oimeoi

45
CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TỶ GIÁ Nhóm thực hiện: 1. Đỗ Quang Tấn 2. Lê Văn Thành 3. Lê Thị Thanh Hiền 4. Doanh Thiêm Nghĩa 5. Nguyễn Thị Tường Vy 6. Lê Tiến Thịnh

Upload: maximus7793

Post on 30-Jun-2015

142 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Oimeoi

CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TỶ GIÁ

Nhóm thực hiện:1. Đỗ Quang Tấn2. Lê Văn Thành3. Lê Thị Thanh Hiền4. Doanh Thiêm

Nghĩa5. Nguyễn Thị Tường

Vy6. Lê Tiến Thịnh

Page 2: Oimeoi

Can thiệp tỳ giá của chính phủ

Can thiệp tỷ giá của chính phủ là hành vi can thiệp theo mục tiêu chính sách kinh tế của chính phủ thông qua điều chỉnh tỷ giá.

Page 3: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

Các mục tiêu can thiệp tỷ giá của chính phủ

. Duy trì môi trường kinh tế ổn định

. Cân bằng đối ngoại

. Chủ động theo định hướng chiến lược

Page 4: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

Định hướng can thiệp tỷ giá của chính phủ:

. Nâng giá nội tệ

. Phá giá nội tệ

. Quốc tế hóa nội tệ

Page 5: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

Cách thức can thiệp: có hai cách can thiệp tỷ giá của chính phủ là can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp.

Page 6: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

+ Can thiệp trực tiếp: sử dụng dự trự chính thức để tác động trực tiếp lên cung cầu trên thị trường ngoại hối, làm ảnh hưởng tỷ giá cân bằng thị trường

Page 7: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

Vd- Điều chỉnh tăng giá trị đồng nội tệ: sử

dụng ngoại tệ dự trữ để mua nội tệ trên thị trường ngoại hối

- Điều chỉnh giảm giá trị đồng nội tệ: sử dụng dự trữ nội tệ mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

Page 8: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

+ Can thiệp gián tiếp: sử dụng các công cụ chính sách( chính sách tiền tệ, chính sách thương mại,…) để thay đổi mức tỷ giá cân bằng thị trường. Giạng thường gặp của can thiệp gián tiếp là tăng hoặc giảm lải suất

Page 9: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

Vd

- Tăng giá giá nội tệ: có thể can thiệp gián tiếp tăng lại suất thu hút thêm đồng vốn quốc tế, han chế dòng tiền chảy ra.

- Giảm giá nội tệ:can thiệp gian tiếp bằng cách hạ lãi suất lảm giảm lượng cầu và tăng lượng cung về nội tệ, đồng thời dịch chuyển nguồn vốn ra khỏi lãnh thổ.

Page 10: Oimeoi

Can thiệp tỷ giá của chính phủ

Hiệu quả can thiệp tỷ giá: độ tin cậy ( kì vọng của thị trường về cam kết và hành động can thiệp tỷ giá của chính phủ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả can thiệp tỷ giá

Page 11: Oimeoi

Chế độ tỷ giá

Page 12: Oimeoi

1/KHÁINIỆM

Page 13: Oimeoi

Chế độ tỷ giá= Σ(các quy tắc, thể chế) của 1 quốc gia nhằm xác định,điều tiết tỷ giá.

Page 14: Oimeoi

2/PHÂN LOẠI

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toànChế độ tỷ giá thả nổi có quản lý

Chế độ tỷ giá cố định

Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh (neo cố định)

Page 15: Oimeoi

2.1/Chế độ tỷ giá

thả nổi hoàn toàn(Perfectl

y floating exchange

rate regime)

Page 16: Oimeoi

2.2/Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý(Managed floating

exchange rate regime)

Page 17: Oimeoi

2.3/Chế độ tỷ giá cố

định (Fixed Exchange

Rate regime/ Arrangement

)

Page 18: Oimeoi

2.4/Chế độ tỷ giá

cố định có điều chỉnh

(neo cố định)

Page 19: Oimeoi

Sự lựa chọn chế độ tỷ giá hiện nay của các quốc gia

Theo thống kê của quỹ tiền tệ (IMF) tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, chế độ tỷ giá hối đoái của 186 nước thành viên của tổ chức này vẫn tồn tại đủ cả các loại hình tỷ giá.

