xuất khi tham gia vào thị trường hồ tiêu thế giới.

Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam đang gặp khó khăn

Những đối thủ cạnh tranh khá mạnh về xuất khẩu điều của Việt Nam đó là

Ấn Độ, Inđônêxia, Brazil. Tuy nhiên hiện tại, tình hình nguồn cung khan hiếm ở tất

cả các nước sản xuất, thời tiết đặc biệt xấu tại Inđônêxia, Brazil, mùa mưa tại Ấn

Độ trong khi mùa đông lạnh thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu mạnh tại một số nước

đẩy giá hạt tiêu tăng cao trên khắp các sở giao dịch chính trên thế giới trong tháng

vừa qua. Đây cũng chính là một cơ hội cho Việt Nam, đặc biệt là khi chính một

nước xuất khẩu tiêu lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ cũng phải nhập 1 lượng lớn từ Việt

Nam.

109

Page 110: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Khó khăn:

Thiếu tính chủ động

Sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và

phát triển thị trường tiêu thụ vẫn còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả

không ổn định.

Hạt tiêu Việt Nam chưa có thương hiệu riêng

Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam nói riêng cũng như hàng

hóa khác nói chung còn quá yếu kém. Điều này khiến năng lực cạnh tranh trên

trường quốc tế của nông sản Việt Nam rất thấp. Nông sản Việt Nam chưa có thương

hiệu đã dẫn đến hệ quả tất yếu: Sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá thành và lợi

nhuận thu về không tương xứng. Mặt khác, các quốc gia làm thương hiệu tốt hơn sẽ

được hưởng lợi. Họ chỉ cần nhập nông sản Việt Nam với giá rẻ, sau đó đóng bao bì,

nhãn mác vào và thu được phần lớn lợi nhuận. Hiện nay Việt Nam mới chỉ xây

dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê mà chưa xây dựng được thương hiệu hồ tiêu

của các địa phương khác, do vậy chỉ hồ tiêu Chư Sê mới bán được giá cao, còn hồ

tiêu ở các địa phương khác luôn được thu mua với giá thấp hơn. Đây cũng là một

vấn đề nan giải đặt ra cho ngành hồ tiêu Việt Nam khi chúng ta là nước xuất khẩu

dẫn đầu trên thế giới, nhưng sức ảnh hưởng về giá cả của chúng ta lại rất kém; và

không thể chủ động trong việc điều chỉnh giá.

Thiếu sự hỗ trợ vốn từ phía các ngân hàng

Theo ông Vũ Văn Hải, ủy viên BCH Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ngành vẫn

chưa tận dụng được mặt mạnh của mình để có thể chọn thời điểm bán hàng để từ đó

có thể quyết định giá do chưa có sự phối hợp của Ngân hàng về vốn nhằm nâng cao

khả năng điều phối hàng hoá của ngành.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm

Một khó khăn nữa chính ở chỗ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, mặc dù đã thành

lập và hoạt động khá tốt nhưng Hiệp hội cũng chỉ mới thành lập và còn rất non trẻ,

không thể tránh khỏi những thiếu sót và chưa chuyên nghiệp trong việc điều phối và

vận hành chung cho cả ngành trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.

2.10.5.Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu:

Việt Nam đã là thành viên của WTO, ngành Hồ tiêu đã và đang bước vào

giai đoạn mới, khởi sắc hơn. Tuy nhiên để ngành Hồ tiêu phát triển ổn định, bền

vững, xứng tầm là vị trí số một thế giới, ngành rất cần những chủ trương, nhiều giải

110

Page 111: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

pháp đồng bộ, hữu hiệu, từ nhiều phía tác động từ sản xuất đến lưu thông, bên cạnh

những nỗ lực của bản thân các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong ngành.

Về chất lượng

Với lợi thế sẵn có của ngành Hồ tiêu Việt Nam, phải tập trung nâng cao chất

lượng, cũng như đa dạng các chủng loại hàng hóa để thu hút và mở rộng thị trường,

đẩy mạnh tiêu thụ hàng có chất lượng cao, điều này giúp tăng cao uy tín đồng thời

củng cố được vị trí của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới, xây dựng tốt

thương hiệu cho Hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về diện tích trồng trọt

Người dân cũng không nên phát triển ồ ạt diện tích trồng tiêu nên trồng trọt

có theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ổn định diện tích và

sản lượng hồ tiêu cả nước.

Về tính liên kết trong ngành

Cần đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và

nhà khoa học) để hỗ trợ người dân đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá

thành đồng thời giúp người dân xây dựng thương hiệu vững chắc để tăng sức cạnh

tranh cho hồ tiêu Việt Nam trên trường thế giới.

Cần tập hợp các doanh nghiệp lớn có khả năng dự trữ hàng luân chuyển với

sự phối hợp chặt chẽ của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng dự trữ cho doanh

nghiệp cũng như trong việc đầu tư phát triển sản xuất. Về phía Ngân hàng, các ngân

hàng nên căn cứ vào báo cáo kinh doanh để biết được quá trình hoạt động hoạt động

của doanh nghiệp cũng như thông qua các khách hàng nước ngoài của doanh nghiệp

để làm căn cứ cho doanh nghiệp vay vốn bên cạnh thủ tục truyền thống là vay vốn

thông qua thế chấp tài sản.

Việt Nam có thể chủ động điều tiết giá bởi hiện nay hồ tiêu Việt Nam đang

chi phối rất lớn trong nhiều thị trường lớn trên thế giới, sản lượng hồ tiêu Việt Nam

đạt mức 50% sản lượng cung – cầu trên toàn cầu, việc chúng ta đột ngột giảm lượng

bán ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống mua – bán về gia vị. Như

vậy, nếu người dân và doanh nghiệp cùng đồng lòng với nhau, khi thị trường giá

xuống thì tạm dừng bán, các nhà xuất khẩu và người nông dân biết phối hợp để tạo

ra một sự cung cầu, một sự điều chỉnh. Đương nhiên phải trong phạm vi cho phép

của các cam kết gia nhập WTO, vì nếu vi phạm chúng ta cũng sẽ bị phạt không nhẹ.

Về kế hoạch lâu dài

111

Page 112: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Cần xem xét để hồ tiêu có thể tham gia vào các kho ngoại quan tại những

khu vực có tiêu dùng lớn như Trung Đông, Bắc Âu, Mỹ để có thể tận dụng thời cơ

khi giá cả có lợi, hạn chế bán ra khi giá xuống...

Về doanh nghiệp

Chủ động nâng cao khả năng quản lý, đàm phán tránh tình trạng bán với giá

rẻ. Tận dụng mọi cơ hội đầu tư vào công nghệ sản xuất như liên kết với nước ngoài,

vay vốn ngân hàng…nhằm nâng cao chất lượng hạt tiêu xuất khẩu, để có thể bán

được với giá cao.

Ngoài ra, cần làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin, đẩy mạnh các chương

trình xúc tiến thương mại, khai thác tốt các thị trường có tiềm năng lớn như Trung

Quốc, châu Phi, Tây Á..tránh tình trạng bán với giá rẻ, khi giá tăng cao thì không

còn đủ sản lượng để bán như tình trạng trong năm nay.

Gia nhập WTO, Hồ tiêu Việt Nam đồng thời sẽ tham gia sâu hơn vào quy

luật thị trường. Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu

Việt Nam đã sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để

phát triển rực rỡ hơn nữa, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế.

2.11. Mặt hàng điều:

2.11.1.Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010:

Từ trước năm 1990, ngành điều đã được sự quan tâm và khuyến khích sản

xuất, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu

hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài. Phải đến năm

1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc.

Đến 1999 từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn,

xuất khẩu nhỏ lẻ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có sản lượng 100 ngàn tấn

điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164

triệu USD. Công nghiệp chế biến điều phát triển thực sự mạnh mẽ, sản lượng điều

thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Năm 1996, Việt Nam đã chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập

khẩu hạt điều thô từ châu Phi.

Năm 2006, một tin vui lớn đã đến với những người trồng, chế biến và cả

những nhà xuất khẩu điều Việt Nam đó là Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất

khẩu hạt điều hàng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt 128 ngàn tấn và đạt

112

Page 113: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

503,878 triệu USD về kim ngạch xuất khẩu, đạt mức tăng trưởng đến 17,43%. Năm

2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với một tốc độ rất cao đến hơn 20%, thậm

chí cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với sản lượng điều

thô trong nước đạt 350.000 tấn, lượng điều thô nhập khẩu là 200.000 tấn, từ đó chế

biến được 550.000 tấn và xuất khẩu đạt 155.000 tấn điều nhân, nâng kim ngạch

nhập khẩu lên tới 645.115 ngàn USD.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), năm 2008 Việt Nam đã vươn lên vị

trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân, với sản lượng xuất khẩu điều nhân đạt

165.000 tấn, kim ngạch đạt hơn 910 triệu USD trong năm, tăng 6,45% về lượng và

tăng 41,22% về trị giá so với năm 2007. Với lượng điều xuất khẩu trong năm 2008,

nước ta đã vượt kế hoạch đề ra 160 nghìn tấn.

Giá xuất khẩu trung bình trong năm 2008 tiếp tục đứng ở mức cao đạt 5.423

USD/T tăng 26,4% so với năm 2007. Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu

khiến giá các mặt hàng nông sản thay đổi thất thường nhưng giá điều trên thị trường

thế giới sẽ tiếp tục ổn định do lượng dự trữ toàn cầu thấp, trong khi diện tích đất

canh tác tại nhiều nước tiếp tục bị thu hẹp, nhu cầu thế giới luôn đứng ở mức cao.

Năm 2009, do thời tiết không thuận lợi và giá điều thế giới sụt giảm, diện

tích trồng điều cả nước giảm 2.000 ha so với 2008, tổng sản lượng đạt trên 293.000

tấn, giảm 55.000 tấn; tổng lượng xuất khẩu của cả nước đạt 177 nghìn tấn, tăng

7,1% và đạt kim ngạch là 847 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2008.

Kim ngạch xuất khẩu nhân điều giai đoạn 2006 -6T/2010

NămLượng

XK (ngàn tấn)

Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

Trị giá xuất khẩu (ngàn

USD)

Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước

2006 128 17,43% 503.878 0,15%2007 155 21,11% 645.115 28,03%2008 165 6,45% 911.019 41,22%2009 177 7,27% 846.700 - 7,07%

6T/2010 80 6,67% 425.000 26,11%

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương

Theo dự báo của Vinacas, năm 2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản

lượng là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước

đạt 1 tỷ USD. 7 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu hạt điều đã có mức tăng trưởng tốt

cả về lượng và giá trị do giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất

113

Page 114: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

khẩu trung bình 7 tháng 2010 đạt 5.310 USD/tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm

2009. Bên cạnh việc xuất khẩu nhân điều, dự báo trong năm 2010, việc chế biến các

sản phẩm từ trái điều như cồn khô, thực phẩm… sẽ gia tăng đáng kể. Với sản lượng

và kim ngạch như dự đoán, ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới.

2.11.2.Thị trường tiêu thụ chủ yếu:

Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên Minh

châu Âu (EU), Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Nhật

Bản và ẢRập Xêút.

Nguồn: Báo cáo ngành Điều năm 2009 và triển vọng 2010

Xét riêng về thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam:

Trong năm 2008, hạt điều của nước ta được xuất khẩu sang 83 thị trường và

vùng lãnh thổ, tăng 5 thị trường so với năm 2007. Trong đó, cả nước hiện có tất cả

203 đơn vị tham gia xuất khẩu hạt điều. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu điều

lớn nhất của nước ta. Ngoài ra, các thị trường chủ chốt khác như: Trung Quốc, Hà

Lan, Anh, Nga, Canada có lượng nhập khẩu tăng mạnh so với năm 2007. Năm

114

Page 115: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất sang thị

trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung.