Trong đó:

Số nước áp dụng tỷ giá hối đoái cố định chiếm phần lớn:

55,4%.

Số nước áp dụng tỷ giá thả nổi có quản lý chiếm khoảng 21,5%.

Page 20: Oimeoi

Trong tổng số 103 nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì có bảy loại tỷ giá cố định khác nhau được các nước vận dụng, trong đó có: - 40 nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái không có một

đồng tiền riêng biệt chính thức (exchange rate arranements with no separate legal tender);

- 8 nước áp dụng chế độ bản vị tiền tệ (currency broad arrengements);- 40 nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định với biên độ dao động

(peg exchange rates within horizonal bands) ; - 4 nước lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cố định bò trườn (crawling

pegs); - 6 nước lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cố định bò trườn với biên độ

dao động (exchange rates within crawling bands).

Page 21: Oimeoi

Trong số 186 nước thành viên của Tổ chức Tiền tệ thế giới chỉ có: - 43 nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (managed floating with no preannnounced path for exchange rate ). Đây là điều chúng ta cầnsuy nghĩ khi áp dụng loại hình tỷ giá này. - Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn cũng không được nhiều nước áp dụng, nó chỉ chiếm 21,5% trong tổng số các nước trên, và thực tế chỉ có 40 nước lựa chọnchế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (independenly floating).

Như vậy: Trên thực tế sự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái là rất khác nhau ở các nước trong cùng một thời điểm và trong một nước với các thời điểm khác nhau thì cũng áp dụng các loại hình tỷ giá khác nhau. Chưa có một chế độ tỷ giá nào có tính thuyết phục tuyệt đối.

Page 22: Oimeoi

Tính chất đa dạng của các chế độ tỷ giá phụ thuộc vào vai trò của Chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình thành và điều tiết tỷ giá. Tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ mà tỷ giá có thể là hoàn toàn cố định, hoàn toàn thả nổi theo thị trường hay thả nổi có điều tiết. Phần lớn các nước công nghiệp phát triển và một số nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường mới nổi lên (emerging market economies) lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (đây là chế độ tỷ giá được xác định hoàn toàn theo cơ chế thị trường, không có bất cứ sự can thiệp của Chính phủ, như trên đã nêu có 40 nước áp dụng tỷ giá này).

Page 23: Oimeoi

Ngược lại một số nước công nghiệp phát triển (với quy mô trung bình) và phần lớn các nước đang phát triển cùng với một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (tranzitional economies) áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định dưới các hình thức khác nhau (103 nước). Trong khi đó nhiều nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường mới nổi và một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi lại lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (42 nước). Đây là chế độ tỷ giá Chính phủ tác động lên xu hướng vận động của tỷ giá thông qua hành động can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối. 

Page 24: Oimeoi

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 25: Oimeoi

I. Chế độ tỷ giá cố định

- Là chế độ tỷ giá , trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp nhằm duy trì tỷ giá cố định trong một phạm vi hẹp cho phép.

- Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (2 – 5%) không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu thông qua việc NHTW phải bù đắp sự mất cân bằng giữa cung cầu tiền tệ để ngăn chặn giá trị đồng tiền bị thay đổi.

- NHTW có thể thiết lập lại chế độ tỷ giá hối đoái cố định, thông qua: + Giảm giá đồng nội tệ + Nâng giá đồng nội tệ

Page 26: Oimeoi

I. Chế độ tỷ giá cố định

Thuận lợi: - Các nhà xuất khẩu, nhập khẩu tham gia vào thương mại quốc tế mà không phải lo lắng về sự biến động tỷ giá của đồng tiền mà đồng nội tệ neo giữ. - Các công ty chấp nhận ngoại tệ như một phương tiện thanh toán được bảo vệ khỏi rủi ro sự giảm giá của đồng tiền theo thời gian, công ty nắm giữ ngoại tệ trong tương lai cũng được bảo vệ khỏi rủi ro tăng giá của đồng tiền. - Một quốc gia với chế độ tỷ giá hối đoái có định có thể thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vì rủi ro về sự suy yếu của đồng tiền theo thời gian là thấp.