Năm 2009, hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu sang 24 thị trường chính; nhưng

phần lớn là sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan. Cũng trong năm 2009 Việt Nam

thêm một thị trường mới xuất khẩu điều là thị trường Pakistan với kim ngạch gần

4,62 triệu USD.

7 tháng đầu năm 2010, trong top 10 thị trường nhập khẩu chính của Việt

Nam ngoài Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc, còn có các thị trường Úc, An, Nga,

Cananda, Thái Lan, Đức và Tây Ban Nha.

Hoa Kỳ vẫn vững chắc là nhà tiêu thụ hạt điều lớn nhất của nước ta hiện nay.

Năm Sản lượng(ngàn tấn)

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước

Kim ngạch(triệu USD)

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước

2007 52,9 27,38% 211,5 26,79%2008 48,6 - 8,12% 249,6 18,01%2009 53.2 9,47% >255,2 >2,24%

6T/2010 25,4 12,9% 138,9 40,4%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2007, hạt điều Việt Nam chiếm tới 33% trên thị phần Hoa Kỳ, và đạt

hơn 36% tổng kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam.

Năm 2008, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của nước ta.

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập

khẩu hạt điều của quốc gia này. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều

của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 18,01% với kim ngạch 249,57 triệu USD.

Nguyên nhân của tăng trưởng đột biến do cả giá và nhu cầu nhập khẩu hạt điểu của

Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng nhanh trong 7 tháng đầu năm, (giá điều nhập khẩu vào

Hoa Kỳ tăng 32,74% và nhu cầu nhập khẩu tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2007).

Tuy nhiên giữa năm 2008, các doanh nghiệp nhập khẩu điều nước Anh đã tuyên bố

kiện các doanh nghiệp Việt Nam vì thất tín trong việc giao hàng. Trong văn bản của

Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ (AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo

tên DN Việt Nam chậm giao hàng làm các doanh nghiệp Hoa Kỳ gặp rắc rối. Hợp

đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên cao, các doanh nghiệp điều Việt

Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao. Sau đó giá nguyên

liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả nợ.

115

Page 116: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để… dán hạt điều vỡ. Lô

hàng đưa ra nước ngoài, bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng, hàng bỏ tại cảng, mất

mát, hao hụt... Đây là một vấn đề nghiêm trọng của ngành và sẽ rất dễ dàng làm cho

việc xuất khẩu điều của Việt Nam bị hạn chế nếu không có những thay đổi rõ ràng.

Ngôi vị quán quân về nhập khẩu điều của Việt Nam tiếp tục thuộc về Mỹ với

53.195 tấn, trị giá hơn 255,2 triệu USD (chiếm 30,03% về lượng và chiếm 30,14%

kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước). Và ngôi vị này vẫn không hề đổi chủ

tính cho tới 7 tháng đầu năm 2010.

Xếp sau Hoa Kỳ về kim ngạch nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam là Trung

Quốc và Hà Lan. Năm 2007 xuất khẩu tới Hà Lan có mức tăng trưởng rất mạnh,

tăng 77% về lượng, 64,9% về kim ngạch so với năm 2006 tương đương với 22,6

ngàn tấn, kim ngạch 93 triệu USD. Năm 2009, các thị trường Trung Quốc chiếm

20,96% kim ngạch, Hà Lan chiếm 14,64% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của

chúng ta. Trong 7 tháng đầu năm 2010, Hà Lan và Trung Quốc tiếp tục là 2 thị

trường nhập khẩu lớn của ngành hạt điều Việt Nam chỉ xếp sau Hoa Kỳ.

2.11.3. Đối thủ cạnh tranh:

Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây

điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều chế

biến. Được biết tổng sản lượng điều thô toàn thế giới tại thời điểm từ 1,575 - 1,600

ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30% tổng sản lượng.

Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania,

Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia

sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500

ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới.

Trong số những nước sản xuất điều, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam là những

nước chế biến điều lớn nhất thế giới. Những nước châu Phi chế biến rất ít và hơn

90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ. Ngày nay các quốc

gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng năng lực chế biến của mình. Trong

số các nước kể trên, Ấn Độ là nước đứng đầu về sản lượng chế biến với khoảng 950

ngàn tấn điều mỗi năm mặc dù quốc gia này chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng

một nửa nhu cầu nguyên liệu. Với năng lực chế biến lớn, Ấn Độ phải nhập khẩu

điều thô từ các nước châu Phi và trước kia từ Việt Nam. Việt Nam chế biến được

116

Page 117: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

400 ngàn tấn điều thô mỗi năm trong khi đó Braxin chỉ chế biến được khoảng 250

ngàn tấn.

Về xuất khẩu: Ấn Độ là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều tiếp theo là

Việt Nam và Braxin. Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân điều

mỗi năm. Hoa Kỳ, Hà Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Anh và

Nhật Bản là những khách hàng chính của Ấn Độ.

2.11.4.Thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của

Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều.

Công nghệ chế biến ngày càng được nâng cao

Việt Nam có một ngành công nghiệp chế biến hạt điều và hùng hậu với công

nghệ ưu việt do chính người Việt Nam sáng tạo. Nhờ có công nghệ chế biến, Việt

Nam từ một nước xuất khẩu điều thô từ những năm 1990 đã vươn lên là nước chế

biến và xuất khẩu điều lớn thứ 2 thế giới vào 2002 sau khi vượt Braxin. Hiện nay,

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu công nghệ chế biến hạt điều và nhập khẩu

điều thô về để chế biến.

Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá,

thân thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn

thực phẩm được đảm bảo.