Hạn chế: - Vẫn tồn tại rủi ro do chính phủ sẽ thay đổi giá trị của đồng nội tệ. - Một chế độ tỷ giá cố định sẽ dẫn tới việc mỗi quốc gia và công ty đa quốc gia của nó dễ dàng bị tác động bởi tình hình kinh tế của các quốc gia khác.

Page 27: Oimeoi

II. Chế độ tỷ giá neo cố định

- Là chế độ tỷ giá trong đó giá trị đồng nội tệ được neo vào đồng ngoại tệ hoặc một chỉ số các đồng tiền.- Một vài chính phủ neo giá trị đồng tiền của họ vào đồng tiền cố định

( đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế ổn định) nhằm: + giúp đồng tiền của quốc gia đó cố định + thúc đẩy tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ với đồng tiền cố định mà nó neo vào +đồng tiền nội tệ sẽ dịch chuyển so với các đồng tiền khác cùng biên độ với đồng tiền cố định neo vào.

Page 28: Oimeoi

II. Chế độ tỷ giá neo cố định

- Ban tiền tệ: Ban tiền tệ là một hệ thống có nhiệm vụ neo giá trị đồng nội tệ vào các đồng tiền cụ thể khác. Ban tiền tệ phải duy trì tiền dự trữ của tất cả các loại tiền tệ được in ra. Ban tiền tệ chỉ hiệu quả khi các nhà đầu tư tin tưởng rằng ban tiền tệ sẽ được kéo dài

- Lãi suất của đồng tiền được neo cố định: Quốc gia áp dụng Ban tiền tệ không thể kiểm soát hoàn toàn lãi suất nội địa vì lãi suất này phải gắn liền với lãi suất của đồng tiền neo vào. Lãi suất của quốc gia biến động song song với lãi suất của đồng tiền neo vào. Bao gồm phần bù rủi ro do vỡ nợ hoặc rủi ro do Ban tiền tệ bị ngưng hoạt động.

Page 29: Oimeoi

II. Chế độ tỷ giá neo cố định

Hạn chế: + Khó khăn trong việc duy trì tỷ giá cố định khi gặp các vấn đề về kinh tế chính trị. + Các nhà đầu tư sẽ thay đổi nguồn vốn đầu tư ra khỏi quốc gia có đồng tiền neo giá khi mà tỷ giá neo cố định của quốc gia đó bị phá vỡ.

- Rủi ro tỷ giá hối đoái của đồng tiền được neo cố định: Đồng tiền được neo cố định với đồng tiền khác không được neo cố định với tất cả các đồng tiền.- Tình trạng đô la hóa: Đô la hóa là việc thay thế một đồng ngoại tệ của nước khác Mỹ bằng đồng đô la Mỹ (nhìn từ nước Mỹ). Quyết định dùng đô la Mỹ như đồng nội tệ không thể dễ dàng đảo ngược vì đất nước không còn đồng nội tệ.

Page 30: Oimeoi

III. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

- Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu mà không có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ. - sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Page 31: Oimeoi

III. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Hạn chế: - Vừa là lợi thế của quốc gia được bảo vệ nhưng đồng thời cũng là bất lợi đối với quốc gia đối mặt với vấn đề kinh tế ngay từ đầu. - các công ty đa quốc gia phải dành ra những nguồn lực đáng kể để đo lường và quản lý rủi ro do những giao động của tỷ giá hối đoái.

III. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Thuận lợi: - Quốc gia được bảo vệ tốt hơn trước lạm phát, thất nghiệp của các quốc gia khác => tránh được tình trạng “ xuất khẩu “ các vấn đề kinh tế sang các quốc gia khác - NHTW không cần phải liên tục duy trì tỷ giá trong một biên độ cụ thể. - Nếu tỷ giá hối đoái không được điều chỉnh tự do thì những nhà đầu tư sẽ đầu tư tiền vào bất kỳ quốc gia nào có lãi suất cao nhất => các nước có lãi suất thấp sẽ bị hạn chế nguồn vốn đầu tư chảy vào trong nước. Do đó, sẽ có nhiều hạn chế về dòng vốn và hiệu quả thị trường tài chính bị giảm sút.

Page 32: Oimeoi

IV. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý

- Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là chế độ mà NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trưởng ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định.

- Chế độ tỷ gia thả nổi nằm giữa hay còn gọi là hỗn hợp chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.

Trong chế độ tỷ giá này: Chính phủ có thể can thiệp để ngăn chặn đồng tiền của họ khỏi biến động quá xa theo một hướng xác định. Đồng thời tỷ giá được phép dao động trên cơ sở hàng ngày và không có biên độ chính thức.- Chính phủ điều chỉnh tỷ giá theo kiểu có lợi cho chính quốc gia đó với sự trả giá của các quốc gia khác.

Page 33: Oimeoi

CĂN CỨ LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ

Page 34: Oimeoi

Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá

Dựa vào ba mục tiêu sau:

Ổn định tỷ giá: Nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh tế quốc tế. Hội nhập tài chính quốc tế: xóa bỏ dần các rào cản, làm cho dòng lưu

chuyển vốn thuận lợi hơn, thu hút vốn đầu tư và tài trợ, từ đó tối ưu hóa năng lực của lực lượng sản xuất.

Độc lập về tiền tệ: chính phủ có quyền tự quyết trong chính sách tiền tệ, có thể kiểm soát đồng tiền của đất nước mình.

Page 35: Oimeoi

Tỷ giá thả nổi có quản lý

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Tỷ giá cố địnhHội nhập tài

chính hoàn toàn

Chính sách tiền tệ độc lập

Tỷ giá ổn định

Bộ ba bất khả thi

Page 36: Oimeoi

Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá

Chế độ tỷ giá cố định:

o Giữ được tỷ giá cố địnho Tạo môi trường kinh tế nhất quán, tính an toàn cao khả năng lưu chuyển

hàng hoá, vốn, lao động thuận lợi thúc đẩy thương mại, đầu tư quôc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế.

o Nếu thực hiện chế độ tỷ giá cố định mềm, neo vào một ngoại tệ hay rổ ngoại tệ thì một nước rất khó có được sự độc lập về tiền tệ.

Page 37: Oimeoi

Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

o Dễ thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa không xảy ra tình trạng lay lan khủng hoảng tiền tệ. độc lập tiền tệ.

o Giá cả diễn biến theo tín hiệu thị trường giúp di chuyển nguồn lực từ nơi có hiệu quả cao đến nơi có hiệu quả thấp tăng hội nhập kinh tế.

o Giá cả biến đổi thường xuyên, liên tục rất khó để ổn định giá cả

Page 38: Oimeoi

Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá

Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý:

o Chính phủ tự do lựa chọn các cách kiểm soát tiền tệ độc lập về tiền tệ và ổn định tỷ giá

o Chính phủ có thể can thiệp để sửa những lỗi sai của thị trường, nếu có can thiệp một cách tùy tiện rất khó để có được sự hội nhập với quốc gia đối tác khác

Þ Một quốc gia chỉ có thể đạt được đồng thời 2 trong 3 mục tiêu. Không thể xảy ra trường hợp đạt được cả 3 mục tiêu trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá cho nên đây được gọi là ‘Bộ 3 bất khả thi’’