Có sự hỗ trợ từ chính phủ, Hiệp hồi Điều

Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) giúp thuận lợi cho các nhà nông, nhà thu

mua, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc nắm bắt thông tin

về giá cả trên thị trường thế giới, cũng như các yêu cầu, thủ tục để có thể xuất khẩu

sản phẩm của mình; đây cũng là trung tâm giúp tiếp cận tốt với các thị trường tiêu

thụ trong nước cũng như trên thế giới, đặc biệt đây cũng chính là nơi bảo vệ lợi ích

cho người nông dân cũng như nhà sản xuất khi tham gia vào thị trường hồ tiêu thế

giới.

Khó khăn:

117

Page 118: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Thiếu nguyên liệu chế biến

Một trong những vấn nạn của ngành điều hiện nay là tình trạng thiếu hụt

nguyên liệu trầm trọng, Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về trồng và xuất khẩu hạt

điều nhưng cứ 3 hạt điều thô đưa vào chế biến thì có 1 hạt các nhà máy phải nhập

khẩu;và lâu nay chúng ta vẫn phải nhập từ các nước châu Phi. Theo thống kê của

Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), từ năm 2007 đến nay Việt Nam đã nhập

khẩu trung bình 200.000 tấn/năm điều thô từ nước ngoài để phục vụ công nghiệp

chế biến trong nước, trong đó Tây Phi và Đông Phi (gồm các quốc gia Bờ Biển Ngà

(chiếm trên 50%), Nigeria, Ghana, Mozambique, Tanzania…) chiếm đến 80% sản

lượng; một số quốc gia châu Á như Indonesia, Campuchia và một số thị trường

khác. Đặc biệt, trong năm 2009, do nhu cầu nguyên liệu chế biến tăng cao, nên toàn

ngành điều đã phải nhập khẩu thêm gần 250.000 tấn điều thô từ các nước như

Nigeria, Ghana, Indonesia….

Chưa nắm bắt và tận dụng được cơ hội thị trường

Cây điều Việt Nam bị tác động nhiều bởi thời tiết và chịu sự chi phối về giá

cả trên thị trường thế giới. Việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu giữa các quốc gia

cũng rất quyết liệt. Năm 2010 giá điều thô bị đẩy tăng 30% so với cùng kỳ năm

2009 (khoảng 1.000USD/tấn). Trong lúc đó, giá xuất khẩu điều nhân của thế giới

hiện đang rất tốt, khoảng 6.600USD/tấn, cao hơn 500USD/tấn so với cuối năm

2009. Với mức giá xuất khẩu tốt như vậy, nhưng không có điều nhân để xuất là rất

đáng tiếc cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam.

Doanh nghiệp chế biến hoạt động riêng lẻ

Trong khi sản lượng điều thô trong nước không những không tăng mà còn

đang có xu hướng giảm dần, thì số lượng nhà máy chế biến với tổng công suất chế

biến cứ ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ, ai cũng muốn tự

mình sản xuất. Khi nguyên liệu không đủ đáp ứng, thì máy móc chạy không hết

công suất gây lãng phí. Bên cạnh đó, điều này khiến ngành chế biến điều nước ta

ngày càng phụ thuộc vào lượng hàng nhập khẩu.

Nhân điều Việt Nam chưa có thương hiệu

Một vấn đề vô cùng nan giải và cũng được nói đến rất nhiều ở cả những

ngành xuất khẩu khác của Việt Nam đó là vấn đề thương hiệu. Bên cạnh niềm tự

hào là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, điều ngon nhất thế giới thì ngành điều nước

118

Page 119: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

ta lại phải mang nỗi buồn của một kẻ vô danh vì không được người tiêu dùng trên

thế giới biết đến. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là sản phẩm sơ

chế, rồi sau đó được các hãng trên thế giới nhập khẩu - chế biến- đóng nhãn hiệu -

cung cấp cho thị trường. Theo một cách nói vĩ mô hơn, chúng ta đang thiếu một

chiến lược thương hiệu điều ở tầm quốc gia, chưa làm nổi bật được giá trị cốt lõi

của điều Việt Nam, chưa định vị đúng thương hiệu của cây điều và thiếu một

chương trình truyền thông tổng lực cho thương hiệu điều.

Bên cạnh cũng phải thừa nhận một điều là nhận thức của các doanh nghiệp

về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển

thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ không thấy được tầm quan trọng của việc

đăng ký thương hiệu hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng

ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Điều này dường như trở thành một thói

quan kinh doanh, một lối mòn của xuất khẩu Việt Nam. Không ít các doanh nghiệp

do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể

nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại nhưng số lượng các doanh nghiệp

“tỉnh ra” và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này vẫn còn rất ít.

Chưa tận dụng khai thác thị trường hạt điều trong nước

 Một trở ngại khác của ngành là việc đầu ra điều nhân của Việt Nam phụ

thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu, tiềm năng của thị trường nội địa vẫn chưa

được khai thác do giá nhân điều trong nước cao gấp đôi giá điều xuất khẩu. Ở một

thị trường có tầng lớp người tiêu dùng hướng đến tiêu chuẩn cuộc sống cao hơn

đang tăng nhanh như Việt Nam, nhà cung cấp có thể vươn đến việc định hướng và

tạo cầu, bỏ sót thị trường này quả thật là một điều đáng tiếc. Việc tạo dựng thị

trường tiêu thụ điều nhân nội địa không những giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị

trường đầu ra cho sản phẩm, ổn định sản xuất kinh doanh khi thị trường xuất khẩu

biến động, mà còn gián tiếp giúp ổn định hoạt động sản xuất điều thô của nông dân

trong nước.

Công nghệ chế biến vẫn chưa phát triển đồng bộ trong ngành

Hiện nay mặc dù ngành điều Việt Nam có công nghệ chế biến tốt, và có thể

xuất khẩu công nghệ, tuy nhiên có đến 97% doanh nghiệp chế biến điều có quy mô

vừa và nhỏ, chưa đầu tư nhiều cho thiết bị và công nghệ, nên giá trị gia tăng cho hạt

điều còn bị hạn chế.

Thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và người trồng điều

119

Page 120: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Vẫn còn thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân trồng điều

dẫn đến sự đi xuống của ngành điều dù trước mắt ta vẫn còn khá nhiều cơ hội. Nông

dân vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với các nhà máy chế biến để trực tiếp bán hàng mà

thường thông qua các đại lý, tư thương, chính điều này tạo điều kiện cho thương lái

tung hoành, đưa giá ảo rất nhiều. Vì giá mua qua khâu trung gian cao hơn giá điều

thô của một số nước nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nhập khẩu thay cho hợp tác

lâu dài với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Vấn đề này làm cho

ngành điều Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,

trong khi nguồn cung trong nước rất có điều kiện là không thể phát triển do người

nông dân nản lòng vì giá thấp.

2.11.5.Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho mặt hàng điều:

Về vùng chuyên canh trồng điều

Bộ NN&PTNT cần quy hoạch ngay vùng chuyên canh điều, tránh tình trạng

các hộ nông dân trồng riêng lẻ, dẫn đến chất lượng không đều, khó trong khâu thu

mua. Cần xây dựng một chuỗi sản xuất bền vững liên kết 6 nhà từ người nông dân,

nhà khoa học, nhà quản lý tới người thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất nhập

khẩu nhằm gia tăng giá trị cho hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về thương hiệu nhân điều Việt Nam

Để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững, khẳng định vị trí trên thị

trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và chế biến điều Việt Nam

phải đầu tư xây dựng thương hiệu điều Việt Nam cũng như quan tâm tới việc xây

dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp - một trong những điều kiện

quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Vì vậy, để góp

phần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp không quan tâm đúng mức và không

đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ đang đẩy mạnh áp dụng các

giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ cho

doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Qua đó giúp các

doanh nghiệp nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và kịp thời đăng ký nhãn hiệu cho

sản phẩm của mình.

Về sự hỗ trợ cho nông dân trồng điều

Các doanh nghiệp chế biến điều cần đầu tư cho người trồng điều nhằm chủ

động nguồn nguyên liệu, gắn kết nhà máy với vùng nguyên liệu. Việc các doanh

120

Page 121: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

nghiệp chế biến có một nguồn cung về nguyên liệu tốt, và được trang bị máy móc

thiết bị tốt thì khả năng được chấp nhận hợp đồng xất khẩu rất cao.

Người trồng điều cần được sự quan tâm của ngành nông nghiệp trong việc

phổ biến kỹ thuật canh tác để thâm canh, tăng năng suất; đồng thời người nông dân

cũng phải chủ động hơn trong việc cập nhật cái thông tin về kỹ thuật, công nghệ để

có thể trồng điều cho thu hoạch tốt hơn.

Về thị trường

Trước hết, cần giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống nhân điều của

Việt Nam, tận dụng mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Bên

cạnh đó, là mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

Đồng thời, cũng đến lúc doanh nghiệp chế biến điều nên quay về thị trường

nội địa, tạo liên kết chặt chẽ với nguồn cung nguyên liệu trong nước. Nếu các doanh

nghiệp chỉ vì cái lợi trước mắt mà nhập khẩu điều thô, không đầu tư vào vùng

nguyên liệu thì về lâu dài việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nước

ngoài sẽ xảy ra. Và nếu nghịch lý này diễn ra thì vị thế nước xuất khẩu điều số 1 thế

giới của Việt Nam sẽ bị lung lay mà tiềm năng và lợi thế phát triển vùng chuyên

canh điều vẫn bị bỏ ngỏ, người nông dân không thể thoát nghèo. Vì vậy, để cứu vãn

ngành điều, sự thay đổi trong suy nghĩ và cách thức làm ăn của doanh nghiệp là rất

cần thiết.

Về chất lượng nhân điều

Thị trường ngày càng trở nên khó tính, và đòi hỏi cao về chất lượng, do vậy,

giải pháp quan trọng là phải chú trọng vào chất lượng hạt điều. Muốn vậy, từ khâu

thu mua nguyên liệu cần đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào. Trong khâu chế

biến cũng phải thận trọng và chú ý không để hạt điều vỡ nhiều, giảm giá trị hạt điều.

Về diện tích trồng điều

Việt Nam có kế hoạch sẽ đầu tư và mở rộng diện tích tại nước 2 nước anh

em là Lào và Campuchia nếu muốn giảm sự phụ thuộc vào giá điều thô trên thế

giới. Do điều kiện thổ nhưỡng, đất đai đang bị thu hẹp dần do dân số tăng, nên khả

năng mở rộng diện tích trồng điều ở Việt Nam là rất khó, trong khi Lào và

Campuchia vẫn đang sở hữu những vùng đất không rất thích hợp cho điều phát

triển. Bên cạnh, cả 2 nước này đều đang có chính sách thu hút đầu tư vào cây điều.

Đây là một thuận lợi rất lớn cho ngành điều Việt Nam trong lúc đang khủng hoảng

về nguồn nguyên liệu đầu vào.

Xây dựng sàn giao dịch điều

121

Page 122: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Nhằm mục xác định giá chuẩn của mặt hàng điều trong từng thời điểm, giá

trên sàn sẽ là giá tham chiếu mà các doanh nghiệp dựa vào để thương lượng giá

mua bán, tránh trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu điều bị ép giá vì thiếu thông tin.

Đây là một hoạt động có ý nghĩa cho người trồng trọt, nhà sản xuất chế biến, nhà

thu mua cũng như nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của ta.

Chúng ta đã xây dựng một sàn giao dịch điều ở Bình Phước tuy nhiên, sau

một thời gian thử nghiệm, sàn giao dịch điều chưa thể đi vào hoạt động như dự kiến

ban đầu (vào tháng 7/2010) do tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp lâu nay

thường mua đứt, bán đoạn, doanh nghiệp tự tìm đối tác kinh doanh mà chưa quen

với hình thức mua bán qua sàn. Thời gian tới, các doanh nghiệp cần mạnh dạng sử

dụng hình thức giao dịch này, các hiệp hội, nhà nước cần hỗ trợ và định hướng cho

doanh nghiệp.

122

Page 123: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG KHÁC CÓ

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU LỚN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

3.1. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm:

Xuất khẩu đá quý và kim loại quý đang được xem là một giải pháp thu hút ngoại

tệ về cho nước ta, giúp giảm nhập siêu. Khoảng tháng 7 năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam

đã cho phép xuất khẩu vàng miếng. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam

đang có chiều hướng tăng vọt. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch

xuất khẩu sản phẩm đá quý và kim loại quý trong 7 tháng đầu năm 2008 lên 646,1 triệu

USD, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2007 và tăng 6,5% so với tháng 6/2008.

Kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm

NămKim ngạch(triệu USD)

Mức tăng ( giảm) xuất khẩuTuyệt đối

(triệu USD)Tương đối

(%)2007 273,313 - -2008 793,495 +520,182 +190.322009 2.731,556 +1.938,061 +244,24

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của nhóm đá quý, kim

loại quý và sản phẩm trong tháng 6 ước đạt 1,54 tỷ USD. Như vậy, cùng với các

mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam như gạo, giày dép, dệt may… xuất

khẩu vàng đã có đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung và

cân đối cán cân thương mại.Hoạt động xuất khẩu vàng đem lại kim ngạch cao là

một tín hiệu tốt cho nền kinh tế.

Việt Nam có nhập khẩu vàng rồi sau đó xuất ra với giá cao hơn, chứng tỏ

việc xuất khẩu vàng có hiệu quả. Một số chuyên gia nhận định, với tỷ giá USD là

18.990 VND/USD, thì kim ngạch xuất khẩu vàng trong 6 tháng đầu năm tương

đương với khoảng 25.500 tỷ đồng. Như vậy, từ đầu năm tới nay, đã có một khoản

tiền lớn từ vàng - thường được xem là vốn "chết" - chuyển sang các kênh đầu tư

khác trong nền kinh tế. Giới kinh doanh vàng nhận định, xuất khẩu vàng thuận lợi là

điều đáng mừng, vì hiện tại thị trường vàng trong nước khá ảm đạm. Về trang sức,

123

Page 124: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn kém so với nhiều nước. Do vậy, vàng của Việt Nam

xuất khẩu đi hiện chủ yếu dưới dạng nữ trang thô và thị trường chính là châu Âu.

Các nước này, mua vàng nữ trang của Việt Nam về phần lớn để nấu chảy ra rồi

chuyển thành vàng miếng. Các thị trường châu Á hầu như không nhập nữ trang của

Việt Nam.

Việc xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm đang thuận lợi và gia tăng

đáng kể, tuy nhiên, Việt Nam cần thận trọng, hạn chế xuất khẩu theo kiểu nhập

khẩu về rồi bán ra khi giá tăng lên. Điều này, dẫn đến rủi ro cao, có thể dẫn đến

doanh nghiệp bị lỗ nếu không bán được giá cao và góp phần gia tăng nhập siêu cả

nước. Tránh xuất đá quý, kim loại quý dưới dạng thô, tăng lượng sản phẩm đã qua

gia công sản xuất. Sản phẩm đá quý, kim loại quý cũng là một trong những nhóm

hàng của ngành thủ công mỹ nghệ, để phát triển các sản phẩm này, đòi hỏi nhân

công phải nâng cao tay nghề, đồng thời cập nhật công nghệ tiên tiến làm ra những

sản phẩm, nữ trang chất lượng cao, phù hợp xu hướng thời trang trang sức thế giới.

3.2. Than đá

Than đá là nhiên liệu quan trọng trong sản xuất, và năng lượng. Nguồn cung

cấp than chính của Việt Nam là các mỏ ở tỉnh Quảng Ninh. Theo TKV, khu mỏ này

có tổng trữ lượng 10,5 tỉ tấn, đủ để cung cấp cho nền kinh tế mỗi năm 50 triệu tấn

trong 70 năm nữa. Nhưng phần có khả năng khai thác với sản lượng lớn, nằm ở độ

sâu dưới 300 mét, chỉ có 3,5 tỉ tấn và đã được khai thác từ hơn 100 năm qua, nên

còn lại không nhiều.

Mỏ than lớn nhất nước là ở vùng đồng bằng sông Hồng, với tổng trữ lượng

đến 210 tỉ tấn, nhưng mỏ này lại nằm sâu dưới lòng đất từ 100 - 3.500 mét. TKV

đang tiến hành đầu tư để khai thác mỏ này. Tuy nhiên, do than nằm ở độ sâu quá

lớn, nên mỗi năm chỉ có thể sản xuất khoảng 9 - 10 triệu tấn.

Lượng than khai thác và xuất khẩu hàng năm đang trở thành vần đề nóng

bỏng về nhiên liệu.

Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu hàng năm do mặt hàng này đem lại khá lớn,

đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch cả nước.

124

Page 125: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Kim ngạch xuất khẩu than đá giai đoạn 2007 -2009

NămKim ngạch (triệu USD)

Mức tăng (giảm) xuất khẩuTuyệt đối

(triệu USD)Tương đối

(%)2007 999,759 - -2008 1.388,015 +388,256 +38,832009 1.316,56 -24,455 -1,54

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kim ngạch xuất khẩu than đã bước đến con số trên 1 tỷ USD, nhưng điều

này đáng lo hơn là mừng. Than đá là một trong những nhiên liệu cần thiết, quan

trọng đối với sản xuất, điện lực…Và quan trọng hơn là than không phải là một tài

nguyên vô tận, và cũng không thể phục hồi. Thêm vào đó, điều kiện khai thác của

nước ta còn hạn chế, mỏ than nằm sâu dưới lòng đất chưa thể khai thác được.