Þ tùy vào tình hình, chính sách riêng mỗi quốc gia mà lựa chọn cho phù hợp

Page 39: Oimeoi

THUẬT NGỮ

1. Fixed Exchange Rate regime/ Arrangement: chế độ tỷ giá cố định2. Exchange rate arranements with no separate legal tender: chế độ tỷ giá hối đoái không có một đồng tiền riêng biệt chính thức: Đây là trường hợp đối với các quốc gia khi không có đồng tiền pháp định riêng. Đồng tiền sử dụng trong lưu thông có thể là: + Quốc gia này sử dụng đồng tiền của một quốc gia khác trong lưu thông như là một đồng tiền pháp định duy nhất + Quốc gia này là thành viên của một liên minh tiền tệ, trong đó các nước thành viên thống nhất sử dụng một đồng tiền pháp định chung ; 3. Currency broad arrengements: chế độ bản vị tiền tệ: đây là chế độ tỷ giá có sự cam kết chính thức của chính phủ chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ là đồng bản vị tại một mức tỷ giá cố định. Chế độ bản vị tiền tệ đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt trong việc phát hành tiền nhằm đảm bảo thực thi cam kết chính thức của chính phủ ;

Page 40: Oimeoi

THUẬT NGỮ

4. Peg exchange rates within horizonal bands: chế độ tỷ giá hối đoái cố định với biên độ dao động: đây là chế độ tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức hay ngầm định) tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời được dao động trong một biên độ rộng hơn + -- 1% xung quanh tỷ giá trung tâm.5. Crawling pegs: chế độ tỷ giá hối đoái cố định bò trườn: đây là chế độ tỷ giá cố định, nhưng định kỳ tỷ giá trung tâm sẽ được điều chỉnh: + Theo một tỷ lệ nhất định đã được thông báo trước + Đề phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã lựa chọn (lạm phát, cán cân thương mại); 6. Exchange rates within crawling bands: chế độ tỷ giá hối đoái cố định bò trườn với biên độ dao động: đây là chế độ tỷ giá cố định với các nội dung: + Tỷ giá được dao động trong một biên độ nhất định xung quanh tỷ giá trung tâm + Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh định kỳ: - Theo một tỷ lệ nhất định đã được thông báo trước - Đề phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã lựa chọn (lạm phát, cán cân thương mại);

Page 41: Oimeoi

7. Managed floating with no preannnounced path for exchange rate: chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: chính phủ tác động ảnh hưởng lên xu hướng vận động của tỷ giá thông qua hành động can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối, nhưng không có bất cứ một sự thông báo trước hay can kết nào về hướng và mức độ can thiệp lên tỷ giá là như thế nào.8. Independenly floating: chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn: tỷ giá được xác định theo thị trường (chính phủ không lái xu hướng vận động của tỷ giá). Bất cứ hoạt động can thiệp ngoại hối nào cũng chỉ nhằm mục đích giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một hướng vận động hay một giới hạn cụ thể nào về tỷ giá.9. Tranzitional economies: nền kinh tế đang chuyển đổi

THUẬT NGỮ

Page 42: Oimeoi

Mở rộng

TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM

Page 43: Oimeoi

Mở rộng

Ở Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia...chỉ khoảng 7-10%. Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ này xuống còn 15%.Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ đồ sộ đó, các ngân hàng thường có 2 cách lựa chọn: một là đem gửi ở ngân hàng nước ngoài_những nước có lãi suất tiết kiệm bằng đồng USD cao hơn trong nước để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế; hai là đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay. Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, song, hiệu quả kinh tế không cao, lại luôn tiềm tàng nhiều rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến đổi thất thường. Điển hình là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ.

Page 44: Oimeoi

Mở rộng

Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ 2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD: họ kinh doanh bằng VNĐ nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và nghiễm nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá.Một lĩnh vực đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy bằng trực giác việc niêm yết giá bằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v...

Page 45: Oimeoi

Mở rộng

Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VNĐ thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VN và USD ngày hôm thực hiện giao dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng liên kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD, do vậy, các doanh nghiệp, để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại", "thương mại điện tử". Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng sẽ trở thành loại hình kinh doanh chủ yếu trong tương lai.