Nhưng thực tế, hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu trên 20 triệu tấn than đá.

Trong khi nước láng giềng không hề thiếu than, Việt Nam bán bao nhiêu họ

cũng mua vì họ để dành khi nào ta hết than họ lại bán lại với giá rất cao. Ngịch lý

xảy ra khi Việt Nam xuất khẩu than trên 1 Tỷ USD mỗi năm, thì lại nhập khẩu than

phục vụ cho sản xuất với giá cao.

Sau mức giảm gần 40% kim ngạch xuất khẩu than đá vào năm 2008 so với

năm 2007, thì đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên

Hiện tại, nhà nước đánh thuế xuất khẩu mặt hàng than đá rất cao nhằm hạn

chế xuất khẩu mặt hàng này, từ 2008 lượng xuất khẩu đã giảm so với năm 2007, tuy

nhiên lượng xuất khẩu chẳng giảm là bao nhiêu. Mức kim ngạch mặt hàng này lại

tăng gần 30%

Lượng than đá xuất khẩu giai đoạn 2006-2009

Năm Lượng (nghìn tấn)Mức tăng (giảm) xuất khẩu

Tuyệt đối (triệu tấn)

Tương đối (%)

2006 28.781 - -2007 31.947 +3166 +112008 19.354 -12,593 -39,412009 24.991 +5,637 +29,12

Nguồn: Tổng cục thống kê

125

Page 126: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

Sản lượng khai thác đã đạt tới mức giới hạn, do các mỏ than lộ thiên đang

cạn dần. Trong những năm tới, việc khai thác than càng ngày càng phải tiến sâu vào

lòng đất hơn, nên sản lượng sẽ giảm.

Theo Bộ Công Thương, để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế trong giai

đoạn từ nay đến 2025, mỗi năm Việt Nam cần thêm 4.000 MW điện. Do tiềm năng

thủy điện đã khai thác gần hết, nguồn khí đốt thiên nhiên có thể khai thác không

nhiều, nên vấn đề phát triển nguồn điện trong những năm tới sẽ phụ thuộc phần lớn

vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.

Biện pháp tăng thuế xuất khẩu dường như vẫn tỏ ra chưa thật sự có tác dụng

hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó là tình hình xuất khẩu chui, chở qua biên giới với

khối lượng lớn bởi sự thiếu ý thức của người dân. Trước tình trạng xuất khẩu lượng

than ở mức báo động như hiện nay, nhà nước cần tăng cường biện pháp hạn chế

xuất khẩu nếu cần thiết hoàn toàn có thể cấm xuất khẩu mặt hàng này. Phải có chiến

lược dự trữ năng lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.

126

Page 127: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

CHƯƠNG 4

NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CHO

XUẤT KHẨU

3.3. Nhận xét

Có thể nhận thấy, hơn 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn (trên 1tỷ

USD) tăng trưởng khá ổn định. Trong những năm qua, các mặt hàng xuất khẩu này

đã có những thành tựu nhất định, đóng góp quan trọng đối với cán cân thương mại

quốc gia. Thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng thâm dụng

lao động và nguyên – nhiên liệu. Đối với những mặt hàng về điện tử, công nghệ

thời gian gần đây đã bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn ở trình độ thấp, chủ yếu là gia

công. Việt Nam có dân số đông, trẻ, lực lượng và giá lao động vốn là yếu tố cạnh

tranh của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Liên tục nhiều năm liền, dệt may, da giày,

đồ gỗ…kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm được thị phần ngày càng lớn

trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản…Ngoài

ra, với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản…Việt Nam đã

tận dụng, khai thác và xuất khẩu, mang về kim ngạch lớn cho quốc gia. Có thể kể

đến mặt hàng thủy sản, lúa gạo, than đá…

Tuy nhiên, các sản phẩm về thâm dụng lao động của Việt Nam còn ở trình

độ thấp, chủ yếu là gia công, còn thiếu sự chủ động sáng tạo, xuất khẩu nhiều nhưng

giá trị thật sự không cao. Đối với xuất khẩu nguyên – nhiên liệu, Việt Nam chưa

thật sự khai thác xuất khẩu có hiệu quả, có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong

tương lai. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay vần còn

non trẻ, thiếu kinh nghiệm, nhiều doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng giao tiếp đàm

phán nên thương bị thua thiệt so với các nước. Thêm vào đó, là sự làm ăn khá manh

mún, thiếu tính liên kết giữa các bên có liên quan cho nên chưa tạo được sức mạnh

thật sự trong xuất-nhập khẩu.

3.4. Giải pháp

Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu với nhau, doanh nghiệp lớn hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất là nên phối hợp với nhau để thành lập một đại diện xuất

127

Page 128: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

khẩu để xây dựng thương hiệu và uy tín, tránh tình trạng tranh giành khách, dìm giá

mua, phá giá bán…

Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, xuất khẩu thô thu ít tiền mà hệ lụy lớn,

xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để có thể chế biến, sản xuất sản phẩm từ nguyên

liệu thô rồi xuất khẩu, đối với mặt hàng trong nước chưa đủ điều kiện sản xuất thì

có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác bằng các chính sách ưu đãi.

Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm dần việc hỗ trợ các

doanh nghiệp, từng bước cổ phần hoa các doanh nghiệp nhà nước, tạo dựng cơ chế

thị trường, có như thế hàng hóa của ta khi ra nước ngoài sẽ không bị kiện là được

chính phủ trợ cấp hay chưa có cơ chế thị trường vì biết rằng ta còn đang trong quá

trình chuyển đổi, nên các nước khởi kiện cứ xoáy vào tiêu chí “nền kinh tế thị

trường” làm cứ liệu và còn chỉ định nước thứ ba (là nước đã có nền kinh tế thị

trường) làm đối chứng, mà theo cam kết với WTO phải đến 2018 ta mới hoàn thiện

trở thành nền kinh tế thị trường. nên ta thua đến 70% tổng số vụ kiện chống bán phá

giá.

Thắt chặt mối liên kết giữa nông dân - nhà sản xuất - doanh nghiệp xuất

khẩu, doanh nghiệp hỗ trợ, cung cấp thông tin cho nông dân để có nguồn nguyên

liệu phù hợp, xây dựng kho bãi dự trữ hàng hóa cho sản xuất cũng như xuất khẩu,

không để nguồn hàng tuôn ra chợ đen làm phá giá hàng hóa.

Cần có chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc quy hoạch nguồn,

vùng nguyên liệu, khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu như hiện nay, không nên

chuyển đổi quá nhiều đất nông - lâm - ngư nghiệp sang các mục đích sử dụng khác,

hỗ trợ, giao khoán cho người dân hoặc doanh nghiệp tự phát triển vùng nguyên liệu

(có sự kiểm soát của nhà nước đặc biệt là đất rừng).

Đầu tư máy móc, cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất,

áp dụng các quy trình sản xuất sát với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra các sản phẩm

có chất lượng đồng nhất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản

phẩm phù hợp với nhu cầu thế giới.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho các ngành hàng

chính, thoát dần tình trạng gia công cho nước ngoài vì gia công chỉ là kính chuyển

phần lớn lợi nhuận trong chuỗi lợi nhuận tạo ra từ sản xuất đến xuất khẩu cho nước

ngoài còn thu nhập của doanh nghiệp và nhất là công thợ quá bèo.

Công khai và đơn giản hóa các thủ tục hành chính đặc biệt là tại các của

khẩu hải quan nhằm tránh việc doanh nghiệp chung chi cho hải quan rồi tính vào

128

Page 129: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

giá thành sản phẩm làm giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng đến tính cạnh tranh

của sản phẩm.

Tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, đặc biệt là đội ngủ phân tích thị

trường nhằm nắm bắt thông tin xu thế thị trường để đưa ra các quyết định đúng đắn.

Nếu tuyển nhân lực nước ngoài sẽ tốn chi phí cao, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí

là doanh nghiệp tuyển chọn trong nước hoặc phối hợp với các trường đại học, cao

đẳng…đào tạo các ngành nghề cần thiết, khi ra trường sinh viên có thể vào làm việc

ngay cho doanh nghiệp mà không cần đào tạo lại.

129

Page 130: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

KẾT LUẬN

Đánh giá một cách tổng quan về tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

của Việt Nam để hiểu hơn về nội lực của chúng ta cũng như những cơ hội, và thách

thức của thị trường thế giới đặt ra cho hàng hóa của chúng ta.

Và rõ ràng chúng ta có thể thấy được rằng tuy xuất khẩu chúng ta đạt kết quả

rất tốt trong suốt thời gian qua đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO. Tuy nhiên

phải thừa nhận một thực tế rằng xuất khẩu của chúng ta vẫn còn nhiều mặt non nớt

và thua thiệt nhiều so với những nền kinh tế khác, không chỉ ở sức cạnh tranh về

chất lượng, về giá mà chính khả năng cập nhật thông tin thị trường của ta vẫn còn lơ

mơ và bất cập.

Trong giới hạn cho phép nhóm chỉ nghiên cứu về một số mặt hàng xuất khẩu

chủ yếu của Việt Nam để từ đó tìm ra giải pháp đẩy mạnh sức cạnh tranh cho hàng

hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nền kinh tế chúng ta hội nhập ngày càng sâu vào thị trường quốc tế, không ít

những cơ hội mở ra cho chúng ta và cũng đương nhiên cũng không thể tránh khỏi

những thách thức, đặc biệt khi chúng ta vẫn còn là 1 nước đang phát triển. Để chúng

ta có thể hội nhập tốt hơn cần sự nổ lực rất nhiều của cả nhà nông, nhà sản xuất,

doanh nghiệp và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước. Chỉ khi nội bộ chúng ta biết liên

kết lại thành một khối, chúng ta mới có thể đứng vững vàng trên cái sân chơi quốc

tế đầy những phần thưởng và cả cạm bẫy.

130

Page 131: Qtkdqttiuluanthamkhao

Ñaùnh giaù tình hình xuaát khaåu caùc maët haøng chuû löïc cuûa Vieät Nam – Giaûi phaùp ñaåy maïnh xuaát khaåu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Th.S Kim Ngọc Đạt, Quản Trị Xuất Nhập

Khẩu, 2010, nxb Lao Động Xã Hội.

-GS.TS Võ Thanh Thu, Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, 2006, nxb

Lao Động Xã Hội.

-GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Th.S Kim Ngọc Đạt, Quản Trị ngoại Thương,

2008, nxb Lao Động Xã Hội.

-GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, GS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Nguyễn Đông

Phong, Cẩm Nang Phòng Ngừa Và Đối Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Giá

Đối Với Hàng Xuất Khẩu Việt Nam - Dành Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập

Khẩu, 2009, nxb Lao Động Xã Hội.

-GS.TS Đỗ Đức Bình, TS Bùi Huy Nhượng, Đáp ứng rào cản phi thuế quan

để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam, 2009, nxb Chính Trị

Quốc Gia.

Website

www.customs.gov.vn

www.gso.gov.vn

www.moit.gov.vn

www.vra.com.vn

www.vicofa.org.vn

www.vasep.com.vn

www.vietfores.org

www.vietfood.org.vn

www.vecom.vn

www.vitas.org.vn

www.lefaso.org.vn

www.vietcraft.org.vn

www.vinasme.com.vn

www.vietnamtextile.org.vn

www.dgmv.gov.vn

www.vgja.vn

131